Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đánh giá thực trạng kiến thức, thực hành, thái độ của điều dưỡng về chăm sóc vết thương theo chuẩn năng lực và một số yếu tố liên quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (754.71 KB, 7 trang )

TẠP CHÍ CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH VIỆT NAM - SỐ ĐẶC BIỆT - 2013

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THỰC HÀNH,
THÁI ĐỘ CỦA ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SĨC VẾT THƯƠNG
THEO CHUẨN NĂNG LỰC VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Phan Thị Dung,
Nguyễn Tiến Quyết,
Nguyễn Đức Chính,
Ngơ Thi Huyền*
Bùi Mỹ Hạnh **
Joy Notter ***
*Bệnh viện Hữu nghị
Việt Đức,
**Trường Đại học
Y Hà Nội,
*** Birmingham City
University UK
Email: huyentran.cfl
@gmail.com

Ngày nhận: 10 - 9 - 2014
Ngày phản biện: 22 - 9 -2014
Ngày in: 08 - 10 - 2014

TĨM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá kiến thức, thực hành, thái độ của Điều dưỡng (ĐD) trong chăm
sóc vết thương (CSVT) theo năng lực và một số yếu tố liên quan.
Phương pháp: Mô tả cắt ngang kết hợp đònh lượng và đònh tính 145 ĐD tại 7 khoa,
50 câu hỏi phát vấn, 15 chỉ số thực hành và 16 câu hỏi trực tiếp về thái độ, được thiết
kế theo chuẩn năng lực. Thực hiện từ tháng 01- 04/2014. Số liệu được nhập vào phần
mềm Epidata 3.0, chuyển sang SPSS.


Kết quả: ĐD có điểm kiến thức cao nhất là kiến thức về CSVT sạch (8,21±2,98),
Điểm kiến thức thấp nhất là kiến thức về CSVT nhiễm khuẩn (0,74±1,48), 87,9%
ĐD không biết băng gạc Hydrocolloids, 29,8% ĐD không biết phương pháp đánh giá
đau. ĐD có điểm thực hành cao nhất là thực hành đúng NB và quy trình (8,26 ± 1,43),
điểm thực hành thấp nhất là nhận đònh NB (4,71±2,57); 94,3% ĐD chưa từng sử dụng
băng gạc Hydrocolloids. 14,5% NB không được ĐD giải thích và thông báo trước khi
CSVT; 70,3% NB không biết tên ĐD. Hệ số tương quan giữa điểm kỹ năng với điểm
kiến thức của ĐD yếu (với r = -0,26, p>0,05).
Kết luận: ĐD còn hạn chế về chuẩn CSVT, đặc biệt kiến thức về CSVT nhiễm khuẩn
(0,74±1,48), thực hành về nhận đònh (4,71±2,57) và thái độ về giao tiếp 70,3% NB không
biết tên ĐD. Không tìm thấy mối liên quan. ĐD cần được đào tạo chuẩn CSVT.
Từ khóa: Điều dưỡng, vết thương, năng lực

ASSESSMENT OF NURSES’ KNOWLEDGE, ATTITUDE AND PRACTICE
OF WOUND CARE BASED ON NURSING COMPETENCY STANDARDS
AND SOME RELATED FACTORS
Phan Thi Dung,
Nguyen Tien Quyet,
Nguyen Duc Chinh,
Ngo Thi Huyen,
Bui My Hanh,
Joy Notter

Abstract
Objectives: This study aims to assess nurses’ knowledge, attitude and practice of wound
care based on the nursing competency standards and some related factors.
Methods: This is a descriptive cross-sectional study employing both qualitative and
quantitative approaches A total of 145 nurses at seven departments in Viet Duc hospital,
Hanoi, Vietnam were recruited to the study. A 50-item self-administered questionnaire
was developed using the nursing competency standards to collect data, which includes

15 practice items and 16 attitude items. The study was conducted from January 2014
to April 2014. Data were computerized by using EpiData version 3.0 and were then
analyzed by using SPSS.
Results: nurses had the highest score at the knowledge of clean wound (8.21±2.98)
whilst the lowest at that of infected wound. (0.74±1.48). 87.9% of nurses were not aware
of Hydrocolloids, nor did 29.8% know what a pain assessment scale is. Nurses had the
highest score at the practice of applying a correct wound care procedure for a patient
Phản biện khoa học: PGS. TS. Nguyễn Văn Thạch

368


(4.71±2.57). 94.3% of nurses had never used Hydrocolloids. 14.5% of patients were counselled and informed by
the nurses before the latter conducted wound care. 70.3% of patients did not know the names of the nurses who
took care of their wounds. The correlation ratio between practice and knowledge scores was weak (r = -0.26,
p>0.05).
Conclusions: Nurses’ KAP was still poor compared to the wound care standards, especially their knowledge of
infected wound care (0.74±1.48), practice of overall patient assessment (4.71±2.57). Regarding attitude when
communicating with patients, 70.3% of patients did not know the nurses’ names. No statistical association was
found in this study. Recommendations: It is necessary to improve the nurses’ knowledge of the nursing competency
standards through training.
Key words: nurse, wound care, competency

ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăm sóc vết thương (CSVT) là kỹ thuật cơ bản trong
chăm sóc người bệnh (CSNB) của điều dưỡng (ĐD), ảnh
hưởng trực tiếp đến chất lượng điều trị. Chăm sóc vết
thương không tốt, có thể dẫn đến biến chứng như nhiễm
khuẩn, chậm liền vết thương, hậu quả là tăng chi phí điều
trị, kéo dài thời gian nằm viện, tăng gánh nặng xã hội,

thậm trí ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe người bệnh, do
vậy CSVT của ĐD cần được quan tâm [5, 8].
Tuy được ban hành năm 2012, nhưng quy trình CSVT
theo chuẩn năng lực cơ bản của ĐD Việt Nam chưa được
thực hiện, đã ảnh hưởng đến chất lượng điều trị NB cũng
như việc đào tạo ĐD tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
(BVHNVĐ) [3]. Để nâng cao chất lượng CSNB, đặc biệt
CSVT theo chuẩn năng lực, nghiên cứu “Đánh giá thực
trạng kiến thức, kỹ năng, thái độ của Điều dưỡng về chăm
sóc vết thương theo chuẩn năng lực và tìm hiểu một số yếu
tố liên quan tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức năm 2014”
được thực hiện.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn lựa chọn: ĐD trực tiếp CSNB đang làm
việc tại 7 khoa lâm sàng và những NB có độ tuổi dao động
trong khoảng 18 - 75 tuổi tại thời điểm nghiên cứu, không
phân biệt giới tính, tỉnh táo hoàn toàn, có khả năng trả lời,
đang được điều trị nội trú tại 7 khoa phẫu thuật (Tiêu hoá,
cấp cứu tiêu hoá, Cột sống, Chấn thương chỉnh hình 1,
Chấn thương chỉnh hình 2, Tạo hình hàm mặt, gan mật) và
tự nguyện tham gia nghiên cứu.

Tiêu chuẩn loại trừ: Điều dưỡng, người bệnh không
nằm trong tiêu chuẩn lựa chọn.

Thiết kế nghiên cứu và chọn mẫu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành từ tháng

01/2014 đến tháng 04/2014 tại BVHNVĐ, kết hợp định
lượng và định tính trên 145 ĐD chăm sóc người bệnh
(CSNB) tại 7 khoa. 50 câu hỏi phát vấn , 16 chỉ số thực
hành và 16 câu hỏi trực tiếp 145 người bệnh về thái độ của
ĐD khi CSVT, được thiết kế trên tài liệu CSVT của bệnh
viện Hữu nghị Việt Đức theo chuẩn năng lực Điều dưỡng
Việt Nam . Số liệu được sử lý bằng phần mềm Epidata 3.0
và SPSS 16.0. Kiểm định t test cho hai giá trị trung bình và
kiểm định chi-square để xác định mối liên quan của một
số yếu tố với thực hành. Về phần định tính, phỏng vấn sâu
3 đối tượng: 2 bác sỹ, 6 ĐD, 6 NB. Mẫu định tính được
chọn có chủ đích dựa vào kết quả định lượng. Số liệu được
phân tích bằng phương pháp phân tích theo chủ đề.

KẾT QUẢ
Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
Tuổi trung bình của 145 ĐD là (30,5 ± 6,77), nữ giới
chiếm tỷ lệ 71,7% và 61,4% có trình độ từ trung cấp trở
lên. Có 89/145 (61,4%) ĐD tham dự Hội thảo về CSVT
trong một năm trở lại đây. Tuổi trung bình của 145 NB
là (45 ± 17,68) . NB nam giới chiếm 57,9%, nữ chiếm
42,1%. 52,4% VT sạch, 59/145 (40,7%) VT sạch có nguy
cơ nhiễm, 8/145 (5,5%) VT nhiễm khuẩn và 2/145 (1,4%)
VT bẩn.

Kiến thức của ĐD về CSVT

Phần 5: Điều dưỡng
369



TẠP CHÍ CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH VIỆT NAM - SỐ ĐẶC BIỆT - 2014

Bảng 1. Kiến thức của ĐD về CSVT
Nội dung

Điểm trung bình

Tổng điểm

( X ± SD)

Kiến thức chung về vết thương

18

7,64±1,80

Kiến thức về kiểm soát nhiễm khuẩn trong CSVT

5

2,28±0,98

Kiến thức về giao tiếp ứng xử

2

0,30±0,57


Kiến thức về giáo dục sức khỏe cho NB

2

1,15±0,68

Kiến thức về quản lý và phát triển nghề nghiệp

4

1,13±1,13

Kiến thức về CSVT sạch

2

1,64±0,60

Kiến thức về CSVT nhiễm khuẩn

4

0,30±0,58

Kiến thức về Cắt chỉ vết khâu

3

0,57±0,55


Kiến thức về CSVT có dẫn lưu

4

1,46±0,84

Kiến thức về chăm sóc loét ép

4

1,40±0,64

Tổng kiến thức

48

17,94±3,98

Kết quả bảng 1 cho thấy, ĐD có điểm kiến thức cao nhất là kiến thức về CSVT sạch (1,64±0,60), Điểm
kiến thức thấp nhất là kiến thức về CSVT nhiễm khuẩn (0,30±0,58).
Bảng 2. Hiểu biết của Điều dưỡng về băng gạc vết thương
Loại băng gạc

Tần số (N=141)

Tỉ lệ (%)

Gạc

141


100

Foams

10

7,1

Hydrocolloids

17

12,1

Hydrogels

34

24,1

Alginates

27

19,1

Có 141 (100%) ĐD biết gạc thơng thường, nhưng chỉ có 10/145 (7,1%) ĐD biết băng gạc Foams và
17/145 (12,1%) ĐD biết băng gạc Hydrocolloids.


Thực hành của Điều dưỡng về CSVT
Nội dung

Điểm trung bình
( X ± SD)

1. Nhận đònh
Nhận đònh người bệnh

4,71±2,57

Nhận đònh vết thương

7,01±1,86

Dụng cụ CSVT: Đầy đủ, sẵn sàng, phù hợp

7,97±1,31

2. Lập kế hoạch CSVT2.
Khả năng lập kế hoạch hợp lý để CSVT

370

7,20±1,83


Đảm bảo NB được chuẩn bò sẵn sàng cho thủ thuật

7,61±1,74


3. Thực hiện quy trình CSVT3.
Giới thiệu bản thân, giải thích công việc mình sắp làm cho NB

5,97±2,44

Kỹ thuật thay băng được tiến hành đúng (2 thì sạch, bẩn), an toàn

7,30±1,72

Tuân thủ đúng nguyên tắc vô khuẩn

6,97±2,51

Đảm bảo đúng NB, dụng cụ

8,26±1,43

Đảm bảo môi trường làm việc an toàn, riêng tư

7,56±1,87

Giao tiếp với NB trong quá trình CSVT

5,49±2,06

Thời gian thực hiện các bước trong quy trình chấp nhận được

8,19±1,27


Hoàn thành quy trình và đảm bảo NB được thoải mái

7,98±1,67

Thu dọn dụng cụ

7,17±2,05

4. Đánh giá ghi chép hồ sơ4.
Ghi chép hồ sơ đầy đủ, rõ ràng.

6,19±2,82

Theo dõi phản ứng của NB sau CSVT về đau, chảy máu.

1,55±2,53

ĐD có điểm thực hành cao nhất là thực hành đúng người bệnh (NB) và dụng cụ (8,26 ± 1,43), điểm thực hành thấp
nhất là nhận định NB (4,71±2,57). Có 133/141 (94,3%) ĐD chưa từng sử dụng băng gạc Hydrocolloids (xem Bảng 2).

Thái độ của Điều dưỡng khi CSVT
Bảng 3. NB đánh giá thái độ của ĐD khi chăm sóc vết thương

Nội dung

Không

Tần
số


Tỉ lệ
(%)

Tần
số

Tỉ lệ
(%)

ĐD giải thích, thông báo cho NB trước khi thực hiện CSVT

124

85,5

21

14,5

ĐD giới thiệu tên, bản thân khi giao tiếp với NB

43

29,7

102

70,3

ĐD nhiệt tình giải đáp mọi thắc mắc của NB


138

95,2

7

4,8

NB thoái mái khi tiếp xúc với ĐD

144

99,3

1

0,7

ĐD tôn trọng NB

145

100

0

0

NB được ĐD thông báo về sự tiến triển của vết thương


105

72,4

40

27,6

NB được ĐD hướng dẫn chế độ ăn phù hợp với thể trạng, bệnh tật

93

64,1

52

35,9

NB được ĐD hướng dẫn cách CSVT khi sinh hoạt cá nhân

77

53,1

68

46,9

NB được ĐD hướng dẫn cách vận động để mau chóng hồi phục

sức khoẻ

122

84,1

23

15,9

NB được ĐD giải thích mục đính của việc sử dụng băng, gạc

44

30,3

101

69,7

NB được ĐD hướng dẫn cách chăm sóc, theo dõi sau khi ra viện

107

74,2

38

25,8


Giao tiếp

Cung cấp thông tin

Phần 5: Điều dưỡng
371


TẠP CHÍ CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH VIỆT NAM - SỐ ĐẶC BIỆT - 2014

Kết quả CSVT
Sau khi thay băng NB cảm thấy thoái mái, dễ chòu, giảm đau
Khi CSVT NB bò tổn thương thêm ở xung quanh vết thương
NB thấy giảm lo lắng khi được ĐD CSVT

97,2

4

2,8

8

5,5

137

94,5

126


86,9

19

13,1

Kết quả NB đánh giá ĐD cho thấy có 102/145
(70,3%) NB khơng biết tên ĐD; 38/145 (25,8%) NB
khơng được ĐD hướng dẫn cách chăm sóc, theo dõi
khi ra viện, chỉ có 44/145 (30,3%) NB được giải
thích về mục đích của sử dụng băng, gạc.

ĐD có số năm cơng tác dưới 5 năm có điểm
trung bình cao nhất (108,25±17,91), ĐD có số năm
cơng tác từ 5-10 năm có điểm trung bình thấp nhất
(105,73±14,21). Tuy nhiên, sự khác biệt này khơng
có ý nghĩa thống kê với p>0,05.

Qua phỏng vấn người bệnh, khi ra viện, họ ln
được điều dưỡng tư vấn, truyền thơng giáo dục sức
khỏe để nhanh bình phục: "Tơi đi Việt Đức lần này
là lần thứ ba, nói chung đa số hầu như viện nào
cũng dặn dò. ở đây người ta dặn dò về tự chăm sóc
bản thân mình, chăm sóc vết thương, ăn uống, nghỉ
ngơi rồi chăm sóc các vết thương của mình. Khi
đó là trách nhiệm của bác sỹ người ta phải dặn dò
mình."(PVS – BN).

Nhóm đối tượng khơng được tham gia hội thảo

trong 1 năm có điểm trung bình thực hành CSVT cao
hơn nhóm có được tập huấn là 3,23 điểm.

Với người bệnh, họ cũng hiểu tâm lý của nhân
viên y tế, nhiều khi áp lực cơng việc, khơng phải ai
cũng hồn hảo, họ có sự cảm thơng với bác sĩ và điều
dưỡng: "Con người thì có lúc này lúc khác, khơng
phải lúc nào cũng như từ mẫu được, làm vừa lòng
được tất cả mọi người rất chi là khó. Chăm sóc vết
thương tốt, kiến thức hiểu, tơi hài lòng." (PVS – NB).
Mối liên quan giữa thực hành CSVT với tuổi,
giới, trình độ, số năm cơng tác, tham dự hội
thảo về CSVT Trong các nhóm tuổi, ĐD ở nhóm
tuổi 18-29 có điểm trung bình thực hành cao nhất
(107,78±17,21), điểm nhóm ĐD trên 40 tuổi có điểm
trung bình thấp nhất (106,38±12,70). Tuy nhiên,
điểm thấp nhất về CSVT là 71 điểm nằm ở nhóm ĐD
18-29 tuổi, và điểm cao nhất là 141 điểm cũng nằm ở
nhóm này, sự khác biệt này khơng có ý nghĩa thống
kê với p>0,05.
Điểm trung bình về CSVT ở nhóm nam giới cao
hơn nhóm nữ giới là 1,16 điểm, tuy nhiên sự khác
biệt này khơng có ý nghĩa thống kê với p>0,05.
Nhóm ĐD có trình độ đại học, sau đại học có
điểm trung bình cao nhất (111,03±17,94), thấp nhất
thuộc nhóm cao đẳng (104,24±14,43), trong đó điểm
thấp nhất là 71 điểm cũng nằm trong đối tượng nhóm
chó trình độ cao đẳng. Đối tượng có điểm cao nhất
(142 điểm) thuộc nhóm trung cấp.
372


141

BÀN LUẬN
Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức là bệnh viện đầu
ngành, cơ sở đào tạo về ngoại khoa. Kết quả đánh giá
kiến thức chung về CSVT theo ch̉n năng lực trong
nghiên cứu này có điểm trung bình thấp nhất là 9.50,
cao nhất là 26,24, trung bình là chỉ (17,87±8.87) rất
thấp so với điểm tới đa là 48, đặc biệt điểm kiến thức
về CSVT nhiễm khuẩn chỉ là (0,30±0,57) so điểm
ch̉n là 4 điểm. Kết quả này cho thấy ĐD cần được
đào tạo, tập h́n bổ sung những kiến thức CSVT dựa
theo năng lực còn chưa đạt để nâng cao chất lượng
chăm sóc.
Thực hành cho thấy có 14/16 tiêu chí đạt điểm
trên trung bình; 2 tiêu chí điểm dưới trung bình là
khả năng nhận định NB (4,71±2,57) và theo dõi NB
sau CSVT (1,55±2,53). Nhận định NB và đánh giá
vết thương là bắt buộc trong q trình CSVT nhưng
khơng phải ĐD nào cũng làm được việc này. Điểm
trung bình đánh giá VT là (7,01±1,86 điểm). Nghiên
cứu của Geraldine (2012) cho thấy chỉ có 23,4%
ĐD thực hiện đánh giá VT [7]. Theo Lê Đại Thanh
(2008), khơng có lần nào ĐD thực hiện đúng tồn bộ
các tiêu chí đáng giá quy trình thay băng [4]. Tác giả
Đỗ Hương Thu (2005) thì có 21% lần thay băng, ĐD
thực hiện sai ít nhất 1 trong các bước của quy trình
[1, 4].
Đối với ĐD, khi vết thương đơn giản, họ thường

nhận định đúng: "Đánh giá vết thương, với vết thương
đơn giản thì tự tin, vết thương mang tính phức tạp thì
chưa tự tin" (PVS-ĐD trưởng).


Đối với điều dưỡng khoa Cấp cứu ổ bụng, họ cho rằng
hầu như điều dưỡng khi thực hiện chăm sóc bệnh nhân
chưa đạt được quy trình chuẩn, chỉ tối đa khoảng 80%,
vì một số lý do khách quan như nhân lực không đủ: "Còn
tất nhiên để mà đạt được theo 1 cái quy trình chuẩn thì
chưa được bởi vì là lượng nhân viên cũng ít cho nên là
để mà hoàn thiện là 1 điều dưỡng chăm sóc toàn diện thì
nó cũng chỉ có thể đạt được độ khoảng 70 , 80% mà thôi
chứ còn cũng chẳng được vì lượng nhân lực còn thiếu,
người ốm, người nghỉ đẻ còn thiếu nhiều cho nên nhiều
khi thiếu rất là nhiều nhưng cái đấy cũng không thể tránh
khỏi được."
Với bác sĩ, chỉ khi có mối quan hệ chặt chẽ giữa bác sĩ
- điều dưỡng thì họ mới thực hiện quy trình tốt hơn: "Quản
lý vết thương về phía bác sỹ và điều dưỡng thì nếu mà có
sự thống nhất các thông tin thì rất tốt. Người điều dưỡng
thay băng, có vấn đề gì báo với bác sỹ nhưng đôi lúc nó
chưa được tốt." (PVS - BS Khoa CTCH). Họ cho rằng,
chăm sóc vết thương thường mang tính chuyên khoa, đây
là hạn chế chung của các điều dưỡng: "khi điều dưỡng
giao ca chưa biết được sự tiến triển của vết thương hôm
trước và hôm nay thế nào, tính liên tục. Và nữa là chăm
sóc vết thương mang tính chuyên khoa quá. Lập kế hoạch
chăm sóc cho cá nhân chưa có" (BS K - BS khoa CTCH).
Tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khoẻ là 1 trong những

nhiệm vụ CSNB của ĐD, mặt khác quyền của NB là được
tư vấn, giải thích về tình trạng sức khoẻ, phương pháp điều
trị [2]. Trong NC này ĐD còn hạn chế trong việc cung cấp
thông tin, có tới 43/145 (70,3%) NB cho biết ĐD không
giới bản thân, kết quả này tương đồng với kết quả đánh giá
về thực hành của ĐD về CSVT; 69,7% NB không được
ĐD giải thích mục đích của sử dụng băng gạc VT; 44/145
(46,9%) NB không được ĐD hướng dẫn cách CSVT khi
sinh hoạt; Khi NB ra viện việc hướng dẫn cách CSVT tại
nhà, theo dõi VT để phát hiện ra các triệu chứng bất.
Mối liên quan giữa tuổi, số năm công tác và thực hành
CSVT. Trong các nhóm tuổi, ĐD ở nhóm tuổi 18-29 có
điểm trung bình thực hành cao nhất, ĐD trên 40 tuổi có
điểm trung bình thấp nhất, điểm thấp nhất về CSVT là
71 điểm nằm ở nhóm ĐD 18-29 tuổi, và điểm cao nhất là
141 điểm cũng nằm ở nhóm này, sự khác biệt này không

có ý nghĩa thống kê với p>0,05. ĐD có số năm công tác
dưới 5 năm có điểm trung bình cao nhất (108,25±17,91),
ĐD công tác từ 5 – 10 năm có điểm trung bình thấp nhất
(105,73±14,21), tuy nhiên sự khác biệt này không có ý
nghĩa thống kê với p>0,05. Kết quả NC của chúng tôi
trái ngược với NC của Ngô Thị Huyền (2012), tuổi và
số năm công tác càng cao thì tỷ lệ CSVT đúng quy trình
càng cao.
Điểm trung bình về CSVT ở nhóm nam giới cao hơn
nhóm nữ giới là 1,16 điểm, tuy nhiên sự khác biệt này
không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.
Nhóm Điều dưỡng có trình độ Đại học, sau đại học
có điểm trung bình về chăm sóc vết thương cao nhất với

111,03±17,94 điểm. Nhóm có điểm trung bình chăm sóc
vết thương thấp nhất là nhóm cao đẳng với 104,24±14,43,
trong đó điểm thấp nhất về chăm sóc vết thương (71 điểm)
cũng nằm trong đối tượng nhóm cao đẳng. Đối tượng có
điểm cao nhất về chăm sóc vết thương (142 điểm) thuộc
nhóm trung cấp.
Nhóm đối tượng không được tham gia hội thảo trong
1 năm có điểm trung bình thực hành CSVT cao hơn nhóm
có được tập huấn là 3,23 điểm. Điều này được giải thích là
do những đối tượng thực hành chưa tốt được ĐD trưởng
cử tham gia các lớp đào tạo, tập huấn liên tục để cập nhật
và bổ sung kiến thức giúp cải thiện quá trình thực hành.

KẾT LUẬN
Kiến thức, thái độ và thực hành CSVT của ĐD tại 7
khoa lâm sàng của BVHNVĐ theo tiêu chuẩn năng lực
cơ bản của điều dưỡng Việt Nam còn hạn chế. Đặc biệt
kiến thức về CSVT nhiễm khuẩn (0,74±1,48), thực hành
về nhận định (4,71±2,57) và thái độ về giao tiếp 70,3%
NB không biết tên ĐD. Không tìm thấy mối liên quan giữa
thực hành và tuổi, giới, năm công tác.

KHUYẾN NGHỊ
ĐD cần được cập nhật kiến thức, thực hành, thái độ
trong CSVT theo tiêu chuẩn năng lực cơ bản của ĐD Việt
Nam để góp phần nâng cao chất lượng điều trị cho NB.

Phần 5: Điều dưỡng
373



TẠP CHÍ CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH VIỆT NAM - SỐ ĐẶC BIỆT - 2014

Tài liệu tham khảo

374

A. Tài liệu tiếng Việt

B. Tài liệu tiếng Anh

1.

5.

Carol Dealey (2005), The care of wounds, a guide for
nurses, University Hospital Birmingham NHS Trust,
School of Health Sciences và University of Birmingham,
ed, Blackwell Publishing Ltd.

6.

Macdonald JM and Ryan TJ (2010), Global impact
of the chronic wound and lymphoedema, Wound
and Lymphodema Management, ed, World Health
Organization, Geneva.

7.

Geraldine Mccarthy, "Nurse's knowledge and

competence in wound management", Wound UK. 8, p.
37-47.

8.

S.Meaume (2012), "Management of chronic wounds with
an innovative a absorbent wound dressings", Journal of
wound care. 21(7), p. 315-322.

Đỗ Hương Thu và cộng sự (2005), "Đánh giá thực
trạng quy trình kỹ thuật thay băng ở các khoa làm điểm
chăm sóc người bệnh toàn diện tại bệnh viện Bắc Thăng
Long", Hội nghị khoa học Điều dưỡng nâng cao chất
lượng chăm sóc người bệnh trong ngoại khoa lần thứ I,
tr. 243-252.

2.

Bộ Y tế (2011), Luật khám bệnh, chữa bệnh và một số
văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành luật,
Nhà xuất bản Y học

3.

Bộ Y tế (2012), "Chuẩn năng lực cơ bản của Điều dưỡng
Việt Nam ban hành quyết định số 1352/QĐ-BYT".

4.

Lê Đại Thanh, Nguyễn Thị Loan và Trương Thị Trà Lý

(2008), "Đánh giá thực trạng thay băng tại hai khoa ngoại
và phụ sản bệnh viện đa khoa Chương Mỹ năm 2008",
Hội nghị khoa học Điều dưỡng lần thứ II.



×