Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 19

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.82 KB, 29 trang )

THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG
ĐÀ 19
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 19
• Tên Công ty: Công ty cổ phần Sông Đà 19
• Tên tiếng Anh: Song Da 19 Joint Stock Company
• Tên viết tắt: Song Đa 19 JSC
• Mã cổ phiếu: SJM
• Số lượng cổ phiếu lưu hành : 1.500.000 Cổ phần
• Trụ sở chính: Tầng 1- ĐN3- Nhà CT9- KĐTM Mỹ Đình- Mễ Trì- Từ
Liêm-Hà Nội
• Điện thoại : 043.9949882
• Fax: 043.7876375
• Web: http:// www.songda19.com.vn
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
- Là một xí nghiệp xây dựng trang trí nội thất được thành lập từ khi giải phóng
năm 1975 thuộc liên hiệp xây dựng số 2 sau này đổi tên thành Công ty xi măng vật
liệu xây dựng và xây lắp Đà Nẵng
- Ngày 26 tháng 6 năm 1997 Bộ xây dựng có quyết định số 387/QĐ về việc
thành lập Công ty xây dựng trang trí nội thất Sông Đà 19 thuộc Tổng công ty Sông
Đà trên cơ sở Xí nghiệp xây dựng trang trí nội thất thuộc Công ty xi măng vật liệu
xây dựng và xây lắp Đà Nẵng.
- Ngày 18 tháng 6 năm 2003 Bộ xây dựng có quyết định số 869/QĐ/BTX của
Bộ trưởng Bộ xây dựng về việc chuyển Công ty thành Công ty cổ phần Sông Đà 19
và hoạt động theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 3203000128 do sở kế hoạch đầu
tư TP Đà Nẵng cấp ngày 15 tháng 7 năm 2003. Từ đây Công tyt Cổ phần Sông Đà 19
1
Võ Thị Thu Giang Lớp: TCDN_K21
1
chính thức hoạt động với số vốn điều lệ ban đầu là 3.000.000.000, đồng ( Ba tỷ
đồng )
- Ngày 27 tháng 04 năm 2005 Công ty tăng vốn điều lệ lên 4.000.000.000, đồng


( Bốn tỷ đồng ) theo giấy phép đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ nhất do Sở kế
hoạch đầu tư TP Đà Nẵng cấp.
- Ngày 14 tháng 9 năm 2007 Công ty tăng vốn điều lệ lên 15.000.000.000, đồng
( Mười lăm tỷ đồng ) theo giấy phép đăng ký kinh doanh thay đổi lần 2 do Sở kế
hoạch đầu tư TP Đà Nẵng cấp.
- Tháng 12 năm 2007 Công ty được Trung tâm giao dịch Chứng khoán Hà Nội
chấp thuận nguyên tắc niêm yết cổ phiếu trên thị trường .
- Ngày 09 tháng 01 năm 2008 đã được chấp thuận chính thức với mã cổ phiếu
là SJM theo quyết định số 03/GCN-TTGDHN
- Tháng 5 năm 2009 Công ty chuyển trụ sở chính từ 12 Hồ Xuân Hương- Quận
Ngũ Hành Sơn-TP Đà Nẵng ra Tầng 1- ĐN3- Nhà CT9- KĐT mới Mỹ Đình- Mễ Trì-
Từ Liêm- Hà Nội, nhằm mở rộng thị trường ra khu vực phía Bắc và tăng cường sức
cạnh tranh trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Tháng 7 năm 2009 Chi nhánh Công ty Cổ phần Sông Đà 19 tại Đà Nẵng được
thành lập và hoạt động theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 0400450691-001 ngày
30 tháng 7 năm 2009 do Sở kế hoạch và đầu tư TP Đà Nẵng cấp.
Tính đến nay Công ty đã có bề dày truyền thống hơn 30 năm hoạt động trong lĩnh
vực xây lắp và xây dựng dân dụng. Công ty không ngừng phát triển về mọi mặt cả về
quy mô tổ chức, năng lực, ngành nghề cũng như phạm vi hoạt động. Tổng lợi nhuận
năm sau cao hơn năm trước, đời sống vật chất tinh thần của người lao động ngày
càng được nâng cao.
2. Định hướng phát triển của công ty
Sự phát triển của nền kinh tế kéo theo sự phát triển của nhiều ngành nghề trong
đó xây dựng cơ bản và công nghiệp năng lượng là hai ngành luôn đi tiên phong so
với các lĩnh vực khác. Nhận biết được tầm quan trọng đó, trong giai đoạn tới Nhà
2
Võ Thị Thu Giang Lớp: TCDN_K21
2
nước đã xác định tập trung vào phát triển mạnh mạng lưới thủy điện là lĩnh vực mà
chúng ta có tiềm năng để khai thác. Để đưa Công ty phát triển phù hợp với xu thế

phát triển của nền kinh tế, trong các năm tiếp theo, Ban lãnh đạo Công ty định hướng
tiếp tục phát huy kinh nghiệm và năng lực của mình vào lĩnh vực thủy điện và xây
dựng cơ bản, coi đây là lĩnh vực mũi nhọn để tập trung phát triển. Như vậy, lĩnh vực
kinh doanh trong những năm tới của Công ty có rất nhiều triển vọng và hoàn toàn
phù hợp với định hướng phát triển của Nhà nước và ngành xây dựng.
- Duy trì các mối quan hệ với khách hàng sẵn có, không ngừng phát triển khách
hàng tiềm năng, phát huy thế mạnh về thi công các công trình giao thông, thuỷ lợi,
thuỷ điện, hạ tầng và đầu tư các công trình điện, bất động sản, đầu tư đổi mới máy
móc thiết bị.
- Nâng cao tỷ trọng thi công cơ giới trong cơ cấu hoạt động kinh doanh của
Công ty.
- Tham gia đấu thầu các dự án về giao thông, thuỷ lợi, thuỷ điện tại khu vực
Miền Trung, Tây nguyên có nguồn vốn đầu tư rõ ràng cũng như tham gia thi công các
công trình do Tổng công ty Sông Đà đầu tư tại địa bàn Miền Trung, Tây Nguyên và
Lào.
- Tiếp tục đầu tư các dự án Thuỷ điện và Bất động sản để có công ăn việc làm
cũng như lợi nhuận khi khai thác dự án.
- Tăng cường đầu tư máy móc thiết bị để nâng cao năng lực thi công.
- Duy trì thực hiện tốt quy trình quản lý và sản xuất theo các tiêu chuẩn ISO
9001: 2000 giữ vững thương hiệu Sông Đà.
- Phát triển nguồn nhân lực thông qua đào tạo để đưa tay nghề của Kỹ sư cũng
như công nhân chuyên nghiệp lên tầm khu vực. Xây dựng đội ngũ kinh doanh về
nghiệp vụ, khả năng ngoại giao cũng như nâng cao nhiệm vụ, vai trò của các cán bộ
lãnh đạo.
- Đa dạng hoá sản phẩm và mở rộng thị trường bằng cách chủ động tìm đến
Chủ đầu tư các dự án tiềm năng.
3
Võ Thị Thu Giang Lớp: TCDN_K21
3
3. Lĩnh vực sản suất kinh doanh

- Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông., thuỷ lợi, thuỷ
điện, đường xây và trạm biến áp, sân bay bến cảng, cầu
- Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng;
- Đầu tư và kinh doanh cơ sở hạ tầng, kinh doanh nhà, khách sạn;
- Đầu tư xây dựng và kinh doanh điện;
- Xuất nhập khẩu vật tư thiết bị.
- Khai thác, chế biến và kinh doanh khoáng sản ( trừ loại khoáng sản Nhà nước
cấm)
- Đầu tư và kinh doanh bất động sản;
- Phá dỡ, san lấp và chuẩn bị mặt bằng công trình xây dựng;
- Dịch vụ nổ mìn
Những công trình đã và đang thực hiện hiện nay :
- Các hạng mục công trình tại Thủy điện Xecaman 3
- Đường du lịch ven biển quảng Nam,
- Đầu tư và kinh doanh hạ tầng khu dân cư 12 Hồ Xuân Hương ĐN
- Các hạng mục công trình tại KĐT Nam An Khánh- Hà Nội
- Bệnh viện Đa Khoa Bắc Ninh
- Nhà máy SX khí Công nghiệp - Hóa cốc Hà Tĩnh
- Hạng mục thi công vận hành 1- Dự án thủy điện Đăc Mi 2- Tỉnh Quảng Nam
- Cải tạo, nâng cấp tỉnh lộ 4 đoạn Km41+500 -:- Km 49 +021,85 thuộc dự án
cải tạo tỉnh lộ 4 ( đoạn Km 3+000 -Km 49+021,85)
- Nhà luyện tập Golf Phương Đông tại Mỹ Đình- Mễ Trì- Từ Liêm- Hà Nội
Các công trình đã và đang thi công luôn đảm bảo chất lượng và đúng hẹn đồng thời
mang lại niềm tin cho khách hàng. Cùng với xu thế hội nhập cũng như nhu cầu phát
triển của Doanh nghiệp Công ty CP Sông Đà 19 rất mong nhận được sự hợp tác của
4
Võ Thị Thu Giang Lớp: TCDN_K21
4
các tổ chức và các cá nhân trong và ngoài nước để cùng hợp tác kinh doanh và phát
triển.

4. Tổ chức bộ máy quản lý ở công ty
II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN SÔNG ĐÀ 19
Phân tích tài chính doanh nghiệp là một nội dung rất quan trọng đối với bất kỳ
một doanh nghiệp nào hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường.
Đối với các nhà đầu tư và các ngân hàng thì hoạt động phân tích tài chính rất được
coi trọng và được tiến hành từ sớm nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động đầu tư và
kinh doanh của mình. Tuy nhiên ở Việt Nam, hầu hết các Công ty mới chỉ tiến hành
hoạt động này trong vài năm trở lại đây, Công ty Cổ phần Sông Đà 19 cũng không
nằm ngoài số đó. Trong khoảng thời gian ngắn đó, công tác phân tích tài chính đã
5
Võ Thị Thu Giang Lớp: TCDN_K21
5
bước đầu được quan tâm và có những đóng góp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
sản xuất kinh doanh của Công ty.
6
Võ Thị Thu Giang Lớp: TCDN_K21
6
2.1. Công tác tổ chức hoạt động phân tích
Nhìn chung Công ty đã quan tâm tới việc tổ chức công tác phân tích tài chính,
nhưng hiện nay việc tổ chức hoạt động này vẫn còn khá sơ sài, mang tính hình thức
bắt buộc, chưa thực sự vì mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính mà mới chỉ
dừng lại ở mức thực hiện đúng theo chủ trương của chế độ kế toán mới. Chưa xây
dựng được một quy trình phân tích hoàn chỉnh từ xác định mục tiêu, kế hoạch phân
tích mà chỉ lặp lại các phương pháp, nội dung phân tích tài chính từ năm này qua năm
khác. Công ty cũng chỉ phân tích tài chính môt lần duy nhất vào cuối chu kỳ kinh
doanh (vào cuối mỗi năm).Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, một trong số đó
là do Công ty chưa thực sự thấy rõ tầm quan trọng cũng như hiệu quả hoạt động phân
tích tài chính có thể đem lại.
Công tác này do Phòng Tài chính - Kế toán đảm nhận và thực hiện nhằm mục

đích đánh giá kết quả hoạt động của Công ty trong năm vừa qua nhằm tìm ra các
nguyên nhân và các nhân tố tác động đến kết quả đó, xây dựng các báo cáo, kế
hoạch, chiến lược tài chính ngắn hạn và dài hạn, định hướng phát triển cho Công ty
trong thời gian tới. Tuy nhiên, hiện nay công tác này chỉ do hai người của phòng đảm
nhận và thực hiện tất cả các bước phân tích, hơn nữa các cán bộ của phòng được đào
tạo chủ yếu về chuyên ngành kế toán, chưa được đào tạo chính quy về tài chính
doanh nghiệp nên hoạt động phân tích tài chính vẫn chưa thực sự phát huy được hết
vai trò của nó.
2.2. Lựa chọn và xử lý thông tin
Thông tin được Công ty sử dụng trong phân tích tài chính là các báo cáo tài chính
bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, và thuyết minh Báo cáo
tài chính. Các báo cáo này do phòng Tài chính - Kế toán tổng hợp và lập định kỳ. Báo
cáo lưu chuyển tiền tệ mặc dù đã được lập nhưng chưa được Công ty sử dụng trong
phân tích.
Số liệu sử dụng trong phân tích thường cũng chỉ lấy số liệu trong hai năm, năm
hiện tại và năm liền kề trước đó. Chưa sử dụng số liệu của nhiều năm liên tiếp để
đánh giá sự biến động qua nhiều năm và có một cái nhìn tổng quát hơn.
7
Võ Thị Thu Giang Lớp: TCDN_K21
7
Ngoài những thông tin có được từ các Báo cáo tài chính trên, Công ty hầu như
không sử dụng thêm một nguồn thông tin nào từ bên ngoài như thông tin liên quan
đến trạng thái nền kinh tế, cơ hội kinh doanh, chính sách thuế, lãi suất, các thông tin
liên quan đến ngành nghề hoạt động… Đây là một thực tế không chỉ của Công ty Cổ
phần Sông Đà 19 mà của hầu hết các công ty ở Việt Nam hiện nay.
Việc xử lý thông tin còn rất sơ sài, hầu hết mới chỉ dừng lại ở việc tính toán, so
sánh, giải thích một số chỉ tiêu mà hầu như chưa có sự đánh giá, giải thích nguyên
nhân. Các thông tin sử dụng từ hầu hết là các thông tin có được từ sổ sách kế toán mà
không có sự kiểm tra tính xác thực, bổ sung các thông tin khác và xử lý sơ bộ.
2.3. Phương pháp phân tích tài chính được sử dụng tại Công ty

Công ty chỉ áp dụng các phương pháp phân tích truyền thống là phương pháp so
sánh và phương pháp tỷ số. Chưa áp dụng các phương pháp phân tích tài chính hiện
đại như phương pháp Dupont. Tuy nhiên, sự kết hợp giữa hai phương pháp trên vẫn
chưa thực sự đồng bộ và phát huy hết được hiệu quả của nó do việc tiến hành so sánh
chỉ tiêu của hai năm cũng như so sánh các chỉ tiêu chi tiết với các chỉ tiêu tổng quát
không kết hợp với việc phân tích các tỷ số nên không thấy được sự tương quan giữa
số tuyệt đối và số tương đối.
- Đối với phương pháp so sánh: Công ty sử dụng để phân tích các Báo cáo tài
chính, qua đó xem xét cấu trúc tài sản, nguồn vốn, phát hiện các đặc trưng trong phân
bố tài sản và nguồn vốn. Công ty sử dụng phương pháp này vì nó tương đối đơn giản,
so sánh giữa số liệu năm nay với số liệu năm trước để thấy mức độ tăng trưởng, so
sánh số thực hiện với số kế hoạch để đánh giá mực độ hoàn thành so với kế hoạch đã
đề ra.
- Đối với phương pháp tỷ số: Công ty tiến hành phân tích cả 4 nhóm chỉ tiêu:
nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán, nhóm chỉ tiêu về khả năng cân đối vốn, nhóm
chỉ tiêu về khả năng hoạt động và nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời. Việc xem xét
các nhóm chỉ tiêu này cho thấy cơ cấu vốn, đánh giá khả năng thanh toán, hiệu quả
hoạt động và quan trọng nhất là xem xét khả năng sinh lời của Công ty.
8
Võ Thị Thu Giang Lớp: TCDN_K21
8
Công ty vẫn chưa sử dụng phương pháp phân tích Dupont mặc dù đây là một
phương pháp đem lại hiệu quả cao, tuy nhiên nó khá mới mẻ, đòi hỏi phải sử dụng
kính tế lượng để đánh giá sự tác động của các chỉ tiêu thành phần với chỉ tiêu tổng
hợp và giữa các chỉ tiêu thành phần với nhau.
III. PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY
1. Phân tích quy mô vốn của công ty
Phân tích tình hình tài chính của công ty là việc xem xét, nhận định để rút ra
những nhận xét, những kết luận chung nhất về tình hình tài chính của công ty. Vì giúp
cho người sử dụng biết được tình hình tài chính của công ty là khả quan hay không

khả quan, từ đó có đầy đủ nhận chứng để nhận thức một cách đúng đắn về công ty,
khách quan chính xác, kịp thời và có hệ thống các hoạt động sản xuất kinh doanh để
có những lựa chọn đúng hướng và những quyết định hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động của công ty.
Để đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty, trước hết ta tiến hành so
sánh tổng số tài sản và tổng số nguồn vốn của công ty giữa năm 2007-2008. 2008-
2009. Từ đó có thể thấy được quy mô vốn mà công ty sử dụng trong kỳ là lớn hay
nhỏ và sự biến đổi của nó, đồng thời ta thấy được khả năng huy động vốn từ những
nguồn khác nhau của công ty.
Việc phân tích dựa trên cơ sơ dữ liệu bảng số cân đối kế toán năm 2007, 2008,
2009. Qua bảng phân tích quy mô vốn của công ty ta nhận thấy năm 2008 tổng tài sản
và nguồn vốn mà công ty sụt giảm, chênh lệch 2008-2007 là -9.235.612.450 đồng (-
16,46%).
Trong đó TSLĐ và ĐTNH giảm -6.261.473.834 đồng (-12,37%) và tổng số TSCĐ
và ĐTDH giảm -2.974.138.616 đồng (-54,23%). Do thị trường năm 2008 có sự biến
động lớn về giá thép cũng như nguyên vật liệu cho hoạt động thi công xây dựng. Do
vậy mà hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty gặp khó khăn, nhiều công trình thi
công dở dang, phải chậm lại.
Đến năm 2009, nền kinh tế ổn định hơn, thị trường giá thép và nguyên vật liệu đã
được bình ổn, nên năm 2009 tổng tài sản và nguồn vốn của công ty đã tăng lên
9
Võ Thị Thu Giang Lớp: TCDN_K21
9
33.617.003.158 đồng (71,74%). Trong đó TSLĐ và ĐTNH tăng 13.147.048.728 đồng
(29,64%). Mức tăng ở đây chủ yếu là tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, phản ánh
đây là năm mà hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty khởi sắc, một lượng rất lớn
tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn được huy động phục vụ sản xuất kinh doanh.
Năm 2009, công ty đã đầu tư vốn vào việc hiện đại hóa máy móc trong sản xuất kinh
doanh, nâng cấp, sửa chữa, mua thêm thiết bị. TSCĐ và ĐTDH tăng từ
2.509.721.251 đồng năm 2008 lên 22.979.675.681 đồng năm 2009.

10
Võ Thị Thu Giang Lớp: TCDN_K21
10
BẢNG 2.1 – Quy mô vốn của công ty
Đơn vị : Đồng
Chỉ tiêu MS
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Chênh lệch năm
2008 so với 2007
Chênh lệch năm
2009 so với 2008
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
Số
tiền
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
A.TSLĐ và ĐTNH 100 50.612.030.946 90,22 44.350.557.112
94,64
57.497.605.840 71,44 -6.261.473.834 -12,37 13.147.048.728 29,64
B.TSCĐ và ĐTDH 200 5.483.859.867 9,78 2.509.721.251
5,36
22.979.675.681 28,56 -2.974.138.616 -54,23 20.469.954.430 815,62
Tổng cộng tài sản

250 56.095.890.813 100 46.860.278.363 100 80.477.281.521 100 -9.235.612.450 -16,46 33.617.003.158 71,74
A.Nợ phải trả 300 37.764.855.336 67,32 28.329.496.996
60,46
59.484.883.648 73,91 -9.435.358.340 -24,98 31.155.386.652 109,98
B.Nguồn vốn chủ sở
hữu
400 18.331.035.477 32,68 18.530.781.367 39,54 20.992.397.873 26,09 199.745.890 1,09 2.461.616.506 13,28
Tổng cộng nguồn vốn 430 56.095.890.813 100 46.860.278.363 100 80.477.281.521 100 -9.235.612.450 -16,46 33.617.003.158 71,73
11
Võ Thị Thu Giang Lớp: TCDN_K21
11

×