Tải bản đầy đủ (.docx) (158 trang)

Tư tưởng triết học của karl raimund popper

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (605.96 KB, 158 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

==================

BÙI LAN HƢƠNG

TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC
CỦA KARL RAIMUND POPPER

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI – 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

==================

BÙI LAN HƢƠNG

TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC
CỦA KARL RAIMUND POPPER
Chuyên ngành: CNDVBC & CNDVLS
Mã số :

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:


GS.TS Nguyễn Vũ Hảo

HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dƣới sự hƣớng
dẫn của GS.TS. Nguyễn Vũ Hảo. Các số liệu đƣợc nêu và sử dụng trong luận án là
trung thực, đảm bảo tính khách quan và khoa học. Danh mục tài liệu dùng để tham
khảo trong luận án có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
Hà Nội, ngày…tháng…năm …
Tác giả luận án

Bùi Lan Hƣơng


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập, nghiên cứu tại Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, đƣợc sự giúp đỡ của Nhà trƣờng và các
Phòng, Ban, Khoa Triết học nay tôi đã hoàn thành chƣơng trình học tập và Luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong Ban Thƣờng vụ Đảng ủy,
Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo Sau đại học, Khoa Triết học Trƣờng Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ, tạo điều
kiện cho tôi dƣợc học tập, thực hiện và hoàn thành Luận án Tiến sĩ triết học này.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin đƣợc bày tỏ lời cảm ơn chân
thành tới GS.TS Nguyễn Vũ Hảo, ngƣời Thầy – Nhà khoa học đã trực tiếp hƣớng
dẫn tôi nghiên cứu và học tập, hoàn thành Luận án tiến sĩ này.
Tôi vô cùng biết ơn sự động viên, khích lệ, tạo điều kiện và giúp đỡ của gia
đình, bạn bè và đồng nghiệp trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện
Luận án.



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 3
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI.......................8
1.1. Những công trình nghiên cứu về điều kiện, tiền đề ra đời tƣ tƣởng triết học của

Karl Raimund Popper......................................................................................... 8
1.2. Những công trình nghiên cứu về triết học khoa học của Karl Raimund Popper .. 12

1.3. Những công trình nghiên cứu về triết học chính trị - xã hội của Karl
Raimund Popper............................................................................................... 22
1.4. Khái quát kết quả các công trình liên quan và những vấn đề đặt ra tiếp tục
nghiên cứu........................................................................................................ 28
Chƣơng 2. ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ CHO SỰ RA ĐỜI TƢ TƢỞNG TRIẾT
HỌC CỦA KARL RAIMUND POPPER............................................................. 31
2.1. Karl Raimund Popper: cuộc đời và tác phẩm............................................. 31
2.1.1. Cuộc đời.............................................................................................31
2.1.2. Tác phẩm............................................................................................34
2.2. Điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội phƣơng Tây thế kỷ XX cho sự ra đời tƣ tƣởng

triết học của Karl Popper................................................................................... 38
2.3. Những tiền đề khoa học tự nhiên cho sự ra đời tƣ tƣởng triết học của Karl
Raimund Popper................................................................................................ 44
2.3.1. Thuyết tiến hóa của Darwin...............................................................44
2.3.2. Thuyết tương đối của Albert Einstein.................................................45
2.3.3. Nguyên lý bất định trong vật lý lượng tử............................................48
2.3.4. Định lý bất toàn..................................................................................50
2.4. Những tiền đề lý luận cho sự ra đời tƣ tƣởng triết học của Karl Raimund Popper51


2.4.1. Chủ nghĩa lịch sử...............................................................................51
2.4.2. Tư tưởng về tự do của Hayek..............................................................57
2.4.3. Lý thuyết chân lý của Tarski...............................................................58
2.4.4. Chủ nghĩa thực chứng logic...............................................................60

1


Chƣơng 3. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TRIẾT HỌC VỀ KHOA
HỌC CỦA KARL RAIMUND POPPER............................................................. 65
3.1. Chủ nghĩa duy lý phê phán của Karl Popper.............................................. 65
3.1.1. Lập trường nhận thức luận của Karl Popper.....................................65
3.1.2. Nguyên tắc phủ chứng........................................................................69
3.1.3. Phương pháp thử và sai (method of trial and error)...........................73
3.2. Tri thức luận tiến hóa của Karl Raimund Popper.......................................78
3.2.1. Logic của sự tăng trưởng tri thức khoa học.......................................78
3.2.2. Lý thuyết ba thế giới của Karl Raimund Popper................................85
3.2.3. Quan niệm của Karl Raimund Popper về chân lý trong khoa học......89
3.3. Một số đánh giá về tƣ tƣởng triết học khoa học của Karl Raimund Popper
.......................................................................................................................... 91
3.3.1. Giá trị tư tưởng triết học khoa học của Karl Raimund Popper..........91
3.3.2. Hạn chế tư tưởng triết học khoa học của Karl Raimund Popper . 94
Chƣơng 4. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ
- XÃ HỘI CỦA KARL RAIMUND POPPER...................................................102
4.1. Quan niệm của Karl Raimund Popper về vấn đề xây dựng xã hội lý tƣởng
........................................................................................................................ 102
4.1.1. Mô hình xã hội mở............................................................................102
4.1.2. Kĩ thuật xã hội từng phần.................................................................112
4.2. Quan niệm của Karl Raimund Popper về dân chủ.................................... 116
4.2.1. Thể chế dân chủ................................................................................116

4.2.2. Trách nhiệm của công dân trong xã hội dân chủ..............................124
4.3. Một số đánh giá về triết học chính trị - xã hội của Karl Raimund Popper 127
4.3.1. Giá trị tư tưởng triết học chính trị - xã hội của Karl Raimund Popper
.................................................................................................................... 127
4.3.2. Hạn chế tư tưởng triết học chính trị - xã hội của Karl Raimund Popper
.................................................................................................................... 133
KẾT LUẬN..........................................................................................................141
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN.............................................................................................................145
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................146


2


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Karl Raimund Popper (1902- 1994) là một nhà triết học ngƣời Áo tiêu biểu,
ông đƣợc đánh giá là một trong những triết gia có ảnh hƣởng nhất thế kỷ XX, ông
tổ đầu tiên của chủ nghĩa hậu thực chứng, ngƣời sáng lập chủ nghĩa duy lý phê
phán. Nội dung triết học của ông rất rộng lớn, trong đó triết học về khoa học và triết
học chính trị - xã hội là hai lĩnh vực mà ông dành nhiều tâm huyết hơn cả và đây
cũng chính là hai địa hạt tƣ tƣởng làm nên tên tuổi của K. Popper.
Với những đóng góp lớn trong lĩnh vực tƣ tƣởng, K. Popper đã vinh dự giành
nhiều giải thƣởng và danh hiệu danh giá. Ông đƣợc Nữ hoàng Anh Elizabeth II phong
tƣớc hiệp sĩ vào năm 1965 và đƣợc bầu là Uỷ viên của Hội Hoàng gia vào năm 1976.
Năm 1992, ông đƣợc trao giải thƣởng Kyoto trong nghệ thuật và triết học bởi sự
“tƣợng trƣng cho tinh thần cởi mở của thế kỷ 20” và những “ảnh hƣởng rất lớn đến sự
hình thành của môi trƣờng trí tuệ hiện đại” của mình. Triết học của K. Popper không
chỉ luận giải các vấn đề của thời đại đặt ra mà còn gợi mở nhiều nội dung mới cho các

nhà tƣ tƣởng sau ông tiếp tục nghiên cứu với những tên tuổi nổi tiếng nhƣ: Lakatos,
Thomas Kuhn, Bartley, Feyerabend…do vậy ý nghĩa của việc nghiên cứu về những nội
dung cơ bản trong tƣ tƣởng triết học của K. Popper không đơn thuần dừng ở việc hiểu
thấu đáo về những giá trị và hạn chế trong học thuyết của vị triết gia này mà còn là cơ
sở để nắm bắt toàn bộ logic xuyên suốt tƣ tƣởng của các nhà hậu thực chứng.

Mặc dù rất nổi tiếng trên thế giới, song di sản triết học của K. Popper lại chƣa
đƣợc giới nghiên cứu Việt Nam quan tâm thỏa đáng, một phần là do sự khan hiếm
về tài liệu tiếng Việt nhƣng nguyên nhân quan trọng hơn cả là do K. Popper đƣợc
biết đến nhƣ một gƣơng mặt nổi trội với nhiều công trình nghiên cứu công phu phê
bình chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác dẫn đến tâm lý e ngại của nhiều nhà nghiên
cứu. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng chính việc không né tránh mà đi sâu nghiên cứu
vấn đề một cách trực diện dựa trên tinh thần khách quan khoa học đối với những
đánh giá của K. Popper về chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác ở cả hai mặt tán đồng
và chƣa đồng thuận sẽ giúp chúng ta có cái nhìn khách quan hơn về tính hợp lý và

3


bất hợp lý trong những nhận định của ông về chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác,
cung cấp cho chúng ta một niềm tin mãnh liệt hơn về những giá trị bất diệt của triết
học Mác, và qua đó triết học của K. Popper cũng đƣợc nhận diện đầy đủ hơn.
Hêghen từng khẳng định: “mỗi một hệ thống triết học đều là triết học của thời
đại mình. Nó là vòng khâu của toàn bộ chuỗi phát triển tinh thần; do vậy, nó chỉ có
thể đáp ứng những lợi ích phù hợp với thời đại của nó” [28, tr.48]; và “triết học hiện
đại là kết quả của tất cả các nguyên tắc có từ trƣớc đó; nhƣ vậy, không một hệ
thống triết học nào bị bác bỏ, bị lật đổ. Không phải nguyên tắc của triết học đó bị
bác bỏ; cái bị bác bỏ, bị lật đổ chỉ là giả thuyết, là giả định cho rằng, nguyên lý hay
nguyên tắc ấy là định nghĩa tuyệt đối, tối hậu” [28, tr.40]. Các luận điểm mang tính
chất chỉ dẫn phƣơng pháp luận cho việc nghiên cứu triết học trên đây của Hêghen là

cơ sở giúp chúng ta nghiên cứu và đánh giá một cách khách quan tất cả các học
thuyết triết học, cả quá khứ lẫn đƣơng đại, trong đó có triết học của K. Popper.
Đặc biệt, Nghị quyết của Bộ Chính trị (khóa VII) ngày 28-03-1992 đã chỉ rõ:
“Trong nhiều năm qua, nội dung đào tạo đội ngũ cán bộ lý luận hầu nhƣ chỉ bó hẹp
trong các bộ môn khoa học Mác – Lênin, chƣa coi trọng việc nghiên cứu các trào
lƣu khác và tiếp nhận những thành tựu khoa học của thế giới. Hậu quả là cán bộ lý
luận thiếu hiểu biết rộng rãi về kho tàng tri thức của loài ngƣời, do đó khả năng
phát triển bị hạn chế” [13, tr.20-21].
Tiếp theo Nghị quyết trên, Nghị quyết của Bộ Chính trị (khóa XI) ngày 9-102014 về công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030 đánh giá: “nghiên
cứu những trào lƣu tƣ tƣởng, học thuyết mới, lý thuyết mới chƣa đƣợc nhiều”; do
vậy, Nghị quyết nêu phƣơng hƣớng chỉ đạo: “Đối với những trào lƣu tƣ tƣởng,
học thuyết, lý thuyết mới, tiếp tục mở rộng và đi sâu nghiên cứu trên quan điểm
khách quan, biện chứng và tiếp thu những giá trị tiến bộ” [107]. Do vậy việc nghiên
cứu thấu đáo tƣ tƣởng triết học của K. Popper sẽ rất có giá trị trong việc nghiên cứu
các trào lƣu triết học thế giới sau C. Mác, góp phần nâng cao trình độ lý luận cho
cán bộ, đảng viên và sinh viên ở Việt Nam.

4


Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của các cuộc cách mạng khoa học công
nghệ, khoa học đã trở thành lực lƣợng sản xuất trực tiếp. Những phát minh, sáng
chế đóng vai trò quan trọng trong mọi biến đổi của tình hình kinh tế - xã hội. Trong
giai đoạn quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay, nếu công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nƣớc là nhiệm vụ trọng tâm thì việc phát triển nghiên cứu khoa học
chính là giải pháp then chốt. Song, để hoạt động nghiên cứu của các khoa học đạt
hiệu quả cần đƣợc dẫn đƣờng bởi hệ thống lý luận về logic cũng nhƣ pháp nghiên
cứu, vấn đề này chính là nội dung cốt lõi trong triết học về khoa học của K. Popper.
Thêm vào đó, những vấn đề nổi cộm của xã hội đƣơng đại đƣợc Popper luận giải
trong các công trình nghiên cứu của mình cũng đang là bài toán nan giải đặt ra cho

Việt Nam hiện nay nhƣ: phƣơng pháp xây dựng xã hội, trách nhiệm của công dân
trong xã hội dân chủ, nâng cao tinh thần phản biện khắc phục bệnh giáo điều. Một
nghiên cứu khách quan khoa học về những nội dung này là cần thiết giúp chúng ta
thu lƣợm đƣợc những bài học quý giá nhằm giải quyết những vấn đề đang đặt ra
cho Việt Nam hiện nay.
Kể từ những năm đầu của thế kỷ XX đến nay ở Việt Nam đã có một số nghiên
cứu dài, ngắn, sâu, nông khác nhau đề cập đến quan niệm của Karl Raimund Popper
về nguyên tắc phủ chứng, lý thuyết ba thế giới, con đƣờng của sự tăng trƣởng tri
thức khoa học, sự phê phán chủ nghĩa lịch sử. Nhƣng tuyệt nhiên chƣa có một
nghiên cứu nào phân tích toàn bộ những nội dung cơ bản trong tƣ tƣởng triết học
của Karl Popper với tƣ cách là một chỉnh thể toàn diện,thống nhất.
Với lòng khâm phục nhà triết học phƣơng Tây hiện đại có danh tiếng trên
diễn đàn học thuật thế giới, với khát khao muốn tìm hiểu cho rõ ngọn ngành những
giá trị và hạn chế trong di sản của triết gia, tác giả mạnh dạn chọn “Tư tưởng triết
học của Karl Raimund Popper” làm đề tài luận án Tiến sĩ triết học của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
- Mục đích nghiên cứu của luận án: Phân tích, làm rõ một cách có hệ thống

những nội dung cơ bản trong tƣ tƣởng triết học của Karl Raimund Popper, từ đó
đƣa ra đánh giá về những giá trị và hạn chế của nó.

5


- Nhằm đạt đƣợc mục đích đó, Luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:

+ Thứ nhất, khảo cứu các công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc có liên
quan đến nội dung đề tài từ đó xác định nhiệm vụ của luận án.
+ Thứ hai, phân tích các điều kiện và tiền đề cho sự hình thành tƣ tƣởng triết


học của Karl Raimund Popper.
+ Thứ ba, trình bày những nội dung cơ bản của tƣ tƣởng triết học về khoa

học và triết học chính trị - xã hội của Karl Raimund Popper.
+ Thứ tư, đƣa ra một số đánh giá về những giá trị, hạn chế của tƣ tƣởng triết

học của Karl Raimund Popper.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận án: Luận án tập trung vào các nội dung cơ

bản và những giá trị, hạn chế trong tƣ tƣởng triết học của Karl Raimund Popper.
- Phạm vi nghiên cứu của luận án: Luận án tập trung khảo cứu, làm rõ các nội

dung cơ bản nhất trong tƣ tƣởng triết học của Karl Raimund Popper: triết học khoa
học, triết học chính trị - xã hội thông qua một số tác phẩm chủ yếu của ông: Logic của
việc khám phá khoa học, Sự nghèo nàn của chủ nghĩa lịch sử, Xã hội mở và những kẻ
thù của nó, Phỏng định và bác bỏ: Sự tăng trưởng của tri thức khoa học và Tri thức

khách quan: Một cách tiếp cận dưới góc độ tiến hóa.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận của luận án: Luận án đƣợc thực hiện trên cơ sở những nguyên

tắc của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Luận án cũng
dựa trên quan điểm của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về việc tiếp thu
những tinh hoa văn hóa của nhân loại nhằm góp phần làm phong phú và hoàn thiện
hơn trình độ lý luận của nhân dân ta trong thời kỳ mới.
- Phương pháp nghiên cứu của luận án: Luận án sử dụng phƣơng pháp luận của chủ

nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, phƣơng pháp mác xít nghiên


cứu lịch sử triết học, kết hợp các phƣơng pháp nhƣ phân tích - tổng hợp, logic - lịch
sử, so sánh, quy nạp - diễn dịch, hệ thống hóa và phƣơng pháp văn bản học.

6


5. Đóng góp mới của luận án
- Góp phần tổng hết tình hình nghiên cứu tƣ tƣởng triết học của Karl Popper.
- Làm rõ sự tác động của điều kiện kinh tế - xã hội cũng nhƣ những ảnh

hƣởng của tiền đề lý luận và khoa học tự nhiên đến sự hình thành tƣ tƣởng triết học
của Karl Popper.
- Hệ thống hóa và phân tích đƣợc những nội dung cơ bản trong tƣ tƣởng triết

học về khoa học và triết học chính trị - xã hội của K.Popper qua đó chỉ ra đƣợc xuất
phát điểm trong nghiên cứu của Popper và mối liên hệ giữa hai lĩnh vực tƣ tƣởng
này của ông.
- Chỉ ra đƣợc giá trị, hạn chế của tƣ tƣởng triết học của K.Popper; đối chiếu

một cách có phê phán trên quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tìm ra những “hạt
nhân hợp lý” qua đó rút ra ý nghĩa lý luận cho việc giải quyết các vấn đề thực tiễn
của Việt Nam hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Ý nghĩa lý luận của luận án: Luận án góp phần nghiên cứu có hệ thống

những nội dung triết học cơ bản trong tƣ tƣởng của K. Popper – một lĩnh vực vẫn
chƣa đƣợc nghiên cứu chuyên sâu ở Việt Nam – để từ đó chỉ ra những giá trị, hạn
chế và ảnh hƣởng của triết học K. Popper đối với lịch sử triết học sau ông. Đồng
thời, luận án vạch ra những sai lầm cơ bản trong việc phê phán của Popper đối với
chủ nghĩa Mác qua đó khẳng định giá trị khoa học bền vững của chủ nghĩa Mác.

- Ý nghĩa thực tiễn của luận án: Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo

cho việc nghiên cứu, giảng dạy lịch sử triết học phƣơng Tây hiện đại, tạo tiền đề để
lĩnh hội văn hóa phƣơng Tây nói chung, văn hóa Áo nói riêng trên tinh thần “gạn
đục khơi trong” một cách phù hợp với chiến lƣợc hội nhập quốc tế của Đảng và
Nhà nƣớc Việt Nam.
7. Kết cấu của luận án

Phù hợp với mục đích và thực hiện nhiệm vụ đã nêu trên, ngoài phần mở
đầu, kết luận, danh mục các công trình đã công bố của tác giả có liên quan đến đề
tài luận án và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chƣơng, 14 tiết.

7


Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Để nghiên cứu Tư tưởng triết học của Karl Raimund Popper, trong luận án
này, tác giả cần phải bắt đầu từ việc tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề để làm rõ,
trong lĩnh vực này, các học giả đi trƣớc đã đạt đƣợc những kết quả gì có thể tham
khảo vào luận án, những gì vẫn đang là khoảng trống mà tác giả luận án cần tiếp tục
nghiên cứu bổ sung.
Nghiên cứu về tƣ tƣởng triết học Karl Raimund Popper là đề tài khá mới, nên
chƣa có nhiều công trình và tài liệu để luận án có thể tham khảo. Tuy nhiên, chúng
tôi vẫn cố gắng khảo sát những công trình trong và ngoài nƣớc có thể hỗ trợ trực
tiếp hay gián tiếp cho việc thực hiện luận án ở ba mảng là điều kiện tiền đề cho sự
ra đời tƣ tƣởng triết học của Popper, triết học về khoa học và triết học chính trị - xã
hội của K. Popper.
1.1. Những công trình nghiên cứu về điều kiện, tiền đề ra đời tƣ tƣởng triết học

của Karl Raimund Popper

Mọi tƣ tƣởng triết học đều liên hệ mật thiết với những điều kiện kinh tế, xã
hội, chính trị và văn hóa của thời đại mà nó nảy sinh và phát triển. Tƣ tƣởng triết
học của Karl Popper cũng không ngoại lệ; nó chịu sự chi phối của các điều kiện
kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa của nƣớc Áo nói riêng và xã hội phƣơng Tây
hiện đại nói chung giữa thế kỷ XX. Nghiên cứu tƣ tƣởng triết học của K. Popper,
các tác giả đều ít nhiều đề cập đến những điều kiện, tiền đề cơ bản dẫn đến sự ra đời
tƣ tƣởng của ông.
Những công trình nghiên cứu trong nước:
Có rất ít tài liệu liên quan trực tiếp đến nội dung điều kiện, tiền đề ra đời tƣ
tƣởng triết học của Karl Raimund Popper bằng tiếng Việt. Tuy nhiên, chúng tôi có thể
tham khảo tƣ liệu trong các nghiên cứu về lịch sử châu Âu nói chung nƣớc Áo nói
riêng, từ đó chắt lọc ra nhƣng tƣ liệu hữu ích phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.

Tác phẩm Lịch sử triết học phương Tây hiện đại [10] do Bùi Đăng Duy và
Nguyễn Tiến Dũng chủ biên (2005) tuy không phân tích riêng những điều kiện
kinh tế - xã hội dẫn tới sự hình thành tƣ tƣởng triết học của K. Popper nhƣng đã

8


khái lƣợc một cách tổng quan mối quan hệ của các trào lƣu triết học phƣơng Tây hiện
đại với sự phát triển của khoa học mà triết học của K. Popper là một trong số đó.
Trong cái nhìn tổng quan đó tác giả luận án có thể thấy đƣợc sự ảnh hƣởng của vật lý
học Newton (1642 – 1727), thuyết tiến hóa của C.Darwin (1809 – 1882), thuyết lƣợng
tử của A.Einstein (1879 - 1955) và nguyên lý bất định của HeisenBerg (1901 - 1976)
đến sự hình thành và phát triển tƣ tƣởng triết học của K. Popper.

Trong bài viết Lịch sử như là hư cấu - quan điểm sáng tạo mới về đề tài lịch
sử [3] tác giả Phan Tuấn Anh (2013) khi tìm hiểu quan niệm của Popper về mối
quan hệ giữa bản chất tri thức của sử học với bản chất tri thức của khoa học tự nhiên

đã liệt kê một loạt những phát minh khoa học trong thế kỷ XX làm thay đổi quan
niệm truyền thống về tri thức khoa học, mặc dù còn thiếu sự phân tích chi tiết
nhƣng đây cũng là những gợi ý cho chúng tôi khi đi tìm hiểu về bối cảnh ra đời tƣ
tƣởng triết học của K. Popper.
Nội dung phần “Những nhân tố quy định diện mạo và những đặc điểm cơ bản
của triết học phƣơng Tây hiện đại” trong chƣơng I thuộc tập 3 của bộ sách Lịch sử
triết học phương Tây [36] của tác giả Đỗ Minh Hợp (2014) là cơ sở để chúng tôi đi
từ bối cảnh chung của xã hội phƣơng Tây tìm ra những nhân tố, những điều kiện
quy định sự hình thành tƣ tƣởng triết học của K. Popper.
Bên cạnh những tài liệu thuộc lĩnh vực triết học ít ỏi nghiên cứu về nội dung
này thì những công trình thuộc lĩnh vực sử học và văn hóa học của thế giới thế kỷ
AX cũng góp phần cung cấp cho chúng ta bức tranh toàn cảnh về những biến động

kinh tế, chính trị - xã hội, văn hóa và khoa học công nghệ dẫn tới sự hình thành tƣ
tƣởng triết học của K. Popper. Trong đó phải kể đến cuốn sách Lịch sử thế giới hiện
đại [66] do Nguyễn Anh Thái (2005) chủ biên đã trình bày những sự kiện nổi bật và
đặc trƣng cơ bản của lịch sử thế giới giai đoạn 1917 – 1995 nhƣ sự kiện chiến tranh
thế giới thứ nhất, chiến tranh thế giới thứ hai, quá trình hình thành, phát triển và sụp
đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nƣớc Đông Âu. Những nội dung trên của
cuốn sách đã phác họa toàn cảnh về những biến động chính trị - xã hội có ảnh
hƣởng trực tiếp tới sự hình thành tƣ tƣởng triết học của K. Popper, làm cơ sở để
luận giải những nội dung cơ bản trong triết học chính trị - xã hội của vị triết gia này.

9


Những thành tựu văn minh của nhân loại trong thế kỷ XX đƣợc trình bày
trong cuốn sách Lịch sử văn minh thế giới [56] do Vũ Dƣơng Ninh (2010) chủ biên,
trong đó những bƣớc tiến vƣợt bậc về khoa học công nghệ trong thời kỳ này đƣợc
các tác giả tập trung giới thiệu, từ sự ra đời của chiếc máy tính điện tử đầu tiên năm

1946 đến robot đầu tiên đƣợc chế tạo tại Mỹ năm 1961, những đột phá trong công
nghệ sinh học về gen, tế báo, enzim cho tới những thành tựu của công cuộc chinh
phục vũ trụ đã chứng minh cho nhân loại thấy vai trò to lớn của các phát minh khoa
học đối với sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội. Qua đó có thể thấy rằng
những phát minh khoa học mang tính chất vạch thời đại của thế kỷ XX không chỉ cổ
vũ các nhà khoa học tự nhiên hăng say nghiên cứu mà còn đặt ra yêu cầu đối với
nhiều bộ môn khoa học khác trong đó có triết học khoa học nhằm tìm ra phƣơng
pháp luận phù hợp cho việc nghiên cứu khoa học hiệu quả, đây rất có thể là lí do
khiến Popper dành nhiều tâm huyết cho triết học khoa học.
Những công trình nghiên cứu ngoài nước:
Trong tác phẩm Karl Popper - Những năm hình thành, 1902-1945: Chính trị
và Triết học giữa hai cuộc chiến tại Viên (Karl Popper –The Formative Years, 19021945: Politics and Philosophy in Vien Interwar) [83] với 591 trang viết Malachi
Hacohen (2000) đã phác họa nên một bức chân dung hấp dẫn của nhà triết học này.
Để giúp Popper thoát khỏi sự đánh giá là bảo thủ và chống cộng sau chiến tranh,
Hacohen đã cố công khôi phục các tác phẩm của ông và đồng thời cho thấy chúng
có chứa những thông điệp cần thiết cho nền chính trị và triết học hiện đại. Trong
những năm sau chiến tranh, mỗi bƣớc thay đổi trong tƣ tƣởng của Popper đều
đƣợc phân tích bởi nhiều ngƣời đi theo ông. Ngƣợc lại, thời thơ ấu của ông trƣớc
năm 1945 đƣợc biết đến tƣơng đối ít. Nhƣng hiện nay ngƣời ta có thể tham khảo
nghiên cứu của Malachi Haim Hacohen.
Nhà nghiên cứu Anthony O'Hear - Giáo sƣ Triết học tại Đại học
Buckinghamshire, Giám đốc Học viện Triết học Hoàng gia và là biên tập viên của
tạp chí Triết học- là một trong những ngƣời dành nhiều tâm sức cũng nhƣ có nhiều
công trình nghiên cứu chuyên sâu về tƣ tƣởng triết học của K. Popper. Cuốn sách
Karl Popper: Triết học và các vấn đề (Karl Popper: Philosophy and Problems) [88]

10


(1995) của ông là một bộ sƣu tập các bài luận của mƣời lăm triết gia nổi bật, một

vài ngƣời trong số họ có liên hệ mật thiết với Popper và tác phẩm của ông, cung cấp
những đánh giá về sự đóng góp của Popper trong một số lĩnh vực chính: phƣơng
pháp luận và triết học khoa học; lý thuyết lƣợng tử; lý thuyết tiến hóa và chính trị .
O‟Hear cho rằng có rất ít nhà triết học trong thế kỷ này có phạm vi ảnh hƣởng rộng
hơn Karl Popper cả bên trong và bên ngoài triết học. Năm 2004 nhà nghiên cứu này
tiếp tục xuất bản bốn tập sách Karl Popper: Tiểu sử, bối cảnh và đánh giá ban đầu
đối với các tác phẩm của Popper, Karl Popper: Triết học khoa học 1, Karl Popper:
Triết học khoa học 2, Karl Popper: Chính trị và khoa học xã hội (Karl Popper:
Biography, background, and early reactions to Popper's work, Karl Popper:
Philosophy of science 1, Karl Popper: Philosophy of science 2, Karl Popper: Politics
and social science). Đây là một công trình nghiên cứu đồ sộ, toàn diện về tƣ tƣởng
triết học của Popper. Tác giả cuốn sách đánh giá Popper là một trong những nhà tƣ
tƣởng triết học nổi bật của thế kỷ 20 - một nhà tƣ tƣởng đột phá, ông đã nhìn thấy
bản chất của khoa học thực sự nhƣ là sự sẵn sàng đƣa ra các lý thuyết để thử
nghiệm nghiêm ngặt và từ chối chúng khi bị bác bỏ bằng kiểm tra. O‟Hear khẳng
định cuốn sách lớn đầu tiên của Popper vào năm 1935, Logic của việc khám phá
khoa học, đã đánh dấu ông là một nhà phân tích khoa học chính và có ảnh hƣởng
lớn đến cách mọi ngƣời, kể cả các nhà khoa học lớn, đã suy tƣ về lĩnh vực này.
Cho đến nay một trong những công trình trình bày chuyên sâu nhất về quá
trình hình thành tƣ tƣởng triết học của K. Popper có lẽ là cuốn sách Karl Raimund
Popper [73] của tác giả ngƣời Trung Quốc - Lý Quốc Tú. Cuốn sách đã giới thiệu
về cuộc đời và sự nghiệp của Karl Popper theo dòng thời gian từ lúc ấu thơ cho đến
khi từ trần. Từ hoàn cảnh gia đình, các mối quan hệ bạn bè đến những biến động về
mặt chính trị - xã hội đã tác động đến sự hình thành và phát triển tƣ tƣởng của triết
gia này đều đƣợc tác giả Lý Quốc Tú nghiên cứu và phân tích. Thêm vào đó, qua
cuốn sách này chúng ta có thể thấy tƣ tƣởng triết học của K. Popper rất đƣợc quan
tâm nghiên cứu ở Trung Quốc: “Tƣ tƣởng của Popper cũng đƣợc giới hữu quan
Trung Quốc rất chú ý và nghiên cứu. Kể từ khi Trung Quốc thực hiện chính sách cải

11



cách mở cửa đến nay, phần lớn các tác phẩm chủ yếu của Popper đã đƣợc dịch ra
Trung văn và lần lƣợt xuất bản. Thậm chí cũng đã từng xuất hiện “cơn sốt Popper”
giống nhƣ đã từng có “cơn sốt Jean Paul Sartre” và “cơn sốt Friedrich Nietzsche”
vậy” [73, tr.5]. Trong khi đó chúng ta phải thừa nhận rằng ở Việt Nam những nghiên
cứu về vị triết gia nổi tiếng này vẫn còn nhiều khoảng trống cần tiếp tục đƣợc khai
phá.
Cuốn sách 100 triết gia tiêu biểu thế kỷ XX [4] một công trình biên soạn uy tín
của hơn bốn mƣơi Giáo sƣ Triết học từ các Đại học danh tiếng nh - Mỹ đã cung cấp
một phân tích phê phán về hành trang, sự nghiệp, và biên độ ảnh hƣởng của những
khuôn mặt lỗi lạc nhất trong tƣ tƣởng triết học thế kỷ XX trong đó có Karl Popper.
Tất cả các tƣ tƣởng triết học của các triết gia, các trƣờng phái có ảnh hƣởng tới sự
hình thành và phát triển tƣ tƣởng triết học của Popper đều có số lƣợng nhất định tài
liệu nghiên cứu.
Nhƣ vậy, theo kết quả khảo cứu của chúng tôi, các tác giả do mục đích và
phạm vi nghiên cứu mà chỉ quan tâm đến một hay một số điều kiện, tiền đề cơ bản
dẫn đến sự hình thành của tƣ tƣởng mà chƣa chỉ ra đƣợc K. Popper đã kế thừa gì ở
các bậc tiền bối cũng nhƣ vai trò của chúng trong sự hình thành tƣ tƣởng triết học
của K. Popper. Cho nên ở nội dung này chúng tôi chỉ có thể thông qua khảo sát
những công trình liên quan gián tiếp đến đề tài để từ đó chắt lọc ra những tƣ liệu
hữu ích làm cơ sở cho việc nghiên cứu chuyên sâu hơn của mình.
Dù sao đó cũng là gợi ý cơ bản để khi thực hiện luận án chúng tôi tiếp thu và
trình bày có hệ thống hơn để thấy rõ nhất ý nghĩa của chúng đối với sự hình thành
tƣ tƣởng triết học của K. Popper.
1.2. Những công trình nghiên cứu về triết học khoa học của Karl Raimund
Popper
Những công trình nghiên cứu trong nước
Do hạn chế về mặt tài liệu cũng nhƣ ngôn ngữ cho nên ở Việt Nam các tài
liệu liên quan trực tiếp tới những nội dung tƣ tƣởng triết học cơ bản của Karl

Raimund Popper không nhiều, chƣa có nhiều tài liệu chuyên biệt nghiên cứu sâu về

12


triết học khoa học của ông. Ở Việt Nam những nghiên cứu đầu tiên về triết học khoa
học K. Popper mới xuất hiện từ những năm cuối của thế kỷ XX. Công trình đầu tiên
là: Vai trò của phương pháp luận triết học Mác – Lênin đối với sự phát triển khoa
học tự nhiên [67] của nhóm tác giả Viện triết học (1977) biên soạn. Đây là công
trình nghiên cứu tổng quan về vai trò phƣơng pháp luận của triết học đối với sự
phát triển của khoa học tự nhiên. Do tính chất tổng quan của công trình chuyên sâu
về phƣơng pháp luận nên Popper với tƣ cách là một triết gia khoa học lớn của thế
kỷ XX đã đƣợc đề cập song chƣa đủ sâu để khẳng định những đóng góp của ông
cho triết học nói chung, triết học khoa học nói riêng. Do nguyên nhân khách quan
và chủ quan mà trong thời điểm đó, nhiều nhận định về Popper chƣa thật khách
quan cần đƣợc nhận thức lại.
Bài viết Về tri thức luận vắng chủ thể đang nhận thức [52] của tác giả Nguyễn
Minh đăng trên Tạp chí Triết học, số 1 (3-1988) đã tóm lƣợc và trình bày những nhận
định, đánh giá cơ bản về triết học khoa học của Popper đồng thời gợi mở hƣớng nghiên
cứu về K. Popper thông qua phƣơng pháp luận duy vật biện chứng.

Trong khoảng 20 năm trở lại đây, trên cơ sở đổi mới tƣ duy lý luận của Đảng
và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, bộ môn Lịch sử triết học phƣơng Tây hiện
đại đƣợc nghiên cứu và giảng dạy phổ biến hơn ở nƣớc ta, hàng loạt các giáo
trình, sách chuyên khảo đƣợc biên soạn, xuất bản trong đó có nhiều công trình đã
ít nhiều giới thiệu về tƣ tƣởng triết học khoa học của K. Popper.
Trong cuốn Lịch sử triết học [61] do Bùi Thanh Quất – Vũ Tình (1999) chủ
biên các tác giả đã làm nổi bật nét riêng trong hệ thống triết học của Popper, nhƣng
thay vì khảo sát chi tiết, tƣ tƣởng triết học của Popper đƣợc đề cập một cách khái
quát.

Với chuyên khảo Một số học thuyết về triết học phương Tây hiện đại [23] tác
giả Nguyễn Hào Hải (2001) đã đề cập tƣơng đối tổng quát về triết học phƣơng Tây
hiện đại. Ở đó tác giả đã đề cập khái quát những nét căn bản về chủ nghĩa thực
chứng mới, trong đó triết học của Popper đƣợc nghiên cứu và đánh giá tƣơng đối
đầy đủ trong bối cảnh chung của triết học phƣơng Tây hiện đại. Tác giả Nguyễn

13


Hào Hải đã chỉ ra những điểm tƣơng đồng và khác biệt trong tƣ tƣởng triết học của
K. Popper với tƣ tƣởng của các nhà thực chứng mới.
Cuốn sách Lịch sử triết học [78] do Nguyễn Hữu Vui chủ biên (2007) khi trình
bày về Chủ nghĩa hậu thực chứng nhóm tác giả đã giới thiệu khái quát về chủ nghĩa
duy lý phê phán của K. Popper qua việc nghiên cứu sự phê phán của ông đối với
một số quan niệm của chủ nghĩa thực chứng mới, tƣ tƣởng về quá trình tăng trƣởng
của tri thức và lý thuyết ba thế giới từ đó chỉ ra Popper đã thu hẹp nhiệm vụ của lý
luận nhận thức, giới hạn nó chỉ trong khuôn khổ của khoa học và cho rằng lập
trƣờng triết học của K. Popper dao động giữa hai cực: “thực chứng mới và chú giải
học, chủ nghĩa duy tâm khách quan kiểu Platon và chủ nghĩa duy tâm khách quan
kiểu Dinthey” [78, tr.594].
Trong cuốn 101 triết gia [62]của mình, tác giả Mai Sơn (2007) đã điểm qua
một số nét nổi bật của tƣ tƣởng triết học của Karl Popper trong 2 trang sách trong
đó nội dung tiêu chí cho lý thuyết khoa học trong tƣ tƣởng của Popper đƣợc tác giả
tập trung giới thiệu. “Tiêu chí đƣợc thừa nhận rộng rãi của triết gia Karl Popper đối
với lý thuyết khoa học là nó không hẳn chỉ thông qua những thử nghiệm nhƣ chúng
có thể đƣợc áp dụng mà phải đƣợc trình bày chi tiết theo một phƣơng pháp mà sự
có thể kiểm sai khả hữu về mặt nguyên tắc” [62,tr.200]. Trong đó tác giả đặc biệt
nhấn mạnh rằng K. Popper đóng vai trò chính yếu trong việc xây dựng triết học
khoa học thành một ngành học đầy sinh lực, tự trị trong phạm vi triết học phân tích
thông qua các tác phẩm đầy thuyết phục của ông và thông qua ảnh hƣởng của ông

đối với những ngƣời đƣơng thời và hậu duệ của ông mà hai trong số đó là Imre
Lakatos và Paul Fcyerabend, những triết gia lỗi lạc nhất thuộc thế hệ tiếp sau của
triết học phân tích. “Ảnh hƣởng của Popper, thông qua hoạt động triết học khoa học
và thông qua triết học chính trị của ông, đã vƣợt qua khuôn khổ hàn lâm. Trong số
sinh viên và những ngƣời ủng hộ ông có nhà đầu tƣ tỉ phú George Soros; ông tuyên
bố các chiến lƣợc đầu tƣ của ông rập khuôn theo lý thuyết về sự tăng trƣởng của tri
thức thông qua kiểm sai” [62, tr.200].

14


Nội dung nguyên tắc phủ chứng của K. Popper cũng đƣợc trình bày trong
cuốn Đại cương lịch sử triết học phương Tây hiện đại cuối thế kỷ XIX-nửa đầu thế
kỷ XX [32] của nhóm tác giả Đỗ Minh Hợp – Nguyễn Anh Tuấn – Nguyễn Thanh
(2008). Tuy dung lƣợng dành cho nội dung này không nhiều – khoảng bốn trang nhƣng đây lại là công trình phân tích khá rõ ràng nội dung cốt lõi của nguyên tắc
phủ chứng, nêu bật đƣợc vai trò của nó trong tiến trình phát triển của tri thức khoa
học qua đó đƣa ra đƣợc những nhận định mang tính khách quan và có giá trị.
Nhƣ vậy, qua việc khảo cứu một số sách chuyên khảo phổ biến về lịch sử triết
học có thể nhận thấy tƣ tƣởng triết học khoa học của K. Popper đã đƣợc nhiều học
giả quan tâm nghiên cứu, tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở mức độ khái quát trong một
vài trang sách mang tính chất giới thiệu những nét căn bản mà chƣa có sự trình bày
chi tiết, chuyên sâu. Song, những công trình trên đã giúp tác giả luận án xác định
đƣợc những nội dung cơ bản trong triết học khoa học của Popper.
Trong nhiều bài viết đăng trong Kỷ yếu hội thảo và các tạp chí uy tín, tƣ tƣởng
triết học về khoa học của Popper đã xuất hiện từ những năm đầu của thế kỷ XXI. Đầu
tiên phải kể đến bài viết Quan điểm phản quy nạp của C.Pốppơ và những hạn chế của
nó của [69] tác giả Nguyễn Gia Thơ (2004), sau khi trình bày sự bác bỏ của Popper đối
với vai trò của phƣơng pháp quy nạp trong việc kiểm chứng tri thức khoa học, nhà
nghiên cứu đã chỉ ra bốn hạn chế cơ bản trong quan niệm này của Popper. Sau đó trong
cuốn sách Logic quy nạp và vai trò của nó trong nhận thức khoa học [70] xuất bản vào

năm sau của mình tác giả Nguyễn Gia Thơ (2005) tiếp tục khẳng định rằng chính sự
phê phán phƣơng pháp quy nạp đã dẫn Popper đến quan điểm cực đoan trong việc
đánh giá tính chân lý khách quan của tri thức khoa học.

Tại Hội thảo quốc tế: Những vấn đề triết học phƣơng Tây thế kỷ XX trong bài
viết Quan niệm của chủ nghĩa thực chứng mới và chủ nghĩa hậu thực chứng về
nhận thức khoa học [41] tác giả Dƣơng Văn Thịnh (2006) khi đi trình bày quan
niệm của Chủ nghĩa hậu thực chứng về nhận thức khoa học đã lựa chọn quan niệm
của Popper để giới thiệu và khẳng định rằng ông chính là ngƣời đặt nền móng cho
trƣờng phái này. Bài viết tâp trung giới thiệu về lý thuyết ba thế giới của Popper,

15


đặc biệt đi sâu vào phân tích sự tăng trƣởng tri thức khoa học trong thế giới thứ ba,
từ đó chỉ ra hạn chế trong quan niệm của Popper và nguyên nhân của những hạn chế
đó trên lập trƣờng của lý luận nhận thức duy vật biện chứng.
Ở công trình Triết lý khoa học hiện đại [29] của tác giả Nguyễn Đức Hiệp

(2007) khi đi nghiên cứu về triết lý khoa học hiện đại qua việc khảo cứu tƣ tƣởng
triết học khoa học của các đại biểu từ thực nghiệm quy nạp (induction) đến chủ
nghĩa thực chứng lôgíc (logical positivism) đã trình bày nội dung triết lý phản
nghiệm (nguyên lý bác bỏ) của Popper và qua đó chỉ ra những hạn chế của lý thuyết
này. “Thứ nhất, nếu mục đích của khoa học là làm giàu tri thức thì việc “phản
nghiệm một giả thuyết là sai” khó xảy ra, và không cho ta thêm tri thức nhiều hơn
khi một giả thuyết khoa học rất có thể đúng và chấp nhận đƣợc bị phản nghiệm là
sai. Nói cách khác, phản nghiệm là sai một “ngụy khoa học” hay lý thuyết tồi không
mang lại cho chúng ta điều gì mới để tiến lên. Thứ hai, có những xác định không thể
phản nghiệm (chẳng hạn, làm sao xác định sự hiện hữu của một vật thể tƣởng
tƣợng?). Và quan trọng hơn, Popper tự mâu thuẫn về vấn đề quy nạp”[30]. Tuy

nhiên, tác giả bài viết cũng đánh giá cao tinh thần phản biện qua triết lý phản
nghiệm của ông “đi từ phản nghiệm, Popper cũng đã có nhiều đóng góp quý báu qua
“duy lý luận phê bình” (critical rationalism) với tác phẩm Xã hội mở và những kẻ
thù của nó (The Open Society and its Enemies). Ông cho rằng, trong cộng đồng
khoa học cũng nhƣ trong xã hội, để có tiến bộ và phát triển, phải chấp nhận có phê
phán, mở rộng phê bình các lý thuyết, chủ thuyết cạnh tranh qua duy lý để đi đến
“sự thật”. Thái độ trong “duy lý luận phê bình” có thể đƣợc diễn tả là “anh có thể
đúng, tôi có thể sai, nhƣng với một chút cố gắng, chúng ta có thể đến gần với sự
thật”. “Duy lý luận phê bình” mạnh dạn cho rằng có “sự thật” tuyệt đối, và chấp
nhận có sự thiếu hiểu biết trong kiến thức của con ngƣời. Nó kêu gọi cộng tác và
cạnh tranh để đƣa đến ý niệm mới, kiến thức mới gần với sự thật, có lợi cho tất cả
mọi ngƣời trong xã hội qua quá trình chỉ trích không giới hạn. Có thể thấy tác giả
Nguyễn Đức Hiệp đã có những đánh giá khách quan về cả giá trị và hạn chế của nội
dung phủ chứng luận trong quan niệm của Popper, trong luận án của mình tác giả

16


luận án tiếp tục phân tích sâu sắc hơn nữa lập trƣờng duy lý phê phán của ông làm
nội bật lên hạt nhân xuyên suốt toàn bộ tƣ tƣởng triết học của Popper thể hiện đậm
nét tinh thần phản biện khoa học.
Trong bài nghiên cứu: Triết học Áo và ảnh hưởng của nó đến triết học phương
Tây đương đại [25] tại Hội thảo quốc tế về “Triết học Áo và ý nghĩa hiện thời của nó”
tác giả Nguyễn Vũ Hảo (2012) khi giới thiệu một số trào lƣu chủ yếu của triết học Áo
và những ảnh hƣởng của chúng đến triết học phƣơng Tây đƣơng đại đã trình bày khái
quát về chủ nghĩa duy lý phê phán của Karl Popper và cho rằng chủ nghĩa duy lý phê
phán của ông “đã có đóng góp đáng kể vào việc xây dựng các nguyên tắc của nhận thức
khoa học….có ảnh hƣởng lớn đến các trào lƣu duy khoa học trong
triết học phƣơng Tây thế kỷ XX, nhƣ chủ nghĩa thực chứng mới, chủ nghĩa hậu thực
chứng đặc biệt là đến sự phát triển của triết học khoa học đƣơng đại” [27, tr.65]. Cũng

tại Hội thảo này nhà nghiên cứu ngƣời Áo Harald Stelzer (2012) đã phân tích nội dung
thuyết khả sai của K. Popper từ đó nêu lên quan điểm của mình về việc ứng dụng
phƣơng pháp này của K. Popper vào nghiên cứu các vấn đề xã hội thông qua bài viết
Thuyết khả sai của Karl Popper và sự thích hợp của nó với triết học xã hội, chính trị và
đạo đức [64]. Cùng nghiên cứu và đánh giá cao chủ nghĩa duy lý phê phán của Popper
gần đây nhất phải kể đến bài viết Chủ nghĩa duy lý phê phán của K. Popper – cuộc
cách mạng về văn hóa tư duy [37] của tác giả Đỗ Minh Hợp (2018). Cho rằng một
trong những chức năng quan trọng hàng đầu của triết học là chức năng phê phán và việc
hình thành thói quen, văn hóa tƣ duy phê phán là một nhiệm vụ cơ bản của triết học
[Xem: 37, tr.56], tác giả bài viết khẳng định K. Popper là ngƣời có đóng góp lớn trong
việc phê phán chủ nghĩa nguyên giáo và hình thành văn hóa tƣ duy phê phán và nhấn
mạnh việc nghiên cứu quan điểm triết học về văn hóa tƣ duy của K. Popper (với tên gọi
là “chủ nghĩa duy lý phê phán”) không chỉ có ý nghĩa lý luận mà còn có ý nghĩa thực
tiễn, đặc biệt là đối với quá trình đổi mới tƣ duy, đổi mới xã hội, tiếp biến những thành
tựu của xã hội hiện đại ở phƣơng Tây trong công cuộc hiện đại hóa hiện nay ở Việt
Nam. Những công trình trên đều nghiên cứu và đánh giá rất cao chủ nghĩa duy lý phê
phán của K. Popper, tuy nhiên,

17


do đƣợc trình bày trong khuôn khổ một bài viết nên các tác giả chƣa cho thấy đƣợc
sự xuyên suốt của tinh thần phản biện khoa học trong tƣ tƣởng của Popper từ triết
học khoa học đến triết học chính trị - xã hội.
Qua việc khảo cứu trên về tình hình nghiên cứu về nội dung triết học khoa học
trong tƣ tƣởng của K. Popper có thể thấy nội dung này đã đƣợc nhiều nhà khoa học
trong nƣớc quan tâm nghiên cứu, tuy nhiên chƣa có nhiều công trình chuyên sâu và
công phu, đa số các nghiên cứu mới dừng lại ở mức độ giới thiệu khái quát, hoặc đi
vào một nội dung nhỏ nhƣ chủ nghĩa duy lý phê phán hay nguyên tắc phủ chứng.
Chúng tôi sẽ tiếp thu những kết quả nghiên cứu của các học giả đi trƣớc, phân tích

sâu sắc hơn những nội dung đã đƣợc đề cập và giới thiệu những nội dung khác
trong triết học khoa học của Popper để có đƣợc đánh giá toàn diện về vấn đề này.
Những công trình nghiên cứu ngoài nước
Cho đến nay, trên thế giới đã có một số lƣợng nhất định các công trình nghiên
cứu về triết học khoa học của K. Popper. Do khuôn khổ luận án và khả năng tiếp cận
thông tin, chúng tôi chƣa có điều kiện để tổng quan tất cả các công trình nghiên
cứu, mà chỉ có thể giới thiệu một số công trình cơ bản sau:
Cuốn sách Các phương pháp tiếp cận quan trọng đối với khoa học và triết học
(Critical Approaches to Science and Philosophy) [79] của Mario Bunge (1964) là bộ
sƣu tập các bài tiểu luận, đƣợc viết bởi các nhà khoa học, nhà triết học và nhà nhân
bản, ban đầu đƣợc viết cho Popper vào ngày sinh nhật thứ 60 của ông nhƣ là một
biểu hiện của sự ngƣỡng mộ và ghi nhận những tác phẩm của ông. Nhƣng cuốn
sách cũng tự nó là một loạt các tuyên bố sử dụng tầm nhìn phê phán của Popper
trong nghiên cứu về triết học, logic học, toán học, khoa học nhƣ là phƣơng pháp và
lý thuyết, và cuối cùng là nghiên cứu về xã hội và lịch sử. Điều đáng chú ý là
Popper đã nghiên cứu trong tất cả các lĩnh vực này, không phải theo cách lƣớt qua
hoặc thảo luận, mà với sự rõ ràng và nghiêm túc nhất. Tiêu đề của cuốn sách này,
theo nghĩa nào đó, thể hiện sự tôn kính chủ nghĩa duy lý phê phán của Popper và
chủ nghĩa thực nghiệm. Các bài tiểu luận là một đóng góp cho cuộc tìm kiếm không
ngừng nghỉ và kiên quyết của ông, chứ không phải cho sự chắc chắn cuối cùng,

18


nhƣng cho sự tiến gần hơn tới chân lý và gia tăng sự rõ ràng. Trong công trình này
phải kể đến những bài nghiên cứu về triết học khoa học của Popper của Herbert
Feigl, R. Mare Hare, J.O. Wisdom, Nicholas Rescher, David Bohm, Paul K.
Feyerabend, F. A. Hayek, và Adolf Grunbaum. Và những nghiên cứu về các đóng
góp cho khoa học xã hội của Popper nhƣ: Hans lbert về khoa học xã hội và triết học
luân lý, W. B. Gallie về triết học lịch sử, Pieter Geyl về “Xã hội mở và những kẻ thù

của nó” và George H. Nadel về triết học Lịch sử.
Imre Lakatos (1922 – 1974) là học trò của K. Popper sau đó chịu ảnh hƣởng
của Kuhn đã bổ sung và phát triển phủ chứng luận của Popper trong tác phẩm
Phương pháp luận của chương trình nghiên cứu khoa học (The Methodology of
Scientific Reseach Program) [85]. Vào những năm cuối đời, Popper đã thừa nhận
những bổ sung quan trọng của Lakatos đối với triết học khoa học của mình. Ngay
trong tác phẩm Tri thức khách quan, Popper đã ghi nhận một số ý tƣởng tƣơng
đồng từ Lakatos. Với Lakatos, những thiếu sót và vị thế lịch sử khoa học của chủ
nghĩa duy lý phê phán của Popper đã đƣợc bổ sung và phát triển thêm nhiều chiều
cạnh mới. Tính cực đoan và một số hạn chế của Popper đƣợc chỉ ra và bổ sung thêm
cả về lý luận và thực tiễn lịch sử khoa học.
Những công trình trên là cơ sở để chúng tôi tiếp tục nghiên cứu về sự ảnh hƣởng
của tƣ tƣởng triết học K. Popper đến lịch sử triết học phƣơng Tây hiện đại, sự tiếp nối
cũng nhƣ khắc phục hạn chế của các nhà tƣ tƣởng sau ông đã tạo nên sức sống và
khẳng định giá trị của những nội dung trong tƣ tƣởng triết học của ông.
Cuốn sách Triết học và thế giới thực: giới thiệu về Karl Popper (Philosophy and
the real world: an introduction to Karl Popper) [86] của tác giả Bryan Magee (1985) đã
đƣa ra một phác thảo táo bạo và rõ ràng về tƣ tƣởng của K. Popper một cách có hệ
thống. Tác giả đã giới thiệu ngắn gọn về cuộc đời và sự nghiệp của K. Popper và một
số nội dung cơ bản trong triết học của ông: Phƣơng pháp khoa học theo quan điểm
truyền thống và quan điểm của Karl Popper; tiêu chí phân định ranh giới giữa khoa học
và phi khoa học; thuyết tăng trƣởng của K. Popper và học thuyết của ông về thế giới
thứ ba; tri thức khách quan; xã hội mở; kẻ thù của xã hội mở. Bài

19


viết Triết học của Karl Popper của tác giả Herbert Keuth (2005) (The Philosophy of
Karl Popper) [84] trình bày có hệ thống về triết học của Popper ở ba vấn đề chính:
Triết học khoa học (Phần 1); Triết học xã hội (Phần 2); Và siêu hình học (Phần 3).

Với cấu trúc rõ ràng sự trình bày khúc chiết cuốn sách này đƣợc đánh giá là một
trong những công trình giới thiệu toàn diện nhất về Popper tính tới hiện nay.
Giáo trình hƣớng tới thế kỷ XXI, Triết học phương Tây hiện đại [18] của Lƣu
Phóng Đồng (2004) đã dành nhiều trang viết để nghiên cứu khá toàn diện về phủ
chứng luận của K. Popper ở bốn nội dung chính: Phê phán chủ nghĩa quy nạp, phủ
chứng luận, mô hình phát triển khoa học, thuyết ba thế giới. Điểm mới của cuốn
sách so với các công trình khác khi nghiên cứu về triết học khoa học của K. Popper
đó là ngoài việc phân tích ba nội dung cơ bản trong triết học khoa học của K.
Popper mà hầu nhƣ công trình nào cũng trình bày là: nguyên tắc phủ chứng, mô
hình bốn bƣớc phát triển khoa hoc, lý thuyết ba thế giới thì nội dung phê phán
phƣơng pháp quy nạp trong tƣ tƣởng K. Popper đã đƣợc trình bày cụ thể hơn.
Trong nội dung Phê phán chủ nghĩa quy nạp, tác giả cuốn sách đã chỉ ra rằng: “Sự
phê phán của K. Popper đối với phƣơng pháp quy nạp đúng là đánh trúng chỗ hiểm,
nhƣng logic quy nạp không hề bị Popper đánh đổ, nó vẫn chiếm vị trí trong khoa
học”[18, tr.749]. Bên cạnh đó tác giả còn rút ra đƣợc ba tinh thần khoa học từ mô
hình bốn bƣớc phát triển của K. Popper. Tác giả đánh giá: “Triết học của Popper là
một thứ triết học có ảnh hƣởng rất lớn trong triết học phƣơng Tây đƣơng đại,
chiếm địa vị chuyển tiếp trong lịch sử triết học khoa học phƣơng Tây. Nó là khâu
trung gian quá độ của triết học khoa học phƣơng Tây từ chủ nghĩa logic sang chủ
nghĩa lịch sử” [18, tr.756].
Vào những năm đầu của thế kỷ XXI, dịch giả Phan Quang Định đã cho ấn
hành hai tác phẩm Toàn cảnh triết học Âu Mỹ thế kỷ XX (2008) [15]và Triết học Tây
phương từ khởi thủy đến đương đại (2010) [54]. Đây là hai công trình đƣợc soạn
thảo công phu, tiếp cận theo hƣớng mở, đồng thời với nguồn tài liệu mới và phong
phú từ nhiều nhà nghiên cứu lịch sử triết học có uy tín trên thế giới, không chỉ cho
chúng ta một bức tranh toàn cảnh về cuộc hành trình của triết học Tây

20



×