Tải bản đầy đủ (.pdf) (188 trang)

Đánh giá và dự báo mối tương quan giữa tăng trưởng kinh tế và ô nhiễm môi trường tại vùng kinh tế trọng điểm bắc bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 188 trang )


BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG BTNMT
TCMT





BÁO CÁO TỔNG KẾT KHOA HỌC


ĐỀ TÀI:

ĐÁNH GIÁ VÀ DỰ BÁO MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI
VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ

Năm 2009 - 2010




Chủ nhiệm đề tài: ThS. Trần Thị Lệ Anh










8357


Hà Nội, 2010

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG BTNMT
TCMT



BÁO CÁO TỔNG KẾT KHOA HỌC

ĐỀ TÀI:

ĐÁNH GIÁ VÀ DỰ BÁO MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI
VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ


Ngày tháng năm 20 Ngày tháng năm 20
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI CƠ QUAN CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI
(Họ tên, chữ ký, đóng dấu) (Họ tên, chữ ký, đóng dấu)






Trần Thị Lệ Anh Nguyễn Thế Đồng


Ngày tháng năm 20 Ngày tháng năm 20
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ TL. BỘ TRƯỞNG
NGHIỆM THU BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
(Họ tên, chữ ký, đóng dấu) VỤ TRƯỞNG VỤ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ





Nguyễn Duy Hùng


Hà Nội, 2010

Các thành viên tham gia đề tài:
1
Trần Thị Lệ Anh Th.S Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi
trường Tổng Cục Môi trường – Chủ nhiệm
2 Nguyễn Minh Phương KS Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi
trường - Tổng Cục Môi trường – Thư ký
3 Nguyễn Thượng Hiền KS Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi
trường - Tổng Cục Môi trường
4 Trần Thị Thu Hiền ThS Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi
trường - Tổng Cục Môi trường
5 Nguyễn Lan Hương Th.S Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi
trường - Tổng cục Môi trường

6 Hàn Ngọc Tài KS Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi
trường - Tổng cục Môi trường
7 Nguyễn Thị Hồng Liễu TS Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi
trường - Tổng cục Môi trường
8 Đỗ Nam Thắng TS Viện Khoa học quản lý môi trường
Tổng cục Môi trường
9 Mai Thu Huệ ThS Viện Khoa học quản lý môi trường
Tổng cục Môi trường
10 Trần Thị Giang CN Viện Khoa học quản lý môi trường
Tổng cục Môi trường
11 Lê Hà Thanh TS Trường Đại học Kinh tế quốc dân
12 Đinh Đức Trường TS Trường Đại học Kinh tế quốc dân
13 Ngô Thanh Mai Th.S Trường Đại học Kinh tế quốc dân
14 Nguyễn Diệu Hằng CN Trường Đại học Kinh tế quốc dân
15 Đặng Kim Khôi Th.S Viện Chiến lược, Chính sách NN và PTNT
16 Bùi Trinh KS Tổng cục thống kê
17 Dương Mạnh Hùng Th.S Tổng cục thống kê











2




MỤC LỤC

Danh mục chữ viết tắt 1
Danh mục hình 2
Danh mục bảng 3
PHẦN MỞ ĐẦU 4
1. Sự cần thiết của đề tài 4
2. Mục tiêu nghiên cứu 6
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 6
4. Phương pháp nghiên cứu 7
4.1. Phương pháp tiếp cận thực t
ế thông qua điều tra khảo sát 7
4.2. Phương pháp kết hợp nghiên cứu tổng hợp với nghiên cứu chi tiết 8
4.3. Phương pháp mô hình 8
4.4. Phương pháp trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm quốc tế 8
4.5. Phương pháp chuyên gia 9
5. Kết cấu đề tài 9
CHƯƠNG 1 10
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MỐI QUAN HỆ
GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
VÀ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG 10
1. 1. Tổng quan về mô hình phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và
ô nhiễm môi trường 10
1.1.1. Tăng trưởng kinh tế và chất lượng tăng trưởng 10
1.1.2. Một số khái niệm liên quan tới môi trường 17
1.1.3. Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển 18
1.1.4. Mô hình phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và ô nhiễ
m môi

trường 27
1.2. Mô hình I-O trong đánh giá tương quan định lượng giữa tăng trưởng kinh
tế và ô nhiễm môi trường 37
1.2.1. Bảng nguồn và sử dụng và Bảng cân đối đầu vào đầu ra 38
1.2.2. Khuôn khổ cơ bản của các bảng kết hợp 39
1.2.3. Phân tích I-O kết hợp 42
1.2.4. Ý nghĩa chính sách 43
1.3. Kinh nghiệm quốc tế về xác định thiệt hại môi trường trong cách tính tố
c





3



độ tăng trưởng kinh tế 43
1.4. Khả năng áp dụng các mô hình đánh giá mối quan hệ giữa tăng trưởng
kinh tế và ô nhiễm môi trường tại Việt Nam 49
CHƯƠNG 2 53
HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG 53
CỦA VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ 53
2.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội củ
a Vùng kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ 53
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Vùng KTTĐBB 53
2.1.2. Vị trí, vai trò và tiềm năng của Vùng KTTĐBB 55
2.1.3. Tổng quan về điều kiện kinh tế xã hội của VKTTĐBB 61

2.2. Các vấn đề môi trường của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ 72
2.2.1. Suy giảm diện tích đất nông nghiệp trầm trọng, có nguy cơ mất an ninh
lương thự
c 72
2.2.2. Phát triển công nghiệp với tốc độ cao, quy hoạch bố trí công nghiệp còn
chưa hợp lý, nhiều nguồn thải chưa được xử lý nhiễm 74
2.2.3. Đô thị hoá mạnh mẽ chưa tuân theo quy luật khách quan, hệ thống hạ tầng
kỹ thuật đô thị phát triển chậm 75
2.2.4. Những vấn đề môi trường bức bách 77
2.2.5. Các hệ sinh thái tự nhiên đang bị
đe dọa 79
2.3. Các đường lối chính sách về phát triển Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ 80
2.3.1. Nhóm cơ chế chính sách trực tiếp cho VKTTĐ 80
2.3.2. Các chính sách phát triển các lãnh thổ đặc biệt hướng tới sự phát triển tập
trung 88
2.3.3. Những cơ chế, chính sách chung, có ảnh hưởng đến phát triển bền vững
Vùng KTTĐBB 90
2.2.4. Đánh giá hệ thống chính sách hiện hành 102
CH
ƯƠNG 3 110
ĐÁNH GIÁ VÀ DỰ BÁO MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH
TẾ VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC
BỘ 110
3.1. Các kịch bản phát triển cho Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ 110
3.1.1. Các căn cứ xây dựng kịch bản 110
3.1.2. Các kịch bản phát triển 110






4



3.2. Ứng dụng mô hình I-O trong việc phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng
kinh tế và ô nhiễm môi trường tại Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ 114
3.3. Dự báo mối tương quan giữa tăng trưởng kinh tế và mức độ ô nhiễm môi
trường tại Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ 117
3.3.1. Kịch bản phát triển đến năm 2015 với 4 kịch bản phát triển con 117
3.3.2. Kịch bả
n phát triển đến năm 2020 với 4 kịch bản phát triển con 119
CHƯƠNG 4 121
CÁC GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 121
VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ 121
4.1. Định hướng phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ 121
4.1.1. Căn cứ xác định quan điểm và định hướng phát triển Vùng KTTĐBB 121
4.1.2. Định hướng chung về phát triển b
ền vững Vùng KTTĐBB 123
4.2. Đề xuất một số khuyến nghị về lựa chọn kịch bản tăng trưởng và bảo vệ
môi trường cho Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ 125
4.3. Các giải pháp chủ yếu đảm bảo phát triển bền vững Vùng kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ 134
4.3.1. Hoàn thiện cơ chế chính sách liên quan đến đảm bảo tính chất h
ợp lý và
đồng bộ trong qui hoạch, kế hoạch và đầu tư phát triển 134
4.3.2. Hoàn thiện chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế 136
4.3.3. Hoàn thiện chính sách bảo vệ môi trường tại Vùng KTTĐBB 140
4.3.4. Xây dựng các chính sách về phát triển khoa học công nghệ theo hướng
thân thiện với môi trường 147

KẾT LUẬN 150
TÀI LIỆU THAM KHẢO 155
PHỤ LỤC 158





1



Danh mục chữ viết tắt

Bộ KH&ĐT Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Bộ TN&MT Bộ Tài nguyên & Môi trường
BVMT Bảo vệ môi trường
GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Products)
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
I-O Mô hình Input-Output
KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên
KCN Khu công nghiệp
KCNC Khu công nghệ cao
KTTĐ Kinh tế trọng điểm
NAMEA Tài khoản quốc gia có tính tới tài khoản môi trường
ODA Viện trợ hỗ trợ
phát triển chính thức
SAM Ma trận hạch toán xã hội
SEEA Sổ tay về hệ thống hạch toán kinh tế môi trường

SME Các doanh nghiệp vừa và nhỏ
SNA Hệ thống tài khoản Quốc gia
SUT Bảng nguồn và sử dụng
WHO Tổ chức y tế thế giới
WTO Tổ chức thương mại thế giới
WB Ngân hàng thế giới
UBND Ủy ban nhân dân
Vùng KTTĐBB Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
VKTTĐ
TB Vùng Kinh tế trọng điểm Trung Bộ
VKTTĐPN Vùng Kinh tế trọng điểm Phía Nam
VQG Vườn quốc gia







2




Danh mục hình

Hình 1.1 Mô hình kinh tế truyền thống 19
Hình 1.2 Hệ thống kinh tế - môi trường 20
Hình 1.3 Mô hình hệ sinh thái 24
Hình 1.4 Những vấn đề môi trường và sự tăng trưởng kinh tế 25

Hình 2.1 Đóng góp của các yếu tố đầu vào đến tăng trưởng (2002– 2008) 68
Hình 2.2

Tăng trưởng các ngành của các địa phương trong Vùng KTTĐBB
(a) năm 2000; (b) năm 2005
70
Hình 3.1 So sánh các kịch bản phát triển giai đoạn 2010-2015 116
Hình 3.2 So sánh mức độ phát thải giữa kịch bản 1 và 2 117
Hình 4.1 So sánh các kịch b
ản phát triển giai đoạn 2005-2020 124
Hình 4.2 Hệ số ICOR cả nước và ba VKTTĐ từ 2000-2008 128
Hình 4.3 Tốc độ tăng trưởng GO và GDP của Vùng KTTĐBB 130
Hình 4.4 Tốc độ tăng trưởng GO và GDP Công nghiệp Vùng KTTĐ (%) 130













3






Danh mục bảng

Bảng 1.1 Ảnh hưởng của gia tăng 1% thu nhập bình quân đầu người, mật độ
dân cư và thời gian tới chất lượng môi trường tại Malaysia
29
Bảng 1.2 Bảng nguồn kết hợp 39
Bảng 1.3 Bảng sử dụng kết hợp 40
Bảng 1.4 Bảng cân đối I-O mở rộng cho môi trường 40
Bảng 1.5 GDP và ước tính EDP cho Indonêxia 1971 – 1984 44
Bảng 1.6

GDP và EDP ước đoán cho Autralia 1980-1988 46
Bảng 1.7 Ước tính tổng lượng chất thải phát sinh t
ừ hoạt động sản xuất 48
Bảng 2.1 Tỷ trọng của Vùng KTTĐBB so cả nước 53
Bảng 2.2 Tốc độ tăng trưởng GDP của Vùng KTTĐBB 66
Bảng 2.3 Quy mô và mật độ kinh tế của Vùng KTTĐBB (tính theo GDP) 67
Bảng 2.4 Năng suất lao động của các Vùng kinh tế trọng điểm 68
Bảng 2.5 Cơ cấu ngành kinh tế các VKTTĐ 69
Bảng 2.6 Hiện trạng sử dụng đất tại Vùng KTTĐBB 71
B
ảng 2.7 Các khu/cụm công nghiệp tại các địa phương trong Vùng KTTĐBB 73
Bảng 3.1 Dự báo tăng trưởng kinh tế của Vùng KTTĐBB đến năm 2020 109
Bảng 3.2 Tốc độ tăng trưởng chất thải và GDP năm 2015 so với năm 2005
theo các kịch bản phát triển
116
Bảng 3.3 Tốc độ tăng trưởng chất thải và GDP năm 2020 so với năm 2005 theo
các kịch bản phát triển

118
Bảng 4.1 Khối lượng chất thả
i phát sinh theo các kịch bản đến năm 2015 123
Bảng 4.2 Khối lượng chất thải phát sinh theo các kịch bản đến năm 2020 123
Bảng 4.3 Tỷ lệ co dãn giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế và mức độ gia tăng ô
nhiễm môi trường ở Vùng KTTĐBB, giai đoạn 2000 - 2005
125
Bảng 4.4 Sự bền vững về môi trường của chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội
bộ ngành công nghiệp, giai đo
ạn 2000 – 2005
126
Bảng 4.5 Sự bền vững về môi trường của chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội
bộ ngành nông nghiệp, giai đoạn 2000 - 2005
127





4



Bảng 4.6 Sự bền vững về môi trường của chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh
thổ, giai đoạn 2000 - 2005
127
Bảng 4.7 Vốn đầu tư tính cho 1 đồng GDP 129
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của đề tài

Để thúc đẩy sự phát triển chung của cả nước cũng như tạo mối liên kết và phối
hợp trong phát triển kinh tế - xã hội giữa các Vùng kinh tế, Chính phủ Việt Nam đã
và đang cố gắng lựa chọn một số tỉnh/ thành phố để hình thành nên Vùng kinh tế
trọng điểm quốc gia có khả năng đột phá, tạo động lực thúc
đẩy phát triển kinh tế - xã
hội của cả nước với tốc độ cao và bền vững, tạo điều kiện nâng cao mức sống của
toàn dân và nhanh chóng đạt được sự công bằng xã hội trong cả nước. Việc hình
thành các Vùng kinh tế trọng điểm là nhằm đáp ứng những nhu cầu của thực tiễn nói
chung và đỏi hỏi của nền kinh tế nước ta nói riêng.
Theo tinh thần đó, cuối n
ăm 1997 và đầu năm 1998, Thủ tướng Chính phủ đã
lần lượt phê duyệt các quyết định số 747/1997/QĐ-TTg, 1018/1997/QĐ-TTg và
Quyết định số 44/1998/QĐ-TTg về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội ba
Vùng kinh tế trọng điểm quốc gia đến năm 2010, bao gồm Vùng kinh tế trọng điểm
Bắc bộ (Vùng KTTĐBB), Trung bộ (VKTTĐTB) và Vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam (VKTTĐPN). Trong 3 Vùng kinh t
ế trọng điểm này, Vùng KTTĐBB có vị trí
và vai trò đặc biệt quan trọng.
Tại Hội nghị các tỉnh thuộc Vùng KTTĐBB ngày 14-15/7/2003, Thủ tướng
Chính phủ đã quyết định mở rộng ranh giới của Vùng; sau đó Văn phòng Chính phủ
đã ra thông báo số 108/TB-VPCP ngày 30/7/2003 về kết luận của Thủ tướng Chính
phủ tại Hội nghị, trong đó có quyết định "Đồng ý bổ sung 3 tỉnh: Hà Tây, Bắc Ninh,
Vĩnh Phúc vào Vùng kinh t
ế trọng điểm Bắc bộ". Tổng diện tích Vùng kinh tế trọng
điểm Bắc bộ sau khi bổ sung là 15.277 km
2
, bằng 4,64% diện tích và dân số (tính đến
năm 2002) là 13,035 triệu người, bằng 16,35% so với cả nước.






5



Trong những năm qua, Vùng KTTĐBB có mức tăng trưởng GDP bình quân
hàng năm trên 12%, tăng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, mở rộng kim ngạch xuất
khẩu, nâng cao chất lượng đời sống cho nhân dân. Mặc dù vậy sự phát triển của Vùng
KTTĐBB giai đoạn này và trong những năm tiếp theo vẫn chưa thật bền vững bởi
còn lúng túng cả về chiến lược/qui hoạch/chính sách cũng như các biện pháp tổ ch
ức
thực hiện. Sự bất hợp lý về chiến lược phát triển ngành, Vùng, lạm dụng tài nguyên
và ô nhiễm môi trường đang là những rào cản cho việc tăng trưởng kinh tế. Để hoàn
thành mục tiêu chiến lược “ tạo ra sự phát triển vượt bậc về kinh tế - xã hội của
Vùng; đóng góp xứng đáng vào quá trình phát triển chung của cả nước trong điều
kiện toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế
quốc tế” theo tinh thần Nghị quyết số 54-NQ/TW
ngày 14 tháng 9 năm 2005 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm
quốc phòng, an ninh Vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 và định hướng đến
năm 2020; Quyết định số 191/2006/QĐ-TTg ngày 17/08/2006 của Thủ tướng Chính
phủ về Chương trình hành động thực hiện nghị quyết số 54-NQ/TW, Vùng KTTĐBB
trong những năm tới sẽ phả
i tăng trưởng với nhịp độ nhanh khoảng khoảng 1,3 lần
mức tăng trưởng bình quân chung của cả nước. Trong bối cảnh đó, việc bảo vệ môi
trường đảm bảo sự phát triển bền vững của nền kinh tế đang đặt ra thách thức rất to
lớn.
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT), vấn đề ô nhiễm môi trường
đang ngày càng trở nên nghiêm trọng tại Vùng KTTÐBB. Chất lượng n

ước của tất cả
các sông lớn như sông Hồng, sông Cầu, sông Thái Bình, sông Cà Lồ, sông đào Bắc
Hưng Hải đều không đạt tiêu chuẩn nước mặt loại A (nguồn cấp nước sinh hoạt), chỉ
đạt tiêu chuẩn loại B đủ phục vụ các mục đích tưới tiêu, vận tải Kết quả quan trắc
36 điểm quan trắc môi trường cho thấy sông Thái Bình là sạch nhất. Sông suối thuộc
loại bẩ
n là Tam Bạc (Hải Phòng), suối Hợp Phong (Hạ Long), sông Ngũ Huyện Khê
(Bắc Ninh). Riêng sông Nhuệ và sông Ðáy tại Hà Ðông không đạt tiêu chuẩn cho
phép loại B, vì các thông số chất hữu cơ và phú dưỡng quá lớn…Có thể nói sự bất
hợp lý về chiến lược phát triển ngành, Vùng, lạm dụng tài nguyên và ô nhiễm môi
trường đang là những rào cản cho việc tăng trưởng kinh tế ở Vùng KTTĐBB.





6



Để có thể tạo lập lại sự cần bằng với môi trường, các nhà hoạch định chính
sách, các nhà quản lý cần phải tính đến yếu tố môi trường trong các quyết định của
mình. Phát triển bền vững là một khái niệm mới được thừa nhận trong vòng khoảng
một thập niên trở lại đây. Phát triển bền vững tạo lập một khuôn khổ mới cho sự phát
triển trong đó các hàng hoá và dị
ch vụ được sản xuất một cách có hiệu quả nhất trong
giới hạn sinh thái của Trái đất. Do vậy việc xem xét, đánh giá và dự báo mối tương
quan giữa tăng trưởng kinh tế và ô nhiễm tại Vùng KTTĐBB là một công việc cấp
thiết.
Đề tài sẽ góp phần xây dựng cơ sở lý thuyết và thực tiễn để bổ sung các quy

định, hướng dẫn cần thiết trong công tác hoạch định chính sách phát triển bề
n vững
Vùng/quốc gia. Từ đó bước đầu hình thành cơ sở cho việc xác định chất lượng tăng
trưởng của Vùng nói riêng và quốc gia nói chung thông qua việc tính tóan chỉ tiêu
GDP xanh.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của đề tài:
Xây dựng cơ sở phương pháp luận lượng hoá mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và
ô nhiễm môi trường nhằm đưa ra các khuyến nghị về phát triển kinh tế- xã hội phụ
c
vụ mục tiêu phát triển bền vững cho Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Vùng
KTTĐBB).
Các mục tiêu cụ thể của đề tài bao gồm:
1. Đánh giá mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và ô nhiễm môi trường cho
Vùng KTTĐBB;
2. Dự báo những ảnh hưởng đến môi trường của việc gia tăng các hoạt động kinh
tế tại Vùng KTTĐBB đến 2020;
3. Đưa ra m
ột số kiến nghị, giải pháp nhằm phát triển bền vững Vùng KTTĐBB.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu





7



Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm 7 tỉnh thuộc Vùng KTTĐBB là Thành

phố Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh và Vĩnh Phúc.
Đề tài tập trung nghiên cứu về hiện trạng các vấn đề ô nhiễm môi trường tại
Vùng KTTĐBB bao gồm (1) ô nhiễm nước, (2) ô nhiễm không khí và (3) chất thải
rắn.
Đề tài xây dựng thử nghiệm mô hình cân đối liên ngành I-O cho Vùng
KTTĐBB nhằm lượng hóa mối quan hệ giữa tăng tr
ưởng kinh tế và ô nhiễm môi
trường trên cơ sở chuỗi số liệu về tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1996-2008.
Do hạn chế về thời gian và nguồn kinh phí thực hiện, mô hình I-O chỉ tập trung mô
phỏng mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và ô nhiễm môi trường nước với các chỉ
tiêu ô nhiễm mang tính đại diện cho chất lượng nước thải công nghiệp là TSS, BOD,
COD, NH4-N, Tổng N.
Kết quả
nghiên cứu của đề tài sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà
khoa học, các nhà đầu tư cũng như các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam
trong điều kiện hội nhập quốc tế đang diễn ra sâu rộng.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được yêu cầu đặt ra, nghiên cứu này đã áp dụng các phương pháp
tiếp cận như sau:
4.1. Phương pháp tiếp cận thực tế thông qua
điều tra khảo sát
Để phục vụ nhu cầu thông tin cho việc đánh giá thực trạng và tác động của các
chính sách đến sự phát triển của Vùng KTTĐ, ngoài những thông tin thứ cấp có thể
thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, nhóm đề tài đặt trọng tâm vào việc thu thập các
thông tin sơ cấp, coi đây là nguồn thông tin quan trọng và đáng tin cậy cho việc tiến
hành nghiên cứu. Những thông tin này được thu thập thông qua khảo sát, điều tra
thực t
ế tại địa bàn, kết hợp với việc tổ chức các cuộc hội thảo lấy ý kiến chuyên gia
về các chuyên đề nghiên cứu chuyên sâu.
Việc điều tra khảo sát nhằm mục đích tiếp cận tốt hơn và sát thực hơn với tình






8



hình thực tế phát triển kinh tế tại Vùng KTTĐBB. Quá trình khảo sát được thực hiện
đồng thời bằng nhiều phương pháp như điều tra trực tiếp, lấy ý kiến chuyên gia và
những người ra quyết định tại địa phương, tổ chức thảo luận nhóm và tổ chức hội
thảo tại chỗ. Hoạt động điều tra khảo sát này được tiến hành tại các địa phương thu
ộc
Vùng KTTĐBB.
Phương pháp tiếp cận này đảm bảo tính chính xác và chất lượng của các thông
tin thu thập, là kênh thông tin quan trọng cho phép đánh giá một cách cụ thể các tác
động của các cơ chế, chính sách phát triển Vùng KTTĐ, cũng như cung cấp thông tin
đầu vào cho các mô hình phân tích định lượng mà đề tài dự kiến áp dụng.
4.2. Phương pháp kết hợp nghiên cứu tổng hợp với nghiên cứu chi tiết
(1) Nghiên cứu tổng thể Vùng KTTĐBB: đặt xu thế vận
động của tổng thể
Vùng KTTĐBB theo xu thế phát triển bền vững. Đó là sự phát triển đáp ứng được
nhu cầu của hiện tại, nhưng không gây ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận các nguồn
lực của tương lai. Phát triển bền vững cần được tiếp cận một cách tổng hợp và toàn
diện, kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa phát tri
ển kinh tế, phát triển xã hội và
bảo vệ môi trường (BVMT).
(2) Nghiên cứu đặc thù của Vùng: mỗi Vùng KTTĐ bản thân nó có những đặc
điểm và những yêu cầu phát triển khác nhau. Nghiên cứu sẽ phải tìm ra những điểm

nhấn cần thiết cho Vùng KTTĐBB một cách cụ thể.
4.3. Phương pháp mô hình
Xây dựng mô hình cân đối liên ngành (mô hình Input-Output) cho Vùng
KTTĐBB nhằm đánh giá mối quan hệ giữa tăng trưởng và ô nhiễm môi trường. Dựa
trên mô hình đó nhóm tác giả đưa ra các dự báo về phát triển kinh tế và tác động môi
trường trong tương lai làm cơ sở cho việc lựa chọn ra các kịch bản phát triển bền
vững cho Vùng KTTĐBB.
4.4. Phương pháp trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm quốc tế
Tổ chức các cuộc họp, khảo sát, trao đổi kinh nghiệm quốc tế về các mô hình đo





9



lường mối tương quan giữa tăng trưởng kinh tế và ô nhiễm môi trường đặc biệt là với các
nước trong khu vực.
4.5. Phương pháp chuyên gia
Để xây dựng được các báo cáo và đề xuất các kiến nghị, cần thiết phải có sự tham
gia của tập hợp đông đảo đội ngũ các chuyên gia về các lĩnh vực: pháp lý; quản lý nhà
nước các cấp, các ngành có liên quan; đại diện các tập đoàn/doanh nghiệp lớn có liên quan,
đặc biệt là phả
i có sự tham gia của các sở ban ngành liên quan tại địa phương là đối tượng
quan trọng tham gia vào quá trình thực hiện chiến lược và qui hoạch phát triển Vùng.
5. Kết cấu đề tài
Những nội dung cơ bản của đề tài được kết cấu theo bốn phần chính ngoài mở
đầu và kết luận như sau:

- Phần I: Cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và chất
lượng môi trường.
- Phần II: Hiện trạng phát triển kinh tế xã hội và môi trường của Vùng kinh
tế trọng điểm Bắc Bộ.
- Phần III: Đánh giá và dự báo mối tương quan giữa tăng trưởng kinh tế và ô
nhiễm môi trường tại Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
- Phần IV: Các giải pháp đảm bảo phát triển bền vững Vùng kinh tế trọng
điểm B
ắc Bộ.











10











CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MỐI QUAN HỆ
GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
1. 1. Tổng quan về mô hình phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và ô
nhiễm môi trường
1.1.1. Tăng trưởng kinh tế và chất lượng tăng trưởng
Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là một trong những vấn đề cốt lõi của lý luận về phát triển
kinh tế. Việc nghiên cứu tăng trưởng kinh tế ngày càng có hệ thống và hoàn thiện
hơn. Nhận thức đúng đắn về t
ăng trưởng kinh tế và sử dụng có hiệu quả những kinh
nghiệm về nghiên cứu, hoạch định chính sách tăng trưởng kinh tế là rất quan trọng.
Các nhà khoa học đều thống nhất cho rằng, tăng trưởng kinh tế trước hết là một vấn
đề kinh tế, song nó mang tính chính trị, xã hội sâu sắc. Tăng trưởng và phát triển kinh
tế là mục tiêu hàng đầu của tất cả các nước trên thế giới, là thước đo ch
ủ yếu về sự
tiến bộ trong mỗi giai đoạn của mỗi quốc gia.
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập hay sản lượng được tính cho toàn
bộ nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định thường là một năm. Tăng trưởng kinh tế
thường được thể hiện thông qua mức tăng tuyệt đối được đo lường bằng quy mô tăng
tr
ưởng hoặc mức tăng tương đối thông tỷ lệ tăng trưởng hay tốc độ tăng trưởng. Tốc





11




độ tăng trưởng phản ánh mức độ mở rộng quy mô của nền kinh tế. Đây là tỷ lệ phần
trăm giữa sản lượng tăng thêm của thời kỳ nghiên cứu so với mức sản lượng của thời
kỳ trước đó hoặc thời kỳ gốc. Tăng trưởng kinh tế không đồng nghĩa với phát triển
kinh tế, nhưng nó là trọng tâm của quá trình phát triển và phát tri
ển bền vững. Tăng
trưởng kinh tế là điều kiện cần, những chưa đủ của phát triển kinh tế.
Tăng trưởng kinh tế được xem xét trên hai mặt là số lượng và chất lượng tăng
trưởng. Mặt số lượng của tăng trưởng kinh tế là biểu hiện bên ngoài của sự tăng
trưởng, nó thể hiện ở ngay trong khái niệm về tăng trưởng như đ
ã nói ở trên và được
phản ánh thông qua các chỉ tiêu đánh giá quy mô và tốc độ tăng trưởng thu nhập.
Đứng trên góc độ toàn nền kinh tế, thu nhập thường được thể hiện dưới dạng giá trị:
có thể là tổng giá trị thu nhập, hoặc có thể là thu nhập bình quân trên đầu người. Các
chỉ tiêu giá trị phản ánh tăng trưởng theo hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) bao
gồm: tổng giá trị sản xuất (GO); tổng sản phẩm qu
ốc nội (GDP); tổng thu nhập quốc
dân (GNI); thu nhập quốc dân (NI); thu nhập được quyền chi (GDI); trong đó chỉ tiêu
GDP thường là chỉ tiêu quan trọng nhất. Mặt lượng của tăng trưởng kinh tế thể hiện
cụ thể ở quy mô (mức) và tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu giá trị nói trên. Nếu quy
mô và tốc độ tăng của các chỉ tiêu phản ánh tổng thu nhập và thu nhập bình quân đầu
người cao, có thể nói,
đó là biểu hiện tích cực về mặt lượng của tăng trưởng kinh tế.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế thể hiện cấu trúc bên trong của nền kinh tế. Cơ cấu kinh tế biểu
hiện qua tỷ trọng của các phần tử tạo nên cơ cấu và qua các quan hệ chặt chẽ hay lỏng
lẻo giữa các phần tử hợp thành. Cơ cấ
u kinh tế quyết định sự phát triển hài hòa, nhịp
nhàng của tất cả các phần tử tạo nên cơ cấu và cuối cùng đem lại kết quả tăng trưởng

chung cho nền kinh tế.
Cơ cấu kinh tế được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau:
- Dưới góc độ ngành: cơ cấu kinh tế xem xét số lượng và chất lượng các ngành
tạo nên nền kinh tế, cũng như các mối quan hệ giữa chúng vớ
i nhau. Thông thường
nền kinh tế Việt Nam được phân chia thành ba nhóm ngành lớn là Nông - lâm nghiệp
- Thuỷ sản, Công nghiệp - Xây dựng và Dịch vụ. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh
tế là quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành từ trạng thái này sang trạng thái khái theo





12



hướng hiện đại hơn và tiên tiến hơn, mà cụ thể là tăng tỷ trọng của nhóm ngành công
nghiệp và dịch vụ, đồng thời giảm tỷ trọng nhóm ngành nông nghiệp trong GDP. Bên
cạnh đó, việc chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ từng ngành cũng cần được xem xét.
- Dưới góc độ lãnh thổ, cơ cấu kinh tế được nhìn nhận theo sự bố trí lực lượng
sản xuất gi
ữa các vùng. Quá trình chuyển dịch cơ cấu vùng cần đảm bảo sự phát triển
cân đối, hài hòa giữa các vùng để đảm bảo tính bền vững trong quá trình phát triển.
Tuy nhiên cũng cần phải phải xem xét vai trò động lực của từng vùng để lôi kéo và
thúc đẩy các vùng khác phát triển.
- Dưới góc độ sở hữu, chúng ta xem xét có bao nhiêu loại hình kinh tế tồn tại và
phát triển trong hệ thống kinh tế; trong đó loại hình kinh tế nào có ý nghĩa quyết định
đố
i với nền kinh tế. Trong điều kiện toàn cầu hóa, định hướng vai trò của các loại hình

kinh tế phải vì sự phát triển chung.
Trong nghiên cứu này cơ cấu kinh tế được xem xét chủ yếu dưới góc độ cơ cấu
ngành.
Chất lượng tăng trưởng kinh tế
Theo Nguyễn Ngọc Sơn (2010), Từ lý thuyết của Adam Smith cho đến lý
thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại quan niệm về tăng tr
ưởng kinh tế đã được hình
thành và hoàn thiện. Tuy nhiên, các lý thuyết và mô hình này chủ yếu tập trung phân
tích và đánh giá sự tăng trưởng về số lượng chứ chưa quan tâm nhiều đến mặt chất
lượng của tăng trưởng. Một vấn đề rất quan trọng của tăng trưởng kinh tế ngoài tốc
độ tăng trưởng, đó là chất lượng tăng trưởng, nhưng tăng trưởng về mặt ch
ất lượng
hầu như mới được nhắc đến nhiều trong một vài thập kỷ trở lại đây.
Hiện vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau về chất lượng tăng trưởng. Có quan
điểm cho rằng, chất lượng tăng trưởng kinh tế đánh giá ở đầu ra, thể hiện bằng kết
quả đạt được qua tăng trưởng kinh tế như chất lượng cuộc s
ống được cải thiện, sự
bình đẳng trong phân phối thu nhập, bình đẳng về giới trong phát triển, bảo vệ môi
trường sinh thái… Quan điểm khác lại nhấn mạnh đến khía cạnh đầu vào của quá
trình sản xuất, như việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, nắm bắt và tạo cơ hội
bình đẳng cho các đối tượng tham gia đầu tư, quản lý hiệu quả các nguồn lự
c đầu tư.
Nhìn từ một góc độ khác, theo cách hiểu rộng, chất lượng tăng trưởng có thể tiến tới





13




nội hàm về phát triển bền vững, chú trọng tới tất cả ba thành tố kinh tế, xã hội và môi
trường. Theo cách hiểu hẹp, chất lượng tăng trưởng có thể chỉ được giới hạn ở một
khía cạnh nào đó, ví dụ như chất lượng đầu tư, chất lượng giáo dục, chất lượng dịch
vụ công…
Như vậy, chất lượng của tăng trưởng kinh t
ế là thuộc tính bên trong của quá
trình tăng trưởng kinh tế, thể hiện ở hiệu quả của việc đạt được các chỉ tiêu tăng
trưởng và khả năng duy trì nó trong dài hạn. Chất lượng tăng trưởng thể hiện năng lực
sử dụng các yếu tố đầu vào, tạo nên tinh chất, sự vận động của các chỉ tiêu tăng
trưởng và ảnh hưởng lan tỏa của nó đến các lĩ
nh vực của đời sống kinh tế - xã hội.
Số lượng và chất lượng tăng trưởng luôn là hai mặt của một vấn đề, trong đó
vai trò của chất lượng tăng trưởng ngày càng quan trọng. Xu hướng coi trọng vai trò
của chất lượng tăng trưởng là hoàn toàn phù hợp với xu thế tăng trưởng dài hạn của
nền kinh tế, bởi hai lẽ:
Thứ nhất, chính việc quan tâm đến các tiêu chí về chấ
t lượng tăng trưởng lại là
cơ hội để đạt được mục tiêu tăng trưởng về số lượng;
Thứ hai, hiệu ứng của chất lượng tăng trưởng có tác động lan tỏa trực tiếp đến
các khía cạnh khác của phát triển bền vững quốc gia, như chuyển dịch cơ cấu ngành
kinh tế, cải thiện các chỉ tiêu xã hội như nâng cao mức sống dân cư, gi
ảm nghèo đói
và mức độ phân hoá xã hội, thực hiện các mục tiêu về phát triển bền vững.
Tính hợp lý của quan niệm này là coi chất lượng sự vật là sự biến đổi cơ cấu
bên trong của sự vật là sự biến đổi cơ cấu bên trong của sự vật, không gắn chất lượng
sự vật với mục đích tồn tại, bối cảnh, môi trường, đ
iều kiện mà sự vật tồn tại hoặc các
sự vật có mối liên hệ tác động mật thiết với nhau.

Ngoại trừ quan điểm tăng trưởng bền vững, các quan điểm nói trên đều chỉ mô
tả một khía cạnh nhất định của chất lượng tăng trưởng kinh tế. Một số nhà kinh tế học
đã đưa ra những khái niệm đầy đủ hơ
n về chất lượng tăng trưởng.
Theo quan điểm của Thomas, Dailami và Dhareshwar (2004), chất lượng tăng





14



trưởng được thể hiện trên hai khía cạnh: Tốc độ tăng trưởng cao cần được duy trì
trong dài hạn và tăng trưởng cần phải đóng góp trực tiếp vào cải thiện một cách bền
vững và xoá đói giảm nghèo. Với quan điểm này, tăng trưởng kinh tế được nhìn nhận
toàn diện hơn và được nâng lên một bước so với trước.
Theo quan điểm của một số nhà kinh tế học n
ổi tiếng được giải Nobel gần đây
như Lucas, Sen, Stiglitz thì cùng với quá trình tăng trưởng, chất lượng tăng trưởng
biểu hiện tập trung ở các tiêu chuẩn chính sau: (1) yếu tố năng suất nhân tố tổng hợp
(TFP) cao, đảm bảo cho việc duy trì tốc độ tăng trưởng dài hạn và tránh được những
biến động từ bên ngoài; (2) tăng trưởng phải đảm bảo nâng cao hiệu quả kinh tế và
nâng cao năng l
ực cạnh tranh của nền kinh tế; (3) tăng trưởng đi kèm với phát triển
môi trường bền vững; (4) tăng trưởng hỗ trợ cho thể chế dân chủ luôn đổi mới, đến
lượt nó thúc đẩy tăng trưởng ở tỷ lệ cao hơn; và (5) tăng trưởng phải đạt được mục tiêu
cải thiện phúc lợi xã hội và giảm đói nghèo.
Theo quan điểm của Nguyễn Thị Tuệ

Anh và Lê Xuân Bá (2005), chất lượng
tăng trưởng thể hiện nhất quán và liên tục trong suốt quá trình tái sản xuất xã hội.
Chất lượng tăng trưởng thể hiện cả ở yếu tố đầu vào như việc quản lý và phân bổ các
nguồn lực trong quá trình tái sản xuất, đồng thời cả ở kết quả đầu ra của quá trình sản
xuất với chất lượng cuộc sống được cải thi
ện, phân phối sản phẩm đầu ra đảm bảo
tính công bằng và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Chất lượng tăng trưởng thể
hiện sự bền vững của tăng trưởng và mục tiêu tăng trưởng dài hạn, mặc dù tốc độ
tăng trưởng cao trong ngắn hạn là những điều kiện rất cần thiết.
Theo Lê Huy Đức (2004), “chất lượng tăng trưởng kinh tế là mộ
t khái niệm
kinh tế dùng để chỉ tính ổn định của trạng thái bên trong vốn có của quá trình tăng
trưởng kinh tế, là tổng hợp các thuộc tính cơ bản hay đặc tính tạo thành bản chất của
tăng trưởng kinh tế trong một hoàn cảnh và giai đoạn nhất định.”
Từ những quan điểm và khái niệm đã nêu ở trên, ta có thể khái quát khái niệm
về chất lượng tăng trưởng kinh tế ở
Việt Nam như sau:
Chất lượng tăng trưởng kinh tế cao là sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền





15



vững của nền kinh tế, thể hiện qua năng suất nhân tố tổng hợp và năng suất lao động
xã hội tăng và ổn định, mức sống của người dân được nâng cao không ngừng, cơ cấu
kinh tế chuyển dịch phù hợp với từng thời kỳ phát triển của đất nước, sản xuất có tính

cạnh tranh cao, tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ
, công bằng xã hội và bảo vệ
môi trường, quản lý kinh tế của nhà nước có hiệu quả.
Cụ thể, một nền kinh tế có chất lượng thể hiện qua các đặc trưng sau:
• Tốc độ tăng trưởng cao và được duy trì trong một thời gian dài
• Phát triển có hiệu quả, thể hiện qua năng suất lao động, năng suất tài sản
cao và ổn định, hệ số ICOR phù h
ợp, và đóng góp của TFP cao.
• Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng nâng cao hiệu quả, phù hợp với
thực tiễn của nền kinh tế trong mỗi thời kỳ
• Nền kinh tế có tính cạnh tranh cao
• Tăng trưởng kinh tế đi đôi với đảm bảo hài hòa đời sống xã hội
• Tăng trưởng kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái
• Quản lý hiệu quả của nhà nước
Các kiểu tăng trưởng được Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP)
đề xuất từ năm 1996, cảnh báo các chính phủ bao gồm: tăng trưởng không việc làm,
tăng trưởng không lương tâm, tăng trưởng không có tiếng nói, tăng trưởng không gốc
rễ và tăng trưởng không tương lai.
Thứ nhất, tăng trưởng không việc làm có nghĩa là tăng trưởng kinh tế song
không mở rộ
ng những cơ hội tạo thêm việc làm hoặc phải làm việc nhiều giờ và có
thu nhập rất thấp với những công việc có năng suất lao động thấp trong nông nghiệp
và trong khu vực không chính thức.
Thứ hai, tăng trưởng không lương tâm là tăng trưởng mà thành quả của nó chủ
yếu đem lại lợi ích cho người giàu, còn người nghèo được hưởng ít, thậm chí số
người nghèo còn tăng thêm, khoảng cách giàu nghèo gia tăng. Trong giai đoạ
n 1970 -






16



1985, GNP toàn cầu tăng 40%, nhưng số người nghèo tăng 17%. Trong giai đoạn
1965 - 1980, 200 triệu người có thu nhập trên đầu người giảm, thì đến giai đoạn 1980
- 1993, con số này là hơn 1 tỉ người. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã làm cho tỷ
lệ nghèo giảm nhanh: tỷ lệ hộ nghèo lương thực - thực phẩm giảm từ 55% năm 1990
còn 16,5% năm 1995, 9,9% năm 2002 và 7,8% năm 2004; tỷ lệ nghèo phi lương thực
- thự
c phẩm giảm từ 57% năm 1993 còn 37,4% năm 1998, 28,9% năm 2002 và
24,1% năm 2004. Tuy nhiên, chênh lệch giàu nghèo đã gia tăng. So sánh 20% số hộ
có mức thu nhập cao nhất với 20% số hộ có mức thu nhập thấp nhất thì hệ số đã gia
tăng từ 6,2 lần năm 1993 lên 7 lần năm 1995, 7,6 lần năm 1999 và 8,1 lần năm 2002.
Nếu so sánh 10% số hộ có mức thu nhập cao nhất với 10% số hộ có mức thu nhập
thấp nhấ
t thì hệ số chênh lệch đã gia tăng từ 10,1 lần năm 1995 lên 10,6 lần năm
1996, 12 lần năm 1999, 12,5 lần năm 2002 và 13,5 lần năm 2004. Đây là cảnh báo
cần thiết về 3 mặt: một mặt là chênh lệch chính của một bộ phận người giàu (do lậu
thuế, tham nhũng) và tình trạng nghèo khó của một bộ phận người nghèo (do làm ăn
yếu kém, sinh đẻ không kế hoạch, sa vào cờ bạc, nghiện hút, ỷ l
ại ); mặt khác nữa là
sự điều tiết của Nhà nước bằng nhiều biện pháp như thuế thu nhập, chính sách phân
phối, chính sách xã hội cần làm tốt hơn.
Thứ ba, tăng trưởng không có tiếng nói, tức là tăng trưởng kinh tế không kèm
theo việc mở rộng nền dân chủ hay là việc trao thêm quyền lực, chặn đứng tiếng nói
khác và dập tắt những đòi hỏi được tham dự nhiều hơn v
ề xã hội và kinh tế.

Thứ tư, tăng trưởng không gốc rễ, là sự tăng trưởng đã khiến cho nền văn hóa
của con người trở nên khô héo, mất đi bản chất văn hóa dân tộc và truyền thống văn
hóa cần được bảo tồn.
Thứ năm, tăng trưởng không tương lai, là tăng trưởng mà thế hệ hiện nay
phung phí những nguồn lực mà các thế hệ trong tương lai c
ần đến. Tăng trưởng kinh
tế tràn lan và không được kiểm soát tại nhiều nước đã đổ chất thải vào các khu rừng,
làm ô nhiễm sông ngòi, phá hủy tính đa dạng sinh vật và làm cạn kiệt các nguồn tài
nguyên thiên nhiên. Tình trạng tàn phá và hủy hoại này đang gia tăng, được sự thúc





17



đẩy ồ ạt bởi nhu cầu trong các nước giàu, sự ngăn chặn lãng phí không thỏa đáng của
các nước đang phát triển và áp lực của những người nghèo bị đẩy ra những khu đất
ngoại biên ở những nước nghèo Nếu không sớm thực thi việc ngăn chặn lãng phí và
những kiểm soát ô nhiễm một cách nghiêm khắc thì xu hướng đó sẽ dẫn tới những
hậu quả mang tính thảm họa.
1.1.2. M
ột số khái niệm liên quan tới môi trường
Môi trường, hiểu một cách chung nhất, là tổng hợp các yếu tố, điều kiện bên
ngoài có ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của một sự vật hoặc một hiện tượng.
Những yếu tố, điều kiện bên ngoài đó bao gồm các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội,
không gian và thời gian v.v.
Để cụ thể hóa khái niệ

m chung về môi trường nêu trên, nhiều tác giả và nhiều
tổ chức đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau.
R.G.Sharme (1988) đưa ra định nghĩa “Môi trường là tất cả những gì bao
quanh con người”.
Trong Tuyên ngôn của UNESCO năm 1981, môi trường được hiểu là “toàn bộ
các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra xung quanh mình, trong
đó con người sinh sống và bằng lao động của mình đã khai thác tài nguyên thiên
nhiên hoặc nhân tạo nhằm thỏa mãn các nhu cầu củ
a con người”.
Trong Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam sửa đổi 2005 (được Quốc hội nước
CHXHCN Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua), môi trường được định nghĩa
“Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người,
có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”
(Điều 3, khoản 1). Nh
ư vậy, theo Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam, môi trường bao
gồm hai hệ thống:
- Hệ thống môi trường tự nhiên: bao gồm các yếu tố được hình thành, tồn tại
và phát triển theo các qui luật tự nhiên, khách quan ngoài ý muốn con người, không
hoặc rất ít chịu sự chi phối của con người. Đó là: đất, nước, không khí, động thực vật,





18



khí hậu, ánh sáng, địa hình, sông, biển v.v. Với trình độ như hiện nay, con người chỉ
khai thác các qui luật tự nhiên để phục vụ cho cuộc sống của con người chứ không

thể can thiệp sâu vào qui luật tự nhiên để thay đổi chúng.
- Hệ thống môi trường vật chất nhân tạo: bao gồm các yếu tố do con người tạo
ra và chịu sự chi phối của con người. Đó là nhà cửa, đường sá, cầu cống, hệ thống c
ấp
thoát nước, các cảnh quan kiến trúc, các di tích lịch sử, văn hóa v.v. Những yếu tố
này do con người tạo ra nên con người có thể tác động để thay đổi theo ý muốn của
mình.
Như vậy, có thể thấy rằng, môi trường bao gồm hai hệ thống cơ bản đan xen
nhau là hệ thống tự nhiên và hệ thống nhân tạo. Trong quá trình sống, tồn tại và phát
triển, con người khai thác các yếu tố trong môi trường tự nhiên và vật chấ
t nhân tạo
để thoả mãn các nhu cầu của mình.
Ô nhiễm môi trường được hiểu là sự biến đổi của các thành phần môi trường
không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật
(Theo Luật BVMT 2005 Điều 3 khoản 6).
1.1.3. Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển
Trong phần này, chúng ta sẽ xem xét mối quan hệ giữa môi trường và hệ thống
kinh tế.
Hệ thống kinh tế
N
ền kinh tế, hiểu một cách đơn giản nhất, là một thể chế được thiết lập để thúc
đẩy sản xuất, tiêu dùng và trao đổi hàng hóa và dịch vụ trên lãnh thổ của một quốc
gia. Các nền kinh tế giống nhau ở chỗ nó được thiết lập nhằm thúc đẩy sản xuất, tiêu
dùng và trao đổi hàng hóa và dịch vụ và đều bị giới hạn bởi nguồn lực khan hiếm và
công nghệ. Các nền kinh t
ế khác nhau ở quyền đưa ra các quyết định kinh tế của các
hộ gia đình và hãng và quyền sở hữu. Ví dụ, trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung,
các quyết định kinh tế mang tính chất bao cấp, kế hoạch từ trên xuống và chỉ tồn tại
duy nhất sở hữu nhà nước. Ngược lại, trong nền kinh tế thị trường, các cá nhân và






19



hãng tự do đưa ra các quyết định kinh tế trên cơ sở tối đa hóa lợi ích cá nhân của
mình và sở hữu tư nhân được thừa nhận.
Thị trường, hiểu một cách đơn giản nhất, là nơi trao đổi hàng hóa và dịch vụ.
Thị trường được phân chia theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, phân theo loại hàng
hóa được trao đổi trên thị trường thì thị trường bao gồm 2 loại, thị trường sản phẩm,
là nơi trao đổi hàng hóa và d
ịch vụ cuối cùng và thị trường nhân tố sản xuất, là nơi
trao đổi các yếu tố sản xuất (lao động, vốn, tài nguyên). Các tác nhân kinh tế trong
nền kinh tế thị trường bao gồm hộ gia đình, là người tiêu dùng các hàng hóa và dịch
vụ cuối cùng và sở hữu các nguồn lực và các hãng, là người chuyển hóa, liên kết các
yếu tố sản xuất thành hàng hóa và dịch vụ. Các thể chế xã hội, ví dụ như chính phủ
,
có chức năng ban hành luật pháp và can thiệp khi cần thiết để điều tiết các hoạt động
sản xuất kinh doanh trên thị trường.
Hệ thống kinh tế truyền thống bao gồm hãng, hộ gia đình và thị trường. Hộ gia
đình cung cấp lao động, vốn và tài nguyên cho hãng. Hãng sử dụng các yếu tố đầu
vào do hộ gia đình cung cấp để sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ và những hàng hóa và
dịch vụ này
được bán trên thị trường. Hộ gia đình được trả lương hay tiền cho thuê và
dùng số tiền này để mua hàng hóa và dịch vụ. Mối quan hệ này có thể được biểu diễn
qua hình sau sau:
Hình 1.1. Hệ thống kinh tế truyền thống







Nguồn: Ahmed M. Husen, 2000.
Hộ gia đình
Hãng
Thị trường sản
phẩm
Thị trường
nhân tố
Các thể chế
xã hội

×