MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT
KHẨU ĐÁ XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU THỦ CÔNG MỸ
NGHỆ ARTEXPORT
3.1. Xu hướng diễn biến của thị trường đá xây dựng hiện nay
Hiện nay, kinh tế thế giới đang có dấu hiệu phục hồi. Tuy nhiên, theo các chuyên
gia, tình hình kinh tế thế giới vẫn diễn biến hết sức phức tạp, khả năng phục hồi của các
nền kinh tế lớn trong thời gian ngắn hạn là thấp. Mặt khác, do đồng USD yếu, giá vàng
tăng cao kéo theo giá dầu mỏ tiếp tục tăng đang là một rào cản với sự phục hồi của các
nền kinh tế mạnh.
Theo báo cáo quý III năm 2009, nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ đã có những
tín hiệu tích cực, kéo theo nó là sự phục hồi của thị trường chứng khoán trên khắp thế
giới. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho nền kinh tế thế giới. Khi kinh tế thế giới phục
hồi, nhu cầu về vật liệu xây dựng nói chung sẽ tăng trở lại, mở đường cho lĩnh vực xuất
khẩu đá xây dựng tăng trưởng trong thời gian tới.
Các nền kinh tế lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản vẫn là những thị trường có nhu cầu
đá xây dựng cao. Trong ngắn hạn, khi mà các nền kinh tế này phục hồi, nhu cầu mua
sắm của người dân sẽ tăng cao trở lại. Với thu nhập bình quân đầu người đều ở mức
40.000 – 50.000 USD/người, thì tiềm năng nhập khẩu đá xây dựng tại các thị trường
này vẫn là một con số rất cao. Đặc biệt thời gian gần đây, phong cách kiến trúc thân
thiện với môi trường ngày càng trở nên phổ biến ở các quốc gia Âu, Mỹ thì nhu cầu về
đá xây dựng đang dần thay thế nhu cầu các vật liệu tổng hợp khác trong việc xây dựng
và trang trí các ngôi nhà và các công trình kiến trúc.
Tại các nước có nền kinh tế đang trỗi dậy mạnh mẽ như châu Á, vật liệu xây
dựng luôn có mức tăng trưởng hai con số trong suốt thời gian qua. Nhu cầu vật liệu xây
dựng cho các nhà máy, khu đô thị, các công trình kiến trúc đang tăng lên từng ngày.
Nhu cầu ở khu vực thị trường này có phần bớt khắt khe hơn so với khu vực Âu, Mỹ là một
cơ hội lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu vật liệu xây dựng nói chung của Việt Nam tiến
vào thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường. Đặc biệt, khu vực này, nhu cầu đá xây dựng để
trùng tu các công trình kiến trúc văn hóa là rất lớn. Nắm bắt được nhu cầu này, các doanh
ngiệp xuất khẩu đá xây dựng như Artexport có thể có những kế hoạch sản xuất phù hợp để
chiếm lĩnh thị trường đầy tiềm năng này.
Các khu vực khác trên thế giới, nhu cầu về đá xây dựng đều tăng trưởng trong
giai đoạn gần đây. Ngay tại thị trường Việt Nam, đá xây dựng cũng được các chủ thầu
xây dựng sử dụng ngày một nhiều hơn vào các công trình xây dựng. Đồng thời, các hộ
gia đình cũng có xu hướng ngày một ưa chuộng loại vật liệu xây dựng có nguồn gốc từ
tự nhiên này.
Xét về phía cung, Trung Quốc vẫn là nước xuất khẩu đá xây dựng lớn nhất thế
giới với tỷ trọng 25% tổng kim ngạch xuất khẩu đá xây dựng toàn cầu. Lợi thế cạnh
tranh của đá xây dựng Trung Quốc có được từ nhiều yếu tố mà quan trọng nhất là ưu
thế về nguồn nguyên liệu phong phú và giá nhân công rẻ hàng nhất nhì thế giới. Mặt
khác, ở Trung Quốc, Chính phủ nước này cho phép thành lập những công trường khai
thác đá xây dựng ở quy mô lớn với sản lượng hàng triệu m³ đá thành phẩm mỗi năm, do
đó, tính kinh tế theo quy mô được triệt để tận dụng đem lại lợi thế to lớn cho các nhà
xuất khẩu đá xây dựng Trung Quốc.
Nếu như về giá thành, Trung Quốc là nước dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực xuất
khẩu đá xây dựng thì xét về mặt chất lượng đá xây dựng đứng đầu thế giới là Thổ Nhĩ
Kỳ và Brazil. Tại hai quốc gia này, trình độ khai thác và chế tạo đá xây dựng đều đạt ở
mức rất cao. Tuy về kim ngạch xuất khẩu, hai nước này không thể so sánh với Trung
Quốc, nhưng các nhà thầu xây dựng vẫn luôn ưu tiên lựa chọn đá từ đây để phục vụ cho
các công trình xây dựng.
Hiện nay, Việt Nam có khoảng 10 công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu đá
xây dựng với doanh thu đạt trên 1 triệu USD những cái tên nổi bật như Vicostone,
Vinaconex… Artexport cũng là một cái tên được các nhà thầu xây dựng nhắc nhiều tới
trong những năm gần đây. Tính cạnh tranh trong xuất khẩu đá xây dựng ở Việt Nam
không gay gắt như các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu khác. Một mặt, do nguồn nguyên
liệu đá nước ta khá phong phú và có trữ lượng lớn. Mặt khác, sản lượng xuất khẩu của
mỗi một công ty còn dừng lại ở con số khiêm tốn nên cơ hội gia nhập và chiếm lĩnh thị
trường là rất rộng cho các công ty tham gia sau.
Xét về tổng thể, thị trường đá xây dựng Việt Nam còn khá non trẻ, theo cả khía
cạnh, số năm thâm nhập thị trường và cả về kinh nghiệm, sự phát triển của các công ty
kinh doanh đá xây dựng. Do đó, không thể chỉ dựa vào lợi thế về nguồn nguyên liệu mà
chúng ta có thể quên đi các yếu tố khác trong thời kỳ hội nhập đầy khó khăn này. Đồng
thời, thị trường đá xây dựng nước ta trong thời gian tới cũng sẽ chịu sự quản lý của Nhà
nước khi mà các Pháp lệnh về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên đi vào thực tiễn nên trong
dài hạn, muốn phát triển bền vững, các công ty kinh doanh đá xây dựng phải có những
chiến lược riêng để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của mình.
3.2. Định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới
3.2.1. Định hướng chung cho toàn Công ty
Phương châm chỉ đạo xuyên suốt các mặt hoạt động của công ty trong thời gian
tới là giữ vững và không ngừng gia tăng giá trị thương hiệu Artexport với thị trường cả
trong và ngoài nước. Tiếp tục hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của đơn vị là phấn đấu
nâng kim ngạch năm sau cao hơn năm trước, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách
với Nhà nước. Thường xuyên chăm lo, cải thiện đời sống người lao động, tăng thu nhập
cho cán bộ công nhân viên và giá trị cổ tức của cổ đông hàng năm, đồng thời đảm bảo
đoàn kết, nội bộ trong sạch vững mạnh. Để đạt được mục tiêu đó, Artexport thực hiện
các nhóm giải pháp sau:
- Xây dựng bộ máy quản lý gọn nhẹ, hoàn chỉnh, đồng bộ với các quy chế cho phù
hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu theo mô hình mới. Vấn đề cán
bộ luôn được đặt lên hàng đầu. Theo đó, chú trọng việc tuyển chọn và ưu tiên cho cán
bộ trẻ năng động có trình độ, kiến thức nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu công việc.
Tiếp tục chương trình đào tạo và đào tạo lại cán bộ để thích ứng với những đòi hỏi mới
của thị trường quốc tế.
- Công tác xúc tiến thương mại luôn đi trước một bước và được chú trọng đầu tư
đặc biệt trong giai đoạn mới để khẩu hiệu Artexport luôn bán những sản phẩm mà thị
trường cần trở nên thực chất hơn từ hoạt động Marketing mang lại, thông qua mối quan
hệ bạn hàng truyền thống, qua lực lượng đông đảo bà con Việt kiều ở khắp nơi trên thế
giới, qua các Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài…
- Coi trọng công tác sáng tác mẫu mã mới, cùng với mối quan hệ mật thiết sẵn có
với các làng nghề từ 45 năm nay để tạo ra những sản phẩm thủ công mỹ nghệ đáp ứng
được thị hiếu mới của khách hàng, nhất là những thị trường tiềm năng như Mỹ, EU…;
đồng thời gia tăng giá trị đáng kể cho các hàng hóa xuất khẩu.
- Tiếp tục đầu tư mở rộng các cơ sở sản xuất vốn có tại Công ty theo hướng vừa
nâng cao năng lực cạnh tranh cả về chất lượng, số lượng và giá thành, đồng thời chủ
động giải quyết thêm công ăn việc làm cho lao động xã hội.Gắn chặt hơn nữa với làng
nghề để phát triển hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu; tập trung phát triển mặt hàng mới,
thị trường mới, đa dạng phương thức kinh doanh, ngành hàng kinh doanh để xây dựng
Artexport phát triển bền vững và toàn diện, một địa chỉ tin cậy của bạn hàng trong và
ngoài nước.
3.2.2. Định hướng cho mặt hàng đá xây dựng
3.2.2.1. Đặc điểm tình hình năm 2009
Năm 2009 là năm khó khăn với toàn thể Công ty. Kinh tế thế giới suy thoái
khiến cho sức mua của nền kinh tế toàn cầu cũng suy giảm theo. Các mặt hàng thủ công
mỹ nghệ cũng không nằm ngoài sự suy giảm đó. Mặt hàng đá xây dựng còn bị ảnh
hưởng nặng nề hơn nữa do thị trường xây dựng gần như đóng băng trong thời gian vừa
qua. Những tín hiệu tích cực của nền kinh tế thế giới trong những tháng cuối năm là
một tín hiệu đáng mừng đối với Công ty.
Trong năm 2009, xuất khẩu đá xây dựng có sự giảm sút nghiêm trọng. Nếu
như trong thời gian trước đây, vào thời kỳ cao điểm (tháng 1 đến tháng 6 hàng năm),
mỗi tháng Công ty xuất đi hàng trăm container đi khắp nơi trên thế giới thì năm nay, có
tháng Công ty chỉ xuất đi được một vài container hàng cho những khách hàng truyền
thống. Tuy những tháng cuối năm nay, kinh tế thế giới đã lấy lại đà hồi phục, nhưng
thời điểm cuối năm lại là thấp điểm tại thị trường xây dựng nhiều nơi trên thế giới do
đây là thời điểm của các kỳ nghỉ lễ và thời điểm mà băng tuyết tại nhiều nơi, do đó, kết
quả kinh doanh mặt hàng đá xây dựng của Công ty có thể không đạt kết quả cao.
3.2.2.2. Chỉ tiêu kế hoạch năm 2009
Bảng3.1: Chỉ tiêu kế hoạch về doanh số của mặt hàng đá xây dựng giai đoạn 2009 – 2012
Đơn vị: USD
Phòng Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
XNK tổng hợp 2 600.000 650.000 750.000 900.000
XNK tổng hợp 10 400.000 450.000 550.000 700.000
Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính _ Công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport
Hình 3.1: Biểu đồ mức tăng trưởng dự kiến của mặt hàng đá xây dựng giai đoạn
2009 – 2012
Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính _ Công ty xuất nhập khẩu thủ công
mỹ nghệ Artexport
Trong kế hoạch năm năm 2008 – 2012, Công ty đã đề ra các mục tiêu rất cao
trên đà tăng trưởng của hai năm 2006 và năm 2007. Tuy nhiên, suy thoái kinh tế đã
khiến doanh thu mặt hàng đá xây dựng của Công ty sụt giảm mạnh với doanh thu năm
2008 chỉ bằng 61% năm 2007, do đó, để phù hợp với tình hình kinh tế hiện tại, Công ty
đã điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch giai đoạn 2009 – 2012 xuống thấp hơn nhiều so với kế
hoạch ban đầu.
Doanh thu năm 2008 của mặt hàng đá xây dựng toàn Công ty là 977.884 USD,
do đó, kế hoạch đặt ra cho năm 2009 chỉ nhỉnh hơn kết quả năm 2008 một chút, ở mức
1.000.000 USD. Theo dự báo thì triển vọng kinh tế có khả năng phục hồi từ năm 2010,
nên mục tiêu Công ty đặt ra có chiều hướng tăng dần.
Mục tiêu về doanh thu đá xây dựng trong năm 2012 là 1.600.000 USD tương
đương với mức doanh thu năm 2007, như vậy, lãnh đạo Công ty đã hết sức thận trọng
khi đặt ra chỉ tiêu về doanh số cho mặt hàng chịu nhiều tác động của khủng hoảng kinh
tế thế giới này.
3.2.2.3. Các giải pháp chủ yếu
Tuy có thận trọng trong việc đặt mục tiêu về doanh thu cho mặt hàng đá xây
dựng các năm kế tiếp, nhưng lãnh đạo Công ty cũng đã chỉ đạo cho cán bộ tại hai phòng
xuất nhập khẩu tổng hợp 2 và 10 thực hiện tốt các giải pháp sau:
* Công tác tổ chức xuất khẩu đá xây dựng:
Công ty giao nhiệm vụ xuất khẩu đá xây dựng cho phòng xuất nhập khẩu tổng
hợp 2 và phòng xuất nhập khẩu tổng hợp 10 đảm nhiệm. Điều này có nghĩa là các cán
bộ công nhân viên trong hai phòng này tự tổ chức các khâu từ tìm kiếm thị trường, ký
kết hợp đồng, thu gom hàng hóa, thuê phương tiện vận tải, mua bảo hiểm, làm thủ tục
Những người muốn vào mới (Cạnh tranh tiềm tàng)
Doanh nghiệp và các đối thủ hiện tại
Áp lực của các nhà cung ứng Áp lực của người mua
Sản phẩm dịch vụ thay thế
hải quan cho tới khâu thanh toán. Đồng thời, hai phòng này còn chủ động tham gia
quản lý chất lượng, giá cả thu mua trong nước cũng như giá bán ra thị trường nước
ngoài. Trong quá trình làm nhiệm vụ, các cán bộ công nhân viên phải thực hiện nghiêm
chỉnh pháp luật. Bên cạnh đó, phòng xuất nhập khẩu tổng hợp 2 và 10 cũng cần tổ
chức, điều chỉnh các mặt hàng xuất khẩu đá xây dựng đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Cuối cùng, hai phòng này có nhiệm vụ đề xuất với lãnh đạo Công ty các đề án duy trì,
phát triển kinh doanh mặt hàng này để tăng doanh thu và lợi nhuận.
* Công tác thị trường:
Đây là công tác quan trọng nhất của việc xuất khẩu mặt hàng đá xây dựng. Công
ty đầu tư sức người sức của vào công tác tìm kiếm khách hàng ở thị trường các nước
trên toàn thế giới. Bên cạnh các thị trường truyền thống là EU, Artexport có kế hoạch
xúc tiến mạnh vào thị trường đá xây dựng ở các nước châu Á và châu Mỹ trong thời
gian tới. Việc thúc đẩy xuất khẩu vào các thị trường mới sẽ giúp Công ty bù đắp được
sự suy giảm nhu cầu ở các thị trường truyền thống, từ đó tăng kim ngạch xuất khẩu
ngay cả trong thời buổi khó khăn như hiện nay. Công ty sẽ tăng cường tham dự các hội
chợ, tiếp xúc gặp gỡ các tham tán thương mại các nước, cử đoàn đi nước ngoài giới
thiệu sản phẩm.
* Công tác quản lý và công tác khác:
Công ty có kế hoạch cải cách quản lý lại nội bộ để giảm chi phí, tăng hiệu quả
trong thời kỳ khó khăn này.
Công ty cũng có kế hoạch cử nhân viên đi tham dự các khóa học ngắn ngày để
tăng kỹ năng nghiệp vụ. Mặt khác, Công ty cũng chú trọng giữ gìn đoàn kết nội bộ,
đảm bảo công ăn việc làm cho nhân viên trong Công ty.
3.3. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất khẩu đá xây dựng
3.3.1. Tăng cường công tác điều tra nghiên cứu thị trường
Điều tra nghiên cứu thị trường là một công việc quan trọng với bất kỳ công ty
kinh doanh nào. Doanh nghiệp muốn thành công và có chỗ đứng lâu dài trên thị trường
thì công tác này phải luôn được ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển của công
ty. Nghiên cứu thị trường bao gồm nhiều bước công việc, có thể nêu ra một số công
việc quan trọng nhất bao gồm: nghiên cứu cầu, nghiên cứu cung của sản phẩm hàng hóa
hiện tại của công ty; nghiên cứu ảnh hưởng của hàng hóa thay thế và hàng hóa bổ
sung…
Hình 3.2: Mô hình năm lực lượng của M.Porter
Dựa trên mô hình năm lực lượng của M.Porter, Artexport có thể triển khai
công tác nghiên cứu thị trường một cách chuyên nghiệp và bài bản mà không cần phải
thuê công ty nghiên cứu thị trường nước ngoài.
Thứ nhất: nghiên cứu khách hàng. Khách hàng của mặt hàng đá xây dựng là
các hộ gia đình và các chủ thầu xây dựng. Không giống như các loại hàng hóa tiêu dùng
khác, đá xây dựng không phân khúc thị trường quá nhỏ, bởi nhu cầu đá xây dựng phần
lớn phụ thuộc vào tính chất vùng miền, tôn giáo, tín ngưỡng và trào lưu kiến trúc đương
thời. Hơn thế, ngày nay, khi mà các chủ thầu xây dựng là người quyết định lớn tới công
trình, việc nghiên cứu nhu cầu của đối tượng này đặc biệt quan trọng. Tại Artexport,
khách hàng trực tiếp của Công ty là các chủ thầu xây dựng và các đại lý kinh doanh vật
liệu xây dựng, do đó, Công ty cần có mối liên hệ mật thiết với các đối tượng này để
nắm bắt được nhu cầu của từng khách hàng đơn lẻ, từ đó có được những chiến lược
kinh doanh hợp lý.
Nhu cầu về đá xây dựng thay đổi theo thời gian, nhưng tính chất biến động
của nó chậm hơn so với các hàng hóa tiêu dùng hàng ngày, việc nghiên cứu khách hàng
không nên quá tập trung vào phân khúc quá nhỏ vì như vậy sẽ không thể nắm bắt được
xu hướng diễn biến chính của toàn bộ thị trường. Ví dụ như tại châu Âu, kiến trúc của
nơi đây mang tính tổng thể rất cao, mỗi thành phố lại có một lối kiến trúc riêng và sử
dụng một kiểu thiết kế tương đối thống nhất, do đó, nhu cầu về đá xây dựng tại châu lục
này mang tính đồng nhất cao. Khác hoàn toàn với châu Âu, châu Mỹ lại có một nền
kiến trúc mang tính hiện đại với sự khác biệt trong mỗi thiết kế, do đó nhu cầu về các
chủng loại đá xây dựng cũng phong phú hơn… Như vậy, có thể thấy rõ, việc nghiên
cứu khách hàng của mặt hàng đá xây dựng không mang tính cá nhân từng khách hàng,
mà phải tập trung vào nét tổng thể của thị trường đó.
Thứ hai: nghiên cứu cung. Nguồn cung đá xây dựng tại Việt Nam tương đối
phong phú. Vấn đề đặt ra là nghiên cứu xem đối tác nào có thể cung cấp nguồn hàng
hóa với chất lượng cao và giá cả phải chăng. Hơn thế, nguồn cung trong thời gian tới có
thể sẽ thu hẹp đôi chút do tác động của những chính sách mới của Nhà nước, cho nên
tìm kiếm đối tác có khả năng làm ăn lâu dài là một vấn đề hết sức quan trọng.