Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Đánh giá kiến thức, thực hành của điều dưỡng sau can thiệp chương trình đào tạo chăm sóc vết thương theo chuẩn năng lực tại bệnh viện hữu nghị việt đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.33 KB, 9 trang )

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA ĐIỀU DƯỠNG
SAU CAN THIỆP CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHĂM SÓC
VẾT THƯƠNG THEO CHUẨN NĂNG LỰC
TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC
Phan Thị Dung1, Bùi Mỹ Hạnh2, Nguyễn Đức Chính1, Trần Văn Oánh1
1

Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức; 2Trường Đại học Y Hà Nội

Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá kiến thức, thực hành của điều dưỡng sau 9 tháng tham gia
khóa đào tạo chăm sóc vết thương theo năng lực tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Nghiên cứu được thực
hiện trong năm 2014 và 2015 trên toàn bộ 145 điều dưỡng tại 7 khoa lâm sàng trước và sau 09 tháng đào
tạo. Số liệu được thu thập dựa trên bộ câu hỏi tự điền gồm 48 câu hỏi và bảng kiểm thực hành gồm 16 chỉ
số. Sau đó, số liệu được nhập vào phần mềm Epidata 3.1 và phân tích bằng phần mềm SPSS 18.0. Theo
kết quả nghiên cứu, sau đào tạo điểm trung bình kiến thức và thực hành sau đều tăng (p < 0,001) (kiến thức:
121,79 ± 24,60 so với 155,04 ± 14,83; thực hành: 107,78 ± 16,62 so với 123,14 ± 16,68). Mức độ tự tin của
điều dưỡng trong thực hành chăm sóc vết thương cũng tăng 12/13 nội dung (p < 0,001). Chương trình đào
tạo chăm sóc vết thương theo chuẩn năng lực bước đầu đã cho thấy có hiệu quả.
Từ khóa: Điều dưỡng, chăm sóc vết thương, kiến thức, thực hành, đào tạo

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăm sóc vết thương là kỹ thuật cơ bản

thương, có 73,8% điều dưỡng đánh giá vết

trong chăm sóc người bệnh của điều dưỡng,

thương khi thay băng và 23,4% không đánh
giá [5]. Lê Đại Thanh (2008) cho thấy trên 200



ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng điều trị [1;
2]. Tại Anh, chăm sóc vết thương chiếm tới
3% tổng ngân sách chi cho dịch vụ y tế, ước
tính khoảng 2,3 đến 3,1 tỉ bảng Anh mỗi năm
[3]. Tại Hoa Kỳ có khoảng hơn 5,7 triệu người
có vết thương mãn tính có thể ngăn ngừa
được biến chứng và giảm nguy cơ nhiễm
khuẩn, cắt cụt chi, loét do tì đè nếu ngay từ
đầu được các nhân viên y tế chăm sóc tốt [4]
[JM, 2010 #1]. Thực tế cho thấy hiệu quả
chăm sóc vết thương phụ thuộc vào năng lực

lần thay băng, không có lần nào Điều dưỡng
thực hiện đúng toàn bộ các tiêu chí đánh giá
trong quy trình thay băng [6]. Đỗ Thị Hương
Thu (2005) chỉ ra 200 lần thực hành, có 21 %
Điều dưỡng thực hành chưa đúng toàn bộ các
tiêu chí đánh giá quy trình thay băng [7]. Ngô
thị Huyền (2012) cho biết trên 162 điều dưỡng
thực hành thay băng có 61,1 % Điều dưỡng
thực hành sai ít nhất 1 trong các bước của

và kỹ thuật chăm sóc của điều dưỡng. Quan

quy trình [8].
Đào tạo liên tục để nâng nâng cao kiến

sát 150 Điều dưỡng thực hiện chăm sóc vết


thức, thực hành chăm sóc vết thương cho
người bệnh tốt hơn. Nghiên cứu tại India khi
đánh giá kiến thức và thực hành về chăm sóc

Địa chỉ liên hệ: Phan Thị Dung, Bệnh viện Hữu nghị
Việt Đức
Email:
Ngày nhận: 16/11/2015
Ngày được chấp thuận: 26/02/2016

200

vết thương mãn tính chỉ ra rằng điểm kiến
thức của Điều dưỡng đạt 73% trong khi đó
thực hành chỉ đạt 63% [9]. Trong 70 điều
dưỡng phòng mổ tham gia cả hai cuộc điều
TCNCYH 99 (1) - 2016


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
tra trước và sau can thiệp, thì có sự cải thiện

hành được thiết kế sẵn gồm: 16 chỉ số thực

đáng kể về kiến thức mô tả đúng các giai
đoạn của vết thương loét ép [10]. Nhóm điều

hành.
- Để đánh giá mức độ tự tin của điều


dưỡng được đào tạo thì có khả năng nhận
định tình trạng vết thương và nhu cầu chăm

dưỡng trong 13 kỹ năng chăm sóc vết thương
cơ bản, chúng tôi sử dụng thang đo của

sóc người bệnh, lập kế hoạch chăm sóc vết
thương và thực hiện đúng qui trình thay băng

“Likerk” và chia thành 5 mức độ từ “Rất
không tự tin” đến “Rất tự tin” tương đương với

tốt hơn so với nhóm điều dưỡng không được

thang điểm từ 1 - 5.

đào tạo [11].

Xử lý số liệu: được nhập bằng phần mềm
Epidata 3.1 và phân tích bằng phần mềm

Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức là bệnh viện
tuyến cuối về ngoại khoa, hàng ngày thực
hiện khoảng 180 ca phẫu thuật và chăm sóc
khoảng 1000 người bệnh nội trú có vết
thương. Tuy nhiên, kiến thức và thực hành
của điều dưỡng còn hạn chế có thể do chưa
áp dụng “Chuẩn năng lực cơ bản của điều
dưỡng Việt Nam” được Bộ Y tế phê duyệt
năm 2012 [12].


SPSS 18.0.
3. Đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu này là một phần kết quả của
nghiên cứu sinh, đã được thông qua Hội đồng
Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học của
trường Đại học Y tế công cộng số 239/2014/
YTCC-HD3.
Các đối tượng tham gia nghiên cứu là

Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá kiến

hoàn toàn tự nguyện và có quyền rút khỏi

thức và thực hành của điều dưỡng sau đào

nghiên cứu khi không muốn tham gia nghiên
cứu. Các thông tin liên quan đến người tham

tạo chăm sóc vết thương theo chuẩn năng lực
tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng
145 Điều dưỡng trực tiếp chăm sóc người
bệnh và đang làm việc tại 7 khoa lâm sàng tự
nguyện tham gia nghiên cứu.
2. Phương pháp
Nghiên cứu mô tả so sánh trước và sau 9
tháng đào tạo chăm sóc vết thương theo

chuẩn năng lực về kiến thức, thực hành của
điều dưỡng được thực hiện từ năm 2014 2015 tại 7 khoa của Bệnh viện Hữu nghị Việt
Đức.

gia nghiên cứu được đảm bảo bí mật.

III. KẾT QUẢ
1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Tổng số có 145 điều dưỡng tham gia đánh
giá trước đào tạo, 133 điều dưỡng tham gia
đánh giá kiến thức, 134 điều dưỡng tham gia
đánh giá thực hành sau 09 tháng đào tạo.
Tuổi trung bình của điều dưỡng là (31,24 ±
6,65), nữ giới chiếm tỷ lệ 74,5% và 100% có
trình độ từ trung cấp trở lên. Thời gian công
tác trung bình tại bệnh viện là 6,3 năm.
2. Kiến thức của điều dưỡng trước và
sau 09 tháng đào tạo
Điểm trung bình kiến thức của điều dưỡng

- Phiếu hỏi kiến thức điều dưỡng tự điền

sau đào tạo là (155,04 ± 14,83). Có sự khác

được thiết kế sẵn gồm 10 phần, 48 câu hỏi,
tổng số điểm 167.

biêt giữa điểm trước và sau 9 tháng đào tạo
p < 0,001. Số liệu cụ thể được trình bày tại


- Phiếu quan sát trực tiếp điều dưỡng thực
TCNCYH 99 (1) - 2016

(bảng 1).
201


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Bảng 1. Điểm trung bình về kiến thức trước và sau 9 tháng đào tạo (n = 133)
Điểm trung bình

Điểm
trung

Trước

Sau

tin cậy (95%)

đào tạo

đào tạo

bình
tăng

Kiến thức chung về vết thương (44đ)

30,74


41,18

6,78

5,64

7,91

< 0,001

Kiến thức về kiểm soát nhiễm khuẩn
(10đ)

7,00

9,34

2,30

1,98

2,61

< 0,001

Kiến thức về giao tiếp ứng xử (17đ)

11,95


15,61

3,66

2,92

4,39

< 0,001

Kiến thức về giáo dục sức khỏe cho

8,30

9,51

1,20

0,85

1,55

< 0,001

Kiến thức về quản lý và phát triển

23,27

29,90


6,63

5,26

8,01

< 0,001

1,67

1,96

0,3

0,19

0,41

< 0,001

Kiến thức về chăm sóc vết thương
nhiễm khuẩn (20đ)

13,90

18,81

4,90

4,20


5,59

< 0,001

Kiến thức về cắt chỉ vết khâu (14đ)

8,71

11,96

3,25

2,78

3,72

< 0,001

Kiến thức về chăm sóc vết thương có

5,42

7,28

1,85

1,57

2,14


< 0,001

Kiến thức về chăm sóc vết thương do

7,09

9,44

2,34

1,98

2,7

< 0,001

121,79

155,04

33,24

28,65

37,83

< 0,001

Nội dung


Kiến thức về chăm sóc vết thương
sạch (2đ)

Tổng điểm (167)

Khoảng

p

Điểm trung bình về kiến thức sau 9 tháng

Kết quả nghiên cứu cho thấy điểm trung

đào tạo của điều dưỡng tăng ở cả 10 nội dung
đánh giá, sự khác biệt này có ý nghĩa thống

bình thực hành của điều dưỡng tăng sau 9
tháng đào tạo. Điểm trung bình trước và sau

kê (p < 0,001). Trung bình sự khác biệt điểm
kiến thức trước và sau đào tạo cao nhất ở

đào tạo là (107,78 ± 16,62) và (123,14 ±
16,68). Sự khác biệt này là có ý nghĩa,

điểm kiến thức chung về vết thương (6,78
điểm), thấp nhất ở nhóm kiến thức về chăm

p < 0,001. Điểm trung bình từng nội dung

đánh giá sau 9 tháng đào tạo cũng tăng.

sóc vết thương sạch (0,3 điểm).

Trong đó, tăng cao nhất là khả năng nhận

3. Thực hành của điều dưỡng trước và
sau 09 tháng đào tạo
Thực hành của điều dưỡng về chăm sóc
vết thương trước và sau 09 tháng đào tạo:
202

định người bệnh, thực hiện quy trình và đảm
bảo nguyên tắc vô khuẩn. Thấp nhất là hoàn
thành quy trình và đảm bảo người bệnh thoải
mái (meandf = 0,34 ± 1,71). Số liệu được trình
bày ở (bảng 2).
TCNCYH 99 (1) - 2016


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Bảng 2. Điểm trung bình thực hành trước và sau 9 tháng đào tạo (n = 134)
Điểm
Trung bình

Điểm

Khoảng

Trước

đào tạo

Sau đào
tạo

trung
bình
tăng

Nhận định người bệnh

4,69

6,73

2,04

1,42

2,67

< 0,001

Nhận định vết thương

7,01

7,51

0,46


0,06

0,86

0,022

Dụng cụ: Đầy đủ, sẵn sàng, phù hợp

8,00

8,18

0,18

-0,10

0,47

0,204

Khả năng lập kế hoạch chăm sóc hợp lý

7,31

8,83

1,59

1,3


1,89

< 0,001

Đảm bảo người bệnh được chuẩn bị sẵn
sàng cho thủ thuật

7,63

8,37

0,74

0,43

1,03

< 0,001

6,00

8,72

2,72

2,29

3,16


< 0,001

Kỹ thuật thay băng được tiến hành đúng,
an toàn

7,32

7,95

0,63

0,27

0,99

0,001

Tuân thủ đúng nguyên tắc vô khuẩn

6,94

8,67

1,73

1,26

2,20

< 0,001


Đảm bảo đúng người bệnh, dụng cụ

8,32

8,72

0,40

0,13

0,67

0,003

Đảm bảo môi trường làm việc an toàn,
riêng tư

7,66

8,81

1,18

0,89

1,48

< 0,001


Giao tiếp với nngười bệnh trong quá
trình chăm sóc

5,52

8,36

2,84

2,41

3,26

< 0,001

Thời gian thực hiện các bước trong
quy trình

8,22

8,21

-0,01

-0,28

0,27

0,957


Hoàn thành quy trình và đảm bảo người
bệnh được thoải mái

7,99

8,61

0,63

0,32

0,94

< 0,001

Thu dọn dụng cụ

7,21

8,76

1,55

1,19

1,91

< 0,001

Ghi chép hồ sơ đúng, đủ, rõ ràng


6,19

8,58

2,39

1,92

2,85

< 0,001

Theo dõi, đánh giá người bệnh sau chăn
sóc vết thương về đau, chảy máu...

1,49

8,22

6,7

6,22

7,24

< 0,001

107,78


123,14

15,35

12,57

18,14

< 0,001

Nội dung

tin cậy
(95%)

p

1. Nhận định

2. Lập kế hoạch chăm sóc vết thương

3. Thực hiện quy trình chăm sóc vết thương
Giới thiệu bản thân, giải thích công việc
sẽ làm cho người bệnh

4. Đánh giá ghi chép hồ sơ

Tổng điểm thực hành (160)

TCNCYH 99 (1) - 2016


203


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Các nội dung đánh giá có sự khác biệt có ý nghĩa, thay đổi nhiều nhất ở nội dung theo dõi
phản ứng của người bệnh sau chăm sóc vết thương như đau, chảy máu (meandf= 6,7,
p < 0,001). Trừ nội dung đảm bảo dụng cụ chăm sóc vết thương đầy đủ, sẵn sàng phù hợp và
thời gian thực hiện các bước trong quy trình chấp nhận được sự khác biệt không có ý nghĩa
thống kê.
4. Mức độ tự tin của điều dưỡng về thực hành chăm sóc vết thương trước và sau 09
tháng đào tạo
Điểm trung bình mức độ tự tin trước và sau 9 tháng đào tạo dao động (1,18 – 3,59) và (3,87 –
4,29).

Biểu đồ 1. Mức độ tự tin của điều dưỡng trước và sau đào tạo
Điểm trung bình về mức độ tự tin của điều dưỡng sau đào tạo chăm sóc vết thương trong
12/13 kỹ năng đều tăng lên với mức có ý nghĩa thống kê (p < 0,001) trừ kỹ năng thực hiện chăm
sóc vết thương do loét tỳ đè (p = 0,125). Hầu hết các kỹ năng của điều dưỡng ở mức tự tin.
Sau 09 tháng đào tạo, kỹ năng có điểm cao nhất là thực hiện kỹ thuật thay băng (4,30 ± 0,56),
kỹ năng có điểm thấp nhất là thực hiện đánh giá (3,88 ± 0,52) (bảng 4).

204

TCNCYH 99 (1) - 2016


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Bảng 4. Mức độ tự tin của điều dưỡng trước và sau đào tạo


TT

Điểm trung bình
mức độ tự tin
Trước
đào tạo

Sau
đào tạo

Điểm
trung
bình
tăng

Các kỹ năng cơ bản

Khoảng tin cậy
(95%)

p

1

Giao tiếp, ứng xử

2,66

4,17


1,51

1,34

1,69

< 0,001

2

Nhận định người bệnh

2,74

4,01

1,28

1,13

1,43

< 0,001

3

Nhận định vết thương

2,72


4,09

1,37

1,20

1,54

< 0,001

4

Xác định vấn đề chăm sóc

2,84

3,94

1,10

0,93

1,26

< 0,001

5

Lập kế hoạch chăm sóc


2,89

3,99

1,19

1,02

1,37

<0,001

6

Ra quyết định chăm sóc

2,74

4,07

1,34

1,15

1,53

< 0,001

7


Thực hiện chăm sóc vết
thương sạch

2,36

4,29

1,94

1,72

2,15

< 0,001

8

Thực hiện chăm sóc vết
thương nhiễm khuẩn

2,61

4,13

1,52

1,14

1,90


< 0,001

9

Thực hiện chăm sóc vết
thương có dẫn lưu

2,41

4,23

1,82

1,52

2,11

< 0,001

10

Thực hiện chăm sóc vết
thương do loét ép

3,44

4,22

0,78


- 0,23

1,79

0,125

11

Thực hiện kỹ thuật quy trình
thay băng

2,36

4,30

1,94

1,78

2,11

< 0,001

12

Hướng dẫn, tư vấn, giáo dục
sức khỏe

2,73


4,00

1,28

1,08

1,48

< 0,001

13

Đánh giá

2,94

3,88

0,94

0.73

1,14

< 0,001

IV. BÀN LUẬN
Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, bệnh viện

vấn giáo dục sức khoẻ, quản lý và phát triển


hạng Đặc biệt tuyến cuối về ngoại khoa và là

nghề nghiệp, chăm sóc vết thương: sạch,
nhiễn khuẩn, có dẫn lưu, loét tỳ đè và cắt chỉ

cơ sở đào tạo và thực hành. Thực hành và
đánh giá chăm sóc vết thương trước đây dựa

vết khâu. Điểm trung bình kiến thức của điều
dưỡng sau 9 tháng đào tạo (155,04 ± 14,83)

theo quy trình kỹ thuật thay băng, bảng kiểm
nhưng chưa bám sát vào tiêu chuẩn năng lực

cao hơn hẳn so với kết quả sau 6 tháng đào
tạo (148,68 ± 16,54) và điểm trung bình trước

điều dưỡng. Kết quả nghiên cứu liên quan
đến việc điều dưỡng tự đánh giá kiến thức

đào tạo (121,79 ± 24,60). Sự khác biệt giữa

trước và sau 9 tháng đào tạo về vết thương,

điểm kiến thức trước và sau 9 tháng đào tạo
có ý nghĩa với p < 0,001. Kết quả này tương

kiểm soát nhiễm khuẩn, giao tiếp ứng xử, tư


đồng với các nghiên cứu của Carol và cộng

TCNCYH 99 (1) - 2016

205


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
sự (2008) [13], can thiệp chương trình đào tạo

tự tin”. Các kỹ năng có điểm thấp gồm kỹ

đã cải thiện kiến thức của điều dưỡng có điểm
trung bình bài thi đánh giá đạt 84% trước can

năng thực hiện chăm sóc người bệnh có vết
thương: loét tỳ đè, có dẫn lưu, nhiễm khuẩn

thiệp và 89% sau can thiệp và nghiên cứu của
Sally Sutherland-Fraser và cộng sự (2012)

được cải thiện so với kết quả trước đào tạo và
đánh giá sau 6 tháng đào tạo. Do đó, cần tổ

[10] sau can thiệp đào tạo có sự cải thiện
đáng kể về kiến thức mô tả đúng các giai

chức đào tạo liên tục, giám sát, kiểm tra tại
nhiều thời điểm khác nhau để đánh giá tác


đoạn của vết thương do loét tỳ đè (p < 0,05).

động của chương trình, chứng minh sự thay

Kết quả sau 6 tháng đào tạo sự khác biệt về
kiến thức chăm sóc vết thương sạch giữa

đổi thực sự do chương trình đào tạo này
mang lại.

trước và sau đào tạo không có ý nghĩa. Đây
có thể là kết quả của việc giám sát, đánh giá

Kết quả đánh giá sau 9 tháng đào tạo cho
thấy hiệu quả bước đầu của chương trình đào

liên tục sau đào tạo.
Nghiên cứu cũng cho thấy điểm trung bình

tạo chăm sóc vết thương theo chuẩn năng
lực. Chương trình đào tạo của Bệnh viện Hữu

thực hành của điều dưỡng tăng sau 9 tháng

nghị Việt Đức được xây dựng với nội dung

đào tạo. Điểm trung bình trước và sau 9 tháng
đào tạo là (107,78 ± 16,62) và (123,14 ± 16,68),

toàn diện về chăm sóc vết thương dựa trên

các tài liệu: quy định, chuẩn năng lực, cũng

sự khác biệt này là có ý nghĩa. Điểm trung bình
từng nội dung đánh giá sau 9 tháng đào tạo

như tài liệu về chăm sóc vết thương trong và
ngoài nước [15; 16]. Đây là điểm mạnh của

cũng tăng có ý nghĩa. Theo dõi phản ứng của
người bệnh là 1 trong những nhiệm vụ chuyên

chương trình đào tạo này so với các chương
trình đào tạo trước đây chủ yếu tập trung từng

môn chăm sóc điều dưỡng [14], theo dõi và

chủ đề chăm sóc vết thương riêng biệt [17;

đánh giá người bệnh để phát hiện kịp thời
những diễn biến bất thường để từ đó người

13; 10; 18]. Chương trình đào tạo theo chuẩn
năng lực điều dương kết hợp học lý thuyết và

Điiều dưỡng quyết định xử trí và chăm sóc
phù hợp, đảm bảo an toàn, chất lượng, hiệu

thực hành tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã
chứng minh được hiệu quả trong việc cải thiện


quả cho người bệnh. Trong nghiên cứu này
sau 9 tháng đào tạo về chuẩn chăm sóc vết

kiến thức và thực hành của điều dưỡng về
chăm sóc người bệnh có vết thương tại Bệnh

thương, Điều dưỡng có điểm trung bình về nội

viện Hữu nghị Việt Đức.

dung theo dõi và đáng giá cao nhất, kết quả
này có thể do điểm trước đào tạo thấp nhất

V. KẾT LUẬN

(1,49) nên họ đã nhận thức được tầm quan
trọng của việc theo dõi và đánh giá sau khi
thực hiện chăm sóc vết thương.
Mức độ tự tin trong thực hiện 12/13 kỹ
năng cơ bản của điều dương cũng được cải
thiện có ý nghĩa, p < 0,001. Mức độ tự tin
trong việc thực hiện các kỹ năng có điểm đạt
dao động (3,88 – 4,30) cao hơn so với trước
đào tạo (2,66 – 3,44). Tuy nhiên, các kỹ năng
thực hiện vẫn chỉ nằm ở mức “bình thường –

206

Sau 9 tháng đào tạo, điểm trung bình kiến
thức và thực hành sau đào tạo đều tăng có ý

nghĩa thống kê. Kiến thức: (121,79 ± 24,60) so
với (155,04 ± 14,83); thực hành: (107,78 ±
16,62) so với (123,14 ± 16,68). Mức độ tự tin
của điều dưỡng trong thực hành chăm sóc vết
thương cũng tăng có ý nghĩa ở 12/13 nội dung.
Chương trình đào tạo chăm sóc vết thương
theo chuẩn năng lực bước đầu có hiệu quả.
Cần tiếp tục đào tạo và nhân rộng chương

TCNCYH 99 (1) - 2016


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
trình đào tạo này để nâng cao kiến thức và
thực hành cho đội ngũ điều dưỡng trực tiếp
chăm sóc người bệnh có vết thương tại Bệnh
viện Hữu nghị Việt Đức cũng như các cơ sở y
tế khác.

Lời cảm ơn

6. Lê Đại Thanh (2008). Đánh giá thực
trạng thay băng tại hai khoa ngoại và phụ sản
bệnh viện đa khoa Chương Mỹ năm 2008. Hội
nghị khoa học Điều dưỡng lần thứ II.
8. Đỗ Hương Thu (2005). Đánh giá thực
trạng quy trình kỹ thuật thay băng ở các khoa
làm điểm chăm sóc người bệnh toàn diện tại

Đề tài này là một phần trong nghiên cứu


bệnh viện Bắc Thăng Long. Hội nghị khoa học

“Đánh giá chương trình đào tạo chăm sóc vết
thương theo chuẩn năng lực cho điều dưỡng

Điều dưỡng nâng cao chất lượng chăm sóc
người bệnh trong ngoại khoa lần thứ I,

tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức”. Tác giả xin

243 - 252.

chân thành cảm ơn sự hỗ trợ của Lãnh đạo
bệnh viện, viên chức phòng điều dưỡng cũng

9. Ngô Thị Huyền (2012). Kiến thức, thái
độ, thực hành thay băng vết thương và tìm
hiểu một số yếu tố liên quan của Điều dưỡng,

như điều dưỡng trưởng các khoa lâm sàng
Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã hỗ trợ, tạo
mọi điều kiện để nghiên cứu được thực hiện.
Cảm ơn giáo sư Helen Ewards, giáo sư Joy
Notter, tiến sỹ Kathlen và tiến sỹ Yvonne đã
cung cấp tài liệu, bằng chứng về chăm sóc vết
thương để phục vụ cho nghiên cứu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


kỹ thuật viên bệnh viện Việt Đức năm 2012,
Đại học Y tê Công cộng.
10. MC Fadden E.A and Miller M.A
(1994). Clinical nurse specialist practice:
Facilitators and barriers. Clinical Nurse
Specialist, 27 - 33.
11. Sally Sutherland-Fraser (2012). Perioperative nurses’ knowledge and reported

1. Carol Dealey (2005). The care of
wounds, a guide for nurses, University
Hospital Birmingham NHS Trust, School of

practice of pressure injury risk assessment
and prevention: A before-after intervention

Health Sciences and University of Birmingham

12. Phan Thị Dung (2012). Đánh giá kết
quả thực hiện chăm sóc vết thương của nhóm
điều dưỡng tham gia chương trình đào tạo

2. S.Meaume (2012). Management of
chronic wounds with an innovative a
absorbent wound dressings. Journal of wound
care.
3. Drew P (2007). The cost of wound care
for a local population in England. Int Wound J,

study, BMC Nursing.


giảng dạy lâm sàng tại Bệnh viện HN Việt Đức
năm 2012. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Điều
dưỡng Bệnh viện Việt Đức.

4(2), 149 - 155.

13. Bộ Y tế (2012). Chuẩn năng lực cơ
bản của Điều dưỡng Việt Nam. Ban hành

4. Macdonald JM and Ryan TJ (2010).
Global impact of the chronic wound and

theo quyết định số 1352/QĐ-BYT ngày 21
tháng 4 năm 2012 của Bộ Y tế.

lymphoedema, Wound and Lymphedema
Management, ed. World Health Organization,

13. Carol

Tweed

and

Mike

Tweed

Geneva.


(2008). Intensive Care Nurses’ Knowledge of
Pressure Ulcers: Development of an

5. Geraldine Mccarthy (2008). Nurse’s
knowledge and competence in wound

Assessment Tool and Effect of an Educational
Progra, ed. Am J Crit Care, 338 - 346.

management. Wound UK. 8, 37 - 47.

TCNCYH 99 (1) - 2016

14. Bộ Y tế (2011). Thông tư hướng dẫn

207


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
công tác Điều dưỡng về chăm sóc người
bệnh trong bệnh viện. Bộ Y tế.
15. Hassan H (2009). A study on nurses’
perception on the medication errors at one of
the hospital in East Malaysia. Clin Ter, 160(6),
477 - 486.
16. C. Iwasiw, D (2005). Develop training
Programs in Nursing Education, London:
Jones & Bartlet.

17. Altun and Insaf (2011). "Knowledge

and Management of Pressure Ulcers: Impact
of Lecture-Based Interactive Worshops on
Training of Nurses. Advances in Skin and
Wound Care, 24(6), 262 - 266.
18. Dea J Kent (2010). Effect of just-inTime Educational Intervention Placed on
Wound dress Packages, ed. J wound Ostomy
Continience Nurs, 1 - 6.

Summary
NURSES’ KNOWLEDGE, PRACTICE IN WOUND CARE BEFORE
AND AFTER EDUCATION INTERVENTION BASED ON THE NURSING
COMPETENCY STANDARDS AT VIET DUC UNIVERSITY HOSPITAL
The study aims to evaluate nurses’ knowledge and practice of wound care nine months after
the training course on nursing competency standards-based wound care at Viet Duc Hospital was
conducted. In this study conducted between 2014 and 2015, we compare the differences in
knowledge and practice of 145 nurses who perform wound care at seven clinical departments
before and nine months after the training course. The data collection tools included a 48 - item
self-administered knowlege questionnaire and a 16-item practice questionnaire for nurses. After
that, data were entered into Epidata 3.1 and analyzed with SPSS 18.0. Knowledge and practice
scores improved after the training course (p < 0.001). The mean knowledge scores before and
after training were (121.79 ± 24.60) and (155.04 ± 1483) while the corresponding mean practice
scores were (107.78 ± 16.62) and (123.14 ± 16.68). Nurses’ confidence was also improved after
training in twelve out thirteen items (p < 0.001). The nursing competency standards-based wound
care training program has proven to be effective.
Key words: nurses, wounds care, knowledge, practice, training

208

TCNCYH 99 (1) - 2016




×