Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

BAI THI KHKT CHUẨN NHẤT(có ảnh) buckyoo2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI PHÒNG
TRƯỜNG THCS LƯƠNG KHÁNH THIỆN
--------------------------------------------

CUỘC THI KHOA HỌC KĨ THUẬT CẤP
THÀNH PHỐ DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC
NĂM HỌC 2020-2021
Dự án :
AN TOÀN THỰC PHẨM,
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHÀ TRƯỜNG
VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU
Lĩnh vực dự thi: KHXH và hành vi

NHÓM THỰC HIỆN : 1.Phạm Hải Đức
LỚP 9 TRƯỜNG THCS LƯƠNG KHÁNH THIỆN

Giáo viên hướng dẫn:
Họ và tên: Số ĐT: 01698726005
Trường THCS Lương Khánh Thiện
Hải Phòng, tháng 10 năm 2020
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
1

Huyện: An Lão


-……………………………………………………………………………..
- MỤC LỤC :
………………………………………………………………………………..
I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI :


Hiện nay an toàn thực phẩm là một vấn đề nhức nhối, xãy ra quanh ta. Môi
trường xung quanh ngày càng ô nhiễm. Nếu không có biện pháp ngăn chặn hữu
hiệu thì ốm đau bệnh tật vì thực phẩm, vì môi trường sẻ đến vào một ngày
Theo thống kê của Bộ Y tế, từ 1/1 đến 31/5/2020, toàn quốc ghi nhận 48 vụ ngộ
độc thực phẩm làm hơn 870 người mắc, 824 người nhập viện điều trị và 22
người tử vong
( />II / CÂU HỎI NGHIÊN CỨU, VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU, GIẢ THIẾT KHOA
HỌC
+ Thế nào là an toàn thực phẩm?
+ Thực trạng môi trường xung quanh trường học
+ Ý thức của mỗi người về môi trường
+ Tuyên truyền mọi người tham gia bảo về môi trường
+ Nội dung nghiên cứu: - KN về an toàn thực phẩm
- Hiện trạng- nguyên nhân
- Hậu quả

III/ THIẾT KẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
1. Thành lập nhóm nghiên cứu.
2. Phương pháp nghiên cứu : +Phương pháp lý thuyết
+Phương pháp điều tra
+ Phương pháp chuyên gia
+ Phương pháp thực nghiệm
+Phương pháp thống kê toán học
3. Thiết kế các giải pháp
IV/ TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU.
1. Lập kế hoạch

2



2. Thu thập thông tin và các dữ liệu
3. Các giải pháp
4. Tiến hành khảo sát
V/ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
VI/ KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
LỜI CẢM ƠN
Chúng em, là những học sinh đang học tập và rèn luyện dưới mái trường THCS
Lương Khánh Thiện , huyện AN LÃO, được vui chơi và học tập trong một môi
trường lành mạnh, bổ ích, ở đây chúng em được học về kiến thức, được học về
cách sống làm người, mỗi ngày đến trường là chúng em có một ngày vui. Trong
thời gian vừa qua, với sự hướng dẫn của các thầy giáo, cô giáo, chúng em có điều
kiện để nghiên cứu một đề tài nhằm đem lại sự an toàn cho bản thân, cho cộng
đồng, đề tài nghiên cứu đem lại một môi trường xanh, sạch đẹp nói chung và môi
trường trong nhà trường nói riêng.
Chúng em cảm ơn các chủ cửa hàng ở xung quanh cổng trường: Trường THCS
LƯƠNG KHÁNH THIỆN , Trường TH AN TIẾN ,THCS QUANG HƯNG đã chia
sẻ thông tin, giúp đỡ cho chúng em những ngày đầu khảo sát, quan sát phục vụ
cho đề tài.
Chúng em xin chân thành cảm ơn các bậc phụ huynh, và các bạn học sinh đả
nhiệt tình ủng hộ, hợp tác tạo mọi điều kiện cho chúng em.
Thành công bước đầu của chúng em không thể thiếu sự hướng dẫn, chỉ đạo và
góp ý của các thầy, các cô giáo trường THCS LƯƠNG KHÀNH THIỆN, đã chúng
em hoàn thành đề tài.
Đặc biệt xin chân thành cảm ơn cô giáo Trần Thị Việt Hà , người đã tận tình giúp
đỡ, hướng dẫn trực tiếp cho chúng em trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn
thiện đề tài.
Tuy kết quả của nghiên cứu mới chỉ đã đem lại những đề xuất, mở ra một
hướng , một giải pháp để giải quyết vấn đề, với thời gian nghiên cứu còn hạn hẹp
nên kết quả của nghiên cứu chắc chắn không thể tránh được những thiếu sót,
chúng em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô giáo, của các anh,

các bác và của tất cả các bạn học sinh để chúng em có thêm những kinh nghiệm
trong cuộc sống và trong nghiên cứu khoa học, hoàn thiện kết quả mà đề tài bước
đầu thu được.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
3


I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cũng như các nơi khác, an toàn thực phẩm tại cổng trường THCS Lương
Khánh Thiện huyện An Lão, thành phố Hải Phòng là một vấn đề vô cùng nóng
bỏng và cấp bách. Sức khỏe là thứ đáng quý đối với mỗi chúng ta. Muốn có một
sức khỏe tốt ngoài việc tập luyện thể dục thì ta luôn cần cung cấp cho cơ thể
những thực phẩm thiết yếu, chất dinh dưỡng để bổ sung thể lực. Xã hội ngày
càng phát triển, nền thị trường thực phẩm ngày càng đa dạng và phong phú. Từ
đây các nhà sản xuất thực phẩm trái phép, các xe hàng và cửa hàng bán các sản
phẩm không chất lượng mọc lên một cách đáng sợ. Mỗi ngày chúng ta đến
trường vẫn thường bắt gặp hình ảnh học sinh ( tầng lớp có sự hiểu biết và nhận
thức hạn chế ) ăn, uống những thực phẩm như: bánh kẹo, nước uống phẩm
màu, kem, bim bim, xúc xích….những thực phẩm này trông rất bắt mắt, ưa
thích tuy nhiên học sinh sẽ không thể hiểu hết được nhứng tác hại khôn lường
của nó. Thức ăn, đồ uống bẩn, nhập lậu, không rõ nguồn gốc đang “bủa vây"
các cổng trường, nhất là trường THCS Lương Khánh Thiện huyện An Lão.
Cuộc sống của chúng ta đang ngày càng bị đe dọa bởi những thực phẩm không
rõ nguồn gốc. Qua đây mỗi chúng ta hãy tìm ra các giải pháp riêng để đảm bảo
sức khỏe của bản thân, các bạn, em học sinh trong trường cũng như mọi thành
viên trong gia đình tránh khỏi những điều không may do ăn phải thực phẩm
bán ở các hàng rong hoặc ở các hàng quán ở cổng trường.
II. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU, VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU, GIẢ THIẾT KHOA
HỌC
- Thế nào là an toàn thực phẩm. Nắm được những kiến thức về an toàn

thực phẩm?
- Biết được thực trạng thực phẩm bẩn ở cổng trường THCS Lương Khánh
Thiện huyện An Lão, thành phố Hải Phòng ( nguyên nhân, tác hại )
- Có ý thức hạn chế việc bán hàng rong trước cổng trường.
- Tuyên truyền cho mọi người cũng như học sinh có ý thức phòng chống
thực phẩm bẩn .
- Tăng cường khả năng vận dụng tổng hợp, khả năng tự học, tự nghiên
cứu của học sinh. Thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết và thực hành trong nhà
trường với thực tiễn đời sống, đẩy mạnh dạy học theo phương châm: “ Học đi đôi
với hành”. Thực hiện mục tiêu học tập của học sinh là sau khi học xong chúng ta
không chỉ nắm được kiến thức mà cái quan trọng nhất là ta biết làn được những
4


gì hay nói một cách khác là giúp chúng ta cách xử lí một vấn đề trong thực tiễn
cuộc sống.
1. Thực trạng chung
a, Về An toàn thực phẩm
Thực phẩm không rõ nguồn gốc, mất vệ sinh an toàn thực phẩm được
bày bán tràn lan trước cổng trường, và điều đáng buồn là chính những em học
sinh, những mầm non tương lai của đất nước dường như không biết được tác
hại về sức khỏe và vô tư mua và sử dụng, hoặc nếu biết củng   khó có sự lựa
chọn để tránh. Mì ăn liền có thể dến hơn 25 loại phụ gia thực phẩm, phổ biến
bao gồm có: sodiumghitamate, màu caramel, axit citric và những phụ gia khác
nếu ăn trong thời gian dài nó sẽ gây giảm cãi trong máu, gây ra canxi máu thấp.
Các thành phần tạo màu khác: sorbatekali, carrageenan, bột màu, hương tạo vị,
dinatriguanglat,….Nó cũng có thể coi là bệnh truyền qua thực phẩm, là kết quả
cua việc ăn thực phẩm bị ô nhiễm.
- Bằng cảm quang chúng em nhận thấy số lượng học sinh ăn quà vặt rất
nhiều. Một học sinh trong trường cho biết “Chỉ cần 2.000 đồng các bạn học sinh

có thể mua gói Hổ Ka Ka. “Thịt hổ” vừa rẻ vừa có vị cay ngọt lạ, nhiều miếng nên
chúng mình có thể chia nhau ăn. Các bạn mình cũng rất thích món này.” Không
chỉ có đồ ăn mà các đồ uống, các loại trà sữa, các nước uống siro đủ màu sắc
được pha sẵn trong can 1,5 lít; ai mua chỉ cần đổ ra cốc nhựa cho thêm đá
uống….
- Phần lớn thực phẩm được bày bán ở cá quán trước cồng trường đều
có nhãn mác không rõ ràng, màu sắc bắt mắt, mùi thực phẩm lạ, hắc khó chịu.
`

Hinh ảnh các mặt hàng

5


6


- Nguyên nhân chính của việc làm cộng đồng phải đứng trước nguy cơ tồn
vong mong manh, đó là suy nghĩ độc ác, thực dụng của những người sản xuất
thực phẩm. Nếu là cơ sở nhỏ lẻ thì hại những người trong xóm, trong thôn hay
trong vùng,… Nhưng phải nhìn nhận một nguy cơ lớn hơn, khi nhiều thực phẩm
7


chúng ta tiêu dùng lại được cung cấp từ các công ti sản xuất hàng loạt. Và mức
độ, phạm vi gậy hại sẽ gấp nhiều lần so với sản xuất manh mún.
- Do kinh doanh, sản xuất thực phẩm bẩn mang lại lợi nhuận cao.
- Ngoài ra tâm lí dùng và tiêu thụ hàng rẻ, đặc biệt hàng có xuất xứ Trung
Quốc của người Việt Nam
-Khi ăn các loại đồ ăn này ngoài gây các bệnh nhẹ như: đau bụng, tào tháo

đuổi nặng hơn là nhập viện. Còn nhiều các loại bệnh khác về thần kinh gây hại
cho sức khỏe con người.
- Hàng ngày cứ vào thời điểm trước khi vào giờ học hoặc sau khi tan học thì
trước cổng trường THCS Lương Khánh Thiện huyện An Lão, đập ngay vào mắt
là những hàng quán, chiếc xe hàng rong “ không thể đơn sơ hơn” với các loại
bánh tráng trộn, cá viên chiên, trà sữa, trái cây gọt sẵn… đậu trước cổng trường.
đó là hình ảnh quen thuộc từ nhiều năm nay. Từ việc quan sát chúng em thấy
điều đáng báo động là hầu hết các loại thực phẩm này đều không có hạn sử dụng,
hay nguồn gốc xuất xứ, nhưng lại rất “hút” học sinh. Khi nhà trường siết chặt
quản lý học sinh không được ra ngoài mua đồ ăn vặt thì các chủ quán lại tranh
thủ chuyển hàng vào cho các bạn học sinh đứng trong hàng rào qua các khe hở.
Một hình ảnh vô cùng phản cảm làm mất mĩ quan trường học. Hơn nữa còn xảy
ra nhiều trường hợp ngộ độc do ăn phải các thực phẩm đó.

Số lượng hàng quán phục vụ học sinh được thống kê như sau:
STT

Trường – Địa điểm

Số lượng quán
cố định

Số lượng
quán hình
thức xe đẩy

Căng-tin

1


THCS Lương khánh
thiện

4

2

0

2

THCS Quang Hưng

5

1

0

3

Tiểu học an tiến

4

2

1

b, Về môi trường trước cổng trường và trong trường


8


- Vỏ kẹo bánh còn nhiều trước cổng trường
- Học sinh dựng xe nghênh ngang, một số học sinh còn để không đưa xe vào nhà
xe của trường mà gữi luôn ở quán trước cổng trường dễ gây mất an toàn giao
thông, mỹ quan trước cổng trường, đôi lúc một số học sinh, thanh thiếu niên tụ
tập đánh bài, nói tục ở các quán trước cổng trường.
- Trong học bàn còn nhiều vỏ kẹo, bánh, vỏ lon, vỏ chai nước.

2. Nhận định nguyên nhân
Trên cơ sở quan sát, tìm hiểu phỏng vấn trực tiếp và phát phiếu điều tra thăm
dò, chúng em đưa ra một số nguyên nhân sau:
- Sự quan tâm của phụ huynh đến con em về việc ăn sáng khá cao, tuy nhiên vì
đặc thù công việc ở địa bàn đi sơm về muộn không thể lo bửa ăn cho các em ở
nhà,

9


- Học sinh, phụ huynh học sinh chưa ý thực được tác hại của một số mặt hàng
không rõ nguồn gốc, dùng phẩm màu bắt mắt, tuy nhiên không có sự lựa chọn
nên các em vẫn sử dụng những sản phẩm không an toàn.
- Một số nhà bán hàng chạy theo lợi nhuận, thị hiếu của học sinh, chưa thực sự
quan tâm đến sức khỏe của học sinh, chưa quan tâm đến vệ sinh an toàn thực
phẩm.
- Ý thức bảo vệ môi trường của người bán hàng, của học sinh chưa cao (người
bán không chuẩn bị giỏ rác, học sinh vứt rác bừa bải..)
- Quản lý thị trường chưa thực sự quyết liệt.

3. Đề xuất giải pháp
- Tăng cường tuyên truyền rộng rãi sao cho mỗi người tiêu dùng nói chung và
mỗi học sinh nói riêng, tất cả hãy là người tiêu dùng thông minh. Tuyên truyền
cho mọi người nói không với thực phẩm kém chất lượng… Bằng mọi cách:
Lòng ghép vào bài dạy của giáo viên đối với học sinh, bằng tờ rơi, pa nô, áp
phích, trên các phương tiện truyền thông hiện đại như internet, truyền hình,
truyên thanh của khóm, tổ chức các cuộc thi có nội dung về an toàn thực phẩm,
bảo vệ môi trường.
- Các cơ quan chức năng nâng cao tinh thần trách nhiệm, quản lý tốt thị trường,
các đơn vị, cơ quan chức năng thường xuyên phối hợp kiểm tra thực phẩm, xữ
phạt nghiêm minh cơ sở vi phạm.
- Mỗi trường xây dựng một catin đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy
định.
III/ THIẾT KẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
1.Thành lập nhóm nghiên cứu gồm hai thành viên
2. Tiến hành nghiên cứu bằng các phương pháp
-Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Sưu tầm, nghiên cứu tư liệu.
-Phương pháp điều tra: Sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi, trao đổi
trực tiếp với học sinh
-Phương pháp chuyên gia: Trao đổi, xin ý kiến các chuyên gia để giúp và định
hướng cho việc triển khai đề tài.
- Phương pháp thực nghiệm: Sử dụng một số biện pháp tuyên truyền đến học
sinh nhằm kiểm chứng giả thuyết khoa học của đề tài.
10


- Phương pháp thống kê toán học.
3. Chúng em tiến thiết kế 4 giải pháp sau:
Giải pháp 1: Tuyên truyền các bạn học sinh và các bậc phụ huynh tuyệt
đối không nên sử dụng các sản phẩm bán ở các hàng rong, hàng quán trước

cổng trường.
Giải pháp 2: Giáo dục các bạn học sinh về nếp sống và đề xuất với chính
quyền địa phương và Nhà nước có biện pháp xử lý nghiêm tình trạng bán hàng
vô tổ chức
Giải pháp 3:Tăng cường kiểm soát, ra những quy định xử phạt các cơ
quan sản xuất thực phẩm bẩn nghiêm minh từ nhà nước
Giải pháp 4: Mỗi cá nhân cần tỉnh táo hơn trong việc lựa chọn thực phẩm
cho mình và gia đình trước khi sử dụng.
IV. TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU.
Bước 1. Lập kế hoạch, phân công nhiệm vụ
- Các thành viên thống nhất chủ đề: Phòng chống ngộ độc thực phẩm do
ăn quà vặt của học sinh trong nhà trường – Những giải pháp giảm thiểu.
- Khảo sát thực trạng, nguyên nhân và hậu quả của việc ngộ độc thực
phẩm từ những hàng rong, hàng quán trước cổng trường THCS Lương Khánh
Thiện huyện An Lão.
- Đề ra các giải pháp nhằm giảm thiểu việc ăn quà vặt.
Bước 2. Các thành viên trong nhóm tiến hành thu thập thông tin qua các
kênh như đi thực địa, đọc báo, nghe đài, qua mạng Internet, xem tivi.
1. Tài liệu
- Sách, báo
- Các tranh ảnh, bảng thống kê số liệu, lược đồ…
2. Phương tiện
- Máy chụp ảnh
- Mạng Internet
Bước 3. Xử lí thông tin:
- Các thành viên trao đổi về những thông tin thu thập để xử lí, phân loại.
- Trên cơ sở các thông tin để trao đổi trong nhóm đồng thời xin ý kiến của
các thầy, cô để có những giải pháp phù hợp.
Bước 4. Thiết kế và trình bày các giải pháp:
11



- Chúng em tiến thiết kế 4 giải pháp sau:
Giải pháp 1: Tuyên truyền các bạn học sinh và các bậc phụ huynh tuyệt
đối không nên sử dụng các sản phẩm bán ở các hàng rong, hàng quán trước
cổng trường.
Giải pháp 2: Giáo dục các bạn học sinh về nếp sống và đề xuất với chính
quyền địa phương và Nhà nước có biện pháp xử lý nghiêm tình trạng bán hàng
vô tổ chức
Giải pháp 3:Tăng cường kiểm soát, ra những quy định xử phạt các cơ
quan sản xuất thực phẩm bẩn nghiêm minh từ nhà nước
Giải pháp 4: Mỗi cá nhân cần tỉnh táo hơn trong việc lựa chọn thực phẩm
cho mình và gia đình trước khi sử dụng.
Sau đó trao đổi với nhau để thống nhất nội dung, trình tự, ứng dụng công
nghệ thông tin, ngữ văn để viết bài/.
5.1. Khảo sát thực trạng ăn quà vặt ở cổng trường THCS Lương Khánh
Thiện An Lão
Mục tiêu: Xác định số học sinh ăn quà vặt tại cổng trường và số học sinh
đã bị ngộ độc để nhắc nhở các bạn học sinh không nên ăn các loại thực phẩm bán
tại các hàng rong, hàng quán.
Phương tiện: Máy ảnh…
Phương pháp tiến hành: Chúng em đi khảo sát mức độ ăn quà và bày rác
thải của các bạn học sinh trong trường

12


PHIẾU KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG ĂN QUÀ
TẠI CỔNG TRƯỜNG THCS LƯƠNG KHÁNH THIỆN AN LÃO
Đối tượng: Phụ huynh và học sinh trong trường

THCS Lương Khánh Thiện An Lão.
* Phiếu số 1 – Dành cho phụ huynh học sinh
1. Chú (Bác, cô, di) có cho con em của mình tiền ăn sáng, tiền tiêu vặt khi
đi học không?
¨ Có

¨ Không

2. Chú (Bác, cô, dì) có quan tâm con em của mình sử dụng tiền đả cho ở
câu 1 vào việc gì không?
¨ Có

¨ Không

3. Chú (Bác, cô, dì) có hướng dẫn con em của mình mua và sư dụng các
sản phẩm có chất lượng, nguồn gốc, hạn sử dụng rỏ ràng không?
¨ Có

¨ Không

4. Chú (Bác, cô, dì) có muốn có một căng tin ở trong trường có đầy đủ
điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm để phục vụ con em của mình không?
¨ Có

¨ Không

5. Chú (Bác, cô, dì) có muốn có một ngôi trường sạch, đẹp, không rác thãi
bừa bãi hay không?
¨ Có


¨ Không

*Phiếu số 2- Dành cho các bạn học sinh
1. Mỗi tuần bạn mua hàng ở các quán trước cồng trường bao nhiêu lần
¨Nhiều lần

¨ Không bao giờ

2. Theo bạn thực phẩm trước cổng trường có đảm bảo vệ sịnh an toàn
thực phẩm không?
¨ Có

¨ Không

3. Bạn đả từng đến trường và xã rác bừa bãi ở trường? (Vứt rác ở cổng
hoặc sân trường hoặc học bàn)
¨ Có

¨Không

4. Nếu có một căng tin đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong khuôn
viên trường học thì em có mua và sử dụng các thức ăn, đồ uống ở đó không?
13


¨ Có

¨ Không

5. Bạn có muốn có một ngôi trường sạch, đẹp, không rác thãi bừa bãi hay

không?
¨ Có

¨ Không

* Phiếu số 3-Dành cho giáo viên
1. Thầy (cô) có (đả từng) lồng ghép nội dung an toàn thực phẩm vào bài
dạy của mình không?
¨ Có

¨ Không

2. Thầy (cô) có muốn có một căng tin có đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực
phẩm trong khuôn viên trường học hay không?
¨ Có

¨ Không

3. Thầy (cô) có muốn sử dụng các dịch vụ (nếu có) của catin trường học
hay không?
¨ Có

¨ Không

4. Thầy (cô) có muốn có một ngôi trường sạch, đẹp, không rác thãi bừa
bãi hay không?
¨ Có

¨ Không


*Kết quả làm việc
­ Với phiếu số  1: Chúng em phát phiếu đến các bậc phụ  huynh của trường
THCS LƯƠNG KHÁNH THIỆN
­ Với phiếu số  2: Chúng em phát phiếu đến toàn thể  học sinh của trường
THCS LƯƠNG KHÁNH THIỆN
 Với phiếu số 3: Chúng em phát phiếu đến toàn bộ  giáo viên, nhân viên của
trường THCS LƯƠNG KHÁNH THIỆN
­ Sau khi tiến hành giải thích, phát phiếu, thu phiếu, thống kê, tính toán qua
các phiếu điều tra trên, chúng em dự đoán rồi đưa ra kết luận:
a. Thuận lợi:
­ Được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo hướng dẫn, của giáo viên trong
trường, sự nhiệt tình ủng hộ của tất cả các đối tượng được tham gia phỏng
vấn.
b. Khó khăn:
­ Một số bạn học sinh quên không đưa phiếu cho bố mẹ, thất lạc phiếu.
­ Mất quá phiếu thời gian cho việc giải thích cho học sinh, phụ  huynh học
sinh khi trả lời các câu hỏi.
14


­ Kết quả thu được của phiếu số 1:
 

Số PH PH đưa tiền PH quan PH hướng
được
cho con tự
tâm con dẫn cho con
khảo
ăn sáng
em mua gì mua SP có

sát
chất lượng
tốt

95

PH muốn
có CăngTin trong
trường

PH muốn
có trường
Xanh,
sạch, đẹp

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL


SL

TL

60

63
%

77

83%

90

94%

95

100%

93

100%

 
 

­ Kết quả thu được của phiếu số 2:

 

Số HS
được
khảo
sát

456

HS có mua
hàng trước
cổng
trường

HS có xả
rác bừa bãi

HS sẽ mua
của CăngTin (nếu có)

SL

TL

SL

TL

SL


362

79%

276

60%

450

HS nhận
biết được
thực phẩm
không an
toàn

HS muốn có
trường
Xanh, sạch,
đẹp

TL

SL

TL

SL

TL


94%

205

75,6%

448

96%

­ Kết quả thu được của phiếu số 3:
+ Số phiếu phát ra: 100
+ Số phiếu thu vào: 95
+ 100% giáo viên có lòng ghép nội dung an toàn thực phẩm vào bài dạy
+ 100% giáo viên muốn có một căng tin trong trường học, và sử dụng.
+ 100% giáo viên muốn có môi trường xanh, sạch, đẹp
Nhận xét
­ Qua tỉ lệ thu được như trên ta thấy phần lớn học sinh có sử  dụng các dịch
vụ ở các hàng quán xung quanh cổng trường.
­ 61% học sinh đả  từng xã rác bừa bãi (cồng trường hoặc sân trường hoặc
học bàn)
15


­ Gần 100% đều nhất trí, đồng tình muốn có một ngôi trường xanh sạch đẹp
­ Phần đông các đối tượng được phỏng vấn đều có muốn có một ca tin đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm trong khuôn viên nhà trường
III.Thảo luận:
­ Để  có một môi trường sạch đẹp là  ước muốn của tất cả  mọi người, đây là  ước

muốn chính đáng, Để  có một sản phẩm ăn, uống đảm bảo vệ  sinh an toàn thực
phẩm để  đảm bảo sức khỏe, tránh bệnh  tật là điều  mà mọi mọi người cần có…
Chúng em   nghiên cứu đề  tài này   mong muốn góp phần thiết thực để  thực hiện
ước muốn cơ bản trên, qua kết quả của phương pháp quan sát, kết quả thống kê ở
các phiếu thu được, chúng em đưa ra một số ý kiến bạn luận sau:
1. Bàn về ý thức của mọi người

­ Một số người bán hàng thường thì tìm mọi cách kiếm lời thật   nhiều, bất chấp nguy hiểm,
sẳn sàng nhập những sản phẩm giá rẽ, không rõ nguồn gốc, nhản mác.
­ Học sinh thì tuổi còn nhỏ, chưa biết tự bảo vệ mình, thấy sản phẩm bắt mắt, hợp khẩu vị,
lại ít tiền, việc  mua và sử dụng diễn ra rất nhanh.
­ Các bậc phụ huynh thì bận nhiều công việc, đặc thù công việc ở địa bàn nông trường lại
đi sớm về muộn, nên thường đưa tiền cho các em tự ăn, tự uống.
­ Xã hội ngày càng phát triễn, trình độ dân trí ngày càng nâng cao, chúng ta, hãy là người
tiêu dùng thông minh, hãy biết chọn lựa cho mình những sản phẩm chất lượng, những sản
phẩm rõ nguồn gốc, đừng vì màu sắc bắt mắt, vì đua đòi theo bạn bè mà đưa vào cơ  thể
những thực phẩm có chứa chất độc hại, gây bệnh
­ Tất cả mọi người cùng chung tay xây dựng một môi trường xanh, sạch đẹp nói chung và
ở trường học nói riêng.
­ Một em học sinh mua hàng xong, vừa đi vừa ăn, hoặc đưa vào lớp ăn, thì thường vỏ
bánh, kẹo, vỏ chai, lon nước ngọt dễ được vứt bừa bãi, làm ô nhiễm môi trường.
2. Bàn về cơ sở vật chất, hạ từng
­ Hầu như  các hàng quán trước cổng trường đều không đảm bảo vệ  sinh an toàn thực
phẩm, hàng quán không có ghế ngồi, không gian không có, vệ sinh không đảm bảo, không
có thùng rác, không có nước uống, không có vòi nước sạch để  rửa tay, nhiều gian hàng
chỉ  là cái xe đẩy, đẩy đến bán, bán hết buổi học lại đẩy đi…và dĩ nhiên các quầy hàng này
không thể có được giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, trong khi đa số  người sử
dụng lại là các em nhỏ, sức đề kháng yếu, chưa đủ nhận thức nhận biết được.
­ Phần lớn thiết kế của trường không có căng­tin, điều này đả  làm khó cho ban giám hiệu
nhà trường, làm khó cho giáo viên và các bậc phụ  huynh, bởi vì giáo viên, phụ  huynh

muốn cho các em học sinh của mình được sử  dụng các dịch vụ  đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm củng khó, biện pháp duy nhất giúp các em là chỉ  biết tuyên truyền, lòng ghép
kiến thức cho các em tự  bảo vệ  mình  ở  các bài học mà không thể  nhắc nhỡ  hay làm gì
được đối với các hàng quán ở trước cổng trường.
­ Các cơ quan quản lý nhà nước cần tìm cách xây dựng một catin trong trường học, nếu có
được như vậy, thì việc quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm là điều dễ dàng.
3. Bàn về quản lý của các ban ngành

16


­ Cần nghiêm túc thực hiện Luật an toàn thực phẩm số: 55/2010/QH12, chủ  tịch quốc hội
Nguyễn Phú Trọng ký ngày 17 tháng 6 năm 2010.
­ Các cơ quan ban ngành nâng cao hơn nửa trách nhiệm của mình, tăng cường nhắc nhỡ,
kiểm tra, giám sát xữ phạt nhằm ngăn chặn các hành vi buôn bán trái phép, buôn bán hàng
ăn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
­ Một khi có một căng­tin trong trường học thì việc quản lý chất lượng sản phẩm, quản lý
về  an toàn thực phẩm của cơ  quan chức năng sẻ  dễ  dàng hơn, việc giám sát của phụ
huynh, giáo viên đối với các mặt hàng, với hoạt động của các bạn học sinh củng trở nên
đơn giản.
­ Cần nâng cao ý thức của người dân, người tiêu dùng và người cung cấp dịch vụ  bằng
nhiều hình thức: Tuyên truyền, giáo dục trong cơ sở nhà trường, pa nô, áp phích, tờ rờ, thi
tìm hiểu về môi trường, về an toàn thực phẩm..
­  Các cơ  quan ban ngành cần tạo công ăn việc  làm  cho một số  người  dân,  tránh thất
nghiệp cho người dân, vì tình trạng thất nghiệp củng là một nguyên nhân dẫn đến việc làm
hàng quán nhỏ lẻ không đảm bảo trước cổng trường học.
4. Đóng góp bước đầu của đề tài
­ Với một lượng thời gian gấp rút, nhóm chúng em xin đưa ra một giải pháp trước mắt có
thể  áp dụng ngay cho các trường học, giải pháp đó là: Song song với việc giáo viên lòng
ghép ý thức bảo vệ môi trường, kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm thì  việc xây dựng

một căng­tin trong trường học là hợp lý nhất.
a, Đối tượng xây dựng
­ Có thể  là phụ  huynh học sinh, công đoàn nhà trường, người nhà của giáo viên, người
dân có ý thức cao về An toàn vệ sinh thực phẩm, có lòng yêu trẻ
b, Đối tượng sử dụng, hưởng lợi
­ Học sinh, giáo viên, nhân viên được hưởng lợi và sử dụng nhiều nhất
c, Dự trù diện tích cách thức
­ 10m x 12m =  120 m2, mái lợp tôn, có phòng chế biến, rữa, bàn tính tiền, bàn ghế ngồi cho
khách, có rem che, bàn và tủ  lạnh để  thực phẩm ăn, bàn và tủ  lạnh để  đồ  uống, bàn và tủ
để văn phòng phẩm, bàn ghế ngồi, ly, chén, bát, đĩa, thùng rác
IV. Ứng dụng của đề tài
­ Đề tài đưa ra một giải pháp mà mà tất cả các trường học có thể thực hiện được ngay đó
là:
1, Thực hiện ngay và có tác dụng ngay: Xây dựng một căng tin trong trường học đảm bảo
vệ sinh an toàn thực phẩm.
2, Thực hiện lâu dài: Tuyên truyền mọi khi mọi lúc, nhiều hình thức để nâng cao ý thức của
người dân nói chung, của học sinh nói riêng

17


18


- Học sinh là lứa tuổi chưa có khả năng phân biệt được đâu là thực phẩm
bẩn, đâu là thực phẩm bẩn.Chúng em đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ
biến đến các em học sinh, sinh viên –đối tượng chủ yếu của những hàng rong,
hàng quán bên cạnh cổng trường, về vệ sinh an toàn thực phẩm băng các hoạt
động ngoại khóa như: tuyên truyền, tổ chúc thảo luận, sáng tác thơ, văn, viết
bài, diễn kịch,… về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, giúp các em có thể nhận

biết cơ bản đâu là thực phẩm bẩn, đâu là thực phẩm an toàn, làm thế nào để có
bữa an đảm bảo sức khỏe.
- Trường em đã có những qui định chặt ché như: đề ra nội quy trường lớp
(nhất là cấm học sinh ra khỏi trường trong thời gian học tại trường) triển khai
kĩ vào các tiết chào cờ đầu tuần, sinh hoạt lớp cuối tuần, các giờ học môn
GCCD,… Các thầy cco giáo, tất cả các bạn học sinh đặc biệt là đội sao trực cờ
đỏ thường xuyên theo dõi, báo cáo về giáo viên Tổng phụ trách xử lí ngay các
bạn học sinh vi phạm nội quy nhà trường.Phê bình các bạn dưới cờ, trước toàn
trường để lấy đó là bài học chỉnh sửa lại bản thân.
Giải pháp 2: Giáo dục các bạn học sinh về nếp sống và đề xuất với chính
quyền địa phương và Nhà nước có biện pháp xử lý nghiêm tình trạng bán hàng
vô tổ chức
- Học sinh là lứa tuổi mà mặc dù lý trí đã xác định “ không nên sử dụng
thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc” không kháng nổi tâm lý thèm ăn, cám giỗ
của mùi vị, màu sắc của thức ăn vào giờ ăn( sáng, trưa, tối).
19


- Vì thiếu ngủ nên phải “ngủ nướng” vào buổi sáng, phải ở lại học thêm
buổi chiều, buổi tối nên các bạn được gai đình cho tiền ăn tại cổng trường, ngoài
phố. Qua đây mỗi gia đình cần có ý thức hơn, chỉnh sửa nếp sống của con em
mình.
- Để giáo dục được các bạn học sinh, người làm trong ngành giáo dục
phải là tấm gương tiên phong, thực hiện nghiêm ngặt các quy định về vệ sinh an
toàn thực phẩm trong trường bằng cách kiểm soát, giữ gìn an ninh thực phẩm
ngay trong phạm vi trường học, tổ chức tốt các hoạt động hỗ trợ các gia đình có
yêu cầu.
- Phối hợp với phụ huynh học sinh nhằm giám sát, chỉ bảo các em không
sử dụng đồ ăn tại các quán ăn lưu động, hạn chế sử dụng đồ ăn, uống tại những
hàng quán không đảm bảo trước cổng trường.


Giải pháp 3:Tăng cường kiểm soát, ra những quy định xử phạt các cơ
quan sản xuất thực phẩm bẩn nghiêm minh từ nhà nước
Kiến nghị với các cơ quan chức năng kiển tra, xử lí các quán bán đồ ăn
thức uống không đảm bảo qui định của cơ quan chức năng, không đảm bảo đầy
đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm gần trường học, dẹp bỏ các hàng rong
xung quanh trường.
Giải pháp 4: Mỗi cá nhân cần tỉnh táo hơn trong việc lựa chọn thực phẩm
cho mình và gia đình trước khi sử dụng.
- Giá cả của các bữa ăn với thực phẩm không rõ nguồn gốc thường rất
hợp lí, để các bạn học sinh, sinh viên và gia đình đều cho rằng ăn hàng quán gần
trường là giải pháp tối ưu cho gia đình và nhiều lí do khác.
- Từ đây mỗi chúng ta hãy : không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi,
không lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong trồng trọt bởi đây là việc làm hết
sức nguy hiểm, có thể gây hại cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội.
- Đừng để “ con đường từ dạ dày đến nghĩa địa lại gần đến như vậy”.
 * PHẦN THỨ III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 
I.Kết luận
Qua tìm hiểu thực tế, nghiên cứu các hàng quán trước cồng trường, tìm hiểu nhu
cầu của giao viên, phụ  huynh, học sinh. Tìm hiểu ý thức của học sinh, chúng em
thấy:

20


­ Phần lớn các hàng quán trước cổng trường không đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm, mặc dù học sinh phần lớn nhận biết được thực phẩm không an toàn nhưng
vì không có sự lựa chọn nào khác nên buộc phải sử dụng.
­ Phần lớn các trường không có căng­tin để  phục vụ  nhu cầu ăn, uống của học
sinh, giáo viên: Cần phải xây dựng căng­tin trong nhà trường ngay.

­ Thói quen, ý thức của học sinh chưa cao trong việc tự giác bảo vệ môi trường
­ Các cơ quan chức năng, ban ngành chưa thực sự quyết liệt về việc kiểm soát thị
trường, kiểm soát chất lượng hàng hóa, nguồn gốc hàng hóa.
II.Đề nghị
Với những số  liệu điều tra và quan sát thực tế  ta thu được, với mục đích bảo vệ
sức khỏe cho mọi người, bảo vệ môi trường xung quanh ta, nhóm chúng em mạnh
dạn đề xuất những ý kiến sau:
1. Các trường học xây dựng ngay căng tin và phải đảm bảo vệ  sinh an toàn thực
phẩm.
2. Mọi người cần tự trang bị cho mình kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, hãy
thể hiện là người tiêu dùng thông minh.
3. Cần tăng cường hơn nửa tuyên truyền ý thức bảo vệ  môi trường, giáo viên lòng ghép
vào bài dạy, kết hợp phụ huynh nhắc nhở ý thức con em theo phương châm: Mình vì mọi
người, mọi người vì mình.
 

Tác giả

Phạm Hải Đức

VII/ TÀI LIỆU THAM KHẢO
-
-www.vinasing.vn
-hoahocngaynay.com
-htt://wwwgliffy.com
-Sách giáo khoa Hóa học lớp 9- NXB Giáo Dục

21




×