Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU ĐÁ XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU THỦ CÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.04 KB, 18 trang )

PHẦN 1: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU ĐÁ XÂY
DỰNG TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU THỦ CÔNG
MỸ NGHỆ ARTEXPORT
2.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh xuất khẩu đá xây dựng tại công ty xuất
nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport
2.1.1. Sơ lược về thực trạng xuất khẩu đá xây dựng tại Việt Nam
Tiềm năng khoáng sản để sản xuất đá xây dựng của Việt Nam rất đa dạng,
phong phú về chủng loại: đá Granite, đá cẩm thạch, đá Gabro, đá Bazan, đá Mabro,
thạch anh màu sắc các loại: đỏ, vàng, trắng, hồng, xanh, lục, đen…với trữ lượng rất lớn.
Theo tài liệu tìm kiếm thăm dò của 6 vùng: Tây Nguyên, Đông Bắc Bắc Bộ, Bắc Trung
Bộ, Nam Trung Bộ và duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, có 325
mỏ với trữ lượng tìm kiếm là 37 tỉ m³. Đây là một trữ lượng đá rất lớn có thể khai thác,
chế biến hàng trăm tỉ m² đá ốp lát phục vụ xây dựng đất nước và xuất khẩu lâu dài.
Nhiều trung tâm khai thác và chế biến đá xây dựng đã hình thành ở các địa phương, nổi
bật nhất là tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Khánh Hòa, Phú Yên, miền Đông
Nam Bộ… Ngày nay, thực trạng đá xây dựng ở nước ta rất đa dạng và phong phú về
màu sắc, kiểu dáng và chất liệu đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Thị trường đá xây dựng ngày càng mở rộng theo xu hướng “kiến trúc thân
thiện với môi trường”: dùng đá xây dựng, đá ốp lát trong nhà, sân vườn, làm hàng nội
thất tạo ra môi trường mát mẻ đưa cuộc sống gắn với thiên nhiên. Do vậy, thị trường
tiêu thụ đá xây dựng toàn cầu cũng tăng trưởng nhanh chóng. Kim ngạch xuất khẩu đá
xây dựng toàn cầu tăng nhanh, năm 2007 kim ngạch xuất nhập khẩu toàn cầu đạt 26 tỉ
USD tăng 2 lần so với năm 2001. Kim ngạch xuất khẩu đá xây dựng của Việt Nam cũng
tăng nhanh chóng, đạt 99.317.547 USD năm 2007, tăng 7,2 lần so với năm 2001, với
tốc độ tăng bình quân 38,5%/năm. Xuất khẩu lớn nhất là công ty Vicostone. Đá xây
dựng Việt Nam đã có mặt trên 85 quốc gia, trong đó có 15 quốc gia đạt kim ngạch xuất
khẩu trên 1 triệu USD.
Kim ngạch xuất khẩu đá xây dựng của nước ta trong những năm qua tuy có
tăng trưởng nhanh, nhưng chỉ chiếm tỉ trọng rất nhỏ bé so với kim ngạch xuất khẩu toàn
cầu từ 0,105% lên 0,380%. Tuy nhiên, đá xây dựng của Việt Nam đã có mặt ở một số
thị trường quan trọng như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản để làm bàn đạp xuất khẩu sang các


thị trường khác.
Hình 2.1: Mô hình hoạt động trong ngành xuất khẩu đá xây dựng tại Việt Nam
Khai thác mỏ
Sản xuất đá thành phẩm
Chế biến đá
Xuất khẩu thô
Thu mua xuất khẩu
Nhập khẩu
Khách hàng

Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính _ Công ty xuất nhập khẩu thủ công
mỹ nghệ Artexport
2.1.2. Sơ lược về hoạt động xuất khẩu đá xây dựng tại Artexport
Kinh doanh xuất khẩu đá xây dựng hiện nay tại Artexport do hai phòng đảm nhiệm:
phòng xuất nhập khẩu tổng hợp 2 và phòng xuất nhập khẩu tổng hợp 10.
Mặt hàng đá xây dựng xuất khẩu của Công ty là đá và các chế phẩm cao cấp
từ đá thiên nhiên, chủ yếu khai thác từ vùng núi của tỉnh Thanh Hóa và Bình Định.
Công ty thu mua sản phẩm từ các doanh nghiệp khai thác, sản xuất như: công ty Viễn
Đông (Thanh Hóa), cơ sở Tiến Thịnh (Thanh Hóa), công ty Hưng Thành (Bình Định)…
Các mặt hàng xuất khẩu chính là: đá Mable, đá Mẻ, đá Băm, đá Xén…Các mặt hàng
này dùng để xây dựng các công trình kiến trúc, đặc biệt ở châu Âu người nhập khẩu
thường dùng để tu sửa các công trình cổ (đá Granit, đá Cẩm thạch…).
Đối thủ cạnh tranh của Công ty là các công ty xuất khẩu đá xây dựng trong và
ngoài nước. Trong nước, các đối thủ chính gồm có công ty Vicostone, Tổng công ty
Vinaconex, công ty Cổ phần đá xây dựng Hòa Phát,… Trên thị trường quốc tế, sự cạnh
tranh chủ yếu đến từ các công ty Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ…
Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Công ty là Bỉ, Hà Lan, Đức, Hungary,
Italia… Hiện nay, Công ty cũng đang chú trọng đến các thị trường châu Á như Nhật
Bản, Hồng Kông, Singapore…
2.1.3. Kết quả kinh doanh xuất khẩu đá xây dựng của Arteport những năm gần

đây
2.1.3.1. Kim ngạch xuất khẩu
Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu đá xây dựng của Artexport giai đoạn 2006 – 2008
Đơn vị: USD
Năm 2006 2007 2008
Kim ngạch 854.110 1.609.248 997.884
Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính _ Công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ
nghệ Artexport
Hình 2.2: Kim ngạch xuất khẩu đá xây dựng của Artexport giai đoạn 2006 – 2008
Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính _ Công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport
Giai đoạn 2006 – 2008, doanh thu xuất khẩu đá xây dựng của Công ty thay
đổi rất mạnh. Năm 2007, doanh thu tăng gần gấp đôi so với năm 2006, đạt 1.609.248
USD so với 854.110 USD năm 2006, tăng 88,41%. Kết quả này phản ánh sự nỗ lực của
Công ty sau 05 năm gia nhập thị trường xuất khẩu đá xây dựng. Năm 2002, Artexport
bắt đầu xuất khẩu những lô hàng đá xây dựng đầu tiên khi mà các đối thủ cạnh tranh đã
có thị trường ổn định và tiềm năng. Tuy nhiên, chỉ sau năm năm, thành tích mà Công ty
đạt được là mức doanh thu liên tục tăng. Đặc biệt, năm 2006, khi Việt Nam trở thành
thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới WTO, thì cơ hội mở rộng thị
trường xuất khẩu đá xây dựng là rất lớn. Không bỏ lỡ cơ hội này, Công ty đã nhanh
chóng tìm kiếm thị trường mới, khách hàng mới, thúc đẩy các hoạt động xúc tiến
thương mại. Kết quả thu được năm 2007 là một kết quả tốt, tạo tiền đề cho những năm
tiếp theo. Tuy nhiên, năm 2008, doanh thu mặt hàng đá xây dựng của Công ty sụt giảm
mạnh. Cụ thể, doanh thu năm 2008 chỉ đạt 977.884 USD, giảm 39,23% so với năm
2007. Có thể chỉ ra nhiều nguyên nhân tác động tới tình hình xuất khẩu mặt hàng đá xây
dựng: trước hết là do lạm phát (giá nguyên liệu đầu vào tăng) và thắt chặt tín dụng (tăng
chi phí vốn) trong nước, tiếp theo, nguyên nhân chính khiến cho doanh thu đá xây dựng
giảm là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới làm giảm nhu cầu xây
dựng trên thị trường toàn cầu, kéo theo là nhu cầu nhập khẩu đá xây dựng cũng giảm
theo. Đặc biệt, hai tháng cuối năm 2008, xuất khẩu đá xây dựng gần như đóng băng khi
mà mỗi tháng chỉ xuất khẩu được 04 container, trong khi bình thường, trung bình mỗi

tháng xuất khẩu được 15 container, mùa cao điểm có tháng xuất khẩu được 30
container.
2.1.3.2. Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu
Bảng 2.2: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu đá xây dựng của Artexport giai đoạn 2006 – 2008
Đơn vị: USD
TT Mặt hàng
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Doanh
thu
Tỷ lệ (%) Doanh thu Tỷ lệ (%) Doanh thu Tỷ lệ (%)
1 Đá Mable 162.681 19,05 120.330 7,49 110.765 11,33
2 Đá Mẻ 349.743 40,95 935.058 58,10 420.178 42,97
3 Đá Băm 114.485 13,04 118.900 7,39 110.650 11,32
4 Đá Hon 83.852 9,82 183.590 11,41 104.230 10,66
5 Đá Xén 68.145 7,10 171.270 10,64 185.740 18,99
6 Các loại khác 75.204 8,81 81.100 5,00 46.321 7,74
7 Tổng 854.110 100 1.609.248 100 977.844 100
Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính _ Công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport
Trong giai đoạn 2006 – 2008, đá Mẻ luôn là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu
cao nhất với doanh số lần lượt là: 349.743 USD, 935.058 USD, 420.178 USD; tương
ứng với tỷ lệ là: 40,95%, 58,10%, 42,97%. Như vậy, có thể nói, đá Mẻ là mặt hàng chủ
lực của Artexport trong kim ngạch xuất khẩu hàng đá xây dựng. Sự tăng giảm của
doanh số mặt hàng đá Mẻ cũng chính là sự tăng giảm của doanh số toàn bộ mặt hàng đá
xây dựng. Cụ thể, năm 2007, doanh số mặt hàng đá Mẻ tăng 267,35% so với năm 2006.
Đây là một con số tăng trưởng ấn tượng với một ngành hàng mới được phát triển tại
Công ty trong vòng năm năm. Tuy thế, năm 2008, cũng đánh dấu sự tụt giảm mạnh mẽ
của doanh số mặt hàng đá Mẻ, khi mà doanh số chỉ bằng 44,93% năm 2007, sụt giảm
tới hơn một nửa trong vòng một năm.
Trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu đá xây dựng của Artexport trong giai đoạn
2006 – 2008, chỉ có duy nhất một mặt hàng đá Xén là mặt hàng liên tục tăng trưởng trong ba

năm qua với tỷ lệ là: 7,10% năm 2006, 10,64% năm 2007, 18,99% năm 2008. Năm 2008, đá
Xén đã đứng ở vị trí thứ hai về kim ngạch xuất khẩu chỉ sau đá Mẻ. Đây là một mặt hàng rất
tiềm năng có thể tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới.
Các mặt hàng: đá Mable, đá Băm, đá Hon đều có sự tăng trưởng không ổn
định trong giai đoạn vừa qua. Nguyên nhân của sự không ổn định này phần nhiều là do
sự sụt giảm nhu cầu trong năm 2008 mà nguyên nhân trực tiếp là ảnh hưởng của cuộc
khủng hoảng kinh tế thế giới. Tuy nhiên có một điểm đáng lưu ý là trong năm 2007,
trong khi tổng doanh thu mặt hàng đá xây dựng tăng trưởng mạnh cùng với sự tăng
trưởng ấn tượng của các mặt hàng đá Mẻ, đá Hon, đá Xén thì mặt hàng đá Mable lại tụt
giảm về doanh số với doanh số năm 2007 là 120.330 USD so với 162.681 USD năm
2006.
2.1.3.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu
Bảng 2.3: Doanh thu từ các thị trường xuất khẩu giai đoạn 2006 – 2008
Đơn vị: USD
STT Thị trường Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
1 Châu Á 96.405 204.067 213.400
2 Tây Bắc Âu 456.326 845.230 437.442
3 Đông Âu 243.450 413.504 236.779
5 Thị trường khác 57.929 146.447 90.447
6 Tổng 854.110 1.609.248 977.884
Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính _ Công ty xuất nhập khẩu thủ công
mỹ nghệ Artexport
Hình 2.3: Biểu đồ cơ cấu thị trường xuất khẩu giai đoạn 2006 – 2008
Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính _ Công ty xuất nhập khẩu thủ công
mỹ nghệ Artexport
Thị trường xuất khẩu đá xây dựng chủ yếu của Artexport là Tây Bắc Âu, với
tỷ trọng xuất khẩu chiếm 53,43% năm 2006, 52,53% năm 2007 và 44,73% năm 2008;
với các thị trường như: Bỉ, Hà Lan, Anh, Italia… Mặc dù, thị trường này đang giảm nhẹ
về tỉ trọng nhưng vẫn luôn ở mức cao (trên 44%). Ở thị trường Tây Bắc Âu thì Bỉ là
nước nhập khẩu lớn nhất (và cũng là thị trường xuất khẩu lớn nhất của công ty trên toàn

thế giới), với kim ngạch năm 2006: 197.325 USD, năm 2007: 398.256 USD, năm 2008:
284.411 USD; tiếp theo là các thị trường Hà Lan, Pháp.
Khu vực xuất khẩu thứ hai của Công ty là Đông Âu, đây cũng là thị trường
truyền thống của Công ty ngay từ những ngày đầu kinh doanh mặt hàng đá xây dựng.
Tại khu vực thị trường này, Artexport có ba đối tác xuất khẩu là Ba Lan, Hungary và
Nga, với kim ngạch xuất khẩu sang Hungary là lớn nhất, tiếp theo là đến Nga. Kim
ngạch xuất khẩu sang Hungary qua ba năm như sau: năm 2006 là 152.334 USD, năm
2007 là 273.334 USD, năm 2008 là 150.450 USD.
Thị trường châu Á hai năm gần đây cũng đang nổi lên như là một khu vực đầy
tiềm năng. Mặc dù, các khu vực khác bị ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu khiến
nhu cầu nhập khẩu đá xây dựng giảm nhưng riêng khu vực châu Á vẫn tăng trưởng nhẹ,
với con số cụ thể là: 96.405 USD năm 2006, 204.067 USD năm 2007 và 213.400 USD
năm 2008; đạt tỷ lệ lần lượt là: 11,28%, 12,68%, 21,82%. Như vậy, có thể khẳng định
rằng thị trường châu Á là một thị trường đầy tiềm năng với nhiều nền kinh tế mới nổi,
nhu cầu về các mặt hàng đá xây dựng còn tăng trưởng trong thời gian tới. Đồng thời, có
thể thấy rõ thuận lợi rất lớn khi mà Artexport xuất khẩu sang các thị trường châu Á;
trước hết đó là sự thuận tiện trong vấn đề vận tải, thứ hai, đó là sự hiểu biết về phương
thức kinh doanh giữa các quốc gia trong cùng khu vực châu Á. Từ những lý do trên,
thời gian gần đây, Artexport đang đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại tại khu
vực thị trường đầy tiềm năng này. Các nước nhập khẩu chính tại thị trường châu Á bao
gồm: Hồng Kông, Singapore, Nhật Bản; trong đó, đối tác lớn nhất là Hồng Kông với
kim ngạch qua ba năm lần lượt là: 42.456 USD, 71.456 USD, 66.450 USD.
2.2. Quy trình xuất khẩu đá xây dựng hiện nay tại Artexport
2.2.1. Chuẩn bị giao dịch, tiến tới ký kết hợp đồng ngoại thương
2.2.1.1. Những công việc trước khi giao dịch
* Nghiên cứu thị trường: đây là bước công việc đầu tiên khi tiến hành bất cứ
hoạt động kinh doanh nào. Tại Artexport, do đặc thù là mỗi phòng ban sẽ chuyên về
một mặt hàng thủ công mỹ nghệ nhất định, nên công tác nghiên cứu thị trường được
tiến hành do chính các phòng xuất nhập khẩu tổng hợp, cụ thể đối với mặt hàng đá xây
dựng là do phòng xuất nhập khẩu tổng hợp 2 và phòng xuất nhập khẩu tổng hợp 10 đảm

nhiệm. Có nhiều bước công việc phải thực hiện khi tiến hành nghiên cứu thị trường
nhưng tựu chung lại có thể tổng hợp thành hai bước công việc chính:
+ Nghiên cứu hàng hóa: bao gồm nghiên cứu về mặt hàng có thể xuất khẩu, về
chất lượng, mẫu mã, chủng loại, về số lượng, giá cả, khu vực địa lý nơi sản xuất (thuận
lợi về giao thông không, các cơ sở sản xuất có quá xa nhau không...)
Mặt hàng đá xây dựng là mặt hàng có nguồn nguyên liệu khai thác trực tiếp từ
tự nhiên nên vấn đề về khu vực địa lý nơi khai thác ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng,
mẫu mã cũng như là quy cách của sản phẩm. Do đó, muốn có được những sản phẩm
với chất lượng cao, đúng với kiểu dáng thiết kế thì việc tìm nguồn nguyên liệu là một
công việc quan trọng không thể bỏ qua.
Đá xây dựng liên quan tới các yếu tố thuộc về thiết kế của công trình xây
dựng, các yếu tố thẩm mỹ và quan trọng là xu hướng kiến trúc trong từng thời kỳ nhất
định nên việc nghiên cứu thị trường không thể bỏ qua các yếu tố này, vì nó chính là yếu
tố quyết định tới mặt hàng nào sẽ được khách hàng ưa chuộng, mặt hàng nào không.
+ Nghiên cứu về khách hàng: nghiên cứu về nhu cầu cụ thể của khách hàng
cần loại đá xây dựng nào, số lượng cụ thể là bao nhiêu trong từng mục đích sử dụng
khác nhau, ở mỗi quốc gia khác nhau…
Khách hàng của mặt hàng đá xây dựng không phân khúc giống như hàng hóa
thông thường mà chủ yếu được phân chia dựa trên các yếu tố về văn hóa, tín ngưỡng và
xu hướng kiến trúc hiện tại. Do đó, để có được quyết định kinh doanh đúng đắn, các
cán bộ tại Artexport phải am hiểu về phong tục tập quán tại thị trường xuất khẩu, về sở
thích, thói quen và văn hóa tại quốc gia đó.
Ngày nay, xu hướng kiến trúc thân thiện với môi trường đang là một trào lưu
mới với sự hưởng ứng tích cực của nhiều quốc gia. Đó là một cơ hội rất lớn để đá xây
dựng của Artexport có thể có thâm nhập vào nhiều thị trường mới.
* Chào hàng: có hai hình thức chào hàng là: chào hàng trực tiếp tại các hội
chợ, triển lãm hàng thủ công mỹ nghệ; hai là chào hàng qua email. Do sự phát triển của
công nghệ thông tin, ngày nay, hình thức chào hàng qua email đang được sử dụng như
là công cụ chính để chào hàng tại Artexport. Chào hàng qua email có các ưu điểm nổi
trội sau: trước hết, đây là một hình thức chào hàng tốn kém rất ít chi phí cả về thời gian

và không gian cũng như là nguồn nhân lực cho hoạt động này, hơn thế, chi phí để gửi đi
một email chào hàng gần như là bằng 0 khi mà thư điện tử trở thành công cụ giao tiếp
chính ngày nay; thứ hai, bằng hình thức email, cán bộ Công ty có thể gửi thông điệp

×