Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Quyền tiếp cận thông tin dịch bệnh Covid - 19

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.17 KB, 4 trang )

THỰC TIỄN PHÁP LUẬT

Quyền tiẾP cận thÔng tin dịch BỆnh coVid - 19
Dương Văn Quý
ThS. Phân hiệu Trường Đại học Luật Hà Nội tại tỉnh Đắk Lắk.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: Quyền tiếp cận thông tin;
dịch Covid – 19.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài
: 30/03/2020
Biên tập
: 09/042020
Duyệt bài
: 10/04/2020
Article Infomation:
Key words: Right of information
access; Covid - 19
Article History:
Received
: 30 Mar. 2020
Edited
: 09 Apr. 2020
Approved
: 10 Apr. 2020

Tóm tắt:
Dịch bệnh Covid - 19 là bệnh truyền nhiễm nhóm A, nguy cơ ở mức
độ khẩn cấp toàn cầu. Bảo đảm quyền tiếp cận thông tin dịch bệnh là
một trong những nguyên tắc hàng đầu trong phòng, chống bệnh
truyền nhiễm. Bài viết phân tích nội dung quyền tiếp cận thông tin về


dịch bệnh Covid – 19 ở nước ta hiện nay.

Abstract:
The Covid - 19 is a communicable disease in category A as a global
emergency risk. Ensuring the right to access to disease information
is one of the crucial principles in the prevention and control of
infectious diseases. This article provides analysis of the contents of
the right to information access on Covid-19 in our country.

1. Cơ sở pháp lý của quyền tiếp cận thông
tin dịch Covid - 19
Tiếp cận thông tin (TCTT) là việc đọc,
xem, nghe, ghi chép, sao chép, chụp thông
tin1. Ngày 11/3 (tối 11/3 theo giờ Việt Nam),
Tổ chức Y tế thế giới đã chính thức tuyên bố
sự bùng phát của dịch bệnh Covid - 19 gây
ra là đại dịch toàn cầu2. Vì dịch bệnh Covid19 là một căn bệnh bùng phát và lây lan trên
phạm vi toàn thế giới nên khi xem xét cơ sở

pháp lý quyền TCTT dịch bệnh Covid -19,
phải dựa trên hai phương diện: quốc tế và
Việt Nam.
Thứ nhất, về phương diện quốc tế,
quyền TCTT được ghi nhận là một trong
những quyền cơ bản của con người, thuộc
nhóm quyền dân sự - chính trị. Đó chính là
các quyền tự do thông tin được ghi nhận
trong hai văn kiện pháp lý quốc tế của Liên
hợp quốc là Tuyên ngôn thế giới về quyền


1 Khoản 3, Điều 2 Luật Tiếp cận thông tin năm 2016.
2 truy cập
ngày 12/3/2020.
NGHIÊN CỨU
Số 9(409) - T5/2020

LẬP PHÁP

51


THỰC TIỄN PHÁP LUẬT
con người năm 1948 và Công ước quốc tế về
các quyền dân sự và chính trị năm 1966.
Theo Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc,
mọi người có quyền TCTT mà các cơ quan
công quyền nắm giữ, các thông tin đó bao
gồm cả các dạng hồ sơ như về hình thức lưu
trữ, nguồn tin và ngày xác lập. Quyền TCTT
bao gồm quyền của truyền thông được tiếp
cận thông tin về các vấn đề công, quyền của
công chúng nói chung được tiếp nhận sản
phẩm truyền thông, quyền của cá nhân được
biết các cơ quan công quyền, cá nhân hay tổ
chức nào kiểm soát, có thể kiểm soát dữ liệu
cá nhân của mình (khổ 18). Với đặc điểm là
một đại dịch toàn cầu, thì tất cả mọi người đều
được quyền TCTT liên quan đến dịch bệnh
Covid - 19 để cùng thực hiện các giải pháp,
nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh chung.

Thứ hai, ở phương diện pháp luật Việt
Nam: Pháp luật Việt Nam hiện nay cơ bản
ghi nhận đầy đủ quyền TCTT của công dân.
- Quyền TCTT được văn bản có hiệu lực
pháp lý cao nhất là Hiến pháp năm 2013 ghi
nhận: “Công dân có quyền tự do ngôn luận,
tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập
hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này
do pháp luật quy định” (Điều 25). Bên cạnh
đó, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi
người có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức
khỏe, bình đẳng trong việc sử dụng các dịch
vụ y tế và có nghĩa vụ thực hiện các quy định
về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh”.
Quyền TCTT là quyền cơ bản của công dân,
là cơ sở để thực hiện các quyền khác của
công dân. Khi công dân được thông tin chính
xác, đầy đủ, kịp thời về dịch bệnh sẽ giúp
cho họ tự bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho bản
thân, có những biện pháp phòng, chống dịch
bệnh phù hợp.
- Luật TCTT năm 2016, quy định thông
tin liên quan đến lợi ích công cộng, sức khỏe
của cộng đồng phải được công khai (điểm n,

52

NGHIÊN CỨU

LẬP PHÁP


Số 9(409) - T5/2020

khoản 1, Điều 17). Luật phòng, chống bệnh
truyền nhiễm năm 2007 cũng xác định,
thông tin, giáo dục, truyền thông, giám sát
bệnh truyền nhiễm là biện pháp chủ yếu
trong phòng bệnh. Bên cạnh đó, công khai,
chính xác, kịp thời thông tin về dịch cũng là
một nguyên tắc trong phòng, chống bệnh
truyền nhiễm. Qua đó, chúng ta thấy rõ được
tầm quan trọng của quyền TCTT là nguyên
tắc hàng đầu, biện pháp chủ yếu để phòng
ngừa dịch bệnh.
2. Quyền tiếp cận thông tin dịch bệnh
Covid - 19 ở Việt Nam hiện nay
Thứ nhất, trách nhiệm cung cấp thông
tin: Điều 12 Luật Phòng, chống bệnh truyền
nhiễm năm 2007 quy định trách nhiệm
thông tin về phòng, chống bệnh truyền
nhiễm như sau:
“1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang
nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn
của mình có trách nhiệm thông tin, giáo dục,
truyền thông về phòng, chống bệnh truyền
nhiễm.
2. Bộ Y tế có trách nhiệm chủ trì, phối
hợp với các cơ quan có liên quan trong việc
cung cấp chính xác và kịp thời thông tin về
bệnh truyền nhiễm.

3. Bộ Thông tin và Truyền thông có
trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan thông tin
đại chúng thường xuyên thông tin, truyền
thông về phòng, chống bệnh truyền nhiễm,
lồng ghép chương trình phòng, chống bệnh
truyền nhiễm với các chương trình thông tin,
truyền thông khác.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách
nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Lao
động, Thương binh và Xã hội, các bộ, cơ
quan ngang bộ có liên quan xây dựng nội
dung giáo dục phòng, chống bệnh truyền
nhiễm kết hợp với các nội dung giáo dục
khác.
5. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách


THỰC TIỄN PHÁP LUẬT
nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác
thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng,
chống bệnh truyền nhiễm cho nhân dân địa
phương.
6. Các cơ quan thông tin đại chúng có
trách nhiệm ưu tiên về thời điểm, thời lượng
phát sóng để thông tin, giáo dục, truyền
thông về phòng, chống bệnh truyền nhiễm
trên đài phát thanh, đài truyền hình; dung
lượng và vị trí đăng trên báo in, báo hình,
báo điện tử theo quy định của Bộ Thông tin
và Truyền thông. Việc thông tin, giáo dục,

truyền thông về phòng, chống bệnh truyền
nhiễm trên các phương tiện thông tin đại
chúng không thu phí, trừ trường hợp thực
hiện theo hợp đồng riêng với chương trình,
dự án hoặc do tổ chức, cá nhân trong nước,
nước ngoài tài trợ”.
Như vậy, chỉ những cơ quan, tổ chức,
đơn vị theo quy định trên có thẩm quyền xây
dựng, cung cấp thông tin liên quan đến dịch
bệnh Covid - 19. Đây là những cơ quan, tổ
chức, đơn vị tạo ra thông tin hoặc nhận được
thông tin từ các cơ quan nhà nước để thực
hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do
pháp luật quy định. Thông tin từ những cơ
quan, tổ chức, đơn vị có được, đều được
người có thẩm quyền của cơ quan nhà nước
tạo ra thông tin ký, đóng dấu hoặc xác nhận
bằng văn bản. Đó sẽ là những thông tin chính
thức được cung cấp cho người dân. Những
thông tin liên quan đến dịch bệnh Covid - 19
không phải do cơ quan, tổ chức, đơn vị nêu
trên cung cấp đều là không chính thức.
Thứ hai, chủ thể thực hiện quyền TCTT:
Luật TCTT năm 2016 quy định chủ thể thực
hiện quyền TCTT là công dân, bao gồm cả
công dân Việt Nam đang định cư ở nước
ngoài (Điều 4), người nước ngoài cư trú tại

Việt Nam có quyền yêu cầu cung cấp những
thông tin có liên quan trực tiếp đến quyền và

nghĩa vụ của họ (khoản 1, Điều 36), Luật
Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007
quy định mọi người đều được TCTT về
phòng, chống bệnh truyền nhiễm (khoản 1,
Điều 10). Thực tiễn phòng, chống bệnh dịch
Covid - 19 cho thấy, quy định của pháp luật
nước ta về quyền TCTT liên quan đến dịch
bệnh là hoàn toàn phù hợp, đáp ứng được
yêu cầu của xã hội và người dân.
Thứ ba, nội dung thông tin được tiếp cận
bao gồm:
“1. Đường lối, chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước về
phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
2. Nguyên nhân, đường lây truyền, cách
nhận biết bệnh và các biện pháp phòng,
chống bệnh truyền nhiễm.
3. Hậu quả của bệnh truyền nhiễm đối
với sức khoẻ, tính mạng con người và phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước.
4. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá
nhân trong phòng, chống bệnh truyền
nhiễm”3.
Kể từ khi có thông tin dịch bệnh Covid-19
xảy ra tại Trung Quốc, lây lan ra 18 quốc gia
và vùng lãnh thổ đến nay, Bộ Chính trị, Ban
Bí thư, Thường trực Ban Bí thư, Thủ tướng
Chính phủ đã có nhiều văn bản chỉ đạo, huy
động sự vào cuộc của toàn hệ thống chính
trị, sự tham gia của toàn dân chẳng hạn như

chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng tại
Công văn số 79-CV/TW ngày 30/01/2020;
chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị
số 05/CT-TTg ngày 28/01/2020 về phòng,
chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do
chủng mới của vi rút Corona gây ra; Chỉ thị

3 Điều 9 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007.
NGHIÊN CỨU
Số 9(409) - T5/2020

LẬP PHÁP

53


THỰC TIỄN PHÁP LUẬT
số 06/CT-TTg ngày 31/01/2020 về việc tăng
cường các biện pháp phòng, chống trước các
diễn biến phức tạp mới của dịch bệnh viêm
đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút
Corona gây ra; Công điện số 121/CĐ-TTg
ngày 23/01/2020; Công điện số 156/CĐ-TTg
ngày 02/02/2020 về việc tăng cường phòng,
chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do
chủng mới của vi rút Corona gây ra; Quyết
định số 173/QĐ-TTg ngày 01/02/2020 của
Thủ tướng Chính phủ về việc công bố dịch
Covid - 19 trong đó có nêu tên dịch bệnh,
thời gian xảy ra dịch; địa điểm và quy mô xảy

ra dịch, nguyên nhân, tính chất, mức độ nguy
hiểm của dịch, đường lây, các biện pháp
phòng, chống dịch, các cơ sở khám, chữa
bệnh; Công văn 164/TTg-KGVX ngày
03/02/2020 tăng cường phòng, chống dịch do
nCoV gây ra; Chỉ thị số 13/CT-TTg về việc
tiếp tục đẩy mạnh phòng, chống dịch
COVID-19 trong tình hình mới; Chỉ thị số
15/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về
quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng,
chống dịch Covid – 19, và rất nhiều các chỉ
đạo của Bộ Y tế cũng như của các cơ quan
liên quan ở trung ương và từng địa phương.
Thứ tư, bên cạnh những thông tin được
tiếp cận, pháp luật hiện hành cũng quy định
một số giới hạn quyền TCTT. Mục đích của
giới hạn này nhằm tránh gây nguy hại đến
tính mạng, cuộc sống hoặc tài sản của người
khác. Thông tin liên quan đến người mắc
bệnh Covid - 19 phải giữ bí mật4, nên mọi
người muốn TCTT của những người này thì
phải được sự đồng ý của họ5. Trong quá trình
thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
của mình, người đứng đầu cơ quan nhà nước

4
5
6
7


quyết định việc cung cấp thông tin liên quan
đến bí mật cá nhân trong trường hợp cần thiết
vì lợi ích công cộng, sức khỏe của cộng đồng
theo quy định của luật có liên quan mà không
cần có sự đồng ý6 của người bệnh. Do đó, mọi
người mà TCTT của người bệnh khi chưa có
sự đồng ý của họ hoặc chưa được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền cung cấp theo quy định,
thì được coi là vi phạm pháp luật và phải chịu
trách nhiệm về hành vi của mình.
Thứ năm, các hành vi bị nghiêm cấm đối
với người thực hiện quyền TCTT: Luật
TCTT năm 2016 quy định các hành vi bị
nghiêm cấm đối với người thực hiện quyền
TCTT bao gồm: “hủy hoại thông tin; làm
giả thông tin; sử dụng thông tin để chống lại
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, phá hoại chính sách đoàn kết, kích
động bạo lực; sử dụng thông tin nhằm xúc
phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín, gây kỳ thị
về giới, gây thiệt hại về tài sản của cá nhân,
cơ quan, tổ chức; Cản trở, đe dọa, trù dập
người yêu cầu, người cung cấp thông tin”7.
Đây là những hành vi mà các cá nhân (công
dân Việt Nam, người nước ngoài, người
không quốc tịch) bị nghiêm cấm. Nếu cá
nhân nào vi phạm, thực hiện hành vi bị cấm
nêu trên thì sẽ phải chịu trách nhiệm theo
quy định của pháp luật. Tùy theo mức độ vi
phạm, trách nhiệm pháp lý đặt ra đối với

người vi phạm pháp luật về quyền TCTT có
thể là trách nhiệm hành chính, trách nhiệm
dân sự, trách nhiệm hình sự. Một hành vi vi
phạm pháp luật có thể chịu một hoặc nhiều
loại trách nhiệm pháp lý. Trong đó, trách
nhiệm hình sự là loại trách nhiệm pháp lý
nặng nhất và nghiêm khắc nhất n

Khoản 3, Điều 33 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007.
Khoản 2, Điều 7 Luật Tiếp cận thông tin năm 2016.
Khoản 3, Điều 7 Luật Tiếp cận thông tin năm 2016.
Điều 11 Luật Tiếp cận thông tin năm 2016.

54

NGHIÊN CỨU

LẬP PHÁP

Số 9(409) - T5/2020



×