Tải bản đầy đủ (.doc) (234 trang)

Luận án tiến sĩ quản lý hoạt động thực tập của học viên ở các trường sĩ quan quân đội theo định hướng phát triển năng lực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 234 trang )

2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình
nghiên cứu của riêng tác giả. Các tài
liệu, số liệu trích dẫn trong luận án đều trung
thực và có xuất xứ rõ ràng, không
trùng lặp với các công trình khoa học đã công
bố.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Phạm Văn Thuận


3

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TT
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11


12.
13.

Chữ viết đầy đủ
Bộ Quốc phòng
Cán bộ đơn vị
Cán bộ quản lý, giảng viên
Đảng Cộng sản Việt Nam
Định hướng phát triển năng lực
Hoạt động thực tập
Phát triển năng lực
Quân đội nhân dân Việt Nam
Quân ủy Trung ương
Sẵn sàng chiến đấu
Sĩ quan quân đội
Trường sĩ quan quân đội
Thực tập tốt nghiệp

Chữ viết tắt
BQP
CBĐV
CBQL, GV
ĐCSVN
ĐHPTNL
HĐTT
PTNL
QĐNDVN
QUTƯ
SSCĐ
SQQĐ

TSQQĐ
TTTN


4

MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1.
Những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án
1.2.
Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công
bố và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP
CỦA HỌC VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
2.1.
Những vấn đề lý luận về hoạt động thực tập của học viên ở các
trường sĩ quan quân đội theo định hướng phát triển năng lực
2.2.
Những vấn đề lý luận về quản lý hoạt động thực tập của học viên ở
các trường sĩ quan quân đội theo định hướng phát triển năng lực
2.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động thực tập của học viên ở các
trường sĩ quan quân đội theo định hướng phát triển năng lực
Chương 3 CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
THỰC TẬP CỦA HỌC VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG SĨ
QUAN QUÂN ĐỘI THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC
3.1.
Khái quát tình hình giáo dục và đào tạo ở các trường sĩ quan quân đội
3.2.
Tổ chức và phương pháp nghiên cứu thực trạng
3.3.
Thực trạng hoạt động thực tập của học viên ở các trường sĩ
quan quân đội theo định hướng phát triển năng lực
3.4.
Thực trạng quản lý hoạt động thực tập của học viên ở các
trường sĩ quan quân đội theo định hướng phát triển năng lực
3.5.
Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động thực
tập của học viên ở các trường sĩ quan quân đội theo định hướng
phát triển năng lực
3.6.
Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động thực tập của học
viên các trường sĩ quan quân đội theo định hướng phát triển năng lực
Chương 4 BIỆN PHÁP VÀ KIỂM NGHIỆM CÁC BIỆN PHÁP
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP CỦA HỌC
VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
4.1.
Hệ thống các biện pháp quản lý hoạt động thực tập của học viên ở
các trường sĩ quan quân đội theo định hướng phát triển năng lực

4.2.
Khảo sát sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất
4.3.
Thử nghiệm
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ
ĐƯỢC CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang

7
16
16
31
36
36
65
75

81
81
86
92
105
115
116

122
122

143
150
171
173
174


5

PHỤ LỤC

184


6

TT
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
13

14
15
16
17
18
19
20

DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng
Nội dung
Trang
3.1.
Tổng hợp kết quả khảo sát về vai trò của HĐTT
92
Kết quả điều tra, khảo sát về mức độ thực hiện mục
3.2.
tiêu HĐTT.
94
Mức độ biểu hiện năng lực của học viên theo nội
3.3.
97
dung định hướng PTNL
Tổng hợp kết quả khảo sát về hiệu quả của các
3.4
phương thức tổ chức thực tập
101
Tổng hợp kết quả khảo sát về mức độ thực hiện
3.5
kiểm tra, đánh giá kết quả HĐTT

103
Tổng hợp kết quả điều tra về thực trạng xây dựng kế
3.6
hoạch HĐTT của CBQL, GV; CBĐV và học viên.
105
3.7
Mức độ thực hiện các khâu HĐTT
108
3.8
Tổng hợp kết quả điều tra thực trạng chỉ đạo HĐTT
110
3.9
Mức độ thực hiện các biện pháp kiểm tra, đánh giá HĐTT
112
Tổng hợp kết quả điều tra về bảo đảm các điều
3.10
114
kiện thực hiện HĐTT
Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý HĐTT của học
3.11
viên ở các TSQQĐ
115
4.1
Các tiêu chí kiểm tra, đánh giá năng lực chuyên môn
139
4.2
Các tiêu chí kiểm tra, đánh giá năng lực phương pháp
140
4.3
Các tiêu chí kiểm tra, đánh giá năng lực xã hội

140
4.4
Các tiêu chí kiểm tra, đánh giá năng lực cá nhân
140
4.5
Tổng hợp các đối tượng khảo sát
144
Tổng hợp kết quả khảo sát về sự cần thiết của các
4.6
biện pháp được đề xuất.
144
Tổng hợp kết quả khảo sát về tính khả thi của các
4.7
biện pháp được đề xuất
146
Tổng hợp kết quả khảo sát tính cần thiết và tính
4.8.
khả thi của các biện pháp quản lý HĐTT theo định
hướng PTNL
148
Kết quả khảo sát trình độ ban đầu về năng lực của
4.9.
học viên của lớp thử nghiệm trước thử nghiệm
156


7

21


4.10

22

4.11

23

4.12

24

4.13

Kết quả khảo sát trình độ ban đầu về năng lực của
học viên của lớp đối chứng trước thử nghiệm
Kết quả khảo sát trình độ về năng lực của học viên
của lớp thử nghiệm sau thử nghiệm
Kết quả khảo sát trình độ về năng lực của học viên
của lớp đối chứng sau thử nghiệm
So sánh giá trị trung bình mức biểu hiện năng lực

158
161
163

của lớp thử nghiệm và lớp đối chứng sau thử
164

nghiệm

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

TT

Biểu đồ

1

4.1.

2

4.2.

3

4.3.

4

4.4

5

4.5

6

4.6


7

4.7

8

4.8

Nội dung
Trang
Biểu thị kết quả đánh giá sự cần thiết của các biện
pháp được đề xuất
145
Biểu thị kết quả đánh giá tính khả thi của các biện
pháp được đề xuất.
147
Tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
quản lý HĐTT theo định hướng PTNL
149
Kết quả khảo sát về mức độ năng lực của học viên
lớp thử nghiệm trước thử nghiệm
158
Kết quả khảo sát về mức độ năng lực của học viên
lớp đối chứng trước thử nghiệm
159
Kết quả khảo sát về mức độ năng lực của học viên
lớp thử nghiệm sau thử nghiệm
162
Kết quả khảo sát về mức độ năng lực của học viên
lớp đối chứng sau thử nghiệm

164
So sánh kết quả về mức độ năng lực của học viên lớp
thử nghiệm trước và sau khi thử nghiệm
168


8

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tổ chức hoạt động dạy học ở các TSQQĐ gồm nhiều hình thức, trong
đó có hình thức tổ chức HĐTT. Đây là một nội dung, một khâu của quá trình
đào tạo có vị trí, vai trò rất quan trọng góp phần thực hiện nguyên lý giáo dục:
“Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền
với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và xã hội”
[49, tr.1]. Đồng thời, thông qua HĐTT góp phần phát triển tri thức, kỹ năng
nghề nghiệp; rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, nâng cao nhận thức, lòng
yêu nghề cho học viên. Quản lý HĐTT là một nội dung cơ bản của quản lý
giáo dục, giúp các TSQQĐ tự kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo của trường
mình để nâng cao chất lượng sảm phẩm đầu ra, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ
huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu của quân đội trong tình hình mới.
Trong bối cảnh đổi mới giáo dục, đào tạo ở nước ta hiện nay, thì
quản lý HĐTT của sinh viên, học viên theo định hướng PTNL đang trở
thành một trong những nhiệm vụ, biện pháp cơ bản góp phần thực hiện
quan điểm, đường lối đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của Đảng theo
hướng “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng
hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức,
kỹ năng của người học, khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ
máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ
sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng phát triển năng

lực” [26, tr.4] .
Dạy học ngày nay đang hướng tới mục tiêu phát triển năng lực thay vì
dạy học kiến thức như trước đây. Trong các TSQQĐ, tổ chức và quản lý HĐTT
của học viên theo định hướng PTNL vừa thể hiện sự quán triệt sâu sắc quan
điểm của Đảng, vừa là sự cụ thể hóa quan điểm của QUTƯ theo tinh thần Nghị


9

quyết số 86- NQ/ĐUQSTƯ về công tác giáo dục, đào tạo trong tình hình mới,
nhằm “Gắn lý luận với thực tiễn, kết hợp bồi dưỡng kiến thức, năng lực tư duy
với rèn luyện năng lực thực hành, chú trọng truyền thụ kinh nghiệm chiến đấu
và giáo dục truyền thống cho người học. Đa dạng hóa các loại hình đào tạo; kết
hợp chặt chẽ đào tạo tại trường với đào tạo tại đơn vị” [29, tr.3]. Tuy nhiên đến
nay, các nghiên cứu về quản lý HĐTT của học viên ở các TSQQĐ theo định
hướng PTNL vẫn còn là khoảng trống về lý luận và thực tiễn.
Về lý luận, thực tập là một hình thức học tập trong nhà trường, các nhà
giáo dục đã nghiên cứu và đề xuất nhiều lý thuyết về học tập như lý thuyết
nhận thức, lý thuyết kiến tạo, lý thuyết hợp tác, v.v… Nhìn chung, các lý thuyết
này đều hướng vào mục đích phát triển trí tuệ người học, xa hơn là phát triển
nhân cách người học. Nhưng việc tổ chức học tập (cụ thể là tổ chức thực tập)
trên bình diện thực tiễn như thế nào để phát triển năng lực người học thì còn
nhiều điều phải nghiên cứu thêm. Đã có một số công trình, đề tài nghiên cứu
nhiều về quản lý dạy học nói chung, quản lý HĐTT nói riêng theo tiếp cận theo
chức năng quản lý. Điều này, dẫn đến tình trạng đặt nhà quản lý vào hoạt động
có tính máy móc. Bên cạnh đó, đã xuất hiện các công trình nghiên cứu mang
đến nhiều cách tiếp cận hiện đại như“Quản lý theo mục tiêu”, “Quản lý theo
vai trò”, “Quản lý dựa vào nhà trường”, “Quản lý theo tiếp cận bảo đảm chất
lượng”, “Quản lý theo tiếp cận quản lý chất lượng đồng bộ TQM”, “Quản lý
cùng tham gia”, “Quản lý theo tiếp cận quản lý sự thay đổi”, v.v…Tuy nhiên,

các tiếp cận quản lý theo tiếp cận truyền thống, cũng như quản lý theo tiếp cận
hiện đại đều có điểm chung là tất cả các tiếp cận này đều được xem xét một
cách riêng rẽ, độc lập máy móc. Nhưng, thực tiễn nhà trường, trong đó có
HĐTT lại diễn ra phong phú, sôi động và phức tạp hơn nhiều. Đến đây, một
câu hỏi đặt ra: “Có thể kết hợp tiếp cận chức năng quản lý với một tiếp cận nào
đó trong hoạt HĐTT?”. Giải quyết vấn đề này thực sự là vấn đề đáng nghiên


10

cứu nhằm góp phần nhỏ vào lý luận quản lý giáo dục nói chung, nhất là lý luận
quản lý dạy học nói riêng (trong đó có HĐTT).
Về thực tiễn, mặc dù đã có những đổi mới, nhưng chất lượng HĐTT của
học viên ở các TSQQĐ vẫn còn tồn tại những hạn chế, bất cập: Nhận thức về
tầm quan trọng của HĐTT của một số đối tượng còn đơn giản; mục tiêu, nội
dung chương trình thực tập còn chưa sát với thực tiễn; phương thức tổ chức
HĐTT thiếu linh hoạt, đôi khi còn phụ thuộc vào đơn vị cơ sở; thời gian thực
tập ít, chưa thực hiện tốt việc lấy đơn vị thực tập làm môi trường học tập, làm
việc, rèn luyện trưởng thành của học viên; kiểm tra, đánh giá HĐTT có nội
dung còn đơn giản, chung chung, độ tin cậy còn chưa cao, thiên về động viên,
khích lệ. Cho nên, kết quả HĐTT còn cao hơn so với thực tế, chưa phản ánh
đúng thực chất trình độ, năng lực của từng học viên.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến kết quả trên, trong đó có nguyên nhân
chủ yếu, trực tiếp từ công tác quản lý HĐTT chưa chú trọng tới việc phát triển
năng lực của học viên, dẫn đến sau khi tốt nghiệp ra trường còn lúng túng,
bỡ ngỡ với môi trường mới, công việc mới nên còn hạn chế về bản lĩnh,
phương pháp, tác phong công tác; về tổ chức quản lý, chỉ huy đơn vị; thiếu
tự tin trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.
Vậy, quản lý HĐTT và sự PTNL có mối quan hệ như thế nào với nhau
để thực hiện mục tiêu đào tạo SQQĐ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của quân

đội trong tình hình mới, làm thế nào để PTNL của người học trong quá trình
thực tập? Và các chủ thể quản lý HĐTT cần xem xét việc quản lý HĐTT
theo hướng tiếp cận nào? Để nhằm PTNL cho người học?
Hiện nay, trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực và trong nước đang
diễn ra hết sức nhanh chóng và phức tạp. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ
lần thứ 4 (4.0); sự phát triển của các loại khí tài, phương tiện chiến tranh; sự
phức tạp của tình hình kinh tế, chính trị của các nước trên thế giới. Yêu cầu,
nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới đã và đang đặt ra


11

đòi hỏi cao đối với công tác đào tạo học viên ở các TSQQĐ. Trong đó, yêu cầu
“thực học, thực nghiệp” đang là vấn đề thu hút sự quan tâm của toàn xã hội.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn vấn đề “Quản lý hoạt động
thực tập của học viên ở các trường sĩ quan quân đội theo định hướng phát
triển năng lực” làm đề tài nghiên cứu nhằm khắc phục những bất cập, hạn chế
trên đây, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo ở các TSQQĐ đáp
ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý HĐTT của học viên ở các
TSQQĐ theo định hướng PTNL. Từ đó, đề xuất các biện pháp quản lý HĐTT của
học viên ở các TSQQĐ theo định hướng PTNL nhằm nâng cao hiệu quả quản lý
HĐTT, góp phần cao chất lượng giáo dục, đào tạo ở các TSQQĐ hiện nay.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan và rút ra những vấn đề
luận án tiếp tục giải quyết.
Làm rõ cơ sở lý luận về quản lý HĐTT của học viên ở các TSQQĐ
theo định hướng PTNL.

Làm rõ cơ sở thực tiễn quản lý HĐTT của học viên ở các TSQQĐ theo
định hướng PTNL.
Đề xuất các biện pháp quản lý HĐTT của học viên ở các TSQQĐ theo
định hướng PTNL.
Kiểm chứng kết quả nghiên cứu của đề tài luận án thông qua khảo
nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp và thử nghiệm một
biện pháp đã đề xuất.
3. Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và giả
thuyết khoa học


12

* Khách thể nghiên cứu: Quản lý hoạt động đào tạo ở các TSQQĐ
theo định hướng PTNL
* Đối tượng nghiên cứu: Quản lý HĐTT của học viên ở các TSQQĐ
theo định hướng PTNL.
* Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận,
thực tiễn về quản lý HĐTT, tập trung chủ yếu vào quản lý HĐTT tốt nghiệp
của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội, trình độ đại học ở các TSQQĐ,.
Trên cơ sở, đó đề xuất những biện pháp cho các chủ thể quản lý HĐTT của
học viên theo định hướng PTNL theo tiếp cận chức năng quản lý.
Phạm vi về đối tượng khảo sát: gồm CBQL, GV, CBĐV và học viên thực
hiện HĐTT tốt nghiệp ở các TSQQĐ theo định hướng PTNL.
Phạm vi về địa bàn khảo sát: là một số TSQQĐ và đơn vị phía Bắc
gồm: Trường Sĩ quan Chính trị, Trường Sĩ quan Lục quân 1, Trường Sĩ quan
Đặc công; một số đơn vị nơi học viên thực tập tại Quân khu 3.
Phạm vi về thời gian: Số liệu thu thập, xử lý và sử dụng trong đề tài
luận án được khảo sát, điều tra, tổng hợp từ năm 2013 đến nay.

* Giả thuyết khoa học
Quản lý HĐTT của học viên ở các TSQQĐ được thực hiện ổn định, nền
nếp từ nhiều năm nay. Mặc dù đạt được những kết quả nhất định, song quản
lý HĐTT hiện nay còn có hạn chế, bất cập, chậm đổi mới không theo kịp sự
phát triển của lý luận quản lý giáo dục và đòi hỏi của thực tiễn. Nếu, đề xuất
được các biện pháp quản lý theo tiếp cận chức năng quản lý kết hợp với tiếp
cận quản lý cùng tham gia được triển khai trong quản lý thực tập theo định
hướng PTNL, thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu,
nhiệm vụ của quân đội trong tình hình mới.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp luận


13

Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh; quán triệt sâu sắc đường lối, quan điểm của Đảng, QUTƯ về công tác
giáo dục, đào tạo. Dựa trên phương pháp luận nghiên cứu khoa học quản lý
giáo dục và các quan điểm tiếp cận, cụ thể như sau:
Tiếp cận hệ thống và cấu trúc
Hoạt động thực tập của học viên ở các TSQQĐ là một hệ thống, bao
gồm các thành tố như: Mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, kiểm
tra, đánh giá kết quả HĐTT. Theo quan điểm hệ thống, quản lý HĐTT của
học viên ở các TSQQĐ phải được thực hiện đồng bộ trên tất cả các thành tố
của nó. Đồng thời, phải đặt trong mối quan hệ biện chứng với các hệ thống
khác của hoạt động đào tạo để xác định các các tiêu chuẩn cả về phẩm chất
và năng lực của người học trong quá trình nghiên cứu.
Tiếp cận hoạt động
Hoạt động thực tập của học viên được thực hiện chủ yếu dựa trên

chính hoạt động tự giác của học viên và vai trò hướng dẫn của đội ngũ
CBQL, GV; CBĐV. Quản lý HĐTT của học viên ở các TSQQĐ theo định
hướng PTNL đòi hỏi các chủ thể quản lý phải chủ động nắm chắc các đặc
điểm của HĐTT để xác định mục tiêu, điều kiện, phương tiện đảm bảo. Từ
đó đề xuất các biện pháp quản lý trong việc xây dựng kế hoạch; tổ chức; chỉ
đạo; kiểm tra, đánh giá kết quả HĐTT của học viên.
Tiếp cận năng lực
Quản lý HĐTT của học viên ở các TSQQĐ theo định hướng PTNL là
hướng đến rèn luyện năng lực cần có của người sĩ quan cho học viên. Quản
lý HĐTT của học viên ở các TSQĐ theo định hướng PTNL cần phải coi
trọng, phát triển phẩm chất, năng lực của người học; hài hòa đức, trí, thể,
mỹ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề là một trong những nhiệm vụ và biện
pháp nhằm đổi mới đồng bộ công tác giáo dục, đào tạo ở các TSQQĐ.
Tiếp cận chức năng quản lý


14

Quản lý HĐTT của học viên ở các TSQQĐ được thực hiện thông qua
các chức năng quản lý như: Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra và đánh
giá kết quả HĐTT. Trong luận án này, tác giả vận dụng tiếp cận này để xác
định khung lý thuyết và đề xuất các biện pháp quản lý HĐTT của học viên ở
các TSQQĐ theo định hướng PTNL.
Tiếp cận chuẩn đầu ra
Trong quản lý giáo dục, tiếp cận chuẩn đầu ra được hiểu là quá trình đào
tạo bắt đầu từ xác định chuẩn đầu ra của người học, đến việc triển khai các hoạt
động quản lý trên cơ sở định hướng của chuẩn nhằm làm cho người học đạt
được chuẩn đã xác định. Vì vậy, trong luận án này tác giả vận dụng tiếp cận
chuẩn đầu ra để xác định nội dung quản lý và cũng là cơ sở để xác định hệ thống
biện pháp quản lý HĐTT của học viên ở các TSQQĐ theo định hướng PTNL.

* Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Sử dụng tổng hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, khái
quát hóa để: Nghiên cứu các văn kiện, nghị quyết của ĐCSVN, Nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, QĐNNVN; các công trình nghiên cứu
về quản lý nhà trường, quản lý HĐTT trong các trường đại học; các đề tài
khoa học, luận án, báo khoa học có liên quan đến đề tài đã được công bố. Từ
đó, xây dựng cơ sở lý luận về quản lý HĐTT của học viên ở các TSQQĐ
theo định hướng PTNL.
Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm quản lý giáo dục thông qua các
văn bản pháp lý; các báo cáo tổng kết giáo dục, đào tạo và kinh nghiệm
trong tổ chức các mô hình, cách thức tổ chức HĐTT của các TSQQĐ nhằm
rút ra kinh nghiệm quản lý HĐTT của học viên.


15

Phương pháp quan sát: Thu thập thông tin thực tiễn quản lý thực tập;
kiểm chứng các lý thuyết đã có so sánh các kết quả trong nghiên cứu với thử
nghiệm, đối chiếu lý thuyết với thực tế.
Phương pháp điều tra: Dùng phương pháp này để thu thập ý kiến CBQL,
GV, CBĐV và học viên về thực trạng HĐTT và quản lý HĐTT của học viên ở các
TSQQĐ; thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý HĐTT của học viên các
TSQQĐ; khảo sát sự cần thiết, tính khả thi của các biện pháp đề xuất.
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Phương pháp này được
sử dụng để nghiên cứu quy chế thực tập của BQP, các chỉ thị, hướng dẫn thực
tập của Bộ Tổng Tham mưu, Cục Nhà trường và các TSQQĐ; kết quả thực
tập của học viên để thu thập những thông tin, số liệu cần thiết cho đề tài.
Phương pháp phỏng vấn theo chủ đề: Phương pháp này dùng để nghiên

cứu sâu thêm về thực trạng HĐTT và quản lý HĐTT của học viên các TSQQĐ
thông qua việc trao đổi phỏng vấn trực tiếp với các đối tượng khảo sát.
Phương pháp chuyên gia: Phương pháp này dùng để thu thập và xử lý thông
tin liên quan đến các vấn đề nghiên cứu và thẩm định các biện pháp được đề xuất.
Phương pháp thử nghiệm: Phương pháp này được sử dụng để kiểm
chứng tính hiệu quả quản lý thông qua nội dung giải pháp: “ Chỉ đạo đổi
mới phương thức tổ chức HĐTT của học viên theo một quy trình khoa học
phù hợp với định hướng phát triển năng lực” đã đề xuất.
Các phương pháp hỗ trợ
Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng các công thức thống kê toán
học để xử lý số liệu thu được về mặt định lượng so sánh và đưa ra kết quả
nghiên cứu của luận án. Khảo sát thu thập từ phiếu điều tra thực trạng, từ thử
nghiệm được xử lý bằng chương trình phần mềm Microsoft excel.
5. Những đóng góp mới của luận án
Thứ nhất, bổ sung, làm rõ lý luận HĐTT và quản lý HĐTT của học
viên ở các TSQQĐ theo định hướng phát triển năng lực; xác định rõ chuẩn


16

năng lực đầu ra gắn với yêu cầu thực hiện chức trách, nhiệm vụ của đội ngũ sĩ
quan cấp phân đội, theo mô hình đào tạo của các TSQQĐ; chỉ rõ nội dung
HĐTT của học viên theo định hướng PTNL. Đồng thời, đi sâu phân tích làm
sáng tỏ mục tiêu, nội dung, chủ thể, đối tượng, phương pháp, hình thức, điều
kiện, phương tiện, công cụ quản lý HĐTT của học viên, gắn với đặc thù huấn
luyện giáo dục trong các TSQQĐ và yêu cầu thực hiện chức trách,. Nhiệm vụ
thực tập của học viên ở các đơn vị cơ sở. Đó là những đóng góp bổ sung, góp
phần làm phong phú thêm lý luận về quản lý giáo dục hiện nay
Thứ hai, luận án đã đưa ra được bức tranh đầy đủ, khách quan về thực trạng
HĐTT và quản lý HĐTT của học viên ở các TSQQĐ theo định hướng PTNL.

Thứ ba, trong luận án, nghiên cứu sinh đã kết hợp nhuần nhuyễn nhiều
cách tiếp cận khác nhau để làm rõ khung lý luận của đề tài tạo cơ sở cho việc
tiếp cận giải quyết các nhiệm vụ tiếp theo của luận án. Về quản lý HĐTT của
học viên theo định hướng PTNL, luận án đã kết hợp tiếp cận chức năng quản
lý (là chủ đạo) với tiếp cận quản lý cùng tham gia.
Thứ tư, trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn luận án đã đề
xuất được 5 biện pháp quản lý HĐTT của học viên ở các TSQQĐ theo định
hướng PTNL. Kết qủa khảo nghiệm, thử nghiệm cho thấy các biện pháp được
đề xuất là thiết thực, có sự cần thiết và có tính khả thi cao.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
* Ý nghĩa về lý luận
Luận án bổ sung, phát triển lý luận về HĐTT và quản lý HĐTT của học
viên ở các TSQQĐ theo định hướng PTNL; đề xuất hệ thống biện pháp thiết
thực, khả thi nhằm nâng cao hiệu quả quản lý HĐTT của học viên các ở
TSQQĐ theo định hướng PTNL, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào
tạo ở các TSQQĐ.
* Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án, cung cấp những luận cứ khoa học giúp
lãnh đạo, chỉ huy các cấp, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý học viên, giảng


17

viên ở các TSQQĐ nghiên cứu, vận dụng, tổ chức quản lý HĐTT của học viên
theo định hướng PTNL. Trên cơ sở đó, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo
đội ngũ SQQĐ và là tài liệu tham khảo có giá trị cho cán bộ, giảng viên, học
viên ở các TSQQĐ trong giảng dạy, nghiên cứu và tổ chức quản lý HĐTT.
7. Kết cấu của luận án
Luận án được kết cấu gồm: Mở đầu; 4 chương, 14 tiết; kết luận và kiến
nghị; danh mục các công trình khoa học đã công bố của tác giả, danh mục tài

liệu tham khảo, phụ lục và các biểu đồ, bảng số liệu.
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI

1.1. Những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án
1.1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan về hoạt động thực tập
Ở Liên Xô và một số nước Đông Âu trước đây đã có những công trình
khoa học nghiên cứu về nội dung, chương trình thực tập, kỹ năng thực hành
trong giảng dạy cho sinh viên trước khi làm công tác thực tập, tiêu biểu như các
tác giả: Gutsev, Ivanôv, Socôlôv, O.A.Abdoullina (Liên Xô); N.M.Iacovalev,
Iu.K.Babansky (Cộng hòa dân chủ Đức); C.Denhec, F.Januskiewiez (Balan).
Hầu hết các nhà khoa học cho rằng: Muốn tổ chức thực tập sư phạm tốt, không
chỉ quan tâm đến công việc tổ chức đơn thuần mà phải đi sâu vào bản chất các
hoạt động của quá trình rèn luyện năng lực sư phạm nói chung, năng lực dạy học
nói riêng. Đặc biệt, tạo điều kiện cho sinh viên thực hành, vận dụng, kiểm chứng
cái đã học, từ đó giúp họ có điều kiện để tự rèn luyện nhân cách.
Là một quốc gia có nền giáo dục phát triển trên thế giới, Hoa Kỳ đang
quan tâm chú trọng chuyển đổi dần chương trình đào tạo, từ chủ yếu trang bị
kiến thức lý thuyết, học thuật thiếu liên kết với thực tiễn sang đào tạo kết hợp
xen kẽ giữa trang bị nội dung tri thức cơ bản với thực hành, thực tập, tiêu biểu
như mô hình hoạt động của: “Hệ thống trường phát triển nghiệp vụ-


18

Professional Development School” [105] là một mô hình hoạt động tương đối
hiệu quả. Như vậy, Hoa Kỳ có quan điểm thực tiễn hơn trong tổ chức HĐTT
cũng như xem xét đánh giá kết quả thực hành, thực tập của sinh viên.
Tại Hội thảo về đổi mới việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên của các nước

châu Á và Thái Bình Dương năm 1988 do UNESCO tổ chức tại Hàn Quốc đã
xác định tầm quan trọng của việc hình thành tri thức và kỹ năng sư phạm cho
sinh viên cũng như những bất cập trong thực hành, thực tập sư phạm. Đồng
thời, đưa ra một số chủ trương biện pháp nhằm cải thiện vấn đề này. Như vậy,
hoạt động thực hành thực tập có vai trò quan trọng nhằm gắn kết kiến thức, kỹ
năng, thái độ với hoạt động thực tiễn xã hội.
Các nghiên cứu của quỹ Carnegie, Annenberg và Ford ở Hoa Kỳ (2001) kết
luận “Khi xây dựng chương trình thực tập sư phạm cần tăng cường hơn việc thực
hành, thực tập, làm mẫu. Các tác giả Roger Gowr, Diane Phillips và Steve Walters
đã phân tích biện pháp cần thiết mà giáo viên hướng dẫn thực tập cần áp dụng
giúp cho sinh viên sư phạm quan sát, thực hành và luyện tập tốt hơn tại trường
phổ thông” [106]. Nền giáo dục của các nước trên thế giới hiện nay đang có xu
hướng quan tâm nhiều hơn tới công tác đào tạo theo kiểu gắn kết giữa lý thuyết
với thực hành; sản phẩm đào tạo phải đáp ứng được với nhu cầu việc làm và thị
trường lao động của xã hội. Cho nên, việc xây dựng nội dung, chương trình đào
tạo cũng được xác định theo hướng trang bị những kiến thức cơ bản, chủ yếu kết
hợp với tăng cường tổ chức các hoạt động thực hành, thực tập cho người học.
Hệ thống giáo dục, đào tạo phương Tây rất chú trọng tới hoạt động thực
tập của sinh viên. Sinh viên đại học Califolia- Davis của Hoa Kỳ bắt đầu phối
hợp với giáo viên phổ thông thực hiện các HĐTT trước khi bắt đầu năm học
mới “Học cách tổ chức lớp học, chuẩn bị kế hoạch dạy học, giáo án, gặp gỡ
học sinh vào ngày đầu tiên của khóa học. Thời gian thực tập kéo dài trong cả
năm cho đến khi sinh viên thực tập phối hợp với giáo viên phổ thông thực
hiện công việc để kết thúc năm học” [19].


19

Các tác giả Darling - Hammond, Haselkom (2009) trong công trình
“Are we mising the boat” [107] rất coi trọng vai trò của thực tập nhằm gắn

kết lý thuyết với thực hành, các tác giả đã chỉ rõ: Chương trình thực tập sư
phạm phải xác định rõ những năng lực, kỹ năng, kinh nghiệm mà sinh viên
cần đạt được để đảm bảo trong tương lai họ sẽ đứng lớp được một cách dễ
dàng; phải tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa lý thuyết với thực hành, mối quan
hệ giữa chúng và việc hợp tác chặt chẽ gắn kết với phát triển, cùng nhau thực
hiện trong quá trình đào tạo.
Thời gian thực tập của sinh viên các nước trên thế giới cũng khác nhau:
Ở Hàn Quốc, sinh viên thường thực tập giảng dạy cả ngày từ 4 đến 6 tuần
trước khi kết thúc chương trình đào tạo giáo viên; ở Hồng Kông, sinh viên
phải thực tập giảng dạy từ 8 đến 10 tuần trước khi tốt nghiệp; ở Úc, sinh viên
thực tập sư phạm thời gian khoảng 80 đến 100 ngày” [19].
Qua nghiên cứu các công trình khoa học nước ngoài cho thấy, các nhà
nghiên cứu của Liên Xô và Đông Âu trước đây rất quan tâm đến việc tổ chức hoạt
động thực hành, thực tập cho sinh viên. Trên cơ sở trang bị hệ thống kiến thức,
khoa học, toàn diện, đồng thời tạo điều kiện cho sinh viên vận dụng vào thực tiễn
kiểm chứng kiến thức đã học để tự rèn luyện nhân cách. Tuy nhiên, trước bối cảnh
toàn cầu hóa, trong đó có giáo dục thì những quan điểm trên chưa phù hợp với xu
hướng giáo dục của thời đại. Ngược lại, các quan điểm giáo dục của các nhà
nghiên cứu phương Tây với quan điểm thực dụng lại xem thực hành, thực tập
mang tính thực tiễn hơn, cụ thể hơn dưới góc độ tâm lý học và lấy người học là
đối tượng trung tâm của quá trình dạy học. Mặc dù, chưa đi sâu nghiên cứu dưới
góc độ tiếp cận năng lực. Tuy nhiên, đây chính là tiền đề quan trọng, mở ra một
hướng nghiên cứu mới: “Tiếp cận đào tạo theo năng lực”.
Các công trình nghiên của các tác giả trong nước đã đề cập đến nhiều
vấn đề có liên quan đến HĐTT. Tác giả Nguyễn Đình Chỉnh (1991) về “Thực
tập sư phạm” [15] và đồng tác giả Nguyễn Đình Chỉnh và Phạm Trung Thanh


20


(1998) về “Kiến tập và thực tập sư phạm” [16] đã đề cập đến những vấn đề
cơ bản về tổ chức thực tập sư phạm như: Thế nào là năng lực sư phạm, cấu
trúc của năng lực sư phạm và các phương pháp hình thành và phát triển năng
lực sư phạm, đưa ra các hình thức thực tập sư phạm khác nhau, thực tập sư
phạm phải có trưởng đoàn là giáo viên trường sư phạm. Các tác giả cho rằng
hình thức gửi thẳng sinh viên về các trường phổ thông khó cho công tác giám
sát và đánh giá kết quả thực tập của sinh viên sau này.
Tác giả Nguyễn Chính Lý (2006) với luận án tiến sĩ: “Bồi dưỡng năng
lực thực hành công tác đảng, công tác chính trị của học viên đào tạo cán bộ
chính trị cấp phân đội ở Học viện Chính trị quân sự trong giai đoạn hiện nay”
[73] cho rằng, bồi dưỡng năng lực thực hành công tác đảng, công tác chính trị
của học viên đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội là một nội dung quan trọng
trong hoạt động đào tạo. Thông qua hoạt động thực hành, thực tập giúp học
viên củng cố, mở rộng tri thức và hình thành, phát triển kỹ năng, kỹ xảo cho
người học. Năng lực công tác đảng, công tác chính trị hợp thành năng lực của
người cán bộ chính trị cấp phân đội và khả năng tổ chức hoạt động thực tiễn.
Đề tài khoa học cấp ngành: “Giải pháp nâng cao chất lượng thực tập
tại đơn vị cơ sở cho học viên đào tạo chính trị viên đại đội ở Trường Sĩ quan
Chính trị” [71] do tác giả Trịnh Xuân Lộc (2010) chủ nhiệm đề tài, đã khẳng
định nội dung thực tập của học viên ở các TSQQĐ chủ yếu tập trung vào thực
hiện chức trách, nhiệm vụ của chính trị viên đại đội, chính trị viên phó đại đội
và trung đội trưởng “Những kiến thức, kĩ xảo, kĩ năng nghề nghiệp của học
viên được rèn luyện thường xuyên, nhất là giai đoạn thực tập ở đơn vị cơ sở
giúp họ tiếp cận thực tiễn, vận dụng tổng hợp những tri thức đã học vào thực
hiện chức trách ban đầu trên cương vị chính trị viên đại đội, chính trị viên phó
đại đội và trung đội trưởng” [71, tr.3] . Đề tài cho rằng, thực tập tại đơn vị
chính là điều kiện tốt để học viên rèn luyện bản lĩnh chính trị, phương pháp,
tác phong công tác, thực hành chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao tính tích cực



21

sáng tạo, kĩ năng thực hành công tác đảng, công tác chính trị, phương pháp
tác phong chỉ huy. Đồng thời, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà
trường, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ của đơn vị trong điều
kiện mới. Bàn về các biện pháp thực hiện nội dung HĐTT, các tác giả đề xuất
một số giải pháp như: “Thống nhất nhận thức, đề cao trách nhiệm các lực
lượng của nhà trường trong tổ chức thực tập cho học viên; tiếp tục đổi mới
nội dung, phương pháp giảng dạy chuyên ngành đào tạo chính trị viên đáp
ứng yêu cầu thực tập của học viên; phối hợp chặt chẽ, giải quyết tốt mối quan
hệ giữa nhà trường với các đơn vị học viên thực tập” [71, tr.51-58]. Tuy
nhiên, công tác quản lý HĐTT của học viên ở đây chưa được đề cập.
Đề tài khoa học cấp Trường “Chất lượng thực tập tại Trường của
học viên đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội ở Trường Sĩ quan Chính trị
thực trạng và giải pháp” [83] do tác giả Nguyễn Văn Phúc (2011) chủ
nhiệm đề tài, đã khẳng định “Ở bậc đại học, cùng với thực hành, thực tập
được xác định là một hình thức tổ chức dạy học cơ bản, là khâu có ý nghĩa
quyết định nâng cao chất lượng dạy học nghề nghiệp cho học viên. Thực
hành, thực tập vừa là con đường, vừa là cách thức, biện pháp hiệu quả để thực
hiện mục đích, nhiệm vụ của quá trình dạy học” [83, tr.5]. Đồng thời, đề tài
cho rằng, nội dung thực tập của học viên Trường Sĩ quan Chính trị trên cương
vị chức trách chính trị viên gồm “Công tác tư tưởng, công tác tổ chức và công
tác đảng, công tác chính trị trong các nhiệm vụ, cụ thể: Lập kế hoạch, chương
trình công tác đảng, công tác chính trị; lên lớp chính trị phân tích tình hình tư
tưởng; thông báo chính trị; tổ chức thi đua, diễn đàn, mạn đàm, tọa đàm, công
tác chi đoàn; các hoạt động công tác đảng, công tác chính trị trong huấn
luyện, hành quân dã ngoại làm công tác dân vận” [83, tr.18]. Đề tài cũng đề
xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thực tập như “Nâng cao nhận
thức, đề cao trách nhiệm của các chủ thể, các lực lượng trong tổ chức thực tập
tại trường của học viên; phát huy, tính tích cực tự giác, chủ động sáng tạo của



22

học viên trong quá trình thực tập tại trường; chủ động vận dụng linh hoạt, sáng
tạo nội dung, hình thức, phương pháp thực tập; tổ chức tốt sơ, tổng kết rút kinh
nghiệm thực tập tại trường của học viên” [83, tr.47] . Tuy nhiên, công tác quản
lý HĐTT của học viên ở đây chưa được đề cập một cách đầy đủ, rõ ràng.
Luận án tiến sĩ: “Rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư
phạm theo tiếp cận linh hoạt trong thực tập sư phạm” [80] của tác giả
Nguyễn Thị Nhân (2015), coi thực tập sư phạm là khâu thực hành nghề rất
quan trọng trong đào tạo giáo viên: “Tổ chức tốt thực tập sư phạm là cơ sở
quan trọng để bổ sung, củng cố khắc sâu và mở rộng tri thức lý luận, chuyên
môn nghiệp vụ đã học trong trường sư phạm. Đồng thời, trau dồi những kỹ
năng nghề nghiệp cho giáo sinh, là cơ sở để họ thực hiện tốt nhiệm vụ và
thích ứng nhanh trong môi trường công tác sau này. Để có kỹ năng sư phạm
sinh viên nhất thiết phải được luyện tập trong hoạt động thực tiễn, phải trải
nghiệm trong thực tế” [80, tr. 3]. Tuy nhiên, theo tác giả thì thực tế dạy học ở
các trường phổ thông khác nhau về trình độ, phong cách học tập, phong trào
học tập và môi trường học tập của sinh viên khác nhau nên tác động sâu sắc
đến kết quả thực tập của họ. Chính vì vậy, cần phải có phương pháp linh hoạt
để hướng dẫn sinh viên thực tập phù hợp với điều kiện thực tế.
Tác giả Nguyễn Thành Long (2017) với luận án tiến sĩ: “Phát triển kỹ
năng thích ứng nghề qua thực hành, thực tập nghề cho sinh viên cao đẳng kĩ
thuật” [69] đã nhấn mạnh: “Hoạt động thực tập, thực hành nghề nghiệp có ý
nghĩa rất quan trọng đối với sinh viên, không chỉ với quá trình học tập mà còn
cả với sự nghiệp của sinh viên sau này. Tuy nhiên, các hoạt động thực hành,
thực tập nghề nghiệp của sinh viên vẫn còn đơn điệu, chưa có sự lồng ghép
với các biện pháp phát triển kỹ năng nghề tương ứng và xây dựng được tiêu
chí đánh giá kỹ năng nghề tương ứng của sinh viên” [69, tr. 1]. Từ đó, tác giả

đề xuất các biện pháp phát triển kỹ năng tương ứng nghề qua thực hành, thực
tập nghề nghiệp cho sinh viên như: Hướng dẫn sinh viên học tập và rèn luyện


23

nhận thức lý luận về nghề tương ứng, kỹ năng tương ứng nghề; hướng dẫn
luyện tập một số kỹ năng thích ứng nghề qua thực hành, thực tập nghề nghiệp.
Đề cập đến phương thức tổ chức thực tập, tác giả Huỳnh Văn Sơn
(2012), trong bài viết “Thực trạng các vấn đề sinh viên Trường Đại học sư
phạm thành phố Hồ Chí Minh gặp phải trong thực tập sư phạm đợt 1 theo
hình thức gửi thẳng” [86] cho rằng “Thực tập theo hình thức gửi thẳng là
tất cả các khâu thực tập đều do ban chỉ đạo thực tập cơ sở chỉ đạo, quản lý
điều hành, quyết định và trưởng đoàn thực tập là sinh viên chứ không phải
là giảng viên của Trường Đại học Sư phạm” [86, tr.47]. Theo tác giả, thực
tập theo hình thức gửi thẳng (giai đoạn 1) có 2 vấn đề vướng mắc mà sinh
viên thường gặp phải và lúng túng trong giải quyết, đó là vấn đề liên quan
đến chuyên môn và giao tiếp ứng xử sư phạm với học sinh.
Tác giả Trần Thị Hương (2015), trong bài viết:“Thực trạng tổ chức
hoạt động thực tập sư phạm của sinh viên ngành quản lý giáo dục ở Trường
Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh” [57] đã chỉ ra, thực tập sư phạm
của sinh viên ngành quản lý giáo dục (giai đoạn 2) là dịp sinh viên tiếp xúc
với thực tế giáo dục sinh động của nghề nghiệp “Thực tế giáo dục và quản lý
giáo dục có tác dụng củng cố mở rộng những tri thức, kỹ năng mới theo yêu
cầu của chương trình đào tạo, đồng thời bồi dưỡng, phát triển tình cảm nghề
nghiệp, hứng thú nhu cầu, thói quen tự rèn luyện, tự đào tạo của sinh viên”
[57, tr.37]. Theo tác giả, phương thức tổ chức thực tập sư phạm của sinh viên
ngành quản lý giáo dục ở Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh,
thì thời lượng khoảng 10 tuần dưới sự quản lý trực tiếp của ban giám hiệu các
trường phổ thông, về hình thức tổ chức thực hiện “Tổ chức thành đoàn gồm

sinh viên của một khoa hoặc nhiều khoa về trường phổ thông, mỗi đoàn
không quá 40 người; tổ chức thành các nhóm sinh viên gồm sinh viên của một
khoa hoặc các khoa đến thực tập tại trường phổ thông gồm 2 đến 10 người;
sinh viên có thể tự liên hệ cơ sở thực tập dưới sự hỗ trợ về pháp lý của Trường
Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh”[57, tr.39]. Tác giả đề xuất, các


24

đoàn thực tập có thể gửi thẳng về trường phổ thông, mầm non do ban giám
hiệu cơ sở thực tập quản lý tổ chức thực hiện hoặc do trưởng đoàn là giảng
viên của nhà trường phối hợp với cơ sở thực tập tổ chức thực hiện.
Các tác giả Nguyễn Thị Minh Hồng, Nguyễn Thị Tứ (2016), trong bài
viết “Kết quả đánh giá một số biện pháp nâng cao kỹ năng giải quyết vấn
đề trong thực tập tốt nghiệp của sinh viên đại học tại thành phố Hồ Chí
Minh” [50] đã khẳng định mục đích, vai trò của hoạt động thực tập tốt
nghiệp là: “Giúp sinh viên củng cố và bổ sung kiến thức lý thuyết đã học
trên lớp, nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề trong thực tế, bồi dưỡng cho
sinh viên lòng yêu nghề, năng lực công tác thực tế sau này; những trải
nghiệm ban đầu về nghề nghiệp tại các cơ sở thực tập giúp sinh viên tự tin
hơn sau khi ra trường để thực sự tham gia thị trường lao động” [50, tr.5].
Đề cập đến xây dựng nội dung HĐTT có nhiều quan điểm khác nhau.
Các tác giả Trường đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên xác định nội dung
thực tập sư phạm gồm 2 mặt hoạt động chính: Thực tập giảng dạy và thực tập
giáo dục; các tác giả Trường Đại học Đồng Tháp đưa ra 03 nội dung thực tập
sư phạm: Hoạt động giáo dục, thực tập dạy học và nghiên cứu thực tiễn giáo
dục; các tác giả Trường Đại học An Giang xác định 04 nội dung thực tập.
Như vậy, các tác giả trong nước đã có nhiều công trình, bài viết có liên
quan đến HĐTT sư phạm, thực tập nghề, thực tập tốt nghiệp. Các công trình
đều nhấn mạnh vai trò của HĐTT trong việc củng cố, bổ sung kiến thức, hình

thành kỹ năng, kỹ xảo cho sinh viên, học viên. Cách tiếp cận phân chia nội
dung, phương thức HĐTT cũng có nhiều cách khác nhau. Trong đó, nhiều
công trình đã đề cập đến những hạn chế trong tổ chức HĐTT của sinh viên ở
các nhà trường hiện nay là còn đơn điệu, chưa có sự nồng ghép với các biện
pháp phát triển kỹ năng và chưa xây dựng được tiêu chí đánh giá kỹ năng
tương ứng. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình nào đi sâu nghiên
cứu một cách cơ bản, hệ thống về những kỹ năng, năng lực cần được hình


25

thành cho người học trong tổ chức HĐTT ở nhà trường và đơn vị thực tập,
làm cơ sở cho quản lý HĐTT của sinh viên theo định hướng PTNL. Đặc biệt,
trong các TSQQĐ là môi trường đào tạo đặc thù, nội dung, phương thức tổ
chức HĐTT của học viên phải hướng vào củng cố, bổ sung, hoàn thiện hệ
thống kiến thức, kỹ năng và thái độ thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao
sau khi tốt nghiệp ra trường thì chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu.
1.1.2. Những công trình nghiên cứu liên quan về đào tạo và quản
lý hoạt động thực tập theo định hướng phát triển năng lực
Đào tạo theo tiếp cận năng lực thực hiện đã được nghiên cứu, triển
khaitại Hoa Kỳ trong lĩnh vực đào tạo nghề từ những năm 1970 đến năm 1980,
dạy học theo định hướng PTNL đã trở thành mô hình áp dụng phổ biến trong
nền giáo dục Hoa Kỳ, sau đó dần lan rộng và phát triển ra các nước Anh, Úc,
New Zealand, Canada, Đức…Cho đến những thập niên cuối của thế kỷ XX đào
tạo theo năng lực thực hiện (Competency Based Training- CBT) đã trở thành
xu hướng phổ biến trên toàn thế giới. Tư duy về đổi mới giáo dục, đào tạo theo
định hướng PTNL xuất phát từ đòi hỏi ở vị trí việc làm thực tiễn, ở bất cứ nghề
nào người ta đều đòi hỏi ở người lao động phải đáp ứng tốt hơn những yêu cầu
tại vị trí việc làm thực tế. Người sử dụng lao động không cần quan tâm đến
người lao động của mình được đào tạo ở đâu, với nội dung gì và trong bao lâu

mà chỉ cần người lao động có đủ năng lực để hoàn thành được những công việc
của nghề tại vị trí lao động, đạt chuẩn chất lượng sản xuất đòi hỏi.
Tác giả Shirley Fletcher (1995) viết cuốn sách“Competence - Based
Assessment Techniques” [116], đã phân tích sự khác biệt về đào tạo theo
năng lực thực hiện ở Anh và Hoa Kỳ. Đồng thời, cũng nêu ra các nguyên tắc
đánh giá theo tiêu chuẩn, mục tiêu và sử dụng đánh giá dựa trên năng lực
thực hiện. Việc thiết lập các tiêu chí đánh giá cũng dựa trên sự thực hiện.
Tuy nhiên, việc nghiên cứu đánh giá của tác giả mới dừng lại ở năng lực
thực hiện, một khâu của quá trình dạy học.


26

Các tác giả Roger Harris, Hugh Guthrie, Bary Hobart, David Lundberg
(1995) đã xuất bản cuốn:“Competency - Based Education and Training:
Betwenn a Rock and a Wirlpool. South melbourle” [113], các tác giả đã
nghiên cứu tương đối toàn diện về giáo dục, đào tạo dựa trên năng lực thực
hiện ở Úc, nhấn mạnh đến bối cảnh và lịch sử giáo dục, đào tạo dựa trên
năng lực thực hiện, xây dựng tiêu chuẩn, phát triển chương trình đánh giá
người học dựa trên năng lực thực hiện. Chính vì vậy, đặt ra cho công tác
đào tạo phải định hướng PTNL của người học đáp ứng nhu cầu nghề
nghiệp thực tiễn và đòi hỏi của nhu cầu thị trường lao động và việc làm.
Bởi lẽ, đào tạo theo định hướng PTNL giúp khắc phục được những hạn
chế, bất cập so với đào tạo theo định hướng nội dung, giúp người học nâng
cao chất lượng học tập cũng như hiệu quả thực hiện các công việc do cuộc
sống và nghề nghiệp đặt ra.
Tác giả Thomas Deissinger và Slilke Hellwig (2011), với cuốn sách:
“Structures and functions of competecy- Based educaiton and training
(CBET): a comparative perspective” [117] đã đưa ra quan điểm về cấu trúc
và chức năng của chương trình đào dựa theo năng lực thực hiện. Việc xây

dựng cấu trúc và chức năng của chương trình đào tạo phải có kế hoạch xây
dựng chương trình, phát triển chương trình và kiểm định chương trình đào tạo
trước khi triển khai đưa vào thực hiện. Đồng thời, cần xem xét sự khác biệt,
ưu điểm, nhược điểm của việc xây dựng cấu trúc chương trình, chức năng
chương trình đào tạo theo năng lực thực hiện. Tác giả cũng chỉ rõ, chương
trình xây dựng theo năng lực thực hiện cần có sự đối chiếu so sánh với hệ
thống giáo dục của các nước phát triển để đạt chuẩn quốc tế.
Qua tìm hiểu, nghiên cứu các công trình của các nhà khoa học nước
ngoài cho thấy, mặc dù ở các góc độ khác nhau, nhưng đều đề cập đến những
vấn đề có liên quan tới nghiên cứu của luận án như: Rèn luyện kỹ năng nghề
nghiệp theo tiếp cận năng lực thực hiện; đào tạo giáo viên dạy nghề theo tiếp


×