Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Giải pháp sử dụng tiết kiệm điện năng ở trường THCS hợp thịnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.12 KB, 21 trang )

1. Lời giới thiệu.
Thực tiễn cho thấy, cơ sở vật chất trong các trường học hiện nay được
đầu tư ở nhiều mức khác nhau, từ những ngôi trường đơn sơ ch ỉ được
trang bị các phương tiện tối thiểu tới những ngôi trường với các tòa nhà đa
chức năng. Nhưng dù ở mức nào thì việc sử dụng tiết kiệm năng lượng mà
vẫn tạo ra một môi trường sạch đẹp thoải mái nhất cho tất cả h ọc sinh và
giáo viên nhà trường vẫn luôn là vấn đề đã, đang và rất cần đ ược quan
tâm.
Bên cạnh đó, ý thức sử dụng điện năng trong gia đình, nơi công cộng… ở
mỗi người, đặc biệt là ở học sinh trong các nhà trường còn ch ưa tốt, dẫn
đến việc lãng phí năng lượng nói chung và điện năng nói riêng m ột cách vô
ích là điều không thể tránh khỏi.
Bản thân tôi là giáo viên giảng dạy bộ môn Vật lý đồng th ời là m ột T ổng
phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh, với lương tâm nghề nghiệp, v ới lòng
quyết tâm cải thiện, nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục đã h ướng tôi
đến với việc nghiên cứu và viết sáng kiến kinh nghiệm(SKKN) Giải pháp
sử dụng tiết kiệm điện năng ở trường THCS Hợp Thịnh để đồng
nghiệp tham khảo và cho ý kiến, giúp SKKN của tôi ngày càng hoàn thi ện
hơn nhằm góp một phần nhỏ bé của mình trong công tác dạy h ọc và giáo
dục.
2. Tên sáng kiến:
Giải pháp sử dụng tiết kiệm điện năng ở trường THCS Hợp Thịnh.
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Phùng Thị Minh Nguyệt
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: trường THCS Hợp Thịnh, TD, VP
- Số điện thoại: 0988613927;
E_mail:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Phùng Thị Minh Nguyệt
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Áp dụng cho công tác dạy học và giáo dục học sinh trong nhà trường.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng th ử:


Tháng 9 /2017
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
7.1 Về nội dung của sáng kiến:


Bước 1: Tìm hiểu các khái niệm:
*Tiết kiệm là gì? Tiết kiệm là sử dụng một cách hợp lý của cải vật chất,
thời gian, sức lực của mình và của người khác. Theo lời Hồ Chủ Tịch tiết
kiệm “là không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi”.Tiết ki ệm không
phải là bủn xỉn, mà những việc ích lợi cho đồng bào, cho Tổ quốc, thì bao
nhiêu công, tốn bao nhiêu của cũng vui lòng. Tiết kiệm là tích c ực. “Ti ết
kiệm không phải là ép mọi người nhịn ăn, nhịn mặc. Trái lại, tiết kiệm cốt
để giúp vào tăng gia sản xuất, mà tăng gia sản xuất là đ ể nhân dân nâng
cao mức sống. Nói theo lối khoa học, thì tiết kiệm là tích c ực, ch ứ không
phải là tiêu cực”.
*Năng lượng là gì ? Hiểu theo nghĩa thông thường, năng lượng là khả
năng làm thay đổi trạng thái của vật hoặc thực hiện công năng lên vật hay
một hệ vật chất.
- Theo kiến thức các môn học Vật lý, Công nghệ, Hóa học, Sinh học h ọc
sinh được lĩnh hội trong chương trình sách giáo khoa THCS. Năng l ượng
được biết đến với các dạng sau:
Cơ năng: Cơ năng của một vật bằng tổng động năng và thế năng của nó.
Cơ năng đặc trưng cho khả năng sinh công của vật.
Nhiệt năng: Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân t ử
cấu tạo nên vật. Nhiệt năng làm tăng nhiệt độ của vật thể.
Điện năng: Còn gọi là năng lượng của dòng điện. Điện năng đặc tr ưng cho
khả năng sinh công của dòng điện.
Quang năng: năng lượng của ánh sáng.
Năng lượng nguyên tử là năng lượng được giải phóng trong quá trình
biến đổi hạt nhân .

Năng lượng sinh học: "Nhân điện" là Năng lượng Sinh học của con người,
tên gọi do các nhà nghiên cứu người Pháp đặt ra từ th ế k ỷ 19, đ ể phân
biệt với Năng lượng Sinh học của động và thực vật. Tên gọi này cũng xu ất
phát từ quan quan niệm Năng lượng Sinh học chính là “điện”.
Trong đời sống hàng ngày, các dạng năng lượng trên được tạo ra từ các
nguồn năng lượng mà chúng ta thường hay sử dụng: điện, gas, xăng, d ầu,
năng lượng mặt trời… Chúng ta có thể phân nguồn năng lượng thành 2
loại chính:
Năng lượng tái tạo: được xem là nguồn năng lượng vô tận nh ư sức gió,
năng lượng mặt trời, năng lượng địa nhiệt, năng lượng th ủy điện…. Đây
được coi là nguồn năng lượng sạch và rất thân thiện với môi trường.


Năng lượng không tái tạo: thường là các nhiên liệu hoá th ạch nh ư than,
dầu và khí thiên nhiên. Các loại nhiên liệu hóa thạch này ph ải mất hàng
trăm triệu năm mới hình thành và hiện đang cạn kiệt dần theo th ời gian.
Bảo toàn năng lượng: Năng lượng không tự sinh ra cũng không t ự mất đi
mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác hay chuy ền từ vật này sang v ật
khác.
* Thế nào là sử dụng an toàn và tiết kiệm năng lượng? Sử dụng tiết
kiệm là sử dụng đúng lúc, đúng chỗ; không dùng nữa thì tắt ngay. Ví d ụ: ch ỉ
bật đèn tại những vị trí sinh hoạt, cần chiếu sáng và bật v ừa đủ, dùng
xong thì tắt ngay.
Sử dụng hiệu quả là sử dụng một lượng năng lượng ít nhất mà v ẫn th ỏa
mãn nhu cầu sử dụng. Ví dụ: sử dụng các loại đèn ti ết ki ệm nh ư đèn
huỳnh quang, đèn compact có điện năng tiêu thụ thấp h ơn loại đèn dây tóc
mặc dù cho độ sáng như nhau.
*Tại sao phải sử dụng an toàn và tiết kiệm năng lượng? Trong xã hội
văn minh ngày nay, con người không thể sống thiếu năng l ượng. Nh ưng do
nguồn năng lượng là hữu hạn nên nhân loại phải sử dụng năng lượng m ột

cách hiệu quả không lãng phí.
Dưới đây là những con số mà mỗi chúng ta nên biết để xem lượng đi ện
năng tiêu thụ của gia đình mình sử dụng mỗi tháng:
- Nếu bật/tắt tivi 21 inch có công suất 220W trong 4h/ngày và t ắt nó
bằng điều khiển từ xa thì điện năng tiêu hao là 5,4 kWh/ tháng.
- Nếu tắt điều hòa 12.000 BTU sớm hơn thường lệ 1h thì bạn ti ết
kiệm được 21kwh/tháng.
- Nếu bạn bật/tắt một chiếc quạt 40W 5h/ngày với tốc độ cao nh ất
thì bạn phải trả thêm khoảng 2kwh/tháng nếu so sánh quạt ch ạy ở m ức
độ thấp nhất.
- Nếu bạn sử dụng một chiếc bàn là 750 W 10h/tuần thì số điện bạn
phải trả là 30 kwh/tháng.
* Tiết kiệm năng lượng mang lại lợi ích:
- Tiết kiệm tiền cho bạn và gia đình.
- Góp phần đảm bảo nhu cầu điện, gas, xăng…cho gia đình bạn và th ế
hệ con cháu của bạn.
- Góp phần hạn chế tình trạng cắt điện luân phiên tại khu v ực b ạn ở.
- Góp phần bảo vệ sự trong lành của môi trường - chính là bảo vệ sức
khỏe cho bạn và gia đình.


Bước 2: Tìm hiểu và đưa ra các giải pháp sử dụng an toàn và tiết kiệm
năng lượng trong trường học.
* Những cách tiết kiệm không mất chi phí, giá thành thấp.
- Dán những lưu ý thân thiện trong mỗi phòng học để nh ắc h ọc sinh
và giáo viên tắt đèn và các thiết bị điện khi không s ử d ụng.

- Rút phích cắm các thiết bị ra khỏi ổ khi không sử dụng.
- Giữ cửa ra vào và cửa sổ luôn được đóng kín trong mùa đông.
- Trong những ngày ấm, có thể mở cửa sổ và cửa ra vào, để đón gió.

- Khuyến khích tái sử dụng các vật liệu thân thiện và đ ặt thùng đ ựng rác
trong các phòng học.
- Thành lập các câu lạc bộ, nhóm, chịu trách nhiệm khuy ến khích s ử dụng
năng lượng hiệu quả trong toàn trường.
* Tiết kiệm thông qua các giải pháp chiếu sáng
Thống kê cho thấy, năng lượng dành cho chiếu sáng chiếm 30% năng
lương tiêu thụ trong trường học. Do đó, điều khiển chiếu sáng hiệu qu ả sẽ


giúp tiết kiệm ngân sách và nâng cao hiệu quả chiếu sáng tại các l ớp h ọc
và các không gian khác trong trường.
- Thay thế các đèn ống T12 và các đèn gắn cố định khác bằng các đèn
ống hiệu suất cao T8 hoặc T5 có phản quang và chấn lưu điện t ử.

- Sử dụng các nguồn sáng trực tiếp hoặc gián tiếp để cung cấp lượng ánh sáng.
- Trong các khu vực rộng như: Sảnh, hành làng, phòng th ể d ục, phòng
đa chức năng… có thể thay thế các đèn halogen bằng các đèn huỳnh quang.
- Cài đặt các bộ điều khiển công suất chiếu sáng đ ể gi ảm/tắt chi ếu
sáng cho những không gian không sử dụng.
- Thực hiện bảo dưỡng đều đặn như: Thay thế, lau chùi các bóng đèn
theo lịch cố định để tránh bụi tích tụ và đảm bảo ánh sáng chiếu ra là sáng
nhất.
- Trang bị đèn LED cho các biển hiệu lối đi, đèn LED tiêu thụ ít năng l ượng,
có vòng đời sử dụng lâu hơn, và không mất thời gian bảo dưỡng.


* Tiết kiệm năng lượng thông qua nâng cấp cơ sở hạ tầng
Việc nâng cấp hạ tầng cũng là các giải pháp để tiết kiệm năng l ượng.
- Sử dụng gạch cách nhiệt để xây dựng.
- Sử dụng các cửa ra vào và cửa sổ hiệu năng cao để có th ể đóng kính

cửa tránh thoát khí hoặc khí từ ngoài thâm nhập vào.
- Chọn cửa sổ có các tính năng như U-factor th ấp (t ỷ lệ thoát nhi ệt
thấp), có các lớp vật liệu phủ giúp truyền ánh sáng, kiểm soát đ ược đ ộ
chói và làm giảm tia cực tím…
- Thay thế các miếng đệm, bản lề cửa sổ, cửa ra vào để đảm bảo c ửa
luôn được khép kín.
- Giảm bức xạ mặt trời và chi phí cho điều hòa bằng cách s ử dụng
cửa sổ có mái che, sử dụng cửa chớp, hoặc mái nhà nhô ra, tr ồng cây g ần
cửa sổ…
- Sử dụng các tấm lợp mát, để giảm bớt năng lượng tích tụ trên mái
nhà, giảm chi phí cho các thiết bị làm mát, sử d ụng các l ớp ph ủ đ ặc bi ệt
hoặc bề mặt sơn phủ mầu sáng để giảm bức xạ mặt trời và làm giảm
nhiệt cho lớp mái che.
* Khích lệ học sinh cùng tham gia các hoạt động tiết kiệm năng
lượng


học.

- Đưa các hoạt động năng lượng thông minh vào thực hiện trong trường

- Tham gia các hoạt động này không chỉ giúp các em có thêm những kiến
thức bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng mà các em học sinh còn có thể
chia sẻ những kiến thức đó cho các thành viên trong gia đình, bạn bè xung
quanh.
- Tham gia ngay từ khi còn nhỏ tuổi, sẽ giúp học sinh l ớn lên v ới
những hiểu biết và nhận thức tốt về năng lượng và các vấn đề khác về
môi trường.
- Cần đa dạng các hoạt động năng lượng theo nhiều hình th ức hoạt
động vui, giải trí. Tạo ra các đội, nhóm hoặc câu l ạc bộ năng l ượng đ ể thúc

đẩy các hoạt động năng lượng và tái sinh hiệu quả trong toàn tr ường.
Bước 3: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền và giáo dục h ọc
sinh thực hiện các giải pháp sử dụng an toàn và tiết kiệm năng lượng
trong trường học.
Hoạt động 1. Lập kế hoạch thực hiện.
- Tìm hiểu thực tế việc sử dụng năng lượng của các bạn học sinh
trong trường.
- Nghiên cứu nội dung kiến thức các môn học trong ch ương trình, các
nguồn tài liệu trên Internet, các nguồn thông tin trên các ph ương tiện
thông tin đại chúng…để tìm hiểu và đưa các giải pháp s ử dụng an toàn và
tiết kiệm năng lượng hiệu quả, dễ thực hiện.
- Làm công tác tuyên truyền tới tất cả các bạn học sinh trong nhà
trường để cùng thực hiện.
Hoạt động 2. Tiến hành thu thập thông tin qua thực tế.
- Thăm nắm thực trạng sử dụng năng lượng của các lớp học trong các
thời điểm: trong giờ học, giờ ra chơi, giờ chào cờ và thể dục… Kết quả:


Giờ thể dục giữa giờ

Giờ chào cờ

Trong lớp điện vẫn sáng, quạt vẫn chạy
- Khảo sát nhận thức sử dụng năng lượng của các bạn h ọc sinh trong
trường thông qua bài trắc nghiệm với khoảng thời gian 15 phút( Tổng phụ
trách Đội cho tiến hành trong giờ sinh hoạt dưới cờ của Liên đội).
Hoạt động 3. Xử lí thông tin.
- Nghiên cứu những thông tin thu thập để xử lí, phân loại.
- Trên cơ sở các thông tin đưa ra những giải pháp phù h ợp cho việc s ử
dụng tiết kiệm năng lượng trong trường học..



Hoạt động 4. Thiết kế và trình bày các phương án, cách thức thực
hiện.
- Tuyên truyền tới toàn thể các bạn học sinh trong trường về các gi ải
pháp sử dụng tiết kiệm năng lượng ở trường học băng nhiều hình th ức:
Thứ nhất: Tham mưu với nhà trường, Đoàn TNCS HCM, Đội TNTP
HCM tổ chức lồng ghép ngoại khóa về an toàn và ti ết ki ệm năng
lượng trong nhà trường trong các buổi sinh ho ạt d ưới c ờ.
- Khẩu hiệu và chương trình tuyên truy ền (thời l ượng 15
phút) “Chung tay sử dụng an toàn và tiết kiệm năng lượng vì m ột
hành tinh xanh” với các nội dung cơ bản(đã nêu trong bước đầu của giải
pháp):
+ Năng lượng và các nguồn năng lượng trong trường học.
+ Thế nào là sử dụng tiết kiệm năng lượng?
+ Tại sao phải sử dụng tiết kiệm năng lượng?
+ Những cách tiết kiệm năng lượng không mất chi phí, dễ dàng th ực
hiện trong trường học.
Thứ hai: Dán các logo khuyến cáo, các khuyến nghị về giải pháp sử
dụng tiết kiệm năng lượng trong các lớp học và trong khuôn viên
trường ở những điểm mà học sinh dễ nhìn thấy.
+ Một số mẫu Logo:



+ Một số hình ảnh về thực hiện dán
logo:

Ba là: Phát các tờ khuyến cáo cho các học sinh trong trường để cùng
tham gia tuyên truyền tới các thành viên trong gia đình, các em h ọc

sinh tiểu học và mọi người dân cùng sử dụng tiết kiệm năng l ượng
trong đời sống cũng như trong sản suất hàng ngày.


+ Nội dung khuyến cáo:





+ Một số hình ảnh về hoạt động phát tờ rơi:





Giới thiệu một số nhãn năng lượng để mọi người khi mua sắm thiết
bị biết và lựa chọn sản phẩm thích hợp.



Bốn là: Đề xuất với các cấp chính quyền địa phương thông qua các
ban ngành , đoàn thể ở địa phương về giải pháp tiết kiệm năng
lượng thông qua nâng cấp cơ sở hạ tầng và mua sắm trang thi ết b ị c ơ
sở vật chất mới.
Năm là: Đề xuất với nhà trường, Đoàn, Đội phát động cuộc thi: “sử
dụng tiết kiệm năng lượng trong gia đình em” thông qua hình các
hình thức: vẽ tranh, viết bài, sáng tác th ơ, ca k ịch,…trong bu ổi ngo ại
khóa 26 – 03.
7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến:

Áp dụng cho công tác dạy học và giáo dục học sinh trong
trường THCS.
Ngoài ra có thể áp dụng cho công tác giáo dục trong các nhà tr ường, các
trung tâm bảo trợ, trung tâm đào tạo, bồi dưỡng…
8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Cần phối hợp với các giờ hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt, chào cờ; sự ủng
hộ, phối hợp của các đoàn thể trong và ngoài nhà tr ường THCS.


10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có th ể thu được do
áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức,
cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến l ần đầu, k ể c ả áp d ụng th ử
(nếu có) theo các nội dung sau:
10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có th ể thu được do áp
dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
Việc áp dụng các giải pháp trên trong công tác dạy học và giáo d ục trong
nhà trường đã góp phần giúp các em học sinh có được những hiểu biết cơ
bản về sử dụng tiết kiệm năng lượng. Các em biết được thực trạng việc
sử dụng năng lượng trong nhà trường, từ đó có ý thức sử dụng an toàn và
tiết kiệm năng lượng ở lớp, ở trường, trong gia đình và nh ững công
cộng. Đồng thời giúp tuyên truyền được tới mọi người các giải pháp về s ử
dụng tiết kiệm năng lượng, các quy định pháp luật về s ử dụng năng l ượng
mà nhà nước ta đã ban hành.
Việc áp dụng giải pháp trên còn góp phần thúc đẩy việc gắn kiến th ức lý
thuyết và thực hành trong nhà trường với thực tiễn đời sống, đẩy m ạnh
phương châm "học đi đôi với hành" bởi lẽ nội dung giải pháp nêu trên
chính là những phần kiến thức mà các em từng được nghiên cứu qua các
môn học trong chương trình THCS, giúp th ực hiện được mục tiêu học tập
của học sinh chúng ta là sau khi học xong chuẩn đầu ra không ch ỉ là ki ến

thức, mà cái quan trọng nhất là ta biết và làm được những gì. Nói cách khác
là giúp chúng ta biết cách xử lí một vấn đề trong thực tiễn cuộc sống. Nâng
cao ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ sự đa dạng sinh học quý giá của đ ất
nước, bảo vệ sự cân bằng sinh thái của môi trường. Và đây cũng chính là
năng lực cần hình thành cho các em, chuẩn bị hành trang cho các em nh ững
bước đi vững chắc trong cuộc đời của các em.
Với việc nghiên cứu và đưa ra các giải pháp nêu trên, tôi thi ết nghĩ n ếu bài
viết được tuyên truyền rộng rãi tới tất cả mọi người (đặc biệt là lứa tuổi
các bạn học sinh trung học) sẽ có những ý nghĩa quan tr ọng nh ư: m ọi
người luôn có và nâng cao ý thức khi sử dụng các dạng năng l ượng trong
học tập, làm việc cũng như trong đời sống hàng ngày. Góp ph ần vào cuộc
vận động sử dụng tiết kiệm năng lượng quốc gia theo nghị đ ịnh s ố
21/2011/NĐ-CP quy định chi tiết biện pháp thi hành luật s ử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả.( Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hi ệu
quả ban hành sửa đổi ngày 28/6/2010.)
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có th ể thu được do áp
dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:
………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………



×