CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KQKD TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ XUẤT NHẬP
KHẨU HOÀNG NAM
3.1 Nhận xét về công tác kế toán bán hàng và xác định KQKD
tại công ty Cổ phần Thương mại và Xuất nhập khẩu Hoàng
Nam:
Từ khi nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, công ty Cổ
phần Thương mại và Xuất nhập khẩu Hoàng Nam nói riêng và nhiều doanh
nghiệp tư nhân khác đã có những thuận lợi nhất định trong hoạt động kinh
doanh, tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi công ty cũng gặp không ít khó khăn
với môi trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệt. Nhưng do công ty cũng đã
nhanh chóng thích nghi được với điều kiện kinh doanh mới, sắp xếp và tổ chức
bộ máy kinh doanh hợp lý, bên cạnh đó lại phát huy khá tốt được trình độ
nghiệp vụ. Do vậy, công ty đã tìm cho mình một chỗ đứng vững chắc trong nền
kinh tế thị trường cạnh tranh đang ngày một khốc liệt này. Việc tổ chức hệ
thống sổ sách được thực hiện đầy đủ theo đúng quy định của Nhà Nước.
3.1.1 Ưu điểm:
Về công tác kế toán:
Nhìn chung hệ thống quản lý và bộ phận kế toán đã không ngừng hoàn
thiện để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh bắt kịp với những biến đổi nhanh
chóng của thị trường.
Cùng với sự phát triển của công ty bộ phân kế toán trở thành công cụ đắc
lực giúp cho ban giám đốc của công ty ra được các quyết định kịp thời đặc biệt
là bộ phận kế toán phụ trách tiêu thụ hàng hóa phù hợp đặc điểm kinh doanh
của công ty là dạng nhiều loại sản phẩm nên công ty cần phải tổ chức hợp lý để
hạch toán thuận lợi dễ theo dõi và cung cấp thông tin kịp thời.
Hiện nay công ty thực hiện tốt chế độ tài chính kế toán:
• Về hình thức tổ chức bộ máy kế toán:
Công ty đã có đội ngũ kế toán đầy năng lực và kinh nghiệm làm việc với
tinh thần trách nhiệm cao, bộ máy kế toán được tổ chức sắp xếp phù hợp với
yêu cầu và khả năng trình độ của từng người. Mỗi nhân viên trong phòng kế
toán Công ty được phân công một mảng công việc nhất định trong chuỗi mắt
xích công việc chung. Chính sự phân công đó trong công tác kế toán đã tạo ra
sự chuyên môn hoá trong công tác kế toán, tránh chồng chéo công việc, từ đó
nâng cao hiệu quả của công tác kế toán, giúp cho mỗi nghiệp vụ kinh tế phát
sinh được giải quyết nhanh chóng, rõ ràng theo sự phân công công việc đã có
sẵn.
Ngoài ra bộ máy kế toán của công ty còn được tổ chức theo hình thức tập
trung tạo điều kiện cho kế toán trưởng kiểm tra, chỉ đạo nghiệp vụ tập trung
thống nhất, đảm bảo sự lãnh đạo của Công ty đối với toàn bộ hoạt động sản
xuất kinh doanh và công tác kế toán. Đồng thời tạo ra sự chuyên môn hoá công
việc đối với các nhân viên kế toán cũng như việc trang bị các phương tiện kỹ
thuật, tính toán, xử lý thông tin.
• Về sử dụng hệ thống chứng từ kế toán:
Công ty đã thực hiện tốt quy định về hoá đơn, chứng từ ban đầu căn cứ vào
chế độ chứng từ kế toán Nhà nước ban hành và nội dung các hoạt động kinh tế
cũng như yêu cầu quản lý hoạt động đó. Công ty đã sử dụng các chứng từ đúng
với mẫu biểu do Bộ tài chính ban hành như: phiếu thu, hóa đơn GTGT… các
chứng từ đều được ghi đầy đủ, chính sách các nghiệp vụ phát sinh theo thời
gian….Điều này rất quan trọng trong việc kiểm tra đối chiếu giữa số thực tế với
số liệu trên sổ sách kế toán.
Cùng với việc hạch toán trên các sổ tổng hợp, công ty còn mở các sổ chi
tiết, các bảng kê để theo dõi chi tiết từng loại hàng hoỏ, chi phí và doanh thu.
Ngoài ra trên các trang sổ như sổ cái hay sổ chi tiết các tài khoản, phần tài
khoản đối ứng công ty đều ghi rõ tài khoản đối ứng nợ và tài khoản đối ứng có
từ đó giúp cho việc theo dõi được dễ dàng.
Chứng từ được luân chuyển và có kết cấu một cách hợp lý phù hợp với đặc
điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Hệ thống sổ sách, chứng từ
được lập và luân chuyển một cách khoa học, ngăn nắp tạo điều kiện thuận lợi
cho việc tìm kiếm, lưu trữ, bảo quản và việc hạch toán các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh được kịp thời đầy đủ và chính xác.
• Về tài khoản sử dụng: Công ty áp dụng tài khoản kế toán mới do Bộ tài chính
ban hành phù hợp với đặc điểm tình hình của công ty hiện nay đáp ứng yêu cầu
của kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết.
• Về tổ chức hệ thống sổ và báo cáo kế toán: Phòng lựa chọn tổ chức hình thức kế
toán là Nhật ký chung, các mẫu sổ cái tài khoản và các sổ kế toán chi tiết. Hệ
thống sổ sách được tổ chức khá chắt chẽ chính xác và vẫn đảm bảo theo mẫu.
Điều đó giúp cho các nhà quản lý có cái nhìn sâu sắc và toàn diện về tình hình
hoạt động sản xuất của công ty. Công ty thực hiện hệ thống báo cáo tài chính
theo đúng quy định của bộ tài chính, định kỳ lập các BCTC.
Về công tác kế toán bán hàng:
Việc hạch toán hàng hoá, tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh
luôn được ghi chép đầy đủ đảm bảo các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan
không bị bỏ sót hay ghi chép sai. Việc hạch toán hàng hoá được chi tiết theo
từng loại hàng hoá giúp thuận lợi trong việc theo dõi những biến động của từ đó
quản lý được tốt hơn. Giá vốn hàng bán được xác định riêng cho từng loại hàng
hoá, xác định theo từng tháng giúp cho việc hạch toán được rõ ràng. Hạch toán
doanh thu và chi phí được thực hiện rõ ràng, cuối kỳ kết chuyển để xác định kết
quả tiêu thụ. Công tác kế toán bán hàng đã cung cấp được những thông tin cần
thiết phục vụ cho công tác quản lý quá trình tiêu thụ hàng hóa của công ty.
Hàng hoá của công ty rất đa dạng về chủng loại, giá cả thường xuyên biến
động, do vậy việc áp dụng phương pháp nhập trước - xuất trước giúp cho việc
hạch toán đơn giản hơn.
Các sổ sách dùng trong quá trình hạch toán doanh số bán hàng nhìn chung
là rõ ràng.
Công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh ở công ty dễ thực thi, cách
tính đơn giản và tổng kết tính toán một cách chính xác , giúp cho ban lãnh đạo
công ty thấy được xu hướng kinh doanh trong thời gian tới để đầu tư vào thị
trường nào, mặt hàng nào, có cần thay đổi phương thức bán hàng không.
Công ty thường xuyên tổ chức hướng dẫn , kiểm tra công tác ở các đơn vị
nội bộ công ty nhằm phát hiện kịp thời những khuyết điểm tồn tại của kế toán
đơn vị trực thuộc để kế toán đơn vị thực hiện đúng, đầy đủ , thống nhất trong
toàn công ty.
3.1.2 Nhược điểm:
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm trên, ở một số khâu trong công tác kế
toán bán hàng của công ty vẫn còn có những mặt tồn tại cần khắc phục và hoàn
thiện hơn nữa.
• Công ty không sử dụng nhật ký đặc biệt như nhật ký bán hàng, nhật ký
thu tiền... nên tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được hạch toán vào sổ
nhật ký chung. Do đó dẫn đến tình trạng là số liệu trên sổ nhật ký chung dày
đặc, khó theo dõi, đặc biệt là khó theo dõi và kiểm soát được tình hình tiêu thụ
của Công ty.
Mặc dù hầu hết các sổ sách chứng từ của Công ty đều tuân theo chế độ kế
toán hiện hành song riêng sổ chi tiết TK131 lại khác. Thông thường mỗi một sổ
chi tiết chỉ mở riêng cho một đối tượng còn sổ cái là mở chung nhưng ở đây sổ
chi tiết TK131 lại theo dõi chung cho tất cả các đối tượng, không tuân thủ chế
độ kế toán hiện hành dẫn đến tình trạng khó theo dõi các đối tượng công nợ,
khó tổng hợp, dễ xảy ra tình trạng nhầm lẫn hoặc bỏ sót.
• Công ty chưa dùng TK 156(2) để tập hợp riêng chi phí thu mua, điều này gây
khó khăn cho việc tính giá vốn hàng tiêu thụ.
Trong việc hạch toán giá vốn hàng bán, kế toán không lập sổ chi tiết giá
vốn mà chỉ phản ánh giá vốn vào sổ chi tiết hàng hoá như vậy là không hợp lý,
tuy nhiên căn cứ vào đặc điểm chủng loại hàng hoá của công ty thì để tránh tình
trạng ghi sổ rườm rà không cần thiết, việc theo dõi giá vốn trên sổ chi tiết hàng
hoá và bảng tổng hợp Nhập - Xuất - Tồn kho hàng hoá là chấp nhận được. Tuy
nhiên về phương pháp tính giá vốn chưa đúng quy định. Kế toán của công ty đã
không phản ánh chi phí thu mua hàng hoá vào TK 156(2) mà lại tập hợp vào chi
phí quản lý doanh nghiệp, do đó cũng không tiến hành phân bổ chi phí thu mua
hàng hoá cho hàng xuất bán trong kỳ, như vậy không đảm bảo đọ chính xác
trong việc phản ánh giá vốn hàng xuất bán, ảnh hưởng không tốt tới kết quả
kinh doanh của công ty.
• Về phương pháp xác định giá vốn hàng bán ra công ty đã áp dụng phương pháp
giá thực tế đích danh để tính trị giá vồn hàng xuất bán xác định là tiêu thụ. Cách
thức này đòi hỏi công tác kế toán theo dõi hàng tồn kho phải được tăng cường
xác định chính xác giá vốn hàng bán.
• Công ty không áp dụng chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và
chiết khấu thanh toán với khách mua nhiều với khối lượng lớn hoặc khách hàng
thanh toán đúng thời hạn và nhanh chóng cho Công ty. Điều này không tạo nên
sức cạnh tranh đối với các doanh nghiệp khác vì các doanh nghiệp mới ra đời có
nhiều chiến lược kinh doanh mới lạ thu hút sự chú ý tới người tiêu dùng, có
nhiều ưu đãi của nhà nước do đó khả năng cạnh tranh cao hơn Công ty.
• Công ty còn kinh doanh rất nhiều chủng loại như: Máy đóng ghim, máy đóng
sách, máy mài dao, máy dao cắt giấy….và tiến hành ghi chung vào tài khoản
511 doanh thu chung cho tất cả điều này rất kho khăn cho việc quản lý. Vì vậy,
Công ty nên theo dõi chi tiết doanh thu đến từng chủng loại hàng hóa và xác
định lỗ lãi cho từng loại là rất cần thiết trong điều kiện kinh doanh hiện nay. Có
như vậy công tác quản trị doanh nghiệp mới phát huy được hiệu quả giúp cho