Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG: NHÌN TỪ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 24 trang )

HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG: NHÌN TỪ TÁC ĐỘNG
CỦA NÓ ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
Phó Thị Kim Chi, Trần Thị Kim Dung, Đỗ Văn Lâm,
Chu Thị Nhường, Lương Thu Hương
BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

Hà Nội, tháng 11/2013


NỘI DUNG CHÍNH

1. Tổng quan về đầu tư công ở Việt Nam
2. Hiệu quả đầu tư công và việc sử dụng công
cụ định lượng để đánh giá hiệu quả đầu tư
công ở Việt Nam
3. Hiệu quả đầu tư công qua một số công cụ
định lượng
4. Một số kết luận


Phần 1. Tổng quan về đầu tư công ở Việt Nam
1.1 Khái niệm, vai trò, khác biệt đầu tư công Việt
Nam
1.2 Vài nét về tình hình đầu tư công Việt Nam giai
đoạn 2000-2011


1.1 Tổng quan về đầu tư công ở Việt Nam (3)
• Một số khác biệt của đầu tư công ở Việt Nam
Quốc tế


Việt Nam

Lĩnh vực

Đầu tư công là việc đầu tư/chi tiêu
của nhà nước nhằm phát triển cơ
sở hạ tầng, y tế, giáo dục (Theo
Liên hợp quốc)
Cơ sở hạ tầng, dịch vụ công cộng

Đầu tư của nhà nước gồm tất cả các
chương trình, dự án sử dụng nguồn
vốn của Nhà nước” (Dự thảo Luật
đầu tư công lần 2)
Cơ sở hạ tầng, dịch vụ công cộng +
lĩnh vực quản lí, kinh doanh của
doanh nghiệp nhà nước

Phân biệt đầu tư
công và các loại
hình khác

Dựa trên tính chất của chương
Dựa trên nguồn vốn sử dụng: vốn
trình, dự án: công cộng, nhằm mục của nhà nước
đích phát triển kinh tế, xã hội

Mục tiêu
Số liệu


Phi lợi nhuận
Đầu tư vào CSHT

Nghiên cứu

Hiệu quả đầu tư vào CSHT

Định nghĩa

Phi lợi nhuận + mục tiêu của DNNN
Vốn đầu tư khu vực nhà nước, bao
gồm: Vốn NS, tín dụng NN và đầu tư
phát triển DNNN.
Hiệu quả đầu tư của vốn nhà nước
và đầu tư DNNN.


1.2 Vài nét về đầu tư công tại Việt Nam (1)


Đầu tư công Việt Nam liên tục tăng cao, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng đầu tư xã
hội nhưng tốc độ đang trong xu hướng giảm.


+ Vốn đầu tư công được cấu thành chủ yếu từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và có
đóng góp ít hơn so với đầu tư chung vào tăng trưởng nền kinh tế





Đầu tư công còn quá chú trọng đối với lĩnh vực kinh tế, cơ cấu đầu tư công theo
ngành cũng còn nhiều bất cập
100%
80%

6,2

5

16

16,4

77,8

1995-2000

9

9,2

15,7

12,5

78,6

75,3

78,3


2001-2005

2006-2010

2011

60%
40%
20%
0%

Kinh tế



Xã hội

Quản lý

Ngành nghề chưa được quan tâm đầu tư đúng mức (NLTS), những ngành khác
mang tính xã hội và dịch vụ công cộng như y tế, giáo dục cũng chiếm tỷ trọng đầu
tư khá khiêm tốn và gần như không thay đổi trong suốt thời gian qua. Phần lớn
vốn đầu tư công được đầu tư cho điện nước, vận tải kho bãi, thông tin viễn thông,
là những ngành nghề có thể huy động được vốn đầu tư từ các nguồn khác.


Phần 2. Hiệu quả đầu tư công từ tác động với GDP (HQĐT công)
và việc sử dụng công cụ định lượng để đánh giá
2.1 Tổng quan về các phương pháp sử dụng để đánh giá hiệu quả

đầu tư công
2.2 Một số hạn chế khi áp dụng các công cụ định lượng để đánh giá
hiệu quả đầu tư công ở Việt Nam
2.3 Phương pháp định lượng để đánh giá hiệu quả đầu tư công ở
Việt Nam


2.1 Tổng quan về các phương pháp sử dụng
để đánh giá hiệu quả đầu tư công – Phổ biến
trên thế giới:
• Nghiên cứu tác động của đầu tư nói chung và đầu tư công tới
tăng trưởng kinh tế: Mô hình tân cổ điển của Solow (1956 và
1957); Lý thuyết tăng trưởng mới (tăng trưởng nội sinh) của Romer
(1986, 1987 và 1990), Lucas (1988) và Grossman, Helpman (1991);
Nghiên cứu của Sangho Kim, Jaewoon Koo, Joung Hoon Lee (1999);
mô hình hỗn hợp Gauss (Gaussian Mixture Model – GMM)Soubarna Pal (2008)
• Nghiên cứu mối quan hệ giữa tốc độ tăng vốn đầu tư với tốc độ
tăng trưởng kinh tế : Nghiên cứu của De Long and Summers (1991,
1992, 1993 và 1994), De Long (1991), McGrattan (1998), Sala-iMartin (1997), Hoover và Perez (2004), và Abdi (2004).
• Nghiên cứu sử dụng tỷ lệ đóng góp của vốn đầu tư vào GDP: IMF
(2012) đã chỉ ra vai trò của đầu tư thông qua phân tích các nhân tố
đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.
• ….


2.1 Tổng quan về các phương pháp sử dụng
để đánh giá hiệu quả đầu tư công – Đánh giá
việc sử dụng công cụ định lượng để đánh giá
hiệu qua
• Đánh giá hiệu quả đầu tư công thông qua chỉ số ICOR:

Báo cáo triển vọng kinh tế Việt Nam 2012-2013 (Ủy
ban Giám sát tài chính); Bùi Trinh (2009);
• Đánh giá quan hệ giữa đầu tư công với tăng trưởng và
với các loại hình đầu tư khác thông qua mô hình VECM:
Tô Trung Thành (2011)
• Đánh giá hiệu quả đầu tư công thông qua phương
pháp hàm sản xuất: Nghiên cứu hỗn hợp Việt Nam – Ai
len (2012-2013) tại Trung tâm Thông tin và Dự báo KTXH Quốc gia
• ….


2.1 Tổng quan về các phương pháp sử dụng
để đánh giá hiệu quả đầu tư công – Ứng
dụng nhiều ở Việt Nam:
Đánh giá việc sử dụng công cụ định lượng để đánh giá hiệu quả
đầu tư công ở Việt Nam:
- Chưa có phương pháp đánh giá hiệu quả nào được phổ biến
một cách chính thống trong phân tích và đánh giá hiệu quả
đầu tư công ở Việt Nam
- Có một số phương pháp được sử dụng nhưng còn mới chỉ tập
trung vào một số phương pháp trong các nghiên cứu riêng rẽ
của các nghiên cứu.
- Còn nhiều phương pháp đánh giá hiệu quả đầu tư công chưa
được ứng dụng.
- …


2.2 Một số hạn chế khi áp dụng các công cụ định lượng để
đánh giá hiệu quả đầu tư công ở Việt Nam
• Chuỗi số liệu được sử dụng hiện nay của Việt Nam chỉ thống nhất từ năm

1990, nhiều số liệu phân tách cụ thể chỉ bắt đầu từ năm 1995 (khoảng 2025 quan sát theo năm, trong lúc số liệu đầu tư theo tháng/quý về đầu tư
còn nhiều hạn chế)
• Số liệu sử dụng để đánh giá đầu tư công trong mô hình của các nước tiên
tiến sử dụng số liệu đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng, (phần chính của
đầu tư công). Tuy nhiên, ở Việt Nam, số liệu sử dụng đầu tư công phân bổ
theo các đối tượng sử dụng nguồn vốn (Xem thêm khác biệt đầu tư công ở
Việt Nam và Quốc tế trong phần 1).
– Sự khác biệt giữa chỉ tiêu tổng vốn đầu tư (I) và vốn tích lũy (K) của Việt Nam
và quốc tế.
– Số liệu về vốn tích lũy (K) ở Việt Nam không có thống kê mà phải tự ước tính
từ số liệu vốn đầu tư (I)

• Hướng khắc phục
– Bổ sung số liệu K (tự ước tính)
– Kiểm chứng thực tế nền kinh tế Việt Nam
– Các kỹ thuật cụ thể mô hình


2.3 Phương pháp định lượng để đánh giá hiệu quả
đầu tư công ở Việt Nam

Lựa chọn 3 phương pháp:
– Hệ số ICOR
– Mô hình hiệu chỉnh sai số (VECM)
– Phương pháp hàm sản xuất (hệ số MP)

Lý do chọn công cụ đã được sử dụng ở trong các nghiên cứu
đánh giá hiệu quả đầu tư công trong nước (hệ số ICOR và mô hình
VECM) và công cụ định lượng tương đối mới ở Việt Nam: sử dụng
hệ số MP để đánh giá hiệu quả đầu tư công.



2.3 Phương pháp định lượng để đánh giá hiệu quả
đầu tư công ở Việt Nam - Hệ số ICOR
• Công thức tính toán:
ICOR = (Kt-Kt-1) / (Yt-Yt-1)
Trong đó: - K là vốn; - Y là sản lượng; - t là kỳ báo cáo; - t-1 là kỳ trước.

• Ưu, nhược điểm:
+ Cách tính, số liệu đơn giản
- Không tính đến sự kết hợp giữa vốn và các yếu tố đầu vào khác (lao
động, công nghệ)
- Khó có thể sử dụng để so sánh hiệu quả đầu tư giữa các khu vực do khác
nhau về tỷ trọng vốn đầu tư, thời hạn thu hồi vốn.
- Không tính được hiệu quả xã hội của dự án

• Khắc phục hạn chế:
-

Bỏ những năm số liệu đột biến về tăng trưởng và đầu tư đặc biệt về
tốc độ tăng trưởng GDP và vốn
Xem xét trung bình giai đoạn và xu thế
Một số nghiên cứu bổ sung phù hợp sử dụng ICOR: độ trễ của đầu tư


2.3 Phương pháp định lượng để đánh giá hiệu quả
đầu tư công ở Việt Nam - Mô hình VECM
• Công thức tính:

Trong đó: GDP – Tổng sản phẩm quốc nội; PI– đầu tư của khu vực nhà

nước; ECT – phần hiệu chỉnh sai số; δ và ϕ đo lường tốc độ trở lại trạng
thái cân bằng trong ngắn hạn

• Ưu điểm, nhược điểm:
+ Xác định được quan hệ cân bằng dài hạn giữa các biến
+ Tránh một số lỗi của phương pháp OLS thông thường: hồi quy giả
(spurious regression) hoặc tự tương quan của mô hình OLS thông thường
- Số liệu áp dụng Việt Nam quá ngắn (từ 1986 trở lại) so với yêu cầu

• Khắc phục hạn chế
- Sử dụng số liệu bảng (chưa thực hiện trong nc này)
- Một số kỹ thuật mô hình xử lý số liệu


2.3 Phương pháp định lượng để đánh giá hiệu quả đầu tư
công ở Việt Nam - Phương pháp hàm sản xuất (Hệ số MP)
• Công thức tính:

𝛽

𝛾

𝑌𝑡 = 𝐴𝑡 𝐾1𝛼 𝐿𝑡 𝐾2
-

A : đại diện cho công nghệ
K1: Tích lũy vốn của khu vực khác (tư nhân và đầu tư nước ngoài).
K2: Tích lũy vốn khu vực nhà nước
L: Lao động
Lấy vi phân hàm sản xuất theo lợi tức của khu vực nhà nước


• Ưu điểm, nhược điểm:

𝐾2, 𝑡
𝛾 = 𝑀𝑃𝐾2,𝑡
𝑌𝑡

+ Áp dụng khá đơn giản và thuận tiện
+ Có thể áp dụng để đánh giá các ngành, lĩnh vực
- Không thể hiện đầu vào và đầu ra mà không thể hiện được hành vi kinh tế
- Áp dụng đầu tư cơ sở hạ tầng các nước ngoài, trong khi ở Việt Nam chưa tách
riêng được số liệu đầu tư CSHT


Phần 3. Hiệu quả đầu tư công qua một số công
cụ định lượng
3.1 Sử dụng hệ số ICOR đánh giá hiệu quả đầu tư
công
3.2 Phương pháp sử dụng mô hình VECM đánh giá
tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế
3.3 Phương pháp hàm sản xuất (chỉ số MP) đánh giá
hiệu quả đầu tư


1. Hiệu quả đầu tư công Việt Nam thời gian qua liên tục giảm sút, tuy tốc độ
giảm ít hơn từ năm 2010 đến nay


2. Hiệu quả đầu tư công luôn thấp hơn hiệu quả đầu tư toàn nền kinh tế và khu vực
đầu tư còn lại trong phần lớn thời gian nghiên cứu



3. Đầu tư công tác động đến tăng trưởng GDP trong ngắn hạn nhiều hơn trong dài
hạn


5. Không tìm thấy sự lấn át cũng như vai trò thúc đẩy của đầu tư nhà nước với khu
vực tư nhân và khu vực đầu tư FDI


Phần 4. Một số kết luận và hướng nghiên cứu bổ sung

Kết luận:
• Đầu tư công có vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam,
tuy nhiên việc đánh giá hiệu quả đầu tư công qua các chỉ tiêu
vĩ mô mới được thực hiện trong những nghiên cứu riêng rẽ.
• Hạn chế khác biệt trong định nghĩa và số liệu thống kê của
Việt Nam ảnh hưởng nhất định đến việc áp dụng các công cụ
định lượng.
• Kết hợp phương pháp theo mặt mạnh từng phương pháp kết
quả tốt hơn và cái nhìn đa chiều về một vấn đề.
• Bộ công cụ có thể sử dụng để đánh giá vấn đề vẫn có ý nghĩa
nếu được điều chỉnh thích hợp HQĐT công về mô hình với
những kiểm chứng thực tế


4.3 Một số hướng nghiên cứu bổ sung
• Nghiên cứu tiếp cận cách đánh giá hiệu quả đầu tư công
từ phía số liệu vi mô. Tiến hành liên kết đánh giá từ bộ số
liệu điều tra của Việt Nam (VD: Điều tra doanh nghiệp) để

kết hợp và bổ sung hạn chế về số liệu (đang tiến hành)
• Mở rộng các chủ đề nghiên cứu mới: Tận dụng số liệu cụ
thể từ các cuộc điều tra thực hiện các nghiên cứu chi tiết
cho một số khu vực, khối, lĩnh vực quan trọng của nền kinh
tế nhằm tìm ra những đặc trưng của nền kinh tế và bổ sung
thông tin cho mô hình vĩ mô (đang tiến hành đánh giá
HQĐT các ngành cấp I); đánh giá hiệu quả sử dụng lao
động.
• Mở rộng phương pháp mới: VECM số liệu bảng (đang tiến
hành); Áp dụng mô hình KTL có cấu trúc (đang tiến hành
thử nghiệm với mô hình trễ phân phối)


Xin cảm ơn Quý vị quan tâm!



×