Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Tiểu luận Luật hôn nhân và gia đình - Đánh giá cách thức xử lý đối với các trường hợp kết hôn trái pháp luật theo luật hôn nhân và gia đình năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.16 KB, 18 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP HỌC KỲ
MÔN LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

“Đánh giá cách thức xử lý đối với các trường hợp kết
hôn trái pháp luật theo Luật Hôn nhân và gia đình
năm 2014”

Hà Nội, 4/2020


MỤC LỤC

Table of Contents
MỞ ĐẦU.......................................................................3
NỘI DUNG....................................................................4
I. Những vấn đề chung về kết hôn trái pháp luật........4
1. Khai niệm về kết hôn hợp pháp...................................4
2. Khái niệm kết hôn trái pháp luật...............................5
3. Hệ quả của việc kết hôn trái pháp luật......................6
II. Cách thức xử lí đối với các trường hợp kết hôn trái
pháp luật...................................................................7
1. Căn cứ để xử hủy việc kết hôn trái pháp luật...........7
2. Người có quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật8
3. Nguyên tắc xử lí chung đối với các trường hợp kết
hôn trái pháp luật...............................................................9
III. Đánh giá về cách thức xử lí đối với các trường hợp
kết hôn trái pháp luật...............................................10
1. Thực trạng xử lí đối với các trường hợp hủy kết hôn


trái pháp luật.....................................................................10
2. Kiến nghị.......................................................................13
KẾT LUẬN...................................................................13


MỞ ĐẦU
Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con
người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân
cách, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Gia
đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn.
Hôn nhân và gia đình luôn có mối liên hệ mật thiết, gắn bó với
nhau. Hôn nhân là cơ sở, là viên gạch đầu tiên xây dựng nên
một gia đình. Gia đình là nền tảng của xã hội, nó có vai trò quan
trọng trong việc bảo đảm cuộc sống cho từng cá nhân, nhu cầu
hạnh phúc của các thành viên trong gia đình. Ngày nay, cùng
với sự phát triển của xã hội, những mối quan hệ cũng như
những vấn đề về tâm sinh lý của con người ngày càng trở nên
phức tạp. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến quan hệ hôn nhân,
gia đình, trong đó có việc kết hôn giữa hai bên. Trên thực tế đã
có rất nhiều trường hợp kết hôn trái pháp luật gây ra những ảnh
hưởng vô cùng tiêu cực đến mối quan hệ giữa các thành viên
trong gia đình, đến lối sống và đạo đức xã hội. Trong khi đó, hệ
thống pháp luật lại chưa thể dự liệu cũng như điều chỉnh một
cách toàn diện. Kết hôn trái pháp luật vẫn tồn tại như một hiện


tượng xã hội không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích
hợp pháp của các bên chủ thể mà còn ảnh hưởng đến đạo đức
và trật tự xã hội. Pháp luật quy định có nhiều hình thức xử lí kết
hôn trái pháp luật như hủy kết hôn trái pháp luật, xử lí hành

chính, xử lí hình sự.
Nghiên cứu về kết hôn trái pháp luật và cách thức xử lí đối
với các trường hợp kết hôn trái pháp luật trong đời sống xã hội
hiện nay là vô cùng cần thiết. Không chỉ nhằm đánh giá các
trường hợp thực tế đã xuất hiện, mà quan trọng hơn đó là hoàn
thiện hơn nữa cách khắc phục, giải quyết các trường hợp vi
phạm đó. Có như vậy những cách xử lý này mới được phát huy,
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, đảm bảo trật tự
an toàn xã hội.Trong phạm vi học của môn Luật hôn nhân và gia
đình có quy định chi tiết về xử lí hủy việc kết hôn trái pháp luật,
cho nên để làm rõ vấn đề này, em xin chọn đề bài: “Đánh giá
cách thức xử lí đối với các trường hợp kết hôn trái pháp luật
theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014”
NỘI DUNG
I.

Những vấn đề chung về kết hôn trái pháp luật

1. Khai niệm về kết hôn hợp pháp


Quan hệ hôn nhân gia đình là một hình thức của quan hệ xã
hội được xác lập giữa hai chủ thể nam và nữ, quan hệ này tồn
tại và phát triển theo quy luật của tự nhiên với mục đích đảm
bảo sự sinh tồn, phát triển của xã hội loài người. Ngay cả khi
không có bất kỳ một quy tắc, một quy định nào thì quan hệ hôn
nhân gia đình từ trước đến nay vẫn được xác lập, con người vẫn
chung sống, vẫn sinh con đẻ cái và tiếp nối từ thế hệ này qua
thế hệ khác. Do đó, quyền kết hôn là một quyền tự nhiên rất
con người, quyền con người.

Chỉ đến khi trong xã hội loài người có sự xuất hiện của pháp
luật thì quan hệ hôn nhân gia đình từ một quan hệ tự nhiên mới
chính thức được xem xét trên khía cạnh một quan hệ pháp luật
về hôn nhân gia đình. Khi đó, quan hệ pháp luật hôn nhân gia
đình là những quan hệ ý chí và phụ thuộc chặt chẽ vào ý chí
pháp luật hay chính là những quy định pháp luật. Dưới góc độ
pháp luật, kết hôn là một sự kiện pháp lý nhằm xác lập quan hệ
vợ chồng giữa nam và nữ theo quy định của pháp luật về điều
kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. Để đảm bảo tạo ra những tế
bào tốt, những gia đình ổn định, lành mạnh thì trước hết ngay từ
việc kết hôn của hai bên nam nữ đã phải tuân thủ theo những
điều kiện nhất định, sao cho cuộc hôn nhân đó được pháp luật
cũng như xã hội công nhận.


Theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình
2014: Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với
nhau theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về điều
kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.
Nam nữ kết hôn được coi là hợp pháp khi đảm bảo hai yếu tố
sau:
Thứ nhất, phải thể hiện ý chí của cả nam và nữ là mong
muốn được kết hôn với nhau, ý chí và mong muốn đó được thể
hiện bằng lời khai của họ trong tờ khai đăng ký kết hôn cũng
như trước các cơ quan đăng ký kết hôn theo quy định của pháp
luật.
Thứ hai, việc kết hôn phải được Nhà nước thừa nhận. Hôn
nhân chỉ được Nhà nước thừa nhận khi việc xác lập quan hệ hôn
nhân mà cụ thể là việc kết hôn phải tuân thủ các quy định của
pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.

2. Khái niệm kết hôn trái pháp luật
Trước hết cần khẳng định rằng, kết hôn trái pháp luật là một
khái niệm pháp lý được pháp luật quy định và điều chỉnh bởi
Luật Hôn nhân và gia đình. Tuy nhiên, đứng trên góc độ lý luận,
để tìm hiểu những quan niệm sâu xa của vấn đề này thì cần đặt
nó trong sự tác động của các yếu tố kinh tế, văn hóa, chính trị,


xã hội của mỗi thời kỳ. Bởi trong một xã hội có giai cấp, quan hệ
hôn nhân bị chi phối bởi ý chí của giai cấp thống trị. Thông qua
Nhà nước, bằng pháp luật, giai cấp thống trị tác động vào các
quan hệ hôn nhân và gia đình làm cho các quan hệ này phát
sinh, thay đổi, chấm dứt phù hợp với lợi ích của giai cấp đó.
Kết hôn trái pháp luật là một khái niệm pháp lí được quy định
và điều chỉnh bởi Luật Hôn nhân và gia đình.Tại khoản 6 Điều 3
Luật Hôn nhân và gia đình quy định: “Kết hôn trái pháp luật là
việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm
quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết
hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này”.
Từ quy định trên có thể khẳng định:
Thứ nhất, việc kết hôn trái pháp luật thì trước hết kết hôn đó
đã được ghi nhận bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tức là
đã có đăng kí kết hôn.
Thứ hai, việc kết hôn có một bên nam, nữ hoặc cả hai bên vi
phạm một trong các điều kiện kết hôn theo Luật định.
Như vậy kết hôn trái pháp luật theo quan niệm của Việt Nam
chính là việc xác lập quan hệ vợ chồng không có đăng ký kết
hôn hoặc có đăng ký kết hôn nhưng vi phạm điều kiện kết hôn
do pháp luật quy định, cụ thể là vi phạm một trong những điều



kiện sau: Vi phạm điều kiện về độ tuổi; Vi phạm điều kiện về
yếu tố tự nguyện; Thuộc các trường hợp cấm kết hôn; Vi phạm
các điệu kiện về đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật.
Những cơ sở đó được hình thành từ chính cuộc sống và con
người Việt Nam, dựa trên những yếu tố về văn hóa, về sự phát
triển sinh học của con người, sự phát triển của kinh tế, xã hội…
3. Hệ quả của việc kết hôn trái pháp luật
Những hành vi kết hôn trái pháp luật sẽ dẫn đến nhiều hậu
quả nghiêm trọng cho toàn xã hội.
Xét dưới góc độ pháp lý, hành vi kết hôn trái pháp luật trước
kết xâm phạm đến quyền và lợi ích chính đáng của công dân.,
vi phạm những quy định của pháp luật liên quan đến việc bảo
vệ trẻ em, thậm chí còn có thể phạm vào một số tội quy định
trong Bộ luật hình sự.
Xét dưới góc độ xã hội, Kết hôn trái pháp luật không thể tạo
ra những gia đình hạnh phúc, lành mạnh. Một gia đình được
hình thành và tồn tại để thực hiện tốt những chức năng của nó
phải được xây dựng trên cơ sở tình yêu của hai bên nam nữ, sự
thương yêu, gắn kết và tự nguyện chung sống, thực hiện tốt
bổn phận của mình, phải được thiết lập giữa những chủ thể
khác giới có đầy đủ những tiêu chuẩn về thể lực, sinh lý, tâm
lý…


II.

Cách thức xử lí đối với các trường hợp kết hôn trái
pháp luật


Cách thức xử lí đối với các trường hợp kết hôn trái pháp luật
theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 là hủy
kết hôn trái pháp luật.

1. Căn cứ để xử hủy việc kết hôn trái pháp luật
Theo Điều 2 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTCVKSNDTC-BTP về hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật
hôn nhân và gia đình, khi giải quyết yêu cầu hủy kết hôn trái
pháp luật phải căn cứ vào điều kiện tại Điều 8 Luật hôn nhân và
gia đình 2014:
- Nam, nữ kết hôn khi chưa đạt độ tuổi kết hôn theo quy
định của pháp luật
- Việc kết hôn không đảm bảo sự tự nguyện
- Người mất năng lực hành vi dân sự nhưng vẫn kết hôn
- Người đang có vợ (chồng) kết hôn với người khác
- Giữa những người có dòng máu trực hệ, những người có họ
trong phạm vi ba đời


- Cha mẹ nuôi kết hôn với con nuôi, người đã từng là cha mẹ
nuôi với con nuôi; bố chồng với con dâu; mẹ chồng với con
rể; bố dượng với con riêng của vợ; mẹ kế với con riêng của
chồng kết hôn với nhau:
- Hai người cùng giới tính kết hôn với nhau:
Chỉ cần có một trong các dấu hiệu trên thì Tòa án đã có căn
cứ xử lí hủy việc kết hôn trái pháp luật. Sau khi nhận được đơn
yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật Tòa án phải kiểm tra,
xác minh cụ thể để xử lí việc kết hôn trái pháp luật theo đúng
quy định của pháp luật.
2. Người có quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật
Theo nguyên tắc, Tòa án chỉ giải quyết hủy kết hôn trái pháp

luật khi có đơn khởi kiện của cá nhân, cơ quan, tổ chức mà pháp
luật quy định có quyền khởi kiện. Người có quyền cầu được quy
định tại Điều 10 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 bao gồm:
- Người bị cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn
- Vợ, chồng, cha,mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện
theo pháp luật của người kết hôn pháp luật
- Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình
- Cơ quan quản lí nhà nước về trẻ em
- Hội liên hiệp phụ nữ


Như vậy, phạm vi những người có quyền yêu cầu hủy kết hôn
trái pháp luật là rất rộng, bao gồm cả cá nhân, cơ quan, tổ chức
thực hiện quyền yêu cầu với tư cách là người phản biện xã hội,
phát hiện và yêu cầu xử lí đối với các hành vi vi phạm pháp luật
về kết hôn. Quy định như vậy phù hợp với thực tế tình trạng kết
hôn trái luật, nhiều người có quyền yêu cầu sẽ hạn chế được
tình trạng che giấu những trường hợp kết hôn trái pháp luật,
bảo vệ lợi ích cho cá nhân, gia đình và xã hội.
3. Nguyên tắc xử lí chung đối với các trường hợp kết
hôn trái pháp luật
Theo quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014,
nguyên tắc Tòa án có quyền hủy việc kết hôn trái pháp luật.
Việc hủy kết hôn sẽ mang lại hậu quả bất lợi cho người kết hôn,
cho nên khi xử lí kết hôn trái pháp luật Tòa án cần nhắc thận
trọng. Khi xem xét giải quyết yêu cầu huỷ kết hôn trái pháp
luật, Tòa án phải căn cứ vào yêu cầu của đương sự và điều kiện
kết hôn tại Điều 8 và đường lối xử lí kết hôn tại Điều 1 Luật hôn
nhân và gia đình. Theo khoản 2 Điều 11 Luật Hôn nhân và gia
đình năm 2014 thì tại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu hủy

kết hôn trái pháp luật, nếu hai bên đã đủ điều kiện kết hôn theo
quy định của pháp luật và yêu cầu công nhận hôn nhân thì Tòa
án công nhận quan hệ hôn nhân. Trường hợp này quan hệ hôn


nhân chỉ xác lập khi các bên có đủ điều kiện kết hôn. Từ đó có
thể rút ra được các trường hợp mà Tòa án ra quyết định hủy
việc kết hôn trái pháp luật gồm:
- Trường hợp tại thời điểm yêu cầu hủy việc kết hôn trái
pháp luật mà một bên hoặc cả hai bên vẫn vi phạm điều
kiện kết hôn
- Trường hợp tại thời điểm có yêu cầu cả hai bên đã đủ điều
kiện kết hôn theo quy định của pháp luật nhưng một hoặc
cả hai bên không yêu cầu tòa án công nhận quan hệ hôn
nhân
III.

Đánh giá về cách thức xử lí đối với các trường hợp

kết hôn trái pháp luật
1. Đánh giá thực trạng

xử lí đối với các trường hợp

hủy kết hôn trái pháp luật
Những năm gần đây, xã hội Việt Nam ngày càng phát triển.
đời sống vật chất,tinh thần cũng như dân trí được cải thiện, ý
thức pháp luật của người dân đã được nâng cao. Tình trạng kết
hôn trái pháp luật cũng đã giảm dần so với trước đây. Tuy nhiên,
vẫn còn nhiều trường hợp kết hôn trái pháp luật mà cơ quan

nhà nước có thẩm quyền chưa thể xử lí được theo đúng quy
định của pháp luật


Việc kết hôn trái pháp luật vẫn diễn ra thường xuyên, tuy
nhiên trên thực tế việc xử lí việc kết hôn trái pháp luật bằng
quyết định hủy kết hôn của Tòa án vẫn còn rất ít và có xu hướng
giảm dần do nhiều nguyên nhân.
Nguyên nhân của tình trạng này một phần là do cách thức xử
lí đối với các trường hợp kết hôn trái pháp luật sau đây:

Về mặt pháp luật
Thứ nhất, Về chủ thể có quyền yêu cầu hủy kết hôn trái
pháp luật. Theo quy định của pháp luật thì những người cùng
giới tính không thuộc trường hợp cấm kết hôn nhưng cũng
không được pháp luật thừa nhận. Nên hai người cùng giới tính
kết hôn thì sẽ thuộc trường hợp kết hôn trái pháp luật. Tuy
nhiên ở Điều 10 Luật hôn nhân và gia đình chỉ mới quy định chủ
thể có quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật do vi phạm quy
định tại khoản 1 Điều 8 mà chưa quy định ai là người có quyền
yêu cầu hủy kết hôn giữa hai người cùng giới tính. Do những
vướng mặc đó mà khi gặp phải trường hợp này mỗi Tòa án sẽ có
cách giải quyết khác nhau.
Thứ hai, Tại điểm c Khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia
đình quy định cấm kết hôn giữa những người có cùng dòng máu


trực hệ; giữa những người có họ hàng trong phạm vi ba đời, giữa
cha mẹ với con nuôi; giữa người đã từng là cha mẹ nuôi với con
nuôi….Nếu họ kết hôn với nhau thì sẽ bị coi là kết hôn trái pháp

luật. Tuy nhiên để hủy được hôn nhân trái pháp luật này không
hề dễ vì việc xác định mối quan hệ của họ cũng khó để chứng
minh, hơn nữa việc cho phép sinh con theo phương pháp khoa
học và việc mua bán tinh trùng và trứng diễn ra tràn lan mà cơ
quan chức năng vẫn chưa kiểm soát được.
Thứ ba, không bị mất năng lực hành vi dân sự là một trong
những điều khiện để xem xét tính hợp pháp của hôn nhân. Tuy
nhiên, quy định này vẫn thiếu tính khả thi trên thực tế. Trên
thực tế lại không có cha mẹ nào muốn con mình bị Tòa tuyên bố
mất năng lực hành vi dân sự để ngăn chặn việc kết hôn của họ.
Thậm chí, đối với những người mà không phải lúc nào họ cùng
biểu hiện ra bên ngoài tình trạng năng lực hành vi dân sự của
họ nên cán bộ tư pháp không thể xác minh được tình trạng của
họ và vẫn cho họ đăng kí kết hôn.
Thứ tư, quy định của pháp luật về giải quyết hậu quả pháp
lí về quan hệ tài sản khi bị hủy kết hôn trái pháp luật vẫn chưa
rõ ràng, dẫn đến dễ hiểu nhầm. Khi bị hủy kết hôn trái pháp
luật, quan hệ tài sản sẽ giải quyết giống như trường hợp nam,
nữ sống chung với nhau như vợ chồng mà không đăng kí kết


hôn. Theo khoản 1 điều 16 Luật hôn nhân và gia đình trong
trường hợp thỏa thuận của họ trái pháp luật hoặc trái đạo đức
thì giải quyết thế nào.Theo khoản 2 điều 16 quy định về công
việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống
chung coi như lao động có thu nhập, vậy công việc khác có liên
quan là gì, lao động có thu nhập tính như thế nào.

Về phía cơ quan áp dụng pháp luật
Nhà nước ta đã có sự bồi dưỡng, phát triển đội ngũ Thẩm

phán, VKS và cán bộ về cả số lượng và chất lượng. tuy nhiên đội
ngũ cán bộ TA, VKS vẫn còn những hạn chế nhất. ở vùng sâu,
vùng xa về năng lực. Bên cạnh đó, hạn chế về phẩm chất đạo
đức cũng là vấn đề đáng nói, vẫn xảy ra tình trang quan liêu,
cửa quyền, gây khó dễ đối với người dân. Đội ngũ công chứng tư
pháp hộ tịch cấp xã nhìn chung vẫn còn kém về chuyên môn
trong khi đội ngũ này có vai trò chính với tình trạng vãn cho
phép kết hôn trái pháp luật hiện nay.
Về phía người dân, ý thức còn hạn chế, nhiều nơi còn chưa
biết đến Luật hôn ngân và gia đình, quan hệ hôn nhân chủ yếu
xác lập trên cơ sở phong tục, tập quán. đặc biệt là tình trạng
tảo hôn, cướp dâu hay hôn nhân cận huyết ở các tỉnh miền núi


phía Bắc và Tây Nguyên vẫn còn nhiều dẫn đến nhiều hậu quả
đáng tiếc.
2. Kiến nghị
Thứ nhất, Cần tiếp tục hoàn thiện các quy định của Luật hôn
nhân và gia đình cũng như các văn bản hướng dẫn để triển khai
được đồng bộ, hiệu quả giữa quy định về điều kiện kết hôn và
cách thức xử lí đối với các trường hợp kết hôn trái pháp luật.
Nên sửa đổi quy định về điều kiện kết hôn liên quan đến người
mất năng lực hành vi dân sự. Nhà nước nên dần dần công nhận
hôn nhân cùng giới tính để tránh tính trạng vừa không cấm
cũng không công nhận như hiện nay.
Thứ hai, cần tiếp tục nâng cao số lượng và chất lượng đội ngũ
cán bộ Tòa án, Viện kiểm sát, cũng như cá nhân tổ chức có liên
quan.
Thứ ba, đẩy mạng tuyên truyền phổ biến pháp luật về Hôn
nhân gia đình và hậu quả của việc kết hôn trái pháp luật.

KẾT LUẬN
Trong tình hình xã hội Việt Nam hiện nay, dưới sự tác động
của rất nhiều yếu tố khác nhau đã hình thành nên những cách
suy nghĩ, phong cách sống khác nhau, dẫn đến không chấp
hành đúng các điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật


.Nhà nước đã đưa ra quy định hủy việc kết hôn trái pháp luật để
hạn chế tình trạng kết hôn trái pháp luật. Từ những vấn đề lí
luận, xem xét vào thực định và thực tiễn thì cũng có nhiều điểm
mạnh nhưng vẫn có nhiều hạn chế cần từ từ khắc phục. Luật
Hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng đã đáp ứng được phần
nào yêu cầu cuộc sống đặt ra, nhưng những quy định về xử lí
các trường hợp kết hôn trái trái pháp luật vẫn còn một số điểm
hạn chế nhất định cần được nhanh cho hoàn thiện cho thấu tình
đạt lí.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình Việt
Nam, Nxb. Tư pháp, 2006.
2. TS. Ngô Thị Hường, Hướng dẫn học tập- tìm hiểu Luật Hôn nhân và gia
đình Việt Nam, Nxb. Lao động, 2015,tr.35-51,58-65.
3. TS. Nguyễn Ngọc Điện Bình luận khoa học Luật hôn nhân và Gia đình
Việt Nam tập 1, Nxb.Trẻ Tp.HCM, 2012,tr.17-19.
4. Nguyễn Tuấn Anh, Luận văn thạc sĩ luật học: Hủy kết hôn trái pháp luật
và hậu quả pháp lí , Hà Nội,2016.


5. Nguyễn Thị Trầm, Khóa luận tốt nghiệp Hủy kết hôn trái pháp luật- một
số vấn đề lí luận và thực tiễn áp dụng, Hà Nội, 2016.

6. Phạm Thu Thảo, Luận văn tiến sĩ, Kết hôn trái pháp luật- một số vấn đề lí
luận và thực tiễn, Hà Nội,2015.
7. Luật hôn nhân và gia đình năm 2002, năm 2014.
8. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.



×