Tải bản đầy đủ (.docx) (209 trang)

Thi pháp thơ lý bạch một số phương diện chủ yếu luận án TS văn học 5 04 04

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (718.63 KB, 209 trang )

202

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI - NHÂN VĂN

----------------------------TRẦN TRUNG HỶ

THI PHÁP THƠ LÝ BẠCH
MỘT SỐ PHƢƠNG DIỆN CHỦ YẾU

CHUYÊN NGÀNH
MÃ SỐ

: VĂN HỌC CÁC DÂN TỘC CHÂU Á

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

Hà Nội, 2002


203

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI - NHÂN VĂN

----------------------------TRẦN TRUNG HỶ

THI PHÁP THƠ LÝ BẠCH
MỘT SỐ PHƢƠNG DIỆN CHỦ YẾU

CHUYÊN NGÀNH : VĂN HỌC CÁC DÂN TỘC CHÂU Á


MÃ SỐ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học :
PGS. Lê Đức Niệm

Hà Nội, 2002


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trên thế giới có lẽ ít có mối quan hệ văn học nào lâu dài và sâu sắc nhƣ thơ
Đƣờng Trung Quốc và thơ ca trung cận đại Việt Nam. Kể từ khi Việt Nam chính thức
có nền văn học viết, thơ Đƣờng đã đƣợc các nhà hoạt động văn nghệ thời phong kiến
chấp nhận nhƣ là một yếu tố nội tại, không chỉ về hình thức biểu đạt mà cả những
khuynh hƣớng thẩm mĩ cũng trở thành khuôn mẫu của sáng tác. Không những thơ viết
bằng chữ Hán, chữ Nôm chịu ảnh hƣởng mà nền thơ ca bằng chữ Quốc ngữ thời kỳ
đầu cũng phảng phất, “âm vang” dƣ vị của thơ Đƣờng. Do vậy, nghiên cứu thơ
Đƣờng vừa là tìm hiểu tinh hoa của một nền thơ ca đƣợc xem là đỉnh cao có ảnh
hƣởng sâu sắc đến các nƣớc Phƣơng Đông, vừa là khám phá thơ Đƣờng nhƣ một yếu
tố nội tại, lý giải sức sống lâu dài của nó trong nền văn học Việt Nam.
Ngƣời Việt Nam vốn có truyền thống thƣởng thức và dùng các thể thơ đời Đƣờng
để sáng tác từ lâu đời nhƣng về mặt nghiên cứu, rõ ràng không có sự phát triển đồng bộ
với quá trình tiếp nhận. Những sáng tác của các nhà thơ đời Đƣờng, đặc biệt là của Lý
Bạch và Đỗ Phủ đã trở nên thân thuộc đến nỗi Nguyễn Trãi, Đặng Trần Côn, Nguyễn Du,
Cao Bá Quát... đã “vô tình” đƣa thơ của họ vào sáng tác của chính mình, nhƣng công việc
nghiên cứu thì phải chờ đến nửa sau của thế kỷ XX mới có những ngƣời thực sự quan tâm

đến. Với những hƣớng tiếp cận khác nhau, những thành quả nghiên cứu của họ đã tạo ra
bƣớc đi ban đầu cho việc nghiên cứu thơ Đƣờng và thơ Lý Bạch nói riêng ở Việt Nam.

Xƣa nay khi đánh giá về Lý Bạch, ngƣời ta đã công nhận ông là đại biểu kiệt
xuất của khuynh hƣớng lãng mạn, đồng vị trí với Đỗ Phủ - đại biểu của khuynh hƣớng
hiện thực trên thi đàn thời Đƣờng. Tiến xa hơn một bƣớc, có ngƣời còn cho rằng, nếu
không có Lý Bạch và Đỗ Phủ thì ngƣời đời sau không thể phân biệt đƣợc một cách rõ
ràng đặc điểm của thơ ca Thịnh Đƣờng với Sơ Đƣờng [123, tr.197]; là nhà thơ đầu
tiên của phong trào phục hƣng ở Trung Quốc [45, tr.78]... Đề tài “Thi pháp thơ Lý


2

Bạch - một số phƣơng diện chủ yếu” của chúng tôi chính là nghiên cứu một phần tinh
hoa nhất của thơ Đƣờng, khám phá một trong những phần quan trọng trong lĩnh vực
Trung Quốc học vốn đƣợc xem là có vị trí chiến lƣọc và hết sức hấp dẫn ở Việt Nam.
Trong chƣơng trình văn học nƣớc ngoài tại khoa văn các trƣờng Đại học Khoa
học và Đại học sƣ phạm, bộ môn Văn học Trung Quốc đã đƣợc đƣa vào giảng dạy với
một thời lƣợng có thể nói là nhiều nhất nếu so với các nền Văn học nƣớc ngoài khác.
Hệ thống chuyên đề về Văn học Trung Quốc cho hệ đào tạo cử nhân và cao học cũng
cần phải có những tài liệu tham khảo chuyên ngành. Ngoài những bộ giáo trình đƣợc
dịch từ Hán văn sang và một số giáo trình do các Giáo sƣ Việt Nam viết thì tài liệu
nghiên cứu về văn học Trung Quốc, về thơ Đƣờng, về thơ Lý Bạch vẫn còn đang hạn
chế. Một số chuyên luận đƣợc dịch từ các nhà nghiên cứu nƣớc ngoài đã đƣợc xuất
bản những năm gần đây vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của độc giả. Thực tế đó đã
hƣớng chúng tôi quan tâm đến việc nghiên cứu thơ Lý Bạch.

Cũng nhƣ nhiều ngƣời khác, những vần thơ của Lý Bạch đã thực sự
cuốn hút tôi với nét hào hoa, phóng khoáng đến kỳ lạ của nó. Với một thiên
tài nhƣ Lý Bạch, thơ của ông vẫn còn rất nhiều điều chƣa đƣợc khám phá,

mãi là những ma lực hấp dẫn mọi ngƣời. Để hiểu và cảm đƣợc thơ Lý Bạch
cần phải có quá trình thâm nhập, nghiên cứu. Với mong muốn đƣợc học hỏi
và theo đuổi sự nghiệp đã đƣợc các nhà nghiên cứu đã khai phá, chúng tôi
chọn đề tài này để bƣớc những bƣớc đi đầu tiên trong đời mình.
2. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Thơ Lý Bạch đƣợc xem là một trong những đỉnh cao của nghệ thuật thơ
Đƣờng, do vậy nghiên cứu thơ Lý Bạch ở góc độ thi pháp chính là góp phần tìm
hiểu thi pháp của một thời đại thơ ca - một hƣớng nghiên cứu mới có tính cập nhật.
-

Sự vận dụng kết hợp giữa lý luận thi pháp học hiện đại với những ý kiến

phẩm bình truyền thống có tính lý luận ở phạm vi hẹp của các nhà phê bình cổ điển sẽ


3

góp phần làm phong phú thêm lý luận về thi pháp học, làm cơ sở tƣ liệu cho
việc nghiên cứu thi pháp của những nhà thơ cổ điển Phƣơng Đông, kể cả
những nhà thơ Việt Nam.
-

Nghiên cứu thi pháp thơ Lý Bạch còn có ý nghĩa thực tiễn là góp một tiếng

nói vào lĩnh vực Trung Quốc học ở Việt Nam, từ đó hiểu thêm vì sao hơn nghìn năm
nay, thơ Đƣờng và thơ Lý Bạch nói riêng lại đƣợc các thế hệ độc giả Việt Nam yêu
thích và chịu ảnh hƣởng. Những kết quả nghiên cứu của luận án còn nhằm thoả mãn
nhu cầu thƣởng thức về thơ Đƣờng và thơ Lý Bạch của nhiều độc giả. Trong việc dạy
và học bộ môn văn học Trung Quốc ở các trƣờng Đại học, cao đẳng và phổ thông các
cấp cũng có thể tìm thấy ở luận án những gợi ý mới, những kết luận mới.


3.

Mục đích nghiên cứu
Nhƣ đề tài đã xác định, luận án không đi vào toàn bộ hệ thống thi pháp

thơ Lý Bạch mà chỉ là một số phƣơng diện chủ yếu, khẳng định nét chung và
cái riêng của Lý Bạch trong quan niệm nghệ thuật, trong phƣơng thức xây
dựng hình tƣợng, tƣ duy thể loại và ngôn ngữ.
Với những cống hiến xuất sắc ở những phƣơng diện này, Lý Bạch xứng đáng là
đỉnh cao của đỉnh cao, là một trong hai đại biểu ƣu tú nhất của thơ ca Thịnh Đƣờng

-cùng với Đỗ Phủ đƣa thơ ca đời Đƣờng đạt đến giai đoạn “hoàng kim”.
4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi khảo sát
Đối tƣợng nghiên cứu chính của luận án là toàn bộ thơ Lý Bạch. Thực ra, với
một luận án không thể đề cập hết tất cả thơ Lý Bạch, do vậy trong khi phân loại, thống
kê, chúng tôi sẽ khảo sát toàn bộ 961 bài thơ của Lý Bạch, nhƣng khi vận dụng để
chứng minh hoặc phân tích luận điểm, luận án hƣớng đến những tác phẩm chọn lọc,
đƣợc xem là tinh tuý nhất của Lý Bạch. Ngoài ra, luận án cũng mở rộng nghiên cứu
đến thơ ca trƣớc, cùng thời và sau Lý Bạch, đặc biệt chú ý đến các nhà thơ cùng thời
nhƣ Vƣơng Duy, Đỗ Phủ, tìm ra nét chung và nét riêng của mỗi tác giả để làm rõ vấn


4

đề : Sự phong phú, đa dạng trong việc cảm nhận và biểu hiện cuộc sống của
thơ Đƣờng.
Phạm vi khảo sát chính của luận án là cuốn Lý Bạch toàn tập, Bão Phƣơng hiệu điểm,
Thƣợng Hải cổ tịch xuất bản xã (1996) với 961 bài thơ (không kể phần “bổ di”). Ngoài ra, luận án
còn tham khảo một số tuyển tập nhƣ Lý Bạch thi tuyển chú của nhiều tác giả, Thƣợng Hải cổ tịch

xuất bản xã (1978); Đường nhân vạn thủ tuyệt cú tuyển hiệu chú của Vƣơng Sĩ Trinh, Lý Vĩnh
Tƣờng tuyển chú, Tề Lỗ thƣ xã xuất bản (1995)..., các tuyển tập thơ Đƣờng ở Việt Nam nhƣ Thơ
Đường của nhà xuất bản Văn học (2 tập, 1987), Đường thi của Trần Trọng Kim, Thơ Đường của
Trần Trọng San... Ở các tác giả khác, chúng tôi khảo sát Vương Tả Thừa tập tiên chú, Thƣợng Hải
cổ tịch xuất bản xã (1998), Đỗ Phủ toàn tập, Thƣợng Hải cổ tịch xuất bản xã (1997) và một số
tuyển tập khác.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận án vận dụng tổng hợp nhiều phƣơng pháp khác nhau :
-

Phƣơng pháp hệ thống đặt thơ Lý Bạch trong một hệ thống thi pháp vừa

có tính phổ biến, vừa có tính đặc thù và lƣu ý tính đặc thù của thơ Lý Bạch.

-

Phƣơng pháp thống kê, phân loại để có những số liệu chính xác nhằm

tăng sức thuyết phục của luận điểm.
Ngoài ra, phƣơng pháp nghiên cứu văn học sử xem xét thơ Lý Bạch trong
quá trình sáng tác để thấy đƣợc sự tác động của hoàn cảnh lịch sử xã hội đến
việc xử lý hệ thống đề tài cũng nhƣ các yếu tố cấu trúc nội tại của tác phẩm;
Phƣơng pháp so sánh văn học để tìm ra nét tƣơng đồng và dị biệt giữa thi pháp
thơ Lý Bạch với các tác giả trƣớc, cùng thời và sau Lý Bạch; Phƣơng pháp
phân tích để làm sáng tỏ luận điểm cũng đƣợc chúng tôi vận dụng trong luận án.
6. Lịch sử vấn đề nghiên cứu


5


Theo những tƣ liệu tuy chƣa đầy đủ và hệ thống mà chúng tôi hiện có,
có thể rút ra một điều là : Thơ Lý Bạch nói chung và những vấn đề về thi
pháp thơ Lý Bạch từ lâu đã thực sự thu hút đƣợc sự quan tâm của giới nghiên
cứu trên thế giới. Chúng tôi tạm thời phân loại các ý kiến về thi pháp Lý
Bạch ở hai mảng : Mảng tƣ liệu Tiếng Việt và mảng tƣ liệu Tiếng Trung.
6.1. Nghiên cứu thi pháp Lý Bạch qua mảng tư liệu Tiếng Việt
Ở mảng tƣ liệu này, chúng tôi quan tâm đến hai bộ phận : Những ý
kiến của các nhà nghiên cứu Việt Nam và của các nhà nghiên cứu nƣớc ngoài
(bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp) đã đƣợc dịch sang tiếng Việt.
Thơ Lý Bạch đến Việt Nam khá sớm theo con đƣờng giao lƣu văn hoá thời
Trung đại. Các nhà thơ Trung cận đại Việt Nam trong sáng tác của mình ít nhiều đều
chịu ảnh hƣởng của thơ Đƣờng nói chung và Lý Bạch nói riêng, tiêu biểu nhất phải kể
đến Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn và thơ Cao Bá Quát. Tuy vậy, phạm vi tiếp
thu cũng chỉ giới hạn chủ yếu ở tầng lớp sĩ đại phu phong kiến. Cho đến khi chữ Nôm
thịnh hành, nhiều bản dịch thơ Đƣờng xuất hiện nhƣ Đường thi quốc âm, Đường thi
trích dịch, Đường thi tuyệt cú diễn ca..., thơ Đƣờng vẫn chỉ là đối tƣợng để ngâm nga
và thƣởng thức. Thơ Đƣờng và thơ Lý Bạch đƣợc giới thiệu rộng rãi bằng chữ Quốc
ngữ vào những năm 30 - 40 của thế kỷ này trên các tạp chí nhƣ Nam Phong, Tiểu
thuyết thứ bảy, Tri tân... cùng với các tuyển tập của Trần Trọng Kim, Ngô Tất Tố...

Nhìn chung, những tuyển tập này đều làm nhiệm vụ dịch chú, chỉ có Đường
thi của Trần Trọng Kim có quan tâm đến việc giới thiệu “phép làm thơ” khi
ông phân loại thơ tuyển thành ba phần : Cổ phong, luật thi và tuyệt cú.
Đến những năm 60 trở về đây, tình hình nghiên cứu thơ Đƣờng và thi pháp thơ Lý
Bạch bắt đầu có những chuyển động mới. Đầu tiên là những công trình về văn học sử nhƣ
Lịch sử Văn học Trung Quốc (Trƣơng Chính chủ biên, 1963); Văn học Trung Quốc
(Nguyễn Khắc Phi chủ biên, 1987); những công trình mang tính chuyên luận hoặc tập hợp



6

những công trình riêng lẻ nhƣ Thơ Đường (1993), Diện mạo thơ Đường (1995), Thi tiên Lý Bạch
(1995) của Lê Đức Niệm, Một số đặc điểm nghệ thuật của thơ tứ tuyệt đời Đường (1996) của
Nguyễn Sĩ Đại, Thi pháp thơ Đường (1995) của Nguyễn Thị Bích Hải, Về thi pháp thơ Đường
(1997) của Nguyễn Khắc Phi và Trần Đình Sử, Thơ văn cổ Trung Hoa, mảnh đất quen mà lạ
(1998) của Nguyễn Khắc Phi, “Lý Bạch” trong sách Đỗ Phủ,nhà thơ dân đen, “Cái hay của thơ
Đƣờng” (in lại trong Cách giải thích văn học bằng ngôn ngữ học, 2000) của Phan Ngọc... đã có
nhiều ý kiến có liên quan đến thi pháp Lý Bạch. PGS Phan Ngọc đã dành cho thơ Lý Bạch một vị
trí khá nhiều khi ông phân tích và chứng minh “cái hay” ở các lĩnh vực nhƣ phƣơng thức khám
phá hiện thực, không gian và thời gian, ngôn ngữ thơ Đƣờng nói chung[ 60,tr.142-176]. Nguyễn
Thị Bích Hải cũng giành một vị trí xứng đáng cho thơ Lý Bạch khi khảo sát về hình tƣợng con
ngƣời vũ trụ, không gian, thời gian vũ trụ trong thơ Đƣờng. GS Trần Đình Sử với bài “Thời gian,
không gian trong thơ Đƣờng” chú ý đến cảm quan về thời gian, không gian của Lý Bạch nhƣ ý
thức về giá trị của hiện tại, cách khắc phục thời gian, về sự phối hợp các biên độ không gian [69,
tr.6-31]. Cũng trong công trình Về thi pháp thơ Đường, PGS Nguyễn Khắc Phi nghiên cứu về đối
ngẫu trong thơ Đƣờng luật và kết cấu của một bài thơ luật, tuy không đề cập nhiều đến thơ Lý
Bạch nhƣng là những ý kiến có giá trị lý luận và thực tiễn để gợi mở cho hƣớng nghiên cứu thi
pháp một tác giả cụ thể. Ngoài ra, các bài viết về Hành lộ nan, Thái liên khúc, Tảo phát Bạch đế
thành của PGS Nguyễn Khắc Phi in trong Thơ văn cổ Trung Hoa, mảnh đất quen mà lạ cũng có
những gợi ý qúy báu để nghiên cứu thi pháp thơ Lý Bạch. Năm 1998, Lê Giảng biên soạn Đến với
thơ Lý Bạch, phần nhiều là dịch từ lời bình tác phẩm của các tác giả Trung Quốc, do vậy cũng
không có gì mới hơn. Luận án PTS Ngữ văn của Phạm Hải Anh Thơ tứ tuyệt Lý Bạch - Phong
cách và thể loại (1996) vận dụng lý luận về thi pháp học hiện đại để nghiên cứu phong cách thơ tứ
tuyệt Lý Bạch đƣợc xem là công trình nghiên cứu có quy mô nhất ở Việt Nam cho đến lúc này
trên bình diện thi pháp thơ Lý Bạch. Tuy đối tƣợng chủ yếu của luận án là thơ tứ tuyệt nhƣng tác
giả còn mở rộng so sánh với các thể loại khác của Lý Bạch cũng nhƣ với các tác giả khác để đúc
kết thành những ý kiến khá



7

thuyết phục ở các phƣơng diện : Cái tôi cá nhân cá tính, bút pháp tả cảnh
nhập thần, ý tận khí hùng, tự nhiên... Đây cũng chính là những đặc sắc về thi
pháp thơ Lý Bạch biểu hiện trong tứ tuyệt.
Tuy chƣa đƣợc dịch và giới thiệu nhiều ở Việt Nam nhƣng những công
trình gần đây nhất nhƣ Phương Đông và Phương Tây của N.Konrat, Bút pháp thơ
ca Trung Quốc của F.Cheng, Nghệ thuật ngôn ngữ thơ Đường của Cao Hữu Công
và Mai Tổ Lân... cho thấy đƣợc một vài khuynh hƣớng nghiên cứu thi pháp thơ
Đƣờng nói chung và thơ Lý Bạch nói riêng ở Nga, Pháp, Mỹ. Chẳng hạn Konrat
cho rằng, thơ Lý Bạch là “hiện thân của tinh thần tự do, sống động và thực tiễn.
Tinh thần này đƣợc thể hiện trong thơ của ông, thứ thơ đầy ma lực của tình cảm
nội tâm, loại trữ tình cao cấp” [45, tr.90], đã nêu đƣợc phƣơng thức chiếm lĩnh
hiện thực theo khuynh hƣớng chủ quan - cơ sở để hình thành thi pháp Lý Bạch.
F.Cheng đã dùng đến 6 trang để phân tích bút pháp tƣợng trƣng ẩn dụ của Lý Bạch
qua Ngọc giai oán [69, tr.216- 222]. Cao Hữu Công và Mai Tổ Lân còn vận dụng
và phân tích khá nhiều dẫn chứng từ thơ Lý Bạch khi bàn về cú pháp thơ Đƣờng...
Nhìn chung, vấn đề nghiên cứu thi pháp Lý Bạch ở Việt Nam cũng nhƣ những
công trình dịch thuật đã bƣớc đầu có những kết quả đáng trân trọng nhƣng phần nhiều
chƣa lấy thơ Lý Bạch làm đối tƣợng nghiên cứu chính, hoặc chỉ thiên về một mảng
thơ Lý Bạch chứ chƣa đặt vấn đề nghiên cứu toàn diện. Chúng tôi đã tiếp thu ở nguồn
tài liệu này những gợi ý qúy báu trong khi tiến hành khảo sát thi pháp thơ Lý Bạch.

6.2. Nghiên cứu thi pháp Lý Bạch qua mảng tư liệu tiếng Trung Quốc
Lý Bạch vừa xuất hiện trên thi đàn, thơ ca của ông ngay lập tức đƣợc ngƣời
đƣơng thời chú ý. Có lẽ bắt đầu từ Đỗ Phủ, kế đến là Ân Phồn, Lý Dƣơng Băng, Bạch
Cƣ Dị, Nguyên Chẩn, Hàn Dũ... qua các thời kỳ với Tăng Củng, Tô Thức, Chu Hy,
Lƣu Khắc Trang, Nghiêm Vũ, Dƣơng Chấn... (Tống Nguyên), Lý Phàn Long, Vƣơng
Thế Trinh, Lục Thời Ung, Thẩm Đức Tiềm, Hồ Chấn Hanh, Hứa Học Di, Vƣơng Phu



8

Chi, Ngô Kiều, Diệp Nhiếp, Thi Bổ Hoa... (Minh Thanh), Củng Tự Trân, Lƣu Hi
Tái (cận đại)... đều dành cho thơ Lý Bạch những lời bình phẩm thấu đáo, trong đó
không ít những ý kiến có liên quan đến thi pháp. Trong giai đoạn hiện đƣơng đại,
các nhà nghiên cứu tiếp tục phát huy truyền thống nghiên cứu về Lý Bạch thời
trung cận đại, bên cạnh hƣớng nghiên cứu về cuộc đời, tƣ tƣởng, nội dung thơ Lý
Bạch, một bộ phận khác có khuynh hƣớng nghiên cứu về thi pháp (mặc dù chƣa có
nhiều ngƣời hiểu theo nghĩa hiện đại, hoặc đƣợc hiểu nhƣ “phép làm thơ” truyền
thống). Có những chuyên san nghiên cứu về Lý Bạch, nhƣ những năm 60 có Lý
Bạch nghiên cứu luận văn tập, những năm 80 có Lý Bạch học san, những năm 90
có Trung Quốc Lý Bạch nghiên cứu đăng tải một số ý kiến của Tiêu Điều Phi, Viên
Hành Bái, Lƣơng Thâm, Trƣơng Minh Phi, Tôn Cầm An... đại thể có liên quan đến
một vài yếu tố thi pháp Lý Bạch nhƣ cá tính và ý thức chủ thể của Lý Bạch, ý thức
vũ trụ của Lý Bạch, nghệ thuật không gian thời gian... Sau đây chúng tôi sẽ phân
loại giới thiệu ở một vài phƣơng diện chủ yếu.
Ở phƣơng diện phong cách nói chung, ý kiến của Đỗ Phủ có lẽ là sớm nhất.
Trong Xuân nhật ức Lý Bạch, Đỗ Phủ cho rằng thơ Lý Bạch thanh tân, phiêu dật. Bì
Nhật Hƣu trong Lưu táo cường bi cho rằng, ngôn ngữ thơ Lý Bạch “ở ngoài vòng trời
đất”, “không phải là tiếng nói của thế gian”. Tăng Củng chú ý đến nét tự nhiên nhƣng
đẹp đẽ của ngôn ngữ thơ Lý Bạch trong Lý Bạch thi tập hậu tự. Nghiêm Vũ cũng cho
ngôn ngữ Lý Bạch “phần nhiều chân suất, tự nhiên mà thành” (Thương Lãng thi
thoại). Cố Lâm trong Tức viên tồn cảo phát triển ý “kỳ chi hựu kỳ” của Ân Phồn mà
cho rằng thơ Lý Bạch có cái kỳ của binh pháp (giai binh pháp sở vị kỳ dã). Lục Thời
Ung trong Đường thi kính lại không chú ý đến cái kỳ mà tuyên dƣơng cái “khí vận”
của thơ Lý Bạch... Những cách bình phẩm thiên về cảm quan này vẫn đƣợc giới
nghiên cứu đƣơng đại kế thừa. Trong những công trình xuất bản gần đây nhƣ Đường
thi giám thưởng từ điển (1994), Lý Bạch học san (1990), Trung Quốc Lý Bạch nghiên
cứu (1990, 1991...), cả những công trình của Trƣơng Minh Phi (Đường âm luận tẩu,



9

1993), Viên Hành Bái (Trung Quốc thi ca nghệ thuật nghiên cứu, 1996),
những bài viết trong Đường đại văn học nghiên cứu năm 1992, 1993, 1994...
các thuật ngữ thƣờng đƣợc sử dụng nhƣ “thiên mã hành không”, “hành vân
lƣu thuỷ”, “dã mã thoát ki”..., chú ý đến nét phóng khoáng trong ngôn ngữ,
cấu tứ... thơ Lý Bạch, nhƣng ở các phƣơng diện cú pháp, từ pháp và đặc sắc
ngôn ngữ của Lý Bạch vẫn chƣa đƣợc quan tâm nghiên cứu thoả đáng.
Có lẽ tập trung nhất và thành công nhất trong lịch sử nghiên cứu thơ Lý Bạch là
ở mặt thể loại. Ngay từ những ngày đầu, ngƣời ta đã chú ý đến nét “tung hoành biến
hoá” của thơ cổ thể Lý Bạch với những ý kiến của Vƣơng Thế Trinh trong Nghệ uyển
chi ngôn, của Hồ Chấn Hanh trong Đường âm quỳ tiêm, của Lục Thời Ung trong
Đường thi kính, của Hứa Học Di trong Thi nguyên biện thể...; nét “tự nhiên thiên
thành” của tuyệt cú Lý Bạch, nhƣ Lý Phàn Long nói “không dụng ý mà hay” (Đường
thi tuyển tự), hoặc “lấy khí làm chủ” nhƣ lời Hứa Học Di... Nhiều ngƣời khác nhƣ
Mao Tiên Thự, Ngô Kiều, Quách Triệu Lân đánh giá luật thi của Lý Bạch là “bình dị
thiên chân”; hoặc chú ý đến sự đột phá về luật của Lý Bạch : “Lý Bạch làm thơ luật
mà nhƣ làm cổ phong, không có dấu tích của đối ngẫu” (Điền Văn - Cổ hoan đường
tập tạp trứ). Cũng có ngƣời chú ý đến tàn tích của thơ cung thể Nam triều trong những
bài thơ Cung trung hành lạc từ của Lý Bạch nhƣ Quách Triệu Lân trong Mai Nhai thi
thoại... Nhìn chung, những ý kiến này đã nêu đƣợc những đặc trƣng cơ bản các thể
loại thơ Lý Bạch, có phần khai phá và tiếp cận thơ Lý Bạch trên hệ thống thi pháp.
Vài thập kỷ trở lại đây, việc nghiên cứu thể loại thơ Lý Bạch trở nên vô cùng rầm
rộ. Một tình hình khá phổ biến là các bài viết đã chú ý vào những giá trị nội dung trong
mối tƣơng quan với hình thức biểu đạt (thể loại), nhƣ Phòng Nhật Tích phát hiện sự phức
tạp trong tình cảm của Lý Bạch, do vậy thơ thất ngôn cổ thi đột phá mọi ƣớc thúc, qui
cách (Lý Bạch học san). Giả Phổ Hoa khai thác chất tự nhiên chân thực trong thơ ngũ cổ
Lý Bạch (Trung Quốc Lý Bạch nghiên cứu, 1991). Với tuyệt cú Lý Bạch, gần đây Thẩm

Tổ Phân cũng dẫn ý kiến của Hồ Ứng Lân đánh giá tứ tuyệt Lý Bạch


10

và Vƣơng Xƣơng Linh : “Đại khái Lý Bạch tả cảnh nhập thần, Vƣơng Xƣơng Linh
ngôn tình lên đến đỉnh cao”, hoặc ý kiến của Diệp Nhiếp : Tứ tuyệt Lý Bạch đẹp đẽ,
hào sảng, của Vƣơng Duy “hàm súc” có thể là bƣớc phát triển trên cơ sở kế thừa
những ý kiến của ngƣời đi trƣớc trong Đường nhân thất tuyệt thi thiễn thích (1997).
Đỗ Phủ trong Ẩm trung bát tiên ca, Ân Phồn trong Hà nhạc anh linh tập đã bắt
đầu chú ý đến con ngƣời hào phóng, ngạo ngƣợc của Lý Bạch thể hiện trong cuộc đời
và trong thơ. Ngụy Khánh Chi cho Lý Bạch là “phƣợng hoàng kỳ lân trong thế giới
loài ngƣời” (Thi nhân ngọc tiết). Diệp Nhiếp ca tụng khí chất bất phục tòng quyền qúy
của Lý Bạch trong Nguyên thi... Gần đây, một số bài viết nhƣ “Lý Bạch cá tính luận”
của Bùi Phỉ; “Lý Bạch chủ thể ý thức” của Vƣơng Định Chƣơng (Trung Quốc Lý
Bạch nghiên cứu, 1990)... đã bắt đầu nghiên cứu về con ngƣời Lý Bạch trong thơ. Tuy
chƣa trực tiếp và chƣa thực sự toàn diện, nhƣng đánh giá về những biểu hiện của cái
tôi vƣợt ra ngoài những quy phạm ở Lý Bạch của Bùi Phỉ, những biểu hiện về ý thức
theo đuổi tự do, bảo toàn nhân cách ở Lý Bạch của Tôn Cầm An, Vƣơng Định
Chƣơng... phần nào đã đề cập đến những khía cạnh cơ bản trong con ngƣời Lý Bạch,
về cái tôi chủ thể và ý thức cá nhân của Lý Bạch.
Một vấn đề tƣơng đối mới mẻ và đƣợc xem là bƣớc khám phá đầu tiên là
nghiên cứu sự tồn tại của con ngƣời trong không gian và thời gian. Ngoài những ý
kiến rải rác đề cập trong các bài giám thƣởng trong Đường thi giám thưởng từ điển,
theo tài liệu chúng tôi có đƣợc từ 1990 đến 1995 có hai bài trực tiếp lấy không gian
thời gian làm đối tƣợng nghiên cứu. Lý Hạo trong “Luận Đƣờng thi đích thời không
quan niệm” (Đường đại văn học nghiên cứu,1993) đề cập đến quan niệm về thời gian
vận động và không gian rộng trong thơ Đƣờng nói chung. Trƣơng Thụy Quân trực
tiếp bàn về nghệ thuật miêu tả không gian và thời gian của Lý Bạch (Trung Quốc Lý
Bạch nghiên cứu, 1990) nhƣng lại thiên về nghiên cứu cách miêu tả hơn là xét không

gian thời gian trong mối quan hệ với sự tồn tại của con ngƣời. Ngoài ra còn phải kể
đến Viên Hành Bái với bài “Lý Bạch đích vũ trụ ý thức” (Trung Quốc Lý Bạch nghiên


11

cứu, 1990) chú ý các biểu tƣợng vũ trụ trong cảm quan nghệ thuật của Lý Bạch. Cũng
nhƣ phần con ngƣời Lý Bạch, những ý kiến về không gian thời gian này chỉ dừng lại ở sự
cảm nhận đầu tiên mà chƣa đƣợc xem xét trong một hệ thống thi pháp hoàn chỉnh.
Nhìn một cách tổng quát, những vấn đề chủ yếu của thi pháp thơ Lý Bạch nhƣ
quan niệm nghệ thuật, không gian, thời gian, phƣơng thức biểu hiện... hoặc trực tiếp hoặc
gián tiếp đã có những ý kiến đề cập. Trong sự kết hợp giữa lý luận thi pháp hiện đại với thi
pháp cổ điển, chúng tôi đã tiếp thu những gợi ý từ các nhà phê bình cổ điển cũng nhƣ kế
thừa những kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đƣơng đại trong luận án của mình.



mảng tƣ liệu tiếng Trung còn có một bộ phận khác : Đó là tình hình nghiên

cứu thi pháp thơ Lý Bạch ở các nƣớc Đông Á đƣợc các học giả hoặc là ngƣời Trung
Quốc hoặc là ngƣời bản xứ giới thiệu khái quát đăng ở các niên giám và các chuyên

san Đường đại văn học nghiên cứu. Theo học giả Nhật Bản Tự Vĩ Cƣơng, việc
giới thiệu, nghiên cứu thơ Đƣờng nói chung và thơ Lý Bạch nói riêng ở Nhật đã
có lịch sử tƣơng đối lâu đời. Đầu thế kỷ XX, việc phiên dịch và giới thiệu thơ
Lý Bạch đã có những công trình đáng chú ý nhƣ Lý Thái Bạch thi tập của Cửu
Bảo Thiên Tuỳ, chuyên luận Lý Bạch, hào phóng nhi bất hạnh đích thi tiên
(1969) của Phúc Long Nguyên Tàng, Lý Bạch - thơ ca cập kỳ nội tại tâm tượng
của Tùng Phố Hữu Cữu. Năm 1971, Đại Dã Thực Chi Trợ có xuất bản Lý Thái
Bạch nghiên cứu, trong đó có các chƣơng nhƣ chƣơng 4 bàn về các phƣơng

thức biểu hiện. Năm 1976, Tùng Phố Hữu Cữu tiếp tục cho ra mắt Lý Bạch
nghiên cứu, 7 chƣơng, trong đó chƣơng 1 bàn về kết cấu của phƣơng thức trữ
tình, chƣơng 4 bàn về cái tôi Lý Bạch đƣợc xem là những ý kiến có tính khám
phá về thi pháp Lý Bạch ở Nhật Bản. Năm 1982, Vũ Bộ Lợi Nam viết Lý Bạch
đích mộng có đề cập đến một số hình tƣợng thơ nhƣ “minh nguyệt”, “hoa”...


phƣơng diện thể loại, một số bài viết đăng tải ở các tạp chí cho thấy các nhà

nghiên cứu Nhật Bản đã chú ý nghiên cứu ở phƣơng diện thi pháp, chẳng hạn Đảo
Điền Cửu Mỹ cho rằng thơ Nhạc phủ của Lý Bạch có 4 đặc điểm lớn là tính tự sự,


12

phƣơng thức tạo hình, trí tƣởng tƣợng và tinh thần lạc quan (“Về thơ nhạc
phủ của Lý Bạch”, 1958); Tùng Phố Hữu Cữu cũng cho rằng, thơ tứ tuyệt của
Lý Bạch là vô cùng tự nhiên, chân thực (1968).


phƣơng diện ngôn ngữ thơ, một số bài viết đi vào khảo sát những nét độc

đáo trong cách dùng từ của Lý Bạch. Chẳng hạn Cốc Châu Anh Tắc chỉ nghiên cứu
hai từ “nghi thị” và “chính thị” của Lý Bạch và Đỗ Phủ, cho rằng chỉ với hai từ này
đã chi phối đến cảm tình và phong cách thơ của hai “đại gia” này. Nhiều bài viết
chú ý đến sắc thái từ trong thơ Lý Bạch, đặc biệt chú ý đến màu trắng trong thơ Lý
Bạch, nhƣ Đại Dã Thực Chi Trợ trong bài “Lý Bạch thi ca trung đích bạch sắc ý
nghĩa” (1970) và Tự Vĩ Cƣơng trong “Quan vu Lý Bạch thi ca trung bạch sắc từ
đích vận dụng” (1986) đều thống nhất rằng, Lý Bạch thích dùng mầu trắng và gam
mầu nhạt trong thơ để tạo nên ấn tƣợng thanh thoát.



Hàn Quốc, so với Nhật Bản thì việc nghiên cứu thơ Đƣờng nói chung và thơ

Lý Bạch nói riêng có chậm hơn. Theo ý kiến tổng quan của hai nhà nghiên cứu Hàn
Quốc là Lý Chƣơng Tá [109, tr.343 - 349] và Kim Tại Thừa [101, tr.872 - 882], thì

mãi đến những năm 50 của thế kỷ này mới có những công trình đầu tiên, cho đến
đầu thập kỷ 90, tình hình nghiên cứu văn học Trung Quốc vẫn chỉ dừng lại ở giai
đoạn bƣớc đầu. Theo tổng kết của Kim Tại Thừa, từ 1980 đến 1993, những công
trình có liên quan đến Lý Bạch chỉ có một tập tuyển dịch thơ Lý Bạch của Hứa Thế
Húc (1987); một chuyên luận của Lý Tử Hạo (Lý Thái Bạch và Đạo giáo, 1981); 10
bài viết ở các tạp chí, trong đó chỉ có 5 bài đề cập đến thế giới nghệ thuật thơ Lý
Bạch có khả năng có liên quan ít nhiều đến vấn đề thi pháp nhƣ của Quách Lợi Phu
: “Hình tƣợng nguyệt trong thơ Lý Bạch” (1985), của Ngô Thế Hoa : “Vận luật
trong tuyệt cú của Lý Bạch” (1986), của Trần Ngọc Khanh : “Những ý tƣợng
truyền thống trong thơ nhạc phủ Lý Bạch” (1986)...
Có thể còn nhiều công trình nghiên cứu có liên quan đến thi pháp thơ Lý Bạch
ở Nhật Bản và Hàn Quốc những năm gần đây mà chúng tôi chƣa đề cập đến. Qua


13

những điều mà chúng tôi thâu lƣợm đƣợc, có thể thấy rằng, tuy chƣa thực sự
hệ thống và toàn diện nhƣng rải rác đã có những nghiên cứu ban đầu về thi
pháp Lý Bạch ở hai quốc gia này. Rất tiếc là một bộ phận lớn trong số những
tƣ liệu ấy chúng tôi lại không đƣợc trực tiếp tiếp cận, do vậy cũng không thể
đánh giá đƣợc cụ thể kết quả nghiên cứu của họ.
Qua lịch sử vấn đề nghiên cứu, chúng tôi thấy rằng : Thi pháp thơ Lý Bạch đã
đƣợc xem xét ở khá nhiều góc độ, đã có nhiều ý kiến rất đáng chú ý về cái tôi Lý

Bạch, về đặc trƣng thể loại và ngôn ngữ, về giọng điệu thơ... Tuy vậy, các ý kiến trên
vẫn chƣa thành hệ thống, riêng lẻ, rất khó có thể hình dung một cách đầy đủ về thi
pháp Lý Bạch. Do vậy, đề tài “Thi pháp thơ Lý Bạch - một số phƣơng diện chủ yếu”
của chúng tôi vừa có thể tiếp thu những thành quả nghiên cứu của ngƣời đi trƣớc,
đồng thời vẫn mở ra một hƣớng nghiên cứu độc lập về thơ Lý Bạch.

7. Những đóng góp mới của luận án
Đây là luận án đầu tiên nghiên cứu tƣơng đối toàn diện về thi pháp Lý Bạch ở Việt Nam.
Những phƣơng diện chủ yếu của thi pháp Lý Bạch : Con ngƣời trong thơ, không gian và thời gian
nghệ thuật, phƣơng thức biểu hiện đều chịu sự chi phối bởi ý thức cá nhân, cá tính hết sức phong
phú và phức tạp của Lý Bạch. Ông tuyên dƣơng cái đẹp tự nhiên của nghệ thuật, chống bắt chƣớc
và đề cao sự ký thác tâm tình trong sáng tạo. Con ngƣời Lý Bạch vừa cuồng phóng, vừa chân thực
trong thơ ca. Con ngƣời ấy muốn khẳng định và xác lập chân giá trị của chính mình trong cuộc đời
thực và những hoạt động thực tiễn.

Luận án chú trọng khai thác một phạm trù đặc trƣng nhất trong cảm
quan thời gian của Lý Bạch : Thời gian sinh mệnh cá thể với những cảm nhận
trăn trở đầy chất nhân văn. Lý Bạch cũng chọn cho mình một không gian
rộng để con ngƣời cá nhân khổng lồ ở ông đƣợc tự do và tỏ bày tráng chí.


14

Luận án còn phát hiện đƣợc những đặc sắc trong từng thể loại thơ Lý Bạch :
Thơ ngũ cổ mực thƣớc, trang trọng; thơ thất cổ hào mại, phóng túng; thơ luật đẹp
diễm lệ và thơ tứ tuyệt tự nhiên chân thực. Ngôn ngữ thơ Lý Bạch vừa thể hiện nét
chung của tƣ duy nghệ thuật trung đại, của thơ Đƣờng nhƣng cũng có những đặc
sắc riêng : không gọt giũa mà lại đẹp, kỳ lạ, hƣ ảo nhƣng lại rất chân thực.

Những con số thống kê về số lƣợng từng thể loại, về câu nghi vấn, câu

cảm thán, câu cầu khiến; về sự xuất hiện nhiều của đại từ nhân xƣng ngôi thứ
nhất, của các hƣ từ... trong sự so sánh với các nhà thơ khác; những dẫn
chứng đƣợc chọn để phân tích và chứng minh phần nhiều chƣa đƣợc dịch ở
Việt Nam... cũng là những đóng góp của luận án, có thể trở thành tài liệu
tham khảo cho những ai quan tâm đến thơ Lý Bạch về sau.

8. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án có 3 chƣơng chính :
Chƣơng 1 : “Quan niệm thơ ca và con ngƣời Lý Bạch trong thơ”.
Chƣơng này khám phá những ý kiến của Lý Bạch bàn về thơ và một Lý Bạch
cá thể, nhiều Lý Bạch trong một Lý Bạch giữa thời Trung đại.
Chƣơng 2 : “Thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật trong thơ Lý
Bạch”. Chƣơng này tập trung khảo sát một Lý Bạch trăn trở về tồn tại trong
một cảm quan thời gian thoáng chốc và không gian cao rộng.
Chƣơng 3 : “Thể loại và ngôn ngữ thơ Lý Bạch”. Chƣơng này khám
phá những đặc sắc trong thi pháp thể loại cũng nhƣ ngôn ngữ của Lý Bạch.


15

Chƣơng 1
QUAN NIỆM THƠ CA VÀ CON NGƢỜI LÝ BẠCH
TRONG THƠ

1.1. Quan niệm thơ ca
Trong quá trình sáng tác thực tiễn, các nhà nghệ sĩ lớn đã dần dần đúc kết
đƣợc những quan niệm về sáng tác của chính bản thân mình. Những quan niệm ấy
không những biểu hiện đƣợc khuynh hƣớng, chủ trƣơng sáng tác của cá nhân
ngƣời nghệ sĩ mà đồng thời còn có thể phản ánh đƣợc nhu cầu, thị hiếu thẩm mỹ



16

chung của thời đại. Đến lƣợt mình, sáng tác sẽ là cơ sở để các nhà nghệ sĩ tự
đánh giá, tự điều chỉnh ngòi bút cũng nhƣ bình luận sáng tác của ngƣời khác.
Tuy không có những tác phẩm lý luận “đại thành” nhƣ Văn tâm điêu long
thời kỳ trƣớc hoặc Thương Lãng thi thoại, Tuỳ Viên thi thoại thời kỳ sau, nhƣng
hầu nhƣ các “đại gia” đời Đƣờng, bằng hình thức này hay hình thức khác đều
có những ý kiến về văn học nói chung và thơ ca nói riêng. Có lẽ đến thời kỳ này,
các thi nhân đã tự ý thức đƣợc hoạt động sáng tạo của mình là một hoạt động tự
giác, do vậy họ mới có ý thức trình bày quan điểm sáng tác. “Sự thật thì lý luận
văn chƣơng là từ thực tiễn sáng tác mà ra, nhƣng là hai chuyện khác nhau. Chỉ
khi nào cái sau tự ý thức thì mới thành ra cái trƣớc” [52, tr.6]. Thời Sơ Đƣờng
có Thƣợng Quan Nghi với Bút trác hoa lương, Lý Kiểu với Bình thi cách, Thôi
Dung với Đường triều tân định thi cách... Thi đàn Thịnh - Trung Đƣờng chứng
kiến sự xuất hiện của Thi cách (Vƣơng Xƣơng Linh), Thi thức, Thi nghị (Thích
Hiệu Nhiên), Nhị phong thi luận (Nguyên Kết), Tân nhạc phủ tự, Ký Đường
sinh, Dữ Nguyên Cửu thư... của Bạch Cƣ Dị, Đổng thị Vũ Lăng tập ký... của
Lƣu Vũ Tích, Nhị thập tứ thi phẩm của Tƣ Không Đồ ... đều là những đúc kết
thành quả của thực tiễn sáng tác, mở ra một hƣớng tìm tòi mới cho diện mạo thơ
ca đời Đƣờng - “thời kỳ hoàng kim” của thơ ca cổ điển Trung Quốc.
Những ý kiến về thơ ca của Lý Bạch hầu hết đƣợc phát biểu dƣới dạng sáng
tác, tập trung ở các bài thơ nhƣ Cổ phong 1, Cổ phong 35... và những phát biểu rải
rác đƣợc sao lục trong Bản sự thi (Mạnh Khởi) và Hà nhạc anh linh tập (Ân Phồn).

1.1.1. Theo đuổi cái đẹp tự nhiên
Quan điểm mỹ học về cái đẹp tự nhiên (tự nhiên chi mỹ) vốn bắt nguồn từ
trong học thuyết của Đạo gia thời Tiên Tần. Trong khi đề xƣớng chủ trƣơng thuận
ứng với cái Đạo tự nhiên trong triết học vũ trụ và nhân sinh, Lão Tử thƣờng đề cập
đến khái niệm phác (mộc mạc, chất phác) : “Đạo thƣờng vô danh, phác, tuy tiểu,



17

thiên hạ mạc năng thần dã” (Đạo thƣờng không có tên, mộc mạc, tuy nhỏ,
nhƣng chƣa có ai thần phục đƣợc - Đạo đức kinh, chƣơng 32). Phác cùng với
chân, tố (thuần trắng), thuần (tinh khiết), thực... là những khái niệm về đại thể là
đồng nghĩa vẫn thƣờng xuất hiện trong sách của Lão Tử, tất cả đều tuyên dƣơng
cái Đạo tự nhiên. Giai cấp thống trị đƣơng thời đề xƣớng tông pháp, nhân nghĩa
đạo đức..., theo Lão Tử đều là giả tạo (ngụy) : “Đại đạo phế, hữu nhân nghĩa, trí
huệ xuất, hữu đại ngụy” (Đạo lớn (tự nhiên) bị phế bỏ mới có nhân nghĩa, trí
huệ sản sinh, điều giả tạo cũng ra đời - Đạo đức kinh, chƣơng 18). “Ngụy” tức
là phá hoại cái tự nhiên anh nhi của nhân tính, từ đó Lão Tử phản đối tất cả, kể
cả ngôn từ hoa mỹ : “Mỹ ngôn bất tín, tín ngôn bất mỹ” (Lời đẹp không đáng
tin, lời đáng tin không đẹp - Đạo đức kinh, chƣơng 81). Có thể xem đây là quan
điểm mỹ học sơ khai về nghệ thuật ngôn từ ở Trung Quốc. Nó đƣợc phát huy
bởi Trang Tử. Trong quan niệm về vũ trụ tự nhiên của Trang Tử, ta cũng bắt gặp
những khái niệm thiện, phác, tố, thuần, chân, sơ, thực... nhằm đề cao bản tính tự
nhiên của vạn vật, kể cả con ngƣời, trong đó nhiều nhất là chân : “Pháp thiên
quý chân, bất câu vu tục” (Theo tự nhiên, qúy cái chân, không câu nệ vào thói
tục - Nam hoa kinh, “Ngƣ phụ”). “Tục” tức những điều trung, hiếu, tiết, nghĩa,
đạo đức... có thể làm cho con ngƣời trở thành giả tạo, hƣ rỗng. Theo đuổi tự
nhiên, qúy chân không chỉ là triết học nhân sinh mà còn là chủ trƣơng văn nghệ,
gần gũi với những quan niệm mỹ học của Trang Tử nhƣ:

-

“Tố phác nhi thiên hạ mạc năng dữ chi tranh mỹ‟ (Mộc mạc tinh

khiết mà thiên hạ khó cùng nó tranh đẹp - “Thiên đạo”).

“Thiên hạ hữu đại mỹ nhi bất ngôn” (Trong thiên hạ có cái Đẹp mà
không

nói - “Tri bắc du”).
Cái đẹp theo Trang Tử là thiên lại (tiếng sáo của trời) : “Kìa nhƣ gió thổi
khiến muôn tiếng không đồng nhau vang lên, nhƣng lại khiến cho nó tự ngƣng đi
hoặc nổi lên, là gì đấy ?” (“Tề vật luận”). Quách Tƣợng khi chú sách Trang Tử,


18

cho rằng thiên lại là thiên nhiên, do vậy cái đẹp thiên lại cũng chính là cái
đẹp tự nhiên [138, tr.167].
Những ý kiến của Lão Tử, Trang Tử chƣa trực tiếp đề cập đến văn học mà
chỉ là quan niệm mỹ học nói chung nhƣng có ảnh hƣởng rất lớn đến đời sau. Thời
Đông Hán, khi Vƣơng Sung (27 - 97) đề xƣớng cái đẹp chân thực (chân mỹ) và
phản đối thứ văn phong hoa lệ giả dối (hoa ngụy chi văn) thì nội hàm chủ yếu của
văn vẫn là Phú - thể tài đặc trƣng của thời Hán. Nhà huyền học nổi tiếng Quách
Tƣợng thời Ngụy - Tấn khi chú sách Trang Tử, trong cách lý giải về cái đẹp tự
nhiên đã tuyên dƣơng cái đẹp hình thức phù hợp với bản chất tự nhiên của vạn vật,
nhƣ rồng phƣợng phải có bộ lông sặc sỡ. Đó là cái đẹp chân chính; còn dê và chó
nếu có đem cạo sạch lông thì cũng không thể gọi là phác (mộc mạc) hoặc tố (tinh
khiết) đƣợc [138, tr.170]. Tuy cách kiến giải có khác, nhƣng về căn bản, Quách
Tƣợng vẫn nhất trí với Lão,Trang ở chỗ khẳng định cái đẹp tự nhiên. Sau này Lƣu
Hiệp trong Văn tâm điêu long cũng cƣờng điệu cái đẹp tự nhiên nhƣng không hề
phản đối “lệ từ”, “tình thái” có lẽ tiếp thu ảnh hƣởng từ Quách Tƣợng.
Từ khi thơ ngũ ngôn xuất hiện trên thi đàn và chiếm địa vị trọng yếu trong
suốt một thời gian dài từ thời Đông Hán đến Sơ Đƣờng, cái đẹp tự nhiên đã trở
thành tiêu chuẩn thẩm mỹ phổ quát trong thực tiễn sáng tác, trƣớc tiên phải kể đến
Cổ thi thập cửu thủ và sáng tác của các nhà thơ thời kỳ Kiến An. Tuy không có

những phát biểu mang tính lý luận nhƣng 19 bài Cổ thi (khuyết danh) với phong
cách ngôn ngữ bình dị và với cảm xúc đời thƣờng nhƣ nỗi buồn đời ngƣời ngắn
ngủi, tâm trạng lữ khách nhớ quê, tình yêu nam nữ rạo rực... bộc lộ tự nhiên, chân
thành đƣợc xem là khúc dạo đầu cho “thời đại văn học tự giác” (chữ dùng của Lỗ
Tấn về giai đoạn văn học Ngụy Tấn - Nam Bắc Triều). Chung Vinh trong Thi phẩm
căn cứ một phần vào tiêu chuẩn tự nhiên mà xếp phẩm trật cho thi nhân, chẳng hạn
xếp thơ Tạ Linh Vận - một nhà thơ Nam Triều vào Thượng phẩm vì thơ Tạ “xuất
vu tự nhiên” (bắt nguồn từ tự nhiên); còn Thang Huệ Hƣu thì khen : “Tạ


19

thi nhƣ phù dung xuất thuỷ”. Có phải đƣợc gợi ý từ đây mà sau đó hàng trăm
năm, Lý Bạch cũng lấy “Thanh thuỷ xuất phù dung” làm tuyên ngôn sáng tác ?
Ngƣời tổng kết phong khí tôn sùng tự nhiên và nâng lên thành tiêu chuẩn
thẩm mỹ có tính lý luận sâu sắc là Lƣu Hiệp : “Tâm sinh nhi ngôn lập, ngôn lập
nhi văn minh, tự nhiên chi đạo dã” (Con ngƣời có hoạt động tinh thần thì lời nói
xuất hiện. Lời nói xuất hiện thì cái văn sáng lên. Đó là cái đạo tự nhiên vậy Văn tâm điêu long, “Nguyên đạo”). Theo Lƣu Hiệp, hoạt động sáng tác văn học
(thơ ca) là sự bộc lộ tính tình, do vậy nó phải tự nhiên : “Con ngƣời sẵn có bảy
tình, bị sự vật xúc động thì sinh ra cảm xúc, cảm xúc thì nói chí, đó là tự nhiên “Minh thi”). Lƣu Hiệp đề cao tiêu chuẩn Chân : “Vì tình mà sáng tác cốt phải
gọn và chân thực”, gọi đây là thứ văn học “vì tình mà tạo văn” (vị tình nhi tạo
văn) và đối lập với nó là thứ văn hƣ ngụy, trống rỗng mà ông gọi là “vì văn mà
tạo tình” (vị văn nhi tạo tình) [119, tr.2, 56, 385].
Nhƣ vậy, đến thời Lý Bạch, theo đuổi cái đẹp tự nhiên trong sáng tác đã có
một quá trình tích tụ và phát triển khá lâu dài. Đến thời Sơ - Thịnh Đƣờng, nó cũng
là một tiêu chuẩn thẩm mỹ đƣợc các nhà thơ nhƣ Vƣơng Tích, Trần Tử Ngang hết
sức đề cao. Tuy không trực tiếp bàn đến cái đẹp tự nhiên, nhƣng trong Tu trúc
thiên tự - tác phẩm lý luận chủ yếu của Trần Tử Ngang, ông có những nhận xét về
văn phong thời Tề Lƣơng nhƣ “phần nhiều hoa lệ đẹp đẽ” (thái lệ cánh phồn),
“quanh co uốn lƣợn, bạc nhƣợc mà không theo phong nhã” (Uy dĩ đồi mị, phong

nhã bất tác) cho thấy Trần Tử Ngang cũng đề cao tự nhiên và chân tình thực cảm
trong sáng tác thơ ca. Những cố gắng của Trần Tử Ngang trong lý luận và thực tiễn
sáng tác là “hồi chuông đánh thức thi đàn Sơ Đƣờng hàng trăm năm tịch mịch”, là
cơ sở, bƣớc quá độ để Lý Bạch và những ngƣời khác nhƣ Thích Hiệu Nhiên, Tƣ
Không Đồ... đƣa cái đẹp tự nhiên thành khuynh hƣớng thẩm mỹ phổ biến nhất,
quan trọng nhất trên thi đàn Thịnh - Trung Đƣờng.


20

Năm Càn Nguyên thứ hai (759), khi lƣu lạc tại vùng Giang hạ, Lý Bạch
sáng tác bài Kinh loạn ly hậu, thiên ân lưu Dạ Lang, ức cựu du thư hoài, tặng
Giang hạ Vi thái thú Lương Tể - bài thơ dài nhất của Lý Bạch, trong đó có hai câu :

“Thanh thuỷ xuất phù dung,
Thiên nhiên khử điêu sức.”
(Nƣớc trong lộ hoa sen,
Tự nhiên vứt bỏ những trang sức đẽo gọt.)
Đây là lời tán dƣơng phong cách thơ văn tự nhiên của Vi Lƣơng Tể, cũng
chính là tuyên ngôn nghệ thuật của Lý Bạch. Phù dung vốn là loài hoa đẹp, thanh
khiết. Cho nên câu thơ thứ nhất đã đề cập đến hai tiêu chuẩn sáng tác : đẹp mà
trong sáng. Ở câu thứ hai, “thiên nhiên” là tự nhiên, là “thiên chân”, đối lập với nó
là sự đẽo gọt, trang sức (điêu sức). Do vậy, có thể cụ thể hoá quan niệm thẩm mỹ
“tự nhiên” của Lý Bạch thành hai phạm trù thanh và chân. Trong thơ Lý Bạch, hai
phạm trù này không ít lần kết hợp để trở thành thanh chân, tuyệt đại đa số trƣờng
hợp biểu hiện một trạng thái tinh thần của con ngƣời có căn duyên từ Đạo gia :

“Ngã gia tiên ông ái thanh chân”
(Tiên tổ nhà ta vốn thích thanh chân)
(Minh Cao ca phụng tiễn Tùng ông Thanh

quy Ngũ ngạn sơn cư)
“Lập đức quý thanh chân”
(Lập đức qúy ở chỗ thanh chân)
(Nam Lăng Ngũ Tùng sơn biệt Tuân Thất)
Thanh chân ở đây thống nhất với chủ trƣơng đề cao bản tính tự nhiên,
đồng thời là một tiêu chuẩn thẩm mỹ của Lão Tử và Trang Tử. Chỉ duy nhất
một lần thanh chân đề cập trực tiếp đến văn chƣơng :
“Thánh đại phục nguyên cổ,


21

Thuỳ y qúy thanh chân.”
(Thời đại vua thánh khôi phục đạo xƣa,
Rủ áo chuộng sự thanh chân.)
(Cổ phong 1)
Lý Bạch muốn đem thanh chân để cứu lấy căn bệnh ỷ lệ - một di phong của
thơ ca Lục triều trên thi đàn Sơ - Thịnh Đƣờng. Trong thế giới hình tƣợng thơ Lý
Bạch, cảm quan về sự trong suốt hầu nhƣ quán xuyến. Sơn, thuỷ, lâm, tuyết,
nguyệt, phong... tất cả đều thanh. Cái đẹp tự nhiên (thiên lại - tiếng sáo trời) của
Trang Tử đƣợc Lý Bạch cảm nhận khi chia tay với Sầm Huân ở đỉnh Minh Cao:"
Văn thiên lại chi tào tào”( Nghe sáo trời rộn rã- Minh Cao ca tống Sầm chinh quân)
và đƣợc cụ thể hóa trong thơ bằng những khái niệm mới nhƣ thanh ca (lời ca
trong), thanh thanh (âm thanh trong vắt), thanh nhạc (khúc nhạc thanh cao), thanh
huyền (tiếng đàn trong trẻo)... khi bàn về âm nhạc. Trực tiếp bàn về thơ có :

“Trung gian Tiểu Tạ hựu thanh phát”
(Trong đó Tiểu Tạ lại càng thanh tao rất mực)
(Tuyên Châu Tạ Diểu lâu tiễn biệt Hiệu thư Thúc Vân)


“Thi truyền Tạ Diểu thanh”
(Thơ truyền đến Tạ Diểu thì đã trong sáng)
(Tống Trừ Ấp chi Vũ Xương)
Song song với thanh là chân - Lý Bạch đem “tâm tình con trẻ” (đồng tâm)
đối đãi với cuộc đời, do vậy đâu đâu ông cũng thấy những chân nhân, chân tăng,
chân sơn... Nó trở thành tiêu chí cao nhất mà Lý Bạch muốn hƣớng đến khi biểu
hiện những trạng thái tinh thần chủ quan. Tình thì phải là chân tình : “Rửa lòng sẽ
đƣợc chân tình” - (Tống Bùi thập bát Đồ Nam quy Tung Sơn); thú thì phải là chân
thú : “Tấm lòng trong trắng tự có, Cái thú chân chính không phải mƣợn ở ngoài”
(Nhật tịch sơn trung hốt nhiên hữu hoài); tâm thì phải là chân tâm : “Tấm lòng
chân thật, sâu xa và trong suốt” (Lư Sơn Đông Lâm tự dạ hoài). Ngoài ra còn có


22

chân ý, chân cốt... Tiêu chuẩn chân ở Lý Bạch cũng chính là phác, là tự nhiên
của Trang Tử : “Chân giả, sở dĩ thụ vu thiên dã, tự nhiên bất khả dị dã” (chân,
sở dĩ tiếp thu từ trời, tự nhiên không thể khác đƣợc - Nam hoa kinh - “Ngƣ
phụ”). Theo Lý Bạch, sự mộc mạc mà mất đi cũng có nghĩa là đã đánh mất cái
bản chất tự nhiên thiên thành của con ngƣời, của nghệ thuật. Trong bài Thù
Vương bổ khuyết Huệ Dực trang tống Thừa Tỷ tặng biệt, Lý Bạch tuyên bố :

“Phác tán bất thƣợng cổ,
Thời ngoa giai thất chân.”
(Không sùng thƣợng cổ xƣa thì sự mộc mạc
mất, Mất sự chân thực thì sự lừa bịp ra đời.)
Tƣ tƣởng “pháp thiên quý chân” (theo tự nhiên, quý chân thực) còn đƣợc
Lý Bạch đề cao trong hội hoạ khi ông yêu cầu “bút tả thiên chân” (ngọn bút tự
nhiên chân thực - Kim Lăng danh tăng Thạch Công phấn đồ từ thân tán), hoặc khi
bàn về thƣ pháp, ông cũng yêu cầu “thiên sinh” : “Cổ lai vạn sự quý thiên sinh”

(Xƣa nay mọi việc qúy ở chỗ tự nhiên sinh thành - Thảo thư ca hành).

Tình cảm là linh hồn của thơ ca. “Tình động vu lý nhi hình vu ngôn”
(Tình động bên trong mà thành ra lời - Mao thi tự), do vậy thơ phải chân thực
phản ánh thế giới nội tâm con ngƣời. Không phải ngẫu nhiên mà ngƣời đời thú
vị với những truyền thuyết về phong cách làm thơ cực kỳ phóng túng của Lý
Bạch : Trong cơn say làm thơ (Thanh bình điệu tam thủ), sau cơn say tỉnh dậy
làm thơ (Xuân nhật túy khởi ngôn chí)... Vô ý mà thành thơ, vung bút là thành
thơ trở thành đặc trƣng trong công việc sáng tác của Lý Bạch. Quá câu nệ vào
ngôn từ, lập ý, kết cấu... thì không thể nào bộc lộ đƣợc những cảm xúc bất chợt
đến, bất chợt đi trong thế giới tinh thần của con ngƣời. Trong thơ Lý Bạch
thƣờng bắt gặp những trạng thái “hốt”, “đột”, “hốt nhiên”... Chẳng hạn:

Trong thi đề : Nhật tịch sơn trung hốt nhiên hữu hoài
Trong câu thơ : “Hốt nhiên cao vịnh thế tứ liên”


23

(Bỗng nhiên ngâm vịnh, nƣớc mắt chảy dài)
(Ngọc hồ ngâm)
Bởi thế, Lý Bạch mới đùa cợt sự dụng công khi làm thơ của Đỗ Phủ.
Bài Hý tặng Đỗ Phủ :
Tá vấn biệt lai thái sấu sinh ?
Tổng vị tòng tiền tác thi khổ.”
(Thử hỏi từ ngày cách xa sao mà quá gầy ?
Chỉ vì xƣa nay làm thơ sao quá khổ.)
Nhiều ngƣời cho rằng, đây có thể là ngụy tác của ngƣời đời sau thêm vào
thi tập của Lý Bạch (Lý Bạch toàn tập [117] đƣa bài thơ này vào phần “bổ di”),
nhƣng trong thơ mình cũng không hiếm lần Đỗ Phủ tự thừa nhận “làm thơ khổ” :


“Tri quân khổ tƣ duyên thi sấu”
(Biết anh khổ công suy nghĩ vì thơ mà gầy gò)
(Mộ đăng Tử ân tự chung lâu ký Bùi thập Địch)

“Tân thi cải bãi tự trƣờng ngâm”
(Sửa xong bài thơ mới tự ngâm dài”
(Giải muộn, bài 7)

“Vãn tiết tiệm vu thi luật tế”
(Cuối đời càng gần gũi với cái tế vi của luật thi)
(Khiển tâm hí trình Lộ thập cửu Tào Trường)
Và không thể không nhắc đến danh cú “Ngữ bất kinh nhân tử bất hƣu”( Giang
thượng trực thủy như hải thế liêu đoản thuật) vốn đƣợc xem là tuyên ngôn sáng tác
của Đỗ Phủ. Với Lý Bạch, thơ cốt ở chân tình thực cảm (tất nhiên Đỗ Phủ


×