Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

chuyên đề định luật ôm đối với toàn mạch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (337.08 KB, 35 trang )

MỤC LỤC
1. Lời giới thiệu ………………………………………………………………………… 1
2. Tên sáng kiến………………………………………………………………………… 1
3. Tác giả sáng kiến…………………………………………………………. ………… 1
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến……………………………………………………………2
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến…………………………………………………………. 2
6. Ngày sáng kiến được áp dụng sáng kiến……………………………………..…… .. 2
7. Mô tả sáng kiến……………………………………..……………………………….. .2
7.1. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực ………………………………………2
7.2. Mô tả, phân tích các giải pháp ………………………………………………………3
7.2.1. Tổ chức dạy học theo chuyên đề ………………………………………………….3
7.2.2. Quy trình xây dựng chuyên đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực
……………………………………………………………………………….……… …3
7.2.3. Cấu trúc trình bày chuyên đề dạy học …………………………………………..6
7.2.4. Xây dựng chuyên đề dạy học "Định luật Ôm đối với toàn mạch"……………..7
8. Những thông tin cần được bảo mật.…………………..…………………………… 29
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến…………………………………….. 29
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý
kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến
………………………………………………………………………………………… 31
10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo
ý kiến của tác giả….…………………………………………………………….…….. 33
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo
ý kiến của tổ chức, cá nhân...................................................................................................................... 33
11. Danh sách những tổ chức/ cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến
lần đầu…….……………………………………….………………………………….…34

2


1. Lời giới thiệu


Quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, làm thay đổi tất cả các lĩnh vực,
trong đó đặc biệt là khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo ,…dẫn đến sự chuyển
biến nhanh chóng về cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực của nhiều quốc gia. Điều này
đòi hỏi giáo dục đào tạo phải có những thay đổi một cách căn bản và toàn diện, từ triết lí
mục tiêu đến nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy và học,…nhằm phát triển
cho người học hệ thống năng lực cần thiết để có thể tham gia hiệu quả vào thị trường
lao động trong nước và quốc tế. Vì vậy, phát triển chương trình giáo dục phổ thông dựa
trên tiếp cận năng lực là một lựa chọn tất yếu khách quan và phù hợp với yêu cầu phát
triển của xã hội.
Trong xu thế hội nhập và phát triển “đổi mới căn bản toàn diện giáo dục”, việc
đổi mới cách dạy, cách học là cần thiết. Để đảm bảo được điều đó, chúng ta cần phải
chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang cách học, cách
vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất của người
học. Vì vậy trong những năm gần đây, vấn đề đổi mới sinh hoạt chuyên môn, đổi mới
phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá được đặc biệt quan tâm. Đổi mới phương pháp
dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang
tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc HS học được cái gì
đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái gì qua việc học, dạy cách học, cách vận dụng
kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất người học. Tăng cường
việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên - học sinh theo hướng cộng tác có ý
nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức
và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung tích hợp kiến thức, phát
triển kĩ năng, thực hành, vận dụng kiến thức vào đời sống nhằm phát triển năng lực giải
quyết các vấn đề phức hợp. Trong chương trình Vật lí THPT lớp 11, “Định luật Ôm đối
với toàn mạch ” là một đơn vị kiến thức quan trọng trong chương 2. Với nội dung này
nếu giáo viên chủ yếu sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống theo kiểu giáo
viên giảng, chỉ ra các nội dung chính còn học sinh chỉ nghe và ghi chép một cách thụ
động dẫn đến tình trạng học sinh không có hứng thú với môn học và bài học. Từ các lí
do trên, tôi xin trao đổi với quý thầy cô và anh chị em đồng nghiệp về sáng kiến "Dạy
học theo định hướng phát triển năng lực học sinh với chuyên đề: Định luật Ôm đối với

toàn mạch ” làm báo cáo sáng kiến kinh nghiệm năm học 2019 – 2020, với mong muốn
góp phần đổi mới nhỏ tới người học, người dạy và các quý đồng nghiệp.
2. Tên sáng kiến
Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh với chuyên đề " Định luật
Ôm đối với toàn mạch "
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Đào Thị Phương Lan
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Vĩnh Yên
- Số điện thoại: 0985570376 mail:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Tác giả sáng kiến
1


5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Dạy và học môn Vật lí cấp THPT
Đề tài: Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh với chuyên đề " Định
luật Ôm đối với toàn mạch " giúp học sinh không những nắm được nội dung bài học mà
còn phát triển khả năng huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng,...tư duy sáng tạo để giải
quyết có hiệu quả các vấn đề trong học tập. Từ đó, giúp cho học sinh hiểu, lý giải, tìm ra
các mối liên quan giữa các sự vật hiện tượng trong tự nhiên, tăng cường khả năng vận dụng
các kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề khác trong học tập và thực tiễn.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Tháng 11/2018
7. Mô tả sáng kiến:
- Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến:
+ Đóng góp cách vận dụng quan điểm dạy học đổi mới sinh hoạt chuyên môn
theo nghiên cứu bài học với chuyên đề " Định luật Ôm đối với toàn mạch " theo định
hướng phát triển năng lực của người học.
+ Dạy học xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu dạy học phát triển năng lực học
sinh, đòi hỏi phải tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết những
vấn đề.
7.1 Dạy học theo định hướng phát triển năng lực

Năng lực là khả năng huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính
tâm lí cá nhân khác nhau như hứng thú, niềm tin, ý chí,…để thực hiện thành công một
loại công việc trong một bối cảnh nhất định.
Năng lực của cá nhân được đánh giá qua phương thức và kết quả hoạt động của
cá nhân khi giải quyết các vấn đề của cuộc sống. Có thể xem xét riêng một cách tương
đối phẩm chất và năng lực, nhưng năng lực hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả phẩm chất
và các năng lực.
Người học có năng lực hành động về một loại hay lĩnh vực hoạt động nào đó cần
hội tụ đủ các dấu hiệu cơ bản:
- Có kiến thức hay hiểu biết hệ thống/chuyên sâu về một loại hay lĩnh vực hoạt
động.
- Biết cách tiến hành hoạt động hiệu quả và đạt kết quả phù hợp với mục đích.
- Hành động có kết quả, ứng phó linh hoạt, hiệu quả trong những điều kiện mới,
không quen thuộc.
- Hình thành năng lực học sinh là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kĩ
năng, thái độ… phù hợp với lứa tuổi và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp lí vào
thực hiện thành công nhiệm vụ học tập, giải quyết hiệu quả những vấn đề đặt ra cho
chính các em trong cuộc sống.
Một bài học (chuyên đề) thiết kế theo hướng tiếp cận năng lực có đặc điểm :
Mục tiêu bài học định hướng vào việc mô tả kết quả học tập mong đợi (các khả
năng, năng lực học sinh sẽ phải đạt được), chứ không phải là nội dung kiến thức được
giáo viên truyền thụ.
Các khả năng/năng lực mong muốn hình thành ở người học được xác định một
cách rõ ràng, có thể quan sát đánh giá được.
2


Thúc đẩy sự tương tác giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh - học sinh,
khuyến khích học sinh trao đổi, tranh luận, đánh giá, trao đổi kinh nghiệm, thúc đẩy , cổ
vũ tinh thần làm việc hợp tác.

Tạo dựng môi trường học tập thân thiện , học sinh cảm thấy thoải mái, tự do bày
tỏ quan điểm cá nhân, từ đó hứng thú tự tin.
Nhấn mạnh vào hoạt động tìm hiểu, khám phá… đặc biệt vận dụng kiến thức để
giải quyết các tình huống gắn với thực tiễn.
Chú trọng phát triển các năng lực tư duy bậc cao, giải quyết vấn đề, sáng tạo…
Nhấn mạnh vào hoạt động tự học qua khai thác tìm kiếm / xử lí thông tin,…
Vai trò chính của giáo viên là làm thay đổi người học sẵn sàng tiếp thu các khái
niệm mới , tích cực thể hiện, tích cực tương tác, suy nghĩ …tăng cường hứng thú, tự tin,
kích thích tư duy sáng tạo của người học.
Tóm lại dạy học phát triển năng lực vẫn coi trọng kiến thức tuy nhiên cần phải
thay đổi cách dạy, cách học theo hướng học sinh chủ động tham gia kiến tạo kiến thức,
vận dụng tri thức vào cuộc sống và hình thành phương pháp học tập để học tập suốt đời
7.2. Mô tả, phân tích các giải pháp
7.2.1. Tổ chức dạy học theo chuyên đề
Bước 1: Xác định mục tiêu và đầu ra
Mục tiêu của chuyên đề (Kiến thức, kĩ năng, thái độ và định hướng /phát triển
năng lực)
Sản phẩm đầu ra - kết quả dự kiến đạt được.
Bước 2: Xây dựng chuyên đề
Xác định nội dung, phạm vi kiến thức và loại chuyên đề, đặt tên chuyên đề và
xác định thời lượng, xác định các điều kiện để tổ chức dạy học.
Bước 3: Thiết kế các hoạt động dạy học
Thiết kế các hoạt động dạy học theo tiếp cận phát triển năng lực (mục tiêu,gợi ý
phương pháp dạy học, yêu cầu cần đạt.
Thiết kế công cụ và cách thức đánh giá hoạt động.
Bước 4: Tổ chức dạy học
Tổ chức cho học sinh thực hiện các hoạt động học tập của chuyên đề.
Đánh giá kết quả học tập
Bước 5: Đánh giá và điều chỉnh
7.2.2. Quy trình xây dựng chuyên đề dạy học theo định hướng phát triển

năng lực
Mỗi chuyên đề dạy học, giải quyết trọn vẹn một vấn đề học tập. Vì vậy, việc xây
dựng mỗi chuyên đề dạy học cần thực hiện theo quy trình như sau:
Bước 1: Xác nhận vấn đề cần giải quyết trong dạy học chuyên đề sẽ xây dựng.
Vấn đề cần giải quyết có thể là một trong các loại sau:
- Vấn đề tìm kiếm, xây dựng kiến thức mới
- Vấn đề kiểm nghiệm, ứng dụng kiến thức
- Vấn đề tìm kiếm, xây dựng, kiểm nghiệm và ứng dụng kiến thức mới.

3


Căn cứ vào nội dung chương trình, sách giáo khoa của môn học và những ứng
dụng kỹ thuật, hiện tượng, quá trình trong thực tiễn, xác định các nội dung kiến thức
liên quan đến nhau được thể hiện ở một số bài/tiết hiện hành, từ đó thống nhất xây dựng
các chuyên đề.
Tùy nội dung kiến thức, điều kiện thực tế của địa phương, nhà trường; năng lực
của giáo viên và học sinh có thể xác định một trong các mức độ sau:
Mức 1: Giáo viên đặt vấn đề; nêu cách giải quyết vấn đề. Học sinh thực hiện
cách giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên đánh giá kết quả làm
việc của học sinh.
Mức 2: Giáo viên nêu vấn đề, gợi ý để học sinh tìm ra cách giải quyết vấn đề.
Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề với sự giúp đỡ của giáo viên khi cần. Giáo
viên và học sinh cùng đánh giá
Mức 3: Giáo viên cung cấp thông tin tạo tình huống có vấn đề. Học sinh phát
hiện và xác định vấn đề nảy sinh, tự đề xuất cách giải quyết, giải pháp và lựa chọn giải
pháp. Học sinh thực hiện giải pháp để giải quyết vấn đề, giáo viên và học sinh cùng
đánh giá.
Mức 4: Học sinh tự lực phát hiện vấn đề nảy sinh trong hoàn cảnh của mình hoặc
cộng đồng, lựa chọn vấn đề cần giải quyết. Học sinh giải quyết vấn đề, tự đánh giá chất

lượng, hiệu quả, có ý kiến bổ sung của giáo viên khi kết thúc.
Bước 2: Xây dựng nội dung chuyên đề: Căn cứ vào tiến trình sự phạm của
phương pháp dạy học tích cực được sử dụng để tổ chức hoạt động học cho học sinh, từ
tình huống xuất phát đã xây dựng, dự kiến các nhiệm vụ học tập cụ thể tiếp theo tương
ứng với các hoạt động của học sinh, từ đó xác định các nội dung cần thiết để cấu thành
chuyên đề. Lựa chọn các nội dung của chuyên đề từ các bài/tiết trong sách giáo khoa
của một môn học hoặc/và các môn học có liên quan để xây dựng chuyên đề dạy học.
Bước 3: Xác định chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ, theo chương trình hiện hành
và các hoạt động học dự kiến sẽ tổ chức cho học sinh theo phương pháp dạy học tích
cực, từ đó xác định các năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho học sinh trong
chuyên đề sẽ xây dựng.
Một số năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng
lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử
dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
Các năng lực chuyên biệt trong môn Vật lí: Năng lực tư duy tổng hợp , năng lực
học tập thực nghiệm, năng lực sử dụng thiết bị , năng lực sử dụng số liệu, năng lực
khai thác tìm kiếm thông tin như sử dụng ảnh, hình vẽ, video clip, mô hình...
Bước 4: Xác định và mô tả mức độ yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận dụng,
vận dụng cao) của mỗi loại câu hỏi/bài tập có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá
năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học.

4


Bảng mô tả các mức độ nhận thức
CÁC BẬC NHẬN THỨC

ĐỘNG TỪ MÔ TẢ

1. BIẾT (Knowledge): Sự nhớ lại tài liệu

đã đợc học tập trước đó như các sự kiện,
thuật ngữ hay các nguyên lý, quy trình.

(Hãy) định nghĩa, mô tả, nhận biết,
đánh dấu, liệt kê, gọi tên, phát biểu,
chọn ra, phác thảo.

2. HIỂU (Comprehension): Khả năng hiểu (Hãy) biến đổi, ủng hộ, phân biệt, ớc
biết về các sự kiện và nguyên lý, giải thích tính, giải thích, mở rộng, khái quát, cho
tài liệu học tập, nhưng không nhất thiết
ví dụ, dự đoán, tóm tắt, viết một đoạn.
phải liên hệ các tài liệu.
3. VẬN DỤNG THẤP
Khả năng vận dụng tài liệu đã học vào
(Hãy) xác định, khám phá, tính toán,
các tình huống mới và cụ thể hoặc để giải sửa đổi, thao tác, dự đoán, chuẩn bị,
các bài toán.
tạo ra, thiết lập liên hệ, chứng minh,
giải quyết, sử dụng.
Khả năng phân tích sự liên hệ giữa các

(Hãy) vẽ sơ đồ, phân biệt, minh hoạ,

thành phần của một cấu trúc có tính tổ

suy luận, chỉ ra, thiết lập quan hệ, chọn

chức sao cho có thể hiểu được, nhận biết
được các giả định ngầm hoặc các nguỵ
biện có lý.


ra, tách biệt ra, chia nhỏ ra.

4. VẬN DỤNG CAO
Khả năng đặt các thành phần với nhau để
tạo thành một tổng thể hay hình mẫu
mới, hoặc giải các bài toán bằng tư duy
sáng tạo.

(Hãy) phân loại, tổ hợp lại, biên tập
lại, thiết kế, lý giải, tổ chức, lập kế
hoạch, sắp xếp lại, cấu trúc lại, tóm tắt,
sửa lại, viết lại, kể lại.

Khả năng phê phán và thẩm định giá trị
của tài liệu theo một mục đích nhất định.

(Hãy) đánh giá, so sánh, đưa ra kết luận, thoả
thuận, phê bình, mô tả, suy xét phân biệt, giải
thích, đưa ra nhận định, ủng hộ ...

Bước 5: Biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả
để sử dụng trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá, luyện
tập theo chuyên đề đã xây dựng.
Bước 6: Thiết kế tiến trình dạy học chuyên đề thành các hoạt động học được tổ
chức cho học sinh có thể thực hiện ở trên lớp và ở nhà, mỗi tiết học trên lớp có thể chỉ
thực hiện một số hoạt động trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kỹ thuật dạy
học được sử dụng.

5



7.2.3 Cấu trúc trình bày chuyên đề dạy học
TÊN CHUYÊN ĐỀ: ...................
Lí do xây dựng chuyên đề
A .MỤC TIÊU
a. Kiến thức
b. Kĩ năng
c. Thái độ
d. Định hướng năng lực được hình thành
B NỘI DUNG CHỦ ĐỀ
a
b.
c....
C. MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH
THÀNH a. Bảng mô tả các mức độ nhận thức và năng lực được hình thành
Nhóm năng lực

Năng lực thành phần

Nhóm NLTP liên
quan đến sử
dụng kiến thức
vật lí
Nhóm NLTP về
phương pháp
Nhóm NLTP
trao đổi thông
tin
Nhóm NLTP liên

quan đến cá
nhân
b. Câu hỏi và bài tập
b.1. Nhận biết
b.2. Thông hiểu
b.3. Vận dụng
b.4. Vận dụng cao

6


7.2.4 Xây dựng chuyên đề dạy học" Định luật Ôm với toàn mạch"
TÊN CHUYÊN ĐỀ: ĐỊNH LUẬT ÔM ĐỐI VỚI TOÀN MẠCH
Lí do xây dựng chuyên đề:
- Các vấn đề về" Định luật Ôm với toàn mạch" là đơn vị kiến thức quan trọng
trong chương trình vật lí 11
- Xây dựng chuyên đề dạy học, giúp định hướng phát triển năng lực học sinh,
hình thành nâng cao năng lực của người học, giúp đào tạo những người có đầy đủ phẩm
chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại.
A. Mục tiêu
A1.Kiến thức
-Nêu được nội dung, viết được biểu thức của định luật Ôm cho toàn mạch.
-Trình bày được hiện tượng đoản mạch.
- Viết được công thức hiệu suất của nguồn.
- Nhận biết được các loại bộ nguồn nối tiếp, song song, hỗn hợp đối xứng.
- Viết được biểu thức xác định suất điện động và điện trở trong của các loại bộ
nguồn .
A2.Kỹ năng
- Mắc được mạch theo sơ đồ đã cho, xác định được các linh kiện có trong mạch
điện.

-Vận dụng định luật Ôm vào giải các bài tập có liên quan.
- Sử dụng được vôn kế để đo suất điện động của nguồn điện.
- Biết ghép nhiều nguồn điện thành bộ nguồn nối tiếp, ghép song song.
- Tính được suất điện động và điện trở trong của các loại bộ nguồn ghép.
- Rèn luyện các kĩ năng nghe, đọc, viết, nói, quan sát, đưa ra ý kiến chia sẻ trong
nhóm.
- Kĩ năng làm việc theo nhóm .
- Kĩ năng học tập: tự học, tự nghiên cứu, hợp tác, giao tiếp.
- Kĩ năng vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn.
- Rèn luyện kỹ năng hợp tác, hoạt động nhóm.
- Kĩ năng khoa học: quan sát, so sánh, đưa ra nhận định, đánh giá, nhận xét…
- Kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin, internet để tìm tài liệu.
A3.Thái độ
-Có niềm đam mê, hứng thú với môn học.
-Hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.
-Thái độ nghiêm túc trong quá trình học tập.
- Biết cách hợp tác để cùng nhau giải quyết công việc.
A4. Định hướng phát triển năng lực
A4.1. Năng lực chung:
7


+ NL giải quyết vấn đề dựa trên hiểu biết, những kiến thức thực tiễn đã có.
+ NL hợp tác thông qua hoạt động nhóm.
+ NL tự học: thu nhận và xử lí thông tin, làm các câu hỏi mà giáo viên giao cho
làm trước tại nhà, tìm kiếm thông tin trên mạng internet.
+ NL sáng tạo: Liên hệ thực tế
+ Năng lực tính toán.
A4.2. Năng lực chuyên biệt của bộ môn
+ Kiến thức: K1, K2, K3, K4

+ Phương pháp: P3, P5
+ Trao đổi: X5, X6, X7, X8.
+ Cá nhân: C1,C2
BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC YÊU CẦU CẦN ĐẠT ĐƯỢC
MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
NỘI DUNG

NHẬN BIẾT

THÔNG
HIỂU

VẬN DỤNG

VẬN DỤNG
CAO

Định luật Ôm đối
với toàn mạch

Nêu được nội
dung,
viết
được
biểu
thức của định
luật Ôm cho
toàn mạch.

Giải

thích
được tại sao
điệu điện thế
mạch
ngoài
bằng suất điện
động khi mạch

-Vận
dụng
biểu thức định
luật Ôm cho
toàn
mạch
giải các
bài
tập đơn giản.

Vận dụng giải
các bài tập về
mạch kín,

mạch ngoài có
nhiều điện trở
ghép phức tạp.

hở.

- Tính được
hiệu điện thế

mạch ngoài

Hiện tượng đoản Trình
mạch và hiệu suất được
nguồn điện
tượng

bày Vẽ được mạch Tính cường độ Liên hệ thực tế
hiện điện
bị đoản dòng điện khi cách sử
dụng
đoản mạch.
bị đoản mạch điện an toàn.

mạch.
Trình
được

Tính hiệu suất -Vẽ sơ đồ mạch
của
nguồn điện được bảo
điện
vệ khỏi
đoản

bày
khái

niệm và viết
được

công
thức hiệu suất
của nguồn
Ghép nguồn nối
tiếp

- Giải thích mạch
được
các
nguyên
nhân
gây chập cháy
điện.

Nhận
biết Hiểu được tại Tính
được Vận dụng giải
được các loại sao suất điện suất điện động được các bài tập
bộ
nguồn động của bộ và điện
trở mạch kín
kết
8


ghép nối tiếp

nguồn

bằng trong của


Viết
được tổng các suất nguồn
biểu thức xác điện động của nối tiếp
định suất điện nguồn
động và điện
trở trong của
bộ
nguồn
ghép nối tiếp
Ghép nguồn song
song

Nhận
biết Hiểu được tại
được các loại sao suất điện
bộ
nguồn động của bộ
ghép
song nguồn
bằng
song.
suất điện động
Viết
được
biểu thức xác
định suất điện
động và điện
trở trong của
bộ

nguồn
ghép nối tiếp

bộ hợp nguồn ghép
ghép nối tiếp,
trở ngoài
hỗn hợp

Tính
được
suất điện động
và điện
trở
trong của bộ
nguồn
ghép

điện
mắc

Vận dụng giải
được các bài tập
mạch kín kết
hợp nguồn ghép
song song

của một nguồn song song
Tại sao trong
nguồn
ghép

song song phải
sử dụng các
nguồn
giống
nhau

B. Nội dung chuyên đề :
- Nội dung 1: Định luật Ôm đối với toàn mạch
- Nội dung 2: Hiện tượng đoản mạch và hiệu suất nguồn điện
- Nội dung 3: Ghép nguồn nối tiếp
- Nội dung 4: Ghép nguồn song song
C. MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH
THÀNH Bảng mô tả các mức độ nhận thức và năng lực được hình thành
Nhóm
năng
lực
Nhóm
NLTP
liên
quan
đến sử
dụng
kiến
thức
vật lí

Năng lực thành phần
K1: Trình bày được kiến thức
về các hiện tượng, đại lượng,
định luật, nguyên lí vật lí cơ

bản, các phép đo, các hằng số
vật lí
K2: Trình bày được mối quan
hệ giữa các kiến thức vật lí

Mô tả mức độ thực hiện trong chủ đề
- Nêu được định nghĩa về toàn mạch,
đoản mạch, ghép nguồn nối tiếp, song
song, hiệu suất

- Chỉ ra được mối liên hệ giữa cường độ
dòng điện và suất điện động
- Sử dụng cách ghép nguồn nối tiếp, song
song, đoạn mạch đề áp dụng cho toàn
9


mạch
- Giải thích hiện tượng đoản mạch và các
nguyên nhân gây đoản mạch
- Giải thích hiện tượng cháy do các
nguyên nhân điện
K3: Sử dụng được kiến thức vật - Sử dụng kiến thức về định luật bảo toàn
lí để thực hiện các nhiệm vụ
chuyển hóa năng lượng để xây dựng định
học tập.
luật Ôm đối với toàn mạch
- Sử dụng các kiến thức về dòng điện
không đổi để giải thích mối quan hệ của
các đại lượng U, I, R trong ghép nguồn

song song, nối tiếp
- Giải các bài tập liên quan đến định luật
Ôm đối với toàn mạch, tính hiệu suất
mạch điện
K4: Vận dụng (giải thích, dự
- Giải thích được các hiện tượng điện,
đoán, tính toán, đề ra giải pháp, giải pháp an toàn điện trong quá trình sử
đánh giá giải pháp … ) kiến
dụng
thức vật lí vào các tình huống
- Cách sử dụng điện an toàn, các biện
thực tiễn
pháp giảm thiểu ô nhiễm khi sử dụng
nguồn điện
Nhóm
P1: Đặt ra những câu hỏi về
- Đặt ra các câu hỏi liên quan đến đoản
NLTP
một sự kiện vật lí
mạch, hiệu suất, sử dụng năng lượng
về
điện
phương P2: Mô tả được các hiện tượng Mô tả được những các cách mắc mạch
pháp
tự nhiên bằng ngôn ngữ vật lí
thành mạch kín, ghép nguồn nối tiếp,
(tập
và chỉ ra các quy luật vật lí
ghép nguồn song song,
mạch điện bị

trung
trong hiện tượng đó.
đoản mạch
vào
P3: Thu thập, đánh giá, lựa
Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lý
năng
chọn và xử lí thông tin từ các
thông tin từ các nguồn khác nhau: Đọc
lực
nguồn khác nhau để giải quyết
SGK vật lý, sách tham khảo, báo chí, các
thực
vấn đề trong học tập vật lí.
thông tin khoa học, internet... để tìm hiểu
nghiệm
các nội dung hiện tượng đoản mạch, các

nguyên nhân gây cháy và
các biện pháp
năng
an toàn điện.
lực mô P4: Vận dụng sự tương tự và
- Sử dụng định luật bảo toàn và chuyển
hình
các mô hình để xây dựng kiến hóa năng lượng xây dựng định luật Ôm
hóa)
thức vật lí
cho mạch điện kín
- Xác định hiệu suất, hiệu điện thế, suất

điện động ở hai đầu bộ nguồn ghép
P5: Lựa chọn và sử dụng các
Lựa chọn kiến thức toán học để tính toán
công cụ toán học phù hợp trong các đại lượng liên quan.
10


học tập vật lí.
P6: Chỉ ra được điều kiện lí
tưởng của hiện tượng vật lí.
P7: Đề xuất được giả thuyết;
suy ra các hệ quả có thể kiểm
tra được.

Nhóm
NLTP
trao
đổi
thông
tin

Chỉ ra được điều kiện để gây ra đoản
mạch
Đề xuất mối quan hệ giữa dòng điện và
suất điện động của nguồn, vẽ đồ thị mối
quan hệ giữa các đại lượng để kiểm tra
kết quả
P8: Xác định mục đích, đề xuất - Đề xuất được phương án thí nghiệm,
phương án, lắp ráp, tiến hành
kiểm tra giả thuyết về các mối quan hệ

xử lí kết quả thí nghiệm và rút
giữa các đại lượng trong mạch điện kín
ra nhận xét.
- Lắp ráp được thí nghiệm, kiểm tra được
giả thuyết về các mối quan hệ trên.
- Tiến hành sử lí kết quả thí nghiệm,
kiểm tra giả thuyết trên và rút ra nhận
xét.
P9: Biện luận tính đúng đắn của Biện luận về sai số của kết quả thí
kết quả thí nghiệm và tính đúng nghiệm và nguyên nhân gây ra sai số:
đắn các kết luận được khái quát Vôn kế, am pe kế, thao tác đo…
hóa từ kết quả thí nghiệm này.
X1: trao đổi kiến thức và ứng
HS trao đổi kiến thức và ứng dụng về sự
dụng vật lí bằng ngôn ngữ vật lí chuyển thể của các chất trong thực tế
và các cách diễn tả đặc thù của bằng ngôn ngữ vật lí: Gọi đúng tên hiện
vật lí
tượng đoản mạch, mạch kín, ghép nguồn
nối tiếp, song song
X2: phân biệt được những mô
tả các hiện tượng tự nhiên bằng
ngôn ngữ đời sống và ngôn ngữ
vật lí (chuyên ngành )
X3: lựa chọn, đánh giá được
các nguồn thông tin khác nhau,
X4: mô tả được cấu tạo và
nguyên tắc hoạt động của các
thiết bị kĩ thuật, công nghệ
X5: Ghi lại được các kết quả từ
các hoạt động học tập vật lí của

mình (nghe giảng, tìm kiếm
thông tin, thí nghiệm, làm việc
nhóm… )
X6: trình bày các kết quả từ các
hoạt động học tập vật lí của

Phân biệt được những mô tả hiện tượng
tự nhiên: Sự thay đổi cường độ dòng điện
và điện trở trong mạch kín
So sánh nhận xét giữa các nhóm và nêu
kết luận SGK vật lí 11
Hiểu được cấu tạo mạch điện

- Ghi chép các nội dung hoạt động nhóm
- Ghi chép trong quá trình nghe giảng
- Ghi chép trong quá trình tìm kiếm
thông tin về đoản mạch, ghép nguồn
- Ghi nhớ các kiến thức về toàn mạch,
ghép nguồn
Trình bày được kết quả hoạt động nhóm
dưới hình thức văn bản.
11


mình (nghe giảng, tìm kiếm
thông tin, thí nghiệm, làm việc
nhóm… ) một cách phù hợp
X7: thảo luận được kết quả
công việc của mình và những
vấn đề liên quan dưới góc nhìn

vật lí
X8: tham gia hoạt động nhóm
trong học tập vật lí
Nhóm
NLTP
liên
quan
đến cá
nhân

C1: Xác định được trình độ
hiện có về kiến thức, kĩ năng,
thái độ của cá nhân trong học
tập vật lí

C2: Lập kế hoạch và thực hiện
được kế hoạch, điều chỉnh kế
hoạch học tập vật lí nhằm nâng
cao trình độ bản thân.
C3: chỉ ra được vai trò (cơ hội)
và hạn chế của các quan điểm
vật lí đối trong các trường hợp
cụ thể trong môn Vật lí và
ngoài môn Vật lí
C4: So sánh và đánh giá được dưới khía cạnh vật lí- các giải
pháp kĩ thuật khác nhau về mặt
kinh tế, xã hội và môi trường
C5: Sử dụng được kiến thức vật
lí để đánh giá và cảnh báo mức
độ an toàn của thí nghiệm, của

các vấn đề trong cuộc sống và
của các công nghệ hiện đại
C6: Nhận ra được ảnh hưởng
vật lí lên các mối quan hệ xã
hội và lịch sử.

Thảo luận các kết quả thực hiện các
nhiệm vụ học tập của bản thân và của
nhóm
Phân công công việc hợp lí để đạt hiệu
quả cao nhất khi thực hiện các nhiệm vụ
- Xác định được trình độ hiện có về các
kiến thức: Định luật Ôm đối với toàn
mạch, ghép nguồn
thông qua các bài
kiểm tra ngắn của lớp, tự giải bài tập ở
nhà
- Đánh giá được thái độ học tập và hoạt
động nhóm thông qua phiếu đánh giá
Lập kế hoạch và
thực hiện được kế
hoạch, điều chỉnh kế hoạch học tập trên
lớp và ở nhà đối với toàn chủ đề sao cho
phù hợp với điều kiện học tập
Chỉ ra được ý nghĩa của các dụng cụ cầu
chì, cầu dao aptomat trong bảo vệ mạch
điện

So sánh đánh giá được các giải pháp
khác nhau trong việc thiết kế thiết bị

điện, thiết bị bảo vệ, cách ghép nguồn
điện
- Cảnh báo về việc:
+ đoản mạch và cháy liên quan điện
+ Các ô nhiễm khi sử dụng nguồn điện,
và biện pháp hạn chế ô nhiễm
Nhận ra được ảnh hưởng của hiện tượng
cháy điện với con người, kinh tế

1
2


D. Tổ chức hoạt động dạy học
D1 PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
D1.1.Chuẩn bị của GV:
- Máy tính, máy chiếu, phòng học bộ môn.
- Phiếu học tập.
- 1 bảng mạch điện, dây nối, 2 pin mới, 1 điện kế, 2 điện trở
- Sơ đồ mạch điện(chiếu).
- Phiếu học tập
D1.2. Học sinh
- Ôn lại kiến thức về định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ chứa điện trở thuần R(lớp
9).
- Ôn lại kiến thức về định luật Jun- Lenxơ, công của nguồn điện
- Chuẩn bị giấy khổ lớn, bút lông để viết báo cáo theo nhóm,keo dán.
- Mỗi nhóm chuẩn bị 3 quả pin đại 1,5 V, dây nối, dao gọt, 1 bộ thanh nẹp thanh
dài 25 cm, 1 bộ thanh nẹp thanh dài 10cm, dây chun đàn hồi, dây điện trần
D1.3 Kĩ thuật dạy học
- Kĩ thuật khăn trải bàn

- Kĩ thuật tia chớp
- Kĩ thuật mảnh ghép biến thể
- Kĩ thuật động não
D2. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
D2.1.HOẠT ĐỘNG Ở NHÀ
* Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu chủ đề “Định luật Ôm đối với đoạn mạch”
trước 1 tuần tại nhà:
* Giáo viên chia nhóm học sinh (4 nhóm), cử nhóm trưởng và thống nhất cách làm việc.
Mỗi nhóm 4-6 học sinh.
* Giáo viên cho học sinh đọc qua nhanh nội dung bài "Định luật Ôm đối với toàn mạch
và Ghép nguồn điện thành bộ" yêu cầu nêu nội dung cơ bản của bài.
* GV định hướng 4 nội dung cơ bản và dự kiến thời lượng học:
+ Tiết 1: Mục 1 và 2.
* Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh:
- Cá nhân mỗi học sinh về nhà đọc và nghiên cứu trước các nội dung liên quan đến
"Định luật Ôm đối với toàn mạch và Ghép nguồn điện thành bộ"
- Chuẩn bị dụng cụ làm thực hành ghép nguồn
- Nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm:
Nhóm 1: Tìm hiểu sơ đồ toàn mạch, lắp thí nghiệm và tìm hiểu cách đo hiệu điện thế ở
hai cực của nguồn.Tìm hiểu hiện tượng đoản mạch, hiện tượng đoản mạch với Pin và
Ác quy. Tổ chức lớp tìm hiểu hiện tượng đoản mạch.
13


Nhóm 2: Tìm hiểu các nguyên nhân gây chập cháy điện, ví dụ thực tế.
Xây dựng thành bài báo cáo power point để báo cáo trước lớp theo gợi ý của giáo viên
Nhóm 3: Tìm hiểu biện pháp hạn chế hiện tượng đoản mạch, vẽ sơ đồ mạch điện có cầu
chì đơn giản
Sưu tầm cầu chì, cầu dao, aptomat
Nhóm 4: Tìm hiểu nguyên tắc an toàn khi sử dụng điện, truyền tải thông điệp qua bài

học.
Xây dựng thành bài báo cáo power point để báo cáo trước lớp theo gợi ý của giáo viên
+ Tiết 2: Mục 3 và 4.
Nhóm 1,2,3,4 : Chuẩn bị dụng cụ làm thực hành ghép nguồn : 3 quả pin, 2 dây dẫn trần,
dây buộc đàn hồi, thanh nẹp. Tìm hiểu về cách sử dụng nguồn điện an toàn.
Nhóm 1 : Thuyết trình về xây dựng cách ghép nguồn nối tiếp.
Nhóm 2 : Chuẩn bị điều khiển hoạt động khởi động, thực hành biểu diến ghép nguồn
nối tiếp . Chuẩn bị hoạt động đo suất điện động bộ nguồn nối tiếp
Nhóm 3: Chuẩn bị điều khiển hoạt động khởi động, thực hành biểu diến ghép nguồn
song song. Chuẩn bị hoạt động đo suất điện động bộ nguồn song song.
Nhóm 4: Thuyết trình về xây dựng cách ghép nguồn song song.
+Phiếu học tập ở nhà: Gợi ý câu hỏi tìm hiểu ở nhà
Tiết 1:
+Đọc nội dung bài Định luật Ôm đối với đoạn mạch
+ Trong thực tế, nếu 2 cực của nguồn điện bị nối tắt bằng dây dẫn có điện trở rất
nhỏ thì cường độ dòng điện trong mạch như thế nào? Hiện tượng này có lợi hay có hại?
Cho ví dụ minh họa.
+ Nêu những nguyên nhân gây chập cháy điện?
+ Các biện pháp hạn chế hiện tượng đoản mạch? Vẽ sơ đồ mạch điện lắp cầu chì
đơn giản.
+Tìm hiểu các quy tắc sử dụng điện an toàn và thông điệp cho bài học .
+ Khi nguồn điện thực hiện công, phần có ích để làm gì? Từ đó viết biểu thức
hiệu suất của nguồn điện?
Tiết 2:
+Đọc nội dung bài Ghép nguồn điện thành bộ
+Nêu cách ghép nguồn thành bộ song song, nối tiếp. Xây dựng công thức
tính điện trở trong và suất điện động của bộ nguồn ghép song song, nối tiếp.

14



D2.2. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
TIẾT 1: Mục 1,2
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG HỌC SINH

NỘI DUNG

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu
- Tạo tâm thế hứng thú để học sinh nghiên cứu bài học.
- Kích thích sự tò mò, lòng khát khao mong muốn tìm hiểu những điều chưa biết
ở hoạt động hình thành kiến thức mới của bài học.
- Định hướng cho học sinh những nội dung sắp được học trong chủ đề. Tìm hiểu tại
sao hiệu điện thế khi đo ở hai cực nguồn điện khi chưa có mạch ngoài và khi có
mạch ngoài lại khác nhau.
- Rèn cho học sinh khả năng quan sát, tư duy, liên tưởng, tái hiện kiến thức đã học
- Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học: Hỏi đáp, nêu vấn đề/ Kĩ thuật tia chớp
- Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động chung cả lớp, Nhóm 1 phụ trách
- Phương tiện dạy học: Máy chiếu, dụng cụ thí nghiệm đo hiệu điện thế theo sơ đồ
- Dự kiến sản phẩm : Học sinh ôn tập lại kiến thức liên quan, biết được sự khác
nhau giữa hiệu điện thế khi đo ở hai cực nguồn điện khi chưa nối mạch ngoài và khi
đã nối mạch ngoài .
- Đánh giá sản phẩm :
Giáo viên theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh
Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập đánh giá khả năng vận dụng của nhóm

1. Chuyển giao nhiệm vụ
học tập


1. Thực hiện nhiệm vụ học
tập
- Chia lớp học thành 4 nhóm,
mỗi nhóm từ 4 đến 6 học sinh
và mỗi nhóm thực hiện nhiệm
vụ được giao.

Giáo viên khởi động tiết học
với một số câu hỏi kiển tra - Toàn bộ học sinh tham gia
trả lời câu hỏi với tốc độ
kiến thức cũ
nhanh nhất.
Giáo viên đặt vấn đề vào bài
mới
- Cho Hs 1 nhóm mắc mạch
điện như sơ đồ, hướng dẫn đo
hiệu điện thế hai cực của
nguồn
Nhóm 1: Phụ trách làm thí
nghiệm
Các nhóm khác theo dõi so
sánh hiệu điện thế trong hai
1
5


trường hợp

+So sánh số chỉ của vôn kế

trong 2 trường hợp
+ Giải thích giá trị đọc được.
2. Đánh giá kết quả thực
hiện nhiệm vụ học tập

2. Báo cáo kết quả hoạt
động và thảo luận

- Gv quan sát, kiểm tra, nhắc - Đại diện một nhóm so sánh
nhở Hs mắc cho đúng mạch kết quả đo, giải thích sơ bộ lí
điện.
do khác nhau của hai hiệu
điện thế.
- Cho HS trong 1 nhóm báo
cáo số liệu quan sát được.
Các nhóm khác theo dõi và
- Cho Hs 1 nhóm thảo luận
giải thích số liệu đo được.

nhận xét bổ sung ý kiến khác
(nếu có)

- Cho các nhóm khác bổ sung
ý kiến.
- Phân tích nhận xét, đánh giá, Dự kiến câu trả lời
kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Số chỉ vôn kế khi nguồn
học tập của học sinh.
chưa nối với mạch ngoài là
suất điện động của pin.(đã học

trong bài nguồn điện).
- Số chỉ của vôn kế giảm
xuống, vì mạch kín, có dòng
điện qua nguồn, nguồn nóng
lên do tỏa nhiệt trên r nên mất
một phần năng lượng, nên
hiệu điện thế cho ra mạch
ngoài nhỏ hơn suất điện động.
(Hs có thể trả lời theo ý các
em, hoặc do đọc sgk trước…)
(có thể nói vì nguồn có dòng
điện đi qua và có điện trở r
nên có độ giảm thế trên
nguồn).

1
6


B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu
-Nêu được nội dung, viết được biểu thức của định luật Ôm cho toàn mạch.
-Vận dụng được định luật Ôm để giải bài tập, hợp tác nhóm giải quyết được nhiệm
vụ học tập
- Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật mảnh ghép biến
thể.
- Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động nhóm, nhóm hoàn thành nhiệm vụ
nhanh nhất phụ trách chính.
- Phương tiện dạy học: Máy chiếu, Phiếu học tập, Giấy toki, bút nét to, đáp án ghép
- Dự kiến Sản phẩm : Biết được biểu thức định luật Ôm, quan hệ của suất điện động và

độ giảm thế, biểu thức hiệu điện thế hai cực của nguồn, hiệu điện thế mạch ngoài .
- Đánh giá sản phẩm :
Giáo viên theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh
Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập đánh giá khả năng vận dụng của
nhóm Động viên nhóm tích cực, hoàn thành nội dung nhanh, đúng.
Hoạt động 1. Hình thành nội dung định luật Ôm đối với toàn mạch
1. Chuyển giao nhiệm vụ
học tập

1. Thực hiện nhiệm vụ học
tập

- Phát phiếu học tập số 1 và
các dụng cụ học tập.

- HS vẫn hoạt động theo nhóm
đã chia ban đầu.

1. Định luật Ôm đối
với toàn mạch

- Phân công 2 nhóm(1,3)
thực hiện theo kĩ thuật khăn
trải bàn
- Phân công 2 nhóm(2,4) Thảo luận, thống nhất và thư
thực hiện theo kĩ thuật mảnh ký ghi kết quả trên giấy khổ
ghép biến thể
lớn.
- Giáo viên dẫn dắt cách thức Thảo luận, thống nhất ghép
xây dựng định luật Ôm có kết quả trên giấy khổ lớn.

nghĩa là tìm ra biểu thức của I
trong toàn mạch.
- Yêu cầu hs

2. Báo cáo kết quả hoạt
động và thảo luận

* Phát biểu:Sgk
(Cường độ dòng điện
trong mạch kín tỉ lệ
thuận với suất điện
động của nguồn, tỉ lệ
nghịch với điện trở
toàn
phần
trong
mạch).

* Biểu thức:
+ Viết các biểu thức công
E
- Đại diện 1 nhóm dán kết quả
nguồn điện, nhiệt lượng tỏa ra
I= R +r
lên bảng, trình bày nội dung
N
trên RN, trên nguồn điện trong
đã thảo luận.
*
Nhận

xét
thời gian t khi mạch
- Các nhóm khác có ý kiến bổ -Hiệu điện thế 2 đầu
kín( mạch điện ban đầu).
sung.
mạch ngoài
+ Dựa vào định luật bảo toàn
1
7


năng lượng rút ra E, I.

* Dự kiến nội dung trả lời :
+Từ đó phát biểu mối quan hệ - Trong thời gian t ,
giữa I và các đại lượng trong + công nguồn điện:
biểu thức.
AN Đ=EIt
Gv khẳng định lại đó là nd + nhiệt lượng tỏa ra trên RN
định luật Ôm cho toàn mạch.
Qng= RN I2t
- Nhận xét so sánh với kết quả
+ trên nguồn
thí nghiệm.
điện QNĐ = rI2t
Theo đl bảo toàn năng
+Viết biểu thức tính hiệu điện
lượng, ANĐ=Qng+QNĐ
thế 2 đầu mạch ngoài? 2 cực
=> E =RNI+rI

nguồn điên? Hiệu điện thế
E
giữa hai cực của nguồn điện
=>I=
+
bằng s đ động của nguồn điện
R r
khi nào?
N

UN=RNI
-Hiệu điện thế giữa
hai cực của nguồn
điện
UNĐ= E-Ir
( mạch ngoài chỉ có R
thì UN=UNĐ)
-Hiệu điện thế giữa
hai cực của nguồn
điện bằng suất điện
động của nguồn điện
khi
+r=0
+ hoặc RN vô
cùng lớn( vôn kế)

NX: I tỉ lệ thuận với s đ động + hoặc mạch hở
E và tỉ lệ nghịch với tổng điện
trở mạch ngoài và mạch trong.
2. Đánh giá kết quả thực

hiện nhiệm vụ học tập
- Cho học sinh mỗi nhóm báo
cáo bằng giấy khổ lớn đã
chuẩn bị sẵn.
- Phân tích nhận xét, đánh giá,
kết quả thực hiện nhiệm vụ
học tập của học sinh.
- Chuẩn xác lại kiến thức.
- Giải thích sự sai khác nhỏ về
số liệu trong phép đo và tính
toán.
Hoạt động 2. Hình thành khái niệm hiện tượng đoản mạch và hiệu suất
nguồn điện
- Mục tiêu: Nắm được hiện tượng đoản mạch, tính hiệu suất nguồn
điện. Vận dụng hiện tượng đoản mạch vào thực tế đời sống
- Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học: Đóng kịch, thuyết minh
- Hình thức tổ chức hoạt động : Hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân, hoạt động
tập thể.
- Phương tiện dạy học: Máy chiếu.
- Dự kiến sản phẩm : Biết được hiện tượng đoản mạch, nguyên nhân gây chập cháy
18


điện, cách hạn chế đoản mạch
- Đánh giá sản phẩm :
Giáo viên theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh
Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập đánh giá khả năng vận dụng của nhóm

1. Chuyển giao nhiệm vụ
học tập


1. Thực hiện nhiệm vụ học
tập

Giáo viên đặt vấn đề : Chủ
đề cháy do chập điện.

2. Hiện tượng
đoản mạch của
- HS vẫn hoạt động theo nhóm nguồn
điện
đã chia ban đầu.

Yêu cầu nhóm 1 thực hiện
điều khiển hoạt động tìm hiểu
hiện tượng đoản mạch.

Nhóm 1 đặt vấn đề liên quan
chủ đề
điều khiển học sinh nói
chuyện xung quanh chủ đề.
Giải thích hiện tượng đoản
mạch, hiện tượng đoản mạch
với Pin và Ác quy

Yêu cầu học sinh tìm hiệu
suất của nguồn?
2. Đánh giá kết quả thực
hiện nhiệm vụ học tập


Nhóm 1 đề xuất nhóm 2
thuyết minh nguyên nhân gây
Khi 2 cực của nguồn
chập cháy
điện được nối bằng
Nhóm 3: Tìm biện pháp hạn
dây dẫn có điện trở
chế hiện tượng đoản mạch
rất nhỏ (RN = 0),
Nhóm 4: Kết luận và truyền cường độ dòng điện
tải thông điệp qua bài học.
trong mạch có giá trị
Thảo luận, thống nhất và ghi rất lớn
kết quả vào vở.
E
Imax=
r
2. Báo cáo kết quả hoạt
động và thảo luận

Gọi là hiện tượng
đoản mạch của nguồn
điện.

- Phân tích nhận xét, đánh giá, Nhóm 1 điều khiển hoạt động 3. Hiệu suất
kết quả thực hiện nhiệm vụ với sự tham gia tích cực của của nguồn điện
học tập của học sinh.
các nhóm khác
H=
A

U
R
- Chuẩn xác lại kiến thức
* Dự kiến nội dung trả lời :
+
+ Nếu 2 cực của nguồn điện
A =E=R r
ND
N
được nối bằng dây dẫn có điện
trở rất nhỏ thì cường độ dòng
điện trong mạch rất lớn.
ng

N

Nếu nguồn có điện trở trong
lớn (pin) thì nhanh chóng hết
1
9


điện. Nếu nguồn có điện trở
trong nhỏ (acquy) thì dễ bị
hỏng bình.
Hạn chế hiện tượng đoản
mạch bằng cách sử dụng cầu
chì, aptomat …bảo vệ.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
- Mục tiêu: Vận dụng được định luật Ôm đối với toàn mạch và hiện tượng đoản mạch

để làm bài tập
- Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật khăn trải bàn
- Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm
- Phương tiện dạy học: Máy chiếu, phiếu học tập, giấy toki, bút
- Dự kiến sản phẩm : Báo cáo kết quả học tập của nhóm, làm các bài tập trong phiếu
- Đánh giá sản phẩm :
Giáo viên theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh
Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập đánh giá khả năng vận dụng của nhóm

1. Chuyển giao nhiệm vụ
học tập

1. Thực hiện nhiệm vụ học
tập

- Phát phiếu học tập số 2 và
các dụng cụ học tập

- HS vẫn hoạt động theo nhóm
đã chia ban đầu.

Thảo luận, thống nhất và ghi
* Cho HS làm bài trên tờ kết quả vào vở và phiếu chung
phiếu học tập theo nhóm của nhóm.
nhằm hệ thống lại kiến thức,
đánh giá năng lực cần đạt
2. Đánh giá kết quả thực
hiện nhiệm vụ học tập

2. Báo cáo kết quả hoạt

động và thảo luận

- Đại diện mỗi nhóm trình bày
- Phân tích nhận xét, đánh giá, nội dung đã thảo luận.
kết quả thực hiện nhiệm vụ
học tập của học sinh.
- Các nhóm khác có ý kiến bổ
- Xử lý các tình huống sư sung.
phạm nảy sinh một cách hợp
lý.
- Chính xác hóa lại kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức bài học vào thực tế, vận dụng định luật đối với toàn
mạch giải bài tập.
20


- Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học: Giao nhiệm vụ về nhà
- Hình thức tổ chức hoạt động : Giáo viên chuẩn bị câu hỏi , hoạt động cá nhân, hoạt
động nhóm
- Phương tiện dạy học: Phiếu học tập, mạng Internet, tài khoản học tập nhóm
- Sản phẩm : Báo cáo kết quả hoạt động cá nhân, nhóm.
- Đánh giá sản phẩm :
Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập đánh giá khả năng vận dụng của nhóm

1. Chuyển giao nhiệm vụ
học tập

1. Thực hiện nhiệm vụ học
tập


Cho học sinh làm việc theo - Hs ghi nhiệm vụ về nhà.
nhóm ở nhà và thực hiện 2 - Hs tự hoạt động cá nhân và
nhiệm vụ sau:
thảo luận nhóm ở nhà hoàn
* Nhiệm vụ 01: Nêu phương thành nhiệm vụ.
án thí nghiệm để rút ra nội
dung định luật Ôm? Chuyển
kết quả cho gv qua mail hoặc
face nhóm, có thời hạn.
* Nhiệm vụ 02: Thảo luận,
làm việc theo nhóm, có thể
tương tác qua face để thực
hiện yêu cầu sau: chúng ta có
nhiều pin 1,5V- 0,5Ω, cần
thắp sáng bình thường cho 1
bóng đèn 3V- 3W thì cần ít
nhất bao nhiêu pin? Và chúng
ta phải lắp mạch như thế nào?
Giải thích?
2. Đánh giá kết quả thực
hiện nhiệm vụ học tập

2. Báo cáo kết quả hoạt
động và thảo luận
- Đại diện mỗi nhóm báo cáo
nội dung đã thảo luận nhiệm
vụ 1

- Chuẩn bị nhiệm vụ 2 để tiết

sau học bài ghép nguồn điện
GV gửi ngược đánh giá, góp ý
thành bộ.
lại cho các nhóm đối với
nhiệm vụ 1.
NỘI DUNG CÁC CÂU HỎI BÀI TẬP
+ Gói câu hỏi khới động: Ai nhanh hơn?
1.Thiết bị để tạo ra và duy trì hiệu điện thế gọi là gì?
2. Biểu thức định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ có điện trở R ?
3. Điều kiện để có dòng điện là
A.Chỉ cần có vật dẫn.
B. Chỉ cần có hiệu điện thế
21


C. Chỉ cần có nguồn điện
D. Chỉ cần duy trì hiệu điện thế giữa hai đầu
vật dẫn.
4. Biểu thức tính nhiệt lượng tỏa ra trên vật dẫn là điện trở thuần (vật dẫn chỉ tỏa
nhiệt)?
5. Em hiểu như thế nào là mạch điện kín ?
- Đáp án gói câu hỏi khới động: Ai nhanh hơn?
1.Nguồn điện
2. I=U/R
3. D
2

4. Q=R.I .t
5. Mạch điện kín là mạch gồm có: Vật dẫn được nối với hai cực của nguồn thành
mạch khép kín.

+ Phiếu học tập số 1
Cho một mạch kín đơn giản gồm: Nguồn có suất điện động E và điện trở trong r, mạch
ngoài là điện trở thuần có điện trở RN được nối với hai cực của nguồn.
1.Tính công của nguồn điện di chuyển điện lượng q trong thời gian t?
2.Tính nhiệt lượng tỏa ra ở điện trở mạch ngoài RN và điện trở mạch trong thời
gian t?
3.Áp dụng định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng và tìm cường độ
dòng điện trong mạch kín
4.Viết biểu thức tính hiệu điện thế 2 đầu mạch ngoài? 2 cực nguồn điên? Hiệu
điện thế giữa hai cực của nguồn điện bằng suất điện động của nguồn điện khi nào?
- Đáp án Phiếu học tập số 1
1. An = EI.t
2.

2.

2.

Q = RN.I t + r.I t

3.

A=Q

4.



E=IRN+Ir


 I
=

UN=RNI, UN=E-Ir

E
+
R r
N

Phiếu học tập số 2: Kiểm tra năng lực học sinh
Câu 1.(K1,K2,K3) Trong mạch điện kín, mạch ngoài chỉ có điện trở thuần, cường độ
dòng điện trong mạch tỉ lệ nghịch với
A. điện trở toàn phần của mạch.
B. điện trở mạch ngoài.
C. tổng tất cả các điện trở trong mạch.
C. điện trở trong của nguồn điện.
Câu 2. (K1,K2,K4,X8) Một bếp điện 115 V - 1 kW bị cắm nhầm vào mạng điện 230 V
được nối qua cầu chì chịu được dòng điện tối đa 15 A. Bếp điện sẽ
A. có công suất toả nhiệt ít hơn 1 kW.
B. có công suất toả nhiệt bằng 1 kW.
22


C. có công suất toả nhiệt lớn hơn 1 kW.
D. nổ cầu chì.
Câu 3.(K2,K3) Nguồn điện có suất điện động E, điện trở trong r, được nối với mạch
ngoài chỉ chứa R tạo thành mạch kín. Hiệu suất của nguồn điện bằng
r
R

r
R
A.
.
.
B.
C.
.100.
D.
.100.
R+
r

R+
r

R+
r

R+
r

Câu 4. (K1,K2,K4,X8)Một nguồn điện có suất điện động 6V, điện trở trong 1Ω, nối
vào 2 đầu bóng đèn ghi 6V- 6W. Đèn sẽ
A. sáng yếu.
B. cháy.
C. sáng bình thường.
D. sáng mạnh hơn bình thường rồi cháy.
Câu 5.(K3,P5,X8) Nguồn điện có suất điện động 3V, điện trở trong 1Ω, được nối với
mạch ngoài gồm 2 điện trở 3Ω và 6Ω mắc song song. Cường độ dòng điện qua mạch

chính bằng
A. 0,3A.
B. 1,0A.
C. 3,0A.
D. 0,1A.
Câu 6. .(K3,P5,X8)Mạch kín gồm nguồn điện có suất điện động E, điện trở trong r,
mạch ngoài chỉ chứa biến trở có R thay đổi được. Khi điều chỉnh biến trở có giá trị 4Ω
thì hiệu điện thế 2 cực nguồn điện bằng 8V, biến trở có giá trị 9Ω thì hiệu điện thế 2
cực nguồn điện bằng 9V. Tính E và r?
A. 10V - 1Ω.
B. 12V - 2Ω.
C. 10V - 2Ω.
D. 12V - 2Ω.
+Phiếu học tập số 3
- Nhiệm vụ 01: Nêu phương án thí nghiệm để rút ra nội dung định luật Ôm?
Lưu ý: Thực hiện nhiệm vụ theo nhóm ở nhà, chuyển kết quả cho gv qua mail hoặc
face nhóm, chậm nhất sau 2 ngày.
- Nhiệm vụ 02: Chúng ta dùng pin 1,5V- 0,5Ω, thắp sáng cho 1 bóng đèn 3V3W thì đèn sáng như thế nào? Để đèn sáng bình thường thì phải làm gì? Giải thích? Lưu
ý: Thảo luận, làm việc theo nhóm, có thể tương tác qua face để học bài tiếp theo.
Bài tập về nhà
Bài 1. Một bếp điện 115 V - 1 kW bị cắm nhầm vào mạng điện 230 V được nối qua cầu
chì chịu được dòng điện tối đa 15 A. Bếp điện sẽ
A. có công suất toả nhiệt ít hơn 1 kW.
B. có công suất toả nhiệt bằng 1 kW.
C. có công suất toả nhiệt lớn hơn 1
kW. D. nổ cầu chì.
Bài 2: Xét mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động E = 12V, điện trở trong r =
0,1 Ω mắc với điện trở ngoài R = 100 Ω. Tìm hiệu điện thế giữa 2 cực của nguồn điện.
Bài 3: Đèn 12V – 24W mắc vào hai cực ac quy (E = 12V, r = 2Ω). Tính cường độ dòng
điện, hiệu điện thế và công suất tiêu thụ của đèn, Hiệu suất của

nguồn.
Bài 4: Cho mạch điện như hình. Biết nguồn điện có suất điện
động E = 24V và có điện trở trong r = 1Ω, các điện trở R1 =
E
10Ω,
R1
R2
R3
23


R2 = 5Ω và R3 = 8Ω.
a) Tính tổng trở RN của mạch ngoài.
b) Tính cường độ dòng điện I chạy qua nguồn điện và hiệu điện thế mạch ngoài UN.
c) Tính hiệu điện thế U1 giữa hai đầu điện trở R1.
d) Tính hiệu suất H của nguồn điện.
e) Tính nhiệt lượng tỏa ra ở mạch ngoài trong thời gian 10 phút.
Bài 5: Khi mắc điện trở R1 = 5Ω vào hai cực của một nguồn điện thì hiệu điện thế mạch
ngoài là U1 = 10 V, nếu thay R 1 bởi điện trở R2 = 11Ω thì hiệu điện thế mạch ngoài là
U2 = 11 V. Tính suất điện động của nguồn điện.
TIẾT 2: Mục 3,4
Hoạt động Giáo Viên

Hoạt động Học sinh

Nội dung

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu
- Tạo tâm thế hứng thú để học sinh nghiên cứu bài học.

- Kích thích sự tò mò, lòng khát khao mong muốn tìm hiểu những điều chưa biết ở
hoạt động hình thành kiến thức mới của bài học.
- Định hướng cho học sinh những nội dung sắp được học trong chủ đề. Tìm hiểu các
ghép nguồn điện thành bộ
- Rèn cho học sinh khả năng quan sát, tư duy, liên tưởng, tái hiện kiến thức đã học
- Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học: Nêu vấn đề. Kĩ thuật ổ bi
- Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động chung cả lớp, Nhóm hai học sinh trao đổi
- Phương tiện dạy học: Máy chiếu, dụng cụ thí nghiệm ghép nguồn
- Dự kiến sản phẩm : Học sinh ôn tập lại kiến thức liên quan, biết cách ghép nguồn
- Đánh giá sản phẩm :
Giáo viên theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh
Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập đánh giá khả năng vận dụng của
nhóm
1.Chuyển giao nhiệm vụ học
tập:
Đặt vấn đề
*Chuyển giao bài tập:
Cho 1 nguồn giống nhau mỗi
nguồn E = 1,5V, r = 0,5 Ω mắc
bóng đèn loại 3V – 3W thành

1.Thực hiện nhiệm vụ học
tập
Chia nhóm từ 4-6 học
sinh, cử nhóm trưởng
- Cá nhân làm bài tập của
GV giao.
- Đại diện HS trình bày kết
quả của mình.
24



×