Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

Phân tích thực trạng công tác tạo động lực cho người lao động tại Tổng Công ty Xi măng Việt Nam thời gian qua

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (366.99 KB, 51 trang )

1
Phân tích thực trạng công tác tạo động lực cho người lao
động tại Tổng Công ty Xi măng Việt Nam thời gian qua
2.1 Tổng quan về Tổng Công ty Xi măng Việt Nam.
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Tổng Công ty Xi măng Việt
Nam
Sản xuất xi măng là một trong những cơ sở công nghiệp được hình thành và
phát triển sớm nhất ở Việt Nam. Nhà máy đầu tiên của ngành Xi măng Việt Nam là
nhà máy Xi măng Hải Phòng được khởi công xây dựng ngày 25/12/1899 với nhãn
mác con Rồng Xanh, Rồng Đỏ đã có mặt có mặt trên nhiều thị trường tiêu thụ ở các
nước Viễn đông, Java, Hoa Nam, Singapore...
Sau ngày thống nhất đất nước 30/4/1975, ngoài Nhà máy xi măng Hải Phòng và
một số cơ sở xi măng lò đứng, ngành xi măng còn tiếp quản nhà máy xi măng Hà
Tiên với công suất 300.000 tấn/năm, nhà máy xi măng Bỉm sơn (Thanh Hóa) với
công suất 1,2 triệu tấn Clinker/năm và Nhà máy xi măng Hoàng Thạch với công suất
1,1 triệu tấn Clinker/năm
Năm 1979 Liên hiệp các xí nghiệp xi măng được thành lập và đến 1993, được
đổi tên thành Tổng Công ty Xi măng Việt Nam. Năm 1994, Thủ tướng Chính phủ
quyết định thành lập Tổng Công ty Xi măng Việt Nam hoạt động theo mô hình Tổng
công ty 91 trên cơ sở sắp xếp lại các đơn vị lưu thông, sự nghiệp của Ngành xi măng.
Tổng Công ty Xi măng còn liên doanh với Tập đoàn Chinfon và Thành phố Hải
Phòng xây dựng nhà máy xi măng Chinfon công suất 1,4 triệu tấn/năm, liên doanh
với Hoderbank Financial Glaris Ltd (Thuỵ Sỹ) xây dựng nhà máy xi măng Sao Mai
(Hòn Chông, Kiên Giang) công suất 1,76 triệu tấn/năm, liên doanh với Nihon Cement
Corporation và Mitsubishi Materials Corporation (Nhật) xây dựng nhà máy xi măng
Nghi Sơn (Thanh Hoá) công suất 2,2 triệu tấn/năm.
Tổng Công ty Xi măng Việt nam là một trong 17 Tổng công ty được tổ chức và
hoạt động thí điểm theo mô hình Tập đoàn kinh tế.
2
Với mục tiêu: "Xây dựng Tổng công ty xi măng Việt nam thành Tập đoàn kinh
tế mạnh, có công nghệ sản xuất hiện đại, sản phẩm có chất lượng cao, có xuất khẩu


một phần xi măng, đóng vai trò chủ đạo trong việc cung ứng ổn định thị trường xi
măng trong nước", năm 2006 Tổng công ty xi măng Việt Nam chuyển sang hoạt động
theo mô hình công ty mẹ-công ty con và thành lập Công ty mẹ - Tổng Công ty Xi
măng Việt nam trên cơ sở tổ chức lại Tổng Công ty Xi măng Việt nam và Công ty xi
măng Hoàng Thạch.
Năm 2007 đổi tên gọi Tổng Công ty Xi măng Việt Nam thành Tổng Công ty
Công nghiệp xi măng Việt Nam với tên giao dịch quốc tế VIETNAM CEMENT
INDUSTRY CORPORATION (VICEM)
2.1.2 Lĩnh vực sản xuất kinh doanh
VICEM có nhiệm vụ tổ chức sản xuất, kinh doanh và đầu tư theo quy hoạch,
nhu cầu của nền kinh tế thị trường và chính sách của Nhà nước, bao gồm các hoạt
động trong các ngành, nghề và lĩnh vực chủ yếu sau:
- Công nghiệp xi măng: Khai thác các nhà máy hiện có, khảo sát, thăm dò đầu
tư xây dựng các nhà máy mới, trạm nghiền xi măng có công nghệ tiên tiến đảm bảo
tiêu chuẩn bảo vệ môi trường. Thăm dò và khai thác nguyên nhiên liệu và phụ gia để
sản xuất, kinh doanh xi măng và bao bì xi măng.
- Cơ khí: Bao gồm đúc, cán thép, chế tạo các sản phẩm cơ khí, thiết bị phụ
tùng, sửa chữa, lắp ráp thiết bị và dây chuyền sản xuất cho ngành công nghiệp xi
măng, vật liệu xây dựng và các ngành kinh tế khác.
- Khai khoáng và vật liệu xây dựng: Bao gồm thăm dò, khai thác đầu tư, sản
xuất và chế biến đất, đá, cát sỏi, và các loại khoáng sản công nghiệp, sản xuất, mua,
bán các sản phẩm vật liệu xây dựng.
- Xây dựng, quản lý, khai thác cảng biển, cảng sông; vận tải đường bộ, đường
sắt, đường thuỷ chuyên dùng; xếp dỡ hàng hoá.
- Đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp và đô thị; kinh doanh bất
động sản, phát triển nhà; cho thuê nhà xưởng, kho tàng, bến bãi, nhà ở, văn phòng.
- Xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng; sản xuất, kinh doanh điện;
trồng rừng, khai thác, chế biến cao su và các sản phẩm từ cao su.
- Các dịch vụ: tư vấn đầu tư, nghiên cứu khoa học công nghệ, tin học, đào tạo;
3

bảo hiểm, tài chính, ngân hàng; xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, xi măng và lao động;
điều trị bệnh nghề nghiệp và phục hồi chức năng; thương mại, khách sạn, du lịch và
các dịch vụ công cộng.
- Các ngành, nghề khác phù hợp quy định của pháp luật.
2.1.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Xi măng
Việt Nam trong thời gian vừa qua
Qua bảng 2.1 cho thấy doanh thu thu và lợi nhuận của Tổng công ty giai đoạn
2004 -2008 tăng dần qua các năm từ 12.819 tỷ đồng (năm 2004) lên tới 17.661 tỷ
đồng (năm 2005) với tốc độ tăng doanh thu bình quân là 9,45%/ năm. Cùng với sự
tăng trưởng về doanh thu, lợi nhuận của Tổng công ty đạt được trong 5 năm qua cũng
đã có sự tăng trưởng vượt bậc với mức lợi nhuận năm 2008 là 1.455,568 tỷ đồng, gấp
3,06 lần lợi nhuận năm 2004.
Hơn nữa, năng suất lao động tính theo doanh thu của tổng công ty và tiền lương
bình quân của người lao động cũng không ngừng được cải thiện và tăng dần qua các
năm. Cụ thể năng suất lao động bình quân tăng từ 68,172 triệu đồng/người/tháng năm
2004 lên đến 95,160 triệu đồng/người/tháng năm 2008 trong khi tiền lương bình quân
tăng từ 3,419 triệu đồng tới 5,896 triệu đồng/người/tháng. Tuy nhiên, khi so sánh
giữa tốc độ tăng năng suất lao động bình quân và tốc độ tăng tiền lương bình quân
cho thấy tốc độ tăng tiền lương bình quân luôn lớn hơn tốc độ tăng năng suất lao
động bình quân. Sự chênh lệch này nguyên nhân một phần lớn là do qui định về tăng
mức lương tối thiểu chung từ 290.000 đồng năm 2004 đến 540.000 đồng năm 2008
tương đương mỗi năm tăng 21,55%; ngoài ra còn do sự tăng năng suất lao động, số
người được nâng bậc lương hàng năm.
4
Bảng 2.: Kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty Xi măng Việt Nam giai đoạn 2004 -2008
TT Chỉ tiêu ĐVT 2004 2005 2006 2007 2008
Bình quân
2004-2008
1 Doanh thu
Tỷ đồng

12.819 13.177 14.002 14.872 17.661 14.506,2
2
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ đồng
475,217 578,178 474,079 690,533 1.455,658 734,715
3
Tổng quỹ tiền lương
Tỷ đồng
642,909 732,583 791,410 909,176 1.094,250 834,065
4
Tổng số lao động
người
15.670 15.865 15.277 14.531 15.466 15.361
5
NSLĐ bình quân
tr.đ/ng/th
68,172 69,214 76,378 85,289 95,160 78,843
6
Tiền lương bình quân
tr.đ/ng/th
3,419 3,857 4,317 5,214 5,896 4,541
7
Tốc độ tăng NSLĐ
%
-
1,53 10,35 11,67 11,57
-
8
Tốc độ tăng TLBQ
%

-
12,81 11,93 20,78 13,08
-
Nguồn: Số liệu báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty xi măng Việt Nam 2004-2008
5
Như vậy, trong thời gian vừa qua tuy còn gặp nhiều khó khăn, trong giai đoạn
chuyển đổi mô hình công ty cũng như chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính
nhưng với chiến lược phát triển đúng đắn, không ngừng đầu tư đổi mới công nghệ, áp
dụng các phương pháp quản lý tiên tiến, có một đội ngũ nhân lực chất lượng cao,
nhiệt tình hăng say gắn bó với công việc, tổng công ty vẫn trên đà duy trì và phát
triển hoạt động sản xuất kinh doanh đạt mức doanh thu và lợi nhuận cao, không
ngừng nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động từ đó củng cố và
nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.
2.1.4 Các đặc điểm của TCT Xi măng Việt Nam ảnh hưởng đến tạo động
lực cho người lao động
2.1.4.1 Đặc điểm về vốn
Bảng 2.2: Số liệu thống kê về kết quả tài chính
Đơn vị tính: Tỷ đồng, %
TT Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008
1 Tổng tài sản Tỷ đồng 22.692 27.834 38.718
2
Nguồn vốn CSH
Tỷ đồng
9.199 12.187 16.387
3
Tỷ trọng vốn CSH/ Tổng tài sản
%
40,53 43,78 42,42%
4
LN ròng/ Vốn CSH(ROE)

%
5,15 5,67 8,88
Nợ vay dài hạn
Tỷ đồng
7.689 8.542 15.426
Nguồn: Số liệu thống kê của Tổng công ty xi măng Việt Nam
Trong giai đoạn 2006- 2008, giá trị tổng tài sản cũng như nguồn vốn chủ sở hữu
của Tổng công ty có sự tăng trưởng đáng kể với mức tăng lần lượt là 1,70 và 1,78
lần. Trong đó, nguồn vốn chủ sở hữu ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản
của Tổng công ty. Bên cạnh đó, tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu cũng liên
tục tăng lên đạt 8,88% năm 2008. Như vậy, với năng lực vốn của Tổng công ty là
tương đối lơn và đang được sử dụng có hiệu quả sẽ góp phần tạo điều kiện cho công
ty đầu tư công nghệ, đổi mới cách thức quản lý, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
6
doanh cũng như đời sống của người lao động từ đó làm cho người lao động gắn bó
với công ty, có động lực làm việc cao.
2.1.4.2 Đặc điểm về lao động.
Số lao động của toàn Tổng công ty Xi măng Việt Nam có sự biến động trong
thời gian từ năm 2004 - 2008, dao động trong khoảng từ 14.531 đến 15.865 người.
Đặc biệt trong năm 2006 và 2007, một số công ty con tiến hành cổ phần hóa dẫn đến
số lượng lao động giảm mạnh, đến năm 2008 đã tăng lên và tổng lao động là 15.466
người.
Bảng 2.3: Cơ cấu lao động của TCTXMVN chia theo giới tính
Đơn vị: Người, %
Năm
Các chỉ tiêu
2006 2007 2008
Tổng số % Tổng số % Tổng số %
Tổng số 15277 100 14531 100 15466 100
Nam 12070 79,01 11390 78,38 12116 78,34

Nữ 3207 20,99 3141 21,62 3350 21,66
Nguồn: Số liệu thống kê của Tổng công ty xi măng Việt Nam
Xét theo giới tính và nhóm tuổi:cho thấy lao động nam tại Tổng công ty chiếm đa số
và có xu hướng giảm nhẹ về tỷ trọng từ 79,01% (2006) xuống còn 78,34%
(2008) trong khi đó tỷ trọng nữ có xu hướng tăng tương ứng từ 20,99% lên
21,66% (bảng 2.3).
Đối với một ngành sản xuất công nghiệp với đặc thù công việc nặng nhọc, độc
hại, phù hợp với lao động nam hơn lao động nữ như ngành xi măng thì cơ cấu lao
động theo giới tính của Tổng Công ty là hoàn toàn hợp lý. Tuy phần lớn số lao động
tại tổng công ty là nam nhưng nhu cầu đối với công việc của nam và nữ là khác nhau
nên khi tiến hành công tác tạo động lực lao động cũng cần phải quan tâm đến việc
xác định nhu cầu của lao động theo giới tính để đưa ra các biện pháp tạo động lực
phù hợp, thỏa mãn nhu cầu của người lao động.
7
Độ tuổi trung bình của lực lượng lao động trong Tổng công ty là 39,76 trong đó
nhóm độ tuổi từ 30 tuổi đến dưới 50 tuổi chiếm tỷ trọng cao nhất tới 68,01%, đây
chính là nhóm tuổi có nhiều kinh nghiệm trong công việc, là lực lượng nòng cốt tạo
điều kiện để phát triển doanh nghiệp (Hình 2.1). Do đặc điểm về độ tuổi khác nhau
nên nhu cầu đối với công việc của mỗi nhóm tuổi cũng khác nhau. Đối với những
người lao động trẻ có thể quan tâm hơn đến mức lương hấp dẫn, cơ hội học tập, cơ
hội thăng tiến, trong khi đó những người lao động cao tuổi và có thâm niên công tác
thì nên thiết kế lại công việc theo hướng làm mới mẻ công việc, giao thêm trách
nhiệm, giao quyền tự chủ trong công việc và công việc ổn định
Hình 2.: Cơ cấu lao động của TCTXMVN theo nhóm tuổi năm 2008
Nguồn: Số liệu thống kê của Tổng Công ty Xi măng Việt Nam
Nếu xem ở khía cạnh theo trình độ chuyên môn: qua bảng 2.4 cho thấy lực
lượng lao động tại Tổng công ty xi măng Việt Nam có chất lượng tương đối cao trong
đó và có xu hướng tăng lên về tỷ trọng lao động có trình độ đại học và trên đại học,
công nhân kỹ thuật tuy nhiên tốc độ tăng tương đối chậm. Trong khi đó tỷ trọng lao
động chưa qua đào tạo có xu hướng giảm. Lực lượng lao động có trình độ ngày càng

cao thì khả năng nắm bắt công việc, làm chủ thiết bị càng tốt từ đó nâng cao hiệu quả
thực hiện công việc, đạt nhiều thành tích. Và chính những thành tích, kết quả công
việc tốt lại là động lực thúc đẩy người lao động phấn đấu hơn nữa trong công việc.
Bảng 2.4: Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn
Đơn vị: người; %
Năm
Các chỉ tiêu
2006 2007 2008
SL % SL % SL %
Tổng số lao động 15.277 100 14.531 100 15.466 100
Trên đại học 78 0,51 81 0,56 89 0,58
Đại học 5.269 34,49 4.856 33.42 5.398 34,90
Cao đẳng và trung cấp 2.157 14,12 1.872 12,88 1.673 10,82
8
Công nhân kỹ thuật 7.076 46,32 6.907 47,53 7.561 48,89
Chưa qua đào tạo 697 4,56 815 5,61 478 3,09
Nguồn: Báo cáo thống kê về lao động Tổng công ty xi măng Việt Nam
Qua bảng 2.5 cho thấy cơ cấu lao động phân chia theo chức danh công việc cho
thấy tỷ lệ lao động gián tiếp tại toàn Tổng công ty năm 2008 chiếm tỷ trọng là
28,20%, còn lao động trực tiếp sản xuất kinh doanh chiếm tới 71,8%.
Bảng 2.5: Tổng số lao động chia theo chức danh công việc
ĐVT: Người.%
TT Chỉ tiêu
2008
Số lượng %
1 Ban giám đốc 138 0,89
2 Trưởng phó, các phòng ban đơn vị 1101 7,12
3 Cán bộ - viên chức chuyên môn nghiệp vụ 3123 20.19
4 Công nhân viên 11104 71,8
Tổng số 15466 100

Nguồn: Số liệu thống kê của Tổng công ty xi măng Việt Nam
Tiến hành nghiên cứu ở 3 Công ty xi măng Bút Sơn, Hoàng Thạch và Tam Điệp
thì tỷ trọng lao động gián tiếp cũng chỉ chiếm lần lượt là 25,8%; 28,86% và 29,24%.
Điều này cho thấy cơ cấu bộ máy quản lý của Toàn tổng công ty vẫn còn tương đối
cồng kềnh, làm tăng chi phí quản lý, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty do đó cần phải tinh giảm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp, giảm chi phí gián tiếp và tạo động lực thúc đẩy người lao động làm
việc. hiệu quả hơn.
2.1.4.3 Đặc điểm về qui trình công nghệ.
Hiện tại, Tổng công ty Xi măng Việt Nam đang sử dụng 2 loại dây chuyền công
nghệ sản xuất xi măng đó là phương pháp lò quay khô – công nghệ hiện đại của các
9
nước Tây Âu với quá trình sản xuất khép kín và điều khiển tự động tại phòng điều
khiển trung tâm từ khâu tiếp nhận nguyên, nhiên vật liệu cho đến khâu đóng bao
(phụ lục 3 ). Với phương pháp này đòi hỏi những người lao động phải có trình độ
cao, phải được đào tạo bồi dưỡng thường xuyên để có thể hiểu rõ nguyên lý hoạt
động của thiết bị để có thể vận hành thiết bị một cách tốt nhất. Còn phương pháp ướt
với dây chuyền công nghệ lạc hậu vẫn đang được sử dụng ở một số nhà máy, tuy
nhiên công ty cũng đã có kế hoạch chuyển dang dây chuyền công nghệ hiện đại hơn.
Do qui trình kỹ thuật công nghệ sản xuất phức tạp phải trải qua nhiều công đoạn nên
đòi hỏi phải sử dụng qui mô lao động lớn, với nhiều loại lao động ở các ngành nghề
và có trình độ khác nhau. Do đó, đòi hỏi cần phải có những biện pháp tạo động lực
phù hợp với tưng nhóm lao động khác nhau.
2.1.4.4. Cơ cấu tổ chức.
Tổng công ty Xi măng Việt Nam hiện nay đang hoạt động theo mô hình Công
ty mẹ - công ty con với cơ cấu tổ chức ma trận ( sơ đồ 2.3)
- Hội đồng quản trị là cơ quan trực tiếp quản lý điều hành Tổng công ty để thực
hiện các chiến lược phát triển.
- Ban kiểm soát: có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý trong mọi hoạt
động quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.

- Tổng Giám đốc: Do Hội đồng quản trị bổ nhiệm là người là người điều hành
Tổng công ty, là chủ tài khoản công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị,
và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Tổng Công ty.
- Các Phó Tổng Giám đốc giúp đỡ Tổng Giám đốc điều hành và quản lý các
hoạt động của Tổng công ty theo từng lĩnh vực cũng như khu vực được phân công
bao gồm: P.TGĐ khu vực miền Bắc, P.TGĐ khu vực miền Trung, P.TGĐ khu vực
miền Nam, P.TGĐ Tư vấn & Đào tạo; P.TGĐ Thương mại & Dịch vụ.
- Các phòng ban nghiệp vụ và phòng ban kỹ thuật thuộc Tổng công ty có trách
nhiệm giám sát, phối hợp cũng như theo dõi và hỗ trợ nghiệp vụ đối với các công ty
thành viên.
- 31 công ty xi măng thành viên, trung tâm đào tạo xi măng, trường cao đẳng
10
nghề xi măng, trung tâm công nghệ thông tin và tạp chí xi măng, ngoài ra còn các ban
quản lý dự án và các công ty thành viên khác.
Với cơ cấu tổ chức ma trận rất phù hợp với mô hình Công ty mẹ - công ty con
hiện nay tại Tổng công ty, giúp Tổng công ty có sự quản lý thống nhất đối với các
công ty thành viên, huy động và sử dụng các nguồn lực của Tổng công ty một cách
hiệu quả trong việc thực hiện các mục tiêu chiến lược đã đề ra. Tuy nhiên, với mô
hình ma trận rất phức tạp quản lý một số lượng lớn các công ty thành viên hoạt động
dưới các loại hình doanh nghiệp khác nhau đồng thời rất nhiều mối quan hệ quản lý,
trao đổi, hợp tác như trên đòi hỏi người quản lý phải có trình độ và năng lực không
ngừng được nâng cao để có thể vận hành cả hệ thống hoạt động trơn tru thông suốt.
11
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Tổng công ty Xi măng Việt nam
TỔNG GIÁM ĐỐC
P.TGĐ TV & ĐT
PTGĐ KV Miền Bắc
P.TGĐ KV Miền Trung
P.TGĐ KV Miền Nam
P.TGĐ TM & DV

Trường CĐ Nghề XM
Trung tâm Đào tạo xi măng
TT CNTT & Tạp chí XM
12
CTY XM Tam Điệp
CTY CP XM Bút Sơn
CTY XM Hải Phòng
CTY CP Bao bì Bút Sơn
CTY CP Bao bì Hoàng Thạch
CTY LD XM CH.Phong
CTY CP Bao bì Hải Phòng
CTY CP XM Bỉm Sơn
CTY XM Hoàng Mai
CTY CP Bao bì Bỉm Sơn
CTY XM Hải Vân
CTY CP Đá xây dựng Hòa Phát
13
CTCP XM-VLXD-XL Đà Nẵng
CTY LD XM Nghi Sơn
CTCP Thạch cao XM Huế
CTY CP Vận tải Hà Tiên
CTY XM Hà Tiên 1
CTCP XMHT2-Cần Thơ
CTY CP XM Hà Tiên 1
CTY LD XM HOLCIM VN
CTCP B.bì XMHT2-Kiên Giang
CTY LD BETON LAFARGE
CTY CP Tấm lợp Đồng Nai
CTCP Vật Tư-Vận tải Xi Măng
14

CTY XNK Xi Măng
CTCP Vận tải Hải Phòng
CTCP Thương mại Xi măng
Ban QLDA Cảng Nghi Sơn
CTCP Vận tải Hoàng Thạch
Các BQLDA & Cty T.viên khác
CTY CP Tài chính Xi Măng
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔ CHỨC ĐOÀN THỂ
BAN KIỂM SOÁT
CTY TV-ĐT-PT XM
CTY XM Hoàng Thạch
P. THỊ TRƯỜNG TCTY
15
P. KT-TK-TC TCTY
P. KT-KH TCTY
P. QL VỐN TCTY
P. ĐTƯ-XD TCTY
P. KỸ THUẬT TCTY
P. TDDA TCTY
P.TCLĐ TCTY
P. HCQT TCTY
P. CNTT TCTY
VP TCTY
BAN THI ĐUA TCTY
BAN NC-TT TCTY
16
BAN T.TRA-P.CHẾ TCTY
Quan hệ trực tuyến
Quan hệ gián tuyến

Phối hợp nghiệp vụ
Nguồn: Phòng Tổ chức lao động Tổng công ty xi măng Việt Nam
17
2.2 Phân tích thực trạng công tác tạo động lực cho người lao động
tại Tổng công ty xi măng Việt Nam trong thời gian vừa qua
2.2.1. Kết quả công tác tạo động lực cho người lao động trong thời gian vừa
qua
Động lực lao động có tác động trực tiếp đến hiệu quả lao động của người lao
động. Do đó để đánh giá kết quả công tác tạo động lực cho người lao động có thể đánh
giá thông qua một số chỉ tiêu sau:
Bảng 2.6: Kết quả công tác tạo động lực cho người lao động tại
Tổng Công ty Xi măng Việt Nam giai đoạn 2005-2008
Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007 2008
NSLĐ bình quân
trđ/ng/th
69,214 76,378 85,289 95,160
Tốc độ tăng NSLĐBQ
%
1,53 10,35 11,67 11,57
Lợi nhuận/doanh thu 0,043 0,062 0,083 0,119
Nguồn: Số liệu tính toán từ báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công
ty xi măng Việt Nam
Động lực lao động có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thực hiện công việc của
người lao động và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Qua bảng
2.1 và 2.6 cho thấy kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty có sự phát
triển trong giai đoạn 2004-2008 với biểu hiện cụ thể là sự tăng lên về doanh thu, lợi
nhuận và năng suất lao động. Số liệu cụ thể trong bảng 2.1 và đã được phân tích ở trên.
Bên cạnh đó thì chỉ số lợi nhuận trên doanh thu của Tổng công ty cũng tăng từ 0,043
năm 2005 lên 0,119 năm 2008, tức là cứ 1 đồng doanh thu tạo ra 0,119 đồng lợi nhuận.
Với những thành công đã đạt được đó, không thể phủ nhận những đóng góp của công

tác tạo động lực, đã đem lại cho người lao động cảm giác gắn bó với công việc, yên tâm
công tác, cố gắng phấn đấu học tập, có những phát minh sáng kiến đem lại nhiều lợi
nhuận cho công ty.
Bên cạnh đó, để đánh giá kết quả tạo động lực cho người lao động tác giả đã tiến
hành điều tra bằng bảng hỏi và phỏng vấn đối với người lao động tại 3 công ty: Công ty
cổ phần xi măng Bút Sơn, Công ty xi măng Hoàng Thạch và công ty xi măng Tam
18
Điệp. Với số phiếu được phát ra là 300 phiếu và thu về 294 phiếu, số phiếu hợp lệ là
286 phiếu.
Hình 2.2: Mức độ hài lòng với công việc của người lao động
Nguồn: Kết quả khảo sát về động lực lao động của người lao động tại
3 công ty xi măng thành viên của Tổng công ty xi măng Việt Nam
Qua số liệu khảo sát bằng bảng hỏi theo thang đo mức độ hài lòng đối với công
việc từ mức 1(hoàn toàn không đồng ý) đến mức lựa chọn 5 (hoàn toàn đồng) thì số
người trả lời là gần như hài lòng chiếm tỷ lệ cao nhất tới 44,1%. Tuy nhiên, giá trị trung
bình mức độ hài lòng đối với công việc lại chỉ đạt ở mức 3,39, cho thấy rằng nhìn
chung mức độ hài lòng đối với công việc vẫn chưa cao, vẫn còn khá nhiều người chưa
hài lòng với công việc chiếm tới 18%. Sự không hài lòng đối với công việc sẽ ảnh
hưởng tới động lực làm việc của người lao động, chỉ cố gắng hoàn thành công việc như
là một nghĩa vụ và trách nhiệm, không có sự tự nguyện cố gắng hoàn thành mục tiêu
của tổ chức cũng như để đạt được mục tiêu của chính mình.
Xem xét mức độ hài lòng theo chức danh công việc (bảng 2.7) có thể thấy, càng
lên vị trí cao thì mức độ hài lòng đối với công việc càng lớn. Cụ thể tỷ lệ trưởng phó
phòng ban chọn mức độ “gần như hài lòng” và “hoàn toàn hài lòng” chiếm tỷ trọng cao
nhất tương ứng là 62,5% và 25,5%, không có người nào trong số người được hỏi cho
rằng “không hài lòng với công việc”. Đây là những người lãnh đạo cao trong doanh
nghiệp, nắm giữ những vị trí quan trọng, được hưởng những quyền lợi và ưu đãi xứng
đáng nên khá hài lòng với công việc.
Bảng 2.7: Mức độ hài lòng với công việc chia theo chức danh
Đơn vị tính: Số phiếu, %

19
Chỉ tiêu
Hài lòng với công việc
Hoàn toàn
không hài
lòng
Không hài
lòng
Không có
ý kiến rõ
ràng
Gần như
hài lòng
Hoàn
toàn hài
lòng
Tổng
Trưởng, phó các
phòng ban
0 0 2 10 4 16
0% 0% 12,5% 62,5% 25,0% 100%
Trưởng, phó
phân xưởng
2 4 9 21 4 40
5,0% 10% 22,5% 52,5% 10% 100%
Viên Chức
CMNV
4 3 3 20 1 31
12,9% 9,7% 9,7% 64,5% 3,2% 100%
Công nhân viên

10 25 56 66 17 174
5,7% 14,2% 32,4% 38% 9,7% 100%
Nguồn: Kết quả khảo sát về động lực lao động của người lao động tại 3 công ty xi
măng thành viên của Tổng công ty xi măng Việt Nam
Càng ở các chức danh công việc thấp hơn thì tỷ lệ không hài lòng càng tăng lên,
trong đó viên chức chuyên môn nghiệp vụ là những người có tỷ lệ trả lời “hoàn toàn
không hài lòng” với công việc cao nhất là 12,9% và 9,7% “không hài lòng”. Đáng chú ý
là đối với công nhân viên trực tiếp sản xuất kinh doanh mức độ “hài lòng” với công
việc là 47,7% và 19,9% trả lời “không hài lòng với công việc”. Đây là bộ phận lao động
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động của công ty, hiệu quả lao động của họ có ảnh
hưởng trực tiếp đến số lượng và chất lượng sản phẩm sản xuất ra, ảnh hưởng đến doanh
thu và lợi nhuận của công ty. Do đó công ty cần tìm rõ nguyên nhân và có những biện
pháp nhằm nâng cao mức độ hài lòng đối với công việc của người lao động, đồng thời
chú ý đến quan hệ cấp trên – cấp dưới để hiểu rõ vấn đề này.
Xem xét theo giới tính thì qua bảng 2.8 cho thấy hầu như cả nam giới và nữ giới
đều có mức độ hài lòng đối với công việc khá cao, trong đó nữ giới có mức độ hài lòng
cao hơn nam giới. Tuy nhiên, tỷ lệ nữ giới rất không hài lòng với công việc lại chiếm
một con số tương đối lớn tới 14,8% gấp gần 3 lần tỷ lệ này ở nam giới, điều này chứng
tỏ những người lao động nữ đang có những bức xúc ở khía cạnh nào đó ở công việc
khiến họ rất không hài lòng. Thực trạng này có thể là do đối với nữ giới trách nhiệm đối
với gia đình rất lớn nên với công việc thường muốn công việc ổn định, mức thu nhập
khá, điều kiện lao động tốt là họ đã khá hài lòng
Bảng 2.8: Mức độ hài lòng với công việc theo tuổi và giới tính
Đơn vị tính: Số phiếu, %
20
Chỉ tiêu
Hài lòng với công việc
Hoàn
toàn
không

hài lòng
Không
hài lòng
Không
có ý kiến
rõ ràng
Gần như
hài lòng
Hoàn
toàn hài
lòng
Tổng
Chia theo giới tính
Nam
12 33 71 104 25 245
4,9% 13,5% 29% 42,4% 10,2% 100%
Nữ
4 0 5 16 2 27
14,8% 0% 18,5% 59,3% 7,4% 100%
Chia theo nhóm tuổi
Dưới 30 tuổi
7 12 24 36 7 86
8,1% 14,0% 27,9% 41,9% 8,1% 100%
Từ 31 - 40 tuổi
2 12 34 34 6 88
2,3% 13,6% 38,6% 38,6% 6,8% 100%
Từ 41 - 50 tuổi
5 7 12 33 6 63
7,9% 11,1% 19% 52,4% 9,5% 100%
Trên 50 tuổi

2 2 6 17 8 35
5,7% 5,7% 17,1% 48,6% 22,9% 100%
Nguồn: Kết quả khảo sát về động lực lao động của người lao động tại 3 công ty xi măng
thành viên của Tổng công ty xi măng Việt Nam
Mặt khác, nếu xem xét theo khía cạnh tuổi tác thì có thể thấy độ tuổi càng cao thì
mức độ hài lòng đối với công việc càng cao, cụ thể là 9,5% số người trong nhóm tuổi
41 đến 50 hoàn toàn hài lòng với công việc và tỷ lệ này ở nhóm tuổi trên 50 khá cao
chiếm tới 22,9%. Điều này hoàn toàn hợp lý vì những người lao động có tuổi càng cao
thường là những người lao động có trình độ, có những vị trí cũng như quyền lợi đáp
ứng nhu cầu của họ nên họ khá hài lòng. Đồng thời, ở nhóm tuổi này họ cũng đã có
nhiều năm làm việc, cũng không có nhu cầu muốn di chuyển nên dễ dàng chấp nhận
những điều kiện thực tại hơn. Ngược lại, nhóm tuổi dưới 30 có tỷ lệ không hài lòng với
công việc là cao nhất, trong đó 8,1% trả lời hoàn toàn không hài lòng và 14% không hài
lòng một phần. Nguyên nhân là do ở nhóm tuổi này thường có sự so sánh giữa các chế
độ, điều kiện làm việc tại công ty này và các công ty khác để tìm đến nơi làm việc tốt
hơn.
21
Bảng 2.9: Mức độ hài lòng với công việc theo trình độ chuyên môn
Chỉ tiêu
Hài lòng với công việc
Hoàn
toàn
không
hài lòng
Không
hài lòng
Không
có ý kiến
rõ ràng
Gần như

hài lòng
Hoàn toàn
hài lòng
Tổng
Từ đại học trở lên
7 9 24 51 10 101
6,9% 8,9% 23,8% 50,5% 9,9% 100%
Cao đẳng
0 4 7 4 3 18
0% 22,2% 38,9% 22,2% 16,7% 100%
Trung cấp
5 8 21 23 4 61
8,2% 13,1% 34,4% 37,7% 6,6% 100%
Đào tạo nghề
4 12 24 42 10 92
4,3% 13,0% 26,1% 45,7% 10,9% 100%
Nguồn: Kết quả khảo sát về động lực lao động của người lao động tại 3 công ty xi măng
thành viên của Tổng công ty xi măng Việt Nam
Bảng 2.9 trên cho thấy những người có trình độ càng cao thì mức độ hài lòng đối
với công việc càng cao, trong khi đó những người có trình độ thấp thì mức độ không
hài lòng càng tăng lên. Điều này có thể lý giải rằng những người có trình độ cao, có khả
năng đảm nhiệm những công việc phức tạp, có cơ hội thăng tiến, có mức lương cao...
nên có nhiều khả năng hài lòng với công việc trong khi đó những người lao động có
trình độ thấp thường đảm nhiệm những công việc đơn giản, mức lương thấp, ít có điều
kiện phát triển, thậm chí công việc nhiều khi không ổn định. Vì vậy, doanh nghiệp cần
quan tâm tới công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, tăng cường bồi dưỡng nâng
cao trình độ chuyên môn và tay nghề cho người lao động, từ đó giúp người lao động
hiểu biết về công nghệ, làm chủ thiết bị, đem lại năng suất lao động cao hơn.
Như vậy, qua kết quả khảo sát cho thấy phần lớn người lao động trong công ty đã
có sự hài lòng đối với công việc, tuy nhiên vẫn còn một bộ phận người lao động chưa

hài lòng và vẫn còn cảm thấy bức xúc với công việc. Trong đó viên chức chuyên môn
nghiệp vụ và công nhân viên là những người có mức độ chưa hài lòng chiếm cao nhất.
Còn người lao động ở những vị trí quản lý, lãnh đạo đã có mức độ hài lòng với công
việc khá cao.
22
2.2.2 Phân tích thực trạng các biện pháp tạo động lực cho người lao động
tại Tổng Công ty Xi măng Việt Nam trong thời gian vừa qua
2.2.2.1 Công tác tiền lương, tiền công.
Tiền lương luôn được công ty coi là một công cụ quan trọng để tạo động lực làm
việc khuyến khích người lao động làm việc
Tiền lương tháng của công nhân viên trong công ty được thực hiện qua 2 đợt:
Tiền lương đợt 1: là tiền lương cơ bản tháng được tính bằng hệ số lương cộng với phụ
cấp chức vụ, trách nhiệm, phụ cấp khu vực (được qui định tại Nghị định
205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ) nhân với tiền lương tối
thiểu chung của Nhà nước
TL
1i
= H
i
x L
TTC
;
V
1
=

=
n
i 1
H

i
x L
TTC
Trong đó:
+ TL
1i
là tiền lương CBCNV i phân phối vòng 1
+ H
i
là hệ số lương và phụ cấp theo quy định của Nhà nước phân phối ở vòng 1
+ L
TTC
là mức lương tối thiểu chung của Nhà nước;
+ V
1
là quỹ tiền lương vòng 1
(Trường hợp CBCNV thực hiện không đủ công trong tháng theo quy định thì tiền
lương vòng 1 bằng tiền lương cơ bản ngày x số ngày công thực tế)
Tiền lương đợt 2: được trả căn cứ vào mức độ phức tạp, yêu cầu trách nhiệm,
mức độ hoàn thành công việc được giao và số ngày công thực tế của người lao động,
không phụ thuộc vào hệ số mức lương được xếp theo thang bảng lương qui định tại
Nghị định 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ.
Quỹ lương phân phối ở đợt 2 là phần còn lại của quỹ lương sau khi trừ đi tổng
quỹ lương đã phân phối ở đợt 1 và được phân phối theo côn thức sau:
iiiii
n
j
jjjjj
i
PDKHT

PDKHT
V
TL ×××××
××××
=

=1
2
2
23
Trong đó:
+ TL
2i
: là tiền lương tháng của người lao động được phân phối ở phần 2;
+ V
2
: là quỹ lương phân phối ở phần 2
+ n: là số lao động trong tháng;
+ T
i
: là ngày công làm việc thực tế trong tháng của CBCNV thứ i;
+ H
i
: là hệ số chức danh công việc được xếp trong tháng của CBCNV thứ i
+ K
i
: là hệ số thành tích trong tháng của CBCNV thứ i
+ D
i
: là hệ số thành tích chung của đơn vị trong tháng

+ P
i
: là hệ số phức tạp, nặng nhọc, độc hại
Tiền lương tháng của CBCNV được tính theo công thức:
TL
i
= TL
1i
+ TL
2i
Trong đó:
+ TL
i
: Tổng tiền lương của người lao động thứ i trong tháng
+ TL
1i
: Tổng tiền lương tháng của người lao động thứ i phân phối ở vòng 1
+ TL
2i
: Tổng tiền lương tháng của người lao động thứ i phân phối ở vòng 2.
Trong đó hệ số chức danh công việc H
i
của được xếp như sau: hàng tháng căn cứ
vào hệ số lương theo chức danh công việc, độ phức tạp của công việc mà CBCNV đảm
nhiệm, khả năng hoàn thành công việc được giao trong tháng của từng CBCNV (kể cả
số lượng và chất lượng công việc), phương pháp tổ chức công việc và cường độ lao
động của công việc đòi hỏi đối với từng CBCNV, hệ số lương chức danh công việc
được quy định như sau:
+ Giám đốc công ty xác định hệ số lương chức danh theo công việc cho: Phó
Giám đốc, Kế toán trưởng, Thủ trưởng các đơn vị trong công ty

+ Lãnh đạo đơn vị (Trưởng, Phó, Chủ tịch Công đoàn đơn vị) họp thống nhất xếp
hệ số lương chức danh công việc cho từng CBCNV trong đơn vị. Căn cứ vào thâm niên
nghề (tính theo thời gian đóng bảo hiểm xã hội) và mức độ hoàn thành công việc của
từng CBCNV để xếp: mức 1 nếu có thâm niên công tác dưới 5 năm; mức 2 nếu có thâm
niên từ 5 năm đến dưới 10 năm và mức 3 nếu có thâm niên từ 10 năm trở lên.
Nếu không hoàn thành nhiệm vụ thì xếp vào mức 1 đồng thời xếp loại lao động từ
loại B tới không xếp loại tuỳ theo mức độ vi phạm kỷ luật lao động.
Đơn vị không hoàn thành nhiệm vụ thì Trưởng, Phó đơn vị xếp mức 1
24
*Trường hợp có thành tích đặc biệt xuất sắc thì có thể xét xếp tháng đó vào mức
cao nhất của chức danh, không phụ thuộc thâm niên công tác.
Bảng 2.10: Hệ số lương chức danh công ty cổ phần xi măng bút Sơn
TT Tên chức danh
Hệ số
Bậc I Bậc II Bậc III
1 Phó Giám đốc công ty 12,35 13
2 Kế toán trưởng 12,35 13
3 Chủ tịch Công đoàn công ty 12,35 13
4 P.GĐ BQL DA Bút Sơn 2 và tương đương 9,88 10,4
5
Trưởng phòng ban, Quản đốc và tương đương;
Phó chủ tịch Công đoàn chuyên trách
8,40 8,90
6
Phó phòng ban, phó quản đốc và tương đương;
Bí thư đoàn thanh niên chuyên trách
7,22 7,60
7 Trưởng ca ĐHTT, PLC, Điện tử đo lường 5,50 5,80
8 Trưởng ca, đội trưởng sản xuất 5,40 5,70
9 Chuyên viên, kỹ sư trình độ đại học 4,70 5,28 5,50

12 Tổ trưởng 3,01 3,17 3,52
17 Thủ quỹ, Kế toán, Lao động tiền lương (sơ cấp) 2,05 2,14 2,25
18 Văn thư lưu trữ, Photocoppy, Lễ tân 1,99 2,07 2,18
33 CN vận hành lò, nghiền than 2,78 2,89 3,10
34 CN vận hành cấp liệu lò, khí thải lò 2,58 2,69 2,88
38 Công nhân vận hành máy đóng bao 2,97 3,10 3,34
62 Nhân viên tạp vụ phân xưởng 1,64 1,71 1,85
Nguồn: Trích quy chế phân phối tiền lương Công ty cổ phần xi măng Bút Sơn
Hàng tháng, Phòng Tổ chức lao động căn cứ vào kế hoạch của năm sản xuất, đơn
giá tiền lương do Tổng công ty giao và sản lượng hoặc doanh thu thực trong tháng để
đề xuất quỹ tiền lương chi trả cho người lao động và trình Giám đốc ký duyệt quỹ
lương thực hiện trong tháng.
25
Các đơn vị tiến hành đánh giá thành tích, xếp hệ số chức danh, hệ số thành tích
cho cán bộ công nhân viên trong đơn vị và gửi phòng Tổ chức lao động trước ngày 02
hàng tháng. Tiếp đó, hội đồng thi đua khen thưởng công ty sẽ họp xem xét và xếp hệ số
thành tích cho các cá nhân và đơn vị trong công ty. Văn bản gửi phòng Tổ chức lao
động làm cơ sở phân phối tiền lương, thưởng cho các bộ công nhân viên trong công ty.
Tiền lương sẽ được trả cho cán bộ công nhân viên trong công ty làm 2 đợt. Đợt 1
tạm ứng tối đa 30% lương tháng trong thời gian từ 15 đến 20 hàng tháng. Đợt 2 quyết
toán lương cả tháng và trả vào thời gian từ 5 đến 10 tháng sau.
Tại một số công ty đã bắt đầu áp dụng hình thức trả lương thông qua tài khoản
ATM, còn lại các công ty vẫn được trả cho người lao động thông qua phòng Tài chính-
Kế toán.
Qua thực tế cho thấy Tổng công ty và các công ty thành viên nhận thức được tầm
quan trọng của tiền lương đối với người lao động nên không ngừng cải tiến tìm các biện
pháp nhằm nâng cao tiền lương cho cán bộ công nhân viên trong công ty gắn với đóng
góp của họ. Với những cố gắng của Tổng công ty trong công tác tiền lương đã đưa tiền
lương bình quân của cán bộ công nhân viên trong Tổng công ty tăng dần lên qua các
năm từ 3,857 triệu đồng/người/tháng năm 2005 lên 5,896 triệu đồng/người/tháng với

tốc độ tăng lương bình quân qua các năm dao động từ 11,93% tới 20,78%. Với mức
lương bình quân ngày càng tăng góp phần nâng cao đời sống vật chất cho người lao
động, đồng thời kích thích người lao động làm việc. Mặt khác, so sánh với tiền lương
bình quân của một số tổng công ty khác trong ngành xây dựng thì thấy tiền lương bình
quân của Tổng Công ty Xi măng ở mức trung bình, điều này sẽ tạo điều kiện để thu hút
nguồn nhân lực có trình độ về làm việc tại công ty. Ví dụ, năm 2008 tiền lương bình
quân của Tổng công ty xi măng Việt Nam là 5,896 triệu đồng, Tổng công ty thép là
4,777 triệu đồng, Tập đoàn dầu khí là 8,5 triệu đồng và Tập đoàn Than-Khoáng sản là
5,3 triệu đồng.
Bảng 2.11: Tiền lương bình quân theo chức danh
Đơn vị tính: triệu đồng/người/tháng
Bút Sơn Hoàng Thạch
2006 2007 2008 2006 2007 2008

×