Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Báo cáo về thực hiện chuẩn KTKN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.1 KB, 4 trang )

PHÒNG GD - ĐT TỪ SƠN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH ĐỒNG NGUYÊN 2 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Đồng Nguyên, ngày 06 tháng 11 năm 2010
BÁO CÁO
Đánh giá thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn học
và đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học.
I. Việc thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng các môn học.
1.Dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng.
Chương trỡnh Giỏo dục phổ thụng-cấp Tiểu học (ban hành kốm theo Quyết
định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ Giáo dục và đào tạo) đó xác định
Chuẩn kiến thức , kĩ năng và yêu cầu về thái độ của chương trình tiểu học là “ các yêu
cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của môn học, hoạt động giáo dục mà hs cần
phải và có thể đạt được”. Dạy học trên cơ sở chuẩn kiến thức kĩ năng là quá trình dạy
đảm bảo mọi đối tượng học sinh đều đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng cơ bản của môn học
trong chương trình bằng sự nỗ lực đúng mức của bản thân, đồng thời đáp ứng được
nhu cầu phát triển năng lực riêng của từng học sinh trong từng môn học hoặc trong
từng chủ đề của từng môn học.
Để thực hiện theo chuẩn kiến thức kỹ năng
- Nhà trường đã tổ chức cho 100% giáo viên và Ban giám hiệu tham gia chuyên
đề dạy học theo chuẩn KTKN do phòng GD - ĐT thị xã tổ chức.
- Triển khai chuyên đề dạy học theo chuẩn KT KN cấp trường. tổ chức dạy
thực hành theo chuẩn KTKN cho 100% GV.
- Mua tài liệu Hướng dẫn dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng cho 100% số
giáo viên.
- Thường xuyên dự giờ, góp ý, trao đổi thảo luận về dạy học theo chuẩn KTKN.
- Trong quá trình triển khai nhà trường nhận thấy:
+ Thuận lợi:
Chuẩn KT, KN : Là cơ sở pháp lý cho công tác chỉ đạo, quản lý, dạy học . Là mức
độ cần đạt để GV thực hiện dạy học đảm bảo những yêu cầu cơ bản, tối thiểu của
chương trình giáo dục cấp tiểu học;
Thực hiện dạy học phù hợp với các đối tượng, tạo cơ hội cho GV chủ động, linh


hoạt trong dạy học, từng bước thực hiện chất lượng giáo dục và bình đẳng trong phát
triển năng lực của mỗi HS.
+ Khó khăn
Quá trình thực hiện một số giáo viên vẫn lúng túng khi vận dụng đối với các đối
tượng học sinh khác nhau.
* Sự phù hợp của chuẩn KTKN
- Đối với khả năng của học sinh. HS có đủ khả năng tiếp thu theo chuẩn KTKN
- Điều kiện học tập của nhà trường và gia đình đảm bảo cho thực hiện chuẩn
KTKN.
- HS có khả năng phát triển tư duy tốt nhiều em có khả năng tiếp thu cao hơn so
với chuẩn KTKN.
- Trình độ giáo viên đáp ứng yêu cầu dạy học theo chuẩn KTKN. Nhiều giáo viên
có trình độ trên chuẩn đặc biệt là giáo viên trẻ có khả năng dạy học cao hơn chuẩn
KTKN đối với đối tượng HS khá giỏi.
2. Triển khai dạy môn thủ công, kỹ thuật.
- Nhà trường triển khai lựa chọn, điều chỉnh nội dung, kế hoạch dạy học môn
Thủ công, Kĩ thuật phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện dạy học các vùng
miền theo hướng:
Thay đổi thứ tự dạy học các chủ đề, các bài học trong mỗi chủ đề cho phù hợp
với đối tượng học sinh và điều kiện thực tiễn của địa phương;
Tăng hoặc giảm thời lượng dạy học cần thiết của một số bài học;
Lựa chọn nội dung dạy học có trong chương trình, sách giáo khoa, phù hợp với
đối tượng học sinh và điều kiện thực tế của địa phương.
3. Thực hiện đánh giá xếp loại học sinh theo thông tư 32.
Khi xây dựng đề kiểm tra đó bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng và tham khảo sách
giáo viên. 80-90% trong chuẩn KT –KN và 10-20% vận dụng KT-KN trong chuẩn để
pháttriển .
Đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét :
GV căn cứ vào tiêu chí đánh giá cuả từng môn học, từng học kỳ , từng lớp bám sát
chuẩn KT-KN của môn học để đánh giá xếp loại học sinh hoàn thành (A,A+) hoặc

chưa hoàn thành (B).Việc đánh giá nhẹ nhàng không tạo áp lực cho cả GV và HS , đó
khơi dậy tiềm năng học tập của học sinh. Linh hoạt trong quá trình tìm chứng cứ đánh
giá, không cứng nhắc
4. Công tác bàn giao chất lượng lớp dưới cho lớp trên.
Nhà trường đó dự kiến phõn cụng giáo viên giảng dạy cho năm học tiếp theo ngay
từ năm học trước, từ đó tất cả 4 đợt kiểm tra định kỳ từ lớp 1 đến lớp 4 đều được bố
trí giáo viên dự kiến sẽ dạy lớp đó coi và chấm bài. Riêng khối lớp 5 đó được GV
trường THCS xuống coi và giám sát chấm bài kiểm tra định kỳ 4.
Khi bàn giao lớp đầu năm học mới nhà trường đó chỉ đạo giáo viên cũ và mới bàn
giao cả về tình hình lớp, chất lượng học sinh và đặc điểm, cá tính, hoàn cảnh gia
đỡnh của từng học sinh.
II. Đối mới phương pháp dạy học.
Đây là nhiệm vụ trọng tâm, là hoạt động chủ đạo trong nhà trường do vậy việc đổi
mới PPDH được nhà trường quan tâm và chỉ đạo sát sao.
1. Nhà trường đã tổ chức cho học sinh nghiên cứu sâu, kỹ về yêu cầu đổi mới
PPDH như: Nghiên cứu, tham gia các chuyên đề do cấp trên tổ chức. Thường xuyên
tổ chức chuyên đề cấp trường. Tổ chức cho 100% GV dạy học theo hướng đổi mới
PPDH kết hợp hài hoà PPDH truyền thống và PPDH hiện đại.
2. BGH, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn thường xuyên dự giờ góp ý cho GV. Tổ
chức cho GV dạy theo chuyên đề cho toàn thể giáo viên dự theo từng môn, từng khối
lớp từ đó GV góp ý, rút kinh nghiệm và thống nhất PPDH.
3. Nhà trường đã đầu tư 3 máy chiếu để GV soạn và dạy học bằng giáo án điện tử ,
chỉ đạo giáo viên thường xuyên lấy tư liệu trên mạng Internet để phục vụ giảng dạy.
Nhà trường có phòng chứa đồ dùng. Mỗi lớp học có 1 tủ đồ dùng riêng để phục vụ
giảng dạy. Khai thác tối đa hiệu quả các trang thiết bị dạy học sẵn có, đồ dựng dạy
học tự làm và phòng thiết bị dùng chung
4. Coi trọng thực hành, thí nghiệm, rèn luyện kỹ năng tự học, tự nghiên cứu cho
học sinh, bảo đảm cân đối giữa việc truyền thụ kiến thức và rèn luyện kỹ năng cho
học sinh theo chuẩn kiến thức và kỹ năng của chương trình do Bộ giáo dục quy định.
Bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng cho học sinh từng môn học, từng lớp học trong từng

bài giảng để phân phối thời gian một cách hợp lý, tuyệt đối tránh việc dạy học phụ
thuộc hoàn toàn vào sách giáo khoa.
- Khuyến khích giáo viên sử dụng CNTT trong soạn giảng. Thường xuyên có kế
hoạch chỉ đạo, động viên và kiểm tra việc sử dụng đồ dùng để dạy học sinh.
Hiệu quả
Học sinh hứng thú học tập và tiếp thu bài tốt hơn
Giảm căng thẳng cho HS trong học tập.
Học sinh được thực hành nhiều hơn do vậy nắm chắc kiến thức hơn, kỹ năng
thuần thục hơn.
Vận dụng kiến thức đã học và thực tế cuộc sống gần gũi tốt hơn.
Thuận lợi.
Sự quan tâm, chăm lo của toàn xã hội đối với sự nghiệp GD. Công tác xã hội hoá
giáo dục ngày càng mang lại hiệu quả.
Sự phát triển kinh tế - xã hội tạo động lực cho giáo dục phát triển.
Sự phát triển của công nghệ thông tin là cơ sở triển khai thành công việc đổi mới
phương pháp dạy học.
Nhiều giáo viên đó đạt trình độ trên chuẩn, đủ điều kiện để tiếp nhận chương trình
và sách giáo khoa mới cũng như các phương pháp dạy học hiện đại;
Xã hội chấp nhận và đồng tình hưởng ứng với cuộc vận động : “ Hai không” với 4
nội dung của ngành giáo dục.
Khó khăn.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học chưa đáp ứng được yêu cầu .
Nhà trường không có phòng học bộ môn mà chỉ có kho chứa thiết bị.
Việc sử dụng, vận dung các phương pháp dạy học tích cực vào quá trình dạy học
còn hạn chế do ngại khó, lúng túng trong việc kế thừa các phương pháp dạy học
truyền thống và việc áp dụng các phương pháp dạy học hiện đại.
Khả năng tự học của một số giáo viên còn hạn chế nờn không sử dụng được các
thiết bị dạy học hiện đại như máy vi tính, máy chiếu điện tử...vào phục vụ cho việc
đổi mới phương pháp dạy học.
Đời sống của đa số cán bộ, giáo viên còn khó khăn, chưa toàn tâm, toàn ý cho

công tác dạy học.
Một bộ phận giáo viên đạt chuẩn về bằng cấp nhưng chưa đạt chuẩn về trình độ.
Điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng dạy học và tiến trình ĐMGDP
III. Kiến nghị đề xuất
- Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo
viên.
- Tăng cường dự giờ và định hướng cho GV về đổi mới PPGD
- Tăng cường kinh phí và các điều kiện cho GD
- Trang bị đầy đủ đủ đồ dùng, thiết bị day học cho nhà trường.
Hiệu trưởng

×