Tải bản đầy đủ (.docx) (116 trang)

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN PHONG TRÀO THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNG THÀNH PHỐ VĨNH LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (571.52 KB, 116 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO TP. HỒ CHÍ MINH


HUỲNH TRUNG TOÀN

“NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN PHONG TRÀO THỂ DỤC THỂ THAO
QUẦN CHÚNG THÀNH PHỐ VĨNH LONG”

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

TP. HỒ CHÍ MINH, năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO TP. HỒ CHÍ MINH


HUỲNH TRUNG TOÀN

“NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN PHONG TRÀO THỂ DỤC THỂ THAO
QUẦN CHÚNG THÀNH PHỐ VĨNH LONG”


Chuyên ngành: Giáo dục thể chất
Mã số: 60140103

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học:
TS. Lê Anh Thơ

TP. HỒ CHÍ MINH, năm 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết
quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất
kỳ công trình nghiên cứu nào khác.

Học viên cao học

HUỲNH TRUNG TOÀN


LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn chân thành tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu cùng
quý thầy cô Trường Đại học Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt
kiến thức, kinh ngiệm trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa sau Đại học trường Đại học Thể
dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh tạo điều kiện cho tôi được học tập và thực
hiện đề tài nghiên cứu.
Đặc biệt là Ts. Lê Anh Thơ đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ hoàn thành đề tài:
“Nghiên cứu xây dựng một số giải pháp phát triển phong trào thể dục thể thao

quần chúng tại Thành phố Vĩnh Long”.
Chân thành cảm ơn các cán bộ quản lý của Trường Đại học Thể dục thể thao
Thành phố Hồ Chí Minh; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long đã tích
cực hỗ trợ trong quá trình thực hiện đề tài.

Tác giả

HUỲNH TRUNG TOÀN

MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
Mục đích nghiên cứu:............................................................................................3
Nhiệm vụ nghiên cứu:............................................................................................3
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..............................4
1.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về phát triển TDTT quần chúng...............4
1.1.1. Phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng theo Luật TDTT............8
1.1.2. Đối tượng quản lý thể dục thể thao quần chúng:........................................10
1.1.3. Quan điểm phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng..................12
1.2. Cơ sở lý luận về quản lý thể dục thể thao quần chúng................................15
1.2.1. Khái niệm về quản lý TDTT......................................................................15
1.2.2. Khái niệm quản lý thể dục thể thao quần chúng.........................................18
1.2.3. Mối quan hệ giữa các yếu tố của hệ thống quản lý TDTT..........................19
1.2.4. Định hướng phát triển phong trào TDTT quần chúng thành phố Vĩnh Long....19
1.2.4.1. Những văn bản chủ yếu của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long.....19
1.2.4.2. Quan điểm chỉ đạo của Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Vĩnh Long
về phát triển phong trào tập luyện TDTT.............................................................21
1.2.5. Khái lược về đặc điểm kinh tế - xã hội và phong trào hoạt động TDTT quần
chúng của thành phố Vĩnh Long..........................................................................24

1.3. Vai trò – Vị trí của TDTT quần chúng.........................................................25
1.3.1. Mục tiêu.....................................................................................................26
1.3.2. Mục tiêu tổng quát.....................................................................................27
1.3.3. Mục tiêu cụ thể..........................................................................................28
1.4. Thực trạng phát triển thể dục thể thao quần chúng trên toàn quốc...........29
1.5. Khái quát về việc kiểm tra đánh giá sự phát triển của TDTT quần chúng
theo luật TDTT tại Việt Nam hiện nay.................................................................30
1.6. Các công trình nghiên cứu liên quan............................................................33
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU......................34
2.1. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................34
2.1.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu...............................................34
2.1.2. Phương pháp điều tra xã hội học................................................................34
2.1.3. Phương pháp phân tích SWOT..................................................................35
2.1.4. Phương pháp toán thống kê........................................................................35
2.2. Tổ chức nghiên cứu........................................................................................36


2.2.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................36
2.2.2. Khách thể nghiên cứu................................................................................36
2.2.3. Địa điểm nghiên cứu..................................................................................36
2.2.4. Thời gian nghiên cứu.................................................................................36
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN..............................37
3.1. Nghiên cứu đánh giá thực trạng phong trào TDTT quần chúng thành phố
Vĩnh Long giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014................................................37
3.1.1. Thực trạng số người tập luyện TDTT thường xuyên thành phố Vĩnh Long
giai đoạn 2010 - 2014..........................................................................................37
3.1.2. Thực trạng đối tượng quần chúng tham gia tập luyện TDTT thường xuyên
và số người tập luyện TDTT thường xuyên phân theo đối tượng thể thao quần
chúng thành phố Vĩnh Long.................................................................................39
3.1.3. Thực trạng số hộ gia đình thể thao thành phố Vĩnh Long giai đoạn 2010 –

2014..................................................................................................................... 41
3.1.4. Thực trạng số người tập luyện TDTT thường xuyên theo từng môn thể thao
của Thành phố Vĩnh Long...................................................................................42
3.1.5. Thực trạng về đội ngũ cán bộ TDTT của thành phố Vĩnh Long.................43
3.1.6. Thực trạng hệ thống tổ chức thi đấu các giải thể thao................................45
3.1.7. Thực trạng các điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo.................................46
3.1.7.1. Thực trạng về cơ sở vật chất................................................................46
3.1.7.2. Thực trạng về kinh phí hoạt động TDTT thành phố Vĩnh Long.............47
3.1.8. Công tác xã hội hóa TDTT quần chúng..................................................48
3.1.9. Thực trạng công tác phối hợp liên tịch các cơ quan, các tố chức xã hội.....51
3.1.10. Đánh giá những thành tựu đạt được, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm. 54
3.1.11. Bàn luận về thực trạng phong trào TDTT quần chúng tại TP Vĩnh Long
giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014..................................................................58
3.1.11.1. Các điều kiện về kinh tế xã hội và tự nhiên của thành phố Vĩnh Long..58
3.1.11.2. Về TDTT quần chúng thành phố Vĩnh Long........................................59
3.1.11.3. Các điều kiện cơ sở vật chất và kinh phí...............................................60
3.1.11.4. Công tác xã hội hóa TDTT................................................................60
3.2. Nghiên cứu lựa chọn và xây dựng một số giải pháp phát triển phong trào
TDTT quần chúng thành phố Vĩnh Long............................................................62
3.2.1. Cơ sở pháp lý xây dựng các giải pháp phát triển phong trào TDTT quần
chúng thành phố Vĩnh Long.................................................................................62


3.2.2. Xây dựng các giải pháp phát triển phong trào TDTT quần chúng thành phố
Vĩnh Long............................................................................................................63
3.2.2.1. Phân tích SWOT thực trạng phong trào TDTT quần chúng thành phố
Vĩnh Long............................................................................................................63
3.2.2.2. Xây dựng các giải pháp phát triển phong trào TDTT quần chúng thành
phố Vĩnh Long.....................................................................................................64
3.2.3. Bàn luận về đề xuất các giải pháp phát triển thể dục thể thao quần chúng tại

thành phố Vĩnh Long...........................................................................................67
3.2.3.2. Các giải pháp xây dựng tổ chức bộ máy, cán bộ TDTT:.........................68
3.2.3.3. Các giải pháp tổ chức hoạt động phong trào TDTT:...............................68
3.2.3.4. Các giải pháp phát triển cơ sở vật chất, sân bãi, kinh phí TDTT:............69
3.2.3.5. Các giải pháp phát triển các tổ chức xã hội hóa TDTT:..........................69
3.2.3.6. Các giải pháp phát triển mô hình tổ chức đơn vị TDTT cơ sở:...............70
3.2.3.7. Nhóm giải pháp tổ chức các loại hình thi đấu thể thao:...........................71
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................................75
Kết luận...............................................................................................................75
Kiến nghị.............................................................................................................77


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
VIẾT TẮT
CB
CLB
ĐH
GDTC
GV TDTT
HDV
HLV
KT – VH – XH
KTXH
TLTDTT TX
TDTT
TDTT QC
TP Vĩnh Long
TW
VH, TT&DL
VĐV

XHH

THUẬT NGỮ TIẾNG VIỆT
Cán bộ
Câu lạc bộ
Đại học
Giáo dục thể chất
Giáo viên thể dục thể thao
Hướng dẫn viên
Huấn luyện viên
Kinh tế - văn hóa – xã hội
Kinh tế xã hội
Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên
Thể dục thể thao
TDTT quần chúng
Thành phố Vĩnh Long
Trung Ương
Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Vận động viên
Xã hội hóa


DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG
SỐ
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6

3.7
3.8
3.9
3.10
3.11
3.12
3.13

BẢNG
Số người tập luyện TDTT thường xuyên thành phố Vĩnh
Long giai đoạn 2010 - 2014
Tỷ lệ số người tập luyện TDTT thường xuyên trên địa
bàn thành phố Vĩnh Long giai đoạn 2010 – 2014
Đối tượng quần chúng tham gia tập luyện TDTT thường
xuyên tại TP Vĩnh Long năm 2014
Thực trạng số người tham gia các loại hình thể dục thể
thao quần chúng thành phố Vĩnh Long
Số hộ gia đình thể thao thành phố Vĩnh Long giai đoạn
2010– 2014
Thực trạng số người tập luyện TDTT thường xuyên theo
từng môn Thành phố Vĩnh Long
Hiện trạng trình độ chuyên môn cán bộ, nhân sự ngành
TDTT TP Vĩnh Long
Số lượng HDV, cộng tác viên TDTT cấp cơ sở thành phố
Vĩnh Long
Thực trạng cơ sở sân bãi TDTT thành phố Vĩnh Long
Hiện trạng diện tích đất phân bổ theo số người
Tổng hợp tình hình kinh phí sự nghiệp TDTT tỉnh Vĩnh
Long cấp xã, phường giai đoạn 2010 – 2014
Phân tích SWOT thực trạng phong trào TDTT quần

chúng thành phố Vĩnh Long
Kết quả phỏng vấn các giải pháp phát triển phong trào
TDTT quần chúng thành phố Vĩnh Long

TRANG
45
46 – 47
47
48
50
Sau trang 50
51
52
54 - 55
55
56
Sau trang 71
Sau trang 74

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
SỐ

SƠ ĐỒ

TRANG

1.1

Hệ thống cấu trúc các lĩnh vực TDTT


10

1.2

Hệ thống cấu trúc TDTT cho mọi người

13

1.3

Hệ thống quản lý TDTT

21

SỐ

BIỂU ĐỒ
So sánh nhịp độ phát triển người tập luyện TDTT thường
xuyên thành phố Vĩnh Long giai đoạn 2010 - 2014
Số người tập luyện TDTT thường xuyên phân theo loại
hình thể thao quần chúng thành phố Vĩnh Long

3.1
3.2

TRANG
46
49



1

LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, TDTT trên cả nước có những chuyển biến mạnh mẽ
cả về thể thao quần chúng và thể thao thành tích cao. Có được những thành công đó
là nhờ sự quan tâm, lãnh, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước cũng như sự nỗ lực của
toàn ngành TDTT, các chủ trương, chính sách của Đàng và Nhà nước về TDTT luôn
được vận dụng linh hoạt và sáng tạo, gắn liền với cuộc vận động “Toàn dân rèn
luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”.
Đảng ta luôn khẳng định rõ giá trị và tầm quan trọng của TDTT trong việc
thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng, phát huy thể chất, tố chất con người, tạo ra sức mạnh
đại đoàn kết trong toàn dân, phát triển TDTT đã trở thành một bộ phận quan trọng
trong chính sách phát triển kinh tế xã hội của đất nước, Nghị quyết Đại hội Đảng
lần thứ XI đã xác định: “Phát triển mạnh phong trào TDTT đại chúng; tập trung
đầu tư nâng cao chất lượng một số môn thể thao thành tích cao nước ta có ưu thế;
kiên quyết khắc phục những hiện tượng tiêu cực trong thể thao”.
Thể thao Việt Nam nói chung, thể thao tỉnh Vĩnh Long nói riêng trong những
năm gần đây đã đạt được những thành tích đáng kể. Có thể điểm qua một số thành
tích mà thể thao tỉnh Vĩnh Long đã đạt được trong những năm qua: Tổng số huy
chương đạt được tại các giải thể thao, khu vực, toàn quốc và quốc tế trong giai đoạn
(2010 – 2014) là: 1.667 huy chương (451 vàng, 531 bạc, 685 đồng), một số thành
tích tiêu biểu xuất sắc như: Huy chương vàng Xe đạp đường trường Đông Nam Á
(Bùi Minh Thụy - SEA Games 26); huy chương vàng giải vô địch Vovinam Châu Á
và thế giới (Phạm Thị Thanh Chúc), huy chương vàng Châu Á Thái Bình Dương,
SEA Games 28 (Trương Thị Kim Tuyền), huy chương đồng vô địch lặn Châu Á
(Nguyễn Huỳnh Hiệp), vô địch Điền kinh trẻ Đông Nam Á tại Singapore và
Indonesia (Bùi Trương Dũ), cùng hàng chục huy chương vàng, bạc, đồng tại các kỳ
SEA Games, giải trẻ, học sinh Đông Nam Á ở các môn Điền kinh, Bóng bàn, Bóng
chuyền, Karatedo…
Thành phố Vĩnh Long thuộc tỉnh Vĩnh Long nằm ở trung tâm đồng bằng

sông Cửu Long, tạo cho thành phố Vĩnh Long một vị thế rất quan trọng trong chiến


2

lược phát triển kinh tế - văn hóa với cả vùng đồng bằng sông Cửu Long và thành
phố Hồ Chí Minh trong tương lai, do đó TDTT thành phố Vĩnh Long cũng hòa
nhập và phát triển với các tỉnh, thành của khu vực về các hoạt động phối hợp, hợp
tác cấp vùng.
Trải qua 40 năm kể từ ngày giải phóng đất nước, phong trào TDTT quần
chúng thành phố Vĩnh Long từng bước được khôi phục và phát triển, gắn với cuộc
vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”. Tính đến đầu
năm 2015, toàn thành phố hiện có 29.2% tỷ lệ dân số tham gia tập luyện TDTT
thường xuyên. Hàng năm thành phố Vĩnh Long đã tổ chức thành công các giải thể
thao cấp tỉnh, cấp thành phố. Thiết chế văn hóa thể thao xã, phường được đầu tư xây
dựng mới, cơ sở vật chất sân bãi, dụng cụ cũng được các đơn vị đầu tư nâng cấp và
xây dựng nhằm đáp ứng cho công tác tổ chức thi đấu và phục vụ nhu cầu tập luyện
TDTT của người dân, cơ sở vật chất, sân bãi luôn được quan tâm đầu tư, công tác xã
hội hóa thể thao được cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tích cực hỗ trợ xây
dựng nhiều công trình thể thao, đến nay hình thành hơn 260 CLB, điểm tập thể thao
cơ sở các môn như: Billiards, Bóng đá mini, Cầu lông, Bóng bàn, Bóng chuyền,
Quần vợt, Đá cầu, Thể dục thể hình, thể dục thẩm mỹ, thể dục với nhạc, thể dục
dưỡng sinh, thể dục đi bộ sáng, chiều tại các công viên, đường phố khu trung tâm
văn hóa, thể thao, khu dân cư; CLB cờ tướng, võ thuật, xe đạp người cao tuổi…
Nhìn chung trong những năm qua, phong trào TDTT quần chúng thành phố
Vĩnh Long được phát triển khá mạnh mẽ và toàn diện, nhưng vẫn còn gặp không ít
khó khăn do đời sống kinh tế và thu nhập của đại bộ phận nhân dân còn thấp, công
tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia tập luyện TDTT chưa thường
xuyên, cơ sở vật chất, sân bãi vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tập luyện của người
dân, chưa có cán bộ chuyên trách về lĩnh vực thể thao, công tác vận động xã hội

hóa chưa được vận động tích cực, nguồn kinh phí sự nghiệp TDTT dành cho phong
trào TDTT quần chúng còn thấp so với nhu cầu đặt ra hiện nay.
Qua những tài liệu nghiên cứu của các nhà khoa học và chuyên môn trên cả
nước, có thể thấy được tầm quan trọng của việc phát triển phong trào TDTT quần


3

chúng. Hiện nay ở Vĩnh Long ngoài đề án Quy hoạch phát triển thể dục, thể thao
tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 thì chưa có một đề tài
nghiên cứu nào mang tính khoa học và được quan tâm đầu tư đúng mức. Vì vậy
việc nghiên cứu đề tài về một số giải pháp phát triển phong trào TDTT quần chúng
thành phố Vĩnh Long một cách có khoa học là vấn đề cần thiết để nâng cao phong
trào TDTT quần chúng của thành phố Vĩnh Long nói riêng và tỉnh Vĩnh Long nói
chung, góp phần phát triển phong trào TDTT mạnh mẽ và toàn diện. Đề tài còn giúp
lãnh đạo ngành TDTT tham mưu lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố trong việc đề
ra các giải pháp hợp lý, có tính khoa học trong công tác quản lý phát triển sự nghiệp
TDTT quần chúng. Chính vì thế việc nghiên cứu xây dựng một số giải pháp triển
phong trào TDTT quần chúng là vấn đề cấp thiết hiện nay. Trên cơ sở phân tích ý
nghĩa và tầm quan trọng của những vấn đề, chúng tôi xác định nghiên cứu đề tài :
“Nghiên cứu xây dựng một số giải pháp phát triển phong trào thể dục thể thao
quần chúng thành phố Vĩnh Long”
Mục đích nghiên cứu:
Nhằm đánh giá thực trạng tình hình phát triển phong trào TDTT quần chúng
và xây dựng một số giải pháp phát triển phong trào TDTT quần chúng thành phố
Vĩnh Long trong thời gian tới.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, đề tài cần giải quyết các nhiệm vụ
nghiên cứu sau:
Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu đánh giá thực trạng phong trào TDTT quần chúng

thành phố Vĩnh Long giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014.
Nhiệm vụ 2: Nghiên cứu lựa chọn và xây dựng một số giải pháp phát triển
phong trào TDTT quần chúng thành phố Vĩnh Long.


4

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về phát triển TDTT quần chúng
Từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đến nay. Đảng và Nhà
nước luôn quan tâm và có những chỉ thị, nghị quyết, quyết định về định hướng chỉ
đạo cho công tác TDTT.
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX đã xác định: “Đẩy mạnh hoạt động
TDTT, nâng cao thể trạng tầm vóc con người Việt Nam. Phát triển TDTT quần
chúng với mạng lưới cơ sở rộng khắp; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ vận động viên
thể thao thành tích cao, đưa thể thao Việt Nam lên trình độ chung của khu vực
Đông Nam Á và có vị trí cao trong nhiều bộ môn. Đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến
khích nhân dân và các tổ chức tham gia thiết thực, có hiệu quả các hoạt động văn
hóa thể Thao”.
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X: “Xây dựng chiến lược quốc gia về nâng
cao thể trạng tầm vóc của người Việt Nam, tăng tuổi thọ và cải thiện chất lượng
giống nòi. Tăng cường thể lực của thanh niên. Phát triển mạnh TDTT, kết hợp tốt
Thể thao phong trào và Thể thao Thành tích cao mang tính dân tộc và hiện đại. Có
chính sách và cơ chế phù hợp để phát hiện, bồi dưỡng và phát triển tài năng, đưa
Thể thao nước ta đạt vị trí cao của khu vực, từng bước tiếp cận với Châu lục và Thế
giới ở những bộ môn Việt Nam có ưu thế”.
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI đã xác định: “Phát triển mạnh phong
trào TDTT đại chúng; tập trung đầu tư nâng cao chất lượng một số môn thể thao
thành tích cao nước ta có ưu thế; kiên quyết khắc phục những hiện tượng tiêu cực

trong thể thao”.
Nghị quyết 05/2005/ NQ – CP của Chính phủ: “Về việc đẩy mạnh xã hội hóa
các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và TDTT”.
Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 08-NQ/TW “Về tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về TDTT đến năm 2020”.


5

Chương trình hành động số 13-CTr/TU của Tỉnh ủy Vĩnh Long về tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về TDTT đến năm 2020.
Năm 2010 phê duyệt “Chiến lược phát triển TDTT đến năm 2020”; Năm 2011
phê duyệt “Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam đến năm
2030”. Đây là những chương trình, đề án hết sức thiết thực đối với ngành TDTT
trong việc nâng cao chất lượng phong trào TDTT quần chúng theo tư tưởng Chủ tịch
Hồ Chí Minh. [5], [17], [23]
Trong luật TDTT được Quốc hội khóa XI kỳ họp thứ 10 thông qua ngày
29/11/2006 và quyết định ngày 12/12/2006 có quy định rõ: [14], [42]
- Nâng cao sức khỏe, thể lực, tầm vóc người Việt Nam, góp phần cải thiện đời
sống văn hóa tinh thần cho nhân dân, tăng cường hợp tác quốc tế, nâng cao sự hiểu
biết giữa các quốc gia, dân tộc, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển Thể dục, Thể thao,
xây dựng các công trình Thể thao theo sở thích, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp,
phát triển Thể thao dân tộc, Thể thao người cao tuổi, Thể thao cho người khuyết tật,
tạo điều kiện cho cán bộ công viên chức tham gia, góp phần phòng chống bệnh tật,
nâng cao sức khỏe, vui chơi giải trí lành mạnh.
Căn cứ vào luật TDTT, ở “Chương II: Thể dục, Thể thao cho mọi người – Mục
I: Thể dục, Thể thao Quần chúng”. [14] Bao gồm 9 điều luật:
+Điều 11: Phát triển Thể dục, Thể thao Quần chúng.
+Điều 12: Phong trào Thể dục, Thể thao Quần chúng.

+Điều 13: Thi đấu Thể thao Quần chúng.
+Điều 14: Thể dục, Thể thao cho người khuyết tật.
+Điều 15: Thể dục, Thể thao cho người cao tuổi.
+Điều 16: Thể dục phòng bệnh, chữa bệnh.
+Điều 17: Các môn Thể thao dân tộc.
+Điều 18: Thể thao giải trí.
+Điều 19: Thể thao Quốc phòng (dân quân tự vệ)
Chăm sóc sức khỏe, tăng cường thể chất của nhân dân được coi là một nhiệm
vụ quan trọng của Đảng và Chính phủ. Nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đòi
hỏi nhân dân ta phải có sức khỏe dồi dào, thể chất cường tráng…Vận động thể dục,
thể thao là một biện pháp hiệu quả để tăng cường lực lượng sản xuất và lực lượng


6

quốc phòng của nước nhà, đó chính là quan điểm của Đảng ta về phát triển sự
nghiệp thể dục, thể thao Việt Nam (Chỉ thị số 106-CT/TW ngày 02 tháng 10 năm
1958 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam về công tác thể dục
thể thao) và cũng là lời kêu gọi toàn dân tập thể dục từ những ngày đầu tiên xây
dựng nước Việt Nam dân chủ cộng hòa “Dân cường thì nước thịnh”. Cho đến nay,
Đảng và Nhà nước ta vẫn không ngừng quan tâm, chỉ đạo ngành thể dục, thể thao
nỗ lực phấn đấu thực hiện bằng được mục tiêu quan trọng này.
Xuất phát từ quan điểm của Đảng xác định, con người là mục tiêu và động lực
chính của sự phát triển đất nước và TDTT là một bộ phận không thể thiếu được của
chính sách văn hóa xã hội nhằm chăm lo cho con người và thỏa mãn nhu cầu văn
hóa tinh thần của con người. Con người có khỏe mạnh thì mới có hạnh phúc và mới
làm cho đất nước phát triển. Chính vì vậy, ngành TDTT đã được hình thành rất sớm
(27/3/1946) đến nay đã có bề dày hoạt động hơn 60 năm, với một sứ mệnh nặng nề
và vẻ vang là góp phần “vun trồng” con người Việt Nam về thể lực, trong sáng về
đạo đức, phát triển về trí tuệ, đồng thời cũng khẳng định năng lực sáng tạo của dân

tộc ta trong lĩnh vực văn hóa thể chất, phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ phát triển kinh
tế, xã hội, an ninh - quốc phòng của đất nước.
Xuất phát từ mục tiêu cao cả của cách mạng là giải phóng xã hội, giải phóng
con người (trong đó có lĩnh vực TDTT). Ngay từ năm 1941 trong chương trình cứu
nước của Mặt trận Việt Minh, Đảng ta nêu rõ “cần phải khuyến khích nền TDTT
quốc dân làm cho nòi giống thêm khỏe mạnh”. Sau cách mạng tháng 8 năm 1945
thành công, trong lúc chính quyền non trẻ đứng trước muôn vàn khó khăn, đất nước
vừa phải chống giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm, Bác Hồ đã kêu gọi toàn dân tập
TDTT và ký sắc lệnh thành lập tổ chức TDTT của nhà nước để gây dựng nền TDTT
mới. Bác Hồ rất quan tâm đến TDTT. Người coi trọng sự phát triển nhân cách, thể
lực cho nhân dân, đặc biệt là thanh thiếu niên, lực lượng vũ trang. Người là tấm
gương rèn luyện hàng ngày bằng nhiều phương pháp khác nhau và động viên mọi
người cùng tập luyện. Người thường nói “dân cường thì nước thịnh. Tôi mong
đồng bào ai cũng cố gắng tập thể dục. Tự tôi ngày nào cũng tập”. Bác khẳng định


7

“có sức khỏe là có tất cả, muốn có sức khỏe thì phải luyện tập TDTT, vì đó là một
công tác trong những công tác cách mạng khác” và “giữ gìn dân chủ, xây dựng
nước nhà, gây đời sống mới việc gì cũng cần có sức khỏe thì mới thành công”.
Trong lời kêu gọi toàn dân tập luyện TDTT của Người có đoạn viết: “mỗi người
dân yếu ớt tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần, mỗi người dân mạnh khỏe tức
là làm cho cả nước mạnh khỏe. Vậy nên tập luyện thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn
phận của mỗi người dân yêu nước”.
Trong giai đoạn phát triển mới ngành văn hóa, thể thao và du lịch (VH,
TT&DL) ở thành phố Vĩnh Long có nhiều điều kiện và nhân tố thuận lợi để phát
triển. Lợi thế có tính quyết định lâu dài đó là truyền thống cách mạng, tinh thần
đoàn kết, sự thông minh sáng tạo của nhân dân trong lao động, là truyền thống tốt
đẹp liên tục qua nhiều thời kỳ, giai đoạn từ sau ngày thống nhất đất nước. Sự tăng

trưởng bền vững, nhanh chóng về kinh tế, sự thay đổi cơ cấu nền kinh tế theo
hướng công nghiệp hóa gắn kết với các hoạt động dịch vụ, du lịch là động lực để
phát triển văn hóa thể thao và du lịch.
Đảng và Nhà nước ta cho rằng TDTT là bộ phận của nền văn hóa dân tộc.
Truyền thống văn hóa thượng võ, trò chơi dân gian, vui chơi lành mạnh là gắn liền
với sự phát triển của TDTT Việt nam, khi nào đảm bảo tính dân tộc, khoa học và
nhân dân thì thể thao mới thực hiện được chức năng giáo dục xã hội và mục tiêu
chân chính của nó. Tính dân tộc trước hết đòi hỏi nội dung, hình thức tổ chức hoạt
động TDTT phải chứa đựng sâu sắc bản sắc dân tộc, phải phù hợp với tập quán,
truyền thống dân tộc, điều kiện kinh tế - xã hội và con người Việt nam. TDTT nếu
thoát khỏi cội nguồn dân tộc, nhân văn sẽ thoái hóa. Tính nhân dân đòi hỏi phải
phát triển rộng rãi vì lợi ích của nhân dân, làm cho việc rèn luyện thân thể trở thành
nhu cầu, thói quen, nếp sống trong sinh hoạt hằng ngày của đông đảo nhân dân,
phải phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong hưởng thụ những giá trị và sáng
tạo nghệ thuật của văn hóa TDTT. Trên cơ sở đó phải xây dựng định hướng phát
triển TDTT có tính chiến lược, quy định rõ chuyên môn, đối tượng, lứa tuổi tạo
thành phong trào tập luyện TDTT sâu rộng trong quần chúng nhân dân, kết hợp phát


8

triển TDTT quần chúng với thể thao thành tích cao là phương châm quan trọng bảo
đảm cho việc phát triển nhanh và đúng hướng. Phải xác định những môn thể thao
trọng điểm, có khả năng nâng cao thành tích để nhanh chóng tiến kịp trình độ các
nước trong khu vực và trên thế giới.
Nói chung TDTT quần chúng là cơ sở để phát triển TDTT thành tích cao.
Phong trào càng rộng thì càng có nhiều người quan tâm và ủng hộ thể thao nâng
cao. Mặt khác, hoạt động thể thao đỉnh cao với sức thu hút mạnh mẽ dư luận xã hội
là một hình thức sinh hoạt văn hóa lành mạnh, là nguồn kích thích có hiệu quả đối
với TDTT quần chúng. Đội ngũ VĐV tương lai là nguồn dồi dào và thuận lợi để đào

tạo trở thành hướng dẫn viên, trọng tài, HLV, cán bộ quản lý TDTT.
TDTT quần chúng và TDTT thành tích cao còn có tính độc lập tương đối.
TDTT nâng cao là hoạt động của những người có năng khiếu và tài năng đặc biệt.
TDTT quần chúng đòi hỏi phải có phương pháp tiếp cận, tuyên truyền, tạo điều kiện
chuyển biến nhận thức và tự giác hoạt động của đông đảo quần chúng, làm cho hoạt
động TDTT trở thành nhu cầu, nếp sống lành mạnh. Trong Hiến pháp Nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam có ghi “Nhà nước và Xã hội phát triển nền TDTT
dân tộc, khoa học và nhân văn… chú trọng hoạt động TDTT chuyên nghiệp, bồi
dưỡng tài năng thể thao”.
1.1.1. Phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng theo Luật
TDTT
Căn cứ theo luật TDTT của Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ X quy định gồm 9
chương 79 điều về tổ chức hoạt động thể dục, thể thao; Quyền và nghĩa vụ của tổ chức,
cá nhân tham gia thể dục, thể thao. Số 77/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006.
Từ chương II mục I, điều 11 đến điều 19 có quy định rõ về phát triển thể dục
thể thao quần chúng; Phong trào tổ chức thi đấu và các đối tượng của các thể thao
quần chúng.
Nhà nước có chính sách đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia
phát triển TDTT quần chúng, tạo cơ hội cho mọi người không phân biệt lứa tuổi,


9

giới tính, sức khỏe, tình trạng khuyết tật được thực hiện quyền hoạt động TDTT để
nâng cao sức khỏe, vui chơi giải trí.
Lãnh đạo Tỉnh, Thành, Ngành có trách nhiệm xây dựng các công trình thể
thao công cộng, bảo đảm nhân lực về chuyên môn, nghiệp vụ TDTT, xây dựng
mạng lưới cộng tác viên TDTT cơ sở đáp ứng yêu cầu hoạt động thể dục thể thao
của cộng đồng dân cư.
Các tổ chức và cơ quan có liên quan phối hợp với ngành thể thao thường

xuyên tham gia tổ chức biểu diễn thi đấu thể thao quần chúng. Hình thành thói quen
rèn luyện thân thể cho mọi người.
Ngành TDTT cần phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể phổ biến kiến thức và
hướng dẫn tập luyện TDTT phù hợp với sở thích, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp,
bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cộng tác viên TDTT cơ sở.
Các cơ quan nhà nước, các tổ chức doanh nghiệp tạo điều kiện thuận lợi để
công chức, viên chức người lao động trong đơn vị tham gia hoạt động TDTT.
Phong trào TDTT quần chúng được đánh giá bằng chỉ tiêu số người tập luyện
thể thao thường xuyên và gia đình thể thao.
Đối tượng của TDTT quần chúng gồm phong trào thể thao quần chúng, tổ
chức thi đấu thể thao quần chúng, TDTT cho người khuyết tật, TDTT cho người cao
tuổi, TD phòng bệnh chữa bệnh, các môn thể thao dân tộc, thể thao giải trí, thể thao
quốc phòng. (Từ điều 14 đến điều 19) [14]


10

Thể dục, Thể thao
TDTT
Giải trí

TDTT cho mọi người

TDTT
Dân tộc

TDTT Quần chúng
TDTT
Dân quân
tự vệ


TDTT Phòng
bệnh chữa
bệnh

TDTT
Người
khuyết
tật

TDTT
Người
cao tuổi

Sơ đồ 1.1. Hệ thống cấu trúc các lĩnh vực TDTT
1.1.2. Đối tượng quản lý thể dục thể thao quần chúng:
Thể dục thể thao cho người khuyết tật: Nhà nước tạo mọi điều kiện để
người khuyết tật tham gia hoạt động TDTT nhằm nâng cao sức khỏe, hòa nhập cộng
đồng… có chế độ chính sách để VĐV khuyết tật tập luyện và thi đấu thể thao quốc
gia và quốc tế… khuyến khích các tổ chức, cá nhân hỗ trợ người khuyết tật tham
gia hoạt động TDTT.
Các cơ quan nhà nước phối hợp với các tổ chức xã hội nghề nghiệp tạo điều
kiện hướng dẫn người khuyết tật tham gia các hoạt động TDTT…các công trình
TDTT phải phù hợp với người khuyết tật.


11

Thể dục thể thao người cao tuổi: Nhà nước, mặt trận tổ quốc Việt Nam, hội
người cao tuổi có trách nhiệm tuyên truyền vận động người cao tuổi tham gia hoạt

động TDTT… khuyến khích các tổ chức, cá nhân chăm lo việc tập luyện, biểu diễn
và thi đấu thể thao cho người cao tuổi.
Thể dục thể thao phòng bệnh chữa bệnh: Bộ VH, TT&DL phối hợp với
Bộ Y tế tổ chức biên soạn các bài tập thể dục phòng bệnh, chữa bệnh và phổ biến
rộng rãi trong nhân dân. Các cơ quan doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức tập
luyện tổ chức phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động… Khuyến khích
tổ chức cá nhân, thành lập cơ sở y tế, cơ sở điều dưỡng, phục hồi chức năng, sử
dụng phương pháp chữa bệnh bằng TDTT.
Thể thao dân tộc: Nhà nước có chính sách phát huy và bảo vệ các môn thể
thao dân tộc theo luật di sản văn hóa. Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia khai
thác phát triển các môn thể thao dân tộc, các loại hình thể thao dân tộc thiểu số…
Tổ chức hướng dẫn tập luyện, biểu diễn và thi đấu các môn thể thao dân tộc, phổ
biến các môn thể thao dân tộc ra nước ngoài.
Thể thao giải trí: Nhà nước tạo điều kiện để phát triển các môn thể thao giải trí,
tổ chức hướng dẫn hoạt động thể thao giải trí, đáp ứng nhu cầu giải trí của xã hội.
Thể thao quốc phòng (Dân quân du kích): Bộ quốc phòng và Bộ VH,
TT&DL hướng dẫn tổ chức thể thao quốc phòng trong nhân dân. [14]


12

THỂ DỤC THỂ THAO

TDTT cho mọi người

TDTT QUẦN CHÚNG

TDTT
người
cao

tuổi

TDTT
cho
người
khuyết
tật

GDTC & TT trong
nhà trường

TDTT
hồi
phục
sức
khỏe

TDTT
dân
tộc

TDTT trong LLVT

TDTT
giải
trí

TDTT
quốc
phòng

(DQTV)

Sơ đồ 1.2. Hệ thống cấu trúc TDTT cho mọi người
1.1.3. Quan điểm phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng
Hiến pháp nước ta tại điều 36 quy định, Nhà nước phát triển TDTT mang
tính quần chúng để tăng cường thể chất cho nhân dân, điều này nói lên tầm quan
trọng của thể thao quần chúng có mối liên hệ mật thiết với phương thức sản xuất xã
hội và phương thức sinh hoạt xã hội, đồng thời chịu sự ràng buộc của các nhân tố
ảnh hưởng như: Quan niệm tư tưởng, quan hệ xã hội, những giá trị và tầm quan
trọng của việc củng cố, tăng cường, nâng cao sức khoẻ cho người dân.
TDTT quần chúng được thông qua với những nội dung phong phú, hình thức
sinh động, cho các đối tượng người cao tuổi, người khuyết tật, công nhân, nông dân,
trí thức, dân quân... Với nhiều thành phần, đối tượng, nghề nghiệp khác nhau... Mục
đích của TDTT quần chúng; lấy việc tăng cường thể chất của nhân dân, nâng cao
sức khỏe của cơ thể, kéo dài tuổi thọ, thoả mãn nhu cầu con người về các mặt: thẩm
mỹ, tiêu khiển, vui chơi, giải trí, bảo vệ sức khoẻ, chữa bệnh và giao tiếp xã hội,
tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.


13

Trên thế giới hiện nay không có bất kỳ hình thái văn hoá nào có thể so sánh
với thể dục thể thao quần chung về mức độ tham gia của con người, nó có thể quy
tụ và lôi cuốn các sắc tộc, giai cấp, tuổi tác và giới tính khác nhau. Không có bất cứ
đường phố nào, một phường xã nào mà không lưu lại dấu vết thể thao cho quần
chúng, không có tế bào xã hội nào lại không thẩm thấu dinh dưỡng của TDTT quần
chúng.
TDTT quần chúng xuyên suốt cuộc đời của mỗi người, là bộ phận hợp thành
của đời người, TDTT quần chúng trong cuộc đời của mỗi người là phương thức
hoạt động tổn phí thời gian nhiều nhất. Đồng thời do đối tượng tham gia vào TDTT

quần chúng rất rộng rãi, người tham gia cố gắng duy trì tính thường xuyên nên tổng
thời gian của xã hội dùng vào tập luyện TDTT cao hơn so với bất cứ hoạt động văn
hoá nào của thế giới hiện đại.
TDTT quần chúng nếu xếp theo địa lý có: thể thao dân gian, thể thao dân tộc,
thể thao tăng cường sức khoẻ, TDTT vui chơi giải trí, thể dục thẩm mỹ, TDTT bảo
vệ sức khỏe. Trong TDTT tăng cường sức khoẻ có thể phân ra: TDTT chữa bệnh,
TDTT chỉnh hình; phân theo tập đoàn người tham gia, có TDTT trẻ thơ, TDTT
người cao tuổi, TDTT nông dân, TDTT phụ nữ, du lịch TT, TDTT người khuyết
tật...; phân theo phương thức tổ chức thì có TDTT trong cán bộ, công nhân viên
chức, thể thao khu vực xã hội, thể thao gia đình. [14]
Phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020 (Ban hành theo Quyết định
số 2198/QĐ-TTg, ngày 03 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ). Trong đó
chiến lược phát triển Thể dục, Thể thao cho mọi người được quan tâm và triển khai
trước tiên, nhiệm vụ chính của chiến lược là phát triển TDTT quần chúng: [4]
- Tiếp tục thực hiện “Cuộc vận động toàn dân rèn luyện thân thể theo gương
Bác Hồ vĩ đại” gắn với triển khai phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng, bản, tổ
dân phố, khu dân cư, cơ quan, đơn vị ở các địa phương, ban ngành và đoàn thể.
- Tuyên truyền phổ biến hướng dẫn mọi đối tượng quần chúng tham gia tập
luyện, tham dự thi đấu thể dục, thể thao trong các câu lạc bộ từng môn hoặc nhiều


14

môn thể thao được thành lập, hoạt động ở các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp,
trường học, xã, phường, thị trấn.
- Củng cố và tăng cường hệ thống thiết chế về quản lý các mô hình thể dục, thể
thao quần chúng: Câu lạc bộ thể dục, thể thao, mô hình điểm về phát triển thể dục, thể
thao quần chúng đối với những vùng có mức độ phát triển kinh tế - xã hội đặc trưng.
+ Ban hành thiết chế văn hóa – thể thao đối với cụm, điểm dân cư gắn kết
với quy hoạch sử dụng đất, xây dựng đô thị - nông thôn mới;

+ Ban hành và hướng dẫn thực hiện quy chế về tổ chức thi đấu, lễ hội thể
thao, công tác phong danh hiệu, thể thao dân tộc và thể thao giải trí; xây dựng và
ban hành hệ thống tiêu chí, chỉ tiêu về phát triển thể dục thể thao quần chúng;
+ Thành lập, hướng dẫn và hỗ trợ hoạt động đối với các Hội đồng thể dục,
thể thao, Câu lạc bộ thể dục, thể thao ở cấp xã, phường, thị trấn;
+ Duy trì và hoàn thiện hệ thống thi đấu thể thao cho mọi người theo chu kỳ
hàng năm, hai năm hoặc bốn năm.
+ Ban hành chính sách khuyến khích và hỗ trợ phát triển thể dục, thể thao
đối với các đối tượng xã hội đặc biệt, đồng bào dân tộc thiểu số, người cao tuổi,
người khuyết tật.
- Tiếp tục hỗ trợ đầu tư và ban hành các chính sách khuyến khích huy động
các nguồn lực xã hội đầu tư cho phát triển thể dục, thể thao quần chúng. Khuyến
khích phát triển thể thao giải trí, kinh doanh dịch vụ thể thao gắn liền với hoạt động
văn hóa, du lịch.
- Ban hành các quy chuẩn về quy hoạch đất đai cho thể dục, thể thao; tăng
cường đầu tư xây dựng các sân chơi bãi tập, công trình thể thao, các quần thể của
Trung tâm văn hóa – thể thao cấp xã, phường, thị trấn, cụm thôn – bản, xóm, ấp.
- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, hướng dẫn viên thể dục, thể
thao quần chúng; chú trọng tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cộng tác
viên thể dục, thể thao cấp cơ sở.
- Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, trách
nhiệm của các cấp ủy, chính quyền cơ sở và các bộ ngành thể dục, thể thao về vai


15

trò của hoạt động thể dục, thể thao, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng
bào dân tộc thiểu số.
- Xây dựng mô hình điểm về cơ sở vật chất và tổ chức hoạt động thể dục thể
thao tại các thôn, bản, xóm ấp; ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển thể

dục, thể thao ở các vùng sâu, vùng xa vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Đưa công tác sưu tầm, thống kê phân loại các trò chơi vận động dân gian
trong các lễ hội truyền thống hàng năm của các dân tộc thiểu số thành một nội dung
của nhiệm vụ sưu tầm, bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa phi vật thể các dân
tộc Việt Nam; lựa chọn một số trò chơi vận động dân gian để đề xuất đưa vào thi
đấu trong hệ thống thi đấu giải thể thao quốc gia; chú trọng bảo tồn và phát triển các
môn võ cổ truyền dân tộc.
- Ban hành và hướng dẫn thực hiện quy chế hoạt động của các câu lạc bộ thể
dục, thể thao người khuyết tật; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ huấn luyện viên, hướng
dẫn viên, cộng tác viên thể dục, thể thao người khuyết tật. Ban hành bổ sung các
điều kiện đáp ứng nhu cầu tập luyện thể dục, thể thao của người khuyết tật trong
quy chuẩn xây dựng cơ sở tập luyện, sân bãi thể thao; thí điểm xây dựng ở một số
tỉnh, thành phố các Trung tâm huấn luyện thể thao cho người khuyết tật.
- Tổng kết, đánh giá việc thực hiện Chương trình phát triển thể dục, thể thao ở
xã, phường, thị trấn (ban hành kèm theo Quyết định số 100/2005/QĐ-TTg ngày 10
tháng 5 năm 2005); đánh giá các mặt đã thực hiện được, hoàn chỉnh Chương trình
để đưa vào thành một nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia về thể dục, thể
thao giai đoạn 2011 – 2015, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. [33], [34], [38], [39].
1.2. Cơ sở lý luận về quản lý thể dục thể thao quần chúng
1.2.1. Khái niệm về quản lý TDTT
Để thực hiện được công việc đổi mới và cải cách hành chính thì trước hết các
công chức, viên chức, nhân viên làm việc trong các cơ quan nhà nước, đặc biệt là
các viên chức lãnh đạo, phải có sự nhận thức thống nhất thông suốt những vấn đề
cơ bản về lý luận và quan điểm quản lý hành chính nhà nước xã hội chủ nghĩa ở
nước ta và vận dụng nó vào thực tiễn quản lý.


16

- Thể dục thể thao (TDTT) là một bộ phận trong hệ thống chính trị của nhà nước ta,

bộ máy tổ chức, hoạt động của nhà nước trải qua hơn 60 năm hình thành và phát triển.
- Trong điều kiện và yêu cầu mới, Ngành TDTT cũng cần đổi mới và cải cách
hành chính, muốn vậy các công chức làm việc trong các cơ quan nhà nước về
TDTT và những người công tác trong các tổ chức xã hội về TDTT phải có nhận
thức đầy đủ thống nhất và thông suốt những vấn đề cơ bản về lý luận và quan điểm
quản lý nhà nước để vận dụng vào thực tiễn quản lý TDTT.
- Các khái niệm về “Quản lý TDTT” thực tế là rất mới mẻ, không chỉ đối với
những người đang công tác TDTT nước ta, mà ngay cả đối với nhiều người, nhiều
VĐV ở các đơn vị có phong trào TDTT phát triển và đạt được nhiều thành tích kỷ
lục trên vũ đài thể thao thế giới.
- Quản lý TDTT là hoạt động có tổ chức, có điều tiết của chủ thể (người quản
lý) để hoàn thành nhiệm vụ nhất định: (Định nghĩa “quản lý TDTT” trong sách giáo
khoa “quản lý TDTT”, của Liên Xô (cũ). Định nghĩa này chỉ nhắc đến “Chủ thể
(người quản lý)” mà không nêu lên khách thể quản lý là ai, và nêu “nhiệm vụ nhất
định” là một cách nêu chung chung.
- Quản lý TDTT là một loại thủ đoạn tác động vào TDTT nhằm thực hiện mục
tiêu của TDTT. (Định nghĩa “quản lý TDTT” trong tài liệu “Quản lý học TDTT”
của Nhật Bản. Đây là một định nghĩa khái quát).
- “Quản lý TDTT là quá trình sử dụng có hiệu quả nhân lực, vật lực để thể hiện
nhiệm vụ của một đơn vị nào đó”. (Định nghĩa “quản lý TDTT” theo các sách
chuyên môn quản lý học TDTT của Mỹ). Trong định nghĩa này, việc nêu “để thực
hiện nhiệm vụ của một đơn vị nào đó” quả là mơ hồ, chung chung.
- “Quản lý TDTT là việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, giám sát và điều tiết đối
với công tác TDTT để thu được hiệu quả xã hội tốt hơn”. (Định nghĩa “quản lý
TDTT” trong mục “Thể dục thể thao” của Bách khoa toàn thư Trung Quốc xuất bản
năm 1983). Đây là một định nghĩa làm sáng tỏ hơn các mặt công tác cụ thể trong
quản lý TDTT.



×