Tải bản đầy đủ (.docx) (123 trang)

Tái cơ cấu hoạt động tín dụng xuất khẩu tại ngân hàng phát triển việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (858.83 KB, 123 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------

LÊ TRUNG DŨNG

TÁI CƠ CẤU HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Hà Nội - Năm 2015

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o--------LÊ TRUNG DŨNG

TÁI CƠ CẤU HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng
Mã số 60 34 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐẶNG THỊ NHÀN
XÁC NHẬN CỦA


XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHẤM LUẬN VĂN

PGS.TS. PHÍ MẠNH HỒNG

PGS.TS. ĐẶNG THỊ NHÀN

2


Hà Nội - 2015

LỜI CAM ĐOAN

3


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu đã nêu
trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, kết quả của luận văn là trung thực và chưa được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận văn

4


LỜI CẢM ƠN


Việc hoàn thành luận văn thạc sĩ đã giúp cho tôi tiếp thu được những kiến
thức bổ ích, những bài học quý giá và phương pháp nghiên cứu khoa học gắn
liền giữa lý thuyết và hoạt động thực tiễn. Những kiến thức, phương pháp mà tôi
tiếp thu từ các môn học của Chương trình Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng tại Đại
học Kinh tế - Đại học Quốc gia đã giúp tôi rất nhiều trong việc hoàn thành luận
văn này cũng như giải quyết những công việc của tôi trong thời gian tới.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo của trường Đại học Kinh tế Đại học Quốc gia đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập,
nghiên cứu. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn tới PGS.TS. Đặng Thị Nhàn đã tận
tình hướng dẫn, đóng góp ý kiến giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ nhân viên Ban Tín dụng xuất
khẩu-Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã nhiệt thành hợp tác trong thời gian tôi
thực hiện luận văn này.
Song trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp, do kiến thức vẫn còn
hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến
đóng góp của các thầy cô và bạn đọc để bài viết được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng ….. năm 2015

5


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................................................ 1
1. Đặt vấn đề nghiên cứu................................................................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................................ 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................................. 3


5. Kết cấu của luận văn....................................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ CẤU
HOẠT ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG XUẤT KHẨU NHÀ NƯỚC
1.1. Các công trình đã nghiên cứu về hoạt động TDXK Nhà nước tại NHPT
Việt Nam…… ............................................................................................................
1.2. Tín dụng xuất khẩu Nhà nước ..........................................................................
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm và các hình thức TDXK Nhà nước ......................................
1.2.2. Các quy tắc kinh tế phải tuân thủ trong hoạt động TDXK Nhà nước ...................
1.3. Cơ cấu hoạt động Tín dụng xuất khẩu Nhà nước ..........................................................

1.3.1. Khái niệm cơ cấu, tái cơ cấu và các yếu tố cấu thành cơ cấu hoạt động TDXK
Nhà nước ....................................................................................................................
1.3.2. Một số nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu hoạt động TDXK Nhà nước ................
1.3.3. Những tiêu chí đánh giá cơ cấu hoạt động TDXK Nhà nước ..........................
1.3.4. Những chỉ tiêu đánh giá sự phát triển và hiệu quả của cơ cấu hoạt động TDXK
Nhà nước ....................................................................................................................
1.3.5. Nhóm chỉ tiêu nợ quá hạn và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng .....................
1.4. Kinh nghiệm hoạt động TDXK Nhà nước tại một số quốc gia ......................................

1.4.1. Hàn Quốc ..........................................................................................................
6


1.4.2. Trung Quốc .......................................................................................................
1.5.Kinh nghiệm của các ngân hàng thương mại về TDXK tại Việt Nam ...........................

1.5.1. Cơ cấu tổ chức thực hiện nghiệp vụ TDXK .....................................................
1.5.2. Cơ cấu sản phẩm dịch vụ xuất khẩu chủ yếu tại NHTM ..................................
1.5.3. Quản trị, điều hành hoạt động TDXK ..............................................................
1.5.4 Kinh nghiệm và bài học rút ra từ hoạt động TDXK của các nước và NHTM tại

Việt nam ...............................................................................................................................

1.6. Tín dụng xuất khẩu Nhà nước của Chính phủ Việt Nam ............................
1.6.1. Sự hình thành và phát triển TDXK Nhà nước ở Việt Nam ..............................

Kết luận Chương 1 ..................................................................................................
CHƯƠNG 2:PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu .....................................................
2.2. Phương pháp thảo luận nhóm .........................................................................................
2.3. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo ..........................................................................
2.4. Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin, dữ liệu .........................................................

2.4.1. Phương pháp so sánh ........................................................................................
2.4.2. Phương pháp phân tích tỷ lệ .............................................................................
2.4.3. Phương pháp thống kê mô tả ............................................................................

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CƠ CẤU HOẠT ĐỘNG TDXK NHÀ NƯỚC TẠI
NHPT VIỆT NAM
3.1. Tổ chức hoạt động TDXK Nhà nước tại NHPT Việt Nam ...........................
3.1.1. Giới thiệu về NHPT Việt Nam ......................................................................................
3.1.2. Tổ chức, chức năng của Ban TDXK tại Hội sở chính ................................................
3.1.3. Tổ chức, chức năng của Phòng TDXK tại Chi nhánh ................................................

3.2. Cơ cấu của hoạt động TDXK Nhà nước tại NHPT Việt Nam .....................
3.2.1. Cơ chế, chính sách hoạt động TDXK Nhà nước .........................................................
3.2.2. Nguồn vốn hoạt động TDXK Nhà nước .......................................................................

7



3.2.3. Đối tượng (mặt hàng) của hoạt động TDXK Nhà nước..................................................... 59
3.2.4. Quản trị và điều hành hoạt động TDXK Nhà nước............................................................ 59

3.3. Tình hình thực hiện cho vay thu nợ TDXK Nhà nước................................................ 65
3.3.1. Doanh số cho vay và tỷ lệ NQH........................................................................................... 65
3.3.2. Đóng góp và kim ngạch xuất khẩu....................................................................................... 68
3.3.3. Phân loại nợ và nợ xấu TDXK Nhà nước........................................................................... 69

3.4. Đánh giá cơ cấu hoạt động TDXK Nhà nước tại NHPT Việt Nam........................72
3.4.1. Thực trạng hoạt động tái cơ cấu hoạt động TDXK Nhà nước tại NHPT......................... 72

3.4.2. Những kết quả đạt được................................................................................................ 73
3.4.3. Những hạn chế và nguyên nhân........................................................................................... 80

Kết luận Chương 3............................................................................................................................. 85
CHƯƠNG 4: CÁC GIẢI PHÁP TÁI CƠ CẤU HOẠT ĐỘNG TDXK NHÀ NƯỚC
TẠI NHPT VIỆT NAM
4.1. Chiến lược phát triển hoạt động TDXK Nhà nước của NHPT đến 2020..........86
4.1.1.Quan điểm, mục tiêu phát triển, định hướng của chiến lược phát triển XK của Việt Nam
đến 2020, định hướng đến 2030..................................................................................................... 86

4.2. Các giải pháp tái cơ cấu hoạt động TDXK NN tại NHPT Việt Nam.....................88
4.2.1. Các giải pháp tái cơ cấu cơ chế, chính sách TDXK Nhà nước......................................... 88
4.2.2. Phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng về TDXK Nhà nước........................................... 91
4.2.3. Tái cơ cấu đối tượng của hoạt động TDXK Nhà nước...................................................... 92
4.2.4. Tái cơ cấu cơ chế quản trị và điều hành hoạt động TDXK Nhà nước............................. 93
4.2.5. Hoàn thiện tổ chức bộ máy làm TDXK Nhà nước.............................................................. 96
4.2.6. Xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm tiền vay...................................................................... 97
4.2.7. Nâng cao trình độ CBTD về chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp.................................. 98


4.3. Kiến nghị với Chính phủ, các Bộ và các cơ quan có liên quan............................... 98
4.3.1. Kiến nghị với Chính phủ....................................................................................................... 98
4.3.2. Kiến nghị với các Bộ và các cơ quan có liên quan............................................................ 99
4.3.3. Kiến nghị với doanh nghiệp................................................................................................ 100

Kết luận Chương 4.......................................................................................................................... 101

8


Kết luận................................................................................................................................................ 102
Danh mục tài liệu tham khảo....................................................................................................... 104

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT

9


STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28

10


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
STT
1
2
3
4
5

EXCO


6
7
8
9
10

11


DANH MỤC BẢNG BIỂU

STT

B

1

Bản

2

Bản

3

Bản

4


Bản

5

Bản

12


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

STT
1

2

13


DANH MỤC SƠ ĐỒ

STT
1

H

2

H


14


LỜI MỞ ĐẦU
1.

Đặt vấn đề nghiên cứu



Sự cần thiết nghiên cứu

Xuất khẩu có ý nghĩa hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của
mỗi quốc gia. Tăng cường hợp tác quốc tế trên nhiều phương diện trong đó có mở rộng
quan hệ kinh tế giữa các nước được Chính phủ Việt Nam ngày càng quan tâm. Để đẩy
mạnh xuất khẩu sang thị trường quốc tế, các nước đều xây dựng chính sách hỗ trợ xuất
khẩu. Chính sách tín dụng xuất khẩu Nhà nước là một chính sách được Chính phủ hết
sức quan tâm và trao cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam nhiệm vụ thực thi hoạt động
tín dụng xuất khẩu Nhà nước.
Việt Nam những năm qua đã chú trọng xây dựng và phát triển hệ thống chính
sách tín dụng xuất khẩu nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu. Hoạt động
tín dụng xuất khẩu của Nhà nước được triển khai thực hiện tại Ngân hàng Phát triển
Việt Nam từ năm 2001. Trải qua trên 10 năm thực hiện sứ mệnh được Chính phủ giao
phó, Ngân hàng Phát triển đã đóng góp đáng kể trong việc thúc đẩy tăng trưởng xuất
khẩu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mở rộng quy mô sản xuất các ngành hàng xuất khẩu
từ đó tạo ra nhiều công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân…
Tuy nhiên, năm 2007 đã xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tiếp theo là
cuộc khủng hoảng nợ công tại Châu Âu làm ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của
các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Ngoài ra tình hình kinh tế
trong nước cũng gặp rất nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao vào năm 2009 – 2011, hàng

loạt doanh nghiệp phải đóng cửa hoặc hoạt động cầm chừng, hàng vạn lao động mất
việc làm, nợ xấu của các ngân hàng tăng cao... Cùng với hoạt động tái cơ cấu nền kinh
tế, Ngân hàng Phát triển Việt Nam cũng đang thực hiện tái cơ cấu lại các hoạt động của
mình như Tín dụng đầu tư, Tín dụng xuất khẩu…

15


Vì vậy, việc đi vào nghiên cứu đề tài “Tái cơ cấu hoạt động tín dụng xuất khẩu tại
Ngân hàng Phát triển Việt Nam” không những mang tính cấp thiết mà còn có ý nghĩa
quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn trong quá trình sắp xếp lại hoạt động của Ngân
hàng Phát triển Việt Nam, góp phần vào hỗ trợ tốt hơn hoạt động xuất khẩu của nước
ta.
 Căn cứ khoa học và thực tiễn
Đề tài này đã sử dụng phương pháp logic và phương pháp so sánh để phân tích,
đánh giá và nhận xét vấn đề.
Nội dung nghiên cứu và số liệu trong đề tài có xuất xứ từ các nghiệp vụ TDXK
phát sinh thực tế tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Do đó, các giải pháp tái cơ cấu
hoạt động TDXK cũng dựa vào thực tế hoạt động TDXK tại Ngân hàng Phát triển Việt
Nam.
Nội dung của đề tài hoàn toàn khác với các đề tài đã được nghiên cứu trước đây
tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Các đề tài trước đây phân tích về rủi ro tín dụng
xuất khẩu, giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng xuất khẩu, hoàn thiện hoạt
động tín dụng xuất khẩu và quản trị rủi ro hoạt động tín dụng xuất khẩu. Luận văn của
tác giả Nguyễn Thị Thu Hương (2007) “Giải pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ TDXK
của Nhà nước tại NHPT Việt Nam – Sở Giao dịch II”, tác giả đã đưa ra một số giải
pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ TDXK như: hoàn thành và triển khai đề án thanh
toán quốc tế tại NHPT, hoàn thiện chỉ tiêu xếp hạng tín dụng của Khách hàng vay vốn
tại Ngân hàng Phát triển. nâng cao năng lực thẩm định giám sát tín dụng, thực hiện
nguyên tắc quản trị rủi ro theo hướng đa dạng hóa mặt hàng cho vay, tăng cường công

tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, đào tạo và giữ được nguồn nhân lực. Luận văn của tác
giả Đặng Chi Mai (2010) “Quản lý rủi ro tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng Phát Triển
Việt Nam”, tác giả đã đưa ra một số giải pháp quản lý rủi ro TDXK như: xây dựng
chiến lược quản lý rủi ro, hoàn thiện bộ máy quản lý rủi ro, hoàn thiện chính sách, quy

16


trình tín dụng, xây dựng hệ thống thông tin quản lý khách hàng, nâng cao trình độ
chuyên môn và đạo đức của cán bộ.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn: Làm rõ được thực trạng cơ cấu hoạt động
TDXK Nhà nước tại NHPT Việt Nam và đề xuất một số giải pháp nhằm tái cơ cấu hoạt
động TDXK Nhà nước tại NHPT Việt Nam.


Câu hỏi nghiên cứu của học viên đối với vấn đề nghiên cứu:
- Thực trạng cơ cấu hoạt động TDXK Nhà nước tại NHPT Việt Nam?
- Các yếu tố cấu thành cơ cấu hoạt động của TDXK Nhà nước ?
- Những tiêu chí đánh giá cơ cấu hoạt động TDXK Nhà nước?

-

Thực hiện việc tái cơ cấu như thế nào để nâng cao hiệu quả hoạt động TDXK

Nhà nước tại NHPT Việt Nam?

-

Nhiệm vụ nghiên cứu:

Hệ thống hóa các vấn đề lý luận có tính khoa học về TDXK Nhà nước. Hệ

thống hóa lý thuyết về cơ cấu hoạt động TDXK Nhà nước.
- Mô tả, phân tích thực trạng cơ cấu hoạt động TDXK Nhà nước tại NHPT Việt
Nam.
-

Đề xuất các giải pháp, kiến nghị để tái cơ cấu hoạt động TDXK Nhà nước tại

NHPT Việt Nam.
3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: Doanh nghiệp vay vốn TDXK Nhà
nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
-

Phạm vi nghiên cứu: Phân tích thực trạng cơ cấu hoạt động TDXK Nhà nước

tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam giai đoạn 2006-2014.
4.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện các nội dung và mục tiêu nghiên cứu tác
giả sử dụng các phương pháp như: Phương pháp nghiên cứu tổng quan tài liệu, phương
17



pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh. Phương pháp phân tích số liệu thứ cấp,
phương pháp phân tích số liệu, phương pháp thống kê.
Nguồn số liệu sẽ được sử dụng: Các văn bản Nghị định, thông tư, các đề tài, các
bài báo trên các trang web có liên quan đến đề tài luận văn đang nghiên cứu. Và các số
liệu trong báo cáo tài chính, báo cáo tổng kết trong giai đoạn từ năm 2006-2014 của
Ban TDXK và Ngân hàng Phát Triển Việt Nam.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài lời mở đầu, danh mục viết tắt, kết luận... luận văn được thiết kế thành 4
chương, bao gồm như sau:
Chương 1:Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận, cơ cấu hoạt động của TDXK
Nhà nước
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3:Thực trạng cơ cấu hoạt động TDXK Nhà nước tại Ngân hàng Phát
triển Việt Nam.
Chương 4: Các giải pháp tái cơ cấu hoạt động TDXK Nhà nước tại Ngân hàng
Phát triển Việt Nam

18


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ CẤU
HOẠT ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG XUẤT KHẨU NHÀ NƯỚC

1.1. Các công trình đã nghiên cứu về hoạt động tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng
Phát triển Việt Nam
Từ trước đến nay đã có một số công trình nghiên cứu hoạt động tín dụng xuất
khẩu tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam từ năm 2001 đến 2013. Một số công trình
nghiên cứu có liên quan được công bố như sau:
-


Nguyễn Thị Thu Hương (2007) “Giải pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ TDXK

của Nhà nước tại NHPT Việt Nam – Sở Giao dịch II”. Luận văn thạc sỹ chuyên ngành
TCNH, Đại học Kinh Tế TP Hồ Chí Minh.
Trong luận văn này tác giả đã đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về
Tín dụng xuất khẩu Nhà nước: khái niệm, vai trò, mô hình tín dụng xuất khẩu, tín dụng
xuất khẩu trong khuôn khổ WTO, OECD, Liên minh Bern. Chính sách tín dụng xuất
khẩu của Nhà nước Việt Nam, quá trình phát triển Tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng
Phát triển Việt Nam.
-

Luận văn nghiên cứu thực trạng hoạt động Tín dụng xuất khẩu tại Sở Giao dịch

II – Ngân hàng Phát triển Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2006, đánh giá những mặt
được và hạn chế trong công tác tín dụng xuất khẩu tại Sở Giao dịch II.
-

Tác giả đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tín

dụng xuất khẩu tại Sở Giao dịch II như: Đối với cấp vĩ mô (Chính Phủ, Bộ ngành liên
quan…) nghiên cứu sửa đổi danh mục mặt hàng cần hỗ trợ từ chính sách tín dụng xuất
khẩu, hỗ trợ Ngân hàng Phát triển Việt Nam phát hành trái phiếu, giảm chi phí giao
dịch, kinh doanh của doanh nghiệp xuất khẩu, nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến xuất
khẩu, đào tạo nguồn nhân lực cho ngành xuất khẩu. Đối với cấp vi mô (Ngân hàng
19


Phát triển) hoàn thành và triển khai đề án thanh toán quốc tế, thường xuyên trao đổi
kinh nghiệm với các Ngân hàng xuất khẩu của các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái
Lan. Hoàn thiện chỉ tiêu xếp hạng tín dụng của Khách hàng vay vốn tại Ngân hàng

Phát triển. Đối với Sở Giao dịch II, tác giả đề ra một số giải pháp như: nâng cao năng
lực thẩm định giám sát tín dụng, thực hiện nguyên tắc quản trị rủi ro theo hướng đa
dạng hóa mặt hàng cho vay, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, đào tạo và
giữ được nguồn nhân lực.
-

Đặng Chi Mai (2010) “Quản lý rủi ro tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng Phát

Triển Việt Nam”. Luận văn thạc sỹ chuyên ngành TCNH, Đại học Kinh tế Quốc dân Hà
Nội. Luận văn đã giải quyết được những vấn đề sau:
-

Trong luận văn tác giả đã nghiên cứu lý luận về quản lý rủi ro tín dụng xuất

khẩu tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam như khái niệm rủi ro, nội dung và nhân tố ảnh
hưởng đến rủi ro tín dụng xuất khẩu, một số kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng xuất
khẩu tại một số ngân hàng Việt Nam và trên thế giới như Ngân hàng Ngoại thương Việt
Nam; Hàn Quốc và Trung Quốc.
-

Luận văn nghiên cứu thực trạng quản lý rủi ro tín dụng xuất khẩu tại Hội sở

chính – Ngân hàng Phát triển Việt Nam từ năm 2006 đến 2010, từ thực trạng quản lý
rủi ro tín dụng xuất khẩu tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý
rủi ro tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam như: xây dựng chiến lược
quản lý rủi ro, hoàn thiện bộ máy quản lý rủi ro, hoàn thiện chính sách, quy trình tín
dụng, xây dựng hệ thống thông tin quản lý khách hàng, nâng cao trình độ chuyên môn
và đạo đức của cán bộ. Ngoài ra, tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị đối với các Bộ,
Ban ngành liên quan như Chính Phủ, Bộ tài chính, Ngân hàng Nhà nước.


20


-

Trần Thị Thu Hiền (2013) “Hoàn thiện hoạt động tín dụng xuất khẩu tại Ngân

hàng Phát triển Việt Nam”. Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản trị Kinh doanh, Đại
học Đà Nẵng. Luận văn đã giải quyết được những vấn đề sau:
-

Thứ nhất, luận văn đã làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận cơ bản của xuất khẩu,

vai trò của xuất khẩu đối với sự phát triển của nền kinh tế, khái niệm tín dụng xuất
khẩu nhà nước, bản chất tín dụng xuất khẩu nhà nước, ưu điểm và hạn chế của tín dụng
xuất khẩu nhà nước, một số giải pháp hoàn thiện hoạt động tín dụng xuất khẩu nhà
nước.
-

Thứ hai, luận văn phân tích hoạt động tin dụng xuất khẩu tại Ngân hàng Phát

triển trong giai đoạn 2006 – 2011:
+ Thực trạng hoạt động tín dụng xuất khẩu của Nhà nước tại hệ thống Ngân hàng
Phát triển Việt Nam.
+ Kết quả công tác hoàn thiện hoạt động tín dụng xuất khẩu của Nhà nước tại
Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
-

Từ thực trạng của hoạt động tín dụng xuất khẩu của Nhà nước và kết quả công


tác hoàn thiện tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, tác giả đã đưa ra một số giải pháp
nhằm hoàn thiện hoạt động tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam như:
Hoàn chỉnh các quy định, nghiệp vụ phù hợp với Nghị định và pháp luật hiện hành,
thiết lập hệ thống quản trị thông tin tín dụng, thiết lập hệ thống quản lý nợ có vấn đề,
đưa một số nghiệp vụ mới vào như cho vay Nhà nhập khẩu, bảo hiểm tín dụng xuất
khẩu. Một số kiến nghị như: chủ động áp dụng các thông lệ quốc tế trong lĩnh vực tín
dụng xuất khẩu của Nhà nước, sửa đổi danh mục mặt hàng vay vốn TDXK của Nghị
định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 của Chính phủ, đa dạng hóa hình thức TDXK
của Nhà nước.

21


-

Nguyễn Mai Anh (2013) “Luân văn thạc sỹ nâng cao hiệu quả hoạt động TDXK

tại NHPT Việt Nam” Luận văn thạc sỹ chuyên ngành TCNH, Đại học Ngoại thương Hà
Nội. Luận văn đã giải quyết được những vấn đề sau:
-

Thứ nhất, luận văn đã làm sáng tỏ được một số vấn đề lý luận cơ bản của tín

dụng xuất khẩu Nhà nước trong đó nghiên cứu các vấn đề:
+

Khái niệm tín dụng xuất khẩu Nhà nước

+


Sự cần thiết và đặc trưng của tín dụng xuất khẩu Nhà nước

+
Sự phát triển tín dụng xuất khẩu Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển
Việt Nam.
+
thế

Một số kinh nghiệm phát triển tín dụng xuất khẩu tại một số nước trên

giới.
-

Thứ hai, luận văn đi vào phân tích thực trạng hoạt động tín dụng xuất khẩu tại

Ngân hàng Phát triển Việt Nam từ năm 2006 đến 2012:
+ Kết quả hoạt động tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam giai
đoạn 2006-2012.
+ Đánh giá những thành tựu đạt được và những mặt còn hạn chế trong công tác
tín dụng xuất khẩu.
Từ những thành tựu và hạn chế tác giả luận văn đã đưa ra một số giải pháp phát
triển tín dụng xuất khẩu như: chuẩn hóa nghiệp vụ tín dụng người bán, đa dạng hóa
loại hình tín dụng xuất khẩu, đào tạo nguồn nhân lực mang tính chuyên nghiệp, nâng
cao và chuẩn hóa thông tin tín dụng và thông tin cảnh báo. Một số kiến nghị với Chính
phủ, Bộ Tài chính và Bộ Công thương về mặt hàng xuất khẩu.
Tóm lại, các luận văn nghiên cứu về hoạt động TDXK Nhà nước tại NHPT Việt
Nam tập trung vào nâng cao hiệu quả nghiệp vụ, quản lý rủi ro tín dụng và hoàn thiện
hoạt động TDXK Nhà nước, với thời gian nghiên cứu từ năm 2006 đến 2012. Từ năm
2013 đến nay chưa có đề tài nghiên cứu nghiệp vụ TDXK Nhà nước và chưa có đề tài
nào đặt vấn đề tái cơ cấu hoạt động TDXK Nhà nước. Do đó, nhiệm vụ đặt ra đối với


22


đề tài là nghiên cứu và đưa ra giải pháp tái cơ cấu, với thời gian tập trung từ năm 2013
đến nay.
1.2. Tín dụng xuất khẩu Nhà nước
1.2.1. Khái niệm tín dụng xuất khẩu, đặc điểm và các hình thức TDXK Nhà nước
1.2.1.1. Một số khái niệm và vai trò của TDXK Nhà nước
*Khái niệm tín dụng: Tín dụng (credit) có nguồn gốc từ tiếng Latinh –
Credittum
– tức là sự tin tưởng, tín nhiệm. Tín dụng có thể được hiểu là việc sử dụng hoặc vay
mượn sự tin tưởng, sự tín nhiệm để thực hiện các quan hệ vay mượn một lượng giá trị
vật chất hoặc tiền tệ trong một khoảng thời gian (Nguyễn Minh Kiều 2006, tr.95 – 96).
Tín dụng là quan hệ vay mượn theo nguyên tắc hoàn trả. Người sử dụng tiền
trong quan hệ tín dụng, có nghĩa vụ hoàn trả trực tiếp và có thời hạn. Biểu hiện bên
ngoài của tín dụng là sự vận động đơn phương của giá trị giữa người cho vay và người
đi vay, trong một thời hạn nhất định. Một khoản vay vốn được coi là không có rủi ro về
hoàn trả khi người đi vay hoàn trả đúng hạn cho người vay vốn một giá trị tín dụng bao
gồm cả gốc và phần lãi tăng thêm. Ngược lại một khoản vay vốn được coi là có rủi ro
về hoàn trả hoặc chậm trả khi người vay vốn không hoàn trả được hoặc hoàn trả sai
hẹn.
Như vậy, khái niệm tín dụng có thể hiểu: Tín dụng là sự vận động đơn phương
của giá trị từ người cho vay sang người đi vay và sau khi đến thời hạn xác định do hai
bên thỏa thuận người đi vay sẽ trả lại cho người cho vay một khoản giá trị lớn hơn,
bao gồm vốn và phần tăng thêm gọi là lãi.
*

Khái niệm xuất khẩu: Xuất khẩu là việc bán hàng hóa hoặc dịch vụ cho nước


ngoài trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán theo nguyên tắc ngang giá.
Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với ít nhất một bên trong mối quan hệ này. Mục
đích của hoạt động xuất khẩu là khai thác được lợi thế của từng quốc gia trong phân
công lao động quốc tế. Việc trao đổi hàng hóa mang lại lợi ích cho các quốc gia, do đó
các quốc gia đều tích cực tham gia mở rộng hoạt động này.
23


Như vậy, khái niệm xuất khẩu có thể hiểu: Xuất khẩu là hoạt động đưa các hàng
hoá và dịch vụ từ một quốc gia nhất định ra ngoài quốc gia đó nhằm mục đích tìm
kiếm lợi nhuận. Xuất khẩu phản ánh mối quan hệ thương mại, buôn bán giữa các quốc
gia trong phạm vi khu vực và thế giới. Thực chất xuất khẩu là hoạt động trao đổi hàng
hoá dịch vụ giữa các chủ thể có quốc tịch khác nhau.
*

Khái niệm tín dụng xuất khẩu Nhà nước: Từ hai khái niệm tín dụng và xuất

khẩu ta có thể khái quát tín dụng xuất khẩu là khoản tín dụng mà ngân hàng dành cho
các nhà xuất khẩu hoặc nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu về vốn phát sinh trong quá trình
sản xuất kinh doanh và lưu thông hàng hóa, giúp cho các doanh nghiệp có khả năng
hoàn thành các hợp đồng xuất nhập khẩu đã ký.
Tùy vào tình hình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia và chiến lược phát triển
xuất khẩu của các quốc gia đó mà Chính phủ có thể sử dụng các công cụ khác nhau để
khuyến khích phát triển xuất khẩu như ưu đãi về tài nguyên, vốn, cơ chế chính sách.
Trong đó ưu đãi về vốn vay chính là tín dụng xuất khẩu Nhà nước.
Tóm lại, Tín dụng xuất khẩu Nhà nước là hình thức tài trợ trực tiếp về mặt tài
chính để Chính phủ đáp ứng vốn cho các ngành hàng xuất khẩu then chốt, thị trường
xuất khẩu chiến lược hay có tiềm năng đem lại kim ngạch xuất khẩu lớn góp phần thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của Nhà nước.
*Vai trò của TDXK Nhà nước

-

TDXK Nhà nước là công cụ để Nhà nước ổn định kinh tế vĩ mô: Trong nền kinh

tế thị trường việc điều tiết, giữ ổn định nền kinh tế vĩ mô có vai trò rất quan trọng đối
với bất kỳ nền kinh tế mở nào. Do đó, cùng với các công cụ điều tiết khác Chính phủ
đã sử dụng công cụ TDXK Nhà nước góp phần vào tạo công ăn việc làm, giảm tỷ lệ
thất nghiệp, phát triển các ngành nghề, lĩnh vực mà Chính phủ ưu tiên, chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, đảm bảo sự phát triển bền vững
của nền kinh tế.

24


-

TDXK Nhà nước giúp các doanh nghiệp giảm bớt chi phí, tăng sức cạnh tranh:

Thông qua các cơ chế ưu đãi về lãi suất, tài sản đảm bảo tiền vay, TDXK Nhà nước đã
hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu có điều kiện mở rộng cơ sở sản xuất kinh doanh,
tiếp cận với công nghệ sản xuất tiên tiến, hạ giá thành quả sản phẩm từ đó nâng cao
năng lực sản xuất của các doanh nghiệp trong nước.
-

TDXK Nhà nước tăng cường hợp tác quốc tế, xúc tiến trao đổi thương mại giữa

các quốc gia: Thông qua TDXK Nhà nước các doanh nghiệp của nền kinh tế sẽ có cơ
hội tiếp xúc tăng cường hợp tác quốc tế, trao đổi thương mại, tiếp cận với công nghệ
tiên tiến, các thành tựu khoa học kỹ thuật mới. Ngoài ra, xuất khẩu cũng đóng vai trò
then chốt mở hướng phát triển mới tạo điều kiện khai thác lợi thế tiềm năng sẵn có

trong nước nhằm sử dụng phân công lao động quốc tế một cách có lợi nhất.
-

TDXK Nhà nước có vai trò thúc đẩy xuất khẩu làm tăng nguồn thu ngoại tệ: Với

hoạt động xuất khẩu của một quốc gia được đẩy mạnh phát triển thì nguồn thu ngoại tệ
từ hoạt động này là vô cùng to lớn và hiệu quả, giúp cho nền kinh tế nội địa có nguồn
ngoại tệ phục vụ cho các nhu cầu nhập khẩu thiết bị công nghệ tiên tiến và các nhu cầu
khác…
1.3.1.2. Đặc điểm của tín dụng xuất khẩu Nhà nước
Đặc điểm của loại hình TDXK Nhà nước có sự khác biệt so với loại hình TDXK
của NHTM ở một số điểm chính sau:
Loại hình
Đối tượng


×