Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Mô hình suy luận logic mệnh đề

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.17 KB, 3 trang )

MÔ HÌNH SUY LUẬN LOGIC MỆNH ĐỀ
Danh sách thành viên nhóm
1. Huỳnh Thị Bé Huyền
2. Hoàng Yến Nhi
3. Dương Trần Đan Thư
4. Phạm Thị Trang
5. Nguyễn Ngọc Bảo Trân
I. Lí luận
1. Mô hình
Mô hình gồm 3 thành phần chính là: mục tiêu, thành phần và quan hệ.
Mục tiêu


HÌNH
Thành phần

Quan hệ

2. Suy luận logic mệnh đề:
Suy luận logic mệnh đề là một một quá trình rút ra kết luận, trong đó từ một hay nhiều
các phán đoán đã hình thành, người ta xây dựng được các phán đoán mới để phản ánh
về đối tượng nhận thức và rút ra kết luận
3. Mô hình suy luận logic mệnh đề:
Mô hình suy luận logic mệnh đề là mô hình trong đó chúng ta cần xác định điểm bắt
Kết luận
mệnh đề

MH
suy luận
Phương pháp
Quy luật



Sự kiện,
luật

đầu, điểm kết thúc và quá trình từ điểm bắt đầu dẫn đến điểm kết thúc. Gồm 3 thành
phần:
+ Thành phần tiền đề (điểm xuất phát): được tạo ra từ các sự kiện và luật. Sự kiện
chính là các vấn đề, sự việc xảy ra còn luật chính là mối quan hệ giữa các sự việc, vấn
đề ấy. Không phải lúc nào luật cũng được cho biết trước (hay không biết về mối quan
hệ giữa các sự việc, vấn đề), lúc này chúng ta cần sự hiểu biết, tri thức để tìm ra luật
của vấn đề. Sự kiện và luật là các phán đoán xuất phát để từ đó tìm ra được tri thức
mới, phán đoán mới về đối tượng.


+ Câu kết luận(điểm kết thúc): Là bản thân tri thức mới, phán đoán mới mà người ta
suy luận được rút ra từ các tiền đề và sử dụng phương pháp hợp lí tạo nên một mệnh
đề kết luận đúng đắn có tính suy luận logic.
+ Phương pháp(quá trình): Ở đây chúng ta phải vận dụng tri thức để xem xét, lựa chọn
phương pháp phù hợp để từ tiền đề đưa đến kết luận một cách hợp lí. Đó là sự tổng
hợp các quy luật logic cơ bản kết hợp với cơ cấu logic của phán đoán để tạo ra các quy
tắc logic xác định cho phép người ta suy ra kết luận từ tiền đề.
II. Vận dụng
Bài toán thực tế:
Nếu Minh không học hành tử tế thì mẹ Minh sẽ rất giận dữ. Mặc khác nếu Bình
thường xuyên đi chơi khuya thì mẹ Bình cũng rất giận dữ. Biết rằng nếu mẹ Bình hoặc
mẹ Bình giận giữ thì Hoàng Hôn (bạn thân của Bình và Minh) sẽ nhận được than
phiền. Và cuối cùng thì Hoàng Hôn không nhận được than phiền. Vậy Minh học hành
tử tế và Bình không thường xuyên đi chơi khuya?
Mô hình hóa:
Mô hình hóa là cách chúng ta áp đặt các bài toán thực tế vào mô hình chúng ta đã

được. Từ đó đưa ra các kết luận cần thiết.
Ta có các sự kiện sau
p: Minh học hành tử tế
q: mẹ Minh sẽ rất giận dữ
s: Bình thường xuyên đi chơi khuya
t: mẹ Bình cũng rất giận dữ
r: Hoàng Hôn sẽ nhận được than phiền
Từ đó ta có các luật:
¬p→q
s→t
q˅t→r
¬r
Kết luận p˄¬s ? hay ¬p→¬s
Giải
Bước
1
2
3
4
5
6

Sự kiện
¬r
q˅t→r
¬(q˅t)
¬q˄¬t
¬q
¬p→q


Lý do
giả thuyết
giả thuyết
Modus tollens các sự kiện ở bước 1,2
phủ định các sự kiện ở bước 3
Luật rút gọn sự kiện ở bước 4
giả thuyết


7
8
9
10
11

p
¬t
s→t
¬s
p˄¬s

Modus tollens các sự kiện ở bước 5, 6
Luật rút gọn sự kiện ở bước 4
giả thuyết
Modus tollens các sự kiện ở bước 8, 9
Kết hợp các sự kiện ở bước 8, 9

Minh học hành tử tế và Bình không thường xuyên đi chơi khuya là đúng
Vậy
Từ các tiền đề là sự kiện và luật, chúng ta áp dụng các các quy luật logic cơ bản kết

hợp với cơ cấu logic của phán đoán để tạo ra các quy tắc logic xác định, cho phép
người ta suy ra kết luận từ tiền đề. Đây chính là mô hình suy luận logic mệnh đề



×