Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

Dạy đọc hiểu đoạn trích “vĩnh biệt cửu trùng đài” (trích vũ như tô) nguyễn huy tưởng theo hướng đối thoại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 48 trang )

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
Có thể nói, càng ngày vị trí và vai trò của giáo dục càng được khẳng định,
nhất là trong thời kì đổi mới hiện nay. Môn Văn nằm trong hệ thống các môn
KHXH, cùng với các môn KHTN trong nhà trường có nhu cầu cần đổi mới về
phương pháp dạy và học. Thực tế là tình trạng học sinh không thích học Văn
ngày càng nhiều. Trong giờ học, chủ thể học sinh không được phát huy, không
được nói lên tiếng nói riêng của mình. “Để giờ Văn trở thành một giờ hấp dẫn,
sôi nổi, một giờ hứng thú với học sinh, để sau đó học sinh say mê, nghĩ thêm,
tìm tòi và các em suy nghĩ bằng trí óc của mình” (Phạm Văn Đồng - Nghiên cứu
giáo dục, số 28, 1973) các nhà phương pháp đã đưa ra kiểu giờ học đối thoại.
Kịch được đánh giá là một loại hình rất quan trọng trong ba loại hình văn
học (tự sự, trữ tình, kịch). Đây là loại hình mang tính đặc thù, có mối quan hệ
với sân khấu như hồn với xác, có những đặc trưng hấp dẫn riêng mà các loại
hình văn học khác không có được. Nếu kịch được khai thác đúng ưu thế về loại
thể, và có cách tiếp cận hợp lý, chúng ta sẽ phát huy được tác dụng của nó trong
việc giáo dục, giáo dưỡng, định hướng thẩm mỹ và bồi dưỡng trí tuệ, tâm hồn,
nhận thức cho thế hệ trẻ một cách thiết thực, sống động nhất. Văn bản kịch được
đưa vào chương trình phổ thông là những trích đoạn tinh lọc, tiêu biểu nhất của
những vở kịch nổi tiếng Việt Nam: “Vũ Như Tô” của Nguyễn Huy Tưởng.
Đối thoại là yếu tố liên quan tới ngôn ngữ. Theo Bathkhin “Ngôn ngữ chỉ
sống trong giao tiếp đối thoại giữa những người sử dụng ngôn ngữ. Sự giao tiếp
đối thoại chính là lĩnh vực đích thực của cuộc sống của ngôn ngữ”. Trong bất cứ
lĩnh vực nào sử dụng nó (sinh hoạt, khoa học, nghệ thuật)…đều thấm nhuần
quan hệ đối thoại. Đối thoại là sự trao đổi kết quả tư duy của mình đối với mọi
người, đối với hiện thực. Cho nên không có kết quả tư duy, không có đối thoại
thì không có giao tiếp được. Ngược lại, đối thoại còn là cơ sở của phương pháp
tư duy, phương pháp nhận thức. Tư duy theo nguyên tắc đối thoại còn là một
hướng tư duy nhằm khám phát phát triển nội dung tri thức cần tiếp nhận.
Quá trình dạy học gồm hai giai đoạn chính: hoạt động dạy của giáo viên


và hoạt động học của học sinh. Hai hoạt động đó diễn ra với chủ thể khác nhau
với các cơ chế khác nhau, không tách rời nhau. Trong hoạt động: học sinh là
trung tâm, giáo viên đóng vai trò làm nòng cốt. Nếu trước đây giờ học chỉ là
thuyết giảng của giáo viên thì giờ đây phương pháp ấy được biến đổi và thay
thế. Phương pháp phát vấn đàm thoại, phương pháp phân tích nêu vấn đề là một
là một trong những phương pháp mang tính chất đối thoại giữa giáo viên và học
1


sinh. Trong dạy học tác phẩm văn chương, thông qua ngôn ngữ giáo viên hướng
dẫn học sinh tiếp cận tác phẩm bằng việc tổ chức qua đối thoại giữa học sinh với
thế giới nghệ thuật trong tác phẩm để hiểu nội dung tác phẩm một cách cặn kẽ
hơn.
Vấn đề đối thoại và việc vận dụng kiểu giờ học đối thoại là nội dung được
nhiều nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm bởi tính ưu việt của nó. Người có công
đầu trong việc nghiên cứu giờ học đối thoại trong giảng dạy tác phẩm văn
chương là TS. Đỗ Huy Quang với hai bài viết tiêu biểu: “Dạy học đối thoại ở đại
học” (Nghiên cứu giáo dục số 32.T6/2002) và “Dạy học đối thoại trong môn
Văn” đã khẳng định tính khả thi và ưu việt của đối thoại trong giảng dạy tác
phẩm văn chương ở trường phổ thông và trường đại học.
Tuy nhiên, vấn đề dạy học văn bản kịch trong nhà trường phổ thông hiện
nay đang gặp nhiều trở ngại. Giờ dạy học các trích đoạn kịch đơn điệu, học sinh
tiếp nhận văn bản một cách thụ động, thiếu hứng khởi. Nhiều giáo viên vẫn chưa
ý thức dạy học kịch theo đặc trưng loại thể, hoặc có bám sát vào đặc trưng loại
thể, vẫn rất khó xác định một cách dạy phù hợp để truyền hết cái hay cái đẹp của
nó. Tác phẩm kịch thường có dung lượng dài, sách giáo khoa (SGK) Ngữ văn
chỉ đưa vào dạy những đoạn trích tinh lọc của vở kịch trong lượng thời gian hạn
hẹp 2 tiết (90 phút). Chính điều này đã góp phần làm hạn chế quá trình tiếp nhận
tác phẩm kịch của học sinh. Xét ở Việt Nam, kịch là một thể loại văn học còn
khá xa lạ, “Sinh sau đẻ muộn” hơn so với các loại hình như tự sự, trữ tình nên

kinh nghiệm thưởng thức kịch hạn chế, tài liệu viết về kịch cũng không nhiều.
Học sinh chưa được trang bị kiến thức nghệ thuật sân khấu, cùng với nghệ thuật
tổng hợp như diễn xuất của diễn viên, đạo cụ, âm nhạc, hội họa. Đó cũng là
nguyên nhân mà dạy học kịch của ta không hấp dẫn và khác biệt với loại hình tự
sự. Lượng tác phẩm văn học trong chương trình phổ thông rất lớn, nhưng không
phải thể loại nào, tác phẩm nào cũng ứng dụng dạy học đối thoại một cách có
hiệu quả.
Nguyễn Huy Tưởng là tác giả tiêu biểu của giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX .
Ông là nhà văn có trách nhiệm cao trong nghề cầm bút, luôn trăn trở tìm cho
mình con đường đi chân chính, không bao giờ bằng lòng với những gì mình viết.
“Vũ NhưTô” là vở kịch tiêu biểu không những của ông mà là của cả giai đoạn
kịch nói Việt Nam đầu thế kỷ XX. Chính vì vậy mà một đoạn trích trong vở
kịch, đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” được đưa vào soạn giảng trong
chương trình lớp 11 THPT. Đây là một đoạn trích hay, tìm hiểu đoạn trích người
đọc không chỉ được ngược dòng thời gian về với lịch sử dân tộc mà còn hiểu
thêm quan niệm về nghệ thuật của Nguyễn Huy Tưởng.

2


Từ thực tế dạy học kịch ở chương trình học môn Ngữ văn lớp 11, tôi thực
hiện sáng kiến kinh nghiệm với đề tài: Dạy đọc hiểu đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu
Trùng Đài” (Trích Vũ Như Tô) - Nguyễn Huy Tưởng theo hướng đối thoại. Với
hy vọng, tôi sẽ được góp phần nhỏ vào việc tìm hiểu đặc sắc kịch của Nguyễn
Huy Tưởng, thể nghiệm kiến thức của phương pháp dạy học mới vào trong một
đoạn trích của tác phẩm.
2. Tên sáng kiến:
Dạy đọc hiểu đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” (Trích Vũ Như Tô) Nguyễn Huy Tưởng theo hướng đối thoại.
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Nguyễn Thị Ngọc Lan

- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trung tâm GDNN - GDTX Yên Lạc.
- Số điện thoại: 0968401468. E-mail:
4. Chủ đầu tư sáng tạo ra sáng kiến:
- Họ và tên: Nguyễn Thị Ngọc Lan
- Địa chỉ: Trung tâm GDNN - GDTX Yên Lạc, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh
Phúc.
- Chức vụ: Giáo viên.
- Số điện thoại: 0968401468. E-mail:
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
- Sáng kiến được áp dụng vào việc giảng dạy bộ môn Ngữ văn: Chương
trình Ngữ văn 11, khi dạy văn bản văn học kịch.
- Vấn đề sáng kiến giải quyết: Cách sử dụng hình thức đối thoại khi dạy
đọc hiểu đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” (Trích Vũ Như Tô) - Nguyễn
Huy Tưởng. Qua đó, nhằm nâng cao hiệu quả bài học và bồi dưỡng niềm yêu
thích môn học cho học sinh.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:
Ngày áp dụng lần đầu: Tuần 19 năm học 2019 - 2020.
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
- Về nội dung của sáng kiến:
7.1. Đôi nét về dạy đọc hiểu văn bản văn học theo hướng đối thoại.
7.1.1. Dạy đọc hiểu văn bản.
Môn Văn trong nhà trường trung học, nhất là THPT của ta đã có truyền
thống lâu đời, đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm và có nhiều thành tựu. Tuy
nhiên trong bối cảnh đổi mới nội dung và phương pháp dạy học hiện nay vẫn
3


còn nhiều vấn đề cần được làm sáng tỏ và có sự đột phá thật sự. Một trong
những vấn đề đó là nội dung dạy văn và phương pháp dạy đọc văn. Đọc hiểu là
hoạt động cơ bản của con người để chiếm lĩnh văn hóa. Khái niệm đọc hiểu

(comprehension reading) có nội hàm khoa học phong phú có nhiều cấp độ gắn
liền với lí luận dạy học văn, lí thuyết tiếp nhận tâm lí học nghệ thuật, lí thuyết
giao tiếp thi pháp học, tường giải học văn bản học …
Đọc hiểu là đọc kết hợp với sự hình thành năng lực giải thích, phân tích,
khái quát, biện luận đúng - sai về logic, nghĩa là kết hợp với năng lực, tư duy và
biểu đạt. Mục đích trong tác phẩm văn chương, đọc hiểu là phải thấy được: Nội
dung của văn bản; mối quan hệ ý nghĩa của văn bản do tác giả tổ chức và xây
dựng; ý đồ, mục đích.
Văn bản văn học là sản phẩm của tưởng tượng, sáng tạo; là mô hình cuộc
sống được phản ánh bằng nghệ thuật, thể hiện cách nhìn và thái độ của người
viết. Theo đó, văn bản văn học được cố định bởi hệ thống kí hiệu ngôn từ,
nhưng ý nghĩa của nó rất phong phú do sự chi phối, tương tác của nhiều yếu tố
khác nhau. Ngôn ngữ văn học là ngôn ngữ lạ hóa. Cấu trúc văn bản văn học là
một cấu trúc mở, có nhiều khoảng trống về nghĩa… Khi dạy học đọc hiểu văn
bản văn học, giáo viên cần chú ý:
Thứ nhất, tổ chức cho học sinh khám phá văn bản theo một quy trình giải
mã văn bản nghệ thuật, chỉ ra sự phù hợp giữa các kí hiệu hình thức văn bản
ngôn từ và nội dung, tư tưởng. Chú trọng các yêu cầu đọc hiểu từ nhận biết tính
toàn vẹn, chỉnh thể trong tiếp nhận đến yêu cầu khám phá tư tưởng, chủ đề, cảm
hứng và tình cảm, thái độ của tác giả thể hiện qua hình thức cụ thể của văn bản;
liên hệ, mở rộng để phát hiện những giá trị đạo đức, văn hóa và triết lý nhân
sinh; từ đó biết vận dụng, chuyển hóa thành giá trị sống.
Thứ hai, hướng dẫn học sinh tìm hiểu ý nghĩa của văn bản văn học một
cách tổng hợp. Trước hết là coi trọng văn bản ngôn từ, phân tích cái lý của những
hình thức ngữ âm, chữ, từ, câu, đoạn, vần, nhịp, hình ảnh, chi tiết, nhân vật, sự
kiện, không gian, thời gian, biểu tượng… để hiểu văn bản văn học không thể
thoát ly văn bản. Đọc hiểu văn bản văn học cũng là đi tìm ý đồ sáng tạo, tình cảm,
tư tưởng của tác giả gửi gắm trong đó. Tuy nhiên cần thận trọng trong việc diễn
giải ý đồ, tư tưởng của tác giả. Việc đề cao vai trò người đọc của lý thuyết tiếp
nhận đã chi phối mạnh mẽ cách dạy đọc hiểu văn bản văn học. Khi dạy, giáo viên

cần chú ý khai thác vốn hiểu biết đã có của học sinh, khuyến khích sự tìm tòi, liên
hệ với hoàn cảnh của cá nhân... để chỉ ra thông điệp, phát hiện ý nghĩa, góp phần
lấp đầy “khoảng trống” của văn bản. Kết quả diễn giải ý nghĩa của văn bản phải
có sự thống nhất ở cả 3 phương diện: cấu trúc văn bản, ý đồ tác giả và vai trò
người đọc.
4


Thứ ba, tùy vào đối tượng học sinh từng cấp, lớp và thể loại văn học mà
vận dụng kết hợp các phương pháp, kỹ thuật và hình thức dạy học đọc hiểu cho
phù hợp theo yêu cầu phát triển năng lực học sinh như: đàm thoại, diễn giảng,
nêu vấn đề, đọc diễn cảm, đọc phân vai, kể chuyện, đóng vai để giải quyết một
tình huống, diễn kịch, hướng dẫn ghi chép, phiếu học tập, nhật ký đọc sách, tổ
chức thảo luận, chuyển thể tác phẩm văn học, vẽ tranh, làm phim, trải nghiệm
tình huống...
7.1.2. Dạy đọc hiểu văn bản theo hướng đối thoại.
Hoạt động đọc hiểu văn bản thuộc môn Ngữ văn ở trường trung học phổ
thong có một nội dung hết sức phong phú. Trong những nội dung cơ bản của nó,
có vấn đề tổ chức hoạt động đối thoại. Vấn đề này hiện nay vẫn chưa được chú ý
nghiên cứu thích đáng. Trong thời gian tới, chương trình và sách giáo khoa Ngữ
văn sẽ được biên soạn theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh.
Có thể nói, việc đọc hiểu và cảm thụ văn bản của các em rất đa dạng,
phong phú, vì mỗi học sinh là một chỉnh thể của quá trình tiếp nhận. Để rút ngắn
khoảng cách thẩm mĩ này, người giáo viên phải thông qua đối thoại để nắm
vững đối tượng học sinh. Bởi vì chỉ có thông qua đối thoại, học sinh mới bộc lộ
được trình độ, suy nghĩ và năng lực cảm thụ của mình. Đối thoại có thể điều
chỉnh hiện tượng này trong sự hướng dẫn, định hướng sư phạm của người thầy,
tức là đảm bảo yêu cầu: Giáo viên - chủ thể dạy - chủ thể tác động và định
hướng quá trình tiếp nhận những tác động thẩm mĩ của văn bản văn chương đối
với học sinh. Còn học sinh - chủ thể tiếp nhận - bạn đọc sáng tạo trong giờ dạy

học tác phẩm văn chương.
Bản chất của kiểu dạy học đối thoại (nhìn ở khả năng tích hợp, dung hòa
nhiều yếu tố)làm cho nó có khả năng thích ứng cao với kiểu giờ đọc hiểu tác
phẩm văn chương, phản ánh đủ và rõ cấu trúc của hoạt động tiếp nhận văn
chương. Đối thoại là con đường xác lập mối quan hệ giữa nhà văn và người đọc,
là phương thức tích cực để người đọc hiểu tác giả, tác phẩm. Dạy đọc hiểu văn
bản tác phẩm văn chương ở trường phổ thông theo hướng này, thực chất là tổ
chức một cuộc đối thoại để cả giáo viên và học sinh cùng cảm thông với tác giả,
tác phẩm, tiếp nhận trọn vẹn tác phẩm. Trước đây, với các phương pháp dạy học
truyền thống, ở các giờ giảng văn, tác phẩm chỉ được coi như một phương tiện
để học sinh nhận thức về đời sống và văn học. Trong cơ chế dạy học đó, học
sinh là một khách thể thụ động, chịu tác động bên ngoài từ phía giáo viên. Bởi
vậy, trong xu hướng đổi mới phương pháp dạy học văn trong nhà trường, dạy
học văn bản tác phẩm theo hình thức đối thoại trở thành một phương pháp mới,
một quan hệ mới.
5


Để tổ chức một giờ học văn bản tác phẩm theo kiểu đối thoại, giáo viên
cần xác định tác phẩm như là một hình thức ý thức của chủ thể, một hiện thân
của chủ thể, một “tương đương chủ thể”. “Học sinh cần được xác định như là
một chủ thể có ý thức trong quá trình dạy văn và học văn”. Mối quan hệ giữa
học sinh với tác giả, tác phẩm phải được xác lập như là một quan hệ giữa các
chủ thể, các ý thức cùng tham gia đối thoại. Có ba phương thức cơ bản để tổ
chức đối thoại trong giờ dạy học tác phẩm. Đó là sự đối thoại giữa các quan
điểm, các cách hiểu khác nhau (tầng lớp, thế hệ, thời đại, văn hóa…); đối thoại
giữa các quan điểm, ý thức, giọng điệu, sự lý giải của tác giả, nhân vật và cá
nhân người đọc (đối với cả giáo viên và học sinh) và sự suy nghĩ, tự đối thoại
của học sinh. Đối thoại trong giờ đọc hiểu dựa vào sự trao đổi ý kiến, tranh luận
giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với nhau cũng như giữa học sinh với

tác giả, nhân vật, giữa các quan điểm, ý thức… nhằm phản ánh, bộc lộ những
quan điểm riêng của các yếu tố tham gia, thể hiện những đặc trưng về sự khác
biệt, hòa đồng hay gần nhau... rất phong phú của các quan điểm, ý thức tiếp
nhận, thu hẹp bớt khoảng cách giữa nhà văn và bạn đọc bởi “Sự ngăn cách giữa
nhà văn và bạn đọc càng ít thì quá trình cảm thụ càng nhanh, càng sâu sắc và sức
thuyết phục của tác phẩm càng mạnh”. Tổ chức tranh luận, đối thoại trong giờ
học cần hướng vào sự tự đối thoại của học sinh nhằm phát hiện, làm bộc lộ cách
nhìn, cách nghĩ riêng của học sinh về thế giới, con người, cuộc sống và văn
chương, nghệ thuật… hình thành quan điểm cá nhân tích cực, phát triển năng
lực và nhân cách thẩm mỹ cho học sinh.
7.2. Văn bản kịch trong nhà trường phổ thông.
7.2.1. Khái quát về văn bản kịch.
Kịch là một trong ba phương thức cơ bản của văn học (kịch, tự sự, trữ
tình). Kịch vừa thuộc sân khấu, vừa thuộc văn học. Nó vừa để diễn là chủ yếu lại
vừa để đọc vì kịch bản chính là phương diện văn học của kịch. Song nói đến
kịch là phải đến sự biểu diễn trên sân khấu của các diễn viên bằng hành động, cử
chỉ, điệu bộ, lời nói (Riêng kịch câm thì không diễn tả bằng lời).
Kịch được xây dựng trên cơ sở những mâu thuẫn lịch sử, xã hội hoặc
những xung đột muôn thủa mang tính nhân loại (như giữa thiện và ác, cao cả và
thấp hèn, ước mơ và hiện thực...). Những xung đột ấy được thể hiện bằng một
cốt truyện có cấu trúc chặt chẽ qua hành động của các nhân vật và theo những
quy tắc nhất định của nghệ thuật kịch. Trong kịch thường chứa đựng nhiều kịch
tính, tức là những sự căng thẳng do tình huống tạo ra đối với nhân vật.
Phần lớn kịch được xây dựng trên hành đồng bên ngoài với những diễn
biến của chúng và theo những nguyên tắc có sự đấu tranh chống lại của các nhân
6


vật. Tuy nhiên, cũng có hành động bên trong, qua đó, nhân vật chủ yếu là suy
ngẫm và chịu đựng một tình huống xung đột bên trong hết sức căng thẳng.

Trong kịch, những lời phát biều của các nhân vật (trong đối thoại hoặc
độc thoại) nói lên hành động, ý chí và sự tự khám phá tích cực của họ có một ý
nghĩa quyết định. Còn những lời trần thuật (câu chuyện kể của nhân vật về
những điều đã qua, sự thông báo của người dẫn truyện, những lời chỉ dẫn của tác
giả trong kịch bản) chỉ đóng vai thứ yếu và nhiều khi không cần đến.
Do tính chất loại biệt của sự phản ánh, kịch lấy xung đột làm nội dung
phản ánh. Nghệ thuật kịch bao giờ cũng phản ánh cuộc sống trong một quá trình
nhất định, ở trạng thái khách quan, dưới dạng trực tiếp, cụ thể sinh động như
đang diễn ra trước mắt người xem. Nó hoàn toàn khác hẳn với hội họa, điêu
khắc, chỉ phản ánh cuộc sống tập trung trong mộ khoảnh khắc nhất định; nó
cũng không giống với âm nhạc và thơ trữ tình lấy việc phản ánh tâm trạng, tình
cảm của con người trước một sự kiện nào đó làm nội dung chủ yếu. Chính tính
chất đặc biệt ấy buộc nghệ thuật kịch phải chọn những chất liệu có tính chất
động làm cơ sở cho nội dung kịch, nghĩa là nó phải phản ánh cuộc sống trong sự
vận động của nó. Mà đã nói tới vận động là không thể không nói tới xung đột.
Xung đột là động lực thúc đẩy sự phát triển của hành động kịch nhằm xác lập
lên những quan hệ mới giữa các nhân vật vốn được coi là kết thúc tất yếu của tác
phẩm kịch.
Văn bản kịch là một kiểu loại văn bản mới được đưa vào giảng dạy trong
chương trình Ngữ văn phổ thông vài năm gần đây. Kiểu văn bản này có những
nét đặc thù: Được sáng tác về cơ bản là để diễn, bởi đó là một môn nghệ thuật
tổng hợp, gắn bó với sân khấu như các bộ phận kết nối chặt chẽ với nhau trên
một cơ thể kịch bản.
Trong khi đó, việc giảng dạy thể loại này ở nhà trường lại không phải với
tính chất một loại hình nghệ thuật, chỉ đơn giản xem xét ở góc độ văn học, cho
nên để thưởng thức tác phẩm kịch đúng với tinh thần thể loại đã là một khó
khăn, chưa nói đến tổ chức cho học sinh thâm nhập, nắm bắt các giá trị của văn
bản kịch thì không phải là việc dễ dàng.
Sách giáo khoa THPT đưa vào chương trình ba văn bản kịch: “Tình yêu
và thù hận” (Trích vở kịch Romeo và Juliet) của Wiliam Shakespeare, “Vĩnh biệt

Cửu Trùng Đài” (Trích Vũ Như Tô) của Nguyễn Huy Tưởng và “Hồn Trương
Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ. Đây đều là các văn bản có giá trị tư tưởng
và nghệ thuật cao nhưng không phải dễ tiếp cận. Do vậy, đọc hiểu một văn bản
kịch rất cần được trang bị những kỹ năng cần thiết để đọc đúng yêu cầu đặc
trưng thể loại.
7


7.2.2. Vai trò của dạy học văn bản kịch trong nhà trường.
Chương trình sách giáo khoa mới được soạn theo quan điểm đổi mới toàn
diện hệ thống giáo dục, từ nội dung chương trình đến phương pháp giảng dạy.
Với quan điểm lấy học sinh làm trung tâm, là chủ thể của tiếp nhận đòi hỏi môn
Văn là môn dạy kĩ năng đọc hiểu cho học sinh và giúp các em có được năng lực
đọc hiểu bất kì thể loại văn học nào. Chúng ta biết văn học mang trong nó nhiều
chức năng quan trọng: chức năng nhận thức, chức năng giáo dục, chức năng
thẩm mĩ, giải trí, giúp bồi dưỡng và hoàn thiện về nhân cách con người về nhiều
mặt. Văn học trong nhà trường là những tác phẩm được đánh giá và lựa chọn kĩ
càng để đưa vào giảng dạy phù hợp với yêu cầu giáo dục, khả năng nhận thức
của học sinh, hình thành kĩ năng, tri thức và tình cảm thẩm mĩ cho học sinh. Dạy
học kịch không nằm ngoài mục đích ấy.
Đưa kịch vào trong trường học phổ thông: qua việc học văn bản học sinh
nắm được giá trị cơ bản về nội dung nghệ thuật của vở kịch được nói tới, nắm
được đặc trưng cơ bản của kịch. Qua đó, học sinh hiểu được tài năng, sáng tạo,
tư duy nghệ thuật và phần nào cả đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân ta
thời xưa. Dạy kịch không chỉ giúp học sinh có những kiến thức do giáo viên
cung cấp mà thông qua quá trình dạy học, học sinh tự tìm hiểu, tự khám phá, tự
hình thành cho mình những năng lực thẩm thấu văn chương đặc biệt là kĩ năng
khám phá một vở kịch. Khi học kịch, học sinh yêu hơn truyền thống văn hóa dân
tộc, biết nâng niu gìn giữ những giá trị tinh thần ông cha để lại. Vì vậy, việc đưa
kịch vào giảng dạy trong chương trình là cần thiết và đúng đắn.

7.2.3. Thực trạng dạy kịch trong trường phổ thông hiện nay.
Dạy kịch bản văn học không đơn thuần là phân tích văn học, giảng văn,
thưởng thức vẻ đẹp của một lời văn hoặc biện pháp tu từ, cũng không phải để
mô phỏng diễn theo cử chỉ, điệu bộ của nhân vật kịch. Kịch bản văn học vừa thể
hiện đặc trưng của một văn bản văn học, vừa thể hiện đặc trưng của thể loại
kịch. Sự kết hợp giữa hai phương diện này vừa tạo nên sức hấp dẫn riêng của
một loại văn bản, lại vừa là thử thách không dễ vượt qua cho người dạy và người
tiếp nhận.
Đổi mới phương pháp dạy văn bản kịch yêu cầu giáo viên phải nắm chắc
đặc trưng của thể loại kịch. Vận dụng linh hoạt các nguyên tắc, các thao tác
giảng dạy, các phương pháp khác nhau phải phù hợp với đặc trưng bộ môn.
Nhằm phát huy tối đa tinh thần chủ động, tích cực sáng tạo của học sinh, giúp
các em tự tìm tòi, tự khám phá ra chân lý, thay vì cách học một chiều trước đó.
Nói về thực trạng dạy và học kịch bản văn học hiện nay, học sinh dù ở
bậc THPT nhưng thói quen, nếp nghĩ đã ăn sâu tiềm thức khi đứng trước yêu
8


cầu đọc hiểu một văn bản bao giờ cũng tư duy theo thói quen khi đọc một văn
bản văn học. Cho nên, học sinh thường khá lúng túng trong thao tác đọc hiểu
văn bản kịch từ khâu xác định vấn đề cho đến cách đọc từng phần và quá
trình làm bài tập vận dụng.
Về phía người dạy, nhiều giáo viên giảng dạy văn bản này sa đà vào tìm
nội dung chính, nhân vật chính và chủ đề văn bản và nhanh chóng biến một giờ
dạy đọc hiểu thành một giờ học văn bản truyện thông thường.
Nhiều giáo viên giảng dạy kịch chủ yếu dựa vào sách giáo viên. Dù đây là
bộ sách có nhiều mặt mạnh, là tài liệu định hướng quan trọng cho mỗi bài giảng
của giáo viên, tuy nhiên đó mới chỉ là những gợi ý rất chung chung, người thầy
cần định lượng kiến thức để dạy cho phù hợp.
Một số chưa biết lựa chọn những kiến thức cơ bản, bài giảng chưa phù

hợp với đối tượng học sinh, tham kiến thức mà chưa áp dụng lý thuyết loại thể,
dẫn đến hứng thú học văn của học sinh chưa được phát huy.
Một số giáo viên tung hứng giảng dạy kịch mà quên mất các lời thoại
nhân vật, dẫn tới dạy học thoát ly kiến thức của hành động kịch. Hầu như hoạt
động liên môn để mở rộng kiến thức, đào sâu hiểu biết của học sinh với loại
hình nghệ thuật tổng hợp này không có. Kết quả là học sinh học xong văn bản
nhưng không hiểu gì về nghệ thuật tạo dựng tình huống, xây dựng xung đột
kịch, về cách dẫn dắt mâu thuẫn của kịch, về hành động kịch như thế nào.
Trường chúng tôi là một trường chất lượng học sinh đầu vào thấp nên
bản thân niềm yêu thích của các em với môn Ngữ văn không có. Đặc biệt về
văn bản kịch trong nhà trường, các em lại càng thờ ơ, học chống đối, không có
tinh thần tự giác, chuẩn bị bài trước khi đến lớp là rất ít. Chính bởi vậy để các
em hứng thú hơn với môn Ngữ văn và đặc biệt có những hiểu biết sâu sắc hơn
về văn bản kịch tôi đã mạnh dạn đề ra những giải pháp để: “Dạy đọc hiểu đoạn
trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (Trích Vũ Như Tô) - Nguyễn Huy Tưởng theo
hướng đối thoại”.
7.3. Khái quát vở kịch “Vũ Như Tô” và đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu
Trùng Đài” - Nguyễn Huy Tưởng.
7.3.1. Hoàn cảnh ra đời vở kịch “Vũ Như Tô”.
“Vũ Như Tô” là vở bi kịch lịch sử năm hồi viết về một sự kiện xảy ra ở
Thăng Long khoảng năm 1516 - 1517 dưới triều Lê Tương Dực. Tác phẩm được
Nguyễn Huy Tưởng viết xong vào mùa hè năm 1941, đề tựa tháng 6 - 1942. Từ
vở bi kịch ba hồi đăng trên tạp chí Tri tân năm 1943 - 1944, được sự góp ý của
nhiều nhà văn tiến bộ, nhà văn đã sửa lại thành vở kịch năm hồi, được tái bản
9


nhiều lần và cũng được công diễn nhiều lần trên sân khấu Thủ đô thời gian trước
và sau Cách mạng tháng Tám 1945. Tác phẩm ra đời trong phong trào văn nghệ
phục cổ những năm 1939 -1945, một phong trào hưởng ứng tinh thần yêu nước

và dân chủ hoạt động dưới ảnh hưởng của cao trào cách mạng nhằm tưởng nhớ
đến dĩ vãng của một nòi giống oanh liệt và ước mong những ngày tươi sáng hơn
cho Tổ quốc. Trong khuynh hướng văn nghệ này, việc sáng tác kịch lịch sử đã
trở thành một phong trào sôi nổi, cuốn hút hầu hết các cây bút viết kịch bản. Từ
những cây bút tiếng tăm đến những cây bút mới đều đã đóng góp ít nhiều cho
sân khấu kịch lịch sử.
Tác phẩm được lấy cảm hứng từ người thật việc thật được ghi chép trong
lịch sử, dưới triều vua Lê Tương Dực. Trong cuốn “Việt sử thông giám cương
mục” của Quốc sử triều Nguyễn thế kỷ XIX viết về vụ việc xây dựng Cửu Trùng
Đài như sau: Trước đây, Vũ Như Tô, một người thợ ở Cẩm Giàng xếp cây mía
làm thành kiểu mẫu cung điện lớn trăm nóc, dâng lên nhà vua, nhà vua bằng lòng,
phong cho Như Tô là đô đốc đứng trông nom việc dựng hơn trăm nóc cung điện
lớn có gác, lại khởi công làm Cửu Trùng Đài. Mặt trước điện đào hồ thông với
sông Tô Lịch, vòng quanh khúc khuất, mở thông cửa cống. Nhà vua bất thần ngự
thuyền Thiên Quang đi xem suốt ngày đêm. Quân sĩ trong ngũ phủ làm việc xây
đắp chưa được thành công, lại bắt quân sĩ các nha môn ở trong và ngoài kinh
thành việc lấp hồ, san đất. Khi nhà vua đi chơi, thấy người nào làm vừa ý thì
thưởng cho thẻ bài vàng hoặc bạc. Có khi công việc làm đã xong rồi lại thay đổi
làm lại; sửa sang, xây dựng hết 47 năm này qua năm khác. Quân và dân phải đi
làm việc bị bệnh dịch, chết và mất khá nhiều (…) Duy Sản vì thường can ngăn,
làm trái ý vua, nhà vua tức giận, sai đánh bằng trượng. Duy Sản bèn cùng Lê
Quảng Độ, Trình Chí Sâm bàn mưu bỏ vua này lập vua khác . Và cũng trong sách
“Việt sử thông giám cương mục” có ghi lại đoạn kết số phận của Vũ Như Tô như
sau: Sau khi Trịnh Duy Sản đã giết vua, “Nguyễn Hoằng Dụ đóng quân ở Bồ Đề
được tin (…), bèn chém Vũ Như Tô ở ngoài cửa thành. Lúc Như Tô bị giết, mọi
người đều chỉ trích chê cười, có người nhổ nước bọt vào thây của hắn”. Trên trang
viết của Nguyễn Huy Tưởng, Vũ Như Tô trong tác phẩm kịch “Vũ Như Tô” là
“một tài trời”, “là một người thợ có hoa tay tuyệt thế, chạm trổ, nặn đục, xây dựng
không kém đường gì (…) một tay hội họa khác thường: chỉ một vẩy bút là chim
hoa đã hiện trên mảnh lụa, thần tình biến hóa như cảnh hóa công”.

7.3.2. Nội dung vở kịch “Vũ Như Tô”.
Vở kịch Vũ Như Tô có hai mâu thuẫn xung đột cơ bản:
- Mâu thuẫn xung đột thứ nhất là giữa giai cấp thống trị thối nát, xa hoa,
trụy lạc với nhân dân đau khổ, lầm than.
10


- Mâu thuẫn xung đột thứ hai là giữa lý tưởng và khát vọng nghệ thuật cao
đẹp, thuần túy của người nghệ sĩ với lợi ích trực tiếp, thiết thực của nhân dân.
Ở hồi V, xung đột thứ hai đã lên đến đỉnh điểm, hòa vào xung đột thứ
nhất. Người dân không muốn quan tâm việc trả thù Lê Tương Dực mà chỉ
“phanh thây” ngay Vũ Như Tô và cung nữ “đồng bệnh” Đan Thiềm. Mâu thuẫn
xung đột kịch thể hiện rõ qua hai nhân vật chính: Vũ Như Tô và Đan Thiềm Vũ
Như Tô, một kiến trúc sư tài ba “ngàn năm chưa dễ có một”, hiện thân cho niềm
khát khao, say mê sáng tạo cái đẹp. Là một nghệ sĩ có nhân cách lớn, hoài bão
lớn và có lí tưởng nghệ thuật cao cả nhưng Vũ Như Tô lại có những lầm lạc
trong suy nghĩ và hành động. Khát vọng chính đáng, cao đẹp của ông lại bị đặt
lầm chỗ, lầm thời và xa thực tế nên phải trả giá bằng mạng sống và cả công trình
nghệ thuật.
Thông qua nhân vật Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng đặt ra vấn đề về mối
quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống, giữa khát vọng nghệ thuật muôn đời với lợi
ích của nhân dân. Đan Thiềm là người trân trọng, đam mê cái tài - tài sáng tạo ra
cái đẹp. Nét tính cách ấy được nhà văn gọi là “Bệnh Đan Thiềm” - “Bệnh” mê
đắm tài hoa siêu việt của người sáng tạo nghệ thuật, sáng tạo cái đẹp. Đan
Thiềm là người luôn tỉnh táo, sáng suốt, người thức thời, biết thích ứng với hoàn
cảnh. Bi kịch, nỗi đau của Đan Thiềm là không bảo vệ được cái đẹp, không cứu
được người tài. Qua vở kịch, nhà văn thể hiện thái độ cảm thông với bi kịch của
Vũ Như Tô, trân trọng tài năng, hoài bão của người nghệ sĩ khát khao sáng tạo
cái đẹp đồng thời bày tỏ sự cảm mến với những người mắc “Bệnh Đan Thiềm”.
Nhưng tác giả cũng không hoàn toàn ngợi ca Vũ Như Tô và những người nghệ

sĩ chỉ biết đến quyền lợi nghệ thuật của cá nhân, thiếu quan điểm nhân dân.
Vở kịch đặt ra vấn đề sâu sắc có ý nghĩa muôn thuở về cái đẹp, về mối
quan hệ giữa người nghệ sĩ và nhân dân, đồng thời bày tỏ niềm cảm thông,
trân trọng đối với người nghệ sĩ tài năng, giàu khát vọng nhưng phải chịu số
phận đau thương.
7.3.3. Nghệ thuật vở kịch “Vũ Như Tô”.
Khai thác sáng tạo nguồn sử liệu phù hợp tạo nên tính chất lịch sử cho
một vở bi kịch để đem đến những thông điệp, giá trị hiện thực, phù hợp tiếng nói
và nhu cầu của thời đại. Tình huống, xung đột kịch căng thẳng, khẩn trương,
hợp lý và hấp dẫn: đoạn ở hồi V, Đan Thiềm lo lắng cho sự an nguy của Vũ Như
Tô nên tha thiết khuyên Vũ Như Tô chạy trốn nhưng Vũ Như Tô cương quyết
không nghe vì tin vào việc làm quang minh chính đại của mình. Dựng cảnh, các
lớp kịch dồn dập, nhịp điệu nhanh mà vẫn tự nhiên, hợp lí, dẫn dắt và đẩy xung
đột kịch đến cao trào để giải quyết.
11


Ngôn ngữ kịch điêu luyện, có tính tổng hợp cao, lời thoại phù hợp với
nhân vật. Tính cách, tâm trạng nhân vật bộc lộ rõ nét qua ngôn ngữ, hành động
(Hồi V xuất hiện khá nhiều nhân vật, kể cả loại nhân vật số đông như quân khởi
loạn, cung nữ,… nhưng không rối mà vẫn hiện rõ hành động kịch, xung đột
kịch, và nổi lên một số nhân vật chính gây ấn tượng như Vũ Như Tô, Đan
Thiềm, Nguyễn Vũ, Ngô Hạch, Lê Trung Mại).
Màu sắc bi kịch khá đậm nét trong hồi V, đặc biệt các lớp VII, VIII, IX.
Các lớp kịch được chuyển linh hoạt, tự nhiên, liền mạch.
7.4. Những thuận lợi và khó khăn khi giảng dạy đoạn trích “Vĩnh biệt
Cửu Trùng Đài” (Trích Vũ Như Tô) - Nguyễn Huy Tưởng.
Từ năm 2005, vở kịch “Vũ Như Tô” được lựa chọn để đưa vào giảng dạy
trong chương trình Ngữ văn lớp 11 ở hai ban cơ bản và nâng cao bằng đoạn trích
tiêu biểu “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”. Với một vở kịch hàm súc, nhiều lớp nghĩa

tiềm ẩn, việc giúp học sinh hiểu đúng và cảm thụ được giá trị tác phẩm quả là
vấn đề không hề đơn giản.
7.4.1. Những thuận lợi khi tổ chức giờ học.
“Vũ Như Tô” là tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Huy Tưởng thể hiện phần
nào quan điểm nghệ thuật của ông: thể hiện khát khao và thiên hướng đam mê,
sáng tạo. Đây là tác phẩm có quy mô lớn dựng lên hình tượng về lịch sử dân tộc,
nêu lên những vấn đề trong văn chương nghệ thuật. Học sinh đã được tiếp cận
kịch từ khi học THCS, hơn nữa, đề tài trong kịch “Vũ Như Tô”là đề tài cảm hứng
lịch sử, lại là lịch sử dân tộc. Điều đó được tạo hứng thú, cũng như tâm thế trong
giờ học văn. “Vũ Như Tô” là vở kịch Việt Nam được đưa vào chương trình
THPT. Kịch viết bằng ngôn ngữ giản dị, trong sáng, trữ tình, hàm súc của người
Việt Nam. Việc tiếp nhận của học sinh sẽ dễ dàng hơn (không phải học thông qua
văn bản dịch) có hứng thú say mê hơn là khi tiếp nhận kịch nước ngoài.
Trích đoạn được đưa vào giảng dạy trong sách giáo khoa, đã có sự lựa
chọn kĩ càng (văn bản quy phạm với kịch). Đây là hồi cuồi cùng, cao trào kết
thúc mâu thuẫn tập trung đỉnh điểm. Qua tìm hiểu đoạn trích, học sinh có thể
nắm được tư tưởng chủ đạo của toàn bộ tác phẩm.
Vở kịch “Vũ Như Tô” ra đời từ lâu và là vở kịch nổi tiếng của Nguyễn
Huy Tưởng nên đã có khá nhiều tài liệu về vở kịch này. Giáo viên và học sinh có
điều kiện tìm hiểu sâu sắc với vở kịch. Ở nhiều nơi có điều kiện, giáo viên có
thể tổ chức cho học sinh xem kịch, tổ chức các hoạt động ngoại khóa.
Về cơ sở vật chất đảm bảo thực hiện các giờ dạy học có ứng dụng công nghệ
thông tin. Học sinh hào hứng với các giờ học có ứng dụng công nghệ thông tin.
7.4.2. Những khó khăn khi tổ chức giờ học.
12


Việc học kịch nói chung cũng như dạy đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng
Đài” cũng rất khó khăn.
Học sinh được tiếp cận được thể loại kịch ít hơn các thể loại khác. Điều

này thể hiện ngay trong phân phối chương trình lớp 11, ngoài đoạn trích “Vĩnh
biệt Cửu Trùng Đài” học sinh chỉ được học kịch qua đoạn trích “Tình yêu và thù
hận” (Trích vở kịch Romeo và Juliet) của Wiliam Shakespeare.Vì vậy, kiến thức
về kịch tương đối mới mẻ so với học sinh.
Kịch gắn với sân khấu, khi dạy kịch giáo viên gặp nhiều khó khăn, áp
dụng phương pháp đọc hiểu khó hơn các thể loại khác.
Mặt khác, mỗi tác phẩm lớn tự nó mang nhiều hàm nghĩa. Với vở kịch “Vũ
Như Tô”, Nguyễn Huy Tưởng cũng gửi gắm nhiều quan niệm về nghệ thuật mà
với vốn sống còn ít ỏi của học sinh lớp 11 chưa dễ gì các em đã nhận ra được.
Hơn nữa, đây lại là một đoạn trích trong tác phẩm lớn, khi dạy giáo viên luôn phải
đặt đoạn trích trong mối quan hệ với toàn bộ tác phẩm, học sinh chưa có điều kiện
tìm hiểu tác phẩm thì sẽ gây khó khăn cho việc tổ chức giờ học đối thoại.
Ngoài ra, thực tế hiện nay là học sinh không thích đọc kịch. Giờ học kịch
không được các em hào hứng đón nhận như các giờ học thơ hay truyện ngắn.
7.5. Các biện pháp dạy đọc hiểu đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng
Đài” (Trích Vũ Như Tô) - Nguyễn Huy Tưởng theo hướng đối thoại.
Như đã khẳng định đặc trưng của thể loại kịch đã mang bản chất đối
thoại. Thế nhưng để tổ chức được giờ học kịch thành công thực sự là thách thức
đối với người giáo viên. Ngoài việc nắm vững đặc trưng thể loại, dự đoán những
tình huống trong sự tiếp nhận của học sinh, giáo viên còn phải tổ chức cho học
sinh tham gia vào cuộc đối thoại sao cho trật tự logic có định hướng nhưng
không làm mất không khí tự do cởi mở. Và giờ học đối thoại chỉ có thể tiến
hành khi giáo viên đã phát hiện và đặt ra những vấn đề có tình huống, vừa
không thoát li tác phẩm, vừa phù hợp với sức tiếp cận của học sinh.
7.5.1. Tạo không khí dân chủ trong giờ dạy đọc hiểu đoạn trích “Vĩnh
biệt Cửu Trùng Đài”.
Trong giờ dạy học, tác phẩm văn học như một đối tượng nhận thức thẩm
mĩ, một phương tiện giáo dục và phát triển toàn diện cho học sinh cần phải
được hiểu trong quá trình giao tiếp. Có như thế, bạn đọc - học sinh - mới tiếp
thu được những giá trị tinh thần mà người nghệ sĩ đã sáng tạo nên. Tác phẩm

chỉ có thể trở thành tài sản của các em trong mối liên hệ trực tiếp với tiếng nói
trữ tình hay quan điểm, thái độ, tư tưởng của nhà văn thông qua các hình tượng
nghệ thuật dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Tức là giáo viên phải là người bắc
cầu nối giữa văn bản và học sinh. Người giáo viên trong giờ dạy học phải xây
13


dựng được mối quan hệ liên chủ thể giữa nhà văn, giáo viên và học sinh thông
qua văn bản văn chương, phải thực hiện được sự đối thoại tay ba giữa ba chủ
thể. Người giáo viên phải tạo ra sự hòa đồng giữa hai quá trình tác động của
văn bản và sự tiếp nhận các tác động thẩm mĩ của văn bản ở học sinh. Chính vì
vậy, thực chất của giờ dạy học tác phẩm văn chương là phải nhằm tổ chức
được hoạt động giao tiếp nghệ thuật giữa các chủ thể trong môi trường sư
phạm theo quy luật của quá trình tiếp nhận văn chương.
Tạo không khí dân chủ trong giờ học văn chính là xác lập một mối quan
hệ bình đẳng, cởi mở, tự do sáng tạo trong quan hệ giao tiếp với tác phẩm của
chủ thể học sinh, là xác lập ở các em tư cách bạn đọc sáng tạo đối thoại với tác
phẩm. Bầu không khí dân chủ là tiền đề kích thích sự hăng hái, sáng tạo ở các
em để cùng trao đổi, thảo luận với giáo viên, với bạn bè về cách nhìn, cách nghĩ,
cách cảm, cách biểu đạt, phản ánh, xây dựng hình tượng nghệ thuật trong tác
phẩm, bộc lộ những đánh giá, nhận thức, quan điểm, xúc cảm về tư tưởng, chủ
đề tác phẩm. Thông qua đối thoại dân chủ, giáo viên hướng dẫn, điều chỉnh, bổ
sung sự cảm thụ của các em tác động hình thành nên những trí tuệ mới, phẩm
chất mới ở học sinh, để các em là một chủ thể tiếp nhận chủ động chứ không
phải là một thực thể thụ động. Các em không những phát triển về mặt văn học
mà còn được phát triển về nhiều mặt như bộc lộ nhân cách, trau dồi khả năng
giao tiếp nghệ thuật.
Đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” vốn là một văn bản kịch khá khó
với học sinh bởi bối cảnh lấy từ thời phong kiến dưới thời vua Lê Tương Dực.
Học sinh khá bỡ ngỡ, chính bởi vậy trong giờ học tôi đảm bảo cho học sinh tính

dân chủ khi được quyền phát biểu những ý kiến chủ quan của cá nhân về bài
học, chấp nhận những ý kiến có phần khiên cưỡng để rồi giảng giải cho học sinh
hiểu rõ và đi vào bản chất vấn đề.
7.5.2. Đọc phân vai.
Khi đọc hiểu văn bản kịch thường dùng cách đọc phân vai thì phần lời
dẫn được giao cho riêng một học sinh, đọc với vai trò của người dẫn truyện. Còn
trong giai đoạn đọc thầm để chuẩn bị bài, chuẩn bị tâm thế cho hoạt động đọc
hiểu trên lớp thì học sinh cần phải chú ý tập trung đọc phần lời dẫn để dễ dàng
hình dung tình huống xảy ra câu chuyện, bao quát mối quan hệ giữa các nhân
vật, tính cách và hành động chính của nhân vật. Khi đọc vở kịch “Vũ Như Tô”
của Nguyễn Huy Tưởng, một kịch bản viết về thời kì lịch sử trong quá khứ, các
lời chỉ dẫn ở đầu kịch bản giúp học sinh biết hoàn cảnh lịch sử chung nhất:
“Kịch xảy ra ở Thăng Long hồi 1526 - 1527”. Tiếp tục khảo sát, đối chiếu những

14


lời chỉ dẫn mở đầu các hồi, học sinh nắm được không gian diễn ra hành động
kịch, được miêu tả trực tiếp chủ yếu là không gian cung đình.
Ở giai đoạn chuẩn bị bài, học sinh đọc lướt qua toàn bộ phần giới thiệu về
tác giả, tác phẩm, về văn bản để có cái nhìn khái quát toàn bộ văn bản. Để có
định hướng đúng cho hoạt động tư duy tiếp theo, học sinh chuẩn bị bài theo các
yêu cầu của giáo viên qua các bài tập, hệ thống câu hỏi, yêu cầu thực hiện như:
đọc văn bản, tìm hiểu về thể loại, về tác giả, tác phẩm và các vấn đề liên quan.
- Xác định xuất xứ văn bản: thuộc vở kịch nào, hồi lớp, phân cảnh nào,
nối tiếp chi tiết nào, tình huống kịch ra sao...?
- Đọc lướt nhanh văn bản và xác định hệ thống nhân vật: Có bao nhiêu
nhân vật? Quan hệ giữa các nhân vật? Nhân vật trung tâm? Nhân vật hài kịch,
nhân vật bi kịch hay nhân vật chính kịch? Nhân vật này là người như thế nào?
+ Đọc lướt là bước tiếp xúc đầu tiên với văn bản, như là sự tạo ấn tượng

ban đầu nên cần xác định được những mục tiêu sau:
+ Xác định được các yếu tố chính của văn bản: nhan đề, tác giả, thể loại,
đề tài, tên nhân vật, mối quan hệ giữa các nhân vật.
+ Đánh giá sơ bộ về văn bản qua một số tư liệu, ý kiến nhận định của
người khác. Sau khi đọc lướt, với những hiểu biết ban đầu học sinh có định
hướng tư duy phù hợp cho bước đọc kĩ tiếp theo đạt hiệu quả cao hơn
Qua lời thoại của nhân vật để xác định nhân vật chính - phụ, xung đột,
mâu thuẫn,... của tình huống kịch. Một số điểm cơ bản cần chú ý khi đọc lời
thoại của nhân vật:
- Xác định có bao nhiêu lời thoại (độc thoại, đối thoại, bàng thoại)?
- Những lời thoại nào thể hiện bản chất của nhân vật, bản chất của mâu
thuẫn, cao trào của xung đột, ý đồ của nhà văn?
- Xung đột cơ bản của đoạn trích hay của vở kịch: Những xung đột nào?
Xung đột giữa ai với ai, lực lượng nào với lực lượng nào?
- Các bước phát triển của xung đột kịch? Ý nghĩa của xung đột và cách
giải quyết xung đột?
- Đoạn trích phản ánh nội dung gì và truyền tải tư tưởng gì của tác giả?
Liên hệ với thực tế cuộc sống để tìm ra giá trị nhân văn trường tồn của tác phẩm.
Trong đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”, giáo viên tổ chức cho học
sinh đọc đối thoại để thấy được mâu thuẫn, xung đột của vở kịch. Đồng thời,
học sinh phần nào cảm nhận được diễn biến tâm trạng của nhân vật, hoạt động
của nhân vật, tính cách chủ đạo của nhân vật để hình dung được toàn bộ vở kịch.
Giáo viên cho học sinh phân vai, nhập vai nhân vật để học sinh được sống trong
15


không khí của vở kịch, thể nghiệm trạng thái tâm lí của nhân vật, cảm nhận
được nhân vật nghĩ gì, hành động như thế nào.
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh đọc đoạn trích theo vai đã phân.
Hướng dẫn học sinh chú ý dựa vào các chỉ dẫn sân khấu để thể hiện giọng đọc

cho phù hợp với tình huống kịch.
+ Giọng Đan Thiềm đầy lo lắng, hốt hoảng, cứng cỏi, đau đớn.
+ Giọng Vũ Như Tô băn khoăn, chất chứa những câu hỏi lớn vừa nhức
nhối vừa da diết vừa khắc khoải.
+ Giọng quân lính hỗn hào, giọng lũ cung nữ bợ đỡ, lẳng lơ…..
Nhập vai Vũ Như Tô và Đan Thiềm để thấy được trạng thái khủng hoảng
của hai nhân vật ở hồi cuối với nỗi đau chung là sự vỡ mộng. Giọng nói của Đan
Thiềm khẩn khoản, gấp gáp khi khuyên Vũ Như Tô trốn đi và đau đớn tột cùng
khi biết lời khuyên của mình không có tác dụng. Điệu bộ hớt hơ hớt hải, mặt cắt
không còn giọt máu, giọng hổn hển, đứt đoạn. Lời nói đẫm nước mắt. Khi biết
việc mình làm đổi mạng sống cứu Vũ Như Tô không được thì đành buông lời
vĩnh biệt tất cả “Đài lớn tan tành! Ông Cả ơi! Xin cùng ông vĩnh biệt”. Vũ Như
Tô với tâm trạng khủng hoảng trong lời nói vừa mơ màng, vừa ngơ ngác của
một người không hiểu mình có tội. Đau đớn nhận ra việc mình làm bị coi khinh,
nghi ngờ, bị xem là tội ác.
Tất cả các sự kiện xảy ra trong cung cấm: Lê Tương Dực bị Ngô Hạch
giết chết, hoàng hậu nhảy vào lửa tự tử, Nguyễn Vũ tự tử bằng dao, Vũ Như Tô
ra pháp trường...Bằng việc nhập vai nhân vật, giáo viên có thể giúp học sinh
cảm nhận không khí căng thẳng tạo ra từ lời nói và hành động của các nhân vật.
Trong quá trình đọc cũng giúp học sinh liên tưởng, tưởng tượng những sự
kiện xảy ra trong vở kịch. Người đọc có điều kiện nhập vào linh hồn vở kịch
một cách nhanh nhạy, vững vàng. Đây là một tiền đề vững chắc để giáo viên đưa
ra những phương pháp và biện pháp nhắm hướng nhận thức và tư duy của học
sinh vào vở kịch.
7.5.3. Xây dựng các câu hỏi gợi mở, nêu vấn đề, phát hiện các tình
huống có vấn đề trong đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” nhằm kích
thích hứng thú tìm hiểu, khám phá của học sinh.
a. Hệ thống câu hỏi gợi mở:
Một số dạng câu hỏi cơ bản:
- Gợi mở tri thức nền, tri thức văn hóa xã hội liên quan đến văn bản hoặc

chủ đề, đề tài của văn bản.
- Câu hỏi liên hệ thực tế, liên hệ đến các tác phẩm văn học nghệ thuật có
liên quan (cùng đề tài, chủ đề, cùng tác giả…).
16


- Câu hỏi bàn luận trao đổi, trình bày suy nghĩ, quan điểm về các vấn đề
của cuộc sống đặt ra trong tác phẩm.
- Câu hỏi gợi mở học sinh đưa ra ý kiến đánh giá về các yếu tố của văn bản.
Có thể dựa vào một số vấn đề then chốt về nội dung và nghệ thuật của
vở kịch giúp học sinh khắc sâu và nâng cao năng lực cảm thụ ban đầu.
Câu hỏi 1: Qua đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”, em có nhận xét gì
về nhân vật Vũ Như Tô?
Câu hỏi 2: Em hãy nêu điểm tương đồng và khác biệt giữa nhân vật Vũ
Như Tô và nhân vật Hộ trong “ Đời thừa” của Nam Cao để thấy tư tưởng của
những người nghệ sĩ chân chính? (Giáo viên có thể nói qua cho học sinh hiểu về
nhân vật Hộ trong “Đời thừa” của Nam Cao?)
Câu hỏi 3: Khi Đan Thiềm hốt hoảng thông báo: “loạn đến nơi rồi” và
thở dài “Biến đến thế là cùng”, theo em “loạn” và “biến” xảy ra trong hồi V xuất
phát từ đâu? Liệu có cách giải quyết nào khác ngoài “loạn” và “biến”?
Câu hỏi 4: Theo anh (chị) vì sao lại có những ánh mắt và thái độ khác
biệt như vậy khi nhìn nhận và đánh giá Cửu Trùng Đài?
Từng câu hỏi là một “dấu hiệu” có tính chất chi tiết và bị phân hướng vào
nội dung cơ bản của tài liệu. Hệ thống câu hỏi không chỉ phục vụ cho hoạt động
trí tuệ để học sinh tự lĩnh hội tri thức phù hợp với đặc trưng bộ môn nghệ thuật.
Những câu hỏi gợi mở vừa hấp dẫn về mặt nội dung vấn đề nêu ra vừa
phải có ý nghĩa nghệ thuật và hình thức mới. Bằng cách đặt các câu hỏi gợi mở,
giúp các em tự mình cảm thụ cái hay, cái đẹp trong văn chương, tự mình có thói
quen và khả năng phát hiện, chiếm lĩnh tri thức từ những tài liệu học trong nhà
trường hay đọc ngoài nhà trường.

b. Các câu hỏi nêu vấn đề:
Dạy học nêu vấn đề được đặt ra từ mấy chục năm nay, đã được nhiều nhà
phương pháp của Ba Lan, Liên Xô nghiên cứu và ứng dụng. Ở nước ta, vấn đề
này cũng đã được các giáo sư Phan Trọng Luận, giáo sư Đặng Vũ Hoạt, tác giả
Vũ Nho đề cập đến. Theo định nghĩa của Linaiđa Ia coplepha Kez thì “Dạy học
nêu vấn đề là một hệ thống các tình huống có vấn đề liên kết với nhau và phức
tạp dần lên mà qua giải quyết các tình huống đó học sinh với sự giúp đỡ và chỉ
đạo của thày giáo sẽ nắm được nội dung của môn học đó và phát triển cho mình
những đức tính cần thiết để sáng tạo trong khoa học và trong cuộc sống”.
Như vậy, dạy học nêu vấn đề nhằm phát huy trí tuệ sáng tạo của học sinh.
Các phương pháp dạy học văn ứng với ba giai đoạn tiếp cận, đi sâu, tổng hợp và
khái quát. Cái quý nhất đối với người học sinh chưa phải là kết luận về hiện thực
17


mà là con đường dẫn tới những kết luận đó. Phương pháp dạy học văn là con
đường vạch ra hình thức tồn tại của nội dung. Con đường hình thành nhân cách
và lĩnh hội tri thức phải thông qua sự vận động tự nhiên của chủ thể học sinh.
Dạy học nêu vấn đề là dựa vào những qui luật của tư duy, đặc biệt là tư duy sáng
tạo. Rowtain stair có nói: “Yếu tố đầu tiên của quá trình tư duy là tình huống có
vấn đề, con người bắt đầu tư duy khi có nhu cầu hiểu biết cái gì”.
Trong dạy học truyền thống, chỗ hạn chế nhất là thói quen đưa đến cho
người học những kiến thức có sẵn và người học chỉ còn tiếp nhận một cách thụ
động và rồi ghi nhớ, ghi nhớ để rồi lặp lại.
Trong dạy học nêu vấn đề, kiến thức không đưa đến dưới hình thức có sẵn
mà thông qua tình huống có vấn đề đặt ra trước học sinh.
Tình huống có vấn đề: Là trạng thái tâm lí nảy sinh trước khó khăn về trí
tuệ mà con người ta không thể giải thích hoặc hành động bằng kiến thức cũ,
phương thức cũ. Là tình huống trong đó chủ thể cảm thấy có cái khó trong nhận
thức hay nói cách khác có mâu thuẫn nhận thức giữa cái đẹp đã biết và cái chưa

biết, đồng thời chủ thể có mong muốn giải quyết mâu thuẫn bằng cách huy động
những cái đã biết tạo ra phương thức hành động mới để đạt được hiểu biết mới.
Muốn có tình huống có vấn đề cần có ba thành tố liên quan chặt chẽ với nhau:
+ Cái chưa biết: Đó là tri thức mới, cách thức hành động mới mà học sinh
cần phát hiện và chiếm lĩnh.
+ Nhu cầu nhận thức của chủ thể.
+ Khả năng có thể chiếm lĩnh cái chưa biết của chủ thể.
Cơ chế của quá trình này: Giáo viên đặt vấn đề - học sinh tri giác - giáo
viên tổ chức quá trình giải quyết vấn đề. Kết quả là học sinh nắm kiến thức,
phương thức giải quyết và phương pháp nhận thức khoa học.
Tình huống có vấn đề sẽ có tác dụng lôi cuốn học sinh vào quá tình tư
duy. Một bài văn, một tác phẩm văn học, số phận nhân vật chỉ trở thành đối
tượng suy tư của mỗi người khi chính người đó nhận ra trong đó một tình huống,
một vấn đề, một tâm trạng có liên quan đến suy nghĩ hay rung động của mình.
Một giờ dạy văn muốn thành công nhất thiết phải xây dựng được một hay những
tình huống có vấn đề và được học sinh tiếp nhận một cách có ý thức.
Như vậy, người giáo viên phải là người nêu nên được những tình huống
có vấn đề thông qua các câu hỏi nêu vấn đề nhằm gợi sự hứng thú của học sinh,
ở đây cần phân biệt với loại câu hỏi tái hiện phân tích. Câu hỏi nêu vấn đề
thường có tính chất phức tạp về nội dung. Nó gợi lên mối mâu thuẫn giữa cái đã
biết với cái chưa biết, giữa cái cũ với cái mới trong nhận thức của học sinh với
18


tác giả, giữa học sinh với nhau về một vấn đề trung tâm trong tác phẩm. Câu hỏi
nêu vấn đề phải vạch ra được mối quan hệ hữu cơ giữa những yếu tố cụ thể với
những quan điểm kép của bài văn, của tác phẩm như chủ đề, quan điểm tác giả,
tác dụng, ý nghĩa tác phẩm.
Tôi đã hệ thống các câu hỏi nêu vấn đề khi dạy học đoạn trích “Vĩnh biệt
Cửu Trùng Đài” như sau:

+ Theo em, vở kịch có mấy mâu thuẫn, chỉ ra các mâu thuẫn? Vì sao lại
có những mâu thuẫn này ?
+ Vì sao Nguyễn Huy Tưởng đã cho rằng Đan Thiềm và Vũ Như Tô là hai
người “đồng mệnh”?.
+ Trong vở kịch chúng ta thấy mâu thuẫn giữa nghệ sĩ và nhân dân chưa
được giải quyết dứt khoát? Điều đó thể hiện như thế nào? (Câu hỏi nêu vấn đề)
+ Kết thúc vở kịch, dân chúng đã hiểu gì về Vũ Như Tô? Cách hiểu đó
liệu có khác so với trước đây?
+ Liệu Vũ Như Tô khi ra pháp trường đã tự trả lời được cho mình câu hỏi
“ta tội gì?” hay vẫn một câu trả lời không thay đổi “Vô lí. Ta không có tội”?
+ Nguyễn Huy Tưởng đã viết trong tựa đề: “Cầm bút chẳng qua cùng một
bệnh với Đan Thiềm”. Dựa vào đoạn trích, anh (chị) hãy lí giải điều mà nhà văn
gọi là “Bệnh Đan Thiềm”?
Học sinh trả lời: “Bệnh Đan Thiềm” chính là bệnh đam mê, trân trọng,
nâng niu cái tài, cái đẹp, bệnh của kẻ “biệt nhỡn liên tài”. Giáo viên hướng dẫn
học sinh phân tích tâm trạng của Đan Thiềm trong đoạn trích. Nàng là người đã
khuyên Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài giờ lại bằng mọi cách thuyết phục ông
trốn đi. Cả hai việc đều có nghĩa duy nhất: bảo vệ cái tài, cái đẹp. Nàng đau đớn
nhận ra thất bại của giấc mộng lớn Cửu Trùng Đài. Trong hồi V, có đến 20 lần,
nàng thúc giục Vũ Như Tô trốn đi, lánh đi, chạy đi. Đan Thiềm có tâm trạng lo
lắng, hốt hoảng, van xin tha tội cho ông cả.
Khi tìm hiểu nhân vật Vũ Như Tô, giáo viên có thể dẫn dắt: Đoạn trích
“Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” là đỉnh cao của bi kịch “Vũ Như Tô”. Mọi mâu
thuẫn âm ỉ giờ trào ra thành sóng thác hành động và kết thúc đầy bi thảm.
- Giáo viên đặt vấn đề: Trong lớp kịch thứ V, Đan Thiềm giục Vũ Như Tô
trốn đi. Nàng cảnh báo “Ông đừng mơ mộng nữa”, phải chăng đó là tâm trạng
đầy bi kịch của nghệ sĩ tài hoa Vũ Như Tô?
- Giáo viên gợi mở để học sinh tìm hiểu:
+ Cái tài của Vũ Như Tô trong lớp kịch được thể hiện như thế nào?


19


+ Nét tính cách nổi bật của Vũ Như Tô là gì? Tính cách ấy thể hiện quan
điểm gì của tác giả?
+ Hành động quyết ở lại với Cửu Trùng Đài của Vũ Như Tô thể hiện
quan điểm gì ở nhân vật này? Quan điểm của Vũ Như Tô thể hiện tư tưởng gì
của tác giả?
+ Câu than trước khi ra pháp trường của Vũ Như Tô: “Ôi mộng lớn! Ôi
Cửu Trùng Đài! Ôi Đan Thiềm!” thể hiện tâm trạng gì của Vũ Như Tô?
+ Em hiểu “Bệnh Đan Thiềm” là gì? Tâm trạng của Vũ Như Tô và Đan
Thiềm thể hiện chủ đề nào của vở bi kịch?
+ Qua tóm tắt, anh (chị) thấy giấc mộng ảo vọng của Vũ Như Tô bắt
đầu ra sao?
+ Trong thời khắc đầy biến động dữ dội, sự thật phũ phàng dội xuống, họ
Vũ có còn mơ?
+ Đâu là khoảnh khắc Vũ Như Tô nhận ra giấc mộng lớn đã tan tành?
Tâm trạng của ông trong khoảnh khắc ấy?
+ Nỗi đau vỡ mộng của bi kịch Vũ Như Tô thức tỉnh ở chúng ta điều gì?
+ Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự thất bại của Vũ Như Tô (Vũ Như Tô bị
giết, Cửu Trùng Đài bị đốt) là gì?
+ Trình bày ý kiến của em về nhân vật Vũ Như Tô: ông ta đáng khen hay
đáng trách? Vì sao?
+ Đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” đặt ra một vấn đề có ý nghĩa
muôn thuở của con người. Theo em, vấn đề đó là gì? Tác giả thể hiện thái độ gì
đối với Vũ Như Tô và Đan Thiềm?
Qua hệ thống các câu hỏi, giáo viên cần định hướng cho học sinh đến
những kết luận và hiểu biết quan trọng, đúng đắn về nhân vật Vũ Như Tô. Trong
vở kịch “Vũ Như Tô”, nhân vật kiến trúc sư họ Vũ là người có tài hiếm thấy.
Ông ta có tài đặc biệt, có khát vọng lớn lao. Bình thường, với cái tài ấy, với khát

vọng ấy, ông ta có thể làm được những công trình vĩ đại có thể sánh ngang với
các công trình kiến trúc nổi tiếng của thế giới để làm rạng danh dân tộc. Thế
nhưng, Vũ Như Tô lại rơi vào bi kịch của người tài sinh nhầm thời. Muốn có
điều kiện để trổ tài, để thực hiện khát vọng, ông đã phải đi ngược với quyền lợi
của nhân dân. Vũ biết điều đó, ông ta đã có cuộc đấu tranh trong tư tưởng. Vũ
Như Tô có tài hơn người nhưng chính cái tài năng ấy đã đẩy ông vào bi kịch. Vũ
Như Tô là kiểu nhân vật điển hình của bi kịch. Sai lầm của Vũ Như Tô trong vở
kịch của Nguyễn Huy Tưởng là “lỗi lầm bi kịch” đúng như lí thuyết về bi kịch
của các nhà lí luận kịch cổ điển bắt nguồn từ thời Aristote. Đó là kiểu nhân vật
20


bi kịch vừa có tội, lại vừa không có tội. Như chính tác giả đã xác nhận trong lời
đề tựa nổi tiếng đã gây nhiều tranh cãi: “Chẳng biết Vũ Như Tô phải hay những
kẻ giết Vũ Như Tô phải?”. Đây là câu hỏi không yêu cầu trả lời vì nó nói lên bản
chất của “lỗi lầm bi kịch”. Bàn về “lỗi lầm bi kịch” trong Vũ Như Tô, nhà
nghiên cứu Phạm Vĩnh Cư đã viết: “Mọi say mê của con người, nhất là những
say mê chính đáng, cao thượng, giàu tính nhân văn, càng nồng cháy bao nhiêu
thì càng tiềm ẩn nhiều nguy cơ này bấy nhiêu. Có thể tranh luận cái này có
thuộc về bản chất bất hoàn hảo không thay đổi của con người hay không (hệ quả
của “tội lỗi tổ tông”, theo tư duy thần học), nhưng rõ ràng lỗi lầm bi kịch có tính
phổ biến, tính toàn nhân loại. Lỗi lầm của Vũ Như Tô trong kịch Nguyễn Huy
Tưởng là như thế. Vũ Như Tô rất cao thượng trong khát vọng và ý chí sáng tạo
của mình, nhưng ông đã độc tôn cái Ðẹp nghệ thuật, đặt nó lên trên mọi giá trị
cơ bản khác, tuân thủ chỉ một mệnh lệnh của cái Ðẹp và dửng dưng với mệnh
lệnh của cái Thiện. Ðây là cốt lõi của cái lỗi bi kịch ở nhân vật anh hùng này”.
Trong đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”, hành động kiên quyết không nghe
lời Đan Thiềm mà rời bỏ Cửu Trùng Đài trốn đi của Vũ Như Tô không chỉ thể
hiện tâm huyết, sự gắn bó của Vũ với Cửu Trùng Đài mà còn thể hiện quan điểm
và suy nghĩ của ông. Vũ Như Tô không cho là mình và Cửu Trùng Đài có tội,

bởi ông nhìn nhận từ quan điểm của người nghệ sĩ sáng tạo cái đẹp. Quan điểm
ấy mâu thuẫn với quan điểm của nhân dân. Đây là một trong những vấn đề đặt ra
của tác phẩm. Mối quan hệ giữa Vũ Như Tô và Đan Thiềm cũng mang ý nghĩa
nhân sinh sâu sắc. Câu hỏi của giáo viên phải định hướng tư duy học sinh hướng
đến những điều đó.
Ngoài ra, giáo viên có thể đặt thêm một số câu hỏi nêu vấn đề khác như sau:
- Trong quá trình xung đột, tại sao kim Phượng và cũng chĩa mũi vào Đan
Thiềm và Vũ Như Tô? Qua thái độ của Ngô Hạch (Võ sĩ của Trịnh Duy Sản người cầm đầu nổi loạn, em có thể nhận xét gì chung về giai cấp thống trị lúc
ấy). (Câu hỏi tổng hợp)
- Trong vở kịch, chúng ta thấy mâu thuẫn giữa nghệ sĩ và nhân dân chưa
được giải quyết dứt khoát? Điều đó thể hiện như thế nào?
- Cách hiểu của em về lời đề từ? Nguyễn Huy Tưởng muốn gửi gắm điều
gì đó?
- Em có nhận xét gì về ngôn ngữ của vở kịch này?
- Vì sao đây lại được coi là vở kịch có giá trị lâu dài, đánh dấu sự phát
triển của kịch nói Việt Nam trước cách mạng?
7.5.4. Hướng dẫn học sinh đối thoại trong hoạt động phân tích, bình giá.
21


Đối tượng của hoạt động phân tích là văn bản, phân tích hình tượng, phân
tích kết cấu, nội dung, nghệ thuật tác phẩm, phân tích tính cách nhân vật, ngôn
ngữ đối thoại, tâm trạng, phân tích tình huống truyện, lời kể, nhân vật tác giả
(người dẫn truyện hoặc chủ thể trữ tình), phân tích đoạn văn, đoạn thơ, hình ảnh,
biện pháp tu từ, thời gian, không gian nghệ thuật, tính chiến đấu, giá trị nhân đạo,
cái bi, cái hài. Tức là đối tượng các hoạt động phân tích rất đa dạng phong phú.
Thông qua đối thoại tiến hành hoạt động phân tích nhằm thực hiện các
nhiệm vụ:
+ Không dừng lại ở nhận thức câu từ mà là nhận thức lí tính ở học sinh.
+ Đây là hoạt động có chủ đích nên giáo viên phải hướng cho học sinh

đến phân tích cái gì, phân tích như thế nào?
Câu hỏi “Theo em, vở kịch có mấy mâu thuẫn, chỉ ra các mâu thuẫn? Vì
sao lại có những mâu thuẫn này?” vừa là câu hỏi phát hiện, vừa là câu hỏi nêu
vấn đề: học sinh phải phân tích và lí giải, phát hiện được hai mâu thuẫn cơ bản
của vở kịch là mâu thuẫn giữa Lê Tương Dực và đám bề tôi ngu trung với quần
chúng nhân dân lao động và tập đoàn phong kiến (Trịnh Duy Sản) và mâu thuẫn
giữa người nghệ sĩ và nhân dân hay chính là mâu thuẫn giữa niềm khao khát
hiến dâng tất cả của người nghệ sĩ đắm chìm trong mơ mộng với lợi ích trực tiếp
và thiết thực của nhân dân. Khi học sinh đã tiếp nhận được hai mâu thuẫn
ấy,giáo viên tiếp tục hướng dẫn học sinh tìm hiểu sâu hơn bằng việc lật lại vấn
đề: Vậy, tại sao có hai mâu thuẫn ấy? Nó được biểu hiện cụ thể như thế nào
trong hồi cuối này?
Trong vở bi kịch “Vũ Như Tô” của Nguyễn Huy Tưởng, mâu thuẫn bi
kịch được xây dựng từ một tư liệu trong lịch sử về một người thợ tài ba với một
công trình kiến trúc có tầm cỡ bị bỏ dở. Người thợ có tài tuyệt đỉnh ấy rơi vào
tình huống lựa chọn rất khó khăn: xây Cửu Trùng Đài cho bạo chúa - sáng tạo
cái Đẹp hay vì quyền lợi của nhân dân mà từ chối xây dựng Cửu Trùng Đài - từ
chối sáng tạo cái Đẹp. Và cuối cùng, khao khát sáng tạo cùng với sự động viên
của Đan Thiềm - một người yêu cái Đẹp, trân trọng sáng tạo nghệ thuật của
người nghệ sĩ, Vũ Như Tô đã chọn con đường xây dựng Cửu Trùng Đài, điều đó
có nghĩa ông đẩy mình vào một mâu thuẫn mới, mâu thuẫn với quyền lợi của
nhân dân. Công trình “tranh tinh xảo với tạo hóa” của ông sẽ đẩy nhân dân vào
cảnh phải lao động cực nhọc, phải sưu cao thuế nặng,... Xung đột bi kịch nảy
sinh, là một mối mâu thuẫn không dễ giải quyết. Nhưng chính mâu thuẫn này
thể hiện tư tưởng mà tác giả muốn nói đến trong tác phẩm. Vấn đề nhà văn đặt
ra khi xây dựng xung đột bi kịch trong Vũ Như Tô là vấn đề có ý nghĩa dân tộc,
nhân loại. Đó là mối xung đột không phải có thể giải quyết một cách chính xác.
22



Đó là mâu thuẫn giữa khát vọng và thực tại. Khát vọng lớn nhưng thực tế không
thể lúc nào cũng có thể tạo điều kiện thuận lợi hoặc có khả năng để thực hiện
khát vọng. Tòa Cửu Trùng Đài có một không hai về sự kì vĩ, về giá trị nghệ
thuật thật khó có thể trở thành thực tại và được hoàn thiện khi nó là nguyên nhân
tạo nên nỗi đau cho nhân dân. Người nghệ sĩ Vũ Như Tô và người công dân Vũ
Như Tô vì thế mà trở thành nhân vật bi kịch.
Học sinh đi phân tích, lí giải nguyên nhân của mâu thuẫn.
+ Mâu thuẫn 1: Bắt nguồn từ cuộc sống xa đọa của Lê Tương Dực, suốt
ngày cùng cung nữ đắm chìm trong lạc thú, phó mặc triều chính, không quan tâm
tới đời sống nhân dân. Đến sự kiện xây dựng Cửu Trùng Đài thì bùng phát mạnh
mẽ và được giải quyết. Biểu hiện qua đối thoại của: Đan Thiềm - Vũ Như Tô (lớp
I), Nguyễn Vũ - Lê Trung Mại (lớp III). Mâu thuẫn được giải quyết bằng cái chết
của Lê Tương Dực... Thế nhưng, sau cuộc nổi loạn đời sống của nhân dân ta
chẳng có gì thay đổi vì nước lại rơi vào tay những kẻ như Trịnh Duy Sản.
+ Mâu thuẫn 2: Xuất phát từ nguyên nhân sâu xa, người nghệ sĩ không có
điều kiện để sáng tạo, thi thố tài năng, học sinh tái hiện lại, lý giải vì sao Vũ Như
Tô chấp nhận tất cả, kể cả việc chấp nhận hi sinh tiền bạc của nhân dân, xương
máu của những người thợ xây dựng Cửu Trùng Đài. Mâu thuẫn này phát triển
thành cao trào. Biểu hiện qua đối thoại của: Vũ Như Tô - Đan Thiềm, Vũ Như
Tô - Quân sĩ. Nội dung tư tưởng toát lên từ mâu thuẫn này.
Tiếp theo, giáo viên cùng học sinh tìm hiểu về tính cách và tâm trạng của
nhân vật trung tâm là Vũ Như Tô và Đan Thiềm. Giáo viên cho học sinh thảo
luận, tái hiện những nét tính cách cơ bản của Vũ Như Tô và Đan Thiềm.
+ Vũ Như Tô nổi bật lên là một người nghệ sĩ tài ba, đam mê sáng tạo ra
cái đẹp. Nhưng vì quá say mê, đắm chìm trong sáng tạo Vũ Như Tô xa rời thực
tế cuộc sống. Đến tận hồi cuối vẫn không lí giải được việc xây dựng Cửu Trùng
Đài đúng hay sai, mình có công hay có tội. Vũ Như Tô không lí giải được vì ông
đứng trên lập trường một nghệ sĩ mà không đứng trên lập trường của nhân dân.
+ Nếu như Vũ Như Tô là người đam mê cái đẹp và khao khát sáng tạo thì
Đan Thiềm lại là người đam mê cái tài. Nàng có thể quên mình khích lệ cái tài

ấy, luôn tỉnh táo trong mọi trường hợp. Hai lần nàng khuyên Vũ Như Tô đều hết
sức sáng suốt nhưng lần khuyên thứ hai không có hiệu lực. Bi kịch của Đam
Thiền gắn với thất bại này.
+ Vũ Như Tô và Đan Thiềm kính trọng nhau và coi nhau là tri kỉ họ thấy
ở nhau một nỗi đau chung về thân phận mà Nguyễn Huy Tưởng gọi là “đồng
mệnh”. Mặt khác, họ tìm thấy nhau trong sự đồng điệu về mộng ước xây dựng
Cửu Trùng Đài nhằm giúp học sinh hiểu được tính giai cấp thống trị nói chung.
23


Qua đó, giáo viên giúp học sinh mở rộng trả lời được câu hỏi cuộc sống
của quần chúng nhân dân sau cuộc biến loạn có gì thay đổi không? Câu hỏi này
đòi hỏi học sinh phải biết tư duy suy ngẫm, huy động vốn kiến thức, kinh
nghiệm của bản thân để nhìn nhận đánh giá.
Trong vở kịch “Vũ Như Tô”: Kim Phượng và đám cung nữ là đối tượng
cần tiêu diệt của Trịnh Duy Sản. Vì chính chúng là phương tiện hành lạc của Lê
Tương Dực. Trong quá trình xung đột, đám cung nữ này đã lái sự căm ghét đó
sang Đan Thiềm và Vũ Như Tô mong bớt tội. Thái độ lẳng lơ của Kim Phượng
và đám cung nữ đã làm thay đổi thái độ của Ngô Hạch nói lên bản chất thối nát
chung của giai cấp thống trị. Vì vậy, sau cuộc bạo loạn cuộc sống của quần
chúng nhân dân cũng không có gì thay đổi. Thái độ tôn sùng cái Đẹp đến cùng
với của Vũ Như Tô là đáng phê phán. Vì ông đặt cái Đẹp lên trên mọi giá trị
khác, nhưng hành động giết Vũ Như Tô, phá Cửu Trùng Đài của quần chúng
nhân dân là không nên. Mâu thuẫn giữa người nghệ sĩ với nhân dân lao động là
chưa thỏa đáng. Cửu Trùng Đài bị đốt cháy nhưng nhân dân không hiểu gì về sự
sáng tạo của người nghệ sĩ, không hiểu Vũ Như Tô. Cũng như Vũ Như Tô
không bao giờ hiểu được quần chúng và phe cánh nổi loạn.
Phân tích, cắt nghĩa, bình giá là thao tác quan trọng trong quá trình tiếp
nhận, khám phá vở kịch: giáo viên phải luôn hướng dẫn, dẫn dắt học sinh vào
vấn đề một cách khéo léo, thuần thục, nhuần nhuyễn, có nhiều gợi mở cần thiết,

vừa phải để học sinh tháo gỡ vấn đề. Học sinh phải chú ý tháo gỡ văn bản, huy
động vốn kiến thức liên ngành về lịch sử, tâm lý xã hội. Đó chính là cơ sở để
giáo viên tiến hành phương pháp đàm thoại trong giờ học để thử nghiệm sự hiểu
biết của học sinh và khắc sâu kiến thức giờ học.
7.5.5. Hoạt động đàm thoại.
Đây là phương pháp có hiệu quả cao trong việc phát huy tính chủ động,
sáng tạo của học sinh trong giờ học. Trong quá trình đàm thoại, cá tính và mức
độ hiểu biết của học sinh về tác phẩm được bộc lộ. Đàm thoại được bộc lộ dưới
nhiểu hình thức chủ yếu là thảo thuận theo nhóm, tổ, lớp. Giáo viên có thể đặt ra
được những câu hỏi về bài học giao cho các tổ chuẩn bị trước, cuối giờ tổ chức
học sinh thảo luận. Câu hỏi thảo luận phải là một câu hỏi mang tính khái quát,
tổng hợp và tư duy cao.
Những vấn đề đưa ra cho học sinh thảo luận có thể là:
- Vũ Như Tô đúng hay sai? Đáng trách hay đáng thương?
- Việc xây Cửu Trùng Đài với Vũ Như Tô là đúng hay sai?
- Đan Thiềm là nhân vật đáng thương không?
24


- Ý nghĩa của vở kịch?...
- “Không biết Vũ Như Tô phải hay những người giết Vũ Như Tô phải?”
Các vấn đề thảo luận có thể tổ chức theo nhóm của từng lớp và yêu cầu học
sinh phát biểu chính kiến, bổ sung ý kiến cho nhau để hoàn thiện văn bản trọn
vẹn. Học sinh các nhóm có thể phản bác ý kiến của nhau tạo ra tinh thần cởi mở.
7.5.6. Hoạt động ngoại khóa.
Với vở kịch “Vũ Như Tô”, việc sưu tầm tài liệu, video hoặc tổ chức xem
kịch sẽ thuận lợi hơn. Bởi vì, đây là tác phẩm kịch rất nổi tiếng và thành công
của Nguyễn Huy Tưởng. Có thể kết hợp tổ chức nhiều hoạt đông ngoại khoá để
hỗ trợ hoạt động dạy học đọc hiểu trong giờ Ngữ văn. Ví dụ:
1) Bài tập tìm hiểu về tác giả Nguyễn Huy Tưởng và bối cảnh lịch sử diễn

ra sự kiện Vũ Như Tô.
2) Sưu tầm và lựa chọn một số ý kiến tiêu biểu nhận định về Vũ Như Tô.
3) Thảo luận về câu hỏi “Vũ Như Tô phải hay những kẻ giết Vũ Như Tô
phải?”. Nêu câu trả lời của em và lí giải vì sao em trả lời như vậy?
Ngoài ra có thể tổ chức thi vẽ các nhân vật, các cảnh trong đoạn kịch
(Đan Thiềm, Vũ Như Tô). Tổ chức đóng vai hai nhân vật Vũ Như Tô và Đan
Thiềm, và thực hiện một số đối thoại có nội dung làm rõ các ẩn ý trong SGK.
Dựng kịch với nội dung: Tưởng tượng một kết thúc có hậu cho câu chuyện. Ghi
lại cuộc nói chuyện giữa Vũ Như Tô và Đan Thiềm khi còn sống sau bạo loạn và
Cửu Trùng Đài không bị phá. Giáo viên có thể sân khấu khóa tác phẩm trong các
buổi ngoại khóa tổ Ngữ văn cho học sinh tham gia.
7.6. Hoạt động minh họa dạy đọc hiểu đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu
Trùng Đài” (Trích Vũ Như Tô) - Nguyễn Huy Tưởng theo hướng đối thoại.
7.6.1. Các câu hỏi định hướng bài học theo mức độ.
Nhận biết

Thông hiểu

- Trình bày những nét - Em hiểu như thế nào về
quan niệm của Nguyễn
chính về tác giả?
Huy Tưởng: “Người
không biết lịch sử nước
nhà là một con trâu đi
cày ruộng. Cày với ai
cũng được mà cày ruộng
nào cũng được?”

25


Vận dụng
- Em có đồng tình với quan
niệm sáng tác của tác giả
không? Quan niệm đó đến nay
còn đúng không?
- Nhận xét về Nguyễn Huy
Tưởng, Nguyên An đã từng viết:
“Nếu không có Nguyễn Huy
Tưởng, văn đàn Việt Nam hiện
đại, nhất là ở mảng lịch sử -


×