Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

GIẢI PHÁP SỬ DỤNG TIẾT KIỆM NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH VIỆT ĐẠT HUYỆN NINH GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (545.13 KB, 68 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Sinh viên thực tập: Nguyễn Đình Biểu
Lớp: QTKDTH-K39
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh tổng hợp
Hệ: Tại chức
Đề tài:
GIẢI PHÁP SỬ DỤNG TIẾT KIỆM NGUYÊN VẬT LIỆU
TẠI CÔNG TY TNHH VIỆT ĐẠT HUYỆN NINH GIANG
Hải Dương, Tháng 4 năm 2010
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Sinh viên thực tập: Nguyễn Đình Biểu
Lớp: QTKDTH-K39
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh tổng hợp
Hệ: Tại chức
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS.Nguyễn Ngọc Huyền
Đề tài:
GIẢI PHÁP SỬ DỤNG TIẾT KIỆM NGUYÊN VẬT LIỆU
TẠI CÔNG TY TNHH VIỆT ĐẠT HUYỆN NINH GIANG
Hải Dương, Tháng 4 năm 2010
MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 1
Chương I. Lịch sử ra đời và những kết quả đã đạt được của công
ty TNHH Việt Đạt
3


1- Lịch sử ra đời và phát triển của Công ty TNHH Việt Đạt 3
2- Cơ cấu tổ chức và quy trình sản xuất của Công ty 4
2.1- Cơ cấu tổ chức của Công ty 4
2.2- Quy trình sản xuất của Công ty 7
3- Những thành tựu chủ yếu mà Công ty đã đạt được 8
3.1- Vốn 8
3.2- Lao động 10
3.3- Sản phẩm chủ yếu 12
4.4- Doanh thu 12
3.5- Chi phí 14
3.6- Lợi nhuận 16
3.7- Thu nhập bình quân 16
3.8- Nộp ngân sách 17
3.9- Tỷ suất lợi nhuận 17
3.9.1- Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí 17
3.9.2- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 18
3.9.3- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 18
4- Các đặc điểm kinh tế - kỹ thuật ảnh hưởng đến công tác sử dụng
nguyên vật liệu
19
4.1- Chất lượng máy móc thiết bị của Công ty 19
4.2- Trình độ tay nghề lao động của Công ty 19
4.3- Kết cấu sản phẩm 20
4.4- Tính chất nguyên vật liệu sử dụng 22
Chương II. Tình hình sử dụng nguyên vật liệu tại Công ty TNHH
Việt Đạt
23
1- Tình hình sử dụng nguyên vật liệu của Công ty 23
1.1- Tình hình chung về sử dụng nguyên vật liệu tại Công ty 23
1.2- Tình hình sử dụng các loại nguyên vật liệu chính của Công ty 25

1.3- Tình hình sử dụng các loại nguyên vật liệu phụ của Công ty 29
2- Các giải pháp mà Công ty đã áp dụng 31
2.1- Định mức sử dụng nguyên vật liệu 31
2.1.1- Định mức bao PP trắng (62x104)70g 31
2.1.2- Định mức bao PP xanh (65x113)85g 32
2.1.3- Định mức bao PP trắng (65x113)80g 32
2.2- Kế hoạch sử dụng nguyên vật liệu của Công ty 33
2.2.1- Căn cứ vào quy mô và công suất sản xuất 33
2.2.2- Tình hình giá cả trên thị trường 34
2.2.3- Số lượng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường 34
2.2.4- Nguồn tài chính của Công ty 35
2.3- Tình hình cung ứng nguyên vật liệu của Công ty 35
2.4- Tình hình dự trữ nguyên vật liệu của Công ty 37
2.4.1- Quy mô và định mức sản phẩm 37
2.4.2- Hàng tồn kho, hàng dự trữ, nhu cầu thị trường 37
2.4.3- Vòng đời sản phẩm 38
2.5- Tình hình sử dụng nguyên vật liệu của Công ty 38
2.6- Các chính sách đãi ngộ của Công ty về sử dụng tiết kiệm
nguyên vật liệu
40
3- Hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu của Công ty 41
3.1- Những kết quả mà Công ty đã đạt được trong quá trình sử
dụng nguyên vật liệu
41
3.2- Những hạn chế của Công ty trong việc sử dụng nguyên vật
liệu
42
3.3- Nguyên nhân của những hạn chế trên 43
Chương III. Một số biện pháp nhằm tăng cường công tác sử
dụng nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Việt Đạt

45
1- Phương hướng phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của Công
ty có ảnh hưởng tới công tác sử dụng nguyên vật liệu
45
2- Một số biện pháp nhằm tăng cường công tác sử dụng nguyên vật
liệu
45
2.1- Tăng cường công tác tính định mức nguyên vật liệu tại Công
ty
45
2.2- Tăng cường công tác xây dựng kế hoạch sử dụng nguyên vật
liệu tại Công ty
46
2.2.1- Tăng cường công tác xây dựng kế hoạch dựa vào quy mô
và công xuất sản xuất
46
2.2.2- Tăng cường công tác xây dựng kế hoạch dựa vào giá cả
thị trường
46
2.2.3- Tăng cường công tác xây dựng kế hoạch dựa vào nguồn
tài chính của Công ty
47
2.3- Xây dựng kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu 47
2.3.1- Tăng cường công tác nghiên cứu các yếu tố để xây dựng
kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu
47
2.3.2- Tăng cường công tác xác định số lượng nguyên vật liệu
cần cung ứng để xây dựng kế hoạch
48
2.3.3- Tăng cường công tác xác định chất lượng và dự kiến 49

người cung ứng nguyên vật liệu
2.4- Hoàn thiện công tác dự trữ và đặt hàng tối ưu 49
2.5- Tăng cường công tác lưu kho của Công ty 54
2.6- Tăng cường công tác sử dụng nguyên vật liệu của Công ty 57
2.7- Hoàn thiện các chính sách đãi ngộ trong vấn đề sử dụng tiết
kiệm nguyên vật liệu của Công ty
57
3- Kiến nghị đề xuất của Công ty 58
Kết luận 59
DANH MỤC VIẾT TẮT
NVL: Nguyên vật liệu
CSH: Chủ sở hữu
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
ĐH: Đại học
CĐ: Cao đẳng
TC: Tại chức
LỜI NÓI ĐẦU
Trong nền kinh tế quốc dân, doanh nghiệp sản xuất là tế bào của nền
kinh tế, là đơn vị trực tiếp tiến hành các hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm.
Cũng như bất kỳ doanh nghiệp sản xuất nào khác, Công ty TNHH Việt Đạt
trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình đều phải tính toán các chi phí
bỏ ra và thu về. Đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường hiện nay, muốn tồn tại
và phát triển Công ty phải có biện pháp sử dụng nguyên vật liệu một cách hợp
lý. Phải tổ chức tốt công tác sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu, phải kiểm tra
giám sát việc chấp hành việc sử dụng nguyên vật liệu để từ đó góp phần giảm
những chi phí không cần thiết trong quá trình sản xuất tăng lợi nhuận cho
Công ty. Muốn đạt được điều đó Công ty phải có các giải pháp sử dụng tiết
kiệm nguyên vật liệu, các chính sách đãi ngộ đối với người lao động, nâng
cao ý thức tổ chức kỷ luật trong quá trình sản xuất, quản lý một cách chặt chẽ
từ khâu thu mua đến khâu sử dụng, vừa đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất vừa tiết

kiệm nguyên vật liệu chống mọi hiện tượng sâm phạm tài sản của Nhà nước
và tài sản của đơn vị.
Trong các hoạt động quản trị của Công ty, em đặc biệt quan tâm đến
công tác quản trị sử dụng nguyên vật liệu. Vì vậy, em mạnh dạn lựa chọn
chuyên đề "Giải pháp sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu của Công ty
TNHH Việt Đạt". Mong rằng qua chuyên đề này em có điều kiện thực tế để
hoàn thiện kiến thức của mình.
Được sự hướng dẫn của thầy giáo PGS.TS.Nguyễn Ngọc Huyền cùng
với sự giúp đỡ của Ban Giám đốc Công ty TNHH Việt Đạt và của bộ phận
kế toán Công ty, em đã cố gắng hoàn thành báo cáo chuyên đề thực tập của
mình. Song, do còn hạn chế về thời gian thực tập và kiến thức của bản thân,
em chưa thể phân tích chuyên sâu từng vấn đề cụ thể của Công ty. Do đó,
những sai sót trong bản báo cáo của mình là không thể tránh khỏi. Và để kết
Nguyễn Đình Biểu QTKDTH - K39 Hải Dương
1
quả thực tập được tốt hơn, để có điều kiện củng cố và hoàn thiện hơn kiến
thức của mình, em rất mong nhận được sự đóng góp của tất cả các thầy cô và
của các bạn.
Hải Dương, tháng 04/2010
Sinh viên
Nguyễn Đình Biểu
Nguyễn Đình Biểu QTKDTH - K39 Hải Dương
2
CHƯƠNG I
LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ NHỮNG KẾT QUẢ ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC
CỦA CÔNG TY TNHH VIỆT ĐẠT
1- Lịch sử ra đời và phát triển của Công ty TNHH Việt Đạt
Xuất phát từ nhu cầu thực tế của thị trường trong nước với sự ra đời của
nhiều loại hàng hoá, sản phẩm. Nhu cầu về số lượng và chất lượng bao bì
dùng để bảo quản sản phẩm và phục vụ cho quá trình vận chuyển hàng hoá

được dễ dàng. Trên thị trường đã có rất nhiều các nhà đầu tư thành lập các
doanh nghiệp, các công ty chuyên sản xuất các loại bao bì, bao gói sản phẩm.
Trong số đó dựa trên nhu cầu tiêu dùng của thị trường và những lợi thế đặc
biệt mà địa lý mang lại ngày 25 tháng 4 năm 2003 Sở kế hoạch đầu tư Tỉnh
Hải Dương đã cấp giấy phép kinh doanh số 0412000015 cho phép thành lập
Công ty TNHH Việt Đạt chuyên sản xuất bao bì PP với trụ sở đóng tại khu 3
thị trấn Ninh Giang, Huyện Ninh Giang, Tỉnh Hải Dương.
Tổng diện tích toàn Công ty: 1.500 m
2
.
Hình thức pháp lý: Công ty TNHH
Mã số thuế: 0100867780002
Điện thoại: 03203766322 Fax: 03203766322
Tuy mới được thành lập Công ty gặp không ít khó khăn xong Công ty
đã từng bước khẳng định vị thế của mình trong nền kinh tế thị trường và vững
bước đi lên. Hiện nay Công ty đang chú trọng đến việc đổi mới dây chuyền
công nghệ, đào tạo cán bộ công nhân viên nhằm làm tăng năng suất lao động,
nâng cao chất lượng của sản phẩm phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của
khách hàng. Hàng năm Công ty có khoảng 150 đơn đặt hàng trở lên, với
mạng lới tiêu thụ rộng khắp ở các tỉnh phía Bắc như: Hải Dương, Hà Nội,
Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Nam Định,… Không chỉ dừng ở đó, Ban
Giám đốc Công ty còn mong muốn sản phẩm của mình sẽ có mặt tại các tỉnh
Nguyễn Đình Biểu QTKDTH - K39 Hải Dương
3
phía Nam trong một ngày gần nhất.
Chức năng nhiệm vụ: Được thành lập từ năm 2003, là một đơn vị kinh
tế với ngành nghề chủ yếu là sản xuất loại vỏ bao bì PP cung ứng cho thị
trường. Công ty căn cứ vào đơn đặt hàng của khách hàng mà phòng kinh
doanh chuyển đến ban Giám đốc giao cho phòng kế hoạch lập kế hoạch sản
xuất, chuẩn bị máy móc thiết bị, vật tư đầu vào, phân phối công việc cho các

tổ sản xuất nhằm đảm bảo đúng yêu cầu của đơn đặt hàng đã ký kết đảm bảo
giao hàng đúng thời hạn.
Các tổ đội sản xuất nhận được lịch làm việc sẽ phải triển khai công việc
đúng tiến độ, đúng yêu cầu kỹ thuật. Trong đó các tổ đội sản xuất lại được
chia thành 3 ca làm việc như sau:
Ca 1 từ 6h - 14h
Ca 2 từ 14h - 22h
Ca 3 từ 22h - 6h sáng hôm sau.
Do quy mô sản xuất còn nhỏ, máy móc thiết bị còn ít, khối lượng công
việc lớn nên buộc các tổ sản xuất phải làm việc theo từng ca nhỏ nhằm tận
dụng hết công suất máy móc, giảm thiểu một số chi phí khác cho Công ty.
Theo sự chỉ đạo của phòng kế hoạch và ca trưởng, các ca sẽ làm việc và
phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng và cân đối, đảm bảo cho bộ máy sản
xuất được hoạt động đều đặn và liên tục đồng thời đảm bảo cung cấp sản
phẩm đúng thời hạn cho khách hàng.
Công ty do tư nhân thành lập, hạn chế về vốn nên có quy mô sản xuất
nhỏ. Vì vậy đòi hỏi phải tận dụng tối đa cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị để
phục vụ cho sản xuất nhằm nâng cao năng suất và đáp ứng được nhu cầu của
thị trường.
2- Cơ cấu tổ chức và quy trình sản xuất của Công ty
2.1- Cơ cấu tổ chức của Công ty
Trong cơ chế quản lý điều hành, để đảm bảo nghiêm túc chế độ một thủ
trưởng, phát huy hết năng lực chuyên môn của các bộ phận, tăng cường trách
Nguyễn Đình Biểu QTKDTH - K39 Hải Dương
4
nhiệm cá nhân, đảm bảo không có tình trạng thiếu trách nhiệm, thiếu kỷ luật
lao động, đồng thời để thu hút đông đảo cán bộ công nhân viên tham gia quản
lý. Bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Việt
Đạt Ninh Giang - Hải Dương bao gồm các bộ phận như sau:
- Giám đốc: Ông Vũ Văn Quế

Là người quản lý cao nhất của Công ty, chịu trách nhiệm chung tình
hình sản xuất kinh doanh của Công ty và trực tiếp chỉ đạo các phòng ban, chịu
trách nhiệm trước Nhà nước và tập thể công nhân viên về hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty.
- Phó Giám đốc: Ông Nguyễn Thanh Bình
Là người tham mưu và giúp việc cho Giám đốc, chịu trách nhiệm về kế
hoạch kinh doanh và toàn bộ công việc của Công ty khi Giám đốc vắng mặt.
Chịu trách nhiệm pháp nhân trước Pháp luật và cấp trên trong lĩnh vực mình
phụ trách.
* Các phòng ban chức năng: Được tổ chức theo yêu cầu của việc
quản lý, sản xuất kinh doanh của Công ty. Các phòng ban chịu sự chỉ đạo trực
tiếp và giúp việc cho Ban giám đốc, đảm bảo lãnh đạo hoạt động sản xuất
kinh doanh thống nhất.
- Bộ phận kế hoạch cùng với Phó giám đốc: Phòng kế hoạch đề ra
những giải pháp chiến lược, lập kế hoạch sản xuất, chỉ đạo kỹ thuật cho các tổ
sản xuất, cung cấp thiết bị vật tư kịp thời cho các tổ.
- Bộ phận tài chính kế toán: Là phòng có chức năng tham mưu cho
giám đốc, tổ chức thực hiện và chỉ đạo các bộ phận thuộc Công ty, thực hiện
đúng pháp lệnh kế toán thống kê, xây dựng kế hoạch tài chính, sử dụng tài sản
vật tư, sử dụng quỹ khấu hao, tài sản cố định để mua sắm, hoạch toán giá
thành lỗ lãi cho Công ty. Giám sát chính xác và kịp thời mọi nghiệp vụ kế
toán phát sinh trong Công ty. Quản lý tốt nguồn vốn, luân chuyển vốn, theo
dõi công nợ, tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm, xác định kết
quả kinh doanh để cung cấp thông tin chính xác cho Ban giám đốc về quá
Nguyễn Đình Biểu QTKDTH - K39 Hải Dương
5
trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Thực hiện nghĩa vụ thu nộp
ngân sách đối với Nhà nước.
- Bộ phận kinh doanh: Là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu
giúp cho Giám đốc quản lý chỉ đạo, điều hành hoạt động sản xuất của toàn

Công ty bảo đảm có hiệu quả và tuân thủ đúng quy định của Pháp luật và của
Nhà nước trên các lĩnh vực: đảm bảo nguồn hàng, chiến lược kinh doanh,
chính sách giá cả, cơ chế hoạt động. Tham mưu cho Giám đốc trong công tác
đàm phán ký kết hợp đồng kinh tế, tổ chức khai thác và mở rộng mạng lưới
kinh doanh. Bên cạnh đó phải tham mưu cho Giám đốc nắm bắt được kết quả
và diễn biến tình hình kinh doanh của Công ty.
Có nhiệm vụ tư vấn, giới thiệu sản phẩm tới khách hàng, thiết lập mạng
lưới tiêu thụ giao dịch với khách hàng, tham mưu với Giám đốc về các đơn
đặt hàng, báo giá với khách hàng,…
- Các tổ sản xuất: Chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc về kỹ thuật,
số lượng, chất lượng sản phẩm sản xuất ra.
Sơ đồ 1: Bộ máy quản lý của Công ty
Chú thích:
Chỉ đạo trực tuyến
Quan hệ phối hợp
Nguyễn Đình Biểu QTKDTH - K39 Hải Dương
6
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Phòng kinh doanh Phòng kế toán
Phòng kế hoạch
Tổ kéo
Tổ dệt
Tổ cắt
Tổ may
Tổ in
2.2- Quy trình sản xuất của Công ty
Từ sơ đồ 2 ta thấy hạt nhựa được mua từ bên ngoài, do Công ty ký hợp
đồng với các trung tâm sản xuất tạo hạt nhựa hoặc Công ty tự tạo hạt nhựa
bằng những phế bao PP và Công ty thu mua phế bao từ bên ngoài để làm

nguyên liệu sản xuất chính tạo ra sản phẩm.
- Nguyên liệu là khâu quan trọng từ khâu thu mua bảo quản cất giữ và
đảm bảo đủ nguyên liệu để duy trì sản xuất kinh doanh.
- Kéo sợi là khâu tạo thành các cuộn sợi đảm bảo đúng tiêu chuẩn chất
lượng để đưa vào máy dệt.
- Dệt là khâu dệt tạo thành các tấm vải bao PP (đơn vị tính cm
2
, m
2
) và
đem đến tổ cắt.
Sơ đồ 2: Quy trình sản xuất bao bì PP của Công ty
Nguyễn Đình Biểu QTKDTH - K39 Hải Dương
7
Mua hạt nhựa Tạo hạt
Nguyên vật liệu
Kéo sợi
Dệt
Cắt
In Máy
Thành phẩm Phế phẩm
- Cắt là khâu cắt thành từng vỏ bao có kích cỡ dài, rộng theo đơn đặt
hàng.
- In là khâu in theo mẫu bản in của từng đơn đặt hàng.
- Máy là khâu máy thành bao PP theo kích cỡ đã được tổ cắt đưa sang
để máy theo tiêu chuẩn chất lượng của đơn đặt hàng.
- Thành phẩm được kiểm nghiệm theo đúng tiêu chuẩn chất lượng, theo
đơn hàng và nhập kho thành phẩm tại kho của Công ty.
- Phế phẩm là khâu sản xuất do bị lỗi, rách, không đúng quy cách, tiêu
chuẩn chất lượng của đơn đặt hàng yêu cầu sẽ được quay trở lại để tạo hạt.

3- Những thành tựu chủ yếu mà Công ty đã đạt được
3.1- Vốn
Công ty TNHH Việt Đạt có quy mô và số vốn nhỏ được thể hiện qua
bảng 1. Việc phân tích nguồn vốn về mặt kinh tế người xem thấy được thực
trạng nguồn tài chính của Công ty. Về mặt pháp lý người xem thấy được tính
trách nhiệm của Công ty về tổng số vốn đã đăng ký kinh doanh với Nhà nước,
về tổng số tài sản đã hình thành bằng vốn vay đối tượng khác cũng như trách
nhiệm phải thanh toán các khoản nợ với người lao động, với nhà cung cấp,
thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách với Nhà nước.
- Nguồn vốn chủ sở hữu có xu hướng giảm, năm 2005 chiếm 67%, đến
năm 2009 chỉ còn 30,6% so với tổng nguồn vốn.
Tổng nguồn vốn đã tăng đều qua các năm nhưng nguồn vốn chủ sở hữu
và vốn kinh doanh tăng không đáng kể. Nguồn vốn tăng chủ yếu là tài sản lưu
động và đầu tư ngắn hạn, năm 2006 tăng so với năm 2005 là 46,7%; năm
2007 tăng so với năm 2006 là 68,8%; năm 2008 tăng so với năm 2007 là
33,2%; năm 2009 tăng so với năm 2008 là 17,5%.
Tài sản số định và đầu tư dài hạn tăng không đáng kể, năm 2006 tăng
so với năm 2005 là 43% vì đầu tư thêm máy móc thiết bị và nhà xưởng; năm
2007 so với năm 2006 giảm 2%; năm 2008 và 2009 không tăng vì không đầu
tư thêm.
Nguyễn Đình Biểu QTKDTH - K39 Hải Dương
8
Bảng 1: Tình hình nguồn vốn của Công ty qua 5 năm 2005-2009
Đơn vị tính: Đồng
T
T
Chỉ tiêu
Năm
2005 2006 2007 2008
2009

1 Tổng nguồn vốn 4.160.628.495 6.036.206.607 7.655.564.275 9.084.807.257 11.274.596.365
2 Nguồn vốn CSH 2.778.938.711 2.920.224.644 3.016.903.296 3.266.875.128 3.452.543.296
3 Nguồn vốn kinh doanh 3.481.963.625 3.481.963.625 3.481.963.625 3.016.903.296 3.743.921.573
4
Tài sản cố định, đầu tư dài
hạn
2.486.602.934 3.579.649.784 3.509.256.094 3.562.256.094 3.562.256.094
5
Tài sản lưu động và đầu tư
ngắn hạn
1.674.025.561 2.456.556.823 4.146.308.181 5.522.551.163 6.489.305.352
Nguồn: Bộ phận tài chính kế toán Công ty
Nguyễn Đình Biểu QTKDTH - K39 Hải Dương
9
3.2- Lao động
Là yếu tố đầu vào đóng vai trò quan trọng trong sản xuất kinh doanh.
Việc sử dụng đúng lao động theo chuyên môn và đầy đủ về mặt số lượng là
một điều kiện quan trọng góp phần thúc đẩy công việc kinh doanh phát triển.
Tình hình lao động của Công ty được tổng hợp qua bảng sau:
Bảng 2: Tình hình lao động các năm 2005-2009
Đơn vị tính: Người
Chỉ tiêu
Năm
2005 2006 2007 2008 2009
Tổng lao động 120 125 127 130 134
1. Phân theo tính chất
- Lao động trực tiếp 104 109 111 114 118
- Lao động gián tiếp 16 16 16 16 16
2. Phân theo trình độ
- ĐH, CĐ, TC 16 16 16 16 16

- Công nhân 104 109 111 114 118
Tỷ lệ lao động có trình độ:
TC, CĐ, ĐH (%)
15,4 14,7 14,4 14 13,5
Nguồn: Bộ phận tài chính kế toán Công ty
Công ty có một bộ máy lao động gồm những người lao động trẻ tuổi,
tuổi đời bình quân là 35 tuổi.
Đội ngũ lao động của Công ty chủ yếu là công nhân, tỷ lệ lao động có
trình độ từ trung cấp trở lên là 15% là thấp. Tuy nhiên do Công ty nằm trong
lĩnh vực sản xuất nên mặc dù tỷ lệ lao động có trình độ thấp nhưng vẫn đáp
ứng được yêu cầu công việc.
* Lao động trực tiếp đòi hỏi người công nhân phải có tay nghề kỹ thuật:
Kỹ thuật về vẽ, dệt, may và một số nghề kỹ thuật khác.
- Hiện nay một số công nhân trong Công ty đã được đào tạo nghề cơ
bản là 100%.
Nguyễn Đình Biểu QTKDTH - K39 Hải Dương
10
- Khi Công ty tuyển dụng công nhân phải thi tuyển trình độ tay nghề.
- Công nhân được tuyển dụng sẽ phân loại trình độ tay nghề để đào tạo,
đào tạo lại hoặc đưa vào sử dụng.
* Lao động gián tiếp gồm 16 người, bao gồm các bộ phận sau:
+ Ban giám đốc: 2 người.
+ Kế toán tài chính: 4 người.
+ Kinh doanh: 6 người.
+ Kế hoạch: 4 người.
- Chất lượng lao động đòi hỏi có trình độ kỹ thuật, lao động được chia
làm 3 ca.
- Công ty trả lương theo lương sản phẩm, tiền lương bình quân hiện tại
khoảng 1.200.000 đ/người/tháng.
- Số công nhân được đóng bảo hiểm là 40%.

Từ bảng 2 ta thấy tổng số lao động ngày càng tăng, số lao động trực
tiếp tăng là chủ yếu, năm 2009 so với năm 2005 tăng 13,4%. Điều này chứng
tỏ cơ cấu lao động của Công ty là rất hợp lý vì có xu hướng tăng cơ cấu lao
động trực tiếp, xu hướng này hoàn toàn phù hợp với định hướng phát triển
nguồn lao động của Công ty nói riêng và của mỗi doanh nghiệp hoạt động
trong cơ chế thị trường hiện nay nói chung.
Ngoài ra Công ty còn thuê lao động mùa vụ, khi thuê lao động mùa vụ
Công ty sẽ hợp đồng với 1 người tổ trưởng và tất cả mọi hoạt động với lao
động thời vụ đều thông qua tổ trưởng. Tuỳ thuộc vào thời điểm để thuê mức
lao động thời vụ cho phù hợp, nếu thời tiết năng, lượng bao phế thu mua về
nhiều thì sẽ thuê lao động thời vụ nhiều (khoảng trên dưới 30 người), nếu thời
tiết mưa, lượng bao phế ít thì sẽ cắt giảm lượng lao động thời vụ cho phù hợp
với tình hình thực tế.
3.3- Sản phẩm chủ yếu
Sản phẩm chủ yếu của Công ty là bao bì PP được phân theo các tiêu chí
Nguyễn Đình Biểu QTKDTH - K39 Hải Dương
11
sau:
- Phân theo trọng lượng sử dụng của sản phẩm có các loại bao 10kg,
20kg, 50kg, 70Kg.
- Phân theo mầu của sản phẩm có các loại bao như: Mầu xanh, mầu
trắng, mầu đỏ, mầu vàng, thổ cẩm…
- Phân loại theo trọng lượng của bao có các bao 30g, 50g, 65g, 70g,
80g, 90g…
- Phân loại theo kích cỡ bao có các loại chủ yếu như: 65x113, 62x104,
53x84, 40x45…
- Phân loại theo chất lượng thì có loại hàng đẹp, hàng thường, hàng
chợ…
4.4- Doanh thu
Qua bảng 3 ta thấy doanh thu gộp và doanh thu thuần của Công ty tăng

đều qua các năm. Doanh thu từ hoạt động tài chính và doanh thu thu nhập bất
thường riêng năm 2005 không có. Năm 2006 doanh thu thu nhập bất thường
tăng vì một số nhà kho của Công ty bị tháo dỡ do nằm trong diện tích giải
phóng mặt bằng của UBND huyện nên được đền bù. Năm 2007 doanh thu thu
nhập bất thường vì Công ty cho thuê ngoài một phần nhà kho và xe ô tô.
Doanh thu gộp của Công ty năm 2006 tăng so với năm 2005 là 89,8%;
năm 2007 tăng so với năm 2006 là 46,4%; năm 2008 tăng so với năm 2007 là
48,3%; năm 2009 tăng so với năm 2008 là 23,8%.
Doanh thu thuần của Công ty năm 2006 tăng so với năm 2005 là 85%;
năm 2007 tăng so với năm 2006 là 50%; năm 2008 tăng so với năm 2007 là
48,3%; năm 2009 tăng so với năm 2008 là 23,8%.
Năm 2008 và năm 2009 doanh thu thu nhập bất thường và doanh thu từ
hoạt động tài chính có nhưng chiếm phần rất nhỏ so với doanh thu gộp.
Nguyễn Đình Biểu QTKDTH - K39 Hải Dương
12
Bảng 3: Kết quả doanh thu của Công ty qua 5 năm 2005-2009
Đơn vị tính: Đồng
TT Chỉ tiêu
Năm
2005 2006 2007 2008 2009
1 Doanh thu gộp 4.189.142.335 7.951.491.165 11.646.560.648 17.269.780.366 21.385.954.275
2 Doanh thu thuần 4.189.142.335 7.757.450.483 11.645.773.164 17.268.894.141 21.384.587.392
3
Doanh thu hoạt
động tài chính
231.634 787.484 886.225 1.366.883
4
Doanh thu thu
nhập bất thường
193.809.048 23.618.182 500.000 1.000.000

Nguồn: Bộ phận tài chính kế toán Công ty
Nguyễn Đình Biểu QTKDTH - K39 Hải Dương
13
3.5- Chi phí
Tổng chi phí của Công ty tăng đều nhưng tăng khá nhanh vì chi phí
quản lý doanh nghiệp tăng nhanh. Năm 2005 Công ty mới đi vào hoạt động
nên mọi khoản chi phí đều chưa phát sinh nhiều. Đặc biệt năm 2006 tuy chi
phí quản lý doanh nghiệp chưa cao nhưng tổng chi phí của Công ty vẫn tăng
đột biến, nhất là các chi phí phát sinh (chi phí khác). Năm 2007 tuy các khoản
chi phí phát sinh không còn nhưng chi phí quản lý doanh nghiệp tăng khá cao,
chi phí tài chính cũng tăng nhưng so với năm 2007 tăng không đáng kể 14%.
Năm 2008 tuy chi phí tài chính không còn nhưng chi phí quản lý doanh
nghiệp lại tăng mạnh, chi phí bán hàng cũng tăng khá cao so với các năm
trước dẫn đến tổng chi phí cũng tăng. Năm 2009 không có chi phí tài chính
nhưng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng khá cao
nên dẫn đến tổng chi phí tăng theo.
Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng vì lương và các khoản phụ cấp tăng.
Các năm trước chi phí quản lý doanh nghiệp thấp vì 2005 và 2006 kế toán
Công ty không đưa lương cán bộ quản lý vào chi phí quản lý doanh nghiệp.
Năm 2005 không có chi phí bán hàng vì sản phẩm làm ra chỉ đủ cung
cấp ở thị trường trong tỉnh, chưa mất chi phí vận chuyển và các chi phí kèm
theo.
Năm 2006 Công ty đã bán sản phẩm sang các tỉnh khác nhưng do thuê
phương tiện bên ngoài nên Công ty không đưa chi phí vận chuyển vào chi phí
bán hàng.
Từ 2007 đến nay chi phí bán hàng tăng mạnh vì đã tính toàn bộ chi phí
vận chuyển vào chi phí bán hàng. Công ty phải đi các tỉnh khác để chào hàng
nên chi phí vận chuyển tăng mạnh. Ngoài ra còn vì lý do giá xăng dầu tăng,
sản phẩm vận chuyển xa dẫn đến tăng chi phí vận chuyển nên chi phí bán
hàng tăng.

Nguyễn Đình Biểu QTKDTH - K39 Hải Dương
14
Bảng 4: Chi phí của Công ty trong các năm 2005-2009
Đơn vị tính: Đồng
TT Chỉ tiêu
Năm
2005 2006 2007 2008 2009
1 Chi phí quản lý doanh nghiệp 15.873.474 44.159.061 150.627.940 214.302.719 238.529.284
2 Chi phí tài chính 71.425.080 81.429.017
3 Chi phí bán hàng 5.630.610 46.504.976 56.375.978
4 Chi phí khác 92.619.048
5 Tổng chi phí 15.873.474 208.203.189 237.687.567 260.807.695 294.905.262
Nguồn: Bộ phận tài chính kế toán Công ty
Nguyễn Đình Biểu QTKDTH - K39 Hải Dương
15
3.6- Lợi nhuận
Năm 2005 Công ty mới thành lập và đi vào hoạt động nên không những
chưa có lợi nhuận mà còn bị âm. Sang đến năm 2006 tình hình đã khả quan
hơn, Công ty không những đã có lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh mà còn
có lợi nhuận từ các hoạt động khác. Năm 2007 tuy lợi nhuận từ hoạt động
kinh doanh có phần tốt hơn nhưng lợi nhuận từ các hoạt động khác thì lại bị
giảm sút nên tổng lợi nhuận của Công ty lại bị thụt lùi so với năm trước. Năm
2008 lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh khá cao nên đã đẩy tổng lợi nhuận
nên rất cao, tăng so với năm 2007 là 241%. Năm 2009 lợi nhuận từ hoạt động
kinh doanh tăng so với năm 2008 là 21,2%.
Bảng 5: Các chỉ tiêu lợi nhuận của Công ty qua các năm 2005-2008
Đơn vị tính: Đồng.
TT Chỉ tiêu
Năm
2005 2006 2007 2008 2009

1
Lợi nhuận từ
kinh doanh
-140.865.088 51.561.285 73.060.470 249.471.832 302.397.472
2 Lợi nhuận khác 101.190.000 23.618.182 500.000 1.000.000
3
Tổng lợi nhuận
trước thuế
-140.865.088 152.751.285 96.678.652 249.971.832 303.397.472
4
Tổng lợi nhuận
sau thuế
-140.865.088 152.751.285 96.678.652 249.971.832 303.397.472
Nguồn: Bộ phận tài chính kế toán Công ty
3.7- Thu nhập bình quân
Thu nhập bình quân của người lao động tăng dần qua các năm: Năm
2006 tăng 87% so với năm 2005, năm 2007 tăng 4% so với năm 2006, năm
2008 tăng 3% so với năm 2007; năm 2009 tăng so với năm 2008 là 8,7%
Bảng 6: Thu nhập bình quân của người lao động từ năm 2005-2009
TT Chỉ tiêu Năm
Nguyễn Đình Biểu QTKDTH - K39 Hải Dương
16
2005 2006 2007 2008 2009
1 Số lao động (người) 120 125 127 130 134
2
Phải trả cho người
lao động (ngàn đồng)
608.771 1.185.000 1.241.100 1.313.961 1.472.867
3
Thu nhập bình quân

(ngàn đồng)
5.073 9.480 9.772 10.107 10.991
Nguồn: Bộ phận tài chính kế toán Công ty
3.8- Nộp ngân sách
Do hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày một tốt hơn so với
các năm trước nên số lượng nộp vào ngân sách Nhà nước cũng ngày một
nhiều hơn. Năm 2006 tăng so với năm 2005 là 69%; năm 2007 tăng so với
năm 2006 là 73%; năm 2008 tăng so với năm 2007 là 40%; năm 2009 tăng so
với năm 2008 là 26%.
Số phải nộp ngân sách Nhà nước của Công ty chủ yếu là thuế giá trị gia
tăng của hàng hoá và thuế môn bài. Thuế thu nhập doanh nghiệp Công ty
chưa phải nộp.
Bảng 7: Nộp ngân sách qua các năm 2005-2009
Đơn vị tính: Đồng
TT Chỉ tiêu
Năm
2005 2006 2007 2008 2009
1
Thuế và các
khoản phải
nộp ngân sách
420.363.193 713.227.874 1.231.843.612 1.720.334.755 2.173.529.485
Nguồn: Bộ phận tài chính kế toán Công ty
3.9- Tỷ suất lợi nhuận
3.9.1- Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí
Năm 2005 Công ty mới thành lập nên tỷ suất lợi nhuận trên chi phí là
âm 8,87; từ năm 2006 đến năm 2009 tuy tỷ xuất lợi nhuận trên chi phí có
phần tốt hơn nhưng vẫn còn thấp vì chi phí của Công ty cao.
Bảng 8: Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí các năm 2005-2009
TT Chỉ tiêu

Năm
2005 2006 2007 2008 2009
Nguyễn Đình Biểu QTKDTH - K39 Hải Dương
17
1
Tổng lợi nhuận
(ngàn đồng)
-140.865 152.751 96.678 249.971 303.397
2
Tổng chi phí
(ngàn đồng)
15.873 208.203 237.687 260.807 294.905
3
Tỷ suất lợi
nhuận
-8,87 0,73 0,41 0,96 1,03
Nguồn: Bộ phận tài chính kế toán Công ty
3.9.2- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Bảng 9: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu qua các năm 2005-2009
TT Chỉ tiêu
Năm
2005 2006 2007 2008 2009
1
Tổng lợi nhuận
(ngàn đồng)
-140.865 152.751 96.678 249.971 303.397
2
Tổng doanh thu
(ngàn đồng)
4.189.142 7.951.491 11.646.560 17.269.780 21.385.954

3
Tỷ suất lợi
nhuận
-0,0336 0,0192 0,0083 0,0145 0,0142
Nguồn: Bộ phận tài chính kế toán Công ty
Năm 2005 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu vẫn là âm 0,0336 vì lý do
Công ty mới thành lập. Năm 2006, 2008 và 2009 tỷ suất lợi nhuận đã tăng
nhưng vẫn chưa cao. Riêng năm 2007 tỷ suất lợi nhuận thấp so với 2006 và
2008, 2009 vì chi phí cao nên lợi nhuận thấp, dẫn đến tỷ suất lợi nhuận cũng
thấp.
3.9.3- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu năm 2005 là âm 0,0507 vì lý do
Công ty mới đi vào hoạt động. Các năm tiếp theo tỷ suất lợi nhuận đã tăng
nhưng tăng chưa cao. Năm 2007 tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu giảm
vì lợi nhuận thấp so với các năm khác.
Bảng 10: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu qua các năm 2005-2009
TT Chỉ tiêu
Năm
2005 2006 2007 2008 2009
1 Tổng lợi nhuận -140.865 152.751 96.678 249.971 303.397
Nguyễn Đình Biểu QTKDTH - K39 Hải Dương
18
(ngàn đồng)
2
Vốn chủ sở hữu
(ngàn đồng)
2.778.938 2.920.224 3.016.903 3.266.875 3.452.543
3
Tỷ suất lợi
nhuận

-0,0507 0,0523 0,0320 0,0765 0,0878
Nguồn: Bộ phận tài chính kế toán Công ty
4- Các đặc điểm kinh tế - kỹ thuật ảnh hưởng đến công tác sử dụng
nguyên vật liệu
4.1- Chất lượng máy móc thiết bị của Công ty
Công ty mới đi vào hoạt động từ tháng 4 năm 2003, với số vốn ban đầu
bỏ ra để đầu tư vào máy móc thiết bị là hơn 3 tỷ đồng. Hàng năm Công ty vẫn
thường xuyên đầu tư để duy tu bảo dưỡng máy móc thiết bị. Hiện nay, máy
móc thiết bị của Công ty chất lượng vẫn còn khá tốt vì thời gian hoạt động
chưa nhiều và liên tục được bảo dưỡng. Do đó chất lượng sản phẩm được bảo
đảm và nguyên vật liệu được sử dụng tiết kiệm tối đa. Số lượng sản phẩm sai
hỏng do máy móc thiết bị là rất hạn chế, đa số ở khâu kéo sợi, dệt và cắt là
chủ yếu. Vì nếu chất lượng sợi không tốt thì dẫn đến khi dệt sẽ bị đứt sợi hoặc
thiếu sợi. Còn ở khâu cắt phụ thuộc vào kích thước của sản phẩm có sử dụng
tối đa khổ sợi đã dệt hay không. Nếu kích thước của đơn đặt hàng sử dụng
được tối đa khổ sợi dệt thì ở khâu này sẽ giảm số lượng sợi phế phẩm.
4.2- Trình độ tay nghề lao động của Công ty
Tổng số lao động của Công ty hiện tại là 134 người. Trong đó lao động
trực tiếp là 118 lao động, lao động gián tiếp là 16 người. Lao động gián tiếp
chiếm tỷ lệ là 13,5% trong tổng số lao động.
Lao động phổ thông khi mới được tuyển vào được đào tạo nghề tại
Công ty 1 tháng. Những công nhân này được những công nhân có tay nghề
cao của Công ty hướng dẫn đào tạo nghề.
Công ty thuê chuyên gia nước ngoài về để đào tạo những công nhân
trong Công ty có năng lực để làm cán bộ kỹ thuật.
Đến nay đội ngũ lao động của Công ty đã khá ổn định, 100% công nhân
Nguyễn Đình Biểu QTKDTH - K39 Hải Dương
19

×