Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Một số giải pháp nhằm nâng cao hứng thú cho học sinh lớp 4 trong dạy học phân môn tập làm văn mẫu 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.14 KB, 13 trang )

Mã số

- Tên sáng kiến: “Một số giải pháp nhằm nâng cao hứng thú cho học sinh lớp 4
trong dạy học phân môn Tập làm văn.”
- Lĩnh vực áp dụng: Sáng kiến được áp dụng cho các giáo viên văn hóa đang
dạy phân môn Tập làm văn ở lớp 4 trong tất cả các trường Tiểu học để giải quyết
vấn đề học sinh chưa có nhiều hứng thú trong phân môn Tập làm văn.
- Họ tên tác giả: Nguyễn Thị Hải
- Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Phú Xuân – Bình Xuyên – Vĩnh Phúc.

Phú Xuân, năm 2020

1


Họ tên, chữ ký người chấm điểm, điểm

Mã số

Người số 1:……………………………………………………

Người số 2:……………………………………………………
- Mô tả sáng kiến:
+ Về nội dung của sáng kiến:
*Cơ sở lý luận:
Như chúng ta đã biết, mục tiêu của giáo dục Việt Nam là đào tạo con người
phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe và thẩm mỹ; hình thành và bồi
dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực con người, đáp ứng yêu cầu ngày càng
cao của sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước thời kì hội nhập.
Trong hệ thống giáo dục quốc dân thì giáo dục bậc Tiểu học là bậc học vô
cùng quan trọng, nó được ví như viên gạch đầu tiên giúp hình thành và phát triển tri


thức cho học sinh. Trong đó đặc biệt là môn Tiếng Việt có vị trí rất lớn, rất quan
trọng trong việc hình thành khả năng giao tiếp, phát triển ngôn ngữ, và còn là cơ sở
phát triển tư duy cho trẻ để tiếp thu các môn học khác. Nó góp phần tiên quyết vào
việc thực hiện mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ ở Tiểu học theo đặc trưng môn học, giúp
các em thành thạo kĩ năng nghe, nói, đọc, viết.
Trong môn Tiếng Việt thì phân môn Tập làm văn có vị trí rất quan trọng vì
nó tận dụng tất cả các hiểu biết và kĩ năng trong môn Tiếng Việt. Học sinh vận
dụng các kiến thức Tiếng Việt khi làm bài văn, trong quá trình vận dụng này, các
kiến thức đó hoàn thiện và dần được nâng cao. Phân môn Tập làm văn rèn luyện
cho học sinh kĩ năng sản sinh văn bản. Nhờ vậy, Tiếng Việt không chỉ là một hệ
thống cấu trúc được xem xét từng phần, từng mặt qua từng phân môn mà trở thành
một công cụ sinh động trong quá trình giao tiếp, tư duy, học tập.
Như chúng ta biết thì hứng thú là một hiện tượng tâm lí khá phức tạp. Song đó
cũng là một lĩnh vực lí thú, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Những
nghiên cứu của nhiều tác giả khác nhau cho thấy thuật ngữ “ hứng thú ” được sử
dụng khá rộng rãi, thậm chí có nhiều quan niệm, nhiều cách giải thích khác nhau về
hứng thú. Mỗi quan niệm “ hứng thú ” lại theo các góc độ khác nhau. Quan niệm
của các nhà tâm lí học và giáo dục học cũng rất khác nhau. Một số coi hứng thú
như thuộc tính bẩm sinh của con người, một số khác lại chú trọng đến nguồn gốc
sinh vật của hứng thú, tiêu biểu là S.Klaparet, năm 1946, trong công trình Tâm lí
học trẻ em và giáo dục học thực nghiệm thì cho rằng : “ Hứng thú là dấu hiệu của
2


nhu cầu, bản năng, khát vọng đòi hỏi được thỏa mãn ” hoặc có một số lại đồng
nhất hứng thú với bản năng.
Hứng thú học tập chính là thái độ lựa chọn đặc biệt của chủ thể đối với đối
tượng của hoạt động học tập vì sự cuốn hút về mặt tình cảm và ý nghĩa thiết thực
của nó trong quá trình nhận thức và trong đời sống của cá nhân. Hứng thú tạo ra sự
say mê học tập, giúp học sinh có thể vượt qua mọi khó khăn để nắm bắt tri thức

một cách nhanh nhất.
Hứng thú học tập phân môn Tập làm văn chính là thái độ lựa chọn đặc biệt
của học sinh đối với việc lĩnh hội và vận dụng những tri thức Tiếng Việt trong quá
trình học tập cũng như trong cuộc sống, do sự hấp dẫn và ý nghĩa thiết thực của
môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn đối với bản thân các em trong
cuộc sống.
Qua thực tế dạy học nhiều năm ở trường tiểu học, tôi nhận thấy hứng thú
của học sinh trong việc học tập phân môn Tập làm văn còn chưa cao, gặp nhiều hạn
chế so với các môn học khác. Mặc dù học sinh có nhiều điều kiện tốt để học tập
như chương trình giáo dục phù hợp, trình độ nhận thức tương đối đồng đều, sự
quan tâm của gia đình, thầy cô và bạn bè,…Thực tế tôi thấy một số em có khả năng
nắm bắt và hứng thú học rất tích cực thông qua việc các em làm bài rất tốt chỉ sau
khi nghe giáo viên hướng dẫn lập dàn ý và đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Song bên
cạnh đó, có những học sinh chưa có hứng thú trong việc tiếp cận tri thức mới, các
em còn thụ động nên bài làm còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân tình trạng này xuất
phát từ điều kiện chủ quan và khách quan.
Nguyên nhân chủ quan là do các em còn chưa tích cực tìm hiểu bài, chóng
chán và giảm chú ý, chậm tiếp thu kiến thức…
Nguyên nhân khách quan là do phương pháp dạy học của giáo viên còn
mang tính chất truyền thống, việc áp dụng công nghệ thông tin, đồ dùng trực quan
vào trong dạy học còn gặp khó khăn, bên cạnh đó khối lượng kiến thức ngày càng
mở rộng…. nên chưa phát huy được tính tích cực của học sinh cũng như chưa thực
sự tạo được sức hấp dẫn đối với học sinh, đặc biệt là đối với học sinh lớp 4.
Từ những suy nghĩ trên tôi mạnh dạn quyết định chọn đề tài “Một số giải
pháp nhằm nâng cao hứng thú cho học sinh lớp 4 trong dạy học phân môn
Tập làm văn” làm đề tài nghiên cứu nhằm tìm ra những giải pháp thiết thực nhất
để làm tăng hứng thú học tập môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn
nói riêng cho các em học sinh.
*Cơ sở thực tiễn:
Đứng trước thực trạng dạy và học nêu trên, yêu cầu bức thiết đặt ra là phải

đổi mới phương pháp dạy và học để học sinh đến với phân môn Tập làm văn một
3


cách hứng thú, say mê, yêu thích, từ đó các em học tốt hơn nhờ các em nâng cao
hứng thú, say mê học tập và viết bài đúng yêu cầu.
Để đạt được mục tiêu nêu trên tôi cần phải tiến hành tìm hiểu rõ nguyên nhân
thực trạng của học sinh trong lớp.Từ đó đưa ra những giải pháp để nâng cao hứng
thú cho học sinh.
Ngay từ đầu năm học, qua tìm hiểu, quan sát học sinh trong các giờ học Tập
làm văn, tôi nhận thấy ở trong lớp 4A tôi chủ nhiệm chỉ có một số ít em là hào
hứng với môn học, phần lớn các em ít tập trung, ít phát biểu xây dựng bài so với
các môn học khác, một số em còn nói chuyện hay làm việc riêng giờ học.
Từ đó tôi đã tiến hành điều tra hứng thú học phân môn Tập làm văn của học
sinh trong lớp đầu năm học và thu được kết quả như sau :
* Kết quả về mức độ yêu thích phân môn Tập làm văn của HS trong lớp :
Tổng số học
sinh

Rất thích

Thích

Bình thường

Không thích

31

4


8

10

9

* Kết quả về mức độ yêu thích phân môn Tập làm văn với các môn học khác :
Toán

27

TLV T.Anh K.học Lịch
sử
-ĐL
12

25

22

Đạo
đức

19


Âm
thuật nhạc


21

28

Thể
dục

25


Tin
thuật học

26

28

30

Kết quả khảo sát chất lượng môn Tiếng Việt đầu năm học 2019 – 2020
Môn

TV

Tổng Số hs Điểm 9 - 10
số
dự
học kiểm SL
%
sinh

tra
31

31

18

58,1

Điểm 7 - 8

Điểm 5 – 6

Điểm < 5

SL

%

SL

%

SL

%

7

22,6


6

19,3

0

0

Qua kết quả điều tra trên, tôi thấy được việc học sinh hứng thú với phân môn
Tập làm văn nhìn chung là rất thấp và thấp hơn so với các môn học còn lại. Xuất
4


phát từ thực trạng và nguyên nhân trên, đồng thời thấy rõ vai trò, nhiệm vụ của một
giáo viên đang đứng trên bục giảng phải là người truyền cảm hứng cho các em, tôi
mạnh dạn đưa ra một số giải pháp sau đây, hy vọng sẽ nâng cao hứng thú cho học
sinh lớp 4 trong dạy học phân môn Tập làm văn.
Giải pháp 1: Tạo hứng thú bằng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy
học
Trong thời kì hội nhập và phát triển thì cách mạng công nghiệp 4.0 ra đời và
phát triển ở đỉnh cao. Chắc hẳn cụm từ “4.0” này không còn xa lạ đối với bất kì ai.
Cũng như guồng quay của cuộc sống, người giáo viên phải luôn tự “làm mới mình”
cũng như “làm mới” các hình thức dạy học linh hoạt. Ngoài việc tích cực tiếp thu
sự đổi mới về phương pháp dạy học, thì tôi thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin
trong dạy học cũng làm tăng tính hấp dẫn cho bài dạy, từ đó lôi cuốn học sinh đến
với giờ Tập làm văn. Học sinh của tôi không còn chán ngán phân môn Tập làm văn,
thay vào đó là sự hứng thú trong mỗi giờ học được thể hiện rõ rệt.
Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin giúp giáo viên xây dựng thư
viện tư liệu thuận lợi, phong phú, khoa học hơn và không mất nhiều thời gian như

trước đây. Nên bất cứ giờ dạy nào có thể tôi cũng đều sử dụng bài giảng
powerpoint để tăng hứng thú cho học sinh và thay thế phần nào lối dạy học truyền
thống. Tôi thấy hiệu quả rõ rệt. Học sinh của tôi tiếp thu bài nhanh hơn, thích thú
hơn.
Mà tôi thấy việc khai thác tư liệu có thể lấy từ các nguồn sau:
+ Khai thác thông tin, tranh, ảnh, tư liệu bài giảng từ mạng Internet
+ Khai thác tranh ảnh từ sách, tài liệu, báo chí, tạp chí ...
+ Khai thác từ băng hình, phim video, các phần mềm, tranh ảnh, bản đồ, hình
vẽ... thông qua chức năng cung cấp thông tin của máy tính .
+Giáo viên cũng có thể tự mình thiết kế những bài giảng giàu hình ảnh, sinh
động, hấp dẫn bằng cách lồng ghép các hình ảnh liên quan đến bài dạy, cũng có thể
sử dụng video để tăng tính hấp dẫn và làm cho bài học trở nên thú vị hơn.
Trong quá trình dạy học, chức năng của các phương tiện dạy học được xác
định qua các yếu tố: mục đích dạy học, tính chất của các phương tiện dạy học và
phương pháp tiến hành hoạt động dạy học. Phương tiện dạy học bao gồm các chức
năng sau: truyền thụ tri thức, hình thành kĩ năng, phát triển hứng thú học tập và
điều khiển quá trình dạy học.
Phương tiện dạy học cũng nhằm kích thích hứng thú học tập của học sinh
nhờ tính hấp dẫn của các hình thức thông tin. Do vậy tôi thấy việc lồng ghép, ứng
dụng công nghệ thông tin là rất cần thiết đối với phân môn Tập làm văn nói riêng
và các môn học trong chương trình Tiểu học nói chung.
Ví dụ trong tiết Tập làm văn bài “Luyện tập xây dựng đoạn văn kể
chuyện” (Trang 64 Tiếng Việt 4/ tập 1) Tôi sử dụng bài giảng powerpoint gây hứng
thú cho học sinh bằng cách lần lượt đưa ra từng bức tranh trong câu chuyện “Ba
5


lưỡi rìu” rồi cho HS tìm hiểu tranh, phân tích tranh, đọc lời kể dưới tranh và sau đó
tự mình phát triển ý nêu dưới mỗi tranh thành một đoạn văn kể chuyện.


(Tranh minh họa cho bài giảng powerpoint bài “Luyện tập xây dựng đoạn văn kể
chuyện” (Trang 64 Tiếng Việt 4/ tập 1)
Trong khi các em nêu tôi có thể gợi ý các em hình dung đầy đủ diễn biến trong mỗi
đoạn tương ứng với từng bức tranh trong câu chuyện. Khi kể các em cũng chú ý
chắt lọc câu từ miêu tả ngoại hình và lưới dìu đề từng đoạn văn trở nên hấp dẫn.
Như vậy rõ ràng tiết học trở nên thú vị khi có bài giảng powerpoint, hình ảnh trở
nên sinh động hấp dẫn các em. Làm cho các em hứng thú say mê, tiếp thu và vận
dụng kiến thức tốt hơn.
Giải pháp 2: Gây hứng thú qua việc sử dụng phương pháp động viên, khích lệ,
khen ngợi kịp thời.
Tôi hiểu thuộc tính tâm lí của các em học sinh Tiểu học rất nhạy cảm, muốn
được khen và rất hiếu thắng. Vì thế khi nhận xét học sinh, giáo viên động viên,
khích lệ, biểu dương, khen ngợi học sinh bằng những cách sau:
+Dùng những lời nói có ý nghĩa tích cực như “em đã tiến bộ”, “cô rất vui”,
“cô tin em sẽ làm được”, “cô biết em sẽ làm được”, “cô khen ngợi đối với sự tiến
bộ của em”, “ em đã làm mọi người ngạc nhiên vì sự tiến bộ của mình”…
6


+Dùng ngôn ngữ cơ thể tích cực như vỗ tay, nét mặt tươi vui, mỉm cười với
các em….
+Thể hiện thái độ thân thiện - tích cực, vui vẻ, hòa nhã, cầu tiến, chân thành
với các em học sinh…
+Giáo viên có thể động viên các em bằng các va chạm tích cực - vỗ vai, xoa
đầu, bắt tay học sinh…
Bên cạnh đó, giáo viên không được dùng những lời lẽ chê bai, mỉa mai,
mắng mỏ, quát tháo, chửi bới đe dọa…., không đánh đập, gây đau thương…, hay
tỏ thái độ coi thường, dè bỉu, thiếu tin tưởng học sinh.
Theo tôi một người giáo viên tốt cần phải có nhiều lời khen ngợi, khen đúng
lúc, kịp thời trong quá trình dạy học và tùy từng đối tượng học sinh để đưa ra lời

khen phù hợp.
Với những học sinh tiếp thu chậm thì tôi cần phải tìm được những điểm tiến
bộ tuy nhỏ để động viên các em. Với những học sinh tiếp thu nhanh, có năng khiếu
tôi cần khen đúng lúc, đúng chỗ để khuyến khích các em tích cực trong hoạt động
học tập, đồng thời để các em biết được khả năng thực của mình ở mức nào. Tránh
trường hợp các em ngộ nhận, chủ quan trong học tập.
Có nhiều hình thức để khen ngợi, khích lệ cho học sinh. Có thể sử dụng lời
nói trực tiếp, lời nhận xét, góp ý tích cực như tôi đã trình bày ở trên hoặc tặng
thưởng sticker ngôi sao mặt cười như tôi vẫn thường áp dụng trong lớp học của
mình.
Ví dụ : Khi tổ chức các nhóm hoạt động trong dạy học phân môn Tập làm
văn, nếu như nhóm nào có kết quả nhanh và chính xác hơn thì nhóm đó sẽ được tôi
thưởng nhiều sticker hơn các nhóm còn lại hoặc chẳng hạn khi ra bài tập viết văn
cho học sinh, em nào có bài viết tốt hoặc có tiến bộ vượt bậc so với các bài viết
trước thì các em đó cũng sẽ được tặng thưởng sticker mang về cho mình. Các
sticker đó mang lại hứng thú, niềm vui trong học tập cho các em.
Qua quá trình áp dụng, tôi thấy đây thực sự là một cách tạo hứng thú học tập
cho học sinh vô cùng hiệu quả, từ các em nhút nhát cho đến các em hay mất tập
trung trong giờ học cũng hoạt động một cách rất tích cực.
Giải pháp 3: Tạo hứng thú học tập bằng cách tăng cường cho học sinh nhận
xét, góp ý.
Theo tinh thần của Thông tư 22/2016-TT-BGDĐT, tôi đã tiến hành cho học
sinh tăng cường góp ý, nhận xét bài văn của bạn mình, thông qua các tiết học có
phần thực hành viết câu, đoạn, bài văn. Ngoài lời nhận xét của tôi thì các em có thể
tham gia nhận xét bạn mình và ngược lại, chính điều này đã giúp cho các em có sự
thân ái và gắn bó với nhau hơn, ngoài ra các em còn có thể học hỏi ở bạn bè rất
7


nhiều, chính những lời góp ý chân thành của bạn bè đã giúp các em mau tiến bộ

hơn. Đúng như câu: “Học thầy không tày học bạn.”
Tôi đã đưa ra tiêu chí giúp học sinh làm điểm tựa để các em nhận xét bài của
bạn mình một cách chính xác nhất. Thông qua vở Thực hành Tiếng Việt và vở rèn
kĩ năng tập làm văn, tôi có thêm công cụ hỗ trợ cho việc dạy Tập làm văn đạt hiệu
quả cao hơn.
Để tăng cường cho học sinh nhận xét góp ý thì người giáo viên còn cần tạo
mối quan hệ gắn bó, gần gũi, thân thiện giữa học sinh với nhau. Người giáo viên
cần đưa ra cách làm bài đúng để học sinh kiểm tra và từ đó có thể phát hiện ra lỗi
sai trong bài làm của bạn. Sau đó nêu ra những lỗi sai sót mà các em mắc phải, yêu
cầu soát lỗi bài làm của bạn. Cuối cùng là gơi ý sửa lỗi hoặc khuyến khích học sinh
trao đổi với nhau để tìm cách sửa lỗi.
Học sinh tiểu học có thể tham gia nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn theo những
hình thức như: đổi bài cho nhau, cả nhóm cùng đánh giá một bài, cả lớp cùng nhận
xét một bài làm….
Theo đó tôi tiến hành như sau:
Để học sinh nhận xét được bạn, nhóm bạn tôi cho học sinh phân tích
mẫu:
Phân tích mẫu để giúp học sinh hiểu thấu đáo mẫu đã nêu ra và làm theo
mẫu, rồi từ đó có kiến thức để nhận xét. Để làm được điều này, giáo viên cần phải
sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học kết hợp tổ chức nhiều hình thức dạy
học phong phú. Trong giải pháp này tôi thường sử dụng phương pháp quan sát để
học sinh quan sát mẫu, đọc thầm mẫu. Sau đó sử dụng phương pháp vấn đáp gợi
mở để học sinh hiểu mẫu giúp cho việc định hướng bài học tốt hơn. Sau đó giáo
viên sử dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ tóm lại những điều cơ bản mẫu nêu
ra.
Như vậy văn bản dài giáo viên cần tổ chức hướng dẫn hoạt động học tập hợp
lý để học sinh nhận diện nhanh nhất.
Chẳng hạn, khi dạy bài ''Thế nào là miêu tả"?(Tiếng Việt 4/tập 1)
Tôi tiến hành cho học sinh đọc yêu cầu, đọc thầm mẫu (hình thức học cá
nhân).

Sau đó tôi yêu cầu hoc sinh hãy quan sát mẫu và cho biết (phương pháp quan
sát, phương pháp hỏi đáp hình thức học cả lớp).
-Giáo viên hỏi: Tên sự vật đầu tiên được miêu tả là gì?
Học sinh trả lời: Cây sòi
-Giáo viên hỏi: Cây sòi có đặc điểm gì nổi bật?
Học sinh trả lời: Cao lớn, lá đỏ chói lọi, lá rập rình lay động như những đốm lửa.
-Giáo viên hỏi: "Cao lớn" tả về đặc điểm gì của cây sòi?
Học sinh trả lời: Hình dáng.
-Giáo viên hỏi: "Lá đỏ chói lọi" miêu tả đặc điểm gì của cây sòi?
Học sinh trả lời: Màu sắc.
8


-Giáo viên hỏi: Theo em, tác giả miêu tả lá cây sòi đang ở trạng thái nào?
Học sinh trả lời: Chuyển động.
-Giáo viên hỏi: Từ nào cho biết lá của cây sòi đang ở trạng thái chuyển động?
Học sinh trả lời: Rập rình.
Giáo viên tóm lại: Phần mẫu đã chỉ ra một số đặc điểm của sự vật đầu tiên
được miêu tả về hình dáng, màu sắc, chuyển động.
Sau khi thực hiện biện pháp phân tích mẫu tôi thấy các em đã biết vận dụng
mẫu và làm tốt các phần tiếp theo. Sau đó các em tự làm các phần còn lại rồi nhận
xét cho nhau, chỉ ra được chỗ đúng chỗ sai của bạn và gợi ý cho bạn cách sửa lỗi
dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Tăng cường cho học sinh nhận xét, góp ý bằng việc hình thành lý thuyết
- tìm đặc điểm nổi bật
Trong quá trình hình thành lý thuyết miêu tả cho học sinh lớp 4, giáo viên
cần sử dụng một số phương pháp đặc trưng như phương pháp trực quan, phương
pháp quan sát, phương pháp vấn đáp gợi mở, phương pháp phân tích ngôn ngữ kết
hợp với một số hình thức dạy học phù hợp nhằm phát huy tính tích cực của học
sinh trong giờ học.

Ở các bài hình thành lý thuyết văn miêu tả, giáo viên thường tiến hành hướng
dẫn học sinh nhận diện đặc điểm loại văn bản miêu tả thông qua gợi ý, nhận xét
trong sách giáo khoa. Các thao tác cần được thực hiện theo trình tự sau:
- Yêu cầu học sinh đọc mục nhận xét trong sách giáo khoa, khảo sát văn bản
để trả lời từng câu hỏi gợi ý.
- Hướng dẫn học sinh trao đổi, thảo luận nhằm rút ra những nhận xét về đặc
điểm văn miêu tả.
Ví dụ: Dạy bài: "Quan sát đồ vật" (Tiếng việt 4/ tập 1 trang 153). Giáo viên
sử dụng phương pháp trực quan, phương pháp quan sát ở chỗ giáo viên cho học
sinh quan sát đồ chơi mà các đem tới lớp kết hợp quan sát tranh một số đồ chơi như
gấu bông, con lật đật, con búp bê...
Học sinh đọc phần gợi ý trong sách giáo khoa (học cá nhân) trang 154, sau
khi giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích mẫu. Giáo viên sử dụng phương pháp
rèn luyện theo mẫu, học sinh luyện tập theo mẫu đã gợi ý.
Sau đó, giáo viên yêu cầu học sinh:
- Hãy quan sát một số đồ chơi em thích và ghi lại những điều quan sát được.
- Học sinh vừa quan sát vừa ghi chép lại ý quan sát, sau đó sắp xếp ý để tạo
thành một dàn ý tả đồ chơi mà em thích.
- Giáo viên cho học sinh trình bày những ý đã ghi được sau khi quan sát theo
một dàn bài sẽ luyện thực hành giao tiếp cho học sinh.
Sau đó khi nghe các bạn trình bày trước lớp về dàn ý cho bài văn miêu tả đồ
chơi mà em đã chọn.Học sinh có thể tham gia nhận xét, góp ý cho bạn để phần dàn
ý của bạn được hoàn thiện hơn, góp phần tích cực trong quá trình viết đoạn văn, bài
văn miêu tả đồ chơi sau này.
9


Khi tham gia nhận xét, góp ý cho bạn, học sinh của tôi rất hào hứng, tiếp thu
bài nhanh hơn, hiệu quả bài dạy của tôi được nâng lên rõ rệt.
Giải pháp 4: Gây hứng thú học tập bằng cách đảm bảo yếu tố vừa sức trong

quá trình dạy học phân môn Tập làm văn.
Để đảm bảo yếu tố vừa sức tôi cần điều chỉnh nội dung và thời lượng cho
phù hợp với lớp mình, trước hết tôi cần nắm được tình hình học sinh lớp mình: Có
bao nhiêu học sinh có thể đạt được ở mức chuẩn, bao nhiêu học sinh cần được phát
triển năng khiếu và phát triển được ở mức nào? phát triển năng khiếu ở mảng nào?
Sau đó là điều kiện cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học có thể đáp ứng được đến
mức nào và thiết kế bài học như thế nào cho phù hợp với các điều kiện trên là điều
quan trọng nhất.
Và qua nhiều kênh thông tin, tôi xác định được những em nào cần giáo dục để
đạt đến chuẩn (các em còn “non” ở kiến thức nào? “non” về phần nào) ở đối tượng
này trong từng tiết học đều được chú ý kèm cặp hơn.
Những em đạt chuẩn ở mức vững chắc, sẽ phân công cho các học sinh nhận thức
tốt, có năng khiếu giúp đỡ. Còn với đối tượng học sinh có năng khiếu tôi tranh thủ
hết thời gian còn “dư” để giúp các em phát triển năng khiếu theo khả năng của
mình.
Đồng thời, kết hợp các biện pháp dạy học với công tác chủ nhiệm để khuyến khích
các em tự chủ trong việc nắm bắt kiến thức và phát huy hết khả năng học tập. Từ đó
các em tự chủ trong việc học, làm cho các em tự tin hứng thú học hơn.
Ví dụ: Khi kể câu chuyện về nàng tiên Ốc, với học sinh nhận thức chậm tôi
chỉ yêu cầu học sinh đó kể được các sự việc chính của câu chuyện gắn với nhân vật
chính (bà lão và nàng tiên Ốc) và nêu được ý nghĩa câu chuyện. Nhưng với học
sinh nhận thức tốt, các em ấy có thể kể câu chuyện nàng tiên Ốc kết hợp với miêu
tả hình dáng bên ngoài của bà lão và miêu tả được vẻ đẹp của nàng tiên Ốc. Còn
đối với học sinh có năng khiếu tôi lại yêu cầu cao hơn một chút, các em vừa có thể
kể chi tiết các tình tiết câu chuyện vừa có thể tả được sự nghèo khó, tần tảo của bà
cụ thông qua việc miêu tả ngôi nhà và bộ quần áo bà mặc, miêu tả vẻ đẹp, sự phúc
hậu của nàng tiên Ốc thông qua nét mặt, nước da, dáng đi…vừa kể các em vừa tả
vừa có thể xen lẫn tình cảm của mình vào câu chuyện một cách khéo léo, từ đó rút
ra được bài học ý nghĩa mà câu chuyện mang lại.
*Kết quả:

Khi vận dụng sáng kiến này vào quá trình dạy học, tôi thấy học sinh của
tôi hứng thú hơn nên chất lượng học tập phân môn Tập làm văn của học sinh được
nâng lên rõ rệt. Cụ thể:
-Phát huy tính tích cực, chủ động, tăng cường sự tham gia của học sinh như:
mọi học sinh tích cực trình bày ý kiến, học sinh tự tìm ra tri thức, nắm bài chắc
10


hơn, hứng thú với học tập hơn.v.v… và phát triển những kĩ năng viết văn cho học
sinh tốt hơn.
- Kết quả điểm kiểm tra phân môn tập làm văn nói riêng và môn Tiếng Việt
nói chung cũng như hứng thú của học sinh đối với phân môn Tập làm văn cũng
được nâng lên rõ rệt qua các bài kiểm tra, phiếu điều tra. Cụ thế:
Kết quả khảo sát chất lượng môn Tiếng Việt cuối học kì I
năm học 2019 – 2020
Môn

Tổng Số hs Điểm 9 - 10
số
dự
học kiểm SL
%
sinh
tra

TV

31

31


28

90,3

Điểm 7 - 8

Điểm 5 – 6

Điểm < 5

SL

%

SL

%

SL

%

3

9,7

0

0


0

0

Kết quả điều tra hứng thú học tập phân môn Tập làm văn của học sinh vào
cuối học kì I
Tổng số học
sinh

Rất thích

Thích

Bình thường

Không thích

31

12

14

5

0

Hứng thú học phân môn Tập làm văn là thái độ lựa chọn đặc biệt của học sinh đối
với quá trình, kết quả lĩnh hội và vận dụng những tri thức Tiếng Việt trong quá trình

học tập cũng như trong cuộc sống do thấy được sức hấp dẫn và ý nghĩa thiết thực
của môn học đối với bản thân. Học tốt phân môn Tập làm văn sẽ trang bị cho học
sinh kiến thức, kĩ năng cơ bản nhất để học sinh có thể sử dụng ngôn ngữ như một
phương tiện để học tập, vận dụng vào đời sống hàng ngày. Từ thực trạng của các
em học sinh trong lớp, tôi đã đưa ra một số biện pháp nhằm giúp các em hứng thú
học tập phân môn Tập làm văn nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung hơn. Với
những biện pháp đó, tôi tin tưởng sẽ góp phần tạo ra hứng thú học tập với phân
môn Tập làm văn cho học sinh lớp 4A nói riêng và tất cả các môn trong chương
trình Tiểu học nói chung. Như vậy, tôi đã thêm một lần bồi dưỡng chuyên môn,
nghiệp vụ cho bản thân mình.
Tuy nhiên những biện pháp mà tôi đã áp dụng trên, tuỳ đối tượng học sinh
cũng cần có sự vận dụng một cách khéo léo, sáng tạo của giáo viên. Tôi nghĩ rằng
nội dung đề tài này không có nhiều điểm mới, đó chỉ là nhiệm vụ hằng ngày của giáo
11


viên mà thôi. Nhưng đồng thời tôi cũng tin rằng nếu lâu nay ta làm chưa tốt thì bây
giờ ta hãy đổi mới hình thức dạy học, tăng thêm tương tác thầy -trò, tận tụy với học
sinh, soạn giảng nghiêm túc thì chắc chắn sẽ gặt hái được thành công.
*Nguyên nhân thành công và tồn tại:
Thành công:
- Để đạt được thành công trong quá trình thực hiện các giải pháp giúp học
sinh nâng cao hứng thú trong dạy học phân môn tập làm văn là do những nguyên
nhân sau:
+Bản thân tôi luôn coi trọng việc hình thành hứng thú học tập môn học nói
chung và phân môn Tập làm văn nói riêng cho học sinh là một nhiệm vụ hàng đầu,
cần được quán triệt thường xuyên trong mỗi giờ học, tiết học.
+Tôi luôn áp dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực trong quá trình
dạy học phân môn Tập làm văn. Tôi luôn quan tâm, tổ chức, hướng dẫn để tự các
em phát hiện, chiếm lĩnh các tri thức.

+Tôi luôn ý thức mình cần xây dựng tốt mối quan hệ thầy- trò, trò - trò. Tôi
thường xuyên quan tâm, khuyến khích, kiểm tra, đánh giá đúng, công bằng đối với
mọi học sinh, tạo nên môi trường học tập thân thiện, cùng chia sẻ, kích thích tính
cực học tập của học sinh.
*Tồn tại:
- Bên cạnh những thành công còn có những hạn chế cần khắc phục là:
+Cần giáo dục cho các em tính kiên trì khi giải quyết các vấn đề học tập.
+Một số ít học sinh chưa có thái độ nghiêm túc và ý thức tự giác trong việc
học.
+GV chưa có điều kiện nghiên cứu nhiều.
+ Về khả năng áp dụng của sáng kiến:
Sáng kiến đã được áp dụng tại nhà trường và đem lại hiệu quả rõ rệt. Hầu hết
tất cả các em học sinh trong một lớp đã có hứng thú trong phân môn Tập làm văn.
Làm tốt các bài tập trong phân môn Tập làm văn. Thực hành viết đoạn văn, bài văn
tốt.
- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải
pháp trong đơn theo ý kiến của tác giả với các nội dung sau:
+ So sánh việc áp dụng sáng kiến trong đơn tôi viết và việc không áp dụng
sáng kiến thì kết quả chênh lệch nhau là rất lớn. Lớp mà tôi sử dụng giải pháp mới
tôi thấy học sinh hứng thú hơn, yêu thích môn tập làm văn hơn, các em mạnh dạn
phát biểu ý kiến xây dựng bài. Các em rất hào hứng trong việc tìm hiểu tri thức
mới, tập trung lĩnh hội tri thức một cách có chọn lọc, ham học, tự tin lên rất nhiều.
12


Từ đó các em hiểu bài, biết cách cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong các tác phẩm
văn thơ. Vận dụng vào viết đoạn văn, bài văn rất hay và sinh động. Chất lượng môn
Tập làm văn của lớp tôi được nâng lên rõ rệt. Còn lớp không áp dụng phương pháp
mới, học sinh vẫn lúng túng không nắm bắt và hiểu hết nội dung bài, không chủ
động nắm bắt tri thức, dẫn đến chưa cảm nhận được cái hay cái đẹp trong các tác

phẩm. Nên viết đoạn văn, bài văn chưa hay, chưa sinh động.
+ Số tiền làm lợi (nếu có thể tính được) và nêu cách tính cụ thể.
Số tiền làm lợi có thể lên đến hàng chục triệu đồng. Vì khi tôi áp dụng giải
pháp trên học sinh của tôi có hứng thú học, các em hiểu bài nhanh, làm được bài
không cần bố mẹ các em phải cho các em đến các trung tâm để học thêm và mất
tiền mua thêm sách tham khảo.
Ví dụ: Mỗi tuần các em đi học 2 buổi/ tháng x 9 tháng = 18 buổi x 30.000
đồng = 540.000 đồng. Cả lớp 31 em x 540.000 đồng = 16.740.000 đồng. Chưa kể
các em phải mua thêm sách tham khảo.
+ Mang lại hiệu quả kinh tế:
Giúp giáo viên nâng cao hiệu quả tiết dạy, từ đó các em ham học, ham tìm tòi
và hứng thú với bài dạy hơn. Các em nâng cao được ý thức tự học và sáng tạo khi
học và làm bài. Các tiết học được cải thiện và mang lại hiệu quả rõ rệt.
+ Mang lại lợi ích xã hội:
Nâng cao hiệu quả tiết dạy cho giáo viên, từ đó nâng cao hứng thú học tập
cho các em học sinh. Làm cho các các tiết dạy của giáo viên không còn nhàm chán.
Từ đó các em hứng thú học tập hơn, viết văn hay hơn, sinh động và hấp dẫn hơn.
- Các thông tin cần được bảo mật (nếu có);
d) Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến;
Nhà trường cần trang bị đầy đủ trang thiết bị dạy học để hỗ trợ cho giáo viên
giảng dạy (như Phòng học, bảng, bàn ghế học sinh, máy chiếu, máy tính, đồ dùng
trực quan….) Ngoài ra từng tiết học giáo viên cần chuẩn bị thêm đồ dùng trực quan
tự làm, bảng phụ, phiếu học tập,… để học sinh dễ nắm bắt được nội dung bài học.
Học sinh có đầy đủ đồ dùng học tập, sách giáo khoa.
đ) Về khả năng áp dụng của sáng kiến cho những đối tượng, cơ quan, tổ chức
nào hoặc những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có);
Sáng kiến có khả năng áp dụng cho tất cả các trường tiểu học trong huyện,
trong tỉnh Vĩnh Phúc. Đối tượng là các giáo viên văn hóa dạy lớp 4 đang dạy phân
môn Tập làm văn. Tuy nhiên khi vận dụng cần linh hoạt, không nên cứng nhắc để
đề tài đạt được hiệu quả cao nhất.


13



×