Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Lựa chọn một số biện pháp giảng dạy trong giờ học thực hành môn GDQP – AN, vận dụng để nâng cao hiệu quả giảng dạy nội dung tháo lắp súng cho HS lớp 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.1 KB, 30 trang )

MỤC LỤC
1.

Lời giới thiệu................................................................................................................................

CHƯƠNG I: TÔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.........................................................
1.

Cơ sở lý luận của vấn đề...............................................................................................................

1.1. Thực hành môn học GDQP-AN một nội dung quan trọng trong chương trình GDQP-AN.....
1.2.

Đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu tất yếu trong giai đoạn hiện nay.......

1.3.

Quá trình hình thành kỹ năng thực hành môn GDQP-AN........................................

2.1. Thực trạng giảng dạy môn GDQP-AN ở trường THPT............................................................
2.2.

Điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo cho dạy - học thực hành môn GDQP...................

3.3.

Hệ hơ hấp:...................................................................................................................

3.4.

Hệ tuần hồn:..............................................................................................................



CHƯƠNG II: LỰA CHỌN MỘT SỐ BIỆN PHÁÁ́P GIẢNG DẠY TRONG GIỜ HỌC THỰC
HÀNH, VẬN DỤNG ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY NỘI DUNG THÁÁ́O LẮP
SÚNG CHO HỌC SINH LỚP 11..................................................................................................
1.

Các giải pháp, biện pháp thực hiện.............................................................................................

1.1.

Các phương pháp luyện tập trong giờ thực hành.....................................................

1.2.

Biện pháp nâng cao hiệu quả giờ học thực hành môn học GDQP-AN....................

1.3.
Vận dụng những biện pháp nâng cao kỹ năng thực hành vào giảng dạy tháo lắp sú
sinh lớp 11 THPT...........................................................................................................................
2.

Kết quả thu được........................................................................................................................

7.2. khả năng áp dụng của sáng kiến..............................................................................................
8.

Những thông tin cần được bảo mật: Không...............................................................................

9.


Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:............................................................................

10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác

giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng

thử (nếu có) theo các nội dung sau:................................................................................................22
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu
(nếu có):..........................................................................................................................................22

BÁO CÁO KẾT QUẢ


NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
Giáo dục quốc phòng cho học sinh là một bộ phận quan trọng của cơng tác
giáo dục quốc phịng tồn dân, là một nội dung cơ bản trong việc xây dựng nền
QPTD & ANND. Là mơn học chính khóa trong chương trình giáo dục cấp THPT
góp phần giáo dục tồn diện cho học sinh lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội
niềm tự hào và sự trân trọng đối với truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm
của dân tộc, của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Có kiến thức cơ bản về
QP-AN, có kỹ năng quân sự cần thiết tham gia vào sự nghiệp xây dựng và củng cố
nền QPTD và ANND sẵn sàng bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa vững
mạnh. Phát triển chương trình giáo dục quốc phịng - an ninh (GDQP-AN) là một
yêu cầu tất yếu khách quan trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện
nay, khi nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng về mọi mặt. Đặc biệt, trong những
năm gần đây, việc tranh chấp chủ quyền trên biển Đơng giữa các nước trong khu
vực đang có những diễn biến hết sức phức tạp thì việc trang bị kiến thức quốc
phịng cho tồn dân là hết sức cần thiết. GDQP toàn dân, An ninh nhân dân
(ANND), GDQP-AN cho học sinh, sinh viên là nhiệm vụ hết sức quan trọng, có ý

nghĩa chiến lược của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Để nâng cao chất lượng môn
GDQP-AN có nhiều biện pháp, nhưng đối với nội dung thực hành môn GDQP-AN
để nâng cao kỹ năng thực hành cho học sinh ngoài việc các em phải thường xuyên
tập luyện, thì người giáo viên cũng giữ một vai trị hết sức quan trọng. Để giúp các
em học sinh nắm và hiểu được sâu hơn nữa, thực hiện các động tác một cách thuần
thục trong kiểm tra kiến thức, tập luyện cũng như hội thi hội thao. Đặc biệt sẵn
sàng chiến đấu khi tổ quốc cần. Để đạt được điều đó ngồi năng lực của học sinh,
phương pháp giảng dạy mơn học của giáo viên được học, tập huấn tại các trường
TH chuyên nghiệp và các lớp tập huấn, đào tạo ngắn hạn do Bộ giáo dục tổ chức.
Thì GV cần phải có kinh nghiệm trong cơng tác giảng dạy phù hợp với từng đối
tượng, vùng miền, điều kiện cơ sở vật chất để nâng cao hiệu quả về công tác giảng
dạy môn học GDQP-AN, đặc biệt là trong các giờ thực hành. Với mục đích tìm ra
biện pháp khắc phục những yếu điểm còn tồn tại của học sinh khi học nội dung
thực hành, vận dụng vào nội dung tháo lắp súng cho học sinh lớp 11. Chinh vi vây
tôi đa lưa chon đê tai: “Lựa chọn một số biện pháp giảng dạy trong giờ học thực
hành môn GDQP – AN, vận dụng để nâng cao hiệu quả giảng dạy nội dung
tháo lắp súng cho HS lớp 11 trường THPT Tam Dương II.”
2. Tên sáng kiến: Lựa chọn một số biện pháp giảng dạy trong giờ học thực
hành môn GDQP – AN, vận dụng để nâng cao hiệu quả giảng dạy nội dung
tháo lắp súng cho HS lớp 11 trường THPT Tam Dương II.
3.
Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Nguyễn Thị Bích Ngọc
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Tam Dương II.
1


- Số điện thoại: 0983163015
- E_mail:
4.

Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Bích Ngọc.
5.
Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Học sinh THPT.
6.
Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 20/8/2018.
7.
Mô tả bản chất của sáng kiến:
7.1 . Nội dung của sáng kiến:
CHƯƠNG I: TÔNG QUAN CAC VẤN ĐỀ NGHIÊN CƯU
1. Cơ sở lý luận của vấn đề
1.1. Thực hành môn học GDQP-AN một nội dung quan trọng trong
chương trình GDQP-AN
GDQP- AN là mơn học có khối lượng kiến thức tổng hợp đa dạng và phong
phú, nó bao gồm cả nội dung lý thuyết và thực hành. Thực hành theo quan điểm,
đường lối của Đảng và Nhà nước về môn học GDQP-AN “ Lý luận liên hệ với thực
tiễn, lý thuyết gắn với thực hành lấy thực hành là chính. Phát huy tính tự giác, chủ
động sáng tạo của người học”.
GDQP-AN là môn học vừa mang tính lý luận vừa mang tính thực tiễn. Sự
thống nhất giữa lý thuyết và thực hành diễn ra ngay trong nội dung của mơn học.
Q trình học tập môn học GDQP-AN, người học vừa được trang bị kiến thức lý
thuyết vừa được rèn luyện kỹ năng thực hành gần sát với môi trường quân sự.Thực
hành quân sự là loại hình hoạt động đặc biệt, khó khăn, gian khổ. Đặc điểm này địi
hỏi trong học tập mơn học GDQP-AN phải đưa người học sát với thực tiễn chiến
tranh, phải cho người học tập luyện nội dung thực hành để các em có kiến thức, kỹ
năng thực hành đồng thời rèn luyện cho các em có ý chí, tinh thần và những phẩm
chất cần thiết cho hoạt động quân sự trong thời bình và sẵn sàng tham gia chiến đấu
khi chiến tranh xảy ra.
1.2. Đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu tất yếu trong giai đoạn
hiện nay
Đổi mới phương pháp dạy và học, nhằm nâng cao chất lượng GDQP-AN là

yêu cầu cấp thiết, là xu hướng phát triển tất yếu của quá trình đào tạo. Đổi mới
phương pháp giảng dạy trên cơ sở bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng sử
dụng các phương tiện giảng dạy cho đội ngũ giáo viên GDQP-AN là nhiệm vụ
quan trọng có tính chất quyết định đến chất lượng đào tạo.
Đối với GDQP-AN, mục đích đổi mới phương pháp dạy và học là để nâng cao
chất lượng mơn học, góp phần vào thực hiện mục tiêu toàn diện trong nhà trường,
tạo điều kiện cho thế hệ trẻ có điều kiện tu dưỡng phẩm chất đạo đức và rèn luyện
năng lực thực tế để sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
2


Đổi mới phương pháp giảng dạy GDQP-AN trong hệ thống nhà trường THPT
là yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy muốn nâng cao chất lượng
GDQP trong đó có hiệu quả giờ học thực hành đều cần phải đổi mới tổ chức và
phương pháp dạy - học mơn GDQP-AN
1.3. Q trình hình thành kỹ năng thực hành mơn GDQP-AN
Kỹ năng là khả năng thực hiện có hiệu quả một hành động hay một hoạt động
nào đó bằng cách lựa chọn và vận dụng những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo đã có để
hoạt động phù hợp với những mục tiêu và những điều kiện thực tế đã cho.
Luyện tập là một trong những hoạt động vô cùng quan trọng và cần thiết đối
với học sinh. Khi học thực hành vấn đề không chỉ dừng lại ở chỗ học sinh biết tập
động tác mà quan trọng là làm thế nào học sinh thực hiện động tác đúng, đẹp, chính
xác. Muốn vậy, trong q trình dạy - học giáo viên cần phải chú ý đến việc luyện
tập để hình thành kỹ năng, rèn luyện cho học sinh kỹ năng thực hiện các động tác
thực hành.
Sự hình thành kỹ năng thực hành môn học GDQP-AN thông thường trải qua 3
giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Là giai đoạn tự nghiên cứu để từng người tư duy, củng cố hệ
thống lại những kiến thức (nội dung) được giáo viên giảng dạy, làm quen với động
tác, bài tập. Đòi hỏi học sinh phải làm chậm, làm theo hướng dẫn, làm theo mẫu,

nghiên cứu từng cử động của động tác. Ở giai đoạn này các động tác phức tạp
thường được tách thành các thao tác, chi tiết để học sinh luyện tập từng phần sau đó
mới hồn chỉnh động tác.
Giai đoạn 2 : Phối hợp các cử động thành các động tác liên hoàn, sự phối hợp
của các động tác được nhịp nhàng, ăn khớp. Giai đoạn này được kết thúc bằng việc
thực hiện chính xác tồn bộ động tác có sự điều khiển của ý thức trong các điều
kiện thay đổi.
Giai đoạn 3: Ở giai đoạn này học sinh đã thực hiện được động tác đúng,
nhanh chóng, chuẩn xác, cho phép tăng dần nhịp độ luyện tập thực hành động tác
hình thành kỹ năng thực hành.
2. Thực trạng của vấn đề
2.1. Thực trạng giảng dạy môn GDQP-AN ở trường THPT
Qua điều tra và khảo sát thực tế ở một số trường THPT trên địa bàn Tỉnh tôi
nhận thấy rằng: Hầu hết các trường đã đảm nhiệm giảng dạy đầy đủ các nội dung
thực hành trong chương trình GDQP-AN theo quy định của Bộ GD & ĐT. Tuy
nhiên hiệu quả, nội dung học thực hành của các em hiện nay chưa cao, cơ sở vật
chất chưa đảm bảo cho việc dạy và học thực hành.

một số trường đội ngũ giáo viên giảng dạy GDQP-AN mới chỉ đảm bảo về
số lượng, cịn chất lượng thì còn hạn chế. Thực tế cho thấy đội ngũ giáo viên chủ
yếu được đào tạo ghép môn hoặc được đào tạo ngắn hạn 6 tháng, vì vậy cịn hạn
3


chế về phương pháp. Trong giảng dạy cịn mang tính lý thuyết, thiếu thực tế. Việc
xác định kế hoạch, chương trình giảng dạy chưa lơgic, khoa học và phù hợp với đối
tượng người học.
Qua khảo sát điều tra tôi thấy kết quả học tập nội dung tháo lắp súng vẫn cịn
thấp do tổ chức luyện tập qn số đơng, thiếu dụng cụ học tập, giáo viên không
theo dõi sát sao được việc luyện tập của học sinh. Về phía người học phần lớn đều

có tư tưởng ngại học, ngại rèn luyện, cịn tâm lý e dè, xấu hổ, tự ti…Vì vậy cần đổi
mới hình thức tổ chức và phương pháp luyện tập khoa học, phù hợp, thống nhất để
nâng cao hiệu quả học tập, hình thành kỹ năng thực hành cho học sinh.
Xuất phát từ những lý do trên tôi tiến hành đàm thoại và điều tra để đánh giá
thực trạng của vấn đề. Tôi tiến hành phát phiếu phỏng vấn cho học sinh khối 11. Để
đánh giá về mặt nhận thức chúng tôi đưa ra câu hỏi sau:
Câu 1: Em có thích học thực hành mơn học GDQP-AN khơng?
A. Em rất thích
B. Em thích
C. Em khơng thích
Kết quả thu được như sau :
TT
1
2
3
4
5
Từ kết quả trên nhận thấy tỷ lệ đa số các em học sinh đều thích và rất thích
học thực hành mơn GDQP-AN. Điều này chứng tỏ học sinh đã có nhận thức đúng
đắn về vai trị của mơn học. Nhưng thực chất học sinh có tự giác học tập trong các
giờ thực hành hay không, hay là chỉ thích học thực hành đơn thuần là khơng phải
học thuộc, không phải ghi chép. Để trả lời câu hỏi này chúng tôi điều tra bằng câu
hỏi khác:
Câu 2: Trong q trình học thực hành, em có tự giác, tích cực học tập
hay khơng ?
A. Tự giác, tích cực
B. Tự giác nhưng khơng tích cực
C. Chỉ tập luyện khi thầy cô nhắc nhở



Kết quả thu được như sau:
4


TT
1
2
3

4
Từ kết quả trên chúng ta thấy đa số các em thích học thực hành mơn GDQPAN nhưng sự tự giác và tích cực tập luyện là chưa cao.
Để đánh giá, nắm bắt phương pháp khi học thực hành môn học GDQP-AN
của học sinh tôi đưa ra câu hỏi:
Câu 3: Em thường học nội dung thực hành theo phương pháp nào ?
A. Nhìn thầy, cơ làm động tác mẫu và làm theo.
B. Luyện tập theo sự hướng dẫn của thầy cơ.
C. Làm chậm từng cử động, sau đó làm tồn bộ động tác.
Kết quả thu được như sau:
TT
1
2
3
4
5
Từ kết quả trên nhận thấy đa số học sinh khi học thực hành không tập phân
đoạn theo từng cử động mà tập máy móc theo động tác mẫu của giáo viên, khơng
quan tâm đến bản chất của từng cử động, động tác vì vậy khơng hình thành được
kỹ năng động tác.
Để biết được khả năng nắm lý thuyết của học sinh tôi đưa ra câu hỏi :



Câu 4: Thứ tự động tác khi tháo súng tiểu liên AK là:
A. Tháo ống phụ tùng, thơng nịng, hộp tiếp đạn, kiểm tra súng, nắp hộp khóa
nịng, bộ phận đẩy về, bệ khóa nịng và khóa nịng, ống dẫn thoi và ốp lót tay trên.
5


B. Tháo hộp tiếp đạn và kiểm tra súng, ống phụ tùng, thơng nịng, nắp hộp khóa
nịng, bộ phận đẩy về, bệ khóa nịng và khóa nịng, ống dẫn thoi và ốp lót tay trên
C. Tháo hộp tiếp đạn và kiểm tra súng, ống phụ tùng, thơng nịng, nắp hộp khóa
nịng, bộ phận đẩy về, ống dẫn thoi và ốp lót tay trên, bệ khóa nịng và khóa nịng
Kết quả thu được như sau:

TT
1
2
3
4
5
Chúng ta nhận thấy đa số các em học sinh chưa nắm chắc được lý thuyết, các
em còn chưa biết thứ tự tháo súng gồm 7 bước( đối với học sinh được bỏ bước tháo
ống phụ tùng). Do chưa nắm chắc được lý thuyết nên khi thực hành động tác các
em còn lúng túng, thiếu tự tin, khó hình thành được kỹ năng động tác.
Cuối cùng tơi tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả nhận biết của học sinh về
các bộ phận của súng tiểu liên AK.
Câu 5: Tôi đã tiến hành tháo dời các bộ phận chính của súng, sau đó tơi
u cầu học sinh đọc tên các bộ phận bất kỳ của súng.
Kết quả thu được như sau:
TT
1

2
3
4
5


Qua kết quả điểm ở bảng trên, chúng ta nhận thấy điểm nhận biết của học
sinh về các bộ phận chính của súng tiểu liên AK của học sinh đạt điểm trung bình
chiếm tỷ lệ lớn hơn nhiều số học sinh đạt điểm giỏi. Chứng tỏ nhiều học sinh còn
6


chưa nhận biết được cấu tạo, vì vậy các em chỉ có thể thực hành theo kiểu nhìn
động tác mẫu của giáo viên chứ chưa tự nghiên cứu được.
2.2. Điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo cho dạy - học thực hành môn
GDQP * Thao trường, bãi tập
Trong thực tế hiện nay một số trường đã có sân tập rộng, bảo đảm đủ điều
kiện cho việc tổ chức học tập của học sinh có nhiều thuận lợi. Giáo viên có thể cho
cả lớp tập luyện theo kế hoạch bài giảng trên địa hình sân để hình thành kỹ năng
động tác, mà không xảy ra hiện tượng người học, người nghỉ chỉ vì khơng đủ diện
tích của bãi tập để học. Nhưng bên cạnh đó ở rất nhiều trường thao trường, bãi tập
của các trường chưa đảm bảo với nội dung học thực hành, chưa đúng, chưa đủ kích
thước, khơng đủ diện tích cho học sinh luyện tập, khơng đảm bảo an tồn. Vì vậy
người dạy đã tự cắt xén nội dung học thực hành.

một số trường THPT, bãi tập để tổ chức dạy - học bài điều lệnh đội ngũ
chưa được bằng phẳng, khơng đủ diện tích, kích thước học bắn súng, ném lựu đạn
xa, trúng đích. Thao trường học bắn súng ghép cùng với ném lựu đạn.Khơng có sân
tập riêng cho môn GDQP-AN, TD, phải tập trong khu vực sân trường trước các lớp
học .Từ đó việc quản lý, tổ chức cho học sinh học tập của giáo viên rất khó khăn

nên đã ảnh hưởng đến chất lượng học thực hành của học sinh.
* Mơ hình, dụng cụ, trang phục cho dạy và học
Đứng trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, các trường học
đã có phương tiện dạy học hiện đại, có những tư liệu phim, máy chiếu . . . do đó
làm cho bài học trở nên hứng thú hơn. Nhưng cũng không ít trường chưa trang bị
được đầy đủ các phương tiện hiện đại đó, do đó khi học tập học sinh khơng được
quan sát, thiếu trực quan, khơng kích thích được khả năng khám phá sáng tạo, tính
tự học của học sinh. Chúng ta có thể nhận thấy rõ rằng khi học tháo lắp sung thì
điều kiện cần thiết là phải có súng để tập luyện, chứ khơng chỉ học qua sách giáo
khoa, nhưng để đảm bảo được chất lượng và hiệu quả thực hành thì dụng cụ học
tập phục vụ cho một lớp phải đủ.
Nhưng trên thực tế ở các trường THPT khi học tháo lắp súng dụng cụ tập
luyện không đủ điều kiện cho học thực hành. Mỗi lớp học có khoảng từ 1 đến 2
khẩu súng, nếu khơng nói đến việc nhiều lớp cùng học một tiết. Một số trường
thậm chí cịn khơng có súng cho học sinh thực hành.
Vấn đề trang phục cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng học GDQP-AN của
học sinh. Các trường THPT hiện nay chưa trang bị cho học sinh đồng phục môn
GDQP-AN, mới chỉ dừng lại ở việc mặc đồng phục chung của nhà trường.
Ví dụ rất thực tế trong nội dung học tháo lắp súng mà các em mặc áo trắng,
trong quá trình tập luyện các em sợ bẩn tay, bẩn áo, do đó dẫn đến việc các em ngại
tập. Trong học nội dung bắn súng, nếu người học mặc áo trắng, khi nằm xuống để
tập động tác nằm bắn sẽ gây cho người học tâm lý ngại học vì ngại bẩn.
7


Như vậy, mơ hình, dụng cụ, trang phục cho dạy và học có ảnh hưởng rất lớn
đến hiệu quả giờ học thực hành môn học GDQP-AN, ảnh hưởng trực tiếp đến sự
hình thành kỹ năng thực hành của học sinh.
3. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh THPT
Lứa tuổi học sinh THPT là lứa tuổi đầu thanh niên là thời đạt được sự trưởng

thành về mặt thể lực, nhưng sự phát triển cơ thể còn kém so với sự phát triên cơ thể
của người lớn, có nghĩa ở lứa tuổi này cơ thể các em đang phát triển mạnh, khả
năng hoạt động của các cơ quan và các bộ phận cơ thể được nâng cao cụ thể là:
3.1. Hệ vận động:
Hệ xương: ở lứa tuổi này cơ thể các em phát triển một các đột ngột về chiều
dài, chiều dày, hàm lượng các chất hữu cơ trong xương giảm do hàm lượng Magic,
Photpho, Canxi trong xương tăng. Quá trình cốt hố xương ở các bộ phận chưa
hồn tất. Vì vậy mà trong quá trình giảng dạy cần tránh cho học sinh tập luyện với
dụng cụ có trọng lượng quá nặng và các hoạt động gây chấn động quá mạnh.
Hệ cơ: Ở lứa tuổi này cơ của các em phát triển với tốc độ nhanh để đi đến
hoàn thiện, nhưng phát triển không đều và chậm hơn so với hệ xương. Cơ to phát
triển nhanh hơn cơ nhỏ, cơ chi phát triển nhanh hơn cơ dưới, khối lượng cơ tăng
lên rất nhanh, đàn tích cơ tăng khơng đều, chủ yếu là nhỏ và dài. Do vậy khi cơ
hoạt động chóng dẫn đến mệt mỏi. Vì vậy khi tập luyện giáo viên giảng dạy cần
chú ý phát triển cơ bắp cho các em.
3.2. Hệ thần kinh:

lứa tuổi này hệ thống thần kinh trung ương đã khá hoàn thiện, hoạt động
phân tích trên võ não về tri giác có định hướng sâu sắc hơn. Khả năng nhận hiểu
cấu trúc động tác và tái hiện chính xác hoạt động vận động được nâng cao.
3.3. Hệ hô hấp:

lứa tuổi này, phổi các em phát triển mạnh nhưng chưa đều, khung ngực
còn nhỏ, hẹp nên các em thở nhanh và lâu khơng có sự ổn định của dung tích sống,
khơng khí, đó chính là nguyên nhân làm cho tần số hô hấp của các em tăng cao khi
hoạt động và gây nên hiện tượng thiếu ơxi, dẫn đến mệt mỏi.
3.4. Hệ tuần hồn:

lứa tuổi này, hệ tuần hoàn đang trên đà phát triển để kịp thời phát triển
toàn thân, tim lớn hơn, khả năng co bóp của cơ tim phát triển mạnh, do đó nâng cao

khá rõ lưu lượng máu/phút. Mạch lúc bình thường chậm hơn (tiết kiệm hơn), nhưng
khi vận động căng thì tần số nhanh hơn. Phản ứng của tim đối với các lượng vận
động thể lực đã khá chính xác, tim trở nên hoạt động dẻo dai hơn.
Từ những đặc điểm tâm sinh lý mà ta lựa chọn một số các bài tập trên căn
bản khối lượng cường độ, vận động sao cho phù hợp với lứa tuổi học sinh trung
học phổ thông, đặc biệt khi áp dụng các bài tập căn cứ vào tình hình tiếp thu kỹ
thuật và đặc điểm thể lực phù hợp với tâm sinh lý học sinh để cho quá trình giảng
8


đạy dạt kết quả cao, giúp cho các em học sinh trở thành những con người phát triển
toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Đồng thời nâng cao kết quả học tập, lôi cuốn
các em hăng say tập luyện và thi đấu ở trường phổ thông.
Đặc điểm nổi bật về tâm lý của lứa tuổi 16 – 18 là chịu ảnh hưởng mạnh mẽ
của cả 2 nhân tố bên trong và bên ngoài.
Nhân tố bên trong gồm các yếu tố như sự khát vọng ham muốn hiểu biết,
khám phá thế giới trong đó có sự thử sức với cac hoat đơng. Vì vậy thể dục thể thao
- GDQP đã có sự cuốn hút mạnh mẽ với các em.

nứa tuổi từ 16 -18 là giai đoạn các em luôn ln muốn thể hiện mình lá
“người lớn” nên mọi hành động của các em bắt trước người lớn. Chính điều này đã
tạo ra động lực cho các em hưng phấn trong quá trình hoạt động, khám phát tìm
hiểu thế giới sung quanh.

nứa tuổi này về tình cảm do các em thích làm người lớn vì vày mà các
biểu hiện nghĩa hiệp, sự vui buồn chia sẻ thường đan xen nhau. Các em có thể vui
khi được thỏa mãn các mong muốn của mình, song cũng rất bất bình khi bị xúc
phạm.
Trong mọi hoạt động của cuộc sống, đặc biệt là hoạt động ngoai trơi tính
hiếu thắng của các em biểu hiện rất rõ rệt. Các em thường vui sướng phấn khởi, tự

hào rát cao khi giành được chiến thắng và gặp thuận lợi trong cuộc sống. Song lại
hay chán nản mất mãn hoặc giảm sút ý chí khi gặp khó khăn hoặc thất bại. Hính vì
vậy, trong q trình giảng dạy va tâp luyên cho các em, giáo viên, HLV phải kịp
thời nắm bắt diễn biến tình cảm của các em để có thể điều chỉnh uốn nắn kịp thời.
Chỉ có như vậy mới có thể đạt được kết quả tốt trong giảng dạy huấn luyện.

nứa tuổi từ 16 – 18 do quá trình hưng phấn và ức chế của các em thăng
bằng hơn nên đã kéo dài được thời gian tạp chung chú ý. các nhà tâm lý học cũng
đã nghiên cứu và cho thấy : Nếu như thời gian tập trung chú ý của các em dưới 15
chỉ khoang 30 phút thì ở nứa tuổi này đã có thể tăng lên 40 – 45 phút. Sự tập chung
chú ý tăng lên sẽ giúp cho các em có thể học tập kỹ thật và phát triển các tố chất
sức nhanh, sức mạnh... tốt hơn.

nứa tuổi này quá trình nhận thức của các em cũng được nâng cao dõ rệt.
Các em có thể nhân thức được cái hay, cái đẹp của sự vật, cái đúng, cái sai của một
vấn đề một cách bản chất hơn. Tuy nhiên, những nhận thức này cịn có tỷ lệ chuẩn
mực chưa cao và độ sâu sắc chưa đạt mức của người trưởng thành.
Riêng ở độ tuổi này do giới tính, tâm lý của nam và nữ đã có sự khác biệt
tính nhạy bén, độ chín trắn trong các nhận thức của nữ giới cao hơn. Song nữ cũng
dễ tự ti và tự ái hơn nam… những yếu tố này ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả
giảng dạy, huấn luyện.
Về nhân tố bên ngoài bao gồm các yếu tốt từ ngoại cảnh tác dộng đến tâm lý của
các em từ 16 -18 tuổi. Thứ nhất do đặc thù của thể thao là có tính cạnh tranh quyết
liệt biêu hiên rõ rệt trong sự thi đấu để giành phần thắng. chính tác động của các
9


hoạt động thi đấu đã tạo ra cho các em một mơ ước, một khat vọng chiến thắng; từ
đó tạo thành một thứ tình u nghề nghiệp, lịng hăng say tập luyện.
Cũng chính do tính ham hiểu biết, mong muốn khám phá thế giớicungx như

khát vọng giành chiến thắng ở các em rất cao nên một khi giành được một thắng
lợi,tạo ra một chiến tích hay lập lên được một thành tựu nào đó… thường làm cho
các em phấn chấn tự hào tự tin vào bản thân mình, tin vào huấn luyên viên. Để từ
đó các em yêu thich và hăng say tập lun các mơn thể thao.
Tóm lại, sự phát trển lớn lên về mặt sinh lý cũng là một quá trình lám cho
tâm lý của các em được hồn thiện. Q trình phát triển về tâm lý và sinh lý của
các em có tính giai đoạn. Nắm vững được đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của các em
để sử dụng các phương pháp giảng dạy huấn luyện hợp lý là tiền đề của sự nâng
cao hiệu quả giảng dạy huấn luyện của giáo viên và huấn luyện viên.

10


CHƯƠNG II: LỰA CHỌN MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢNG DẠY TRONG GIỜ
HỌC THỰC HÀNH, VẬN DỤNG ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY
NỘI DUNG THÁO LẮP SÚNG CHO HỌC SINH LỚP 11.
1. Các giải pháp, biện pháp thực hiện.
1.1. Các phương pháp luyện tập trong giờ thực hành
* Phương pháp trực quan:
Là phương pháp nguời dạy tác động vào mọi giác quan của người học giúp
họ nhận biết dễ dàng nhanh chóng.
Phương pháp trực quan dùng đến vật thực, mơ hình, mẫu hình, sơ đồ, tranh
vẽ dể trình bày về cấu tạo, tác động qua lại giữa các bộ phận khi chuyển động.
Phương pháp trực quan dùng đến động tác mẫu, phim giáo khoa để trình
bày thứ tự cách thực hiện một công việc, cách thực hiện nhiệm vụ của một tập thể,
sự hiệp đồng chặt chẽ giữa các cử động của 1 người cũng như sự hiệp đồng động
tác của từng người với tập thể. Khi giảng về động tác thường phải làm mẫu để
người học nhận biết, hiểu rõ ý nghĩa cử động và tự giác làm theo.
* Phương pháp diễn giải
Là phương pháp người dạy dùng cách nói làm cho người học hiểu những

điều nghe được, dẫn dắt một cách liên tục cho người học nhận thức được điều
người dạy muốn truyền cho họ.
Diễn giải theo cách kể chuyện: nội dung câu chuyện và cách kể chuyện tác
động vào lý trí và tình cảm nguời học. Câu chuyện thực có liên quan đến bản thân
người dạy thì hiệu quả của phương pháp càng cao, mọi hào hứng xúc động của
người dạy truyền cho người học, kể chuyện của người dạy dễ gợi mở cho người
học nhận thức.
* Phương pháp tọa đàm
Là phương pháp phát huy tính tích cực của người học, tạo ra niềm say mê tự
giác, củng cố kiến thức đã có, tiếp thu nhận biết mới, tìm tịi sáng tạo xoay quanh
vấn đề luyện tập được nêu lên.
Phương pháp tọa đàm thực chất là sự trao đổi có hướng dẫn giữa người dạy
và người học theo thứ tự nội dung bài học để nhấn mạnh cho người học ghi nhớ
kiến thức mới, để cho người học tìm ra cái sai cái đúng.
* Phương pháp luyện tập
Trong giờ học thực hành yêu cầu người học thuần thục động tác là trọng tâm
của các bài học. Để có động tác thuần thục phải qua q trình luyện tập từ sự hình
thành các cử động, động tác cơ bản như một thói quen, một phản xạ để biết vận
dụng nhanh chóng, chính xác, phối hợp các động tác hợp lý vào địa hình cụ thể.
Luyện tập từng người tự nghiên cứu, luyện tập theo nhóm, luyện tập tổng hợp.
11


1.2. Biện pháp nâng cao hiệu quả giờ học thực hành môn học GDQP-AN.
1.2.1. Nghiên cứu đối tượng học tập để có phương pháp giảng dạy phù hợp
Đối tượng học tập ở đây là nói đến học sinh THPT. Như chúng ta đã biết ở
mỗi tuổi khác nhau, học sinh có sức khỏe tốt, học sinh có sức khỏe khơng tốt, học
sinh có những cố tật . . . có khả năng nhận thức, tiếp thu cũng khác nhau. Vì vậy
giáo viên cần xác định được từng đối tượng học sinh để có cơng tác tổ chức và
phương pháp giảng dạy thích hợp. Đây là một yếu tố quan trọng để giúp học sinh

dễ tiếp thu và nhận thức được nội dung nhanh chóng, thuận lợi cho việc tổ chức
luyện tập nhất là việc hình thành kỹ năng thực hành.
1.2.2. Giáo viên làm mẫu động tác chuẩn xác khi giảng dạy thực hành môn
học GDQP-AN
Làm mẫu là phương pháp dùng động tác thực hiện của giáo viên để tạo hình
ảnh trực quan và biểu tượng cụ thể cho đối tượng học sinh quan sát. Phương pháp
này được sử dụng nhiều trong dạy - học thực hành và có tác dụng rất lớn trong sự
hình thành kỹ năng thực hành của học sinh. Trong giảng dạy nội dung thực hành
giáo viên tự làm mẫu, kết hợp sử dụng người phục vụ, sử dụng phim, ảnh có tính
chất tư liệu làm mẫu. Dạy - học GDQP-AN cho thấy việc sử dụng cách thức làm
mẫu như thế nào là tùy thuộc vào mục đích, nội dung và điều kiện học cụ thể. Xong
điều cơ bản nhất của người làm mẫu, phải làm thuần thục động tác với độ chính xác
cao, làm mẫu ở trình độ điêu luyện trong nội dung thực hành trong các buổi học,
tạo ra độ tin cậy để học sinh làm theo.
Thông thường khi giảng dạy, làm động tác mẫu giáo viên dùng phương
pháp kết hợp lý thuyết với thực hành tiến hành qua 3 bước như:
+ Bước 1: Làm động tác mẫu (làm nhanh).
+ Bước 2: Làm chậm có phân tích từng cử động, động tác.
+ Bước 3: Làm tổng hợp động tác.
Khi giảng dạy một nội dung trong bài cách bắn súng giáo viên có thể làm
mẫu động tác kết hợp sử dụng người phục vụ để thực hiện động tác mẫu.
+
Khi giáo viên làm động tác mẫu thì vừa thuyết trình vừa làm động tác giúp
cho học sinh biết cách thực hiện động tác.
+
Khi giáo viên kết hợp dùng người phục vụ để làm động tác thì giáo viên
hướng dẫn thực hiện động tác đến đâu người phục vụ làm đến đấy.
1.2.3. Học sinh tự nghiên cứu nội dung
Một trong những phương pháp học tập của học sinh thì cốt lõi là phương
pháp tự học. Nếu giáo viên duy trì, hướng dẫn cho học sinh có phương pháp tự học

để rèn luyện kỹ năng trở thành thói quen, ý thức tự học thì dần dần tạo cho học sinh
lịng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong con người, qua đó kết quả sẽ tăng lên
gấp bội. Vì vậy, giáo viên cần chú trọng đến hoạt động tự học của học sinh trong
12


quá trình dạy - học, tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ từ học tập thụ động sang học
tập chủ động, tích cực.
Ví dụ: Khi học nội dung tháo lắp súng AK (CKC), người học phải cố gắng
tranh thủ thời gian tự học để rèn luyện kỹ năng thực hành như tập thêm các động
tác thể lực tay, tự học rèn động tác bóp cị, cấu tạo của súng ,tư thế đặt tay phải, tay
trái phối hợp với nhau nhuần nhuyễn,. Như vậy, kết quả thực hành kỹ năng của học
sinh mới đạt kết quả cao.
1.2.4. Tổ chức luyện tập chia nhỏ, tập cơ bản, xoay vòng đổi tập
Luyện tập là sự lặp đi lặp lại có ý thức nhiều lần và ngày càng phức tạp các
cử động, động tác đã giới thiệu. Mục đích hình thành kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh,
nâng dần kết quả thực hành.
Khi luyện tập giáo viên tổ chức cho học sinh thực hiện theo 3 bước:
- Bước 1: Tự luyện tập, nghiên cứu động tác.
+
Phương pháp: Cá nhân trong đội hình của từng tổ tự nghiên cứu và làm các
cử động, động tác. Lúc đầu có thể nhớ sai, làm sai, chỗ nào khơng hiểu có thể hỏi
bạn cùng tập hoặc giáo viên để nắm chắc nội dung, làm cơ sở cho các bước tập sau.
- Bước 2: Tập chậm, phân đoạn để xây dựng động tác cơ bản.
+
Phương pháp: Lúc đầu từng người tập chậm cơ bản từng cử động, khi
thuần thục mới chuyển sang hồn chỉnh động tác, khơng nóng vội tập nhanh. Trong
quá trình luyện tập người phụ trách duy trì tập luyện dưới sự quản lý chung của
giáo viên. Trong luyện tập có sửa sai, nhận xét rút kinh nghiệm sau mỗi lần tập.
- Bước 3: Tập tổng hợp để thành thạo động tác.

+
Phương pháp: Từng tổ cử người phụ trách duy trì, bước đầu cho tập liên
kết từng cử động, sau đó tập tổng hợp nhằm đảm bảo tính thống nhất của động tác.
Sau khi phân chia luyện tập xong, giáo viên phải theo dõi sát các bộ phận để sửa
động tác, hướng dẫn học sinh nâng dần trình độ luyện tập từ dễ đến khó, từ đơn
giản đến phức tạp.
Để nâng cao kỹ năng thực hành thì cần thiết phải sử dụng phương pháp tổ
chức tập luyện xoay vịng, đổi tập. Vì đây là hình thức tổ chức, sắp xếp một buổi
luyện tập trong một khoảng thời gian xác định. Trong một buổi tập người học được
luân chuyển nội dung học tập, ơn tập từ vị trí này sang vị trí khác với nội dung khác
nhau, phù hợp với đặc điểm của phần thực hành, phù hợp với tâm lý của học sinh.
Phương pháp tổ chức học mới ôn cũ, học đi đôi với rèn luyện tránh được hiện
tượng người tập, người nghỉ, thời gian tập của học sinh nhiều hơn, nhằm nâng cao
kỹ năng thực hành của học sinh.
Tổ chức: Giáo viên chia lớp học thành 3 tổ khác nhau và quy định: Nội dung,
thời gian, phương pháp, vật chất, người phụ trách tập cụ thể cho từng tổ. Sau một
thời gian tập theo quy định của giáo viên khi nghe thấy ký tín, ám hiệu luyện tập
của giáo viên thì các tổ chuyển đổi nội dung tập luyện cho nhau.
13


Khi tổ chức tập luyện xoay vịng thì quy mơ và hình thức tổ chức luyện tập rất linh
hoạt, lớp học có thể chia thành nhiều bộ phận, tổ, nhóm với vị trí tập luyện khác
nhau. Vì vậy có thể tận dụng được tối đa điều kiện sân bãi, tài liệu phục vụ cho
luyện tập.
Trong một buổi học thực hành, luyện tập học sinh được luân phiên, đổi tập
nhiều lần. Thực hiện phương châm “học mới ơn cũ”. Vừa có tác dụng để học sinh
củng cố lại kiến thức đã học, vừa tạo điều kiện thuận lợi để rèn luyện kỹ năng thực
hành động tác.
Luyện tập xoay vòng đồng bộ làm cho nội dung luôn đổi mới, hấp dẫn cho người

học hứng thú học tập, mặt khác học sinh luôn được thay đổi trạng thái hoạt động
học tập của cơ thể. Nên cũng khơng cịn tình trạng mệt mỏi, uể oải, trì trệ. Hơn nữa
cơ sở vật chất kỹ thuật còn nhiều hạn chế, chưa thể trang bị cho tất cả mọi người
cùng tập một nội dung trong một thời gian nhất định.
1.2.5. Tổ chức giao bài tập ngoại khóa cho học sinh
Đây là một biện pháp rất quan trọng để nâng cao kỹ năng thực hành của
người học. Thời gian học các nội dung thực hành ở trên lớp theo kế hoạch, thời
khóa biểu ít. Vì vậy, người học cần tự học, tự nghiên cứu, rèn luyện các động tác đã
được học trên lớp vào giờ ngoại khóa. Giáo viên sau khi giảng dạy xong nội dung,
kết thúc mỗi buổi học cần tổ chức giao bài tập về nhà cho học sinh. Buổi học lên
lớp tiếp theo giáo viên sẽ kiểm tra, đánh giá chất lượng kết quả giao bài tập. Qua đó
giáo viên điều chỉnh việc tổ chức dạy - học để nâng cao kỹ năng thực hành cho học
sinh.
1.2.6. Đảm bảo cơ sở vật chất cho dạy - học thực hành môn GDQP-AN
Việc đảm bảo cơ sở vật chất, các phương tiện cho dạy và học sẽ góp phần
tăng cường mối liên hệ giữa lý thuyết và thực tiễn, giữa học và hành đẩy mạnh việc
hình thành kỹ năng, qua học và thực hành trên phương tiện kỹ thuật làm cho nhận
thức, hứng thú của học sinh được kích thích.
GDQP-AN có tính đặc thù riêng cần nhiều vật chất chuyên dùng, phương
tiện giảng dạy, học tập. Để học sinh hứng thú học tập, nâng cao chất lượng học tập
cần trang bị đầy đủ các phương tiện dạy và học như: Tranh vẽ, sơ đồ, biểu đồ, các
mô hình, súng, đồng tiền di động, bia số 4, bảng ngắm trúng chụm, lựu đạn, trang
âm thanh, máy tính, ti vi. Bãi tập là nơi chủ yếu phục vụ cho việc rèn luyện kỹ năng
thực hành, là nơi thể hiện động tác của cả người dạy và tổ chức cho người học
luyện tập để hình thành kỹ năng. Vì vậy, cần bố trí địa điểm phù hợp với từng nội
dung giảng dạy, đảm bảo tính thực tế, gắn thao trường với chiến trường.

14



1.3. Vận dụng những biện pháp nâng cao kỹ năng thực hành vào giảng dạy
tháo lắp súng cho học sinh lớp 11 THPT
1.3.1. Biện pháp thực hiện các bài tập vào giờ học mơn quốc phịng để nâng
cao hiệu quả giờ thực hành nội dung tháo lắp súng
Trang bị cho học sinh đầy đủ dụng cụ học tập: Súng tháo lắp TL AK, tranh,
bàn thao tác, đồng hồ bấm giây và một số dụng cụ cần thiết khác
- Tăng số ngày tập luyện ngoại khóa, bồi dưỡng đội mẫu: Thực hiện vào
buổi
2
Tích cực tập luyện: Ý thức tốt, trao đổi với các bạn những phần mình chưa
hiểu hay cịn sai, chậm hơn so với bạn cùng lớp. Giáo viên phải quan sát những em
yếu kém để có phương pháp bồi dưỡng thêm.
Thi giữa học sinh với nhau: Tổ chức thi sẽ tăng sự tích cực đối với những
học sinh lười nhác trong ôn luyện
Quy định thời gian tập luyện: Giáo viên đưa ra thời gian quy định tháo ra
bao nhiêu để các em biết để phấn đấu. Trong quá trình dẫn học sinh tham gia Hội
thao Quốc phịng tơi thấy các trường có tiến bộ nhiều trong nội dung tháo lắp súng,
các em làm rất nhanh, kỹ năng rất tốt, vì vậy giáo viên và học sinh cần tìm tịi và
học hỏi để tăng hiệu quả của giờ học.
Kiểm tra đánh giá: Đưa ra những tiêu chí và đặc trưng kiểm tra nhóm đối
chứng và nhóm thực nghiệm:
* Nội dung kiểm tra:
+ Tháo súng tiểu liên AK
+ Lắp súng tiểu liên AK
+ Kết hợp tháo và lắp súng tiểu liên Ak
*Cách tiến hành kiểm tra và thang điểm:
Học sinh chuẩn bị thực hiện động tác tháo và lắp súng TLAK, giáo viên đánh
giá kỹ thuật theo thang điểm, giáo viên bấm giờ.
+ Điểm giỏi: Thực hiện nhanh, khéo léo
+ Điểm khá: Thực hiện khá, khéo léo

+ Điểm TB: Thực hiện trung bình, và vẫn cịn bị nắc một số nỗi nhỏ
+ Điểm yếu: HS không thực hiện được nội dung tháo lắp súng.
1.3.2. Chuẩn bị giảng dạy
1.3.2.1. Nghiên cứu đối tượng
Thông qua cấp trên, giáo viên chủ nhiệm cung cấp và giáo viên trực tiếp
giảng dạy GDQP-AN tìm hiểu về: Tổng số học sinh lớp học, số lượng học sinh
nam, học sinh nữ. Học lực, sức khỏe, cố tật bẩm sinh của học sinh . . . Qua đó giáo
viên có cơng tác tổ chức và phương pháp giảng dạy phù hợp.
1.3.2.2. Soạn giáo án tháo lắp súng AK, trình ban chuyên môn ký duyệt
15


1.3.2.3. Thục luyện giáo án (bài giảng)
Thục luyện giáo án là công việc bắt buộc đối với người giáo viên giảng dạy.
Muốn giảng dạy có kết quả tốt trước hết người dạy phải tự mình nghiên cứu nắm
đầy đủ nội dung, tập luyện thuần thục chuẩn xác từng cử động, động tác , sau đó
trên cương vị người giáo viên tập giảng thử, kết hợp giữa giảng dạy nội dung với
thực hành động tác làm mẫu nhịp nhàng, ăn khớp. Tập giảng nhiều lần cho thuần
thục, theo dõi thời gian và rút kinh nghiệm sau mỗi lần giảng thử.
1.3.2.4. Bồi dưỡng người phục vụ, người phụ trách
Giáo viên bồi dưỡng người phục vụ về kỹ thuật động tác, nội dung, yêu cầu,
tổ chức và phương pháp buổi tập sắp tới. Người phụ trách là người đắc lực giúp
giáo viên thực hiện giảng dạy thành công khi lớp được chia thành nhiều tổ học tập.
Ngoài việc bồi dưỡng nội dung người phục vụ, người phụ trách còn phải nắm được
thứ tự tập luyện, đội hình tập, vị trí chỉ huy, vị trí của từng nhóm, cách ln phiên
tập luyện.
1.3.2.5. Chuẩn bị vật chất
1.3.3. Thực hành giảng bài tháo lắp súng AK
1.3.3.1. Thủ tục giảng dạy
1.3.3.2. Thực hành giảng dạy

* Những yêu cầu và phương pháp nâng cao hiệu quả giờ Tháo lắp súng TLAK
- Ghi nhớ và nhận biết được các bộ phận chính của súng TL AK: Phần này đã học ở
tiết trước và GV giao bài về nhà cho học sinh, tiết mới chỉ ôn lại.
+ Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa.
+ Ghi nhớ được 11 bộ phận chính của súng tiểu liên AK.
+
Giáo viên cho học sinh xem mơ hình súng và chỉ cho học sinh từng bộ
phận và gọi tên.
+
Giáo viên chỉ vào từng bộ phận và yêu cầu học sinh gọi tên các bộ phận
theo thứ tự trong SGK đã giới thiệu.
+
Giáo viên chỉ vào từng bộ phận và yêu cầu học sinh gọi tên các bộ phận
không theo thứ tự trong SGK đã giới thiệu.
+
Giáo viên yêu cầu học sinh tự chỉ vào từng bộ phận và gọi tên không cần
theo thứ tự SGK đã giới thiệu.
` + Giáo viên yêu cầu học sinh tự chỉ vào từng bộ phận và gọi tên cần theo thứ tự
SGK đã giới thiệu.
Khi học theo phương pháp trên học sinh sẽ nhớ lâu và vận dụng trong quá
trình thực hành tháo lắp. Khi thực hành tháo lắp giáo viên yêu cầu học sinh cần
phải nhớ quy tắc tháo lắp súng và thứ tự các bước tháo lắp theo SGK hướng dẫn.
Như vậy đây chính là bài tập giáo viên giao về nhà cho học sinh, có như vậy nội
dung tiết học sau mới có hiệu quả cao.
16


- Luyện tập thực hành tháo và lắp súng tiểu liên AK: Học sinh ghi nhớ và nhận biết
được các bộ phận chính của súng, nhớ các bước tháo lắp súng cũng như quy tắc
tháo lắp thì việc luyện tập sẽ đạt được kết quả cao:

B1: Giáo viên làm mẫu lại động tác theo ba bước: làm nhanh, làm chậm phân
tích, làm tổng hợp ( phần này làm lại vì tiết học trước đã giới thiệu)
B2: Gọi hai học sinh đã bồi dưỡng trước lên làm cùng với giáo viên theo sự
hướng dẫn của giáo viên ( Đây là bước quan trọng bởi vì trong quá trình tập luyện
đội mẫu sẽ giống như vai trò của giáo viên hướng dẫn các bạn)
B3: Tổ chức tập luyện xoay vòng:
Chia lớp thành 4 nhóm tự nghiên cứu có phân cơng đội mẫu luyện tập cùng, giáo
viên phân cơng vị trí tập luyện, ký tín, ám hiệu, yêu cầu khi tập luyện theo nhóm.
Trang bị đủ dụng cụ khi tập luyện.
Phương pháp tập theo nhóm:
+ Mỗi nhóm lại chia ra thành hai nhóm nhỏ ( một nhóm chỉ tháo, một nhóm chỉ
lắp, mỗi người làm một lần)
+ Sau khi hết lượt thì đổi xoay vòng ngược lại tập luyện
+ Kết hợp cả tháo và lắp có bấm giờ
+ Giáo viên đi từng nhóm quan sát, nhắc nhở và sửa sai
+ Tập luyện theo thời gian mà giáo viên đã quy định( đội mẫu phải hướng dẫn đúng
và nhiệt tình mới tập hết lượt đủ thời gian theo quy định của GV)
Phương pháp tập luyện theo đơn vị lớp ( củng cố ):
+
Giáo viên sẽ nêu những ưu điểm, điểm sai và hạn chế trong phần tập luyện
theo nhóm: Ý thức tập luyện, hiệu quả tập luyện của từng nhóm, có khen thưởng và
kỷ luật kịp thời.
+
Giáo viên rút kinh nghiệm và hướng dẫn lại cho học sinh những phần khó:
Lắp khóa nịng và bệ khóa nịng, lắp nắp hộp khóa nịng ( phần này nhiều học sinh nữ
thực hiện khó khăn hơn so với nam). Giáo viên đưa ra những mẹo nhỏ cho học sinh
trong những bước khó để học sinh thực hiện dễ dàng hơn và đạt kết quả cao.
+ Kiểm tra đánh giá một số học sinh thực hiện chưa tốt và tốt
+
Cho đại diện hai nhóm thi với nhau để kích thích học sinh tích cực, hứng

thú tập luyện trong những tiết học sau.
2. Kết quả thu được.
Trước khi thực áp dụng các phương pháp mới ở 2 lớp thực nghiệm tôi đã tiến
hành kiểm tra để biết được khả năng nhận thức chung của cả hai nhóm. Kết quả
như sau:
* Lớp thực nghiệm( 11A1; 11A2) với tổng sĩ số là 81 học sinh.

17


Bảng kết quả kiểm tra trước khi áp dụng phương pháp mới.

Lớp

Sĩ số

11A1

37

11A2

44

* Lớp đối chứng( 11A3; 11A5) Với tổng sĩ số 81 học sinh
Bảng kết quả kiểm tra của lớp đối chứng

Lớp

Sĩ số


11A3

38

11A5

43


18


Biểu đổ trước khi tiến hành thực nghiệm của lớp thực nghiệm.

Nhận xét:
Nhìn vào biểu đồ trước khi tiến hành thực nghiêm ta thấy hai nhóm lớp thực
nghiệm và đối chứng có tổng số học sinh là như nhau. Khả năng nhận thức và trình
độ của hai nhóm là tương đương nhau. Tỷ lệ giỏi, khá, trung bình, yếu ở cả hai
nhóm là ngang nhau.
Sau khi nghiên cứu những biện pháp trên tôi tiến hành áp dụng phương pháp
mới với 2 lớp thực nghiệm. So sánh kết quả giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
để đánh giá khả năng vận dụng các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy
nội dung táo lắp súng cho học sinh khối 11 THPT
Lớp đối chứng khi giảng dạy vẫn áp dụng phương pháp giảng dạy truyền
thống, lớp thực nghiệm áp dụng các biện pháp nâng cao hiệu quả giờ thực hành vào
giảng dạy.
Tiến hành thực nghiệm theo phương pháp đối chứng: Sau các buổi tập thực
hành, tổ chức kiểm tra nội dung tháo lắp súng TLAK, chấm điểm, xử lý kết quả từ
đó đánh giá tính hiệu quả mà sáng kiến mang lại.

- Lớp thực nghiệm: 11A1,11A2
- Lớp đối chứng: 11A3,11A4
- Kết quả thu được như sau:

19


Bảng 1: Kết quả kiểm tra tháo lắp súng của 2 lớp thực nghiệm

Lớp

11A1
11A2
Tổng số

Bảng 2: K

Lớp

11A3
11A5
Tổng số


×