Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Mối tương quan giữa nghệ thuật âm nhạc và một số loại hình nghệ thuật khác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (369.52 KB, 6 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
SAIGON UNIVERSITY
TẠP CHÍ KHOA HỌC
SCIENTIFIC JOURNAL
ĐẠI HỌC SÀI GÒN
OF SAIGON UNIVERSITY
Số 70 (04/2020)
No. 70 (04/2020)
Email: ; Website: />
MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA NGHỆ THUẬT ÂM NHẠC
VÀ MỘT SỐ LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT KHÁC
The correlation between music art and other art forms
ThS. Dương Thanh Tùng
Trường Đại học Sài Gòn
TÓM TẮT
Âm nhạc là một trong những loại hình nghệ thuật mà chúng ta rất dễ bắt gặp trong cuộc sống. Bên cạnh
đó, còn một số loại hình nghệ thuật phổ biến khác như: múa, văn học, sân khấu, kiến trúc, điện ảnh.v.v.
Mặc dù các loại hình nghệ thuật này đều có nét đặc thù riêng nhưng chúng lại có mối quan hệ mật thiết
với nhau. Bài viết nhằm giúp người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Từ khóa: âm nhạc, các loại hình nghệ thuật
ABSTRACT
Music is one of the art forms that we easily come across in life. Besides, there are some other popular arts
such as dance, literature, theater, architecture, cinema, etc. Although these types of art are unique, they
have a close relationship with one another. The article aims to clarify this issue.
Keywords: music, types of art

khấu, điện ảnh). Mỗi loại hình nghệ thuật
đều có nét đặc trưng riêng, đồng thời chúng
có nhiều thể loại khác nhau. Chẳng hạn,
trong nghệ thuật văn học gồm có tiểu
thuyết, truyện ngắn, thơ ca.v.v. trong nghệ


thuật sân khấu có kịch nói, kịch hát…
trong âm nhạc có ca khúc, tổ khúc, giao
hưởng.v.v.
2. Nội dung
Mỗi loại hình nghệ thuật đều có cách
thể hiện tiếng nói tâm hồn của riêng mình,
chúng bổ sung cho nhau, làm phong phú
cho hoạt động nghệ thuật của con người,
nhằm đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của xã hội,
điển hình là nghệ thuật âm nhạc. Âm nhạc
là một trong những loại hình nghệ thuật cổ
xưa nhất. Với sự phong phú của các thể

1. Mở đầu
Nghệ thuật là sự sáng tạo ra những sản
phẩm vật thể hoặc phi vật thể, mang lại
những giá trị văn hóa, tinh thần, tư tưởng
và thẩm mỹ. Đó là cái hay, cái đẹp để con
người chiêm nghiệm qua các giác quan,
khiến họ có sự rung động về mặt cảm xúc,
từ đó ngưỡng mộ bởi trình độ và tài năng
vượt trên mức thông thường của người
sáng tạo. Nghệ thuật được chia ra thành
bảy môn cơ bản: kiến trúc, điêu khắc, âm
nhạc, hội họa, văn học, sân khấu và điện
ảnh. Ngoài ra, còn có nghệ thuật trang trí,
múa, nhiếp ảnh.v.v. Nghệ thuật được chia
thành ba nhóm: không gian (kiến trúc, hội
họa, điêu khắc), thời gian (âm nhạc) và sự
kết hợp giữa không gian – thời gian (sân

Email:

80


DƯƠNG THANH TÙNG

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN

loại và hình thức, nghệ thuật âm nhạc rất
đa dạng và độc đáo. Vì thế nó luôn đồng
hành trong suốt cuộc đời của mỗi con
người. Âm nhạc đặc biệt ở chỗ có nhạc
điệu, âm trầm bổng, nhịp nhàng theo tiết
tấu riêng của từng thể loại, phục vụ mọi
nhu cầu về thưởng thức, vì vậy có thể
khiến người ta buồn, vui, sầu não, hân
hoan.v.v. Là loại hình nghệ thuật của âm
thanh và thời gian, đồng thời với tính chất
trừu tượng, âm nhạc dễ dàng kết hợp với
các loại hình nghệ thuật khác. Tuy nhiên,
trong phạm vi một bài báo, chúng tôi chỉ
nêu lên điển hình một số loại hình nghệ
thuật liên quan đến âm nhạc như múa, thơ
ca, kịch nghệ. Đặc biệt là sự kết hợp giữa
âm nhạc với thơ ca và múa vì chúng có tiết
tấu. Âm nhạc cũng thống nhất với kiến trúc
mặc dù kiến trúc là một loại hình nghệ
thuật cụ thể, người xem có thể thấy rõ từng
chi tiết và có đặc điểm không gian. Trong

điện ảnh, âm nhạc đóng vai trò rất ưu thế:
“Âm nhạc là một thành tố quan trọng
trong hệ thống các ký hiệu âm thanh, góp
phần quan trọng vào quá trình sáng tạo tác
phẩm điện ảnh. Việc điện ảnh đưa âm nhạc
vào trong phim đã tạo nên những hiệu quả
cảm xúc, đưa lại cho người xem những mỹ
cảm” (Phan Thị Bích Hà, 2015).
2.1. Âm nhạc và múa
Múa là một bộ môn nghệ thuật biểu
diễn sử dụng ngôn ngữ hình thể để phản
ánh tình cảm, hiện tượng của cuộc sống.
Đặc trưng của múa là động tác, đội hình
cách điệu. Âm nhạc và múa là hai loại hình
nghệ thuật xuất hiện rất sớm của loài
người, chúng gắn kết với nhau trong cả tiến
trình lịch sử văn hóa, nghệ thuật của mỗi
dân tộc, mỗi quốc gia. Cứ như thế, chúng
cùng đồng hành, tồn tại và phát triển ngày
một hoàn thiện. Vẻ đẹp của múa trước hết
là thể hiện ở sự tự do, có tiết tấu và sự thôi

thúc buộc người ta phải cử động. Âm nhạc
và múa có một sự tương đồng giữa tiết
tấu(1) và nội dung, cảm xúc phong phú của
âm nhạc có thể đáp ứng tốt để đệm cho
điệu múa, góp phần làm tăng thêm vẻ say
đắm và nâng cao ý nghĩa cũng như giá trị
của nghệ thuật múa. Như vậy, âm nhạc có
được một sự diễn giải cụ thể thông qua

điệu múa, và điệu múa có được sức mạnh
cảm xúc thông qua âm nhạc.
2.2. Âm nhạc và văn học
So với sự hợp nhất của âm nhạc với
nghệ thuật múa, sự hợp nhất của âm nhạc
với văn học cũng gần như tương đương về
tính tự nhiên và tính cổ xưa. Thực chất, các
âm trong văn học chính là âm thanh của từ
ngữ được phát ra và được tinh lọc để đưa
vào âm nhạc. Điển hình, có những bài thơ
giàu nhạc tính, không cần phổ nhạc cũng
có thể hát lên được (ngâm thơ). Bên cạnh
đó, rất nhiều bài thơ được phổ nhạc, trở
thành những ca khúc được đông đảo công
chúng yêu mến. Do đó, nhiều bài thơ đã
nổi tiếng càng nổi tiếng hơn nhờ những ca
khúc dùng thơ làm ca từ. Ví dụ: Thuyền và
biển (Thơ: Xuân Quỳnh, Nhạc: Phan
Huỳnh Điểu); Hành khúc ngày và đêm
(Thơ: Bùi Công Minh, Nhạc: Phan Huỳnh
Điểu); Lời ru trên nương (Thơ: Nguyễn
Khoa Điềm, Nhạc: Trần Hoàn), Đất nước
(Thơ: Tạ Hữu Yên, Nhạc: Phạm Minh
Tuấn).v.v. Trong lĩnh vực sáng tác ca khúc,
hầu như nhạc sĩ nào cũng đã từng tìm đến
thơ để phổ nhạc, đặc biệt là những người
mới học sáng tác nhạc. Nhờ lấy cảm hứng
trong ca từ của bài thơ nên nhạc sĩ có thể
viết thêm giai điệu của âm nhạc để tạo nên
những bài hát có giá trị. Tuy nhiên, những

điều nêu trên thuộc về đa số chứ không
phải là tất cả, bởi vì không phải bài thơ nào
cũng phù hợp để phổ nhạc.
2.3. Âm nhạc với Sân khấu
81


SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY

No. 70 (04/2020)

Một loại hình nghệ thuật khác cũng
luôn có sự tham gia của âm nhạc đó chính
là nghệ thuật sân khấu, điển hình là kịch.
Từ những hình thức sơ khai của nghệ thuật
sân khấu như các trò diễn, các hình thức kể
chuyện sử thi của các dân tộc trên thế giới
đến các hình thức sân khấu lớn như kịch
nói của phương Tây, hoặc là tuồng, chèo,
cải lương của Việt Nam.v.v. đều có sự
tham gia của nghệ thuật âm nhạc. Một vở
kịch dù nhỏ đến đâu nếu không có âm nhạc
sẽ không thể nói đó là một tác phẩm hoàn
chỉnh. Trong những hình thức sân khấu sơ
khai như “Hát khan” của các dân tộc Tây
Nguyên, “Đẻ đất đẻ nước” của dân tộc
Mường thường có các nhạc cụ gõ, nhạc cụ
hơi... đệm theo. Tuy ở đó có thể không có
các làn điệu hát, nhưng nó có yếu tố hát
trong các câu kể thơ hoặc có thể nói đó là

những câu hát thơ mang tính ngâm ngợi.
Trong sân khấu kịch nói, âm nhạc thường
tham gia vào các phần mở màn, kết thúc,
làm nhạc nền, nhạc chen, nhạc chuyển
màn, chuyển cảnh… góp phần tạo hình
tượng, tăng thêm tính kịch và nhiều khi
còn có những tiết mục âm nhạc hoàn chỉnh
để miêu tả tâm trạng nhân vật hoặc làm nền
bổ sung cho tình tiết của vở kịch. Ví dụ,
trong vở kịch nói “Peer Gynt”, nhạc sĩ
Edvard Grieg(2) đã viết phần nhạc như
những tiết mục âm nhạc hoàn chỉnh ở đó
giai điệu đầy chất thơ đẹp như hoa đồng
nội của bài hát “Khúc hát nàng
Solveig” (làm nền cho cảnh nàng Solveig
đứng trên bờ biển chờ đón chàng Peer
Gynt trở về và rồi chàng chết trong vòng
tay của Solveig) đã làm cho người xem
phải xúc động. Phần âm nhạc của vở
kịch “Peer Gynt” sau này đã được Grieg
tách ra, viết thành tổ khúc (Suite)(3) cho
dàn nhạc giao hưởng và là một trong
những tổ khúc xuất sắc của âm nhạc lãng

mạn thế kỷ XIX. Thế nhưng, sự kết hợp
của hai loại hình nghệ thuật này cũng có
nhiều khó khăn. Sự vận động của vở kịch
là nhanh chóng và thẳng một mạch, trong
khi âm nhạc thì chậm rãi và theo đường
vòng. Do đó, nếu âm nhạc cứ theo đường

của nó thì hành động kịch sẽ phải dừng lại.
Hệ quả là các vở kịch sẽ ít diễn xuất hơn,
thay vào đó là những màn đối thoại dài
dòng. Thông thường thì sự kết hợp của
hình thức âm nhạc cũng bị phá vỡ, và bị
thay thế bằng mạch trong câu chuyện của
vở kịch.
2.4. Âm nhạc và kiến trúc
Nghệ thuật kiến trúc cũng có mối
tương quan với âm nhạc về nhiều khía
cạnh. Trước hết, âm nhạc là nghệ thuật
mang tính chất thời gian, ta cần phải có
thời gian để thưởng thức một khúc nhạc,
cũng như một khúc nhạc cần thời gian để
biểu lộ hết những tiểu khúc. Đoạn nhạc này
nối tiếp đoạn nhạc kia, các nốt nhạc theo
đuổi nhau cho đến hết bài. Trong khi đó,
kiến trúc nặng về không gian, một công
trình kiến trúc hiện ra mà không cần người
xem phải mất thời gian để theo dõi từ đầu
đến cuối quá trình thi công của công trình
đó. Một dinh thự có thứ tự trước sau,
nhưng thứ tự ấy xuất hiện cùng một lúc,
làm mất ý niệm thời gian và thay vào đó
cho ta một cảm giác rất đỗi mạnh mẽ về
không gian. Bởi công trình kiến trúc cần
không gian mới biểu lộ được. Cho nên,
trong các ngành nghệ thuật, chỉ riêng hai
ngành này là có tính chất sáng tạo thuần
túy. Đối với kiến trúc, vật được tạo ra là

một tác phẩm rõ ràng và độc đáo, không
cần dùng thiên nhiên làm mẫu mực để làm
theo. Đối với âm nhạc, không cần phải giả
tiếng chim hót hay tiếng suối reo để tác
động lên tâm hồn con người mặc dù nó có
thể làm vậy, và kiến trúc cũng không dựa
82


DƯƠNG THANH TÙNG

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN

vào một hình thể nào đó của thiên nhiên để
gợi nơi chúng ta cảm xúc thanh thoát. Cả
hai tự tạo những âm điệu, hình thức khác
biệt với thiên nhiên trong khi các ngành
nghệ thuật khác không sáng tạo như thế mà
chỉ tái tạo lại. Ta thấy, các nghệ sĩ trong
ngành hội họa, điêu khắc, thơ, kịch có thể
lấy đề tài của mình đã có sẵn trong thiên
nhiên và trình bày trở lại cho mọi người
thưởng ngoạn với tài năng của mình. Đối
với một kiến trúc sư, khi thiết kế một nhà
hát là phải biết qua âm thanh học, phải biết
làm triệt âm ở các vách tường và mọi bậc
thang. Ngoài ra, phải thiết kế trần phản âm
sao cho âm thanh đến với khán giả mà
không bị độ vang làm hỏng âm thanh.
Hoặc là khi thiết kế một nhà thờ, phải làm

sao để tạo độ vang vừa đủ, sử dụng mái
vòm để nghe âm thanh được thiêng liêng.
Vì vậy, nếu kiến trúc sư có kiến thức về âm
nhạc sẽ thấy rõ sự mật thiết của hai ngành
nghệ thuật này. Sở trường viết nhạc của
các nhạc sĩ khác nhau, có người chuyên
viết nhạc tình cảm, có người chuyên về
nhạc âm hưởng dân ca.v.v. Kiến trúc sư
cũng vậy, mỗi người đều có sở trường
riêng, có người chuyên thiết kế bệnh viện,
có người chuyên thiết kế trường học.v.v.
rồi cũng tùy theo địa điểm vùng biển, đồng
bằng hay vùng cao mà công trình sẽ có
kiểu dáng khác đi. Bên cạnh đó, còn tùy
theo nội dung, đường nét biến đổi. Ví dụ:
bệnh viện đa khoa phải khác bệnh viện phụ
sản, trường âm nhạc phải khác trường phổ
thông; nói đến nhà ở thì rất đa dạng, người
thích kiểu Pháp, người thích kiểu Nhật;
thậm chí có người thích kiểu hỗn hợp vừa
Pháp vừa Nhật, vừa hoành tráng nhưng
cũng phải dễ thương. Âm nhạc cũng có sự
hỗn hợp như vậy, trong nhạc Jazz(4) có sự
kết hợp với đàn tranh (nghệ sĩ Trần Mạnh
Tuấn đã từng biểu diễn với hình thức này

tại Nhạc viện TP. HCM), hoặc là sự hỗn
hợp giữa điệu Tango và Habalera thành
điệu Tango Habalera. Khi kiến trúc sư thiết
kế xong một ngôi nhà cũng giống như nhạc

sĩ sáng tác một tác phẩm âm nhạc. “Khúc
dạo đầu” là người ta bước vào sân nhà để
xem thiết kế bên trong, “phần trình bày” là
đi vào sảnh, “dấu lặng” là khoảng dừng
chân để ngắm nhìn hoặc chuyển hướng,
“biến tấu” là sự thay đổi màu sắc của căn
nhà, “giang tấu”(5) là lúc ngồi ở giữa nhà,
ngẫm nghĩ những nơi gây ấn tượng và tiếp
tục xem đi xem lại, sau đó là sự kết thúc
của bài nhạc. Tuy nhiên, so sánh như trên
là để ta dễ hiểu hơn về mối tương quan
giữa hai loại hình nghệ thuật này với nhau
mà thôi, không nhất thiết phải rập khuôn
đến thế. Bởi lẽ, điều khác biệt giữa âm
nhạc và kiến trúc là khi nghe một bài nhạc
ta phải nghe theo thứ tự thời gian, nghe từ
đầu đến cuối chứ không thể nghe ngược
lại, như vậy sẽ không đúng bài nhạc. Còn
đối với kiến trúc, ta có thể tham quan
theo ý muốn, không cần phải theo chiều
hướng nào.
2.5. Âm nhạc và điện ảnh
Điện ảnh cũng có mối tương quan đối
với âm nhạc, trong một bộ phim luôn có sự
hỗ trợ của âm nhạc để có sự hấp dẫn và
xúc động hơn. Đồng thời, âm nhạc sẽ góp
phần lột tả được nhân vật trong bộ phim.
Có âm nhạc, phim sẽ không bị khô khan,
nếu nhạc phù hợp sẽ giúp cho bộ phim
thêm ý nghĩa và khiến người xem cảm

thấy rung động. Phim ảnh là một loại hình
nghệ thuật tổng hợp và nhạc phim là sự hỗ
trợ, không thể thiếu. Phim thị trường ở
Việt Nam và cả thế giới đều có ca khúc
chủ đạo, đồng thời khi nghe ca khúc là
người ta sẽ nghĩ ngay đến bộ phim. Ví dụ:
đối với những ai đã từng được xem bộ
phim Titanic, khi nghe ca khúc “My heart
83


SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY

No. 70 (04/2020)

will go on”, họ sẽ liên tưởng đến bộ phim
chứ không thể nào tách ra đứng riêng. Âm
nhạc nếu không có hình ảnh vẫn là một tác
phẩm độc lập, còn một bộ phim nếu không
có âm nhạc sẽ không thể xem là một tác
phẩm trọn vẹn. Nhạc phim thường được đề
cập là ca khúc, nhạc nền và nhạc tình
huống trong phim. Nhạc sĩ viết nhạc cho
bộ phim trước hết phải có một ca khúc phù
hợp với chủ đề, sau đó phải có phần nhạc
nền thật xuất sắc để chuyển tải được thân
phận nhân vật và hình ảnh mà bộ phim
muốn gửi đến người xem.

3. Kết luận

Rõ ràng, nghệ thuật âm nhạc có mối
tương quan với một số loại hình nghệ thuật
khác. Sự kết hợp này sẽ giúp cho nghệ
thuật thêm phong phú, tác phẩm được sinh
ra từ sự kết hợp như vậy thật sự là một
hình thức nghệ thuật mới. Nhờ đó, nghệ
thuật âm nhạc càng thêm đa dạng, ngoài
những tác phẩm âm nhạc độc lập, chúng ta
dễ dàng nghe thấy âm nhạc ở trong hầu hết
các bộ phim, các điệu múa, nhiều bài hát
được phổ từ thơ.v.v.

Chú thích
(1)

Tiết tấu: sự nối tiếp các âm thanh có trường độ (độ dài – ngắn của âm thanh) giống nhau
và khác nhau.

(2)

Edvard Grieg: nhà soạn nhạc, nhạc trưởng, nghệ sĩ Piano người Na Uy.

(3)

Tổ khúc (Suite): một bộ các tác phẩm khí nhạc được sắp xếp theo thứ tự nhằm để biểu
diễn riêng một mạch.

(4)

Jazz: một thể loại âm nhạc có nguồn gốc từ Hoa Kỳ, là sự pha trộn của âm nhạc Blues

(những điệu hát của miền Tây Châu Phi, được các nô lệ da đen mang sang Bắc Mỹ) và
hòa âm trong âm nhạc cổ điển.

(5)

Giang tấu (interlude): phần dạo nhạc giữa các lần biểu diễn khác nhau.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Dương Viết Á. (1994). Âm nhạc – Lý luận và cây đời. Hà Nội: NXB Âm nhạc – Tạp chí
Văn hóa nghệ thuật.
Đỗ Văn Khang, Đỗ Huy. (1985). Mỹ học Mác – Lênin. Hà Nội: NXB ĐH & THCN.
Đỗ Văn Khang. (1998). Lịch sử Mỹ học. Hà Nội: NXB Văn hóa.
Hoài Lam. (1979). Tìm hiểu Mỹ học Mác – Lênin. Hà Nội: NXB Văn hóa.
Lê Ngọc Trà. (1994). Mỹ học đại cương. Hà Nội: NXB Văn hóa thông tin.
Các đường link tham khảo
Hoài An. (07/03/2020, 03:00). Sự giao thoa giữa các loại hình nghệ thuật. Truy xuất từ
/>
84


DƯƠNG THANH TÙNG

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN

Dewitt H. Parker. (07/3/2020, 03:29) Âm nhạc và các loại hình nghệ thuật khác. Truy xuất
từ />Phan Thị Bích Hà. (08/3/2020, 19:11). Yếu tố âm nhạc trong tác phẩm phim truyện. Truy
xuất từ />Trần Quang Minh. (08/3/2020, 20:00). Mối lương duyên của âm nhạc và kiến trúc. Truy
xuất từ />
-1073.html
Tọa đàm “Vai trò âm nhạc trong nghệ thuật múa”: Thể hiện âm nhạc trong múa.

(09/3/2020, 21:21). Truy xuất từ />
=18&macmp=18&mabb=45853&no_redirect=true
Vai trò âm nhạc trong sân khấu truyền thống Việt Nam. (09/3/2020, 22:11). Truy xuất từ

/>Duyên Vũ. (10/3/2020, 13:12). Âm nhạc làm mới nhân vật văn chương. Truy xuất từ

/>Ngày nhận bài: 11/3/2020

Biên tập xong: 15/4/2020

85

Duyệt đăng: 20/4/2020



×