Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Tình hình bệnh gumboro trên gà gia công dabaco ở trại vũ thị thu hoài, cổ đông sơn tây hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 55 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA THÚ Y
********

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
“TÌNH HÌNH BỆNH GUMBORO TRÊN ĐÀN GÀ GIA
CÔNG DABACO TẠI TRẠI VŨ THỊ THU HOÀI,
CỔ ĐÔNG - SƠN TÂY - HÀ NỘI”

DƯƠNG THỊ HỢI
LỚP: TYH - K59


HÀ NỘI - 2018

2


HỌC VIÊN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA THÚ Y
********

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
“TÌNH HÌNH BỆNH GUMBORO TRÊN ĐÀN GÀ GIA
CÔNG DABACO TẠI TRẠI VŨ THỊ THU HOÀI,
CỔ ĐÔNG - SƠN TÂY - HÀ NỘI”

Người thực hiện
Lớp



: DƯƠNG THỊ HỢI
: TYH - K59

Người hướng dẫn

: TS. HOÀNG MINH SƠN

Bộ môn

: GIẢI PHẪU - TỔ CHỨC

HÀ NỘI - 2018


MỤC LỤC
MỤC LỤC..........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG.........................................................................................v
DANH MỤC HÌNH........................................................................................vi
PHẦN I..............................................................................................................1
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI..............................................................1
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI..........................................................................2
1.3. Ý NGHĨA...................................................................................................2
PHẦN II............................................................................................................3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................................3
2.1. MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ GIỐNG GÀ J - DABACO...............................3
2.2. MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ BỆNH GUMBORO.........................................4
2.2.1. Định nghĩa và lịch sử nghiên cứu bệnh Gumboro...................................4

2.2.2. Phân loại..................................................................................................6
2.2.3. Hình thái, cấu trúc...................................................................................7
2.2.4. Tính chất nuôi cấy...................................................................................9
2.2.5. Sức đề kháng...........................................................................................9
2.2.6. Dịch tễ học bệnh Gumboro.....................................................................9
2.2.7. Mối liên quan giữa bệnh Gumboro với bệnh khác................................11
2.2.8. Cơ chế gây bệnh Gumboro....................................................................12
2.2.9. Miễn dịch học bệnh Gumboro...............................................................13
2.2.10. Triệu chứng lâm sàng..........................................................................14
2.2.11. Mổ khám bệnh Gumboro....................................................................16
2.2.12. Chẩn đoán bệnh...................................................................................18
2.2.13. Phòng bệnh..........................................................................................21
i


2.2.14. Điều trị.................................................................................................22
PHẦN III ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
...............................................................................................................24
3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..................................................................24
3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU....................................................................24
3.3. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU......................................................................24
3.4. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU...................................................................24
3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................24
3.5.1. Phương pháp thu thập số liệu................................................................24
3.5.2. Theo dõi triệu chứng lâm sàng và mổ khám bệnh tích..........................25
PHẦN IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN........................................................26
4.1. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI TẠI TRẠI....................................................26
4.1.1. Cơ cấu đàn gà........................................................................................26
4.1.2. An toàn sinh học....................................................................................27
4.1.3. Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng gà của trại gà.....................................27

4.1.4. Quy trình kiểm soát dịch bệnh..............................................................28
4.2. TÌNH HÌNH BỆNH GUMBORO TRÊN ĐÀN GÀ THỊT LÔNG MÀU
J - DABACO TỪ 08/2018 - 10/2018....................................................29
4.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA MỘT SỐ TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
VÀ BỆNH TÍCH ĐẠI THỂ CỦA CÁC BỆNH TRONG THỜI GIAN
THỰC TẬP............................................................................................34
4.3.1. Một số triệu chứng lâm sàng.................................................................34
4.3.2. Mổ khám bệnh tích................................................................................36
4.4. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ THỰC NGHIỆM..................................................39
PHẦN V KẾT LUẬN - ĐỀ NGHỊ..................................................................42
5.1. KẾT LUẬN..............................................................................................42
5.2. TỒN TẠI..................................................................................................43
5.3. ĐỀ NGHỊ..................................................................................................43
ii


TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................44
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản
thân tôi luôn nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của thầy cô giáo cùng
sự giúp đỡ quý báu từ bạn bè và người thân.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Học viện Nông
nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các thầy cô giáo khoa Thú y đã trang bị cho tôi
những kiến thức và kinh nghiệm quý báu về chuyên môn, giúp ích rất nhiều
cho tôi trong quá trình thực tập.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS. Hoàng
Minh Sơn - giảng viên bộ môn Giải phẫu - Tổ chức, khoa thú y, Học viện
Nông nghiệp Việt Nam đã hướng dẫn, định hướng và giúp đỡ tôi rất nhiều
trong suốt quá trình thực tập và báo cáo tốt nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn công ty TNHH Việt Pháp Quốc Tế đã tạo

điều kiện cho tôi được thực tập, tận tình giúp đỡ, cung cấp nguyên liệu và tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực tập tốt nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn chị Vũ Thị Thu Hoài - chủ trại gà nơi tôi trực
tiếp thực tập cùng toàn thể công nhân trong trại đã tận tình giúp đỡ, tạo điều
kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành khóa luận của mình.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn gia đình, người thân, bạn bè, những người
luôn tạo điều kiện, động viên, giúp đỡ tôi vượt qua mọi khó khăn trong suốt
quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khoá luận.
Tôi xin chần thành cảm ơn!
Hà Nội, Ngày 20 tháng 11 năm 2018
Người thực hiện

iii


DƯƠNG THỊ HỢI
DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.1: Quy trình vaccine tại trại

28

Bảng 4.2: Lịch thuốc phòng bệnh cho đàn gà 29
Bảng 4.3. Tình hình bệnh Gummboro trên đàn gà từ tháng 08 - 10/2018 (n =
1000) 30
Bảng 4.4: Tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết theo lứa tuổi của gà 32
Bảng 4.5: Triệu chứng lâm sàng ở gà mắc bệnh Gumboro (n = 100)

35


Bảng 4.6. Kết quả mổ khám bệnh tích gà bị bệnh Gumboro (n = 100)

37

Bảng 4.7. Kết quả điều trị bệnh Gumboro

iv

41


DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Hình ảnh biến đổi túi Fabricius theo ngày 13
Hình 2.2: Gà sốt cao tụm thành đám
Hình 2.3: Phân gà nhiễm bệnh

15

16

Hình 2.4: Túi Fabricius sưng to, xuất huyết
Hình 2.5: Cơ đùi xuất huyết

17

18

Hình 4.1: Sơ đồ trại 26
Hình 4.2: Tỷ lệ mắc bệnh Gumboro trên gà từ tháng 08 - 10/2018. 30

Hình 4.3: Tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết theo lứa tuổi của gà 32
Hình 4.4: Triệu chứng lâm sàng của gà mắc bệnh Gumboro 35
Hình 4.5: Bệnh tích của gà mắc bệnh Gumboro

v

37


PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Ngành chăn nuôi ở Việt Nam những năm gần đây đã có những bước
chuyển dịch rõ ràng, từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang chăn nuôi tập trung
theo mô hình trang trại, gia trại, ứng dụng công nghệ khoa học kỹ thuật, tăng
hiệu quả kinh tế.
Bên cạnh đó, ngành chăn nuôi gà cũng đang được chú trọng đầu tư chăn
nuôi. Trong những năm qua, chăn nuôi già luôn được quan tâm và phát triển
để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về tiêu dùng thực phẩm trong nước. Yếu
tố công nghệ, công nghiệp trong chăn nuôi già đã được coi trọng, tăng trưởng
về sản lượng thịt và trứng tăng cao.
Tuy nhiên, chăn nuôi gà ở một số tỉnh trong cả nước còn tồn tại nhiều
bất cập trong chăn nuôi, điển hình như: Nhiều tỉnh chưa chủ động được con
giống chất lượng, kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng của người dân chủ yếu theo
kinh nghiệm, chưa thực sự khoa học. Mặc dù năng suất được cải thiện, nhưng
so với các nước trong khu vực và thế giới thì năng suất chăn nuôi của nước ta
vẫn còn thấp. Còn nhiều rủi ro bởi dịch bệnh từ nơi khác đến, đặc biệt là từ
nhập gà không rõ nguồn gốc chưa được kiểm soát tốt. Diễn biến dịch bệnh
trong chăn nuôi già còn xảy ra rất phức tạp và gây ảnh hưởng nghiêm trọng

trong đó bệnh Gumboro gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi gà.
Bệnh gây tổn thất lớn cho ngành chăn nuôi gà không những do tỷ lệ
chết cao mà còn làm suy giảm miễn dịch, dẫn đến thất bại các chương trình
tiêm chủng các bệnh truyền nhiễm khác. Virus Gumboro cường độc rất bền
vững, đề kháng với nhiều chất sát trùng và tồn tại khá lâu trong môi trường tự
nhiên nên rất khó khống chế mầm bệnh. Cho đến nay chưa có thuốc điều trị
đặc hiệu, biện pháp phòng bệnh có hiệu quả nhất là sử dụng vacxin Gumboro

1


một cách hợp lý để tạo cho đàn gà thường xuyên có một lượng kháng thể
chống lại sự tấn công của vius cường độc Gumboro.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
“ Tình hình bệnh Gumboro trên gà gia công Dabaco ở trại Vũ Thị Thu
Hoài, Cổ Đông - Sơn Tây - Hà Nội”
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

- Xác định tỷ lệ mắc bệnh Gumboro trên gà ở trại Vũ Thị Thu Hoài tại xã
Cổ Đông, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội.
- Nghiên cứu một số triệu chứng lâm sàng và bệnh tích đại thể chủ yếu
của bệnh Gumboro.
- Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh Gumboro.
- Tìm hiểu tình quy trình chăn nuôi tại trại, quy trình chăm sóc nuôi
dưỡng đàn gà tại trại.
- Tìm hiểu quy trình kiểm soát dịch bệnh tại trại.
- Nắm bắt được quy trình quản lý an toàn sinh học tại trại.
1.3. Ý NGHĨA

Cung cấp thêm các thông tin về tình hình bệnh Gumboro và tình hình

dịch bệnh trên đàn gà nuôi ở trại Vũ Thị Thu Hoài tại xã Cổ Đông - thị xã Sơn
Tây - thành phố Hà Nội .
Từ kết quả điều tra sẽ giúp trại đưa ra các biện pháp phòng bệnh
Gumboro hiệu quả.

2


PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ GIỐNG GÀ J - DABACO
J - Dabaco là giống gà được Công ty TNHH MTV Gà giống
DABACO nghiên cứu, lai tạo, là sản phẩm tích hợp những công nghệ tiến tiến
nhất về mặt di truyền, giống và những tinh hoa cổ truyền giống gà Ri đặc sản
của Việt Nam. J - Dabaco là giống gà giữ được phẩm chất thịt đặc biệt thơm
ngon của gà Ri truyền thống, có ngoại hình đẹp, đặc biết là năng suất đã được
cải thiện đáng kể (nuôi 90 - 105 ngày: Gà trống đạt 2,5 - 2,7 kg; Gà mái đạt
2,0 - 2,1 kg) với mức tiêu tốn từ 2,7 - 2,8 kg thức ăn/kg tăng trọng.
Với ưu thế về giống và sự phát triển đồng đều về trọng lượng, có khả
năng thích nghi tốt với điều kiện khí hậu Việt Nam, khả năng chống chịu bệnh
tật cao, đặc biệt chăn nuôi hộ gia đình có thể tận dụng được nguồn thức ăn tại
chỗ, phát huy lợi thế đất vườn đồi giúp giảm đáng kể chi phí. Ngoại hình gà
cũng được thị trường rất ưa chuộng, gà trống có lông ôm gọn màu đỏ mận
chín, mào cờ, gà mái màu vàng rơm, chân nhỏ màu vàng đặc trưng. J Dabaco là giống gà giữ được phẩm chất thịt đặc biệt thơm ngon của gà Ri
truyền thống nhưng vẫn đạt tốc độ tăng trưởng và hiệu quả kinh tế cao cho bà
con chăn nuôi do đó là món ăn không thể thiếu trong các bữa tiệc ở nhà hàng
hay trên mâm cơm của mỗi gia đình người Việt.
Với những ưu điểm trên, giống gà J - Dabaco hiện nay đang được chăn
nuôi phổ biến ở nhiều vùng trên cả nước, đặc biệt ở các trang trại chăn nuôi
theo hình thức gia công thuộc hệ thống gia công của Công ty DABACO. J Dabaco là một trong những lựa chọn hàng đầu cho người chăn nuôi gia cầm

và thực sự là giống vật nuôi làm giàu cho các gia đình chăn nuôi theo quy mô
gia trại, trang trại.

3


2.2. MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ BỆNH GUMBORO
2.2.1. Định nghĩa và lịch sử nghiên cứu bệnh Gumboro
Bệnh Gumboro là một bệnh truyền nhiễm cấp tính ở gà, nhưng chủ yếu
là ở gà 3 - 6 tuần tuổi và gà tây. Bệnh do một loại virus tác động vào túi
Fabricius gây suy giảm miễn dịch ở gà, làm khả năng sinh sản đáp ứng miễn
dịch sau khi sử dụng các loại vaccine.
Bệnh Gumboro rất phổ biến và có mặt khắp các châu lục, gây thiệt
hại lớn cho chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gà nói riêng, đặc biệt gây
nguy hiểm cho ngành chăn nuôi tập trung theo lối sản xuất công nghiệp, tỷ
lệ tử vong cao có thể lên tới 90% - 100%.
a. Bệnh Gumboro trên thế giới
Bệnh Gumboro có tên khoa học là Infectiuos Bursal Disease - IBD, căn
nguyên gây bệnh Gumboro được viết tắt là IBDV. Bệnh được phát hiện lần
đầu tiên vào năm 1957 tại vùng Gumboro thuộc bang Delaware - Mỹ.
Năm 1962, Cosgrove đã miêu tả chi tiết bệnh viêm thận truyền nhiễm
với các triệu chứng điển hình của bệnh Gumboro ngày nay.
Năm 1962, Winterfield và Hitchner đã phân lập được virus Gray - một
trong những nguyên nhân gây hội chứng viêm thận gà. Nhưng khi nghiên cứu
những gà đã được miễn dịch bằng virus Gray thì gà vẫn mắc bệnh Gumboro
và đặc trưng của bệnh này là túi Fabricius bị biến đổi rõ rệt, và túi Fabricius
được coi là cơ quan đích của virus.
Năm 1970, Hitchner cũng xác định kết quả trên và đề nghị gọi bệnh
này là bệnh ‘Viêm túi huyệt truyền nhiễm’ (Infectiuos Bursal Disease - IBD)
hay còn gọi là bệnh Gumboro. Mầm bệnh được gọi là Infectiuos Bursal

Disease virus - IBDV hay virus Gumboro.
Năm 1972, Allan và cộng sự đã chứng minh hiện tượng suy giảm miễn
dịch ở gà khi bị nhiễm virus gây bệnh Gumboro. Ngay sau đó một loạt các
nghiên cứu từ năm 1872 đến 1982 đều nhất trí với kết luận của Allan và nêu

4


rõ tác hại mới và mối đe dọa nguy hiểm của bệnh Gumboro đối với ngành
chăn nuôi gà công nghiệp.
Năm 1985, theo số liệu của tổ chức OIE có 76 nước gửi báo cáo thì có
43 nước báo cáo có bệnh Gumboro (chiếm 56,57%). Ngày nay, bệnh có mặt
hầu hết các nước có ngành chăn nuôi gà tập trung gây thiệt hại nặng nề bằng
con số tử vong lên tới 50 - 80% không chỉ ở một số nước mà còn ở nhiều
nước.
b. Bệnh Gumboro ở Việt Nam
Theo Nguyễn Tiến Dũng năm 1989 thì vào những năm của thập kỷ 70
rất có thể bệnh Gumboro đã xuất hiện ở nước ta, đã gây nhiều tổn thất cho
chăn nuôi gia cầm, nhưng do hiểu biết còn hạn chế, các cán bộ thú y đều cho
răng do tiêm phòng không đầy đủ bệnh Newcastle.
Năm 1981 ở Trại gà Cục hậu cần quân khu 5 - Đà Nẵng từ ngày
22/9/1981 đến 28/10/1981 có một đợt bệnh xảy ra làm chết 6460 con trên
tổng số 23310 con chiếm 27%, khi đó chưa ai có thể chẩn đoán ra bệnh.
Nhưng với việc miêu tả, lưu trữ về bệnh tích, lâm sàng, dịch tễ bệnh thì rất có
thể là một đợt dịch bệnh Gumboro (Nguyễn Đăng Khải, 1988)
Năm 1983 tại trại thí nghiệm gia cầm Thụy Phương, TS. Lê Văn Năm
đã phát hiện ra bệnh Gumboro qua lâm sàng, bệnh tích đại thể và vi thể cũng
như tuổi gà bị bệnh, nhưng vì do công nhận giống gà Rốt - ri nên phải hủy bỏ
thông báo khoa học này. Trong suốt 5 năm tiếp theo Lê Văn Năm và Nguyễn
Tiến Dũng đã kiên trì theo dõi, nghiên cứu để công bố chính thức kết quả

chẩn đoán bệnh Gumboro trên tạp chí KHKT Nông nghiệp số 3 tr. 169 - 171,
1989. Có thể nói đây là một báo cáo khoa học đầu tiên về bệnh này ở Việt
Nam.
Năm 1984, Trần Minh Châu và Dương Công Thuận đã giới thiệu và
dịch tên bệnh là bệnh Viêm bao hạch dịch truyền nhiễm.

5


Theo Trần Đăng Khải, 1988 và Trần Thị Tố Liên luận án PGS - 1996 từ
1/9/1982 đến 22/9/1987 bệnh Gumboro đã xảy ra tại trại gà Phúc Thịnh - Hà
Nội làm thiệt hại 55.467 gà trên tổng số 222.615 con.
Nguyễn Tiến Dũng và cộng sự năm 1993 cho biết từ năm 1986 đến
1993 bệnh Gumboro phát ra ồ ạt ở hầu hết các trang trại chăn nuôi gà tập
trung và ngày càng lan rộng trên phạm vi cả nước.
Ở nước ta, bệnh đã xảy ra ở khắp nơi và diễn biến ngày càng phức tạp
hơn cùng với sự phát triển chăn nuôi gà công nghiệp. Vào các năm 1987 1993 bệnh phát triển rất mạnh gây chết nhiều gà. Ngoài tác hại trên đàn gà
công nghiệp, bệnh Gumboro đã còn xuất hiện trên đàn gà Ri Việt Nam. Gà ta
nuôi theo phương thức bán công nghiệp cũng mắc bệnh, trên nhiều đàn tỉ lệ
chết lên đến 20 - 25%. Gà công nghiệp có tỉ lệ mắc bệnh rất cao. Có khả năng
bệnh này còn lây lan tiếp nữa nếu không được đầu tư nghiên cứu để có biện
pháp phòng chống thích đáng.
Từ năm 1989 - 1995 tình hình bệnh Gumboro không ngừng gia tăng,
các giống gà công nghiệp nuôi ở Việt Nam đều có thể mắc bệnh. Nếu như
năm 1989 tỷ lệ đàn gà nhiễm bệnh 19,23% thì đến năm 1995 tăng lên 90,31%
trong tổng số đàn gà được kiểm tra (Phương Song Liên, 1995).
Từ năm 1990 đến nay, bệnh Gumboro đã gây thiệt hại nặng nề cho
nhiều trại gà trong cả nước (Nguyễn Bá Thành, 2006). Mặc dù các địa
phương đã áp dụng nhiều biện pháp vệ sinh phòng bệnh và sử dụng nhiều loại
vaccine theo những qui trình chủng ngừa khác nhau, nhưng bệnh Gumboro

vẫn chưa được khống chế trên nhiều đàn gà (Lê Văn Năm, 2012; Nguyễn Bá
Thành, 2006).

6


2.2.2. Phân loại
IBDV thuộc họ Birnaviridae. Họ này gồm có 3 giống: giống
Aqubirnavirrus gây bệnh hoại tử tuyến tụy cho cá, loài giáp xác; giống
Avibirnavirrus, trong đó có IBDV gây bệnh cho gà; giống Entomobirnavirus,
trong đó có Drosophia X gây bệnh cho côn trùng. Các virus thuộc họ này đều
đặc trưng bởi cấu tạo nhân gồm 2 đoạn ARN sợi đôi, vì vậy tên gọi của họ
virus là Birnavirus (bi = hai).
2.2.3. Hình thái, cấu trúc
Virus Gumboro (Infectious Bursal Disease Virus, IBDV) thuộc họ
Birnaviridae.
Virus có dạng hình khối đa diện đều. Là loại virus trần không có vỏ
bọc ngoài cùng, kích thước khá nhỏ, đường kính khoảng 55 - 65 nm. Cấu
tạo virus đơn giản chỉ gồm nhân chứa RNA (sợi đôi phân làm 2 đoạn A và
B) và lớp vỏ capside bao bọc bên ngoài, vỏ này có chứa các thành phần
kháng nguyên của virus. Lớp capside bao gồm 32 capsomer, mỗi capsomer
lại được cấu tạo bởi 32 loại kháng nguyên cấu trúc VP1, VP2, VP3, VP4, VP5
với khối lượng phân tử lần lượt khoảng 90 kD, 41 kD, 32 kD, 28 kD, 21 kD;
trong đó VP1 và VP2 là 2 loại protein chính. VP1 là men ARN polymerase
của virus, VP4 là men protease, VP5 chưa rõ vai trò, có thể đóng vai trò trong
quá trình nhân lên và tái tổ hợp của virus. Vì không có lớp vỏ bọc lipit nên
virus có sức đề kháng cao trong tự nhiên, không mẫn cảm với ether và
chloroform.
Có hai loại protein (VP1 và VP2) đặc hiệu chịu vai trò kháng nguyên:
- Kháng nguyên đặc hiệu nhóm: kích thích cơ thể sản sinh ra kháng thể

tủa. Loại này khi kết hợp với kháng thể tạo phản ứng kết tủa.
- Kháng nguyên đặc hiệu typ: kích thích cơ thể tạo ra kháng thể trung
hòa. Kháng nguyên này khi kết hợp với kháng thể tạo nên phản ứng trung hòa
có tác dụng trung hòa tính gây bệnh của virus.
Theo MC Ferran (1980), virus Gumboro có 2 serotyp là serotyp 1 và

7


serotyp 2:
- Serotyp 1: gây bệnh cho gà dưới 10 tuần tuổi, còn gà lớn không có biểu
hiện triệu chứng lâm sàng; không gây bệnh cho gà tây nhưng có thể tồn tại
trong gà tây làm lây truyền bệnh. Kháng thể kháng serotyp 1 đôi khi được tìm
thấy ở một số loài gia cầm khác, mặc dù không có triệu chứng của bệnh.
- Serotyp 2: gây bệnh cho gà tây nhưng không gây bệnh cho gà, có thể
phân lập được từ gà tây hoặc gà. Kháng thể kháng serotyp 2 được tìm thấy
phổ biến ở gà tây nhưng đôi khi cũng phát hiện thấy ở huyết thanh gà và vịt.
Hai serotyp này có sự khác biệt nhau về kháng nguyên (đoạn B của hai
serotyp tương đồng cao nhưng mức độ tương đồng của đoạn A rất thấp), vì
vậy chúng không gây miễn dịch chéo cho nhau. Hơn nữa sự tương đồng về
kháng nguyên giữa các biến chủng trong cùng một serotyp cũng chỉ đạt 30%.
Hai serotyp 1 và 2 chỉ có thể phân biệt bằng các phản ứng trung hòa
virus mà không phân biệt được bằng các phản ứng huyết thanh học khác như
kháng thể huỳnh quang hoặc miễn dịch đánh dấu enzyme (ELISA). Miễn dịch
chống serotyp 2 không bảo hộ được gà với virus serotyp 1. Thử nghiệm
ngược lại không thực hiện được vì không có chủng độc lực serotyp 2 nào có
thể sử dụng để công cường độc.
Căn cứ vào độc lực của virus gây bệnh trong tự nhiên mà Lê Văn Năm
chia chúng thành 3 chủng:
- Virus gây bệnh Gumboro cổ điển: đây là những virus thuộc serotyp 1,

chúng gây bệnh Gumboro thể lâm sàng với tỷ lệ chết thấp từ 0 - 21%.
- Virus gây bệnh Gumboro thể không lâm sàng: loại này cũng thuộc
serotyp 1, chúng gây bệnh ở thể rất nhẹ, nhưng hầu như không có biểu hiện
lâm sàng với tỷ lệ chết rất thấp từ 0 - 5%.
- Virus gây bệnh Gumboro quá cấp: đây là nhóm virus bao gồm biến
chủng thuộc serotyp 1 có độc lực rất cáo, chúng có thể gây chết gà từ 40-80%
gà bệnh. Cả 3 loại virus nói trên đều có sức sống dẻo dai ngoài môi trường
thiên nhiên tới 122 ngày, nhưng dễ bị tiêu diệt bởi formalin 2%, Pacoma
1/200, Dinalon hoặc chất sát trùng khác chứa Benzalconium. Virus dễ dàng

8


nuôi cấy trong phôi gà, trứng cút, gà tây, vịt, kể cả tế bào thận của khỉ, thỏ.
2.2.4. Tính chất nuôi cấy
- Virus có thể nuôi cấy trên phôi gà (9 - 11 ngày tuổi) bằng cách tiêm vào
màng nhung niệu. Virus gây chết phôi sau 3 - 5 ngày. Bệnh tích đặc trưng:
màng nhung niệu sung huyết, xuất huyết, sưng dày lên, phôi còi cọc, xuất
huyết dưới da, gan xuất huyết và hoại tử, thận hoại tử, lách nhạt màu và có
các điểm hoại tử.
- Nuôi cấy trên môi trường tế bào phôi gà, gà tây, vịt, thận thỏ, thận khỉ
nhưng virus không thích ứng ngay trong lần nuôi cấy đầu tiên và phải qua
nhiều lần cấy truyền mủ (các chủng phân lập từ gà: 2 - 3 lần; các chủng phân
lập từ gà tây: 3 - 10 lần). Nếu cấy chuyển tiếp đời nhiều lần trên môi trường
tế bào tổ chức thì độc lực của virus giảm dần, có thể sử dụng làm giống
vaccine.
- Nuôi cấy trên động vật: gà 3 - 6 tuần tuổi, bằng cách nhỏ mắt, nhỏ mũi
hoặc nhỏ vào hậu môn. Sau 2 - 3 ngày gà có các triệu chứng, bệnh tích như ở
ngoài tự nhiên.
2.2.5. Sức đề kháng

Virus có sức đề kháng cao trong tự nhiên, bị vô hoạt ở độ pH ≥ 12 và
pH ≤ 2. Virus bị diệt ở 56°C trong 5 giờ, 60°C trong 30 phút, 70°C virus chết
nhanh chóng. Các chất hóa học thông thường có thể diệt được virus như
Formalin 0,5% (sau 6 giờ); phenol 0,5% (sau 1 giờ); chloramin 0,5% (sau 10
phút). Trong phân, rác, chất độn chuồng virus có thể tồn tại khá lâu (122
ngày), đây chính là nguồn tàng trữ virus khiến cho bệnh hay xảy ra.
2.2.6. Dịch tễ học bệnh Gumboro


Nguồn bệnh
Trong tự nhiên virus Gumboro thường thấy ở gà nhà và gà tây, khi mắc

bệnh chúng đều có biểu hiện lâm sàng và bệnh tích điển hình của Gumboro.
Cũng vì thế mà trước đây người ta chia virus gây bệnh Gumboro thành 2
9


serotyp: serotyp 1 gây bệnh trên gà nhà, serotyp 2 gây bệnh trên gà tây, khi
virus xâm nhập vào đúng loài thì gà mẫn cảm nào thì bệnh Gumboro ở gà đó
trầm trọng hơn. Do vậy có thể nói gà nhà và gà tây là nguồn tàng trữ tiềm tàng
của 2 typ virus Gumboro.


Loài mắc bệnh
Gà được coi là loài mắc bệnh duy nhất trong tự nhiên, tuy nhiên gần đây

một số tác giả cho rằng gà tây, vịt cũng bị nhiễm bệnh Gumboro.
Gà từ 3 - 9 tuần tuổi (đặc biệt gà từ 3 - 6 tuần tuổi) cảm nhiễm mạnh
nhất; tuy nhiên cũng có trường hợp mắc bệnh sớm hơn (9 ngày tuổi), hoặc
muộn hơn (sau 9 tuần tuổi). Gà dưới 3 tuần tuổi mắc bệnh không biểu hiện

triệu chứng lâm sàng nhưng gây hậu quả là hiện tượng suy giảm miễn dịch.
Trong phòng thí nghiệm có thể gây bệnh cho gà (3 - 6 tuần tuổi) hoặc
phôi gà (9 - 11 ngày tuổi).
Bệnh xảy ra quanh năm, nhưng tập trung nhiều nhất vào vụ đông xuân.
Tỷ lệ mắc bệnh trong đàn cao, thường 100%. Tỷ lệ chết 20 - 30%, gà bắt đầu
chết sau 3 ngày bị bệnh và chết nhiều nhất sau 5 - 7 ngày. Thực tế có nhiều đàn
tỷ lệ chết cao 50%, 90% hoặc 100%.


Phương thức truyền lây
Trong tự nhiên, IBDV xâm nhập vào cơ thể bằng nhiều đường, chủ yếu

qua thức ăn, nước uống vào đường tiêu hóa. Bệnh lan từ chuồng này qua
chuồng khác do người chăn nuôi, dụng cụ chăn nuôi, nguồn thức ăn, nước
uống bị ô nhiễm. Chuột bọ, chó mèo hoang thú và một số côn trùng khác đều
có thể đóng vai trò lan truyền bệnh.
Trong phòng thí nghiệm bằng cách nhỏ mắt, nhỏ mũi, miệng, hậu môn.
Không có bằng chứng cho thấy bệnh Gumboro truyền dọc qua trứng.


Chất chứa mầm bệnh
Virus có nhiều trong túi Fabricius, ngoài ra cũng có ở gan, lách, thận.

10


Dụng cụ chăn nuôi, chất độn chuồng, nước uống, thức ăn thừa, phân…
là nơi tiềm tàng mầm bệnh.
2.2.7. Mối liên quan giữa bệnh Gumboro với bệnh khác
Theo Pannisup et al, 1985 thức ăn nghèo dinh dưỡng lại bị nấm mốc

chưa nhiều độc tố Aflatoxin là điều kiện lý tưởng để giúp bệnh Gumboro dễ
phát triển.
TS. Lê Văn Năm cho biết: điều kiện ẩm ướt, tiểu khí hậu trong chuồng
nuôi kém là yếu tố quan trọng thúc đẩy bệnh nặng nề hơn. Cũng theo tác giả
trên: khi mầm bệnh Gumboro nổ ra thì 100% số đàn gà bị bệnh bị kế phát bởi
những bệnh khác, tạo thành những bệnh ghép phức tạp, đây chính là nguyên
nhân chủ yếu gây tỷ lệ tử vong cao đối với những đàn gà bị bệnh Gumboro.
2.2.8. Cơ chế gây bệnh Gumboro
Sau khi virus gây bệnh Gumboro xâm nhập vào một cá thể nào đó thì
chỉ cần 1 - 2 ngày sau cả đàn đã mắc bệnh. Trong cơ thể gà IBDV (Infectious
Bursal Disease Virus ) theo đường máu hoặc chỗ mở giữa ruột và túi
Fabricius, virus đến túi Fabricius, chúng khu trú tại đây và bắt đầu nhân lên
và tăng về số lượng. Chúng tấn công các nang bào túi Fabricius, phá hủy các
chức năng tạo tế bào B, dẫn đến tế bào lympho hệ thứ 2 không hoàn chỉnh,
kém chức năng bảo vệ. Kết quả là hệ thống tạo miễn dịch bị tổn thương,
không đủ khả năng chống lại các yếu tố gây bệnh, cũng như việc đáp ứng
miễn dịch bằng vaccine làm cho sức đề kháng của cơ thể giảm sút một cách
nghiêm trọng. Vì thế bệnh Gumboro đã được một số tác giả gọi là “Bệnh suy
giảm miễn dịch”, hay còn gọi là bệnh “SIDA của gà”.
Khi virus thâm nhập vào túi Fabricius không những gây tổn thương túi
Fabricius mà khi virus xâm nhiễm vào máu sẽ gây nhiễm trùng huyết, làm gà
sốt cao phải uống nhiều nước để tỏa nhiệt. Vì sốt cao, nên gà uống nhiều
nước, sinh loạn khuẩn đường ruột… làm cho cơ thể mất cân bằng vi sinh, cho

11


nên hầu như 100% các trường hợp gà bị Gumboro đều bị bệnh thứ phát, làm
cho diễn biến lâm sàng bệnh càng phong phú, đa dạng và phức tạp.
Bình thường độ lớn của túi Fabricius trong cùng một giống gà chúng

tương đương nhau về khối lượng và trọng lượng. Trọng lượng trung bình của
túi Fabricius ở gà bình thường tăng dần từ khi gà mới nở cho đến khi đạt đến
10 tuần tuổi. Từ tuần thứ 10 đến tuần thứ 24 chúng ổn định ở cùng một kích
cỡ. Sau đó túi dần dần giảm đi, teo dần và biến mất khi gà đạt 28 tuần tuổi.
Virus tấn công trực tiếp đến các tế bào nang bào của túi Fabricius khiến
cho túi Fabricius sưng to lên trong 3 ngày đầu, sau đó bắt đầu teo lại và thấy
rõ sự khác nhau đó vào khoảng 7 - 10 ngày sau khi nổ ra bệnh. Virus khu trú
và nhân lên tại đây làm xuất huyết túi Fabricius, thậm chí máu đông thành cục
là đặc điểm bệnh lý hết sức quan trọng giúp chúng ta chẩn đoán bệnh.
Có một quy luật là khi túi Fabricius sưng to thì luôn kèm theo xuất
huyết hoặc chảy máu, nhưng khi túi teo lại thì các chất máu đông, các tế bào
túi, kể cả xác virus chết được phản ứng viêm tạo ra một nội chất màu trắng
ngà như đậu phụ, khô và dễ nát. Khi virus Gumboro được đưa đến cơ quan
thích ứng và chúng thực hiện quá trình gây bệnh tạo nên bệnh tích tại các cơ
quan đó, đồng thời xuất hiện phức hợp các miễn dịch bệnh lý, trong đó có sự
kết hợp giữa kháng nguyên Gumboro với bổ thể, cùng một số ít kháng thể
được tạo thành. Gumboro gây nên sự thẩm xuất dịch ra khỏi hệ tuần hoàn,
đồng thời gây nên sự sung huyết, xuất huyết. Chúng ta thường gặp biểu hiện
bệnh tích này ở các vùng ngực, vùng đùi, có thể xuất huyết thành vệt, tia,
mảng, và có màu sậm.

12


Hình 2.1: Hình ảnh biến đổi túi Fabricius theo ngày
(Nguồn: VietDVM)
2.2.9. Miễn dịch học bệnh Gumboro


Khái quát về miễn dịch học bệnh Gumboro

Các tế bào lympho - B đang trưởng thành và đã trưởng thành của túi

Fabricius là các tế bào đích mà virus cường độc thích ứng gây nhiễm và thực
hiện các giai đoạn tổng hợp các thành phần của virus. Trong các tế bào này, một
số lượng lớn protein vỏ của virus cũng được tổng hợp, chúng sản xuất kháng
nguyên đặc hiệu nhóm kháng nguyên globulin miễn dịch (inmuno globulin) viết
tắt là Ig, kích thích sinh kháng thể kết tủa và một loại khác được gọi là kháng
nguyên đặc hiệu type kháng nguyên Ig, kích thích sinh kháng thể trung hòa.
Khi virus xâm nhập vài ngày hàm lượng kháng nguyên trong cơ thể bắt
đầu tăng cùng với sự tạo thành phức hợp miễn dịch bệnh lý Arthur được tạo
thành giữa kháng nguyên virus với kháng thể được tạo ra và với bổ thể.
Virus Gumboro sau khi nhân lên cục bộ, đã xâm nhập tràn lan và đến
túi Fabricius, tấn công chủ yếu vào nhóm tế bào B mang IgM bề mặt, và rồi
lại kết hợp với kháng thể có cầu nối bổ thể để tạo ra phức hợp miễn dịch bệnh
lý gây tác hại tế bào túi Fabricius, và hệ mao quản nội mô.
Trước 2 - 3 tuần tuổi, trong cơ thể gà lượng bổ thể còn ít, hàm lượng đó
không đủ kết hợp tạo phức hợp miễn dịch bệnh lý. Khi gà đạt 2 - 3 tuần tuổi
13


trở lên, sự tạo thành phức hợp mới có đủ điều kiện hình thành, nên bệnh mới
phát ra. Hơn nữa, lúc này túi Fabricius mới hoạt động và chịu tác hại của
virus Gumboro.
Như vậy, kháng thể trung hòa phải trung hòa virus Gumboro từ lúc
chúng mới xâm nhập vào, mới bảo vệ được cơ thể, nếu trung hòa virus lúc
virus đã thực hiện xong quá trình nhân lên thì kháng thể không thể bảo vệ cơ
thể chống lại sự xâm nhiễm của virus, hoặc bảo vệ không hoàn toàn, vì lúc
này túi Fabricius và một số cơ quan đã chịu ảnh hưởng của virus, kết quả suy
giảm miễn dịch không tránh khỏi (Lê Thanh Hoà, 2003).



Cơ chế miễn dịch
Miễn dịch chủ động: Gà nhiễm virus từ tự nhiên hoặc do tiêm phòng vaccine

(với cả 2 loại vaccine sống hay chết) đều kích thích sự tạo miễn dịch chủ động.
Kháng thể được tạo ra được xác định bằng nhiều phương pháp như là phản ứng
trung hòa virus (Virus Neutralization), phản ứng kết tủa khuếch tán trên thạch (AGP
- Agar Gel Precipitation ) và phản ứng ELISA. Hàm lượng kháng thể thường cao
sau khi nhiễm hoặc được tiêm vaccine khoảng 10 ngày và hàm lượng kháng thể
trung hòa virus thường lớn hơn 1/1000.
Miễn dịch thụ động: Kháng thể truyền từ mẹ qua lòng đỏ của trứng có thể
bảo vệ gà con chống lại virus trong giai đoạn đầu đời của gà. Hàm lượng kháng thể
mẹ truyền giảm đi một nửa sau ngày thứ 3 và ngày thứ 5.
Do đó việc biết hàm lượng kháng thể của gà con, thì có thể tiên đoán được
thời điểm gà con cảm nhiễm với bệnh. Lucio và Hitchner (1979) chỉ ra rằng hàm
lượng kháng thể trung hòa giảm dưới 1/100 thì 100% gà mẫn cảm với bệnh và hàm
lượng kháng thể từ 1/100 - 1/600 có 40% gà có khả năng chống lại bệnh.

2.2.10. Triệu chứng lâm sàng
Ở nước ta cũng như trên thế giới bệnh Gumboro thể hiện chủ yếu ở thể
lâm sàng và không lâm sàng.

14




Thể không có biểu hiện lâm sàng (thể ẩn bệnh)
Những năm đầu của thập kỷ 90 thể ẩn bệnh trở nên khá phổ biến và là


mối đe dọa nguy hiểm, bởi vì thể ẩn bệnh nổ ra ở gà dưới 3 tuần tuổi, khi đó
hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh về cấu trúc, chưa thành thục về chức năng
không chống đỡ sự tấn công của virus Gumboro. Do đó, gà suy giảm miễn
dịch dễ bị ghép với làm tổn thất lớn trong chăn nuôi. Có thể thấy thể ẩn bệnh
Gumboro nguy hiểm hơn thể lâm sàng.
Thông thường thể ẩn do những chủng virus cũng như biến chủng virus
có độc lực thấp hoặc trung bình gây nên.
Triệu chứng bệnh thể hiện không rõ nét: gà khật khừ, mệt mỏi đột ngột,
giảm ăn, ủ rũ, sốt cao, uống nhiều nước, tiêu chảy phân trắng, nếu không quan
sát kỹ ta cảm giác như gà bị gió lùa hoặc bị lạnh. Nhưng sau 2 - 3 ngày đàn gà
trở lại bình thường với tỷ lệ chết không đáng kể 0 - 5%.


Thể lâm sàng
Gà bị bệnh thường ở lứa tuổi 3 - 6 tuần, có trường hợp sau 6 tuần.
Thời gian nung bệnh ngắn, trong 24 giờ sau khi nhiễm mầm bệnh đã có

biến đổi vi thể ở túi Fabricius và chỉ sau 2 - 3 ngày đã xuất hiện triệu chứng.

Hình 2.2: Gà sốt cao tụm thành đám

15


Ngay sau khi virus vừa mới xâm nhập túi Fabricius gà đã có biểu hiện:
Cơ vùng hậu môn co bóp nhanh, mạnh không bình thường, gà có phản xạ như
muốn đi ngoài nhưng không thực hiện được. Đây là triệu chứng đặc trưng đầu
tiên giúp chúng ta phát hiện sớm bệnh Gumboro. Sau đó không lâu gà sốt rất
cao đó là lúc virus gây bệnh đã nhập vào đường huyết, đường lympho đến các
tế bào B hệ 2. Tại thời điểm này chúng sinh sản rất nhanh và tăng gấp nhiều

lần về số lượng IBDV, các biểu hiện của nhiễm trùng huyết thể hiện khá rõ.
Do sốt cao nên gà uống nhiều nước sinh ra rối loạn tiêu hóa, mất cân
bằng sinh thái đường ruột, dẫn đến gà đi tiêu chảy, viêm ruột, bội nhiễm kế
phát…Phân trắng lúc này trở nên loãng, lúc đầu có màu trắng ngà sau chuyển
sang trắng vàng, vàng xanh nhớt, đôi khi lẫn máu. Phân nhớt vàng xanh là đặc
điểm nổi bật của bệnh Gumboro.

Hình 2.3: Phân gà nhiễm bệnh
Gà bệnh Gumboro có thể bị chết do sốt cao, thiếu nước và gà bệnh nằm
bẹp dưới sàn, nếu không được chăm sóc chu đáo như nhốt riêng, cho uống
nước có thuốc giải nhiệt và trừ bệnh thứ phát thì tỷ lệ chết rất cao.
2.2.11. Mổ khám bệnh Gumboro


Bệnh tích đại thể
Ở thể không có biểu hiện lâm sàng (thể ẩn), bệnh tích có thể quan sát

được là teo tuyến ức và túi Fabricius.

16


Ở thể có biểu hiện lâm sàng: gà bệnh gầy khô, cơ đùi và cơ ngực xuất
huyết. Màng niêm mạc ruột đôi khi dày lên kèm theo xuất huyết lấm chấm.
Thận sưng và có muối urat trắng đọng trong đó hoặc nằm dọc theo ống dẫn
niệu. Đến nay bệnh lý này ít khi thấy khoảng 5% mặc dù khởi thủy bệnh này
có tên là viêm thận truyền nhiễm. Nhưng bệnh tích kể trên thường không ổn
định trừ hai bệnh tích ở túi Fabricius và xuất huyết cơ. Kích thước túi
Fabricius của gà diễn biến như sau: ngày thứ 3 sau khi nhiễm virus kích thước
bắt đầu tăng, đến ngày thứ tư kích thước túi tăng gấp 2 so với bình thường.

Đến ngày thứ năm, kích thước túi trở lại bình thường để rồi bắt đầu teo đi.
Đến ngày thứ 8, kích thước của túi chỉ còn lại 1/3. Màu sắc của túi Fabricius ở
gà không bệnh có màu trắng ngà. Trong khi đó ở gà bệnh màu sắc của túi biến
đổi. Thông thường chuyển màu vàng chanh và được bao xung quanh một lớp
dịch tiết nhớt cùng màu. Trong trường hợp bệnh nặng có thể có xuất huyết,
màu của túi chuyển sang màu đỏ nhiều khi đỏ thẫm.

Hình 2.4: Túi Fabricius sưng to, xuất huyết
Bệnh tích đặc trưng và quan trọng thứ hai là xuất huyết ở cơ ngực, cơ
đùi và bên trong da. Các điểm xuất huyết này không có hình thù cố định, số
lượng các đám xuất huyết tỷ lệ với mức độ của bệnh.

17


×