Tải bản đầy đủ (.docx) (193 trang)

Xây dựng mối liên kết giữa nghiên cứu khoa học với đào tạo và sản xuất theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (827.37 KB, 193 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM TUẤN HUY

XÂY DỰNG MỐI LIÊN KẾT
GIỮA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VỚI ĐÀO TẠO VÀ SẢN
XUẤT THEO HƯỚNG TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM
TẠI VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Hà Nội, 2018

i


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM TUẤN HUY

XÂY DỰNG MỐI LIÊN KẾT
GIỮA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VỚI ĐÀO TẠO VÀ SẢN
XUẤT THEO HƯỚNG TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM
TẠI VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

Chuyên ngành: Quản lý Khoa học và Công nghệ
Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS.TS. MAI HÀ
XÁC NHẬN NGHIÊN CỨU SINH ĐÃ CHỈNH SỬA
THEO QUYẾT NGHỊ CỦA HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN ÁN

Chủ tịch Hội đồng đánh

Người hướng dẫn khoa học
giá Luận án

PGS.TS. Mai Hà

PGS.TS. Vũ Cao Đàm
Hà Nội, 2018

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan.......................................................................................................................... 1
Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt.......................................................................................2
Danh mục các bảng................................................................................................................. 3
Danh mục các hình vẽ, đồ thị..................................................................................................4
MỞ ĐẦU................................................................................................................................ 5
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ MỐI LIÊN KẾTGIỮA
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VỚI ĐÀO TẠO VÀ SẢN XUẤT TRONG CÁC TỔ CHỨC
KHOA HỌC Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI..................................... 14

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu được công bố ở trong nước có liên quan đến chủ
đề Luận án........................................................................................................................ 14
1.1.1. Các nghiên cứu đã công bố trên tạp chí và tọa đàm khoa học trong nước.......14

1.1.2. Các đề tài, dự án thực hiện trong nước............................................................. 17
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu được công bố ở nước ngoài có liên quan đến chủ
đề Luận án........................................................................................................................ 20
1.2.1. Các nghiên cứu được công bố ở châu Âu..........................................................20
1.2.2. Các nghiên cứu được công bố ở châu Á và Australia....................................... 21
1.2.3. Các nghiên cứu được công bố ở châu Mỹ......................................................... 31
1.3. Nhận xét về các nghiên cứu được công bố có liên quan đến chủ đề Luận án...........37
1.3.1. Những điểm các nghiên cứu công bố đã đề cập................................................ 37
1.3.2. Những điểm các nghiên cứu công bố chưa đề cập............................................ 38
1.3.3. Những điểm Luận án cần giải quyết..................................................................39
Tiểu kết Chương 1............................................................................................................40
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG MỐI LIÊN KẾT GIỮA NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC VỚI ĐÀO TẠO VÀ SẢN XUẤT TRONG CÁC TỔ CHỨC KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ THEO HƯỚNG TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM................................. 41

2.1. Hệ khái niệm công cụ................................................................................................41
2.1.1. Hoạt động nghiên cứu khoa học........................................................................ 41
2.1.2. Hoạt động đào tạo............................................................................................. 44
2.1.3. Hoạt động sản xuất............................................................................................45
2.2. Cơ sở lý luận về tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các viện nghiên cứu và triển
khai...................................................................................................................................47

iii


2.2.1. Lý luận về tự chủ, tự chịu trách nhiệm.............................................................. 47
2.2.2. Kinh tế thị trường và tự chủ, tự chịu trách nhiệm............................................. 49
2.3. Cơ sở lý luận về liên kết............................................................................................50
2.3.1. Khái niệm liên kết.............................................................................................. 50
2.3.2. Tính đa dạng của mối liên kết............................................................................51

2.3.3. Chính sách “thị trường kéo”, “khoa học và công nghệ đẩy”...........................51
2.3.4. Tính tất yếu của sự liên kết................................................................................51
2.3.5. Những yếu tố tác động đến liên kết giữa nghiên cứu khoa học với sản xuất
và đào tạo.....................................................................................................................53
2.4. Liên kết giữa nghiên cứu khoa học với sản xuất và đào tạo..................................... 55
2.4.1. Liên kết giữa nghiên cứu khoa học với sản xuất................................................55
2.4.2. Liên kết giữa nghiên cứu khoa học với đào tạo.................................................60
2.4.3. Hình thức liên kết giữa nghiên cứu khoa học với đào tạo và sản xuất..............63
2.5. Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng liên kết giữa nghiên cứu khoa học với sản xuất
và đào tạo......................................................................................................................... 65
2.5.1. Chuỗi “xoắn kép ba” (Triple helix) - cơ sở lý luận về liên kết giữa nghiên cứu
khoa học với sản xuất có sự quản lý của Nhà nước.....................................................65
2.5.2. Liên kết giữa nghiên cứu khoa học với đào tạo.................................................68
2.5.3. Bài học cho Việt Nam.........................................................................................70
Tiểu kết Chương 2............................................................................................................71
CHƯƠNG 3. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG MỐI LIÊN KẾT GIỮA NGHIÊN CỨU KHOA
HỌC VỚI SẢN XUẤT VÀ ĐÀO TẠO THEO HƯỚNG TỰ CHỦ TỰ CHỊU TRÁCH
NHIỆM Ở VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM........................... 72

3.1. Quá trình hình thành sự liên kết giữa nghiên cứu khoa học với đào tạo và sản xuất
trước khi thành lập Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam............................ 72
3.1.1. Thời kỳ Viện Khoa học Việt Nam (1975-1993).................................................. 72
3.1.2. Thời kỳ Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia (1993-2012)...79
3.2. Mối liên kết giữa nghiên cứu khoa học với sản xuất và đào tạo ở Viện Hàn lâm
Khoa học và Công nghệ Việt Nam...................................................................................88
3.2.1. Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam..............................................88
3.2.2. Mối liên kết giữa nghiên cứu khoa học và sản xuất ở Viện Hàn lâm Khoa
học và Công nghệ Việt Nam.........................................................................................91

iv



3.2.3. Mối liên kết giữa nghiên cứu khoa học và đào tạo ở Viện Hàn lâm Khoa học
và Công nghệ Việt Nam..............................................................................................101
3.3. Quá trình xây dựng mối liên kết giữa nghiên cứu khoa học với sản xuất và đào tạo ở
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam................................................................. 107

3.3.1. Quá trình xây dựng mối liên kết giữa nghiên cứu khoa học với sản xuất.......107
3.3.2. Quá trình xây dựng mối liên kết giữa nghiên cứu khoa học với đào tạo.........111
3.3.3. Nhận xét về quá trình xây dựng mối liên kết giữa nghiên cứu khoa học với
đào tạo và sản xuất.................................................................................................... 115
Tiểu kết Chương 3..........................................................................................................120
CHƯƠNG 4. ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO CHO HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
MỐI
LIÊN KẾT GIỮA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VỚI ĐÀO TẠO VÀ SẢN XUẤT THEO
HƯỚNG TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM Ở VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ VIỆT NAM.................................................................................................. 121

4.1. Liên kết giữa nghiên cứu khoa học với sản xuất và đào tạo là nhu cầu của bản
thân các Viện nghiên cứu và triển khai.......................................................................... 121
4.1.1. Nhu cầu phát triển của Viện nghiên cứu và triển khai.....................................121
4.1.2. Nguồn lực cho hoạt động nghiên cứu khoa học đáp ứng yêu cầu của hoạt
động đào tạo và hoạt động sản xuất.......................................................................... 121
4.1.3. Liên kết giữa nghiên cứu khoa học với đào tạo và sản xuất sẽ góp phần nâng
cao chất lượng nghiên cứu khoa học, chất lượng đào tạo và hiệu quả triển khai
công nghệ...................................................................................................................124
4.2. Liên kết giữa nghiên cứu khoa học với sản xuất và đào tạo là đòi hỏi của xã hội
đối với các Viện nghiên cứu và triển khai......................................................................126
4.2.1. Gắn kết giữa nghiên cứu khoa học với sản xuất và đào tạo để sử dụng có
hiệu quả nguồn lực đầu tư của Nhà nước..................................................................126

4.2.2. Gắn kết giữa nghiên cứu khoa học với sản xuất và đào tạo để nâng cao hiệu
quả nghiên cứu...........................................................................................................128
4.3. Kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế đòi hỏi sự gắn kết giữa nghiên cứu khoa
học với sản xuất và đào tạo............................................................................................ 128
4.3.1. Kinh tế thị trường đòi hỏi sự gắn kết giữa nghiên cứu khoa học với đào tạo
và sản xuất................................................................................................................. 128
4.3.2. Hội nhập quốc tế thúc đẩy liên kết giữa nghiên cứu khoa học với đào tạo và
sản xuất......................................................................................................................130
4.4. Tự chủ và mối liên kết giữa nghiên cứu khoa học với sản xuất và đào tạo............130
4.4.1. Tự chủ đòi hỏi liên kết giữa nghiên cứu khoa học với đào tạo và sản xuất....130

v


4.4.2. Liên kết giữa nghiên cứu khoa học với đào tạo và sản xuất thúc đẩy quá
trình tự chủ.................................................................................................................131
4.5. Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam có những đặc điểm đòi hỏi sự
gắn kết giữa nghiên cứu khoa học với sản xuất và đào tạo............................................132
4.5.1. Liên kết giữa nghiên cứu khoa học với đào tạo và sản xuất là nhu cầu tự
thân của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam....................................... 132
4.5.2. Liên kết giữa nghiên cứu khoa học với đào tạo và sản xuất là đòi hỏi của xã
hội đối với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam....................................135
4.5.3. Hình thành và hoàn thiện mối liên kết giữa nghiên cứu khoa học với đào tạo
và sản xuất là quá trình tái cấu trúc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt
Nam............................................................................................................................137
4.6. Điều kiện cần và đủ cho sự hình thành và phát triển mối liên kết giữa nghiên cứu
khoa học với sản xuất và đào tạo tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam138
4.6.1. Điều kiện cần................................................................................................... 138
4.6.2. Điều kiện đủ..................................................................................................... 144
4.7. Tái cấu trúc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam theo hướng liên

kết giữa nghiên cứu khoa học với sản xuất và đào tạo...................................................150
4.7.1. Sự cần thiết tái cấu trúc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
theo hướng liên kết giữa nghiên cứu khoa học với đào tạo và sản xuất....................150
4.7.2. Tái cấu trúc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam theo hướng
hoàn thiện chức năng đào tạo và sản xuất................................................................ 151
Tiểu kết Chương 4..........................................................................................................157
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:............................................................................................. 159
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 161
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................... 162
PHỤ LỤC............................................................................................................................ 171

vi


Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, các số
liệu và thông tin thu thập được hoàn toàn trung thực và chính xác. Những kết
quả nghiên cứu của Luận án chưa từng được công bố trong bất cứ công trình
nghiên cứu nào./.
Nghiên cứu sinh

Phạm Tuấn Huy

1


Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt

Từ viết tắt
ĐT

ĐHNC
EU
GD
GDP
KH
KH&CN
NCKH
NC
NSNN
R&D (NC&TK)
SX
UBND
UNESCO


2


Danh mục các bảng

STT

BẢNG

1

Bảng 2.1

2


Bảng 3.1

3

Bảng 3.2

3


Danh mục các hình vẽ, đồ thị

STT

1

H

2

H

3

H

4

H

5


H

6

H

7

H

9

H

10

H

11

H

12

H

13

H



4


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nền kinh tế của Việt Nam ngày càng phát triển với thể chế kinh tế thị
trường từng bước được hoàn thiện, hội nhập quốc tế về KH&CN ngày càng
sâu rộng đòi hỏi các tổ chức KH&CN hoạt động ngày một hữu hiệu hơn, phục
vụ tốt hơn cho xã hội. Để thực hiện nhu cầu bức thiết đó, các Viện NC&TK
cần gắn hoạt động NCKH của mình với SX và ĐT. Trong thời gian gần đây tự
chủ, tự chịu trách nhiệm của các Viện NC&TK được đề cập nhiều, đặc biệt
sau khi Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 của Chính phủ quy
định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN công lập và
Nghị định số 96/2010/NĐ-CP ngày 20/9/2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghi định số 115/2005/NĐ-CP được Chính phủ ban hành.
Thực tế cho thấy để các Viện NC&TK tự chủ được cần gắn NCKH với hoạt
động ĐT và SX.
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Viện Hàn lâm
KH&CNVN) trong lịch sử phát triển của mình đã nỗ lực tìm cách liên kết giữa
NCKH với ĐT và SX theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm nhưng đến nay
Viện vẫn chưa xác lập được mối liên kết giữa NCKH với ĐT và SX. Vì vậy, đề
xuất được nhu cầu của liên kết giữa NCKH với ĐT và SX trong hoạt động của
Viện Hàn lâm KH&CNVN cũng như xác định điều kiện cần và đủ để đảm bảo
cho sự hình thành và phát triển mối liên kết này là hết sức cần thiết.

Hệ thống tổ chức KH&CN của Việt Nam được thiết kế theo lý thuyết
cơ học. Mô hình chức năng của tổ chức là đơn chức năng, mô hình này đã tạo
ra sự phân ly giữa NCKH với ĐT và SX. Trong điều kiện kinh tế thị trường và

hội nhập quốc tế, mô hình tổ chức KH&CN đơn chức năng không còn phù
hợp. Thực tiễn trên 40 năm phát triển từ Viện Khoa học Việt Nam (Viện

5


KHVN) đến Viện Hàn lâm KH&CNVN là quá trình tự điều chỉnh để dần hình
thành liên kết giữa NCKH với SX và ĐT. Tuy nhiên quá trình đó diễn ra chậm
chạp và gặp nhiều rào cản không đáng có.
Việc xây dựng mối liên kết giữa NCKH với SX và ĐT chính là xây
dựng tổ chức KH&CN theo lý thuyết tổ chức hữu cơ với đặc trưng là đa dạng
hóa chức năng và đa dạng hóa cấu trúc của tổ chức KH&CN, thực chất quá
trình này là tái cấu trúc các Viện NC&TK.
Vì vậy, xây dựng mối liên kết giữa NCKH với ĐT và SX theo hướng tự
chủ, tự chịu trách nhiệm và xác lập điều kiện cần và đủ để mối liên kết này tồn
tại và phát triển sẽ đáp ứng yêu cầu thực tiễn tại Viện Hàn lâm KH&CNVN.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: Xây dựng mối liên kết giữa NCKH với ĐT và SX
theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm ở Viện Hàn lâm KH&CNVN.
Mục tiêu cụ thể:
-

Làm rõ cơ sở lý luận về liên kết; liên kết giữa NCKH với ĐT và SX

theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm;
-

Đánh giá quá trình xây dựng mối liên kết giữa NCKH với ĐT và SX


tại Viện Hàn lâm KH&CNVN;
-

Đề xuất điều kiện đảm bảo cho quá trình hình thành và phát triển liên

kết giữa NCKH với ĐT và SX theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm ở Viện
Hàn lâm KH&CNVN.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra, Luận án có những nhiệm vụ
nghiên cứu sau:
-

Phân tích cơ sở lý luận về liên kết giữa NCKH với ĐT và SX trong

các tổ chức KH&CN theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm;

6


-

Đánh giá thực trạng về quá trình xây dựng mối liên kết giữa NCKH

với ĐT và SX theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm ở Viện Hàn lâm

-

Đề xuất điều kiện đảm bảo cho hình thành và phát triển mối liên kết


giữa NCKH với ĐT và SX theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm ở Viện
Hàn lâm KH&CNVN.
3.

Phạm vi nghiên cứu
-

Phạm vi nội dung: Xây dựng mối liên kết giữa nghiên cứu khoa học

với đào tạo và sản xuất theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại Viện Hàn
lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
-

Phạm vi không gian: Hệ thống các tổ chức NC&TK của Việt Nam,

các chính sách về KH&CN của Việt Nam.
-

Phạm vi thời gian: Hoạt động của Viện Hàn lâm KH&CNVN từ năm

1975 đến nay.
4.

Câu hỏi nghiên cứu
Xây dựng mối liên kết giữa NCKH với ĐT và SX theo hướng tự chủ, tự

chịu trách nhiệm ở Viện Hàn lâm KH&CNVN như thế nào?
5.

Giả thuyết nghiên cứu

-

Liên kết NCKH với ĐT và SX vì nhu cầu phát triển của bản thân tổ

chức KH&CN và của SX đáp ứng đòi hỏi của xã hội;
-

Liên kết NCKH với ĐT và SX theo các mối liên kết khác nhau. Có sự

đa dạng trong liên kết NCKH với ĐT và SX. Liên kết NCKH với ĐT và SX
từng bước được hình thành theo các giai đoạn;
-

Điều kiện để hình thành và phát triển mối liên kết giữa NCKH với ĐT

và SX bao gồm điều kiện cần là kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế cùng các
chính sách vĩ mô của Nhà nước và điều kiện đủ là các chính sách vi mô cùng
nỗ lực của tổ chức KH&CN;

7


-

Mối liên kết giữa NCKH với ĐT và SX theo hướng tự chủ, tự chịu trách

nhiệm ở Viện Hàn lâm KH&CNVN cần được xây dựng theo hướng tái cấu trúc
phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế về KH&CN.
6.


Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

6.1. Cách tiếp cận
+

Tiếp cận quan sát:
Quan sát có tham dự: tác giả sử dụng cách tiếp cận nghiên cứu có

tham dự với tư cách nhà quản lý để phân tích nhằm tìm ra hiện trạng mối liên
kết giữa NCKH, đào tạo và sản xuất trong hệ thống mà tác giả là thành viên;
+

Quan sát không tham dự: tác giả sử dụng cách tiếp cận nghiên cứu

không tham dự để phân tích nhằm tìm ra hiện trạng mối liên kết giữa NCKH,
ĐT và SX trong các hệ thống mà tác giả không là thành viên.
-

Tiếp cận phân tích hệ thống: nhằm tìm ra mục tiêu của mối liên kết

giữa NCKH với ĐT và SX, sự tương tác về cấu trúc giữa ba phân hệ: NCKH;
ĐT và SX trong mối liên kết hệ thống giữa NCKH; ĐT và SX;
-

Tiếp cận phân tích chính sách: nhằm tìm ra mối quan hệ giữa mục tiêu

và phương tiện để thực hiện liên kết giữa NCKH với ĐT và SX;
-

Tiếp cận đánh giá tác động của chính sách: nhằm tìm ra tác động


dương tính (chính sách đi đúng mục tiêu đã đặt ra) và tác động âm tính của
chính sách (chính sách đi lệch mục tiêu đã đặt ra) về mối liên kết giữa NCKH
với ĐT và SX;
-

Tiếp cận đánh giá hiệu quả của chính sách: nhằm tìm ra hiệu quả quản

lý và hiệu quả xã hội của mối liên kết giữa NCKH với ĐT và SX.
6.2. Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp nghiên cứu tài liệu:

8


-

Nghiên cứu tài liệu của các cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN

quy định về chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, các chuyên ngành nghiên
cứu của Viện Hàn lâm KH&CNVN;
-

Nghiên cứu chính sách nói chung (trong đó có chính sách KH&CN)

về mối liên kết giữa NCKH với ĐT và SX;
-

Nghiên cứu tài liệu về các công trình khoa học đã công bố của các nhà


khoa học trong nước và nước ngoài, kinh nghiệm quốc tế về mối liên kết giữa
NCKH với ĐT và SX;
-

Nghiên cứu tài liệu có liên quan đến Viện Hàn lâm KH&CNVN trong

việc thực hiện nhiệm vụ NCKH, ĐT và SX.
b. Phương pháp phỏng vấn sâu:
Tác giả Luận án đã tiến hành phỏng vấn sâu nhằm thu thập thông tin
định tính về mối liên kết giữa NCKH với ĐT và SX với 10 nhà khoa học, nhà
quản lý (09 nam, 01 nữ) trong đó có: 01 Viện sỹ; 05 GS. TS và GS.TSKH; 02
PGS.TS; 01 TS và 01 giám đốc doanh nghiệp. Các chuyên gia được phỏng
vấn là các nhà chuyên môn đầu ngành trong các lĩnh vực: Toán học, Vật lý,
Hóa học, Kỹ thuật nhiệt đới, Khoa học vật liệu, Công nghệ môi trường, Cơ
học, Quản lý KH&CN. Trong số chuyên gia được phỏng vấn có 02 giám đốc
Doanh nghiệp Spin-off; 02 Lãnh đạo và nguyên Lãnh đạo Viện Hàn lâm
KH&CNVN; 05 Lãnh đạo và nguyên Lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Viện
Hàn lâm KH&CNVN; 01 giảng viên Khoa Khoa học quản lý, Trường Đại học
khoa học Xã hội và Nhân văn.
Nội dung trao đổi bao gồm:
-

Đánh giá về hoạt động liên kết giữa nghiên cứu khoa học với sản xuất

của Viện Khoa học Việt Nam thập niên 90;

9


-


Đánh giá về mối liên kết giữa nghiên cứu khoa học và sản xuất từ

thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học thực hiện bằng kinh phí
Nhà nước;
-

Ý nghĩa của việc hình thành Đại học và Học viện trực thuộc Viện Hàn

lâm KH&CNVN;
-

Quá trình xây dựng mối liên kết giữa nghiên cứu khoa học với đào tạo

và sản xuất tại Viện Hàn lâm KH&CNVN;
-

Đánh giá hiệu quả hoạt động của các Spin-off tại Viện Khoa học Việt

Nam thập niên 90;
-

Đánh giá những điểm chưa đạt được của các Spin-off tại Viện Khoa

học Việt Nam thập niên 90 và nguyên nhân dẫn đến tình trạng này;
-

Hợp tác giữa Công ty với Viện Hàn lâm KH&CNVN trong lĩnh vực

sử dụng nguồn lực phục vụ sản xuất

-

Liên kết giữa nghiên cứu khoa học với đào tạo và sản xuất thúc đẩy tự

chủ của đơn vị;
- Tạo lập môi trường làm việc, gắn kết giữa nghiên cứu khoa học với
đào tạo của đơn vị;
-

Cơ sở lý thuyết liên kết giữa nghiên cứu khoa học với đào tạo và sản

xuất tại Viện Hàn lâm KH&CNVN.

-

Tác giả Luận án trực tiếp hỏi và nghe Nhà quản lý doanh nghiệp có sử

dụng kết quả nghiên cứu, sản phẩm đào tạo của Viện Hàn lâm KH&CNVN trả
lời;
-

Với các đối tượng còn lại, tác giả gửi câu hỏi trước, hẹn gặp trực tiếp

để trao đổi xung quanh chủ đề phỏng vấn;
-

Do đặc thù công việc, tác giả được các Viện chuyên ngành trực thuộc

Viện Hàn lâm KH&CNVN mời tham gia những cuộc họp tổng kết đơn vị
10



hàng năm. Tại các cuộc họp này tác giả trong phát biểu của mình có đề cập
đến liên kết giữa NCKH với ĐT và SX của đơn vị và nhận được các trao đổi
phản hồi của Lãnh đạo các Viện chuyên ngành cũng như các nhà khoa học
trong đơn vị.
-

Tại diễn đàn KH&CN chuyên nghiệp năm 2016 theo chủ đề “Phát

huy tiềm lực đội ngũ cán bộ khoa học thực hiện công tác đào tạo sau đại học”,
tác giả đã gặp gỡ và trao đổi với các nhà khoa học và các nhà quản lý đến từ
các quốc gia: Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam, đã thu
thập được các ý kiến liên quan đến chủ đề liên kết giữa NCKH với đào tạo.
Để mang tính khách quan, những phân tích so sánh, đánh giá các bước
phát triển của liên kết NCKH với SX và ĐT theo các giai đoạn ở Viện Hàn
lâm KH&CNVN, NCS đã tiến hành phỏng vấn sâu các nhà quản lý nguyên là
Lãnh đạo Viện Hàn lâm KH&CNVN trực tiếp tham gia quản lý các Spin-off
thập niên 90. Số lượng 10 người được phỏng vấn sâu đã đại diện cho các nhà
quản lý KH&CN; các nhà khoa học đầu ngành; Lãnh đạo Viện Hàn lâm
KH&CNVN và các Viện chuyên ngành; đại diện Lãnh đạo khối đào tạo của
Viện Hàn lâm KH&CNVN, đại diện khối doanh nghiệp Spin-off của Viện
Hàn lâm KH&CNVN thập niên 90. Đối tượng phỏng vấn sâu như vậy đã đáp
ứng phương pháp nghiên cứu định lượng bổ xung phương pháp nghiên cứu
định tính mà NCS sử dụng chứng minh giả thuyết nghiên cứu để đạt mục tiêu
nghiên cứu mà Luận án đã đặt ra.
7.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý


nghĩa khoa học

- Luận án đã xây dựng được mối liên kết giữa NCKH với SX và ĐT
trong tổ chức KH&CN theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm;

11


-

Luận án đã vận dụng chính sách "KH&CN đẩy" và chính sách "thị

trường kéo" để nhận dạng và phân chia liên kết giữa NCKH với SX thành 2
nhóm liên kết với 5 liên kết cụ thể;
-

Xác định được quá trình hình thành và phát triển mối liên kết giữa

NCKH với SX và ĐT thực chất là quá trình tái cấu trúc tổ chức KH&CN theo
hướng gắn NCKH với SX và ĐT.
Ý nghĩa thực tiễn
-

Luận án đã nêu được điều kiện hình thành và phát triển các mối liên

kết giữa NCKH với SX và ĐT tại Viện Hàn lâm KH&CNVN;
-

Kết quả của Luận án giúp các tổ chức KH&CN tự điều chỉnh về tổ


chức (tái cấu trúc đơn vị).
8.

Những điểm mới của Luận án
Về lý thuyết:
- Luận án tiếp cận theo quan điểm lý thuyết hệ thống, phân tích thực thể

NCKH, thực thể SX và thực thể ĐT như các phần tử thuộc hệ thống Viện Hàn
lâm KH&CNVN, có mối liên hệ qua lại, không thể tách rời nhau trong hệ
thống; - Luận án vận dụng lý thuyết mối “liên kết ba” để phân tích quan hệ
NCKH với SX với hai quan điểm sau đây:
+

Xem xét vai trò ngày càng nổi trội của Viện NC&TK trong số các

chủ thể đổi mới khác. Quan điểm này xem xét chức năng của Viện NC&TK
nói chung và Viện Hàn lâm KH&CN nói riêng khi thương mại hóa các kết
quả nghiên cứu góp phần phát triển kinh tế - xã hội;
+

Nhìn nhận Viện NC&TK, Doanh nghiệp và Nhà nước như những chủ

thể kiến tạo nên các hệ thống xã hội, tương tác với nhau thông qua các mạng lưới
và tổ chức - điều có thể thay đổi cấu trúc vốn có của ba khu vực này. Thông qua
vai trò của chủ thể Nhà nước, NCS đề xuất các điều kiện cần để xây dựng liên
kết NCKH với SX ở Viện Hàn lâm KH&CNVN trong Chương 4.

12



-

Luận án cũng phân tích Viện Hàn lâm KH&CNVN chịu sự tác động

của môi trường bên ngoài hệ thống, trong đó có yếu tố cạnh tranh của nền
kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế về KH&CN.

-

Luận án đã xây dựng được mối liên kết giữa NCKH với SX và ĐT tại

Viện Hàn lâm KH&CNVN;
-

Luận án đã làm rõ kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế là yếu tố chi

phối và là động lực hình thành, phát triển mối liên kết giữa NCKH với SX và
ĐT, tự chủ tự chịu trách nhiệm như một công cụ thúc đẩy mối liên kết giữa
NCKH với SX và ĐT phát triển;
- Kết quả nghiên cứu của Luận án giúp định hướng tái cấu trúc tổ chức
KH&CN trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế về KH&CN.
9. Cấu trúc của Luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của Luận án được chia thành 4 chương bao gồm:
-

Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về mô hình liên kết giữa

nghiên cứu khoa học với đào tạo và sản xuất trong các tổ chức khoa học ở


-

Chương 2. Cơ sở lý luận về mô hình liên kết giữa nghiên cứu khoa

học với đào tạo và sản xuất trong các tổ chức khoa học và công nghệ theo
hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm
-

Chương 3. Quá trình xây dựng mối liên kết giữa nghiên cứu khoa học

với đào tạo và sản xuất theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm ở Viện Hàn
lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
-

Chương 4. Điều kiện đảm bảo cho hình thành và phát triển các mối

liên kết giữa nghiên cứu khoa học với đào tạo và sản xuất theo hướng tự chủ,
tự chịu trách nhiệm ở Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

13


CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ
MỐI LIÊN KẾTGIỮA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VỚI
ĐÀO TẠO VÀ SẢN XUẤT TRONG CÁC TỔ CHỨC
KHOA HỌC



VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu được công bố ở trong nước có liên
quan đến chủ đề Luận án


Việt Nam đã có một số công bố trực tiếp hoặc gián tiếp về liên kết

giữa NCKH với ĐT và SX của các tổ chức khoa học công lập theo hướng tự
chủ, tự chịu trách nhiệm. Các nghiên cứu này có thể phân thành: công bố trên
các tạp chí, tọa đàm khoa học và qua các đề tài, dự án.
1.1.1. Các nghiên cứu đã công bố trên tạp chí và tọa đàm khoa học trong
nước
Các nghiên cứu công bố trên các tạp chí trong nước về liên kết giữa
NCKH với ĐT và SX của các tổ chức khoa học công lập theo hướng tự chủ,
tự chịu trách nhiệm chủ yếu theo 2 hướng: liên kết giữa NCKH với sản xuất
của các Viện NC&TK và liên kết giữa hoạt động đào tạo với NCKH tại các
Trường đại học. Ngoài ra có một số ít bài viết đề cập đến liên kết giữa NCKH
với ĐT và SX.
Tác giả Lê Văn Chương, Phạm Thị Bích Hà: "Đổi mới cơ chế kết hợp
giữa nghiên cứu - sản xuất - đào tạo sau đại học". Bài viết đã nêu hiện trạng
kết hợp hoạt động giữa NCKH - SX - ĐT tại các Trường đại học, các tổ chức
NCKH, các Doanh nghiệp và hoạt động đào tạo sau đại học [Lê Văn Chương,
Phạm Thị Bích Hà, 2004, tr. 52-61].
Bài viết: "Đẩy mạnh hoạt động NCKH và sự tích hợp với hoạt động
đào tạo góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trong các trường đại học" của

14



tác giả Trương Quang Học đã đưa ra những kiến nghị ở cấp vĩ mô và vi mô để
thúc đẩy liên kết giữa NCKH với đào tạo ở Việt Nam đồng thời kết luận
NCKH vừa là mục đích, vừa là phương tiện để đào tạo nhân lực chất lượng
cao [Trương Quang Học, 2004, tr. 68-76]. Trong bài viết: "Suy nghĩ về xây
dựng Đại học Quốc gia Hà Nội theo mô hình một ĐHNC hiện đại", Trương
Quang Học đã phân tích các đặc trưng của ĐHNC ở Hoa Kỳ (tỷ lệ giảng
dạy/nghiên cứu/dịch vụ là 3/5/2) và xu thế phát triển đại học trên thế giới, qua
đó đề xuất phương hướng xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội thành một
Trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao theo mô hình ĐHNC
[Trương Quang Học, 2005, tr. 206-222].
Tác giả Trịnh Ngọc Thạch: "Biện pháp chính sách phát triển nhân lực
nghiên cứu trong các trường đại học ở Việt Nam", tác giả đã khẳng định quan
điểm kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo với NCKH trong các Trường đại học và đề
xuất một số giải pháp chính sách phát triển nhân lực nghiên cứu trong các
trường đại học của Việt Nam [Trịnh Ngọc Thạch, 2004, tr. 85-91].
Bài viết của tác giả Vũ Cao Đàm: "Giải pháp chính sách nâng cao năng
lực nghiên cứu của các Trường đại học". Trong bài viết tác giả đã đưa ra các tiêu
chí đánh giá năng lực nghiên cứu và đề xuất các biện pháp chính sách tái lập mối
quan hệ giữa NCKH và đào tạo trong đó có giải pháp tái cấu trúc hệ thống đại
học và khoa học Việt Nam [Vũ Cao Đàm, 2005, tr. 187-195].
Tác giả Mai Hà: "Kết hợp giữa NCKH và đào tạo đại học: cần hiệu quả
và khách quan". Trong bài viết này tác giả đã đề xuất điều kiện cần và đủ để thực
hiện liên kết giữa NCKH với đào tạo; xác định nguyên nhân của sự thiếu gắn kết
giữa NCKH và đào tạo và đề xuất giải pháp khắc phục những nguyên nhân này
[Mai Hà, 2005, tr. 196-201]. Trong bài "Thiếu gắn kết giữa nghiên cứu và đào
tạo: Đâu là nguyên nhân?" , tác giả Mai Hà ngoài xác định nguyên nhân của sự
thiếu gắn kết giữa nghiên cứu và đào tạo đã khẳng định muốn bài

15



giảng có giá trị giảng viên buộc phải tiến hành NCKH, đây là hoạt động sống
còn của nhà trường và của cá nhân từng giảng viên [Mai Hà, 2002, tr. 4-5].
Bài viết “Mô hình nào cho tổ chức KH&CN trong Trường đại học’’ của
Nguyễn Ngọc Điện cho thấy Trường đại học có thể quản lý, kiểm soát Doanh
nghiệp KH&CN thông qua công cụ vốn và điều quan trọng là cần bỏ suy nghĩ
Trường đại học là cơ quan chủ quản của Doanh nghiệp [Nguyễn Ngọc Điện,
2011, tr. 23-26].
Ngoài các công bố về liên kết giữa NCKH với đào tạo trong các Trường
đại học nêu trên còn nhiều công bố về liên kết giữa NCKH với sản xuất trong
các tổ chức KH&CN theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm, đặc biệt sau khi
Chính phủ ban hành Nghị định số 115/2005/NĐ-CP về quyền tự chủ, tự chịu
trách nhiệm của các tổ chức KH&CN công lập và Nghị định số 80/2007/NĐCP về Doanh nghiệp KH&CN.
Bài báo "Các Viện công nghệ Việt Nam đi về đâu?" của Vũ Cao Đàm đề
xuất những chính sách để các Viện công nghệ tự chuyển đổi một cách mềm
mại theo nhiều phương án tùy chọn sao cho bản thân họ thấy có lợi nhất như:
trở thành Doanh nghiệp với nhiều spin-off; trở thành Viện công nghệ với
nhiều spin-off sản xuất; trở thành Doanh nghiệp công nghệ; trở thành tổ chức
tư vấn (tư vấn pháp lý, tư vấn công nghệ, tư vấn đầu tư...) [Vũ Cao Đàm,
2000, tr. 42-44].
Trong bài viết “Doanh nghiệp KH&CN - một lực lượng sản xuất mới’’
tác giả Nguyễn Quân đưa ra liên kết giữa NCKH với sản xuất trong các tổ
chức khoa học công lập theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm là chuyển đổi
các Viện NC&TK thành Doanh nghiệp KH&CN. Bài báo đã nêu lý do phải
tạo lập và phát triển Doanh nghiệp KH&CN đồng thời đưa ra chính sách đối
với Doanh nghiệp KH&CN [Nguyễn Quân, 2006, tr. 16-20].

16



Nguyễn Thanh Tùng với bài viết “Chuyển các Viện công nghệ sang
Doanh nghiệp: điều kiện cần và đủ” cho rằng mới có điều kiện cần cho các
Viện NC&TK chuyển sang Doanh nghiệp KH&CN mà chưa có điều kiện đủ.
Bài báo đưa ra 2 vấn đề có tính chất quyết định đến điều kiện đủ của việc
chuyển đổi đó là: hình thức chuyển đổi và doanh thu. Bài báo cũng đã đề ra
một số giải pháp cần lưu ý khi chuyển đổi [Nguyễn Thanh Tùng, 2006, tr. 2930].
Bài viết: "Gắn khoa học với thực tiễn: Kinh nghiệm của một số nước và
bài học cho Việt Nam" của Nguyễn Minh Khả và Bùi Ngọc Quynh đã tổng
hợp kinh nghiệm của các nước: Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc đưa ra giải
pháp cho Việt Nam [Nguyễn Minh Khả, Bùi Ngọc Quynh, 2013, tr. 20-25].
Bài viết: "Đẩy mạnh liên kết đưa khoa học vào cuộc sống" của tác giả
Nguyễn Duyên đề cập đến liên kết NCKH và sản xuất. Bài học để thương mại
hóa các kết quả NCKH là hãy bắt đầu từ nhu cầu thực tế, đừng làm ra sản
phẩm rồi “bắt” mọi người phải dùng [Nguyễn Duyên, 2013, tr. 14].
1.1.2. Các đề tài, dự án thực hiện trong nước
Trong giai đoạn 1991-1995, đề tài cấp Bộ " Nghiên cứu và đề xuất một
số phương án đổi mới hệ thống các cơ quan KH&CN Quốc gia" đã đưa ra
phương pháp luận xây dựng cơ cấu tổ chức mạng lưới các cơ quan NC&TK
với các nguyên tắc hình thành và phát triển của cơ quan NC&TK. Đề tài đã
đưa ra nguyên tắc hình thành và phát triển các cơ quan nghiên cứu trong
Trường đại học như bộ phận hợp thành của mạng lưới cơ quan NC&TK. Tuy
nhiên, các nghiên cứu này đã “cứng hoá” tổ chức của các cơ quan NC&TK,
chưa chú ý đến tính đặc thù của cơ quan NCKH và phát triển công nghệ là
chúng có thể tự điều chỉnh, tự thích nghi trong quá trình chuyển đổi phù hợp
với môi trường kinh tế xã hội bên ngoài [Vũ Cao Đàm, 2013, tr.5].

17



×