Tải bản đầy đủ (.docx) (73 trang)

Thuyết minh thiết kế bản vẽ thi công hạ tầng kỹ thuật phân hiệu trường Đại Học FPT tại TP Đà Nẵng địa điểm lô đất GD 2, khu đô thị công nghệ FPT Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.85 MB, 73 trang )

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG

THUYẾT MINH THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG
HẠ TẦNG KỸ THUẬT
PHÂN HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC FPT TẠI TP. ĐÀ NẴNG

ĐỊA ĐIỂM: LÔ ĐẤT GD-2, KHU ĐÔ THỊ CÔNG NGHỆ FPT ĐÀ
NẴNG, PHƯỜNG HÒA HẢI, Q. NGŨ HÀNH SƠN, TP.ĐÀ NẴNG


Đà Nẵng 2020

2


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

THUYẾT MINH THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG
HẠ TẦNG KỸ THUẬT
PHÂN HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC FPT TẠI TP. ĐÀ NẴNG

ĐỊA ĐIỂM: LÔ ĐẤT GD-2, KHU ĐÔ THỊ CÔNG NGHỆ FPT ĐÀ
NẴNG, PHƯỜNG HÒA HẢI, Q. NGŨ HÀNH SƠN, TP.ĐÀ NẴNG

CHỦ ĐẦU TƯ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC FPT
BQL DỰ ÁN PHÂN HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC FPT TẠI ĐÀ NẴNG

ĐƠN VỊ TƯ VẤN


CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG

3


CHƯƠNG 1. CÁC CĂN CỨ THỰC HIỆN
1. Cơ sở pháp lý:
- Căn cứ Quyết định số 657/QĐ- BGDĐT ngày 01/3/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo “Về việc phê duyệt chủ trương cho phép thành lập Phân hiệu trường Đại học
FPT tại thành phố Đà Nẵng”.
- Căn cứ Quyết định số 1373/QĐ-UBND ngày 09/3/2015 của UBND thành phố Đà
Nẵng “Về việc phê duyệt Đồ án điều chỉnh quy hoạch quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu
đô thị công nghệ FPT”.
- Căn cứ Thông báo số 102/TB-UBND ngày 19/7/2017 của UBND thành phố Đà Nẵng
“Kết luận của Lãnh đạo thành phố tại cuộc họp nghe các sở, ngành chức năng báo cáo
xin chủ trương đầu tư và phương án kiến trúc, quy hoạch một số dự án, công trình trên
địa bàn thành phố”.
- Căn cứ Quyết định số 115/QĐ-UBND ngày 08/01/2018 của UBND thành phố Đà
Nẵng “Về việc phê duyệt Tổng mặt bằng điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Phân
hiệu trường Đại học FPT tại thành phố Đà Nẵng”.
- Căn cứ Quyết định số 113.1/2017/QĐ-ĐHFPT ngày 25/8/2017 của Chủ tịch Hội đồng
quản trị Trường Đại học FPT v/v phê duyệt Chủ trương đầu tư Dự án Phân hiệu Trường
Đại học FPT tại TP. Đà Nẵng.
- Căn cứ Quyết định số 883/QĐ-ĐHFPT ngày 25/08/2017 về việc thành lập Ban quản lý
dự án Phân hiệu Trường Đại học FPT tại Đà Nẵng và bổ nhiệm các chức vụ trong Ban.
- Căn cứ văn bản số 10985/SXD-HTKT ngày 23/11/2018 của Sở Xây Dựng thành phố
Đà Nẵng về việc thông báo kết quả thẩm định TKCS hạng mục HTKT dự án: Phân hiệu
trường đại học FPT tại thành phố Đà Nẵng.
2. Cơ sở thiết kế:
- Căn cứ bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500 do Công ty CP Tư vấn thiết kế xây dựng Đà Nẵng

đo vẽ và hoàn thành năm 2017.
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam.
- Căn cứ Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ “Quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu”.
- Căn cứ Nghị định số 32/2015/NĐ - CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ “về quản lý chi
phí đầu tư xây dựng công trình”.
4


- Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ - CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ “về quản lý
chất lượng và bảo trì công trình xây dựng”.
- Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ - CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ “Về quản lý dự
án đầu tư xây dựng công trình”.
- Căn cứ Quyết định số 2357/QĐ - TTg ngày 04/12/2013 của Thủ Tướng chính phủ V/v
phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung TP Đà Nẵng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm
2050.
- Căn cứ Thông tư số 03/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng “Quy định về
phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây
dựng".
- Căn cứ Thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng “Hướng dẫn
xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng".
- Căn cứ Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/02/2017 của Bộ Xây dựng về định mức
chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng.
- Căn cứ Quyết định số 706/QĐ-BXD ngày 30/6/2017 của Bộ Xây dựng về Công bố
Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công
trình năm 2016.
3. Hình thức đầu tư:
- Đầu tư xây dựng mới đồng bộ công trình Phân hiệu Đại học FPT Đà Nẵng bao gồm:
Các khối công trình và hạ tầng kỹ thuật (gồm: San nền, Giao thông, Thoát nước, Thoát

nước thải, Cấp nước, Cấp điện, Cây xanh).
- Đây là dự án được thực hiện từ vốn tự có và vốn vay của Trường ĐH FPT – BQL DA
Phân hiệu trường ĐH FPT tại Đà Nẵng.
4. Tổ chức thực hiện:
- Chủ đầu tư

: Trường đại học FPT.

- Điều hành dự án

: BQL dự án Phân hiệu ĐH FPT tại Đà Nẵng.

- Cơ quan tư vấn lập TKBVTC

: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng.

- Cơ quan thẩm định TKBVTC

: Sở xây dựng thành phố Đà Nẵng.

CHƯƠNG 2: MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI THIẾT KẾ CỦA DỰ ÁN
1. Mục tiêu:
5


- Hình thành Trường Đại học khang trang hiện đại, mang tầm khu vực.
- Hoàn thiện đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và khớp nối hạ tầng xung quanh.
- Làm cơ sở để lập kế hoạch đầu tư hoàn thiện các hạng mục công trình và quản lý xây
dựng theo quy hoạch được duyệt.
2. Phạm vi thiết kế:

- Khu vực xây dựng nằm ở phía Tây Nam của khu Đô thị Công nghệ FPT Đà Nẵng
thuộc địa bàn phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng, với tổng diện
tích: 50.233m2 (5,02ha).
+ Phía Đông giáp: Đường quy hoạch 20,5m (5m+10,5m+5m);
+ Phía Tây giáp: Đường quy hoạch 12,5m (5m+7,5m);
+ Phía Nam giáp: Đường quy hoạch 17,5m (5m+7,5+5m);
+ Phía Bắc giáp: Đường đô thị 19m (4m+10m+5m) sát ranh giới phía Nam của
trường Đại học Mỹ tại Việt Nam.

Hình 1: Vị trí khu đất

6


CHƯƠNG 3
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊNVÀ HIỆN TRẠNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT
I. Điều kiện tự nhiên:
1. Địa hình địa mạo:
Khu vực xây dựng nằm ở phía Tây Nam của Khu Đô thị công nghệ FPT Đà
Nẵng, địa hình khu vực nghiên cứu không đồng nhất, cao độ thấp nhất +1,95m, cao độ
cao nhất +8,20m.
2. Khí hậu:
Khu vực nghiên cứu nằm ở phía Đông Nam của thành Phố Đà Nẵng, nằm trong
vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Khí hậu Đà
Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu cận nhiệt đới ở miền Bắc và nhiệt đới
xavan miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới ở phía Nam. Mỗi năm có 2 mùa rõ
rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh
thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài.
a. Nhiệt độ:
Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,9 °C; cao nhất vào các tháng 6, 7, 8,

trung bình 28-30°C; thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, trung bình 18-23°C.

Hình 2: Biểu đồ nhiệt độ trong năm

7


Hình 3:Biểu đồ nhiệt độ theo giờ
b. Độ ẩm không khí:
Độ ẩm không khí trung bình là 83,4%; cao nhất vào các tháng 10, 11, trung bình
85,67-87,67%; thấp nhất vào các tháng 6, 7, trung bình 76,67-77,33%.
c. Mưa:
Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.504,57 mm; lượng mưa cao nhất vào các
tháng 10, 11, trung bình 550-1.000 mm/tháng; thấp nhất vào các tháng 1, 2, 3, 4, trung
bình 23–40 mm/tháng.

Hình 4: Biểu đồ lượng mưa
d. Nắng:
Số giờ nắng bình quân trong năm là 2.156,2 giờ; nhiều nhất là vào tháng 5, 6,
trung bình từ 234 đến 277 giờ/tháng; ít nhất là vào tháng 11, 12, trung bình từ 69 đến
165 giờ/tháng.
8


e. Gió:
Hướng gió chủ đạo phía Nam trong 3 tháng, từ tháng 5-tháng 8. Gió Đông chủ
yếu từ tháng 8 đến tháng 5 năm sau

Hình 5: Biểu đồ hoa gió Đà Nẵng
Tốc độ gió trung bình ở Đà Nẵng có sự biến đổi theo mùa đáng kể trong năm.

Thời gian nhiều gió trong năm kéo dài 6 tháng, từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, thời
gian lặng gió kéo dài 6 tháng, tháng 3 đến tháng 10.

Hình 6: Biểu đồ tốc độ gió Đà Nẵng
f. Bão:
9


Mỗi năm, khí hậu Đà Nẵng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ một đến hai cơn bão hoặc
áp thấp nhiệt đới. Mùa bão thường xảy ra từ tháng 5 đến tháng 11, tập trung nhất vào
các tháng 9 đến 11.
3. Địa chất công trình – địa chất thủy văn:
Tuy chưa thăm dò và khảo sát hoàn chỉnh, nhưng qua khảo sát cục bộ từng công
trình cho thấy cường độ chịu lực của đất R≥2 kg/cm2
Trong khu vực nghiên cứu có một số ao hồ tự nhiên. Đây cũng là hướng thoát
nước mưa chính của hiện trạng.
II. Hiện trạng hạ tầng:
1. Hiện trạng nền:
Địa hình khu vực nghiên cứu không đồng nhất, cao độ thấp nhất +1,95m, cao độ
cao nhất +8,20m.

Hình 12: cao độ nền hiện trạng

10


Hình 13: Hiện trạng nền địa hình
2. Hiện trạng thoát nước mưa:
Trong khu vực chưa có hệ thống thoát nước mưa, nên nước mưa tự chảy về khu
vực ao hồ nước đọng tự nhiên thấp trũng.

Trên các tuyến đường đã xây dựng ngoài khu vực ranh giới dự án đã có hồ sơ
thiết kế thoát nước mưa do chủ đầu tư cung cấp, hệ thống thoát nước mưa khu vực sẽ
được đấu nối vào cống thoát nước mưa theo hồ sơ. Nước mưa tự chảy theo các tuyến
cống về phía Đông.
3.3. Hiện trạng giao thông:
Hiện tại, giáp với ranh giới phía Bắc có 1 tuyến đường bê tông nhựa đã được đầu
tư. Trong khu vực nghiên cứu chưa có hệ thống giao thông.
3.3. Hiện trạng cấp nước:
Trên vỉa hè đường hiện trạng phía Bắc cách khu vực thiết kế khoảng 200m có
tuyến ống cấp nước D100 HDPE thuộc mạng lưới cấp nước thành phố.
3.3. Hiện trạng thoát nước bẩn và VSMT:
Hiện nay khu vực nghiên cứu chưa có hệ thống thoát nước bẩn. Nước thải sinh
hoạt hiện tại của khu vực nghiên cứu được thoát xử lý qua bể tự hoại của gia đình sau
đó thải trực tiếp ra môi trường.
11


3.5. Hiện trạng cấp điện:
- Hiện trạng xung quanh khu vực dự án có các đường dây sau:
- Khu vực lập quy hoạch được lấy tại tủ RMU – E3 được quy hoạch đấu nối chờ sẵn.
+ Trong khu vực thiết kế hiện chưa có bất kỳ hệ thống điện nào, nên việc đầu tư hệ
thống điện cấp nguồn – điện chiếu sáng là cần thiết.
3.6. Hiện trạng thông tin liên lạc:
- Xung quanh khu vực đã có hệ thống thông tin liên lạc hoàn chỉnh.
- Hiện trạng trong khu vực thiết kế không có bất kỳ hệ thống thông tin liên lạc nào.

12


CHƯƠNG 4

QUY MÔ VÀ GIẢI PHÁP THIẾT KẾ HẠ TẦNG KỸ THUẬT
1. San nền:
1.1. Cơ sở thiết kế:
- Căn cứ bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500 do Viện Quy hoạch đo vẽ và hoàn thành năm 2014.
- Quy hoạch chung điều chỉnh Thành phố Đà Nẵng đã được duyệt.
- Quy hoạch chiều cao và thoát nước Thành phố Đà Nẵng do Viện quy hoạch ĐN thiết
kế.
- Căn cứ Quyết định số 1373/QĐ-UBND ngày 09/3/2015 của UBND thành phố Đà
Nẵng “Về việc phê duyệt Đồ án điều chỉnh quy hoạch quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu
đô thị công nghệ FPT”;
- Bản vẽ hiện trạng địa hình và thoát nước khu vực xung quanh.
- Căn cứ hồ sơ TKCS đã được thẩm định.
1.2. Tiêu chuẩn thiết kế:
- Tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam.
* Các tài liệu tham khảo:
- Sách chuẩn bị kỹ thuật đô thị của GS.TS Trần Thị Hường.
1.3. Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu:
- Công tác đất - thi công và nghiệm thu : TCVN 4447 - 2012
- Đất xây dựng, phương pháp lấy, bao gói, vận chuyển và bảo quản mẫu :
TCVN 2683 – 2012.
- Quy trình thí nghiệm cơ học đất đá trong phòng : TCVN 7572 – 2006.
- Độ chặt đầm nén đất, đá dăm trong phòng thí nghiệm : 22 TCN 333 – 2006.
1.4. Đặc điểm và giải pháp san nền:
- Khu vực thiết kế có cao độ tự nhiên thấp nhất +1,95m; cao nhất +8,20m.
- Qua nghiên cứu cao độ thiết kế tim đường thấp nhất +4,68m; cao nhất +5,90m; độ dốc
đường thấp nhất 0,05%; cao nhất 2.07%; độ dốc nền xây dựng tối thiểu 0,3%.
1.5. Khối lượng thực hiện:
- Diện tích đất đào tính toán :

6.259,69 m2


- Diện tích đất đắp tính toán :

32.905,13 m2

- Khối lượng đất đào tính toán :

6.875,67 m3
13


- Khối lượng đất đắp tính toán :

46.652,54 m3

Kết quả tính toán khối lượng san nền có bảng tính kèm theo.
- Khối lượng đất đắp thực tế của san nền : 42.366,21 m3
- Khối lượng đất san nền san đầm tại chỗ: 7.195,31 m3
- Khối đất cần vận chuyển đến để đắp: 42.366,21 – 7.195,31 = 35.170,90 m3
* Vận chuyển đất đồi tại mỏ thôn Phước Thuận, cự ly vận chuyển 19 km.
2. Giao thông:
2.1. Quy trình, quy phạm áp dụng:
- Quy chuẩn xây dựng:
+ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình Hạ tầng kỹ thuật đô thị QCVN 07 : 2016/
BXD của Bộ Xây Dựng ban hành.
+ Quy chuẩn Việt Nam về số liệu điều kiện tự nhiên trong xây QCVN 02 : 2009/ BXD
của Bộ Xây Dựng ban hành
+ Quy chuẩn xây dựng Việt Nam – Quy hoạch xây dựng QCXDVN 01:2008/BXD
- Tiêu chuẩn khảo sát, thí nghiệm:
+ Quy trình khoan thăm dò địa chất công trình 22TCN259-2000.

+ Quy trình khảo sát đường ôtô 22TCN 263-2000
+ Quy trình khảo sát và tính toán thủy văn 22TCN220-95
+ Quy phạm đo vẽ địa hình 96TCN 43-90
+ Quy trình thí nghiệm cơ học đất TCVN 4195-2012; TCVN 4196-2012 TCVN 41972012; TCVN 4198-2012; TCVN 4199-2012; TCVN 4202-2012;
+ Đất xây dựng – phương pháp thí nghiệm hiện trường- Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn
(SPT) TCVN 9351- 2012
- Các tiêu chuẩn thiết kế:
+ Tiêu chuẩn thiết kế đường ôtô TCVN 4054-2005
+ Đường đô thị - yêu cầu thiết kế TCXDVN 104 : 2007
+ Áo đường cứng - Các yêu cầu và chỉ dẫn thiết kế 22TCN 213 : 1995
+ Áo đường mềm - Các yêu cầu và chỉ dẫn thiết kế 22TCN 211 : 2006
+ Đường giao thông nông thôn - yêu cầu thiết kế TCXDVN 10380 : 2014
+ Quy chuẩn quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41 : 2016
- Tiêu chuẩn thi công, nghiệm thu:
14


+ Lớp kết cấu áo đường ô tô bằng cấp phối thiên nhiên - vật liêu , thi công và nghiệm
thu TCVN 8857: 2011
+ Nền đường ô tô – Thi công và nghệm thu TCVN 9436-2012
+ Quy trình thi công nghiệm thu lớp móng cấp phối đá dăm trong kết cấu đường ôtô
TCVN8859-2011
+ Quy trình thi công nghiệm thu kết cấu bêtông và bêtông cốt thép toàn khối TCVN
4453-95
+ Quy định tạm thời về thi công và nghiệm thu mặt đường BTXM trong xây dựng công
trình giao thông 1951 QĐ/BGTVT ngày 17/8/2012 của Bộ giao thông vận tải .
+ Công tác đất - Quy phạm thi công & nghiệm thu TCVN 4447-2012
- Hồ sơ liên quan:
+ Thực tế khảo sát ngoài hiện trường khu vực dự án.
+ Theo kết quả thẩm định TKCS của sở Xây dựng thành phố Đà Nẵng.

2.2. Nội dung thiết kế:
- Cấp công trình: Công trình giao thông cấp III (theo Thông tư 03/2016/TT-BXD)
a. Cấp đường:
Phạm vi dự án gồm các nhánh đường như sau:
* Đường phố nội bộ: Tổng diện tích S= 8.270,88m2.
- Mặt cắt: MC 1-1 (B= 14m)
+ Tổng chiều dài: 246,64m
- Mặt cắt: MC 2-2 (B= 10m)
+ Tổng chiều dài: 108,44m
- Mặt cắt: MC 3-3 (B= 8,5-9,0m)
+ Tổng chiều dài: 97,02m
- Mặt cắt: MC 4-4 (B= 5,5m)
+ Tổng chiều dài: 175,03m
- Mặt cắt: MC 5-5 (B= 3,5m)
+ Tổng chiều dài: 116,99m
- Mặt cắt: MC 6-6 (B= 1,5m)
+ Tổng chiều dài: 194,19m
b. Tải trọng:
Trục xe tính toán 25kN.
15


c. Bình đồ tuyến:
Bình đồ tuyến tuân theo tổng mặt bằng quy hoạch được phê duyệt. Mốc tọa độ
dùng hệ tọa độ nhà nước HN72.
d. Cắt dọc:
Cao trình tim đường lấy theo cao độ phê duyệt hạ tầng kỹ thuật.
e. Cắt ngang:
Các nhánh đường thiết kế có mặt cắt tuân theo quy hoạch, cụ thể kích thước như
sau:

- Mặt cắt 1-1:
Độ dốc ngang mặt đường 2 mái: 2%
Bề rộng mặt đường: 14m
- Mặt cắt 2-2:
Độ dốc ngang mặt đường 2 mái: 2%
Bề rộng mặt đường: 10m
- Mặt cắt 3-3:
Độ dốc ngang mặt đường 2 mái: 2%
Bề rộng mặt đường: 8,5-9m
- Mặt cắt 4-4:
Độ dốc ngang mặt đường 1 mái: 2%
Bề rộng mặt đường: 5,5m
- Mặt cắt 5-5:
Độ dốc ngang mặt đường 1 mái: 2%
Bề rộng mặt đường: 3,5m
- Mặt cắt 6-6:
Độ dốc ngang mặt đường 1 mái: 2%
Bề rộng mặt đường: 1,5m
f. Kết cấu nền mặt đường:
* Nền đường:
Nền đường được thiết kế trên nền địa hình san nền, hạng mục san nền thi công
đến đáy các lớp kết cấu áo đường, hạng mục giao thông lu lèn tăng cường K98.
* Mặt đường:
Kết cấu các lớp mặt đường:
Lát gạch Block hình cao sâu KT(112x225)mm dày 6cm
16


Vữa xi măng M100 dày 3cm.
Lớp cấp phối đá dăm loại 1 Dmax25 dày 20cm.

Tổng chiều dày kết cấu mặt đường: H= 29cm.
g. Bó nền:
Thân bó nền bê tông xi măng đá 1x2 M200 đổ tại chỗ, bên ngoài ốp đá granite,
móng bằng lớp lót cấp phối đá dăm Dmax37,5 dày 10cm.
3. Thoát nước mưa:
3.1. Cơ sở pháp lý:
- Căn cứ Thông tư số: 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng
Quy định một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
- Căn cứ Quyết định số 15/2016/QĐ-UBND ngày 20/5/2016 của UBND Thành phố Đà
Nẵng ban hành Quy định một số nội dung về mua sắm, quản lý đầu tư và xây dựng trên
địa bàn thành phố Đà Nẵng;
- Căn cứ Quyết định số 115/QĐ-UBND ngày 08/01/2018 của UBND thành phố Đà
Nẵng “Về việc Phê duyệt Tổng mặt bằng điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Phân
hiệu trường Đại học FPT tại thành phố Đà Nẵng”.
- Căn cứ hồ sơ TKCS đã được thẩm định.
3.2. Các tiêu chuẩn áp dụng trong thiết kế:
a. Tiêu chuẩn thiết kế mạng lưới:
- Tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam.
- TCXDVN 51-2008: Thoát nước. Mạng lưới bên ngoài và công trình - Tiêu chuẩn thiết
kế.
b. Tiêu chuẩn kết cấu:
- TCVN 9379:2012 : Kết cấu xây dựng và nền. Nguyên tắc cơ bản về tính toán.
- TCVN 5574:2012 : Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép. Tiêu chuẩn thiết kế.
- TCVN 5575:2012 : Kết cấu thép. Tiêu chuẩn thiết kế.
- TCVN 2737-1995 : Tải trọng và tác động. Tiêu chuẩn thiết kế.
- TCVN 9340:2012 : Hỗn hợp bê tông trộn sẵn-Các yêu cầu cơ bản đánh giá
3.3. Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu:
- 22TCN 266-2000: Quy phạm thi công và nghiệm thu cầu cống.
- 22TCN 304-03: Qui trình thi công và nghiệm thu cấp phối thiên nhiên.
- TCVN 4506:2012: Nước trộn bê tông và vữa - yêu cầu kỹ thuật.

17


- TCVN 1651-2008: Thép cốt bê tông cán nóng.
- TCVN 7470-2005: Thép tấm mạ kẽm nhúng nóng
- TCVN 9345:2012: Kết cấu bê tông, hướng dẫn kỹ thuật phòng chống nứt.
- TCVN 9115:2012: Kết cấu bê tông và BTCT lắp ghép - Thi công và nghiệm thu.
- TCVN 4447:2012: Công tác đất - quy phạm thi công và nghiệm thu.
- TCVN 9113:2012: Ống bê tông cốt thép thoát nước.
3.4. Giải pháp thiết kế:
- Khu vực thiết kế có cao độ tự nhiên thay đổi từ +1,95 đến +8,20. Hiện tại quanh khu
vực này đã có hồ sơ thiết kế hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Nên thuận lợi khớp nối thi công
các hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật.
- Định hướng toàn bộ nước mưa được thu gom vào tuyến cống khẩu độ từ B400 chạy
xung quanh khối công trình và các tuyến đường giao thông rồi gom về ống D600 đấu
nối với hệ thống thoát nước xung quanh.
- Cao độ thiết kế tim đường quy hoạch thấp nhất + 4,76m, cao nhất + 5,69m.
3.5. Quy mô và tải trọng thiết kế:
a. Quy mô công trình: Công trình hạ tầng kỹ thuật cấp III.
b. Chu kỳ tràn cống: 10 năm.
c. Tải trọng thiết kế:
- Cống dọc trên vỉa hè tải trọng 300kg/m2.
- Cống dưới đường tải trọng HL93 hoặc tương đương.
3.6. Giải pháp kết cấu:
a. Mương, hố ga trên vỉa hè:
- Mương:
+ Đan mương đậy tấm COMPOSITE tải trọng 250kN, rải sỏi trên bề mặt.
+ Kết cấu thân bằng BT đá 2x4 M150.
+ Lót móng cấp phối đá dăm loại Dmax 37,5 dày 10cm.
- Hố ga:

+ Đan BT đá 1x2 M200.
+ Kết cấu thân bằng đá 2x4 M150.
+ Cấp phối đá dăm loại Dmax 37,5.
b. Mương, hố ga dưới đường:
- Mương:
18


+ Đan mương đậy tấm COMPOSITE tải trọng 250kN.
+ Kết cấu thân bằng BTCT đá 1x2 M250.
+ Lót móng cấp phối đá dăm loại Dmax 37,5 dày 10cm.
- Hố ga:
+ Đan BT đá 1x2 M250.
+ Kết cấu thân bằng BTCT đá 1x2 M250.
+ Cấp phối đá dăm loại Dmax 37,5.
c. Cống D600:
+ BTLT đúc sẵn đá 1x2 M250.
+ Lót móng cấp phối đá dăm loại Dmax 25.
3.7. Phương pháp tính toán và công thức tính toán:
+ Phương pháp tính toán: Phương pháp cường độ giới hạn.
+ Công thức tính toán:
+ Lưu lượng tính toán thoát nước mưa của tuyến cống (l/s) được xác định theo công
thức tổng quát sau:
Qm= q.C.F
q - Cường độ mưa tính toán (l/s.ha)
C - Hệ số dòng chảy
F - Diện tích lưu vực mà tuyến cống phục vụ (ha)
Chú ý: Khi diện tích bề mặt có nhiều loại mặt phủ khác nhau thì hệ số C trung
bình xác định bằng phương pháp bình quân theo diện tích
Trong quy hoạch sử dụng đất trong dự án diện tích mặt phủ là cây xanh, thảm cỏ

chiếm khoảng 42% diện tích mái nhà, mặt phủ bê tông và mặt đường tb=57% (căn cứ
vào bản vẽ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 tổng mặt bằng dự án)
Loại mặt phủ

Tỉ lệ diện tích (%)

Hệ số mặt phủ C

%F*C

Mặt đường

31%

0.810

0.251

Mái nhà, mặt phủ bê tông

27%

0.810

0.219

Mặt cỏ, vườn, công viên

42%


0.370

0.144

HỆ SỐ MẶT PHỦ TRUNG BÌNH

0.625

Cường độ mưa được tính toán như sau:
19


q=

A(1 + C lg P )
(t + b) n

Thời gian dòng chảy mưa đến điểm tính toán t (phút), được xác định theo công
thức:
t = to + t1 + t2

(4)

to -Thời gian nước mưa chảy trên bề mặt đến rãnh đường, có thể chọn từ 5 đến 10
phút ;
t1-Thời gian nước chảy theo rãnh đường đến giếng thu (khi trong giới hạn tiểu
khu không đặt giếng thu nước mưa) xác định theo chỉ dẫn ở điều 3.14 TCVN 51-2008;
t2- Thời gian nước chảy trong cống đến tiết diện tính toán xác định theo chỉ dẫn
điều 3.15 TCXDVN 51-2008;
Thời gian nước mưa chảy theo rãnh đường t1 (phút) xác định theo công thức:

t1 = 0,021

L1
V1

L1 - Chiều dài rãnh đường (m);
V1 - Tốc độ chảy ở cuối rãnh đường (m/s).
Thời gian nước mưa chảy trong cống đến tiết diện tính toán xác định theo công
thức:
t 2 = 0,017∑

L2
V2

L2 - Chiều dài mỗi đoạn cống tính toán (m);
V2 - tốc độ chảy trong mỗi đoạn cống tương đương (m/s).
Lưu lượng hệ thống thoát nước chung :

Q= Qm

* Kiểm tra khả năng thoát của cống : (Xem bảng tính toán thủy lực kèm theo).
Áp dụng công thức sau:
Q = ωc C Ri

Trong đó:
Q:

(m3/s)

Lưu lượng của cống


c : Diện tích mặt cắt ướt của cống
R:

Bán kính thủy lực

i : Độ dốc đáy cống
n : Hệ số nhám vật liệu lòng cống n=0,014(bê tông)
C:

Hệ số sezy
20


Công thức xác định các hệ số nêu trên:
R=

ωc
1
C = Ry
y
=
2
.
5
n

0
.
13


0
.
75
(
n

0
.
1
)
χ
n

χ = b + 2.h 1 + m 2 ω = ( b + m.h ).h

4. Thoát nước thải:
4.1. Căn cứ và tiêu chuẩn thiết kế:
a. Các căn cứ thiết kế:
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam.
- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013 của Quốc hội.
- Luật Quy hoạch đô thị ngày 17/06/2009 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam.
- Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 của Chính phủ về việc lập, thẩm định,
phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị.
- Nghị đinh số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/05/2015 của Chính phủ về quy đinh chi tiết một
số nội dung về quy hoạch đô thị.
- Thông tư số 06/2013/TT-BXD ngày 13/5/2013 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Hướng
dẫn về nội dung thiết kế đô thị.

- Thông tư số 01/2016/TT-BXD ngày 01/02/2016 về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về Các công trình hạ tầng kỹ thuật.
- Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29/06/2016 của Bộ Xây dựng quy định về hồ sơ
của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây
dựng khu chức năng đặc thù.
- Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/04/2008 về việc ban hành “Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng”.
- Quyết định số 1373/QĐ-UBND ngày 09/03/2015 của Ủy ban Nhân dân thành phố Đà
Nẵng về Phê duyệt Tổng mặt bằng điều chỉnh quy hoạch quy hoạch chi tiết TL 1/500
khu đô thị công nghệ FPT.
- Thông báo số 102/TB-UBND ngày 19/07/2017 của Ủy ban Nhân dân thành phố Đà
Nẵng về “Kết luận của Lãnh đạo thành phố tại cuộc họp nghe các sở, ngành chức năng
báo cáo xin chủ trương đầu tư và phương án kiến trúc, quy hoạch một số dự án, công
trình trên địa bàn thành phố”.
21


- Căn cứ Quyết định số 115/QĐ-UBND ngày 08/01/2018 của UBND thành phố Đà
Nẵng “Về việc Phê duyệt Tổng mặt bằng điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Phân
hiệu trường Đại học FPT tại thành phố Đà Nẵng”.
- Các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng hiện hành.
- Hồ sơ TKCS đã được thẩm định.
b. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế áp dụng:
- QCVN 01-2008/BXD: Quy chuẩn xây dựng Việt Nam quy hoạch xây dựng.
- QCVN 07-2016/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình HTKT đô thị.
- QCVN 14-2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.
- TCVN 4474-1987: Thoát nước bên trong - Tiêu chuẩn thiết kế.
- TCVN 7957-2008: Thoát nước.Mạng lưới bên ngoài và công trình-Tiêu chuẩn thiết kế.
- Tiêu chuẩn TCVN 7305:2008 “Ống nhựa Polyetylen dùng để cấp nước-yêu cầu kỹ
thuật”; Iso 4427:2007;

- Tiêu chuẩn ASTM A312 SCH 10S “Tiêu chuẩn ống thép không rỉ - Inox TP 304”

* Các tiêu chuẩn, tài liệu liên quan:
- TCVN 5945-2005: Nước thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thải.
- TCXDVN 33-2006:Cấp nước.Mạng lưới đường ống và công trình-Tiêu chuẩn thiết kế.
- Các bảng tính toán thủy lực - Cống và mương thoát nước, Gs. TSKH. Trần Hữu Uyển,
NXB Xây Dựng, 2003.
4.2. Giải pháp Thiết kế cống thoát nước thải:
- Hướng thoát nước :
+ Thiết kế tuân thủ theo quy hoạch chi tiết 1/500 được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Thiết kế tuân thủ theo hồ sơ thiết kế cơ sở được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Phương án thoát nước:
+ Hệ thống thoát nước thải sinh hoạt đi riêng với nước mưa, trong đó nước thải sinh
hoạt phải được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại trước khi thoát vào hệ thống thoát nước thải.
+ Thiết kế hệ thống thoát nước thải trên nguyên tắc đảm bảo tự chảy là chính. Nước thải
từ các đối tượng thải nước được thải vào các hệ thống đường ống thu gom đến trạm
bơm trung chuyển đến Trạm xử lý nước thải, hệ thống đường ống thu gom bố trí đảm
bảo thu gom tất cả các nguồn nước thải trong khu vực của dự án.
+ Nước thải sinh hoạt và dân dụng được tập trung đưa về trạm xử lý nước thải tập trung
theo quy hoạch. Nước thải sau khi xử lý được xả vào nguồn tiếp nhận, chất lượng nước
thải trước khi thải ra đảm bảo theo QCVN 14:2008/BTNMT.
22


+ Mạng lưới thoát nước được sử dụng ống HPDE thu gom nước thải. Rác thải tuyệt đối
không cho vào hệ thống thoát nước. Độ dốc dọc trung bình của mương thoát nước vào
khoảng 0,3%.
- Mạng lưới thoát nước thải.
Mạng lưới thoát nước thải của dự án được thiết kế các tuyến ống cống theo sơ đồ
hộp: ống cống đặt dọc theo các tuyến đường đã được thiết kế quy hoạch, để các tuyến

ống tự chảy chảy về điểm đấu nối vào tuyến ống thoát nước thải của Thành phố theo
quy hoạch.
- Ống thoát nước
+ Các ống cống có đường kính D200 đến D300 đều sử dụng ống nhựa HDPE
+ Ống chôn trong phạm vi vỉa hè có chiều sâu chôn ống đến đỉnh ống tối thiểu là 0,5m,
phạm vi lòng đường xe chạy tối thiểu là 0,7m.
+ Phần móng dưới ống cống được xử lý lún và đạt sức chịu tải tối thiểu 15t/m2.
+ Độ dốc đặt ống tối thiểu 0.3%.
- Hố ga
+ Khoảng cách giữa các hố ga trung bình 20-30 m. Được thiết kế theo thiết kế 1.1m x
1.1m . Kích thước hố ga phụ thuộc vào đường kính cống.
+ Đáy hố ga bằng đáy đỉnh đường kính ngoài ống HDPE .
+ Kết cấu Hố ga: Đan ga bằng BTCT đổ tại chổ đá 1x2 M200 lắp ghép kích thước
(83x83) cm . Thân hố ga bằng BT đá 1x2 M200 đổ tại chỗ dày 20 cm. Móng bằng BT
đá 1x2 M200 đổ tại chỗ dày 20 cm, đặt trên lớp dăm sạn đệm dày 10cm.
5. Cấp nước:
5.1. Cơ sở và tiêu chuẩn thiết kế áp dụng:
* Cơ sở thiết kế:
Bản vẽ quy hoạch tổng mặt bằng Phân hiệu trường đại học FPT tại Đà Nẵng.
Bản vẽ TKCS đã được thẩm định.
* Tiêu chuẩn thiết kế áp dụng:
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình Hạ tầng kỹ thuật đô thị QCVN
07:2016/BXD của Bộ Xây dựng ban hành.
- Tiêu chuẩn TCVN 33-2006 “Cấp nước - mạng lưới đường ống và công trình”.
- Tiêu chuẩn TCVN 7305:2008 “Ống nhựa Polyetylen dùng để cấp nước – Yêu cầu kỹ
thuật”, ISO 4427:2007.
5.2. Giải pháp thiết kế:
23



1) Nguồn đấu nối:
- Trên cơ sở đường ống cấp nước hiện có cách ranh giới dự án 120m, dự án sẽ xây dựng
tuyến ống D110 đấu nối vào mạng lưới cấp nước (vị trí đấu nối xem bản vẽ).
2) Mạng lưới:
- Sử dụng mạng lưới vòng kết hợp với mạng tia cấp nước cho dự án.
- Tại những điểm phân nhánh cấp nước đặt van khóa và miệng khóa nước để thuận tiện
trong việc quản lý,sửa chữa.
- Với van thuộc đường ống có d ≥ 100 mm sử dụng van cổng:
+ Là loại van có ti chìm,đáy phẳng,mũ chụp ty,chịu lực PN>10(20kg/cm2),đóng mở
bằng tay.
+Van được đóng theo chiều kim đồng hồ
+ Là loại van cho ngành cung cấp nước đạt TCBS 4504 hay ISO 7005-2.Bảo hành 10
năm.
+ Lỗ khoan mặt bích theo tiêu chuẩn ISO 7005-2.
+ Bu lông côn tán đạt tiêu chuẩn của nhà thầu chế tạo.
+ Thân van và nắp đậy bằng gang xám hoặc gang dẻo.
+ Đĩa van được bọc phủ hoàn toàn trong cao su EPDM.
+ Vật liệu ti van bằng thép không gỉ hoặc đồng mangan.
+ Mũ chụp ty bằng gang
+ Đệm kín ty bằng hai vòng đệm chữ “O”
+ Chống ăn mòn bằng sơn phủ hoàn toàn trong và ngoài bằng bột epoxy theo tiêu
chuẩnAWWA C550,dày tối thiểu 250 micron.
- Tại những điểm ống ≥ D110 đổi hướng, điểm tê,cút,van đặt gối bê tông 1x2 M200
- Tại những điểm cao đặt van xả-thu khí:
Chức năng:
+Xả khí nhanh khi làm đầy nước vào ống.
+Xả khí bằng lỗ nhỏ khi ống đang hoạt động.
+Thu khí nhanh khi ống ở trạng thái chân không.
- Thân van bằng gang hay gang dẻo có phủ epoxy.
- Van được bảo vệ bằng chụp sắt d250 gia công có chừa lỗ thoát khí và lỗ mở van thử áp

lực,lỗ lắp ống thử áp lực.
- Điểm cuối nguồn bố trí hố van xả cặn để xúc xả tuyến ống theo định kỳ quản lý.
24


- Những điểm ống cấp nước gặp cống thoát nước sử dụng ống lồng hoặc vai bò để tránh
cống.
Đảm bảo yêu cầu vệ sinh đối với ống cấp nước.
- Nước đưa vào từng tiểu khu nhà ở bằng các tuyến ống D63 HDPE. Phần đấu nối vào
từng hộ bằng ống D27 HDPE thuộc hồ sơ cấp nước bên trong công trình.
- Tại các nút bố trí van khoá để có thể sửa chữa từng đoạn ống khi cần thiết.
- Tại các điểm nút và đầu các tuyến nhánh phân phối cho từng cụm nhà bố trí các hố
van (tại những điểm đủ không gian) và miệng khóa nước(tại những điểm hạn chế về
không gian)để thuận tiện cho việc vận hành,quản lý, bảo trì hệ thống.
- Tại các góc chuyển và trị trí van, tê, cút có bố trí gối đỡ BTCT.
3) Vật liệu ống:
- Sử dụng ống HDPE do có nhiều ưu điểm so với các loại ống khác như: chế độ thủy lực
tốt, chịu được áp lực cao, chịu được tác động của môi trường, tuổi thọ cao...
- Phụ tùng nối ống bằng HDPE đồng bộ, nối ống bằng phương pháp hàn nhiệt.
- Với ống qua đường có d≥100 sử dụng ống gang bảo vệ ống để tránh tác động của xe
lu khi thi công nền đường cũng như các tải trọng động của xe cộ sau này gây bể vỡ
ống.
- Ống gang dẻo phải được đúc li tâm phù hợp với tiêu chuẩn ISO 2531-1998.Độ dày
vách ống chịu áp phải có k=9 như quy định theo tiêu chuẩn ISO 2531-1998.
- Ống phải có mối nối thúc đầu đực,đầu cái.
- Chiều dài hữu dụng của ống 5,5m hoặc 6m hoặc 7m
- Joint nối kín có tính đàn hồi bằng EPDM theo tiêu chuẩn ISO 4633(E) 1996.
-Lòng tráng xi măng hỗn hợp theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 4179(E) 1980-1986.
- Lớp phủ bên ngoài là sơn bitum kẽm kim loại hoặc nhựa synthetic theo tiêu chuẩn ISO
8179.

- Mặt bích dùng cho ống phải đạt tiêu chuẩn ISO 7005-2,PN 20.
- Ống qua đường bằng HDPE sử dụng ống lồng thép bên ngoài để bảo vệ.
4) Độ sâu chôn ống:
+ 1,2 m với ống HDPE D100 qua đường.
+ 0,8 m với ống D110 HDPE và 0,5 đối với ống D63 chạy trên vỉa hè.
5.3. Biện pháp thi công công tác thử áp lực:

25


×