Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

BÁO CÁO THÍ NGHIỆM VLXD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.73 MB, 22 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC HUẾ TẠI QUẢNG TRỊ

BÁO CÁO THÍ NGHIỆM

VẬT LIỆU XÂY DỰNG

GIẢNG VIÊN:

THS. THÁI QUANG MINH

SV THỰC HIỆN: PHẠM NGỌC MINH
LỚP:

NĂM 2018

KTCTXD K8


Thí nghiệm Vật liệu Xây dựng

MỤC LỤC
BÀI 1. XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG RIÊNG, KHỐI LƯỢNG THỂ TÍCH XỐP
CỦA VẬT LIỆU
I. Xác định khối lượng riêng của vật liệu
I.1. Mục đích thí nghiệm
- Làm quen với phương pháp và thao tác thí nghiệm xác định chỉ tiêu cơ bản khối
lượng riêng – của vật liệu.
- Ứng dụng bài học để xác định khối lượng riêng của một số vật liệu để đưa vào ứng
dụng như: xác định khối lượng công trình, tính cấp phối bêtông…
I.2. Cơ sở lý thuyết


-

Khối lượng riêng của vật liệu là khối lượng của một đơn vị thể tích vật liệu ở trạng thái

-

hoàn toàn đặc.
Công thức tính toán:

(1-1)
Trong đó:
: Khối lượng riêng của vật liệu (g/.
: Khối lượng của vật liệu ở trạng thái hoàn toàn khô (g).
: Thể tích hoàn toàn đặc của vật liệu (cm3).
I.3. Tiến hành thí nghiệm
I.3.1. Xác định khối lượng riêng của xi măng
I.3.1.1. Dụng cụ, thiết bị, nguyên liệu

Cân kỹ thuật, độ chính xác 0.1g.
Bình Lechatelier.
Đũa thuỷ tinh, giá xúc, giấy thấm.
Ximăng, dầu hoả.
Ảnh: Bình Lechatelier
I.3.1.2. Trình tự thí nghiệm
-

Dùng phương pháp: thể tích chất lỏng bị chiếm chỗ.
Đổ dầu hoả vào bình Lechatelier tới khi mặt thoáng của dầu ở vạch số 0. Dùng

giấy thấm để làm khô các giọt dầu dính ở thành bình.

- Cân 65g ximăng đã chuẩn bị ở bước trên.
2


Thí nghiệm Vật liệu Xây dựng
-

Cho 65g ximăng từ từ vào bình Lechatelier. Sau đó xoay nhẹ bình để không khí

trong ximăng thoát hết ra ngoài( không còn bọt khí xuất hiện).
- Ghi lại vị trí mặt thoáng của dầu trong bình Lechatelier. Thể tích tăng thêm của
dầu chính là thể tích đặc của 65g ximăng.
- Dùng công thức (1-1) để xác định khối lượng riêng của ximăng.
Kết quả thí nghiệm( chính xác đến đến 0.1g/cm 3), sai số 2 lần thí nghiệm
không quá 0.02 (g/cm3).
I.3.1.3. Kết quả tính toán

m (g)

Lần 1

Lần 2

65

65

21,52

21,81


3,01

2,99

Sai số: .

I.3.1.4. Nhận xét
-

Kết quả thí nghiệm khối lượng riêng của xi măng là tương đối chính xác với sai
số 0.1 (). So với khối lượng xi măng theo lý thuyết (3.05-3.15 (g/)).Sai số thí

nghiệm có thể do các nguyên nhân sau:
+ Ta giả thuyết gần đúng trong xi măng không còn không lỗ rỗng kín.
+ Xi măng có nhiều phụ gia hoạt tính.
+ Xi măng hao hụt do gió thổi, rơi vãi do thao tác không cẩn thận, do dính trên
thành bình Le Chatelier…
+ Xi măng hút ẩm.
+ Sai số đọc kết quả do hiện tượng lực căng mặt ngoài.
I.3.2. Xác đinh khối lượng riêng của cát:
I.3.2.1. Dụng cụ, thiết bị, nguyên liệu
-

Cân kỹ thuật, độ chính xác 0.1g.
Bình khối lượng riêng có vạch chuẩn (bình tỉ trọng).
đũa thuỷ tinh, giá xúc, giấy thấm.
Cát, nước…
3



Thí nghiệm Vật liệu Xây dựng
I.3.2.2. Trình tự thí nghiệm
-

Qui ước rằng: trong mỗi hạt cát không tồn tại lổ rỗng kín.
Dùng phương pháp: thể tích chất lỏng bị chiếm chỗ.
Cát được sàng qua sàng 5mm để loại bỏ hạt lớn hơn 5mm và sàng qua sàng 0.14
mm để loại bỏ hạt nhỏ hơn 0.14mm, sấy khô đến khối luợng không đổi ở nhiệt

-

độ 105-110°C. Cát được để nguội đến nhiệt độ phòng.
Bình khối lượng riêng được rửa sạch.
Cho nước vào bình khối lượng riêng tới khi mực nước đến vạch chuẩn.
Đem cân bình, ghi lại khối lượng m1 (g).
Đổ nước trong bình ra đến khi còn 1/2 bình thì dừng.
Cân G= 500g cát đã chuẩn bị ở trên.

-

Cho 500g cát vào bình khối luợng riêng thật chậm. Nếu lượng nước trong bình
chưa ngập hết cát thì thêm cho ngập cát. Sau đó, lắc nhẹ bình để không khí trong
cát thoát hết ra ngoài.

-

Tiếp tục cho nước vào bình cho đến khi mực nuớc đến vạch chuẩn.

-


Đêm cân bình, ghi lại khối lượng m2 (g).
Đổ hết nước và cát trong bình ra, rửa sạch bình.
Tính khối lượng riêng của cát theo công thức sau:
G
= G − (m − m ) (1-2)
2

-

1

Kết quả thí nghiệm (chính xác đến 0.1g/cm 3) sai số 2 lần thí nghiệm không
chênh nhau quá 0.02g/cm3.
I.3.2.3. Kết quả tính toán
Lần 1

Lần 2

G (g)

500

500

m1 (g)

1234.2

1234.2


m2 ( g)

1544.73

1544.88

2,639

2,641

γa (g/cm3)

Kết quả khối lượng riêng của cát:
Sai số : 0.002 (Chấp nhận)
(g/cm3), (kết quả chính xác đến 0.1 g/cm3).
I.3.2.4. Nhận xét
4


Thí nghiệm Vật liệu Xây dựng
+
+
+
+
+

Kết quả trên có thể chấp nhận được với sai số 0.1 g/cm3
Trong quá trình làm thí nghiệm kết quả không được chính xác do:
Cát có chứa nhiều tạp chất và chưa khô hoàn toàn.

Chưa loại bỏ hoàn toàn các hạt có đường kính lớn hơn 5mm.
Sai số do dụng cụ đo.
Sai số đọc kết quả do hiện tượng lực căng mặt ngoài.
Trong quá trình làm thí nghiệm làm thất thoát cát do gió thổi, do thao tác chưa
cẩn thận.
II. Xác định khối lượng thể tích xốp của cát và đá
II.1. Mục đích thí nghiệm

-

Làm quen với phương pháp thí nghiệm xác định khối lượng thể tích xốp của vật liệu.
Ứng dụng bài học để tính khối lượng công trình , cấp phối bê tông.
II.2. Cơ sở lý thuyết

-

Khối lượng thể tích của vật liệu được đo ở trạng thái tự nhiên.
Công thức tính :
(2-1)
Trong đó: : khối lượng thể tích của vật liệu (g/) .
m: Khối lượng vật liệu ở trạng thái tự nhiên (g).
: Thể tích vật liệu ở trạng thái tự nhiên ().
II.3. Tiến hành thí nghiệm
II.3.1. Xác định khối lượng thể tích xốp của cát
II.3.1.1. Dụng cụ, thiết bị, nguyên liệu

-

Cân kỹ thuật, độ chính xác 1 gam.
Thùng đong 1 lít, thước gạt.

Cát cần có cho các lần thí nghiệm.
II.3.1.2. Trình tự thí nghiệm

-

Cát được đổ vào thùng đong thể tích 1 thông qua 1 phểu. Miệng đáy của phểu nằm

-

cách đáy mặt thùng đong là 10cm.
Dùng thước gạt từ giữa sang 2 bên sao cho bằng mặt thùng.
Đem cân thùng đã chứa đầy cát sau đó đem trừ đi khối lượng thùng đong được khối

-

lượng mo (kg).
Khối lượng thể tích của cát được tính theo công thức (2-1) như sau:
(kg/m3) (2-1)
II.3.1.3. Kết quả tính toán
5


Thí nghiệm Vật liệu Xây dựng

m(kg)

Lần 1

Lần 2


Lần 3

1,429

1,429

1,433

1429

1429

1433

Kết quả: .
II.3.1.4. Nhận xét
+
+
+

Kết quả trên có thể chấp nhận được.
Trong quả trình làm thí nghiệm kết quả vẫn còn bị sai số do:
Sai số do dụng cụ đo.
Sai số cát còn lẫn các tạp chất.
Sai số do thao tác làm thí nghiệm, như thùng chưa được sấy khô, khi gạt miệng có thể
bị lõm xuống,…
II.3.2. Xác định khối lượng thể tích xốp của đá
II.3.2.1. Dụng cụ, thiết bị, nguyên liệu

-


Cân kỹ thuật độ chính xác 1 gam.
Thùng đong thể tích 2 lít.
Thước gạt.
Đá cần có cho các lần thí nghiệm.
II.3.2.2. Trình tự thí nghiệm

-

Đá được đổ vào thùng đong, độ cao rơi với miệng thùng đong là 10 (cm).
Dùng thước gạt từ giữa sang 2 bên sao cho bằng mặt thùng.
Đem cân thùng đã chứa đầy đá sau đó đem trừ đi khối lượng thùng đong được khối

-

lượng mo (kg).
Khối lượng thể tích của cát được tính theo công thức (2-1) như sau:

. (2-1)
II.3.2.3. Kết quả tính toán
 Đối với đá 5-10 (mm).
Lần 1

Lần 2

Lần 3

m (kg)

2,464


2,464

2448

(kg/m3)

1232

1232

1224

Kết quả: .
6


Thí nghiệm Vật liệu Xây dựng
Sai số: ( chấp nhận).
 Đối với đá 10-20 (mm).
Lần 1

Lần 2

Lần 3

m (kg)

2,926


2,822

2,850

(kg/m3)

1463

1411

1425

Kết quả: .
Sai số: ( chấp nhận).
II.3.2.4. Nhận xét
+
+

Kết quả trên có thể chấp nhận được.
Trong quả trình làm thí nghiệm kết quả vẫn còn bị sai số do:
Sai số do dụng cụ đo.
Sai số do đá bị ướt.
+ Sai số do thao tác trong quá trình thí nghiệm, như mặt thùng chưa được gạt đầy,
đá chưa đều gây ra nhiều lỗ rỗng…

BÀI 2. PHÂN TÍCH THÀNH PHẦN HẠT CỦA CỐT LIỆU THIẾT KẾ
CẤP PHỐI BÊ TÔNG
I. Mục đích thí nghiệm
-


Xác định thành phần hạt của các cốt liệu dùng trong bêtông.
Lựa chọn cốt liệu phù hợp để trộn bêtông.
Thành phần hạt và môđun độ lớn của cát biểu thị tỷ lệ phối hợp các cấp hạt trong cát,
nó quyết định độ rỗng và tỷ diện của cát, do đó ảnh hưởng lớn đến lượng dùng xi
măng, lượng dùng nước, tính công tác của hỗn hợp bê tông độ đặc và cường độ của bê
tông.
II. Cơ sở lý thuyết

-

Cát dùng trong bêtông được gọi là cốt liệu nhỏ.
Cát trong bêtông và vữa thường có thành phần khoáng nhất định, không chứa các phần
tử gây tác hại đến quá trình thuỷ hoá và đông cứng của ximăng, không có tạp chất gây

-

ăn mòn cốt thép.
Cát dùng cho bêtông nặng và vữa phải có đường biểu diễn thành phần hạt nằm trong
vùng qui định.

7


Thí nghiệm Vật liệu Xây dựng
Kích thước lỗ sàng( mm)

Lượng sót tích luỹ( %)

5.00


0.00

2.50

00-20

1.25

15-45

0.63

35-70

0.315

65-90

0.14

90-100

III. Tiến hành thí nghiệm
III.1. Dụng cụ, thiết bị, nguyên liệu
-

Bộ sàng tiêu chuẩn (tiêu chuẩn ASTM) có kích thước mắt sàng là: 5; 2.5; 2.25; 0.63;

-


0.315; 0.14 (mm)
Cân kỹ thuật độ chính xác 0.1 gam đối với cát, 1 gam đối với đá.
Giá xúc, khay đựng.
III.2. Trình tự thí nghiệm

-

Lấy 2kg cát theo phương pháp lấy mẫu.
Sàng mẫu đã chuẩn bị qua sàng có kích thước mắt sàng 5mm.
Lấy 1000g cát dưới sàng có kích thước mắt sàng 5mm, để xác định thành phần hạt cát
không có sỏi, khi đánh giá chất lượng của cát thì việc xác định này tiến hành sau khi
đã rửa cát, khi đó lượng bụi bẩn cũng tính vào lượng lọt qua sàng có kích thước mắt

-

sàng nhỏ nhất và tính vào khối lượng của mẫu thử.
Sàng mẫu thử đã chuẩn bị ở trên qua bộ lưới sàng có kích thước mắt sàng 2.5; 1.25;
0.63; 0.315; 0.14 (mm). Có thể tiến hành sàng bằng tay hay bằng máy. Khi sàng bằng
tay thì thời gian sàng trên mỗi sàng khi kiểm tra thấy trong 1 phút lượng cát lọt qua

-

mỗi sàng không lớn hơn 0.1% khối lượng mẫu thử.
Chú ý: cho phép xác định thời gian sàng bằng phương pháp: đặt tờ giấy xuống dưới

-

mỗi luới sàng rồi sàng đều, nếu không có cát lọt qua sàng thì thôi không sàng nữa.
Cân lượng còn lại trên sàng chính xác đến 1%.
III.3. Kết quả tính toán

Bảng số liệu : m=1000 (g)
Kích
thước mắt
sàng(mm)

Khối lượng sót riêng
biệt( g)

Lượng sót riêng biệt
ai (%)

Lượng sót tích luỹ Ai (%)

Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 1 Lần 2 Lần 3
8

TB


Thí nghiệm Vật liệu Xây dựng

5

0

0

0

0


0

0

0

0

0

0

2.5

59

65

58

5.9

6.5

5.8

5.9

6.5


5.8

6

1.25

101

109

103

10.1

10.9

10.3

16

17.4

16.1

16.5

0.63

288


292

275

28.8

29.2

27.5

44.8

46.6

43.6

45

0.315

507

496

518

50.7

49.6


51.8

95.5

96.2

95.4

95.7

0.14

40

33

41

4

3.3

4.1

99.5

99.5

99.5


99.5

% Hao hụt = 0.5% (chấp nhận).
Kích thước lỗ

Lượng sót tích

Lượng sót

sàng( mm)

luỹ yêu cầu( %)

tích luỹ ( %)

5.00

0.00

0

2.50

00-20

6

1.25


15-45

16.5

0.63

35-70

45

0.315

70-90

95.7

0.14

90-100

99.5

Ghi chú

nằm ngoài vùng cho phép.

Modul độ lớn của cát: = 2.63
III.4. Nhận xét
-


Kết quả trên cho thấy thành phần hạt của cốt liệu cát tương đối tốt, phù hợp để tính

-

toán cấp phối bê tông, cát có =2.63.
Kết quả trên bị sai số do dụng cụ đo, thao tác làm thí nghiệm không tốt để vật liệu
văng ra ngoài, gió thổi bay,…

9


Thí nghiệm Vật liệu Xây dựng

BÀI 3. THIẾT KẾ CẤP PHỐI BÊ TÔNG, ĐÚC MẪU THỬ MÁC BÊ
TÔNG
I. Ý nghĩa và mục đích thí nghiệm
-

Tính toán cấp phối bêtông là chọn một tỷ lệ phối hợp hợp lý giữa các thành phần
nguyên liệu trong bêtông để chế tạo bêtông đạt được các chỉ tiêu, tính chất yêu
cầu( tính công tác, cường độ, tính chống thấm,..) đồng thời đạt được hiệu quả kinh

-

tế( tiết kiệm được liều lượng ximăng sử dụng).
Mác bêtông là giá tri giới hạn cường độ chịu nén trung bình của các mẫu thí nghiệm
hình khối lập phương( mẫu chuẩn) được chế tạo, bảo dưỡng 28 ngày trong điều kiện
tiêu chuẩn( nhiệt độ = 27±2°C, độ ẩm > 95%).
II. Cơ sở lý thuyết
II.1. Xác định lượng nước trộn ban đầu cho 1m3 bê tông

Kích thước hạt lớn nhất của cột liệu lớn Dmax (mm)
Dmax = 10

Dmax = 20

Độ sụt
(cm)

Dmax = 40

Dmax = 70

Mô đun độ lớn của cát
1.5 -

2-

2.5 -

1.5 -

2-

2.5 -

1.5 -

2-

2.5 -


1.5 -

2-

2.5 -

1.9

2.4

3

1.9

2.4

3

1.9

2.4

3

1.9

2.4

3


1-2

195

190 185

185

180 175

175

170

165

165

160

155

3-4

205

200 195

195


190 185

185

180

175

175

170

165

5-6

210

205 200

200

195 190

190

185

180


180

175

170

7-8

215

210 205

205

200 195

195

190

185

185

180

175

9-10


220

215 210

210

205 200

200

195

190

190

185

180

11-12

225

220 215

215

210 205


205

200

195

195

190

185

Chú ý:
- Khi dùng xi măng pooc lăng hỗn hợp thì lượng nước tăng thêm 10 (l).
- Lượng nước cho thêm phải trừ đi lượng nước có sẳn trong vật liệu.
II.2. Xác định tỷ lệ xi măng/nước (X/N)
( đối với hỗn hợp BT dẻo).
( đối với hỗn hợp BT cứng).
10


Thí nghiệm Vật liệu Xây dựng
Trong đó:
k = 1,1 - Ở trạm trộn.
k = 1,5 - Ở công trường.
A, A1 là hệ số chất lượng vật liệu.
Hệ số A, A1 ứng với xi măng thử cường độ theo

Chất

lượng

Chỉ tiêu đánh giá

vật
liệu

TCVN

TCVN
6016:95

Phương pháp

4032:85
(p.p vữa dẻo)

nhanh

A

A1

A

A1

A

A1


0.54

0.34

0.6

0.38

0.47

0.30

0.50

0.32

0.55

0.35

0.43

0.27

0.45

0.29

0.5


0.32

0.40

0.25

Xi măng hoạt tính cao,
Tốt

không trộn phụ gia thủy.
Đá sạch, đặc chắc, cường
độ cao, cấp phối hạt tốt.
Cát sạch, Mdl = 2,4 -2,7
Xi măng hoạt tính trung
bình, PCB, chứa 10-15%

Trung
bình

phụ gia thủy.
Đá chất lượng phù hợp
với TCVN 1771-87.
Cát chất lượng phù hợp
TCVN 1770-86 Mdl = 2,03,4.
Xi măng hoạt tình thấp,
PCB chứa trên 15% phụ

Kém


gia thủy.
Đá có 1 chỉ tiêu chưa phù
hợp TCVN 1772-87.
Cát mịn, Mdl < 2,0.

II.3. Xác định lượng xi măng
(kg).
Chú ý:
11


Thí nghiệm Vật liệu Xây dựng
Nếu X 400 (kg) thì:

II.4. Xác định thể tích hồ (Vh) và hệ số dư vữa (Kd)
Vh = + N (l).

Hệ số dư vữa dùng cho hỗn hợp bê tông dẻo ( ĐS = 2-12 cm). Cốt liệu lớn là
đá dăm ( nếu dùng sỏi, Kd tra bảng cộng thêm 0,06).
Kd ứng với giá trị Vh (lít) bằng

Mô đun
độ lớn
của cát

225

250

275


300

325

350

375

400

425

450

3,00

1,33

1,38

1,43

1,48

1,52

1,56

1,59


1,62

1,64

1,66

2,75

1,30

1,35

1,40

1,45

1,49

1,53

1,56

1,59

1,61

1,63

2,50


1,26

1,31

1,36

1,41

1,45

1,49

1,52

1,55

1,57

1,59

2,25

1,24

1,29

1,34

1,39


1,43

1,47

1,50

1,53

1,55

1,57

2,00

1,22

1,27

1,32

1,37

1,41

1,45

1,48

1,51


1,53

1,55

1,75

1,14

1,19

1,24

1,29

1,33

1,37

1,40

1,43

1,45

1,47

1,50

1,07


1,12

1,17

1,22

1,26

1,30

1,33

1,36

1,38

1,40

II.5. Xác định cốt liệu lớn
Đ = (kg).
II.6. Xác định cốt liệu nhỏ
C = [1000 – (X/ + Đ/ + N)]. (kg).
III. Tiến hành thí nghiệm
III.1. Dụng cụ, thiết bị, nguyên liệu
-

Cân kỹ thuật sai số 10g
Côn hình nón cụt
Bộ khuôn 3 ngăn, kích thước 15x15x15cm.

Bay, giá xúc, máy trộn.
Thước lá kim loại.
Que đầm bằng sắt tròn Ø16 dài 600mm.
Bể dưỡng hộ và một số dụng cụ khác.
III.2. Yêu cầu thí nghiệm
12


Thí nghiệm Vật liệu Xây dựng
-

-

Thiết kế bêtông M 30.
Độ sụt SN= 12 cm.
Lượng cát, đá, ximăng, nước cho 1 m3 bêtông thực tế.
N = 215(lít)
X = 371(kg)
Đ = 1124(kg), trong đó:
Đ(5-10) = 337.2 (kg).
Đ(10-20) = 786.8 (kg).
C = 715(kg)
Tiến hành đúc 3 mẫu bêtông, mỗi mẫu có kích thước 15x15x15cm. Thể tích 3 mẫu
bêtông dự tính là 12 lít.Do đó cần trộn :
N = 2.58 (lít).
X = 4.452 (kg).
Đ = 23 (kg), trong đó:
Đ(5-10) = 337.2 (kg).
Đ(10-20) = 786.8 (kg).
C = 8.58 (kg).

III.3. Tiến hành thí nghiệm
III.3.1. Tiến hành thử độ sụt

-

Trộn vữa bêtông: Trước tiên đổ cát và ximăng vào máy cho máy trộn đều sau 2 phút
sau đó đổ đá (5-10) vào trước trộn đều sau 1 phút thì đổ đá (10-20) vào sau trộn tiếp
1phút nữa. Tiếp đến cho 2/3 lượng nước vào trộn tiếp 1 phút, sau đó nghĩ 30 giây moi

-

hóc vữa bám trên thành máy rồi cho tiếp 1/3 lượng nước còn lại trộn tiếp 1 phút nữa.
Tiến hành thử độ sụt:
+ Đặt côn lên khay cứng,phẳng và không thấm nước. Đứng lên gối, đặt chân lên để
giữ chặt cho côn cố định cả trong quá trình và đổ, đầm hỗn hợp bêtông trong côn.
+ Dùng phểu đổ hỗn hợp bêtông vào côn thành 3 lớp, mỗi lớp chiếm khoảng 1/3
chiều cao của côn. Mỗi lớp đều dùng thanh thép tròn chọc đều trên toàn mặt hỗn hợp
bêtông từ xung quanh vào giữa, mỗi lớp chọc 25 lần. Lớp đầu chọc suốt chiều sâu, các
lớp sau chọc xuyên qua lớp trước 2-3cm. ở lớp 3 vừa chọc vừa cho thêm vữa để giữ
cho bêtong luôn cao hơn miệng côn.
+ Lấy phểu ra, lấy bay gạt phẳng miệng côn và don sạch xung quanh đáy côn. Dùng
tay ghì chặt côn xuống rồi thả chân ra khỏi gối đặt chân, từ từ nhấc côn ra.
+ Đặt côn sang bên cạnh khối hỗn hợp vừa tạo hình và đo chênh lệch chiều cao giữa
miệng côn với điểm cao nhất của khối hỗn hợp chính xác đến 0.5cm.
+ Thời gian thử tính từ lúc bắt đầu đổ hỗn hợp bêtông vào côn cho tới thời điểm
nhấc côn khỏi hỗn hợp phải đựoc tiến hành không ngắt quãng và khống chế không quá
150s.
III.3.2. Đúc mẫu bê tông
13



Thí nghiệm Vật liệu Xây dựng
-

Ghép khuôn và bôi chất chống dính lên khuôn.
Đổ hỗn hợp vào khuôn thành 1 lớp với khuôn có chiều cao 150mm trở xuống, thành 2
lớp với khuôn có chiều cao > 150mm.Sau đó tiến hành đầm hỗn hợp trong khuôn hoặc
bà rung 2800-3000 vòng/phút, biên độ 0.35-0.50mm đến hết bọt khí và hồ ximăng nổi

-

đều, sau đó làm tiếp lớp 2 và xoa mặt mẫu.
Ghi lại các thông số mẫu và dán lên bề mặt mẫu.
Dưỡng hộ mẫu bêtông trong điều kiện nhiệt độ 27±2°C, độ ẩm > 95% cho đến ngày
thử mẫu
III.4. Kết quả tính toán

-

Độ sụt của mẫu bê tông M30: SN = 14 (cm).
III.5. Nhận xét

-

Độ sụt nón SN= 14 (cm) là đảm bảo( so với yêu cầu SN= 12 – 14 cm).
Thử độ sụt bằng nón cụt tiêu chuẩn Abrams là phương pháp chủ yếu để kiểm tra tính
dẻo của bêtông dẻo. Theo phương pháp này, tính dẻo của hỗn hợp bêtông được tính
bằng giây, đó chính là thời gian cần thiết để cho hỗn hợp bêtông trong nón cụt tiêu
chuẩn (sau khi đã rút nón) dưới tác dụng của chấn động sẽ phân bố đều giữa 2 hình trụ


-

của dụng cụ đến mức trong và ngoài như nhau.
Để chế tạo được bêtông đảm bảo yêu cầu về độ dẻo cần chú ý đến các nhân tố ảnh
hưởng đến nó:
+ Tỉ lệ nước.
+ Ximăng
+ Phụ gia tăng dẻo.
+ Hàm lượng và tính chất cốt liệu.
+ Phương pháp gia công chấn động.

BÀI 4. NÉN MẪU BÊ TÔNG
I. Mục đích thí nghiệm
-

Làm quen với phương pháp và thao tác thí nghiệm xác định mác bêtông- ximăng.
Từ số liệu nén phá hoại mẫu trên thực tế, chúng ta đưa ra nhận xét về độ bền nén so
với thiết kế là đạt hay chưa đạt, đánh giá sơ bộ độ bền của công trình hoặc cấu kiện
làm từ hỗn hợp bêtông mà ta đúc mẫu.
II. Cơ sở lý thuyết

14


Thí nghiệm Vật liệu Xây dựng
-

Mác bêtông là giá trị giới hạn cường độ chịu nén trung bình của các mẫu thí nghiệm
hình khối (chuẩn) được chế tạo và bảo dưỡng 28 ngày trong điều kiện tiêu chuẩn


(nhiệt độ 27±2°C, độ ẩm > 95%).
- Cường độ chịu nén của tùng mẫu thử tính theo công thức:
- Rn = P/F (kg/cm2)
Trong đó:
+ P: Lực phá hoại mẫu (kg).
+ F: Diện tích chịu lực (cm2).
III. Tiến hành thí nghiệm
III.1. Dụng cụ, thiết bị, nguyên liệu
-

Mẫu nén lập phương kích thước 15x15x15 (cm).
Máy nén mẫu.
Đệm truyền tải.
III.2. Trình tự thí nghiệm

-

Xác định diện tích chịu lực của mẫu. Chọn 2 mặt láng nhất và song song làm mặt nén.
Đặt mẫu vào máy nén sao cho mặt chịu nén nằm đúng tâm thớt dưới của máy, tăng tải

-

đến khi mẫu phá hoại mẫu.
Tăng tải với tốc độ 5 KN/s.
Lực tối đa đạt được là tải trọng phá hoại mẫu.
III.3. Kết quả tính toán
Mẫu

Kích thước mẫu
(cm3)


Tốc độ nén
(KN/s)

Cường độ của bê tông
(MPa)

M1

15x15x15

5,00

30,99

M2

15x15x15

5,00

33,99

M3

15x15x15

5,00

34,25


Kết quả:
Rn = (30,99 + 33,99 + 33,24)/3 = 33,07 (MPa).
III.4. Nhận xét
-

Kết quả thí nghiệm cho thấy chung ta tính cấp phối bê tông tương đối chính xác, trộn
đúng yêu cầu, đổ mẫu và đầm tương đối tốt, nhưng các mặt của mẫu chưa thật sự

-

phẳng và bị rỗ.
Những nguyên nhân gây ra sai số khi tiến hành xác định mác bê tông:
+ Tính cấp phối Bêtông chưa chính xác.
+ Khi tính cấp phối không xét đến trường hợp vật liệu bị hút hẩm.
+ Vật liệu chứa tạp chất, ximăng không đảm bảo cường độ.
15


Thí nghiệm Vật liệu Xây dựng
+ Trộn bêtông không đều.
+ Đầm không đảm bảo số lượng, không đúng kĩ thuật.
+ Kích thước mẫu không đúng chuẩn.
+ Điều kiện bảo hộ chưa tốt.
+ Ngoài ra cần chú ý đến cách tiến hành thử độ bền: chọn mặt nén, tốc độ tăng tải,
chọn thang tải trọng.

16



Thí nghiệm Vật liệu Xây dựng

MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH LÀM THÍ NGHIỆM

Hình. Rửa cốt liệu

Hình. Sàng cốt liệu


Thí nghiệm Vật liệu Xây dựng

Hình. Xác định khối lượng thể tích xốp (kl thể tích đổ đống) của đá.


Thí nghiệm Vật liệu Xây dựng

Hình. Cân cốt liệu lớn


Thí nghiệm Vật liệu Xây dựng

Hình. Máy trộn

Hình. Đo độ sụt của bê tông


Thí nghiệm Vật liệu Xây dựng

Hình. Đo độ sụt của bê tông (tiếp)


Hình. Đúc thử mẫu bê tông M30


Thí nghiệm Vật liệu Xây dựng

Hình. Nén mẫu thử M30



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×