i
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ
---0O0---
PHÙNG THỊ LAN HƯƠNG
HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TRONG NGOẠI THƯƠNG
TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
HÀ NỘI -2006
ii
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ
----***---PHÙNG THỊ LAN HƯƠNG
HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TRONG NGOẠI THƯƠNG
TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI
Chuyên ngành
: Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế
Mã số
:603107
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
Người hướng dẫn khoa học: TS Hà Văn Hội
Hà Nội -2006
102
Mục lục
Chương 1: Khái quát chung về hoạt động bảo lãnh của ngân hàng thương
mại
1.1.Tổng quan về hoạt động bảo lãnh của ngân hàng thương mại
1.1.1 Q
1.1.2 M
1.1.3 Đ
1.1.4 C
1.2 Hoạt động bảo lãnh trong ngoại thương của các NHTM
1.2.1
Tính tất yếu của việc phát
1.2.2
Vai trò của hoạt động bảo
1.2.3
Chủ thể của một giao dịch
1.2.4
Các loại hình bảo lãnh tro
1.2.5
Cơ sở pháp lý của hoạt độn
1.2.6
Quy trình bảo lãnh trong h
ở Việt Nam
NHTM
1.3. Kinh nghiệm bảo lãnh của một số ngân hàng trên thế giới
1.3.1 Kinh nghiệm về bảo lãn
1.3.2 Kinh nghiệm bảo lãnh ở
1.3.3 Các nước Liên hiệp Châ
1.3.4 Bài học kinh nghiệm vớ
103
Chương 2 Hoạt động bảo lãnh trong ngoại thương tại NHNT Hà Nội
2.1. Khái quát về Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
2.1.1. Sự hình thành và phát triển
2.1.2. Các nghiệp vụ ngân hàng q
Nội
2.2.Tình hình thực hiện hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng Ngoại thương
Hà Nội.
2.2.1.Các đối tượng được ngân h
2.2.2.Tình hình bảo lãnh trong ng
2001 đến nay
2.2.3. Các hình thức bảo lãnh và
2.2.4
Nội.
2.2.5
2.2.6
2.2.7
2.2.8
Nội
2.3 Đánh giá hoạt động bảo lãnh trong ngoại thương của NHNT Hà Nội
2.3.1
2.3.2
Chương 3 Giải pháp hoàn thiện và phát triển hoạt động bảo lãnh trong ngoại
thương của ngân hàng ngoại thương Hà Nội
104
3.1 Định hướng phát triển hoạt động bảo lãnh trong ngoại thương tại
Việt Nam
3.1.1
thương nói riêng
3.1.2
thời gian tới.
3.2 Một số giải pháp hoàn thiện và phát triển hoạt động bảo lãnh trong
ngoại thương của Ngân hàng ngoại thương Hà Nội
3.2.1
3.2.2
Kết luận
Tài liệu tham khảo
iii
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế hội nhập nền kinh tế thế giới và khu vực, cùng với sự phát
triển mạnh mẽ của thương mại quốc tế, đòi hỏi phải không ngừng mở rộng và
hoàn thiện các quan hệ tiền tệ - tín dụng - thanh toán quốc tế của ngân hàng
thương mại nhằm đóng vai trò như là người mở đầu, người điều chỉnh, người
tham gia vào các quan hệ kinh tế thương mại nói trên, tạo điều kiện để ngân
hàng và các ngành kinh tế khác hội nhập vào nền kinh tế thế giới hiện đại.
Trong đó, hoạt động đầu tư và tín dụng, bảo lãnh ngân hàng đã xuất hiện như
là một tất yếu của quá trình hội nhập. Trong cơ chế thị trường một doanh
nghiệp đều phải chịu sự điều tiết của quy luật cạnh tranh, hiện tượng phá sản
xảy ra không chỉ đối với các ngân hàng nhỏ mà cả đối với các ngân hàng lớn.
Chính vì vây, cùng với sự mở rộng thị trường giao dịch, đa dạng hoá các dịch
vụ ngân hàng đòi hỏi trong thực tế phải không ngừng hoàn thiện, không
những đối với các công cụ kỹ thuật để thích ứng với việc sử dụng chúng trên
thị trường mà còn phải tiếp cận nhanh chóng các nghiệp vụ và tác nghiệp cụ
thể về buôn bán và nghiệp vụ tín dụng và thanh toán quốc tế.
Ở
Việt Nam hoạt động của các ngân hàng thương mại đã sớm thích nghi
với cơ chế thị trường, đặc biệt là đã hình thành và cung cấp nhiều dịch vụ
ngân hàng mới, đáp ứng nhu cầu của sự phát triển kinh tế nói chung và của
hoạt động xuất nhập khẩu của Việt nam nói riêng. Trong đó, hoạt động bảo
lãnh trong ngoại thương của các ngân hàng thương mại Việt Nam đã góp phần
đáng kể trong việc kích thích sự tăng trưởng của ngoại thương Việt Nam. Tuy
nhiên do nền kinh tế thường xuyên biến động, chính sách kinh tế vĩ mô, chính
sách tiền tệ chưa ổn định, hệ thống luật pháp chưa đồng bộ và rõ ràng nên
hiệu quả hoạt động của này còn chưa cao, độ an toàn của các ngân hàng
thương mại trong việc thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế nói
iv
chung và nghiệp vụ bảo lãnh nói riêng còn nhiều vấn đề hạn chế, làm thiệt hại
đến tài sản và uy tín của ngân hàng.
Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề trên, tôi chọn đề
tài: “Hoạt động bảo lãnh trong ngoại thương tại ngân hàng Ngoại thương
Hà Nội”
2. Tình hình nghiên cứu
-
Về góc độ lý luận, có nhiều tài liệu trong và ngoài nước đã nghiên cứu
và phân tích về hoạt động bảo lãnh nói chung của các ngân hàng thương mại
như giáo trình nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của GS TS Lê Văn Tư - Nhà xuất
bản thống kê năm 2003; Tín dụng ngân hàng của TS Nguyễn Văn Tiến -Nhà
xuất bản thống kê năm 2001.
- Về góc độ thực tiễn, đã có một số bài báo của một số tác giả trong
nước
đề cập đến hoạt động bảo lãnh tại một số ngân hàng thương mại Việt Nam.
Tuy nhiên các nghiên cứu đó còn phân tích ở góc độ chung, mang tính tổng
thể, chưa đi sâu vào một ngân hàng cụ thể và chưa được cập nhật.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản của hoạt động bảo lãnh trong
ngoại thương của ngân hàng thương mại. Trên cơ sở đó phân tích và đánh giá
thực trạng hoạt động bảo lãnh trong ngoại thương tại ngân hàng ngoại thương
Hà Nội, đồng thời đưa ra những giải pháp hoàn thiện và phát triển hoạt động
bảo lãnh tại ngân hàng ngoại thương Hà Nội.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Về đối tượng nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động bảo lãnh trong ngoại thương của
ngân hàng Ngoại thương Hà Nội.
Phạm vi nghiên cứu:
v
Mặc dù ở Việt Nam, ngay từ sau khi Đảng và Nhà nước ta thực hiện
chính sách mở cửa nền kinh tế, hoạt động bảo lãnh trong ngoại thương đã ra
đời để đáp ứng yêu cầu phát triển của hoạt động thương mại quốc tế. Tuy
nhiên, để đánh giá sâu hơn, luận văn giới hạn việc nghiên cứu, đánh giá hoạt
động bảo lãnh trong ngoại thương của Ngân hàng ngoại thương Hà Nội trong
vòng 5 năm qua, từ năm 2001 đến năm 2005.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trước hết luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng để phân
tích sự hình thành và phát triển các hoạt động bảo lãnh của ngân hàng thương
mại.
Bên cạnh đó, phương pháp phân tích, tổng hợp, diễn giải quy nạp được
sử dụng nhằm phân tích, đánh giá quá trình mở rộng và phát triển hoạt động
bảo lãnh trong ngoại thương của Ngân hàng ngoại thương Hà Nội.
Đồng thời, luận văn sử dụng phương pháp thống kê như là một công cụ
phân tích số liệu để minh chứng cho các vấn đề nghiên cứu.
6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn
-
Hệ thống hoá được các luận điểm khoa học, thông lệ quốc tế về nghiệp
vụ bảo lãnh.
- Tổng kết được những thành công và tồn tại trong việc thực hiện hoạt
động bảo lãnh trong ngoại thương tại ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
-
Nêu ra những giải pháp và những kiến nghị nhằm hoàn thiện và phát
triển hoạt động bảo lãnh trong ngoại thương tại ngân hàng ngoại thương Hà
Nội.
7. Nội dung của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về hoạt động bảo lãnh của ngân hàng thương
mại
vi
Chương 2: Hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng Ngoại thương Hà Nội.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện và phát triển hoạt động bảo lãnh trong
ngoại thương tại ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
Thank you for evaluating
AnyBizSoft PDF Merger! To remove
this page, please register your
program!
Go to Purchase Now>>
AnyBizSoft
PDF Merger
Merge multiple PDF files into
one
Select page range of PDF to merge
Select specific page(s) to merge
Extract page(s) from different
PDF files and merge into one