Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Nâng cao chất lượng phần đọc hiểu môn ngữ văn tại trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.8 KB, 32 trang )

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
Tháng 10/2013, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa XI đã thông qua Nghị quyết 29 - NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều
kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Xác
định được nhiệm vụ quan trọng đó nên những năm qua Bộ giáo dục đã không
ngừng đưa ra những giải pháp mang tính cải tiến như: chuẩn bị đổi mới chương
trình giáo khoa, đổi mới kiểm tra đánh giá, đổi mới phương pháp dạy học…
Những thay đổi đó nhằm phát triển năng lực người học, góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục, đáp ứng nhu cầu hội nhập Quốc tế của đất nước. Ngày
01/4/2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã gửi Công văn số
1656/BGDĐT-KTKĐCLGD về việc hướng dẫn tổ chức thi tốt nghiệp Trung học
phổ thông (THPT) năm 2014, trong đó có nội dung: Đề thi môn ngữ văn có 2
phần: Đọc hiểu và làm văn. Bộ GD&ĐT đề nghị các Sở giáo dục, các trường
THPT lưu ý việc thực hiện việc đổi mới kiểm tra đánh giá chất lượng học tập
môn Ngữ văn trong kì thi tốt nghiệp THPT, thực hiện theo hướng đánh giá năng
lực học sinh nhưng ở mức độ phù hợp. Cụ thể là tập trung đánh giá hai kỹ năng
quan trọng: kĩ năng đọc hiểu văn bản và kĩ năng viết văn bản. Đề thi gồm hai
phần: Đọc hiểu và Tự luận (làm văn), trong đó tỷ lệ điểm của phần làm văn
nhiều hơn phần Đọc hiểu.
Ngày 15/04/2014, Bộ GD & ĐT gửi văn bản đến các Sở GD&ĐT, các
trường THPT trong cả nước về hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp cho học sinh THPT.
Đây là hướng đổi mới kiểm tra đánh giá sự ghi nhớ những kiến thức của học
sinh chuyển sang kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh (tự mình
khám phá văn bản.) Cũng từ năm đó dạng câu hỏi Đọc hiểu bắt đầu được đưa
vào đề thi để thay thế cho dạng câu hỏi tái hiện kiến thức. Có thể nói đây là sự
đổi mới tích cực trong cách ra đề Ngữ văn theo định hướng mới. Nếu dạng câu
hỏi tái hiện kiến thức chỉ có thể kiểm tra học sinh ở mức nhận biết, thông hiểu,
có biết, hiểu, nắm được những kiến thức văn học đã được dạy trong chương


trình hay không thì dạng câu hỏi Đọc hiểu đã nâng cao hơn một mức vận dung
thấp, vận dụng sáng tạo, kiểm tra, phát triển được năng lực tự cảm nhận một văn
bản bất kì. (có thể văn bản đó hoàn toàn xa lạ đối với các em). Như vậy có thể
thấy, bên cạnh việc ôn tập, rèn kỹ năng viết phần tự luận thì việc ôn tập và rèn
kỹ năng làm dạng câu hỏi đọc hiểu là điều cần thiết phải trang bị cho học sinh.
Câu hỏi Đọc hiểu là một kiểu dạng khá mới mẻ được đưa vào đề thi THPT Quốc
gia nên chưa được cụ thể hóa thành một bài học riêng trong chương trình Ngữ
văn bậc trung học phổ thông. Dạng này cũng không có nhiều tài liệu, bài
viết chuyên sâu để tham khảo. Nó chưa “lộ diện” thành một bài cụ thể trong
sách giáo khoa, hơn nữa kiến thức đọc hiểu nằm rải rác trong chương trình học

1


môn Văn từ cấp II đến cấp III. Chính vì thế mà không ít giáo viên ôn thi THPT
Quốc gia tỏ ra lúng túng khi hướng dẫn học sinh làm bài. Điều đó cũng ảnh
hưởng ít nhiều đến chất lượng, kết quả bài thi của học sinh. Đọc hiểu văn bản là
một trong hai phần bắt buộc có trong một đề thi THPT Quốc gia. Phần này tuy
không chiếm phần lớn số điểm nhưng lại có vị trí rất quan trong bởi nó quyết
định điểm cao hay thấp trong một bài thi. Nếu học sinh làm sai hết phần này thì
chắc chắn điểm toàn bài còn lại dù có tốt mấy cũng chỉ đạt khoảng 6,0 đến 6,7
điểm. Ngược lại nếu học sinh làm tốt phần đọc hiểu các em sẽ có nhiều cơ hội
đạt điểm văn 7,0, 8,0 hoặc 9,75 điểm. Như vậy phần Đọc hiểu góp phần không
nhỏ vào kết quả thi môn Văn cũng như tạo cơ hội cao hơn cho các em xét tuyển
Đại học. Có thể nói ôn tập và làm tốt phần Đọc hiểu chính là giúp các em gỡ
điểm cho bài thi của mình. Vì vậy việc ôn tập bài bản để các em học sinh lớp
10,11 và 12 làm tốt phần đọc – hiểu, làm tốt bài kiểm tra cũng như bài thi của
mình càng trở nên cấp thiết.
Đối với học sinh Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Vĩnh phúc, nhất
là lớp 12, đây là phần kiến thức mà các em đang rất quan tâm, mong muốn được

các thầy cô củng cố để chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia. Hơn nữa, đa phần
các thầy cô dạy môn Văn là giáo viên trẻ tuổi đời, tuổi nghề nên có phần lung
túng khi ôn thi phần Đọc hiểu.
Xuất phát từ thực tiễn giảng dạy cũng như vai trò của một giáo viên tâm
huyết với nghề, đồng thời góp phần tháo gỡ những khó khăn trên, tôi đã lựa
chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng phần Đọc hiểu môn
Ngữ văn tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Vĩnh Phúc.
Đưa ra đề tài này, thông qua việc hướng dẫn các em học sinh ôn luyện
kiến thức lý thuyết, lưu ý cách làm bài, luyện tập các dạng đề Đọc hiểu, tôi
muốn nâng cao chất lượng làm dạng câu hỏi Đọc hiểu của học sinh THPT nói
chung, học sinh Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng, nhất là các em học
sinh lớp 12 chuẩn bị bước vào kì thi THPT Quốc gia .Vì thế khi nghiên cứu và
thực hiện đề tài này tôi đã hướng tới các mục đích cụ thể sau:
- Nắm vững những kiến thức lý thuyết liên quan đến câu hỏi Đọc hiểu
- Nhận diện, phân loại các loại câu hỏi Đọc hiểu theo phạm vi kiến thức.
- Hiểu được phương pháp, cách thức làm dạng câu hỏi này đạt kết quả cao.
- Luyện tập một số đề Đọc hiểu để rèn kĩ năng làm bài.
- Góp phần nâng cao chất lượng bộ môn, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
- Đề tài này cũng có thể coi là tài liệu để các giáo viên tham khảo khi dạy các
tiết ôn tập, ôn thi THPT Quốc gia, ôn thi đại học, ôn thi học sinh giỏi.
2. Tên sáng kiến:
Nâng cao chất lượng phần Đọc hiểu môn Ngữ văn tại Trung tâm Giáo dục
thường xuyên tỉnh Vĩnh Phúc.
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Trần Thị Phương Thảo
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc.
- Số điện thoại: 0988555547
2



- E- mail:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trần Thị Phương Thảo
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Lĩnh vực giáo dục, áp dụng cho học sinh Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh
Phúc, các lớp 10,11, đặc biệt là học sinh lớp 12.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:
Sáng kiến được áp dụng lần đầu cho học sinh lớp 10,11,12 tại Trung tâm
GDTX tỉnh Vĩnh Phúc, năm học 2017- 2018.
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
7.1. Về nội dung của sáng kiến:
A. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I. Khái niệm và mục đích đọc hiểu văn bản:
1. Khái niệm:
- Đọc là một hoạt động của con người, dùng mắt để nhận biết các kí hiệu và
chữ viết, dùng trí óc để tư duy và lưu giữ những nội dung mà mình đã đọc và sử
dụng bộ máy phát âm phát ra âm thanh nhằm truyền đạt đến người nghe.
- Hiểu là phát hiện và nắm vững mối liên hệ của sự vật, hiện tượng, đối tượng
nào đó và ý nghĩa của mối quan hệ đó. Hiểu còn là sự bao quát hết nội dung và
có thể vận dụng vào đời sống.
- Đọc hiểu là đọc kết hợp với sự hình thành năng lực giải thích, phân tích, khái
quát, biện luận đúng- sai về logic, nghĩa là kết hợp với năng lực, tư duy và biểu
đạt.
2. Mục đích:
Trong tác phẩm văn chương, đọc hiểu là phải thấy được:
- Nội dung của văn bản.
- Mối quan hệ ý nghĩa của văn bản do tác giả tổ chức và xây dựng.
- Thấy được tư tưởng của tác giả gửi gắm trong tác phẩm.
- Giá trị đặc sắc của các yếu tố nghệ thuật.
- Ý nghĩa của từ ngữ được dùng trong cấu trúc văn bản.
- Thể lọai của văn bản? Hình tượng nghệ thuật?

II. Phạm vi và yêu cầu của phần đọc - hiểu trong bài thi môn Ngữ văn
1. Phạm vi:
- Văn bản văn học (Văn bản nghệ thuật):
+ Văn bản trong chương trình (Nghiêng nhiều về các văn bản đọc thêm)
+ Văn bản ngoài chương trình (Các văn bản cùng loại với các văn bản được
học trong chương trình).
- Văn bản nhật dụng (Loại văn bản có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc
sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại như: Vấn dề
chủ quyền biển đảo, thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em,
ma tuý, ... Văn bản nhật dụng có thể dùng tất cả các thể loại cũng như các kiểu
văn bản song có thể nghiêng nhiều về loại văn bản nghị luận và văn bản báo
chí).
- Xoay quanh các vấn đề liên quan tới:
3


+ Tác giả
+ Nội dung và nghệ thuật của văn bản hoặc trong SGK hoặc ngoài SGK.
- 50% lấy trong SGK (và 50% ngoài SGK).
- Dài vừa phải. Số lượng câu phức và câu đơn hợp lý. Không có nhiều từ địa
phương, cân đối giữa nghĩa đen và nghĩa bóng.
2. Yêu cầu cơ bản của phần đọc – hiểu
- Nhận biết về kiểu (loại), phương thức biểu đạt, cách sử dụng từ ngữ, câu
văn, hình ảnh, các biện pháp tu từ,…
- Hiểu đặc điểm thể loại, phương thức biểu đạt, ý nghĩa của việc sử dụng
từ ngữ, câu văn, hình ảnh, biện pháp tu từ.
- Hiểu nghĩa của một số từ trong văn bản
- Khái quát được nội dung cơ bản của văn bản, đoạn văn.
- Bày tỏ suy nghĩ bằng một đoạn văn ngắn.
III. Những kiến thức cần có để thực hiện việc đọc – hiểu văn bản

1. Kiến thức về từ:
- Nắm vững các loại từ cơ bản: Danh từ, động từ, tính từ, trợ từ, hư từ,
thán từ, từ láy, từ ghép, từ thuần Việt, từ Hán Việt…
- Hiểu được các loại nghĩa của từ: Nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa gốc,
nghĩa chuyển, nghĩa biểu niệm, nghĩa biểu thái…
* Kiến thức về từ:
- Phân loại từ:
+ Dựa vào cấu tạo:
+ Từ đơn: Một âm tiết, nhiều âm tiết
+ Dựa vào chức năng: danh từ, động từ, tính từ (chú ý cách kết hợp từ ngữ
để xác định từ loại: vận động: danh từ + số từ; tính từ + rất, quá, lắm; động từ:
bị, được…)
+ Dựa vào nghĩa: đơn nghĩa, đa nghĩa
+ Dựa vào nguồn gốc: từ thuần Việt, từ Hán việt.
- Các biện pháp tu từ về từ: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, điệp từ, đối, nói giảm, nói
quá, chơi chữ,…
- Hiện tượng mở rộng nghĩa của từ; từ chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ
hoặc hoán dụ.
2. Kiến thức về câu
- Phân loại câu:
+ Dựa vào cấu tạo ngữ pháp:
Câu đơn: Câu đơn 2 thành phần ;Câu đơn đặc biệt
Câu ghép: Gồm câu ghép chính phụ và câu ghép đẳng lập.
+ Dựa vào mục đích nói:
Gồm: câu trần thuật, câu cầu khiến, câu cảm thán, câu nghi vấn.
+ Dựa vào phương thức trần thuật: câu trực tiếp - câu gián tiếp
- Các biện pháp tu từ về câu: Lặp cấu trúc cú pháp, đảo trật tự cú pháp, chêm
xen, điệp ngữ,….
- Các phép liên kết câu:
4



+ Phép lặp từ ngữ Lặp lại ở câu đứng sau những từ ngữ đã có ở câu trước
+ Phép liên tưởng (đồng nghĩa / trái nghĩa) Sử dụng ở câu đứng sau những từ
ngữ đồng nghĩa/ trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu
trước
+ Phép thế Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế các từ ngữ
đã có ở câu trước.
+ Phép nối Sử dụng ở câu sau các từ ngữ biểu thị quan hệ (nối kết)với câu trước
3. Về đoạn văn:
- Cách triển khai đoạn văn: quy nạp, diễn dịch, xong hành, móc xích, tổngphân-hợp.
- Liên kết đoạn: liên kết nội dung, hình thức.
4. Kiến thức về các biện pháp tu từ:
- Tu từ về ngữ âm: điệp âm, điệp vần, điệp thanh, tạo âm hưởng và nhịp điệu cho
câu,…
- Tu từ về từ: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, tương phản, chơi chữ, nói
giảm, nói tránh, thậm xưng,…
- Tu từ về câu: Lặp cú pháp, liệt kê, chêm xen, câu hỏi tu từ, đảo ngữ, đối, im
lặng,…
5. Kiến thức về văn bản:
- Các loại văn bản.
- Các phương thức biểu đạt .
IV. Cách thức ôn luyện:
1. Nắm vững lý thuyết:
- Thế nào là đọc hiểu văn bản?
- Mục đích đọc hiểu văn bản ?
2. Nắm được các yêu cầu và hình thức kiểm tra của phần đọc hiểu trong bài thi
quốc gia.
2.1. Về hình thức:
- Phần đọc hiểu thường là câu 2 điểm trong bài thi.

- Đề ra thường là chọn những văn bản phù hợp (Trong cả chương trình lớp 11 và
12 hoặc là một đọan văn, thơ, một bài báo, một lời phát biểu trong chương trình
thời sự… ở ngoài SGK) phù hợp với trinh độ nhận thức và năng lực của học
sinh.
2.2. Các câu hỏi phần đọc hiểu chủ yếu là kiến thức phần Tiếng Việt. Cụ thể:
- Về ngữ pháp, cấu trúc câu, phong cách ngôn ngữ.
- Kết cấu đọan văn; Các biện pháp nghệ thuật đặc sắc và tác dụng của biện
pháp đó trong ngữ liệu đưa ra ở đề bài.
* Hoặc tập trung vào một số khía cạnh như:
Nội dung chính và các thông tin quan trọng của văn bản?
Ý nghĩa của văn bản? Đặt tên cho văn bản?
Sửa lỗi văn bản….
B. NỘI DUNG ÔN TẬP:
PHẦN I: LÝ THUYẾT
5


I. Phong cách chức năng ngôn ngữ:
Yêu cầu:
- Nắm được có bao nhiêu loại?
- Khái niệm.
- Đặc trưng.
- Cách nhận biết.
1. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:
- Khái niệm: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là phong cách được dùng trong
giao tiếp sinh hoạt hằng ngày, thuộc hoàn cảnh giao tiếp không mang tính nghi
thức, dùng để thông tin ,trao đổi ý nghĩ, tình cảm….đáp ứng những nhu cầu
trong cuộc sống.
- Đặc trưng:
+ Giao tiếp mang tư cách cá nhân.

+ Nhằm trao đổi tư tưởng, tình cảm của mình với người thân, bạn bè, hàng xóm,
đồng nghiệp.
- Nhận biết:
Gồm các dạng: Chuyện trò, nhật kí, thư từ.
Ngôn ngữ: Khẩu ngữ, bình dị, suồng sã, địa phương.
2. Phong cách ngôn ngữ khoa học:
- Khái niệm: Là phong cách được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực nghiên
cứu, học tập và phổ biến khoa học.
+ Là phong cách ngôn ngữ đặc trưng cho các mục đích diễn đạt chuyên môn
sâu.
- Đặc trưng
+ Chỉ tồn tại chủ yếu ở môi trường của những người làm khoa học.
+ Gồm các dạng: khoa học chuyên sâu; Khoa học giáo khoa; Khoa học phổ
cập.
+ Có 3 đặc trưng cơ bản: (Thể hiện ở các phương tiện ngôn ngữ như từ
ngữ,câu, đọan văn,văn bản): Tính khái quát, trừu tượng; Tính lí trí, lô gíc; Tính
khách quan, phi cá thể.
3. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:
- Khái niệm:
+ Là loại phong cách ngôn ngữ được dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực văn
chương (Văn xuôi nghệ thuật, thơ, kich).
- Đặc trưng:
+ Tính thẩm mĩ.
+ Tính đa nghĩa.
+ Thể hiện dấu ấn riêng của tác giả.
4. Phong cách ngôn ngữ chính luận:
- Khái niệm: Là phong cách ngôn ngữ được dùng trong những văn bản trực
tiếp bày tỏ tư tưởng, lập trường, thái độ với những vấn đề thiết thực, nóng bỏng
của đời sống, đặc biệt trong lĩnh vực chính trị, xã hội.


6


- Mục đích: Tuyên truyền, cổ động, giáo dục, thuyết phục người đọc, người
nghe để có nhận thức và hành động đúng.
- Đặc trưng:
+ Tính công khai về quan điểm chính trị: Rõ ràng, không mơ hồ, úp mở.
Tránh sử dụng từ ngữ mơ hồ chung chung, câu nhiều ý.
+ Tính chặt chẽ trong biểu đạt và suy luận: Luận điểm, luận cứ, ý lớn, ý nhỏ,
câu đọan phải rõ ràng, rành mạch.
+ Tính truyền cảm, thuyết phục: Ngôn từ lôi cuốn để thuyết phục; giọng điệu
hùng hồn, tha thiết, thể hiện nhiệt tình và sáng tạo của người viết.
5. Phong cách ngôn ngữ hành chính:
- Khái niệm: Là phong cách được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực hành
chính.
- Là giao tiếp giữa nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan nhà nước,
giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác.
- Đặc trưng: Phong cách ngôn ngữ hành chính có 2 chức năng:
+ Chức năng thông báo: thể hiện rõ ở giấy tờ hành chính thông thường.
VD: Văn bằng, chứng chỉ các loại, giấy khai sinh, hóa đơn, hợp đồng,…
+ Chức năng sai khiến: bộc lộ rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật,
văn bản của cấp trên gửi cho cấp dưới, của nhà nước đối với nhân dân, của tập
thể với các cá nhân.
6. Phong cách ngôn ngữ báo chí (thông tấn):
- Khái niệm: Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng để thong báo tin tức thời sự
trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng,
nhằm thúc đẩy sự tiến bộ xã hội.
+ Là phong cách được dùng trong lĩnh vực thông tin của xã hội về tất cả những
vấn đề thời sự: (thông tấn có nghĩa là thu thập và biên tập tin tức để cung cấp
cho các nơi).

- Một số thể loại văn bản báo chí:
+ Bản tin: Cung cấp tin tức cho người đọc theo 1 khuôn mẫu: Nguồn tin- Thời
gian- Địa điểm- Sự kiện- Diễn biến-Kết quả.
+ Phóng sự: Cung cấp tin tức nhưng mở rộng phần tường thuật chi tiết sự kiện,
miêu tả bằng hình ảnh, giúp người đọc có 1 cái nhìn đầy đủ, sinh động, hấp dẫn.
+ Tiểu phẩm: Giọng văn thân mật, dân dã, thường mang sắc thái mỉa mai, châm
biếm nhưng hàm chứa 1 chính kiến về thời cuộc.
II. Phương thức biểu đạt:
Yêu cầu: - Nắm được có bao nhiêu phương thức biểu đạt (6).
Nắm được: + Khái niệm.
+ Đặc trưng của từng phương thức biểu đạt.
1. Tự sự (kể chuyện, tường thuật):
- Khái niệm: Tự sự là kể lại, thuật lại sự việc, là phương thức trình bày 1 chuỗi
các sự việc, sự việc này đẫn đến sự việc kia, cuối cùng kết thúc thể hiện 1 ý
nghĩa.
- Đặc trưng:
7


+ Có cốt truyện.
+ Có nhân vật tự sự, sự việc.
+ Rõ tư tưởng, chủ đề.
+ Có ngôi kể thích hợp.
2. Miêu tả.
- Miêu tả là làm cho người đọc, người nghe, người xem có thể thấy sự vật,
hiện tượng, con người (Đặc biệt là thế giới nội tâm) như đang hiện ra trước mắt
qua ngôn ngữ miêu tả.
3. Biểu cảm: Là bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về thế giới xung quanh.
4. Nghị luận: Là phương thức chủ yếu được dùng để bàn bạc phải, trái, đúng sai
nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ của người nói, người viết.

5. Thuyết minh: Được sử dụng khi cần cung cấp, giới thiệu, giảng giải những
tri thức về 1 sự vật, hiện tượng nào đó cho người đọc , người nghe.
* Đặc trưng:
- Các luận điểm đưa đúng đắn, rõ ràng, phù hợp với đề tài bàn luận.
- Lý lẽ và dẫn chứng thuyết phục, chính xác, làm sáng tỏ luận điểm .
- Các phương pháp thuyết minh :
+ Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích.
+ Phương pháp liệt kê.
+ Phương pháp nêu ví dụ , dùng con số.
+ Phương pháp so sánh.
+ Phương pháp phân loại ,phân tích.
6. Hành chính - công vụ: Văn bản thuộc phong cách hành chính công vụ là văn
bản điều hành xã hội, có chức năng xã hội. Xã hội được điều hành bằng luật
pháp, văn bản hành chính.
- Văn bản này qui định, ràng buộc mối quan hệ giữa các tổ chức nhà nước với
nhau, giữa các cá nhân với nhau trong khuôn khổ hiến pháp và các bộ luật văn
bản pháp lý dưới luật từ trung ương tới địa phương.
III. Phương thức trần thuật:
- Trần thuật từ ngôi thứ nhất do nhân vật tự kể chuyện (Lời trực tiếp)
- Trần thuật từ ngôi thứ 3 của người kể chuyện tự giấu mình.
- Trần thuật từ ngôi thứ 3 của người kể chuyện tự giấu minh, nhưng điểm nhìn
và lời kể lại theo giọnh điệu của nhân vật trong tác phẩm (Lời nửa trực tiếp)
IV. Phép liên kết: Thế ; Lặp; Nối; Liên tưởng; Tương phản;Tỉnh lược; ….
V. Những biện pháp nghệ thuật trong văn bản và tác dụng của những biện
pháp nghệ thuật đó với việc thể hiện nội dung văn bản.
- So sánh; Ẩn dụ; Nhân hóa; Hoán dụ; Nói quá- phóng đại- thậm xưng;
Nói giảm - nói tránh; Điệp từ- điệp ngữ; Tương phản- đối lập; Phép liệt kê; Phép
điệp cấu trúc; Câu hỏi tu từ; Cách sử dụng từ láy…
VI. Các hình thức lập luận của đọan văn: Diễn dịch; Song hành; Qui nạp…
VII. Các thao tác lập luận

1. Giải thích: Giải thích là vận dụng tri thức để hiểu vấn đề nghị luận một cách
rõ ràng và giúp người khác hiểu đúng ý của mình.
8


2. Phân tích: Phân tích là chia tách đối tượng, sự vật hiện tượng thành nhiều bộ
phận, yếu tố nhỏ để đi sâu xem xét kĩ lưỡng nội dung và mối liên hệ bên trong
của đối tượng.
3. Chứng minh: Chứng minh là đưa ra những cứ liệu - dẫn chứng xác đáng để
làm sáng tỏ một lí lẽ một ý kiến để thuyết phục người đọc người nghe tin tưởng
vào vấn đề.
4. Bác bỏ: Bác bỏ là chỉ ra ý kiến sai trái của vấn đề trên cơ sở đó đưa ra nhận
định đúng đắn và bảo vệ ý kiến lập trường đúng đắn của mình.
5. Bình luận: Bình luận là bàn bạc đánh giá vấn đề, sự việc, hiện tượng… đúng
hay sai, hay / dở; tốt / xấu, lợi / hại…; để nhận thức đối tượng, cách ứng xử phù
hợp và có phương châm hành động đúng.
6. So sánh: So sánh là một thao tác lập luận nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự
vật, đối tượng hoặc là các mặt của một sự vật để chỉ ra những nét giống nhau
hay khác nhau, từ đó thấy được giá trị của từng sự vật hoặc một sự vật mà mình
quan tâm.
Hai sự vật cùng loại có nhiều điểm giống nhau thì gọi là so sánh tương đồng, có
nhiều điểm đối chọi nhau thì gọi là so sánh tương phản.
VIII. Các lối diễn đạt và sửa chữa lại cho đúng
1. Lỗi diễn đạt ( chính tả, dùng từ, ngữ pháp)
2. Lỗi lập luận ( lỗi lôgic…)
IX. Nêu cảm nhận nội dung và cảm xúc thể hiện trong văn bản
1. Cảm nhận về nội dung phản ánh
2. Cảm nhận về cảm xúc của tác giả
X. Xác định từ ngữ, hình ảnh biểu đạt nội dung cụ thể trong văn bản
- Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh thể hiện nội dung cụ thể/ nội dung chính của

văn bản
- Chỉ ra từ ngữ chứa đựng chủ đề đoạn văn
XI. Các hình thức nghị luận (hoặc cách thức trình bày của đoạn văn/ kết
cấu đoạn văn)
1. Diễn dịch
2. Qui nạp
3. Tổng – Phân – Hợp
XII. Thể thơ:
Đặc trưng của các thể loại thơ: Lục bát; Song thất lục bát; Thất ngôn; Thơ
tự do; Thơ ngũ ngôn, Thơ 8 chữ…
PHẦN II: CÁC DẠNG CÂU HỎI ĐỌC – HIỂU THƯỜNG GẶP
Trong đề thi, thường gặp 2 bài đọc hiểu với 8 câu hỏi theo các mức độ:
Nhận biết, thông hiểu và vận dụng (tổng điểm của 2 bài là 3 điểm).
I. Câu hỏi mức độ nhận biết:
Đề thường yêu cầu học sinh căn cứ vào ngữ liệu để chỉ ra văn bản thuộc
phong cách ngôn ngữ nào, phương thức biểu đạt là gì? thao tác lập luận, phép tu
từ về từ về câu, lỗi lập luận gì? xác định kiểu câu… Các câu hỏi thường gặp là:
1. Nhận diện về các phương thức biểu đạt:
9


*Ví dụ 1: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Rời khỏi kinh thành, sông Hương chếch về hướng bắc, ôm lấy đảo Cồn Hến
quanh năm mơ màng trong sương khói, đang xa dần thành phố để lưu luyến ra
đi giữa màu xanh biếc của tre trúc và của những vườn cau ngoại ô Vĩ Dạ. Và
rồi, như sực nhớ lại một điều gì chưa kịp nói, nó đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt
sang hướng đông tây để gặp lại thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao Vinh xưa
cổ.
(Dẫn theo Hoàng Phủ Ngọc Tường – Ai đã đặt tên cho dòng sông - Ngữ văn 12,
tập 1, tr 200 , Nxb Giáo dục, 2013)

- Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn trên là gì? ( Miêu tả)
*Ví dụ 2:
“Nước là yếu tố thứ hai quyết định sự sống chỉ sau không khí, vì vậy con người
không thể sống thiếu nước. Nước chiếm khoảng 58 - 67% trọng lượng cơ thể
người lớn và đối với trẻ em lên tới 70 - 75%, đồng thời nước quyết định tới toàn
bộ quá trình sinh hóa diễn ra trong cơ thể con người.
Khi cơ thể mất nước, tình trạng rối loạn chuyển hóa sẽ xảy ra, Protein và
Enzyme sẽ không đến được các cơ quan để nuôi cơ thể, thể tích máu giảm, chất
điện giải mất đi và cơ thể không thể hoạt động chính xác. Tình trạng thiếu nước
do không uống đủ hàng ngày cũng sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của não bởi có
tới 80% thành phần mô não được cấu tạo từ nước, điều này gây trí nhớ kém,
thiếu tập trung, tinh thần và tâm lý giảm sút…”
(Nanomic.com.vn)
- Đoạn trích được viết theo phương thức biểu đạt nào? (Thuyết minh)
* Ví dụ 3:
Đò lên Thach Hãn ơi chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm.
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm.
(Lê Bá Dương, Lời người bên sông)
- Phương thức biểu đạt chủ yếu trong đoạn thơ là phương thức nào? ( Biểu cảm)
2. Nhận biết phong cách chức năng ngôn ngữ:
“ Nhà di truyền học lấy một tế bào của các sợi tóc tìm thấy trên thi thể nạn nhân
từ nước bọt dính trên mẩu thuốc lá. Ông đặt chúng vào một sản phẩm dùng phá
hủy mọi thứ xung quanh DNA của tế bào.Sau đó, ông tiến hành động tác tương
tự với một số tế bào máu của nghi phạm.Tiếp đến, DNA được chuẩn bị đặc biệt
để tiến hành phân tích.Sau đó, ông đặt nó vào một chất keo đặc biệt rồi truyền
dòng điện qua keo. Một vài tiếng sau, sản phẩm cho ra nhìn giống như mã vạch
sọc ( giống như trên các sản phẩm chúng ta mua) có thể nhìn thấy dưới một
bóng đèn đặc biệt. Mã vạch sọc DNA của nghi phạm sẽ đem ra so sánh với mã

vạch của sợi tóc tìm thấy trên người của nạn nhân”.
( Nguồn : Le Ligueur, 27 tháng 5 năm 1998)
- Đoạn văn được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?
(Phong cách ngôn ngữ khoa học).
10


3. Nhận biết về các biện pháp tu từ về từ và về câu:
Ví dụ:
Em thấy không, tất cả đã xa rồi
Trong hơi thở của thời gian rất khẽ
Tuổi thơ kia ra đi cao ngạo thế
Hoa súng tím vào trong mắt lắm mê say.
Chùm phượng hồng yêu dấu ấy rời tay
Tiếng ve trong veo xé đôi hồ nước
Con ve tiên tri vô tâm báo trước
Có lẽ một người cũng bắt đầu yêu.
Muốn nói bao nhiêu, muốn khóc bao nhiêu
Bài hát đầu, xin hát về trường cũ
Một lớp học bâng khuâng màu xanh rủ
Sân trường đêm - Rụng xuống trái bàng đêm.
( “Chiếc lá đầu tiên” – Hoàng Nhuận Cầm )
- Trong đoạn thơ trên tác giả sử dụng những biện pháp tu từ nào?
4. Nhận biết các hình thức, phương tiện ngôn ngữ khác:
Ví dụ: Đọc hai câu thơ sau và trả lời các câu hỏi:
“Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu
ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình.
Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi,
những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì... Trong kẽ mắt kèm
nhèm của bà rủ xuống hai dòng nước mắt... Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau

sống qua được cơn đói khát này không?” (Trích Vợ nhặt - Kim Lân)
- Chỉ ra những thành ngữ dân gian được sử dụng trong đoạn văn?
5. Nhận diện các phương thức trần thuật
* Ví dụ 1: "Lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ, mặt đỏ gay, lão rút trong
người ra một chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa, có vẻ như những điều phải
nói với nhau họ đã nói hết, chẳng nói chẳng rằng lão trút cơn giận như lửa cháy
bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh
vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két, cứ mối nhát quất xuống lão lại
nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn : Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày
chết hết đi cho ông nhờ !
Người đàn bà với một vẻ cam chịu đầy nhẫn nhục, không hề kêu một tiếng,
không chống trả, cũng không tìm cách chạy trốn.
Tất cả mọi việc xảy đến khiến tôi kinh ngạc đến mức, trong mấy phút đầu, tôi cứ
đứng há mồm ra mà nhìn. Thế rồi chẳng biết từ bao giờ, tôi đã vứt chiếc máy
ảnh xuống đất chạy nhào tới."
- Nêu phương thức trần thuật của đoạn văn?
+ Lời trực tiếp: Trần thuật từ ngôi thứ nhất do nhân vật tự kể chuyện (Tôi)
+ Lời kể gián tiếp: Trần thuật từ ngôi thứ ba – người kể chuyện giấu mặt.
* Ví dụ 2 : "Một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét
chữ trên tấm lụa trắng tinh căng phẳng trên mảnh ván. Người tù viết xong một
11


chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ
đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực.
Thay bút con, đề xong lạc khoản, ông Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viên quan
ngục đứng thẳng người dậy và đĩnh đạc bảo:
- Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là
nơi để treo một bức lụa trắng trẻo với những nét chữ vuông vắn tươi tắn nó nói
lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua

ở đâu tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?...Tôi
bảo thực đấy: thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở đã, thầy hãy thoát khỏi cái
nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương
cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi.
Lửa đóm cháy rừng rực, lửa rụng xuống nền đất ẩm phòng giam, tàn lửa tắt nghe
xèo xèo. Ba người nhìn bức châm, rồi lại nhìn nhau. Ngục quan cảm động, vái
người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm
cho nghẹn ngào: "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh".
(Trích Chữ người tử tù- Nguyễn Tuân)
- Nêu phương thức trần thuật của đoạn văn? ( Lời kể gián tiếp: Trần thuật từ ngôi
thứ ba – người kể chuyện giấu mặt).
*Ví dụ 3: “Một loạt đạn súng lớn văng vẳng dội đến ầm ĩ trên ngọn cây. Rồi
loạt thứ hai…Việt ngóc dậ. Rõ ràng không phải tiếng pháo lễnh lãng của giặc.
Đó là những tiếng nổ quen thuộc, gom vào một chỗ, lớn nhỏ không đều, chen
vào đó là những dây súng nổ vô hồi vô tận. Súng lớn và súng nhỏ quyện vào
nhau như tiếng mõ và tiếng trống đình đánh dậy trời dậy đất hồi Đồng khởi.
Đúng súng của ta rồi! Việt muốn reo lên. Anh Tánh chắc ở đó, đơn vị mình ở đó.
Chà, nổ dữ, phải chuẩn bị lựu đạn xung phong thôi! Đó, lại tiếng hụp hùm…
chắc là một xe bọc thép vừa bị ta bắn cháy.Tiếng súng nghe thân thiết và vui lạ.
Những khuôn mặt anh em mình lại hiện ra…Cái cằm nhọn hoắt của anh Tánh nụ
cười và cái nheo mắt của anh Công mỗi lần anh động viên Việt tiến lên…Việt
vẫn còn đây, nguyên tại vị trí này, đạn đã lên nòng, ngón cái còn lại vẫn sẵn sàng
nổ súng. Các anh chờ Việt một chút…”
Nêu phương thức trần thuật của đoạn văn? (Lời kể nửa trực tiếp: Trần thuật
từ ngôi thứ ba – người kể chuyện tự giấu mình nhưng điểm nhìn và lời kể lại
theo giọng điệu của nhân vật trong tác phẩm)
6. Yêu cầu nhận biết các phép liên kết ( liên kết các câu trong văn bản)
Ví dụ: Đọc kỹ đoạn văn sau và xác định các phép liên kết được sử dụng:
“Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm
mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai của

nước nhà. Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của
thực dân phong kiến. Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố
gắng hơn nữa để tiến bộ hơn nữa”
(Hồ Chí Minh – Về vấn đề giáo dục)
Trả lời: Các phép liên kết được sử dụng là:
- Phép lặp: “Trường học của chúng ta”
12


- Phép thế: “Muốn được như thế”… thay thế cho toàn bộ nội dung của đoạn
trước đó.
7. Nhận diện các thao tác lập luận
Ví dụ:
• Thao tác giải thích
“Cái đẹp vừa ý là xinh, là khéo. Ta không háo hức cái tráng lệ, huy hoàng,
không say mê cái huyền ảo, kì vĩ. Màu sắc chuộng cái dịu dàng, thanh nhã, ghét
sặc sỡ. Quy mô chuộng sự vừa khéo, vừa xinh, phải khoảng. Giao tiếp, ứng xử
chuộng hợp tình, hợp lí, áo quần, trang sức, món ăn đều không chuộng sự cầu kì.
Tất cả đều hướng vào cái đẹp dịu dàng, thanh lịch, duyên dáng và có quy mô
vừa phải”.
( Trích Nhìn về vốn văn hóa dân tộc – Trần Đình Hượu)
• Thao tác chứng minh
“Từ sau khi Việt Nam hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế thị trường, tiềm
lực khoa học và công nghệ (KH&CN) của đất nước tăng lên đáng kể. Đầu tư từ
ngân sách cho KH&CN vẫn giữ mức 2% trong hơn 10 năm qua, nhưng giá trị
tuyệt đối tăng lên rất nhanh, đến thời điểm này đã tương đương khoảng 1tỷ
USD/năm. Cơ sở vật chất cho KH&CN đã đạt được mức độ nhất định với hệ
thống gần 600 viện nghiên cứu và trung tâm nghiên cứu của Nhà nước, hơn
1.000 tổ chức KH&CN của các thành phần kinh tế khác, 3 khu công nghệ cao
quốc gia ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng đã bắt đầu có sản phẩm đạt kết

quả tốt. Việt Nam cũng có cơ sở hạ tầng thông tin tốt trong khu vực ASEAN (kết
nối thông tin với mạng Á- Âu, mạng VinaREN thông qua TEIN2, TEIN4,…”
(Khoa học công nghệ Việt Nam trong buổi hội nhập, Mai Hà, Ánh Tuyết –
Theo Báo Hà Nội mới, ngày 16/5/2014-)
• Thao tác lập luận phân tích
“… Nói tới sách là nói tới trí khôn của loài người, nó là kết tinh thành tựu văn
minh mà hàng bao thế hệ tích lũy truyền lại cho mai sau. Sách đưa đến cho
người đọc những hiểu biết mới mẻ về thế giới xung quanh, về vũ trụ bao la, về
những đất nước và những dân tộc xa xôi. Những quyển sách khoa học có thể
giúp người đọc khám phá ra vũ trụ vô tận với những qui luật của nó, hiểu được
trái đất tròn trên mình nó có bao nhiêu đất nước khác nhau với những thiên
nhiên khác nhau. Những quyển sách xã hội lại giúp ta hiểu biết về đời sống con
người trên các phần đất khác nhau đó với những đặc điểm về kinh tế, lịch sử,
văn hóa, những truyền thống, những khát vọng.
Sách, đặc biệt là những cuốn sách văn học giúp ta hiểu biết về đời sống bên
trong tâm hồn của con người, qua các thời kì khác nhau, những niềm vui và nỗi
buồn, hạnh phúc và đau khổ, những khát vọng và đấu tranh của họ. Sách còn
giúp người đọc phát hiện ra chính mình, hiểu rõ mình là ai giữa vũ trụ bao la
này, hiểu mỗi người có mối quan hệ như thế nào với người khác, với tất cả mọi
người trong cộng đồng dân tộc và cộng đồng nhân loại này. Sách giúp cho người
đọc hiểu được đâu là hạnh phúc, đâu là nỗi khổ của con người và phải làm gì để
sống cho đúng và đi tới một cuộc đời thật sự.
13


Sách mở rộng những chân trời ước mơ và khát vọng. Ta đồng ý với lời
nhận xét mà cũng là một lời khuyên bảo chí lí của M. Gorki: “Hãy yêu sách, nó
là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”. Vì thế, mỗi chúng
ta hãy đọc sách, cố gắng đọc sách càng nhiều càng tốt”.
( Bàn về việc đọc sách – Nguồn Internet)

II. Câu hỏi ở mức độ thông hiểu:
1. Câu hỏi thường yêu cầu xác định nội dung, chủ đề:
Ví dụ:
(1) Dù mới ngày đầu mở cửa miễn phí chào hè 2015, Công viên nước Hồ
Tây đã ngay lập tức trở thành tâm điểm chú ý của dư luận với nhiều điều đáng
phê phán, đáng xấu hổ phía sau sự kiện mang tính cộng đồng.
(2) Đó là cảnh chen lấn xô đẩy rất phản cảm của người dân đến thụ hưởng
hai chữ “miễn phí”.Nhiều người không ngại nguy hiểm, trèo tường, trèo rào sắt
cố chạm chân tới cái ngưỡng miễn phí để thỏa sức vùng vẫy.
(3) Câu chuyện hỗn loạn, chen chân giành chỗ miễn phí không phải lần
đầu xảy ra. Trước đó người dân đã từng chứng kiến những cảnh hỗn loạn không
kém ở những tụ điểm mua hàng giảm giá, uống bia miễn phí. Dường như, cứ cái
gì miễn phí là gắn liền với chen chúc, xô đẩy, thậm chí sẵn sàng giẫm đạp lên
nhau để thỏa mãn sự thụ hưởng.
(Theo http// www.doisongphapluat.vn 22-4-2015)
- Nêu những ý chính của đoạn trích trên?
2. Câu hỏi nêu bố cục, nội dung từng phần của văn bản:
Ví dụ:
“Cha mẹ, gia đình, nhà trường và cả xã hội đều muốn học sinh học giỏi và
phát triển năng lực, sở trường nhưng trước hết phải học để làm người. Thực tế,
có nhiều người có trình độ cao, thạc sĩ, tiến sĩ… và rất nổi tiếng về chuyên môn
nhưng vì đồng tiền hay một lý do nào đó mà phải vào vòng lao lý, hoặc cũng có
người rất giỏi nhưng không biết chung sống nên phải đơn thân, độc mã vật lộn
với cuộc đời…
Chính vì vậy, Liên Hợp Quốc đã đưa ra bốn trụ cột cho việc học tập, đó là:
Học để biết; Học để làm; Học để chung sống và Học để tự hoàn thiện mình.
Vấn đề này không phải hô khẩu hiệu mà mỗi nhà trường, mỗi thầy cô và mỗi
người làm cha, làm mẹ… hãy nghiệm lấy và có những ứng xử tốt nhất với con
em mình. Để cho chúng lớn lên làm người xứng đáng và phát triển hết năng lực,
khả năng sáng tạo tiềm ẩn trong mỗi em. Mặt khác, học sinh tiểu học cần phải

có thời gian vui chơi, hoạt động để phát triển phẩm chất, năng lực và hình thành
nhân cách cho các em. Đây mới là điều cần thiết và vô cùng quan trọng.”
( Trích Báo Thanh Niên online - Thạc sĩ Hồ Sỹ Anh )
- Văn bản trên có mấy đoạn văn? Nội dung của từng đoạn?
3. Đặt nhan để cho văn bản:
Ví dụ:
Yêu Tổ quốc từ những giọt mồ hôi tảo tần. Mồ hôi rơi trên những cánh
đồng cho lúa thêm hạt. Mồ hôi rơi trên những công trường cho những ngôi nhà
14


thành hình, thành khối. Mồ hôi rơi trên những con đường nơi rẻo cao Tổ quốc
của những thầy cô trong mùa nắng để nuôi ước mơ cho các em thơ. Mồ hôi rơi
trên thao trường đầy nắng gió của những người lính để giữ mãi yên bình và màu
xanh cho Tổ quốc…
(Nguồn:vietbao.vn ngày 9-5-2014)
- Đặt tiêu đề cho văn bản trên?
4. Nêu tác dụng của phép tu từ nào đó hoặc trích một phần văn bản yêu cầu
học sinh thể hiện sự thông hiểu của nó.
Ví dụ 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“ Cục… cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ
….
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ
( Tiếng gà trưa- Xuân Quỳnh)
- Phân tích ngắn gọn giá trị của biện pháp nghệ thuật điệp từ có trong đoạn thơ?
5. Câu hỏi ở mức độ vận dụng:
Ví dụ: “Rời khỏi kinh thành, sông Hương chếch về hướng bắc, ôm lấy đảo Cồn
Hến quanh năm mơ màng trong sương khói, đang xa dần thành phố để lưu
luyến ra đi giữa màu xanh biếc của tre trúc và của những vườn cau ngoại ô Vĩ
Dạ. Và rồi, như sực nhớ lại một điều gì chưa kịp nói, nó đột ngột đổi dòng, rẽ
ngoặt sang hướng đông tây để gặp lại thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao
Vinh xưa cổ.”
(Dẫn theo Hoàng Phủ Ngọc Tường – Ai đã đặt tên cho dòng sông - Ngữ văn 12,
tập 1, tr 200 , Nxb Giáo dục, 2013)
- Theo anh/ chị, điều chưa kịp nói của sông Hương là điều gì? Hãy viết đoạn văn
khoảng 10 dòng tưởng tượng về điều sông Hương sẽ nói với thành phố Huế.
III. Một số đề minh họa và hướng dẫn cách giải
1. Đề 1: Đọc đoạn văn và trả lời cho câu hỏi ở dưới:
“Tnú không cứu sống được vợ, được con. Tối đó, Mai chết. Còn đứa
con thì đã chết rồi. Thằng lính to béo đánh một cây sắt vào ngang bụng nó, lúc
mẹ nó ngã xuống, không kịp che cho nó. Nhớ không, Tnú, mày cũng không cứu
sống được vợ mày. Còn mày thì bị chúng nó bắt, mày chỉ có hai bàn tay trắng,
chúng nó trói mày lại. Còn tau thì lúc đó tau đứng sau gốc cây vả. Tau thấy
15


chúng nó trói mày bằng dây rừng. Tau không nhảy ra cứu mày. Tau cũng chỉ có
hai bàn tay không. Tau không ra, tau quay đi vào rừng, tau đi tìm bọn thanh
niên. Bọn thanh niên thì cũng đã đi vào rừng, chúng nó đi tìm giáo mác. Nghe

rõ chưa, các con, rõ chưa? Nhớ lấy, ghi lấy. Sau này tau chết rồi, bay còn sống
phải nói lại cho con cháu: Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!...”.
a. Đoạn văn trích trong tác phẩm nào? Của ai?
(Trích trong “Rừng xà nu” – Nguyễn Trung Thành).
b. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn văn?
(Phong cách ngôn ngữ của đoạn văn là phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
(khẩu ngữ)).
c. Câu nói “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!” có ý nghĩa gì?
(Câu nói của cụ Mết – già làng – là câu nói được đúc rút từ cuộc đời bi
tráng của Tnú và từ thực tế đấu tranh của đồng bào Xô Man nói riêng và dân
tộc Tây Nguyên nói chung: giặc đã dùng vũ khí để đàn áp nhân dân ta thì ta
phải dùng vũ khí để đáp trả lại chúng.
- Thực tế, khi chưa cầm vũ khí đánh giặc, dân làng Xô Man chịu nhiều
mất mát: anh Xút bị giặc treo cổ, bà Nhan bị chặt đầu, mẹ con Mai bị giết bằng
trận mưa roi sắt, Tnú bị đốt cụt mười đầu ngón tay… Vì vậy con đường cầm vũ
khí đánh trả kẻ thù là tất yếu.).
2. Đề 2: Cho đoạn thơ:
“Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mông nhường nào
Chỉ có biển mới biết
Thuyền đi đâu, về đâu
Những ngày không gặp nhau
Biển bạc đầu thương nhớ
Những ngày không gặp nhau
Lòng thuyền đau – rạn vỡ”.
(Xuân Quỳnh – “Thuyền và biển”)
a. Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? Thể thơ đó có tác dụng ra sao trong
việc diễn đạt nội dung đoạn thơ?
(- Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ ngũ ngôn.
- Tác dụng: diễn đạt rất nhịp nhàng âm điệu của song biển cũng như sóng long

của người đang yêu.)
b. Nội dung của hai đoạn thơ trên là gi?
(Tình yêu giữa thuyền và biển cùng những cung bậc trong tình yêu).
c. Nêu biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng? Tác dung?
( - Biện pháp nghệ thuật được nhà thơ sử dụng nhiều nhất là ẩn dụ: Thuyền –
Biển tượng trưng cho tình yêu của chàng trai và cô gái. Tình yêu ấy nhiều cung
bậc, khi thương nhớ mênh mông, cồn cào da diết, bâng khuâng…

16


- Biện pháp nghệ thuật nữa được sử dụng là nhân hóa. Biện pháp này gắn
cho những vật vô tri những trạng thái cảm xúc giúp người đọc hình dung rõ hơn
tâm trạng của đôi lứa khi yêu.).
3. Đề 3: Đọc kĩ bài thơ sau và trả lời các câu hỏi ở dưới:
Trăng nở nụ cười
Đâu Thị Nở, đâu Chí Phèo
Đâu làng Vũ Đại đói nghèo Nam Cao
Vẫn vườn chuối gió lao xao
Sông Châu vẫn chảy nôn nao mạn thuyền
Ả ngớ ngẩn
Gã khùng điên
Khi tình yêu đến bỗng nhiên thành người
Vườn sông trăng nở nụ cười
Phút giây tan chảy vàng mười trong nhau
Giữa đời vàng lẫn với thau
Lòng tin còn chút về sau để dành
Tình yêu nên vị cháo hành
Đời chung bát vỡ thơm lành lứa đôi.
(Lê Đình Cánh)

a. Xác định thể thơ? Cách gieo vần?
(Thể thơ lục bát; vần chân và vần lưng).
b. Bài thơ giúp em liên tưởng đến tác phẩm nào đã học trong chương
trình phổ thông?
(Đoạn thơ giúp liên tưởng tới truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao).
c. Câu thơ: “Khi tình yêu đến bỗng nhiên thành người” có ý nghĩa gì?
Liên hệ với nhân vật chính trong tác phẩm mà em vừa liên hệ ở câu 2.
(Câu thơ cho thấy tình yêu có sức mạnh cảm hóa con người và làm cho
con người trở nên thực sự trở nên người hơn. Trong tương quan với “Chí Phèo”
của Nam Cao, câu thơ của Lê Đình Cánh cho thấy sức mạnh tình yêu với biểu
tượng bát cháo hành mà Thị Nở dành cho Chí đã khiến phần Người ngủ quên
tronng hắn bao lâu nay thức sự thức tỉnh. Chí không còn là một con quỷ dữ mà
đã khao khát quay về làm người lương thiện nhờ cảm nhận được hương vị của
tình yêu).
d. Vị cháo hành được nhắc đến trong hai câu thơ cuối là một chi tiết nghệ
thuật đặc sẳc trong một tác phẩm của Nam Cao. Hãy nêu ý nghĩa của hai câu thơ
này với chi tiết nghệ thuật ấy?
(“Bát cháo hành” là chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm “Chí Phèo” của
nhà văn Nam Cao với các lớp nghĩa:
- Nghĩa cụ thể: Một cách chữa cảm, giải độc trong dân gian.
- Nghĩa liên tưởng: Biểu hiện của sự yêu thương, chăm sóc ân cần; Biểu
hiện của tình người; Một ẩn dụ về tình yêu thương đưa Chí Phèo từ quỷ dữ trở
về với xã hội lương thiện, chứng minh cho chân lí: “Chỉ có tình thương mới có
thể cứu rỗi cho những linh hồn khổ hạnh.”).
17


4. Đề 4: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.
- Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn
- Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…
(Trích “Việt Bắc” – Tố Hữu)
a. Văn bản trên được được tổ chức theo hình thức nào?
b. Vản bản nói về nội dung gì?
c. Nội dung đó được thể hiện thông qua việc sử dụng từ ngữ, kiểu câu như thế
nào?
d. Văn bản đã sử dụng thành công các biện pháp tu từ cơ bản nào? Nêu tác dụng
cụ thể của các phép tu từ trên
e. Hãy đặt tiêu đề cho văn bản trên.
Gợi ý:
a. Văn bản trên được tổ chức theo hình thức đối đáp giữa người đi và kẻ ở.
b. Nội dung nói về sự băn khoăn, lưu luyến, bịn rịn của con người trong buổi
chia tay.
c. Sự băn khoăn, lưu luyến, bịn rịn ấy được thể hiện rất rõ thông qua việc sử
dụng các từ láy bộc lộ tâm trạng con người như: bâng khuâng, bồn chồn và việc
sử dụng các câu hỏi tu từ với từ (Mình về mình có nhớ ta, mình về mình có nhớ
không). Hỏi nhưng không chỉ đề hỏi mà còn là để gợi nhắc những kỉ niệm gắn
bó.
d. Văn bản đã sử dụng thành công phép tu từ hoán dụ và im lặng
+ Hoán dụ: Áo chàm được dùng để chỉ người đưa tiễn. Qua hình ảnh này ta
hiểu được tính chất của cuộc chia tay. Đó là cuộc chia tay lớn, cuộc chia tay lịch
sử. Trong cuộc chia tay này, không phải chỉ có một người, hai người đưa tiễn mà
là cả Việt Bắc bao gồm nhân dân sáu tỉnh Cao – Bắc – Lạng; Hà – Tuyên – Thái
và cả thiên nhiên, núi rừng Việt Bắc tiễn đưa người đi, cán bộ kháng chiến.
+ Phép tu từ im lặng (dấu chấm lửng) ở cuối câu có (Khoảng lặng cảm xúc)

tác dụng diễn tả phút ngừng lặng, trùng xuống của một cuộc chia tay đầy xúc
động, bâng khuâng, tay trong tay mà không nói lên lời. Khoảng lặng cảm xúc
gợi cảm hứng, gợi cảm xúc đánh thức tâm hồn con người.
e. Tên văn bản: Cuộc chia tay lịch sử, cảnh chia tay.
5. Đề 5: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
18


Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
(Trích “Tây Tiến” – Quang Dũng)
a. Văn bản trên được viết theo thể thơ gì?
b. Nêu nội dung cơ bản của văn bản
c. Văn bản có sử dụng rất nhiều từ Hán Việt, anh/ chị hãy liệt kê những từ ngữ
đó và nêu tác dụng của chúng.
d. Chỉ ra phép tu từ nói giảm được sử dụng trong văn bản và nêu tác dụng của
phép tu từ đó.
Gợi ý:
a. Văn bản trên được viết theo thể thơ thất ngôn.
b. Văn bản tập trung khắc họa chân dung người chiến binh Tây Tiến (ngoại hình,
tâm hồn, lí tưởng, sự hi sinh)
c. Những từ Hán Việt được sử dụng là: đoàn binh, biên giới, chiến trường, biên
cương, viễn xứ, áo bào, độc hành. Việc sừ dụng những từ Hán Việt ở đây đã tạo
ra sắc thái trang trọng, mang ý nghĩa khái quát, làm tôn thêm vẻ đẹp của người

lính Tây Tiến, góp phần tạo ra vẻ đẹp hào hùng cho hình tượng.
d. Phép tu từ nói giảm dược thể hiện trong câu thơ: “Áo bào thay chiếu anh về
đất”. Cụm từ “về đất” được thay thế cho sự chết chóc, hi sinh. Phép tu từ này
có tác dụng làm giảm sắc thái bi thương cho cái chết của người lính Tây Tiến.
Người lính Tây Tiến ngã xuống thật thanh thản, nhẹ nhàng. Đó là cuộc trở về
với đất mẹ và đất mẹ đã dang rộng vòng tay đón những đứa con yêu vào lòng.
6. Đề 6: Đọc và trả lời các câu sau
Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
Nước chúng ta, nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về
Đất Nước (Nguyễn Đình Thi)
a. Nêu nội dung đoạn thơ? Đoạn thơ được viết theo thể thơ gì?
b. Trong ba dòng thơ “Gió thổi rừng tre phấp phới/ Trời thu thay áo mới/ Trong
biếc nói cười thiết tha”, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì? Hãy nêu tác dụng
của biện pháp tu từ đó.

19


c. Đoạn thơ từ câu “Trời xanh đây là của chúng ta” đến câu “Những buổi ngày

xưa vọng nói về” có sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ. Hãy nêu tác dụng của
biện pháp tu từ điệp ngữ đó.
d. Cả đoạn thơ cho ở đề bài tập trung miêu tả hình ảnh gì? Hình ảnh đó hiện ra
như thế nào ?
e. Hãy ghi lại cảm xúc của nhà thơ mà em cảm nhận được qua đoạn thơ trên.
g. Chữ “khuất” trong câu thơ “Nước chúng ta, nước những người chưa bao giờ
khuất” có ý nghĩa gì ?
Gợi ý:
a. Thể hiện niềm vui sướng hân hoan khi mùa thu cách mạng tháng 8/1945 thành
công Việt Bắc cái nôi của CM Việt nam được giải phóng .Thể thơ tự do
b. Biện pháp tu từ nhân hóa. Tác dụng: miêu tả sinh động, chân thực hình ảnh
đất trời vào thu: sắc trời mùa thu trong xanh, gió thu lay động cành lá khiến lá
cây xào xạc như tiếng reo vui, tiếng nói cười. Đó là một hình ảnh đất nước mới
mẻ, tinh khôi, rộn rã sau ngày giải phóng.
c. Tác dụng của phép tu từ điệp ngữ: cụm từ “của chúng ta”, “chúng ta” được
nhắc lại nhiều lần trong đoạn thơ nhằm khẳng định, nhấn mạnh quyền làm chủ
đất nước của dân tộc ta.
d. Cả đoạn thơ tập trung miêu tả hình ảnh đất nước. Qua đoạn thơ, hình ảnh đất
nước hiện ra sinh động, chân thực, gần gũi. Đó là một đất nước tươi đẹp, rộng
lớn, màu mỡ, phì nhiêu, tràn đầy sức sống.
e. Cảm xúc của nhà thơ: yêu mến, tự hào về đất nước .
g. Chữ “khuất” trong câu thơ “Nước chúng ta, nước những người chưa bao giờ
khuất” trước hết được hiểu với ý nghĩa là mất đi, là khuất lấp. Với ý nghĩa như
vậy, câu thơ ngợi ca những người đã ngã xuống dâng hiến cuộc đời cho đất nước
sẽ ngàn năm vẫn sống mãi với quê hương. Chữ “khuất” còn được hiểu là bất
khuất, kiên cường. Với ý nghĩa này, câu thơ thể hiện thái độ tự hào về dân tộc.
Dân tộc Việt Nam bất khuất, kiên cường, chưa bao giờ khuất phục trước kẻ thù.
7. Đề 7: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.
Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, lừa lọc, tính cách
dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quan coi ngục

này là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều
hỗn loạn, xô bồ.
(Trích “Chữ người tử tù” – Nguyễn Tuân)
a. Văn bản trên nói về điều gì?
b. Vản đã sử dụng thành công biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của phép tu từ
đó?
Gợi ý:
a. Văn bản trên nói về vẻ đẹp phẩm chất, tính cách và tâm hồn của nhân vật
quản ngục
b. Văn bản đã sử dụng thành công thủ pháp tu từ so sánh: tính cách dịu dàng,
lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quản ngục được ví như một
âm thanh trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô
20


bồ. Hình ảnh so sánh này có ý nghĩa gợi dậy ở người đọc sự hình dung khái quát
nhất về hoàn cảnh và phẩm chất của nhân vật quản ngục. Đây là hình ảnh súc
tích, tạo ra sự đối lập sắc nét giữa trong và đục, thuần khiết và ô trọc, cao quý và
thấp hèn, giữa cá thể nhỏ bé, mong manh với thế giới hỗn tạp, xô bồ. Nó là một
hình ảnh so sánh hoa mĩ, đắt giá, gây ấn tượng mạnh, thể hiện sự khái quát nghệ
thuật sắc sảo, tinh tế, có ý nghĩa làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn nhân vật.
8. Đề 8: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới
Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Có hề
gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất
cả nhưng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả
làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “chắc nó trừ mình ra!”. Không ai lên tiếng cả. Tức
thật! Ờ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha
đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế
có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào lại
đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này? A ha! Phải đấy, hắn cứ thế mà

chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo.
Nhưng mà biết đứa chết mẹ nào đã đẻ ra Chí Phèo? Có trời mà biết! Hắn không
biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết…
(Trích “Chí Phèo” – Nam Cao).
a. Văn bản trên nói về điều gì?
b. Tác giả đã sử dụng những kiểu câu nào?
c. Trong văn bản trên, Chí Phèo đã chửi những ai? Tiếng chửi của Chí có ý
nghĩa gì?
Gợi ý:
a. Văn bản trên nói về tiếng chửi của Chí Phèo, một thằng say rượu.
b. Tác giả đã sừ dụng rất nhiều kiểu câu khác nhau: Câu trần thuật (câu kể, câu
miêu tả), câu hỏi (câu nghi vấn), câu cảm thán.
c. Chí Phèo chửi trời, chửi đời, chửi cả làng Vũ Đại, chửi cha đứa nào không
chửi nhau với hắn, chửi đứa chết mẹ nào đã đẻ ra thân hắn. Tiếng chửi của Chí
Phèo đã tạo ra một màn ra mắt độc đáo cho nhân vật, gợi sự chú ý đặc biệt của
người đọc về nhân vật. Tiếng chửi ấy vừa gợi ra một con người tha hóa đến độ
lại vừa hé lộ bi kịch lớn nhất trong cuộc đời nhân vật này. Chí dường như đã bị
đẩy ra khỏi xã hội loài người. Không ai thèm quan tâm, không ai thèm ra điều.
Chí khao khát được giao hòa với đồng loại, dù là bằng cách tồi tệ nhất là mong
được ai đó chửi vào mặt mình, nhưng cũng không được.
9. Đề 9: Đọc bài ca dao sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới
Thương thay thân phận con tằm
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.
Thương thay con kiến li ti
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.
Thương thay hạc lánh đường mây
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.
Thương thay con quốc giữa trời
21



a.
b.
c.
d.
e.

Dầu kêu ra máu có người nào nghe.
a. Bài ca dao có những hình ảnh gì? Được khắc họa như thế nào? Có những đặc
điểm gì chung.
b. Tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu ý tác dụng của việc sử
dụng phép tu từ đó.
c. Chủ đề của bài ca dao là gì?
d. Anh, chị hãy đặt nhan đề cho bài ca dao trên.
Gợi ý:
a. Bài ca dao có hình ảnh sau: con tằm, con kiến, chim hạc, con quốc. Những
hình ảnh này được khắc họa qua hành động hàng ngày của chúng (tằm – nhả tơ;
kiến – tha mồi, chim hạc – bay, quốc kêu…). Những hình ảnh con vật này đều
có chung những đặc điểm là nhỏ bé, yếu ớt nhưng siêng năng, chăm chỉ và cần
mẫn.
b. Tác giả dân gian đã sử dụng thành công phép điệp ngữ và ẩn dụ. Việc lặp đi
lặp lại cấu trúc than thân “thương thay” đi liền với những hình ảnh và hoạt động
hàng ngày cùa các hình tượng (tằm, kiến, hạc, quốc), và phép tu từ ẩn dụ: dùng
hình ảnh những con vật nhỏ bé, yếu ớt nhưng chăm chỉ, siêng năng để nói về
những người dân lao động thấp cổ, bé họng, đã giúp người bình dân xưa nhấn
mạnh vào nỗi bất hạnh, phải chịu nhiều áp bức, bất công, bị bóc lột một cách tàn
nhẫn của người lao động nghèo trong xã hội cũ.
c. Chủ đề của bài ca dao: Nỗi thống khổ, thân phận của người nông dân trong xã
hội cũ.
d. Nhan đề: ca dao than thân, khúc hát than thân.

10. Đề 10:Đọc đoạn thơ và thực hiện những yêu cầu sau:
“…Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mông nhường nào
Chỉ có biển mới biết
Thuyền đi đâu, về đâu
Những ngày không gặp nhau
Biển bạc đầu thương nhớ
Những ngày không gặp nhau
Lòng thuyền đau - rạn vỡ
Nếu từ giã thuyền rồi
Biển chỉ còn sóng gió
Nếu phải cách xa anh
Em chỉ còn bão tố!”…
Đoạn thơ được viết theo thể thơ gì?
Em hãy nêu chủ đề - ý nghĩa của đoạn thơ?
Trong đoạn thơ hình ảnh thuyền và biển được sử dụng là nghệ thuật gì ? Có ý
nghĩa như thế nào?
Hãy đặt tên cho nhan đề của đoạn thơ.
Hình ảnh biển bạc đầu trong câu thơ “Biển bạc đầu thương nhớ” có ý nghĩa
gì?
22


f.

Biện pháp tu từ cú pháp được sử dụng trong đoạn thơ trên là biện pháp nào?
Tác dụng của biện pháp đó?
Gợi ý:
a. Đoạn thơ được viết theo thể thơ gì? Thể thơ 5 chữ.
b. Em hãy nêu chủ đề - ý nghĩa của đoạn thơ?

Đoạn thơ với hình tượng thuyền và biển gợi lên một tình yêu tràn trề,
mênh mông với nỗi nhớ da diết nhưng cũng đầy lo âu, khắc khoải của cái tôi
thi sĩ đầy cảm xúc.
c. Trong đoạn thơ hình ảnh thuyền và biển được sử dụng là nghệ thuật gì ?
Có ý nghĩa như thế nào?
Bằng nghệ thuật ẩn dụ mượn hình tượng thuyền và biển thể hiện tình
cảm của đôi lứa yêu nhau- thuyền (người con trai) biển (người con gái) -> Nổi
bật một tình yêu ngọt ngào, da diết, mãnh liệt nhưng sâu sắc và đầy nữ tính.
d. Hãy đặt tên cho nhan đề của đoạn thơ.
Thuyền và biển/ nỗi nhớ / …
e. Hình ảnh biển bạc đầu trong câu thơ “Biển bạc đầu thương nhớ” có ý
nghĩa gì?
Cách nói hình tượng, Tg đã diễn tả nỗi nhớ thiết tha, nỗi nhớ được dựng lên
bởi một thời gian bất thường và cụ thể hóa được nỗi nhớ thương: biển bạc đầu
vì thương nhớ, biển thương nhớ cho đến nỗi bạc cả đầu, biển đã bạc đầu mà
vẫn còn thương còn nhớ như thuở đôi mươi.
f. Biện pháp tu từ cú pháp được sử dụng trong đoạn thơ trên là biện pháp
nào? Tác dụng của biện pháp đó ?
Biện pháp lặp cú pháp “Những ngày không gặp nhau/ Biển chỉ còn sóng gió
-Em chỉ còn bão tố!”… -> Khẳng định sự thủy chung trong nỗi nhớ qua thời
gian.
11. Đề 11: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.
ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG
Có con ếch sống lâu ngày trong một cái giếng nọ. Xung quanh chỉ có vài
con nhái, cua, ốc bé nhỏ. Hàng ngày, nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả
giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ tưởng bầu trời bé bằng cái
vung và nó thì oai như một vị chúa tể. Một năm nọ, trời mưa to làm nước dềnh
lên, tràn bờ, đưa ếch ra ngoài. Quen thói cũ… nó nhâng nháo đưa mắt lên nhìn
bầu trời chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.
a. Văn bản trên thuộc loại truyện gì?

b. Khi sống dưới giếng ếch như thế nào? Khi lên bờ ếch như thế nào?
c. Ếch là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho ai? Bầu trời và giếng tượng trưng cho
điều gì?
d. Câu chuyện trên để lại cho anh, chị bài học gì?
Gợi ý:
a. Văn bản trên thuộc loại truyện ngụ ngôn.
b. Khi sống dưới giếng ếch thấy trời chỉ là cái vung con mình là chúa tể. Khi lên
bờ ếch nhâng nháo nhìn trời và bị trâu dẫm bẹp
23


c. Ếch tượng trưng cho con người. Giếng, bầu trời tượng trưng cho môi trường
sống và sự hiểu biết của con người.
d. Câu chuyện trên để lại cho ta bài học về tính tự cao, tự đại và giá trị của sự
hiểu biết. Tự cao tự đại có thể làm hại bản thân. Sự hiểu biết của con người là
hữu hạn, vì vậy điều quan trọng nhất trong cuộc sống là phải luôn làm một học
trò. Biết thường xuyên học hỏi và khiêm nhường.
12. Đề 12: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở dưới:
Chị Phan Ngọc Thanh (người Việt) cùng chồng là Juae Geun (54 tuổi) đã
làm nhân viên lau chùi trong khu chung cư được 5 năm. Họ có 2 con: con trai
lớn 6 tuổi, bé gái 5 tuổi. Ước mơ đổi đời đã đưa họ lên chuyến phà tới Jeju. Phà
SeWol gặp nạn và gia đình chị chỉ có một chiếc áo phao duy nhất. Trong
khoảnh khắc đối mặt giữa sự sống và cái chết họ quyết định mặc chiếc áo phao
duy nhất cho cô con gái nhỏ và đẩy bé ra khỏi phà. Bé được cứu sống nhưng
hiện nay những nhân viên cứu hộ vẫn chưa tìm thấy người thân của bé.
(Web. Pháp luật đời sống. Ngày 16/4/2014)
a. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?
b. Nội dung của văn bản?
c. Suy nghĩ về hình ảnh cái phao trong văn bản?
Gợi ý:

a. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí.
b. Văn bản trên nói về:
- Hoàn cành gia đình chị Thanh
- Lý do gia đình chị lên chuyến phà.
- Việc chìm phà Sewol (Hàn Quốc).
- Chiếc áo phao duy nhất cứu sống em bé của gia đình.
c. Có thể có nhiều suy nghĩ khác nhau:
- Ao phao trao sù sèng.
- Áo phao biểu tượng của tình yêu gia đình.
- Trước sự sống còn, tình yêu thương đã bừng sáng.
13. Đề 13: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:
" Chưa bao giờ cô Tơ thấy rõ cái đau khổ ngậm ngùi của tiếng đàn đáy buổi
này. Tiếng đàn hậm hực, chừng như không thoát hết được vào không gian. Nó
nghẹn ngào, liễm kiết (kết tụ lại) cái u uất vào tận bên trong lòng người thẩm
âm. Nó là một cái tâm sự không tiết ra được. Nó là nỗi ủ kín bực dọc bưng bít.
Nó giống như cái trạng huống thở than của một cảnh ngộ tri âm...Nó là niềm
vang dội quằn quại của những tiếng chung tình. Nó là cái dư ba của bể chiều
đứt chân sóng. Nó là cơn gió chẳng lọt kẽ mành thưa. Nó là sự tái phát chứng
tật phong thấp vào cỡ cuối thu dầm dề mưa ẩm và nhức nhối xương tủy. Nó là
cái lả lay nhào lìa của lá bỏ cành... Nó là cái oan uổng nghìn đời của cuộc sống
thanh âm. Nó là sự khốn nạn khốn đốn của chỉ tơ con phím"
( Trích từ Chùa đàn - Nguyễn Tuân)
a. Hãy nêu chủ đề của đoạn trích? Thử đặt nhan đề đoạn trích?

24


b. Trong đoạn văn có rất nhiều câu bắt đầu bằng từ "Nó" được lặp lại nhiều
lần. Biện pháp tu từ được sử dụng là gì? Tác dụng của biện pháp tu từ ấy?
c. Biện pháp tu từ nào đã được sử dụng trong câu văn: "Tiếng đàn hậm hực,

chừng như không thoát hết được vào không gian" ? Tác dụng của biện pháp tu
từ ấy?
d. Từ "Nó" được sử dụng trong các câu ở đoạn văn trích trên là ám chỉ ai, cái
gì? Biện pháp tu từ gì được nhà văn sử dụng trong việc nhắc lại từ "Nó"?
e. Trong đoạn văn, Nguyễn Tuân sử dụng rất nhiều tính từ chỉ tính chất. Anh/
chị hãy thống kê 5 từ láy chỉ tính chất.
Gợi ý:
a. Chủ đề: Những sắc thái ngậm ngùi nỗi đau của tiếng đàn.
- Nhan đề: Cung bậc tiếng đàn .
b. Biện pháp tu từ: Lặp cấu trúc (Điệp cấu trúc)
- Phép liên kết thế: Đại từ "nó" ở câu 3 thế "tiếng đàn" ở 2 câu trước đó.
c. Biện pháp tu từ: cách nhân hóa
- Tác dụng: nhằm thể hiện âm thanh tiếng đàn như tiếng lòng của một cá thể
có tâm trạng, nỗi niềm đau khổ...
d. - Từ "Nó" ám chỉ tiếng đàn
- Biện pháp tu từ: điệp từ
e. Chọn đúng 5 từ láy chỉ tính chất, trạng thái.
14. Bài 14: Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi phía dưới:
(1) Đưa những cuốn sách về với quê hương mình, với mái trường cũ thân
thương của mình, để các em nhỏ sẽ không còn "khát" sách đọc. Đó là công việc
thiện nguyện của những người tham gia chương trình "Sách hóa nông thôn Việt
Nam", đang chung tay đeo đuổi mục tiêu để 10 triệu trẻ em nông thôn có quyền
đọc sách và có sách đọc như trẻ em thành phố.
(2) Anh Nguyễn Quang Thạch, người khởi xướng chương trình hiện đang
trong quá trình đi bộ xuyên Việt từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh. Chuyến đi
được khởi hành từ ngày mồng 1 Tết Ất Mùi và dự kiến sẽ hoàn thành vào trung
tuần tháng 6-2015. Anh là cử nhân tiếng Anh, đã từng trải qua nhiều vị trí ở cơ
quan nhà nước và từng làm việc cho một số tổ chức quốc tế. Chuyến đi bộ xuyên
Việt của anh lần này là mong muốn kêu gọi cộng đồng chung tay nhân rộng tủ
sách trong trường học, dòng họ... để đạt con số 300 nghìn tủ sách được xây

dựng trên toàn quốc vào năm 2017, giúp hơn 10 triệu học sinh nông thôn có
sách đọc.
(…) (3) Chương trình Sách hóa nông thôn Việt Nam ra đời theo mong
muốn của anh là nhằm giải quyết vấn đề thiếu sách ở nông thôn mà theo anh là
để nâng cao dân trí, xây dựng tinh thần chia sẻ trách nhiệm xã hội trong cộng
đồng. Tâm nguyện của anh là tạo ra một hệ thống thư viện mi-ni rộng khắp cả
nước để mọi người dân thôn quê có thể tiếp cận tri thức. Chương trình Sách hóa
nông thôn Việt Nam đến nay đã thực hiện thành công năm loại tủ sách, với hơn
3.800 tủ sách được xây dựng, giúp hơn 200 nghìn người dân nông thôn, đặc biệt
là 100 nghìn học sinh nông thôn có cơ hội đọc 40 đầu sách/năm.”
25


×