Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Thảo luận văn hóa kinh doanh_tmu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.64 KB, 24 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA HTTTKT & TMĐT

BÀI THẢO LUẬN
HỌC PHẦN: VĂN HÓA KINH DOANH

Đề tài thảo luận: Phân tích văn hóa doanh nghiệp
của hãng hàng không Bamboo Airways

Nhóm

:1

Mã lớp học phần

: H22003BMGM1221

Hà Nội, ngày 9 tháng 7 năm 2020


Lời mở đầu
Nếu như văn hóa là yếu tố tạo nên sự khác biệt của dân tộc này với dân tộc
khác thì văn hóa doanh nghiệp cũng là một nhân tố tạo nên những bản sắc riêng có
ở một doanh nghiệp. Sẽ là khập khiễng nếu chúng ta đem so sánh một doanh
nghiệp Việt Nam với một doanh nghiệp nước ngoài bởi vì hoàn cảnh lịch sử của
nước ta mà ngành nghề kinh doanh mới thực sự được coi trọng trong thời gian cách
đây không lâu. Song những gì mà các doanh nghiệp Việt Nam đã tạo dựng được
thực sự rất đáng ghi nhận và khích lệ. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế các
doanh nghiệp Việt Nam cần phải có những bước đi chiến lược đồng thời không
ngừng củng cố sáng tạo những giá trị văn hóa, những bản sắc văn hóa riêng có của
doanh nghiệp mình để đáp ứng nhu cầu cạnh tranh quốc tế. Văn hóa doanh nghiệp


chính là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp, đó là toàn bộ những nhân tố văn hóa
được doanh nghiệp chọn lọc, tạo ra, sử dụng và biểu hiện trong hoạt động kinh
doanh, tạo nên bản sắc kinh doanh của doanh nghiệp. Ngày nay việc xây dựng và
phát triển văn hóa doanh nghiệp được hầu hết các doanh nghiệp chú trọng quan tâm
để tạo ra một thương hiệu mạnh và nâng cao sức cạnh tranh với các doanh nghiệp
trên thế giới. Dưới đây thông qua sự phân tích các yếu tố cấu thành của văn hóa
doanh nghiệp Bamboo Airways sẽ giúp chúng ta có cái nhìn bao quát về văn hóa
doanh nghiệp nói chung và sự tác động của văn hóa doanh nghiệp đối với sự phát
triển của doanh nghiệp nói riêng.

2


CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT.
Văn hóa doanh nghiệp là gì?
Văn hóa doanh nghiệp là hệ các giá trị đặc trưng mà một doanh nghiệp sáng
tạo ra và gìn giữ trong suốt quá trình hình thành, tồn tại và phát triển doanh nghiệp,
trở thành chuẩn mực, quan niệm, tập quán và truyền thống thâm nhập và chi phối
tình cảm, nếp suy nghĩ, hành vi ứng xử của mọi thành viên trong doanh nghiệp, tạo
nên bản sắc riêng có của mỗi doanh nghiệp.
Các cấp độ của văn hóa doanh nghiệp:
Cấp thứ nhất là cấp dễ thấy nhất thể hiện ngay trong việc xử lý các công
việc hàng ngày như: xây dựng kế hoạch kinh doanh, thực hiện giao, nhận, mua, bán
hàng hóa; cách báo cáo tình hình thực hiện công việc, giữ gìn tài sản chung…
Cấp thứ hai là các giá trị tinh thần xác định việc phải làm, hành động đúng
hay sai, có mang lại lợi ích hay thiệt hại chung hay không. Đây là điều mà các nhà
quản trị doanh nghiệp mong muốn nhận được ở nhân viên của mình. Muốn vậy, các
nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải làm thay đổi quan niệm giá trị của cá nhân, đáp
ứng đến mức cao nhất và hợp lý các nhu cầu chính đáng của cá nhân, xây dựng các
chuẩn mực của hành động, có biện pháp động viên khuyến khích phù hợp và nâng

cao trình độ văn hóa của họ.
Cấp thứ ba là nền tảng cho các hành động, đó là niềm tin, nhận thức, suy
nghĩ và xúc cảm được coi là đương nhiên ăn sâu trong tiềm thức mỗi cá nhân trong
doanh nghiệp. Các ngầm định này là nền tảng cho các giá trị và hành động của mỗi
thành viên, chúng được truyền từ thế hệ này tới thế hệ khác trong quá trình phát
triển của doanh nghiệp.
Các cấp độ văn hóa doanh nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết với
nhau và hàn gắn nhau tạo thành một văn hóa thống nhất. Một văn hóa đồng nhất sẽ
được thực hiện xuyên suốt từ cấp thấp lên cấp cao trong doanh nghiệp, giúp doanh
nghiệp thực hiện mục đích và thành công trong hoạt động kinh doanh, xác lập và
phát triển vị thế của mình trong môi trường kinh doanh đầy biến động, Văn hóa
doanh nghiệp trở thành trụ cột và ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người doanh

3


nghiệp, tạo nên một tập quán ứng xử trong kinh doanh mà các doanh nghiệp khác
không thể nào bắt chước được.
Tác động của văn hóa doanh nghiệp đến hoạt động của doanh nghiệp:
*Tích cực:
- Tạo nên phong thái của doanh nghiệp, giúp phân biệt doanh nghiệp này
với doanh nghiệp khác. Văn hóa doanh nghiệp gồm nhiều bộ phận và yếu tố hợp
thành: Triết lý kinh doanh, các tập tục, lễ nghi, thói quen, cách họp hành, đào tạo,
giáo dục, thậm chí cả truyền thuyết, huyền thoại về người sáng lập hãng… Tất cả
những yếu tố đó tạo ra một phong cách, phong thái của doanh nghiệp và phân biệt
nó với các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội khác. Phong thái đó có vai trò như
“không khí và nước”, có ảnh hưởng cực kì lớn đến hoạt động hàng ngày của doanh
nghiệp. Chúng ta không mấy khó khăn để nhận ra phong thái của một doanh nghiệp
thành công, phong thái đó thường gây ấn tượng rất mạnh cho người ngoài và là
niềm tự hào của các thành viên trong doanh nghiệp.

- Tạo nên lực hướng tâm chung cho toàn doanh nghiệp. Một nền văn hóa tốt
giúp doanh nghiệp thu hút nhân tài và củng cố lòng trung thành của nhân viên đối
với doanh nghiệp. Người ta lao động không chỉ vì tiền mà còn vì những nhu cầu
khác nữa: Nhu cầu sinh lí; nhu cầu an ninh; nhu cầu giao tiếp; nhu cầu được kính
trọng và nhu cầu tự khẳng định mình để tiến bộ. Các nhu cầu trên là những cung
bậc khác nhau của sự ham muốn có tính khách quan ở mỗi cá nhân. Nó là những
động lực thúc đẩy con người hoạt động nhưng không nhất thiết là lý tưởng của họ.
Sai lầm nếu một doanh nghiệp cho rằng chỉ cần trả lương cao là sẽ thu hút, duy trì
được người tài. Nhân viên chỉ trung thành và gắn bó lâu dài khi họ thấy hứng thú
được làm việc trong môi trường doanh nghiệp, cảm nhận được bầu không khí thân
thuộc trong doanh nghiệp và có khả năng tự khẳng định mình để thăng tiến. Trong
một nền văn hoá chất lượng, các thành viên nhận thức rõ ràng về vai trò của bản
thân trong toàn bộ tổng thể, họ làm việc vì mục đích và mục tiêu chung.
- Khích lệ quá trình đổi mới và sáng chế. Trong những doanh nghiệp có môi
trường văn hóa làm việc tốt, mọi nhân viên luôn luôn được khuyến khích đưa ra
sáng kiến, ý tưởng…Nhân viên trở nên năng động, sáng tạo hơn và cũng gắn bó với
doanh nghiệp hơn. Sự khích lệ này sẽ góp phần phát huy tính năng động sáng tạo

4


của các nhân viên. Mặt khác, những thành công của nhân viên trong công việc sẽ
tạo động lực gắn bó họ với công ty lâu dài và tích cực hơn.
*Tiêu cực:
Ở một khía cạnh nào đó, các doanh nghiệp hoạt động kém đều có nền văn
hóa doanh nghiệp “tiêu cực”.
Một doanh nghiệp có nền văn hoá tiêu cực có thể là doanh nghiệp mà cơ chế
quản lí cứng nhắc theo kiểu hợp đồng, độc đoán, chuyên quyền, hệ thống tổ chức
quan liêu, gây ra không khí thụ động, sợ hãi ở các nhân viên, khiến họ có thái độ
thờ ơ hoặc chống đối giới lãnh đạo. Đó cũng có thể là một doanh nghiệp không có

ý định tạo nên một mối liên hệ nào khác giữa những nhân viên ngoài quan hệ công
việc mà là tập hợp hàng nghìn người hoàn toàn xa lạ, chỉ tạm dừng chân ở công ty.
Người quản lí chỉ phối hợp các cố gắng của họ và dù thế nào cũng sản xuất được
một thứ gì đó, nhưng niềm tin của người làm công vào doanh nghiệp thì không hề
có.
Một điều không thể phủ nhận là nếu những giá trị hoặc niềm tin của doanh
nghiệp mang tính tiêu cực thì nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến con người của doanh
nghiệp đó. Công việc xác định phần lớn cuộc đời của một nhân viên. Bởi vậy, nếu
môi trường văn hoá ở công ty không lành mạnh, không tích cực sẽ ảnh hưởng xấu
đến tâm lý làm việc của nhân viên và tác động tiêu cực đến kết quả kinh doanh của
toàn công ty.
Chú trọng phát triển văn hóa doanh nghiệp không chỉ có tác dụng thúc đẩy
cho doanh nghiệp mình thực hiện được phương thức kinh doanh đạt hiệu quả, mà
còn làm cho năng lực phát triển sản phẩm và năng lực đoàn kết hiệp đồng tập thể
của doanh nghiệp trở nên phồn vinh, tăng thêm sự gắn bó của nhân viên với doanh
nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

CHƯƠNG II. VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA BAMBOO AIRWAYS.
2.1. Giới thiệu chung về doanh nghiệp.
2.1.1. Giới thiệu doanh nghiệp.
Bamboo Airways là một hãng hàng không Việt Nam thuộc Tập đoàn FLC,
chính thức ra đời vào năm 2017, có trụ sở chính ở Hà Nội. Tổng giám đốc của
Bamboo Airways là ông Đặng Tất Thắng.

5


Mang sứ mệnh kết nối những miền đất du lịch trên dải đất hình chữ S, nâng tầm
hình ảnh đất nước và con người Việt Nam trên bản đồ quốc tế, Bamboo Airways
bắt đầu hành trình sải cánh vươn xa, với việc hợp tác cùng những thương hiệu hàng

đầu thế giới trong lĩnh vực hàng không.
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển.
- Năm 2017, thông tin về việc thành lập Bamboo Airways đã tạo sự chú ý
lớn trong cộng đồng quốc tế.
- Trong nửa đầu năm 2018, Tập đoàn FLC lần lượt ký thỏa thuận mua mới
24 máy bay A321NEO với Tập đoàn Airbus của Pháp (03/2018) và 20 máy bay
boeing 787-9 Dreamliner tại Washington, D.C (06/2018).
- Tháng 07/2018, Chính phủ chính thức cho phép thành lập hãng hàng không
Bamboo Airways.
- Ngày 08/01/2019, Cục Hàng không Việt Nam đã trao chứng chỉ nhà khai
thác bay (Air Operator Certificate – AOC) cho Bamboo Airways, chính thức đưa
hãng đi vào khai thác trên thị trường hàng không Việt Nam.
- Tháng 06/2019, Bamboo Airways khai trương phòng vé ở Tràng Tiền, đồng
thời ra mắt Tổng đại lý quốc tế Hàn Quốc.
- Tháng 07/2019, hãng đã khởi công Viện đào tạo hàng không Bamboo
Airways tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định và được cấp Chứng nhận tổ chức
huấn luyện hàng không – ATO vào tháng 08/2019.
2.1.3. Thành tựu đạt được.
- Bamboo Airways hiện khai thác 27 đường bay nội địa và quốc tế. Từ tháng
01/2019 đến nay, hãng đã vận chuyển gần 2 triệu lượt hành khách, thực hiện hơn
14.000 chuyến bay an toàn tuyệt đối với tỉ lệ đúng giờ trung bình đạt 93,9% - cao
nhất toàn ngành.
- Tháng 08/2019, Bamboo Airways đã kỉ niệm 1 năm ra mắt hãng hàng
không bằng chuỗi sự kiện lớn, bao gồm đón chuyến bay thứ 10.000, cũng là chuyến
bay đầu tiên lắp đặt hệ thống giải trí không dây trên máy bay và đồng thời là
chuyến bay xanh Fly green – nói không với đồ nhựa dùng một lần.
2.2. Văn hóa kinh doanh của Bamboo airways.
2.2.1. Bản sắc.

6



Là một thành viên của FLC Group, Bamboo Airways cũng có những nét bản sắc
văn hóa giống FLC. Luôn thận trọng, không lãng phí, chuẩn bị kỹ lưỡng mọi thứ
cùng với tôn chỉ đặt khách hàng lên hàng đầu và phấn đấu trở thành một hãng hàng
không đạt chuẩn 5 sao. Từ nhà lãnh đạo đến từng nhân viên luôn mang trong mình
sự nhiệt huyết, hết mình vì công việc, phấn đấu vì mục tiêu chung của hãng, do đó
mà Bamboo Airways sau 2 năm hoạt động đã đạt được nhiều thành công đáng ghi
nhận.
2.2.2. Thương hiệu.

Mang sứ mệnh kết nối những miền đất du lịch trên dải đất hình chữ S, nâng
tầm hình ảnh đất nước và con người Việt Nam trên bản đồ quốc tế, Bamboo
Airways bắt đầu hành trình sải cánh vươn xa, với việc hợp tác cùng những thương
hiệu hàng đầu thế giới trong lĩnh vực hàng không
Bamboo Airways đang xây dựng một thương hiệu với chất lượng dịch vụ đạt
chuẩn 5 sao, nhằm mang đến cho khách hàng một chất lượng dịch vụ tốt nhất, nhân
viên phục vụ nhiệt tình, chu đáo, chuyên nghiệp, hãng đảm bảo nhũng chuyến bay
an toàn, mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tuyệt vời nhất.
Chất lượng dịch vụ của hãng đã tạo được dấu ấn và tạo được sự tin tưởng của
khách hàng do đó chỉ mới hơn 2 năm hoạt động, Bamboo Airways đã có một lượng
khách hàng lớn và khai thác được nhiều đường bay trong nước cũng như quốc tế.
Và những thành công mà Bamboo Airways đạt được đã khẳng định rõ thương hiệu
mà hãng đang phấn đấu.
2.2.3. Slogant

7


“Hơn cả một chuyến bay” chính là câu khẩu hiệu đã trở nên quen thuộc trên

các phương tiện truyền thông, mang Bamboo Airway đến gần hơn với mọi hành
khách.
Hãng gửi đến khách hàng thông điệp về một hãng hàng không hiếu khách,
một hãng hàng không tận tâm với định hướng chất lượng 5 sao. Ở đó, mọi cảm xúc
của khách hàng đều sẽ được lắng nghe và được trân trọng.
“Hơn cả một chuyến bay” đã thể hiện rõ thông điệp của hãng khi mang đến cho các
hành khách trải nghiệm hành trình bay thoải mái nhất với mức giá hợp lý, dịch vụ
thân thiện xuất phát từ lòng hiếu khách, sự tỉ mỉ, tận tâm. Và đó không chỉ là “một
chuyến bay”, đó còn là trải nghiệm.
2.2.4. Logo

Logo Bamboo Airways lấy hình tượng cây tre hiên ngang và kiên cường
trước gió bão đã thể hiện khát khao của hãng sẽ mang khát vọng của người Việt bay
cao, đưa du khách tới những miền đất tuyệt vời hình chữ S. Logo Bamboo Airways
lấy hình ảnh cây tre làm chủ đạo được mô tả ở đuôi máy bay vô cùng ấn tượng.
Biểu tượng cây tre là biểu tượng của tinh thần hiên ngang, kiên cường – một
hình ảnh truyền thống của con người Việt Nam. Khi sử dụng biểu tượng cây tre
trước gió bão, hãng đã thể hiện một kỳ vọng và sự tin tưởng sẽ mang khát vọng của
người Việt bay cao, bay xa, đưa du khách khắp thế giới đến với Việt Nam. Đồng
thời logo Bamboo Airways cũng góp phần nâng tầm hình ảnh Việt Nam trước bạn
bè quốc tế.
Màu sắc trong thiết kế logo Bamboo Airways. Màu sắc chủ đạo chính trong
bộ nhận diện của Bamboo Airways chính là màu xanh lá và màu xanh dương với
những thông điệp ý nghĩa. Màu xanh lá trong logo Bamboo Airways tượng trưng
cho cây tre – biểu tượng của sức sống và nền văn hóa Việt Nam. Trong khi đó, mãu

8


xanh dương trong thiết kế logo chính là màu của bầu trời và đại dương bao la thể

hiện khát khao cất cánh, khát khao vươn xa tới những chân trời mới.
Việc sử dụng hình tượng cây tre kết hợp với màu xanh lá và xanh dương vừa
tạo nên một hình ảnh quen thuộc, thân thương lại mang những nét táo bạo độc đáo
hơn. Sự kết hợp vẻ đẹp của Việt Nam và phẩm chất độc đáo của cây tre Việt Nam
đã đem đến ấn tượng cho thiết kế logo Bamboo Airways.
2.2.5. Đồng phục của Bamboo Airways

Đồng phục của Bamboo Airways là tác phẩm của nhà thiết kế Công Trí –
người đã có kinh nghiệm thiết kế những trang phục đẳng cấp cho nhiều ngôi sao
hạng A của V-biz. Đồng phục tiếp viên hãng Bamboo Airways là sự kết hợp hoàn
hảo giữa áo vest và chân váy midi sang trọng, tinh tế. Màu sắc của trang phục là
tông màu nâu chính được phối hài hòa với màu xanh lá cây sắc độ nhẹ nhàng tạo
cảm nhận dễ chịu, thân thiên.
Đồng phục của Nam tiếp viên sẽ tối màu, đồng phục nữ tiếp viên sáng màu
hơn. Các tiếp viên cũng đang trang bị thêm áo khoác dài cho mùa lạnh. Tiếp viên
nữ chỉ đi giày cao 5cm.
Ngoài màu sắc, đồng phục đảm bảo sự thoải mái, đạt tiêu chuẩn về an toàn
hàng không như khó bắt lửa, chống lạnh, chống nóng, chống tĩnh điện đảm bảo cho
các tiếp viên di chuyển tiện lợi nhất trong khoang máy bay. Trang phục tinh tế hiện
đại khẳng định không thua kém đối thủ nào trên thị trường, thể hiện hướng đi của
doanh nghiệp, khát vọng vươn mình vút bay trên bản đồ thế giới.

9


Có thể thấy, xuyên suốt từ slogant, logo, trang phục… đều mang bản sắc
riêng. Hãng hàng không Tre Việt. Tất cả đều lấy màu xanh làm màu chủ đạo.
Xoay quanh màu xanh ấy làm nổi bật hiệu ứng thống nhất. Tạo nên một khối
đoàn kết, chuyên nghiệp, sang trọng nhưng vẫn rất gần gũi. Nhắc đến Bamboo,
bất cứ ai đều sẽ nhớ đến màu xanh.

2.2.6. Triết lý kinh doanh.
“Khó khăn lớn nhất trong vận hành một hãng hàng không là chiều được
lòng của hàng triệu du khách”
Với tinh thần: “Khách hàng là người đang nuôi mình, là ân nhân của mình,
phải cúi chào với sự biết ơn thật tâm” do đó mà Bamboo Airways có cách chào là:
“Đặt tay lên tim, cúi chào một cách có tâm nhất, chứ không chỉ đơn giản là lễ nghi.
Cúi chào với cả tấm lòng”. Văn hóa cúi chào của Bamboo Airways đã và đang lan
tỏa và việc cúi chào khách là thể hiện sự thân thiện và khiêm tốn với khách.
Bamboo Airways tự hào đã góp phần thay đổi cung cách phục vụ hàng không ở
Việt Nam.

Đây là hai trong nhiều triết lý kinh doanh cốt lõi của Chủ tịch Trịnh Văn
Quyết khi thành lập và đưa vào vận hành Hãng hàng không Bamboo Airways. Từ
những triết lý này cùng các định hướng chiến lược, Bamboo Airways đã đạt được
thành công vang dội sau hơn 2 năm chính thức đi vào hoạt động.
2.3. Phân tích văn hóa kinh doanh của Bamboo airways.

10


2.3.1. Văn hóa kinh doanh của Bamboo airways thể hiện ở vai trò người
lãnh đạo
Văn hóa doanh nhân là hệ thống những yếu tố cơ bản để tạo nên văn hóa
kinh doanh mang đậm bản sắc cá nhân của người lãnh đạo cho doanh nghiệp. Cụ
thể văn hóa kinh doanh của Bamboo Airway được thể hiện ở vai trò của ban lãnh
đạo doanh nghiệp mà đại diện là chủ tịch Trịnh Văn Quyết. Trước hết, nhóm 1 xin
phép phân tích văn hóa doanh nhân của ông Trịnh Văn Quyết để thấy được sự ảnh
hưởng văn hóa doanh nhân của ông đến văn hóa kinh doanh của Bamboo Airway.
- Năng lực doanh nhân – Trình độ chuyên môn
Ngay từ khi còn là sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội, Trịnh Văn Quyết

đã thể hiện khát vọng kinh doanh khi thành lập văn phòng gia sư và sau đó là mở
rộng sang lĩnh vực kinh doanh điện thoại.
Năm 24 tuổi Trịnh Văn Quyết đã tốt nghiệp hai đại học chính quy là Đại học Luật
Hà Nội và Học viện Hành chính Quốc Gia. Ông quyết định mở công ty cổ phần
Vietnam Trade Corp, kinh doanh trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ.
Nhận thấy nhu cầu thị trường tư vấn pháp luật về đầu tư và thương mại lớn,
năm 2001 vắn phòng luật SMIC được tách ra từ công ty SMIC ra đời. Không chỉ
thành công trong việc kiến tạo SMIC trở thành một hãng luật có vị thế cao trong
ngành với việc thành lập và điều hành tập đoàn FLC- công ty mẹ của Bamboo
Airway ông Trịnh Văn Quyết còn thành công trong việc phát triển hàng loạt các dự
án bất động sản lớn có tính khai phá tiềm năng kinh tế các vùng miền và mang lại
hiệu quả cao cho công ty
Trịnh Văn Quyết trở thành một hiện tượng, một minh chứng điển hình về sự
khác biệt trong kinh doanh của thế hệ doanh nhân mới, dám nghĩ, dám làm, dám
chịu trách nhiệm và dám ước mơ.
- Năng lực lãnh đạo
Khởi nghiệp với hai bàn tay trắng, 20 năm sau Trịnh Văn Quyết đã vươn lên
trở thành tỷ phú đô la tứ hai tại Việt Nam và hiện đang là người giàu nhất trên thị
trường chứng khoán. Nổi tiếng với những chiến lược kinh doanh bài bản, nhưng
ông vẫn luôn khiêm tốn cho rằng thành công của mình có sự đóng góp rất lớn của
đội ngũ nhân viên và có chút may mắn.

11


Chủ tịch Trịnh Văn Quyết đã xác định con người là động lực chính của sự
phát triển. Vì thế tinh thần chia sẻ luôn được đặt lên hàng đầu tại FLC nói chung và
Bamboo Airway nói riêng: chia sẻ công việc, chia sẻ định hướng phát triển, chia sẻ
tầm nhìn, chia sẻ suy nghĩ và chia sẻ cả lợi ích. Ông Quyết từng chia sẻ: “ Ở FLC,
vai trò người thân không có liên quan tới hệ thống quản trị công ty. Các cán bộ chủ

chốt được đảm bảo cuộc sống tốt với các chính sách đãi ngộ hợp lý. Chúng tôi chủ
trương đãi ngộ tốt để đảm bảo cán bộ lãnh đạo yên tâm làm việc, Thậm chí, ngay cả
nhân viên bình thường, chúng tôi cũng cố gắng tạo mộ trường làm việc và chế độ
đãi ngộ tốt nhất.
Có lẽ vì thế, trong hoàn cảnh nhân sự cấp cao hàng không tại Việt Nam đang
khan hiếm, Bamboo vẫn tuyên bố thừa tiếp viên và phi công. Sự xuất hiện của
Bamboo đã gây sức ép không nhỏ đến thị trường nhân sự đang thiếu cung trầm
trọng. Áp lực này từng khiến Vietnam Airlines gặp khủng hoảng nhân sự, khi hàng
loạt phi công nộp đơn xin nghỉ để chuyển sang hãng hàng không khác.
Trịnh Văn Quyết cũng từng chia sẻ bí quyết quản lý và vận hành cả một hệ
thống nhân viên của ông được gói gọn trong một chữ “tâm”
“Quản trị doanh nghiệp bằng sự tâm huyết và thuyết phục của bản thân,
truyền đạt vào tư tưởng của họ những ý tưởng và kế hoạch thực hiện cho hiện tại và
tương lai. Nhưng hơn hết mình phải lo cho anh em cán bộ, công nhân viên, họ mới
cống hiến hết mình vì công việc. Và tôi đã có một hệ thống nhân viên tuyệt vời bên
mình.”
Trong quá trình tìm hiểu về văn hóa kinh doanh của Bamboo, Nhóm 1 đã tìm
hiểu về đánh giá của khách hàng khi sử dụng dịch vụ của hãng. So với hai năm
trước, khi Bamboo mới là tân binh trong lĩnh vực hàng không, vẫn nhận được
không ít đánh giá không tích cực về nhân viên cụ thể là về tiếp viên. Sau hai năm,
hiện tại đánh giá khách quan từ trải nghiệm trực tiếp của khách hàng đã cải thiện
rất nhiều, đa số là về sự chuyên nghiệp và nhiệt tình của đội ngũ nhân viên hãng.
Dễ dàng thấy, vì Bamboo là hãng hàng không của sự hiếu khách vì vậy khi ngay từ
tuyển nhân lực ban đầu đã rất khắt khe. Điển hình như, các tiếp viên ngoài yếu tố
xinh đẹp ( đặc trưng riêng của Bamboo) thì yếu tố thân thiện, hiếu khách, nụ cười
sáng gần gũi là tiêu chí quan trọng kèm theo.

12



Ông Trịnh Văn Quyết đã đưa ra ba nguyên tắc cơ bản để giữ chân nhân tài:
- Một là tìm người phù hợp không chỉ ở năng lực mà còn là văn hóa
- Hai là giữ chân nhân tài bằng cách phân quyền hợp lý và chế độ đãi ngộ tốt
- Ba là mọi người phải đối xử với nhau bằng cái tâm
Ông Quyết nhấn mạnh xây dựng FLC như một gia đình lớn, nơi hiệu quả
công việc và văn hóa cống hiến được đưa lên hàng đầu.
- Về tố chất doanh nhân:
+ Tầm nhìn chiến lược:
Liên tục hướng tới mục tiêu khai thác các đường bay dài. Ở mảng hàng
không, Bamboo Airways mới đây đã ký thoả thuận mở đường bay thẳng đến sân
bay quốc tế Praha - Thủ đô Cộng hoà Séc, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam trong khuôn khổ chuyến
thăm chính thức Cộng hòa Séc.
Tập đoàn FLC cũng vừa có đề nghị Bộ Giao thông Vận tải xem xét chấp
thuận chủ trương cho phép nghiên cứu đầu tư xây dựng khu chế biến suất ăn tại
Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Nếu đề xuất được thông qua, đồng nghĩa
với việc thị trường cung cấp suất ăn hàng không sẽ xuất hiện thêm "ông lớn" FLC.
Bên cạnh đó, FLC hiện đang muốn rót thêm 700 tỷ đồng vào Bamboo Airways,
củng cố thêm tham vọng muốn "vượt ra khỏi khu vực và khẳng định trên thế giới” theo như tỷ phú Trịnh Văn Quyết từng chia sẻ.

Những quyết định táo bạo của

vị tỷ phú họ Trịnh đã khiến thị trường hàng không Việt Nam "nóng" hơn bao giờ
hết.
Chia sẻ tại Toạ đàm "Bay thẳng Việt - Mỹ: Sẵn sàng cho ngày cất cánh"
chiều 1.8, ông Trịnh Văn Quyết thẳng thắn bày tỏ, nhiều người đặt câu hỏi: Tại sao
Bamboo Airways muốn mở đường bay đi Mỹ? Thậm chí cho là Bamboo mở đường
bay đi Mỹ là không khả thi, là “chém gió”. Lãnh đạo Bamboo Airways tính toán:
tổng cộng chi phí thuê máy bay, nhiên liệu, chi phí kỹ thuật, mỗi chuyến bay thẳng
Việt Nam - Mỹ sẽ tiêu tốn của hãng 113 tỉ đồng/tháng cho một máy bay Boeing

787-9 với tần suất khai thác 17 chuyến mỗi tháng. Theo lộ trình Bamboo đưa ra,
hãng này sẽ có chuyến bay thẳng đầu tiên từ Việt Nam sang bờ Tây nước Mỹ vào
quý 1.2021.

13


+ Say mê, yêu thích kinh doanh, sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm, có đầu óc
kinh doanh. Ông Quyết tự nhận bản thân “nghiện công việc”. Nhiệt huyết trong
công việc được ông Trịnh Văn Quyết truyền cho các nhân viên. Ông nổi tiếng là
người tâm lý, biết cách kết nối nhân viên. Ông cũng nổi tiếng với việc “dựng nhân
viên dậy” lúc 2 giờ sáng khi công việc cần. “Vào đây là văn hóa thần tốc, làm
không quản ngày đêm, chia sẻ ngay cả khi đó không phải việc của mình”
Nhiều doanh nghiệp khi đã phát triển sẽ thận trọng hơn bởi phát triển nóng sẽ đi
kèm với rủi ro. Thế nhưng, FLC càng lớn càng tăng trưởng nhanh. Ông Trịnh Văn
Quyết cho rằng, đối với tập đoàn này giai đoạn nào cũng là thách thức. Kinh doanh
cần có máu liều
- Đạo đức doanh nhân: Là chủ tịch hội đồng quản trị một tập đoàn hoạt động đa
ngành, đồng thời là một luật sư có thâm niên hành nghề được hơn mười năm. Nghề
luật đã mang lại cho ông những lợi thế không nhỏ trong công việc điều hành doanh
nghiệp. Phẩm chất của người luật sư luôn thôi thúc ông tuân thủ pháp luật và các
chuẩn mực, đạo đực kinh doanh. Điều này đã hằn sâu trong tư duy quản lý và trong
mọi quyết định hành động khi ở cương vị chủ tích FLC nói chung và Bamboo
Airway nói riêng.
Muốn có được thành công, được mọi người ghi nhận thì bản thân phải là
người đáng tôn trọng và đáng tin tưởng. Muốn có được điều đó thì luôn phải giữ
chữ tín. Đó là triết lý mà ông Quyết muốn hướng tới.
Theo ông Trịnh Văn Quyết: “Tôi nghĩ thước đo của một doanh nhân, một
doanh nghiệp thành công không phải bằng tiền, mà là những giá trị họ mang lại
cho xã hội”. Đó là lý do, Bamboo Airways hiện nay đang là cái tên nổi bật nhất trên

các diễn đàn về hàng không. Người ta nhắc đến Bamboo Airways là một hãng hàng
không với tiêu chuẩn 5 sao nhưng giá cả hợp lý của Tập đoàn FLC Group. Hướng
tới dịch vụ thân thiện xuất phát từ lòng hiếu khách cùng sự tỉ mỉ, tận tâm tuyệt đối
chính là điều hành khách có thể kì vọng ở Bamboo Airways, điều đó mang ý nghĩa
“Hơn cả một chuyến bay!”
- Phong cách doanh nhân:
+ Văn hóa cá nhân: Ở vị trí chủ tịch tập đoàn, mang vai trò thủ lĩnh, ông
luoon có quan điểm sẽ truyền lửa đến các thành viên để cùng nhau gặt hái được

14


nhiều thành công. Ngược lại điều này đòi hỏi ở nhân sự sựu chu đáo, tận tâm với
công việc. Về năng lực, ông quan điểm ai giỏi chuyên môn gì thì làm việc đó, tất cả
đều dựa vào năng lực bản thân.
+ Tâm lý cá nhân: Tập đoàn FLC ngày càng phát triển, Bamboo Airway
ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong ngành hàng không đồng nghĩa
với việc ông Trịnh Văn Quyết ngày càng trở nên nổi tiếng, càng xuất hiện nhiều
thông tin truyền thông. Ông chia sẻ: “Sống mà chỉ dành thời gian nghĩ đến tin đồn
rồi tức thì chẳng thể làm được việc gì”. Trong công việc, ông luôn cố gắng tận tâm,
tận sức nhất có thể: “Tôi mong một ngày có nhiều hơn 24 giờ để dàng thời gian cho
tập đoàn”
2.3.2. Văn hóa kinh doanh của Bamboo airways trong môi trường làm
việc ở nhân viên
- Chế độ lương thưởng cao, chế độ phúc lợi hấp dẫn cho nhân viên. Với các chính
sách ưu đãi và cam kết trả lương cao hơn từ 12 – 15% so với bình quân khu vực và
được hưởng nhiều chính sách từ các quần thể nghỉ dưỡng FLC mang lại.
- Môi trường làm việc thân thiện, hòa đồng, trẻ trung và đầy năng động.
- Đối với các ứng viên trúng tuyển thì sẽ được công ty đưa đi tham gia các khóa
đào tạo trong nước và quốc tế, các vị trí có đặc thù riêng và cấp cao sẽ được gửi

đến những hãng hàng không quốc tế uy tín để nâng cao trình độ, chuyên môn
nghiệp vụ.
- Ở Bamboo Airways, nhà lãnh đạo luôn lắng nghe và tôn trọng ý kiến, quan điểm
của các thành viên trong công ty. “Hỏi có bí quyết gì để lãnh đạo tốt, thì chắc chỉ có
duy nhất một bí quyết thôi, là sự tôn trọng. Mình tôn trọng họ, họ mới tôn trọng
mình. Mình đấu tranh vì quyền lợi cho họ, họ mới dốc sức vì mình, vì đơn vị”, ông
Trần Phương Thành- P.TGĐ Bamboo Airways bộc bạch. Cách đây 8 năm, một
nhân viên “cứng” của ông từng xin nghỉ việc để sang công ty đối thủ. “Lẽ thường là
bạn phải tức giận, phải lôi kéo, lôi kéo không được thì phải đe nẹt, dọa nộp phạt
thật nặng đúng không. Nhưng tôi không chọn vậy”, ông Thành nhớ lại.
Sau khi nghe nhân viên trần tình về nguyên nhân muốn đổi việc, về cơ hội và tiềm
năng phát triển của mình ở đơn vị mới, ông thậm chí chúc mừng và làm việc với bộ
phận nhân sự để tạo điều kiện bàn giao công việc sớm cho nhân viên này.

15


- “Sẽ khó để kiếm được một doanh nghiệp lớn mà người đứng đầu dám bảo đảm
bạn sẽ có mọi điều kiện hỗ trợ để làm việc một cách tốt nhất, thoải mái nhất. Cũng
khó có tập đoàn đa ngành nào mà bạn trình kiến nghị lên Chủ tịch về một vấn đề
quan trọng qua điện thoại, mà được chấp nhận và đưa vào triển khai chỉ trong vài
phút. Cái khác biệt lớn nhất ở Bamboo Airways là tốc độ. Đó thực sự là một guồng
quay rất nhanh và chuyên nghiệp”, ông Thành chia sẻ.
2.3.3. Văn hóa kinh doanh của Bamboo airways trong mối quan hệ với
khách hàng.
Với thông điệp “Hơn cả một chuyến bay” Bamboo muốn đưa đến cho khách
hàng những trải nghiệm hành trình bay thoải mái nhất với mức giá hợp lý, dịch vụ
thân thiện, không chỉ đơn giản là đi từ điểm A đến điểm B nào đó, chuyến bay trở
thành một phần của cuộc hành trình, một phần của sự trải nghiệm tuyệt vời. Với
slogan này, hãng muốn gửi đến khách hàng thông điệp về một hãng hàng không

hiếu khách, một hãng hàng không tận tâm với định hướng chất lượng 5 sao. Ở đó,
mọi cảm xúc của khách hàng đều sẽ được lắng nghe và được trân trọng. Bamboo đề
cao sự phục vụ chu đáo, tỉ mỉ và nhiệt tình bởi như vậy mới có thể giữ chân khách
hàng.
Để khuyến khích và dành những ưu đãi đặc biệt đối với khách hàng thân
thiết, Bamboo có những chính sách trong việc phân luồng khách hàng để tiện cho
việc chăm sóc như: phát hành thẻ thành viên cho những khách hàng thường xuyên
sử dụng dịch vụ của họ
Ngoài ra để đáp ứng được nhu cầu của các khách hàng khi họ gặp khó khăn
trong việc đặt vé máy bay trong các kỳ nghỉ lễ, hãng đã cho ra mắt các gói combo
vé máy bay và nghỉ dưỡng để khách hàng thấy thuận tiện nhất. Bamboo muốn xây
dựng lại “giờ vàng” trong các chuyến bay để tối ưu hóa lịch làm việc, sinh hoạt của
khách hàng dựa trên đặc thù giao thông Việt Nam không những tiết kiệm chi phí
mà còn giúp cho khách hàng mua vé với giá thấp hơn so với ban ngày.
Các nhân viên luôn luôn nở nụ cười niềm nở và cúi chào với khách hàng ở
bất cứ đâu, thể hiện thái độ, cử chỉ rất lịch sự. Những ngày đầu mới thành lập, các
nhân viên còn lúng túng, chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng thái độ làm việc luôn
luôn được hãng đề cao.

16


Các hạng vé của Bamboo đều có các suất ăn miễn phí, mọi thứ đều được để
trong hộp và túi rất vệ sinh
Có chính sách phản hồi khách hàng nhanh chóng, chuyên nghiệp. Giải đáp
thắc mắc, hỗ trợ tận tâm.
2.3.4. Văn hóa kinh doanh của Bamboo airways trong cạnh tranh vi mô
ngành (với các đối thủ cùng ngành).
Mỗi một doanh nghiệp có đều có văn hóa kinh doanh riêng, đặc biệt là trong
việc cạnh tranh đối với các đối thủ cùng ngành. Hiện tại, ngành hàng không của

Việt Nam đang càng ngày phát triển, nguyên nhân lớn nhất dẫn đến sự tăng trưởng
ấn tượng của hàng không Việt Nam là sự phát triển kinh tế trong nước và thu nhập
của người dân tăng lên. Việt Nam đang trở thành một trong những trung tâm kết nối
thế giới với mức độ hội nhập rất sâu. Chính mức độ hội nhập này đã kéo hàng
không tăng trưởng, đồng thời cũng tạo sức ép đối với hàng không Việt Nam.
Khi “miếng bánh” hàng không đang ngày càng có nhiều doanh nghiệp tư
nhân trong và ngoài nước nhắm đến, sự cạnh tranh của các hãng hàng không sẽ
ngày càng khốc liệt. Hiện nay, Vietnam Airlines và Vietjet Air gần như chiếm toàn
bộ thị phần nội địa. Trong khi Vietnam Airlines hướng đến phân khúc khách hàng
cao cấp, lấy chất lượng dịch vụ làm điểm mạnh, thì Vietjet và Jetstar cạnh tranh
bằng tiêu chí về giá. Sự xuất hiện của Bamboo Airways với mô hình kết hợp hàng
không với du lịch, tập trung khai thác những sân bay chưa hoạt động hết công suất
đã mang lại một "làn gió" mới cho thị trường. Trong một cuộc phỏng vấn hồi đầu
tháng 6 năm 2017, ông Đặng Tất Thắng – Tổng giám đốc Công ty TNHH Hàng
không Tre Việt (Công ty sở hữu Bamboo Airways) cho biết: “Chúng tôi định vị
Bamboo Airways là hãng hàng không “hybrid” – Loại hình dịch vụ lai ghép giữa
hai loại hình kinh doanh đã tồn tại, nhằm hướng tới một dịch vụ đáp ứng được
nhiều loại nhu cầu khác nhau của mọi phân khúc hành khách. Bamboo Airways sẽ
cung cấp đầy đủ các dịch vụ của một hãng hàng không truyền thống, với giá cả hợp
lý”.
Đề cập về vấn đề áp lực cạnh tranh trong thị trường có tính cạnh tranh cao
như hàng không, ông Đặng Tất Thắng, Phó Chủ tịch Thường trực Bamboo Airways
cho rằng, quan điểm của Bamboo Airways là “cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ,

17


bằng sự an toàn, bằng nhiều sản phẩm mới”, cạnh tranh để cùng nhau phát triển
chứ không phải để làm cho đối thủ yếu đi. “Chúng ta đang ở trước ngưỡng cửa cơ
hội phát triển rất lớn. Thay vì nói câu chuyện cạnh tranh và các đối thủ chiến đấu

với nhau, chúng tôi chưa bao giờ nghĩ sẽ lôi kéo khách của bên nào, mà luôn xác
định trước hết phải làm thật tốt công việc, làm thật tốt dịch vụ của mình và có sáng
tạo”, ông nói. Vì đi sau nên để tăng sức cạnh tranh, hãng lựa chọn những hướng đi
riêng biệt. Một trong những chiến lược cơ bản nhất của Bamboo Airways là khai
thác “thị trường ngách”, tức là thay vì các chuyến bay dồn hết về Tân Sơn Nhất và
Nội Bài, hãng sẽ khai thác các chuyến bay kết nối các địa phương có tiềm năng du
lịch, đông dân như Thanh Hóa, Quảng Ninh...
Ông đưa ra chỉ số phần trăm người dân Việt Nam bay không quá 50%, tức là
không quá 50% người dân được trải nghiệm bay. Với sự ra đời của VietJet hay
Bamboo, ông hy vọng sẽ thêm nhiều người dân có cơ hội được bay. “Tôi còn nhớ
trong chuyến bay đầu tiên của Bamboo Airways, khi tặng hoa hành khách, nhiều
người đã bắt tay tôi cảm ơn và nói rằng nhờ có Bamboo mà họ được đặt chân lên
máy bay”, ông kể lại.
Với văn hóa kinh doanh cạnh tranh bằng an toàn, dịch vụ, chất lượng thì
Bamboo Airways được đánh giá là một đối thủ nặng ký trong ngành hàng không.
2.4. Đánh giá thành công và hạn chế trong việc phát triển văn hóa
doanh nghiệp Bamboo airways.
Cất cánh bay thương mại từ ngày 16/1/2019, đến nay hãng hàng không
Bamboo Airways do Tập đoàn FLC sở hữu 100% đã hoạt động với gần 7.000
chuyến bay an toàn trong 6 tháng đầu hoạt động. Sau 6 tháng vận hành, Bamboo
Airways hiện đang khai thác 24 đường bay nội địa và 4 đường bay quốc tế đi Hàn
Quốc, Đài Loan, Nhật Bản và gần đây nhất là Macau. Các chặng bay ra nước ngoài
của hãng đều đang hoạt động dưới dạng thuê nguyên chuyến (charter), hãng đang
nghiên cứu để tiến tới bay định kì.
Ngày 12/7/2019, Bamboo Airways đã đón hành khách thứ 1 triệu trên
chuyến bay từ Hà Nội đi Quy Nhơn. Đây là con số được Cục trưởng Cục hàng
không Đinh Việt Thắng đánh giá là "khá ấn tượng" vì các hãng hàng không Việt
Nam khác phải mất thời gian dài hơn để đạt con số 1 triệu khách này.

18



Tháng 8/2019, Bamboo Airways chào đón sự gia nhập của Airbus A321neo
Đến tháng 11/2019, Bamboo Airways chào đón máy bay thân hẹp Airbus
A320neo đầu tiên trong đội bay. Đây là chiếc A320neo đầu tiên của Việt Nam.
Ngày 22/12/2019, Bamboo Airways đã đón máy bay Boeing 787-9
Dreamliner đầu tiên và chính thức trở thành hãng hàng không tư nhân Việt Nam
đầu tiên khai thác dòng máy bay thân rộng hiện đại này.
Theo nhận định của CTCP Chứng khoán MB, Bamboo Airways đạt được kết
quả này là do chiến lược định giá vé rẻ để tăng nhận diện thương hiệu trong giai
đoạn thâm nhập thị trường. “Chúng tôi đã chuẩn bị hạ tầng cực tốt để đạt chuẩn 5
sao trong thời gian lớn nhất. Nếu Bamboo Airways ra đời, quản trị của chúng tôi
sẵn sàng sánh ngang các hãng lớn trên thế giới", ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch
Tập đoàn FLC nói. “Ở những hạng vé khác nhau, khách hàng sẽ có những tiện ích
khác nhau như vị trí chỗ ngồi, thay đổi thời gian di chuyển, cân nặng hành lý…
Nhưng ngoài sự khác biệt này, chúng tôi cam kết mọi khách hàng sẽ đều được phục
vụ với thái độ như nhau trên nguyên tắc: khách hàng là thượng đế ", ông Đặng Tất
Thắng nhấn mạnh.
Được hỗ trợ bởi các công ty suất ăn hàng không chuyên nghiệp, Bamboo
Airways đang cung cấp thực đơn thuần Việt kết hợp cùng thực đơn Âu Tây đa
dạng, mang đậm sự hòa quyện giữa văn hóa Việt Nam và thế giới cho hai hạng
Thương gia và Phổ thông. Các hạng vé đều có suất ăn nóng hoặc suất ăn nhẹ đi
kèm. Website bán vé thân thiện, dễ sử dụng, thanh toán nhanh. Giá vé linh hoạt
theo thời gian mua.
Bên cạnh những tiện nghi được chăm chút kỹ lưỡng như suất ăn, đồ uống, đồ
dùng khoang khách... máy bay của hãng cũng được trang bị thêm hệ thống giải trí
không dây, cung cấp các chương trình phim điện ảnh, phim truyền hình và âm nhạc
để hành khách có thể trải nghiệm ngay trên các thiết bị cá nhân như điện thoại
thông minh, máy tính bảng, máy tính xách tay.
Đây là một trong các dịch vụ mới, ứng dụng công nghệ đột phá nhằm tối ưu

hóa trải nghiệm của hành khách - một mục tiêu hàng đầu được Bamboo Airways
đặt ra ở thời điểm hiện tại.

19


Mặc dù ngành hàng không đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh
COVID-19 nhưng Bamboo Airways vẫn giữ vững mục tiêu chiếm 30% thị phần
hàng không nội địa trong năm 2020 và tạm thời điều chỉnh kế hoạch phát triển đội
bay ở mức tối thiểu với 40 máy bay. Điều chỉnh kế hoạch bay, ứng phó dịch bệnh.
trong nỗ lực chung cùng cả nước phòng chống dịch bệnh COVID-19, Bamboo
Airways đã thực hiện trọng tâm kinh doanh bằng việc tạm dừng khai thác tất cả
đường bay quốc tế đồng thời giảm tần suất các đường bay nội địa.
Bamboo Airways cũng tích cực xúc tiến dịch vụ vận chuyển hàng hóa với cả
mục đích nhân đạo và thương mại; đẩy mạnh hoạt động bay thuê chuyến, đưa hành
khách nước ngoài cùng hàng hóa từ Việt Nam về châu Âu. Đồng thời, khẩn trương
xây dựng nhiều sản phẩm và dịch vụ mới như mua 1 vé tặng 2 vé bên cạnh để đảm
bảo an toàn sức khỏe cho hành khách, phát hành thẻ đa nhiệm Bamboo Pass bay
không giới hạn trong tương lai... để đáp ứng nhu cầu thị trường trong giai đoạn khó
khăn chưa từng có tiền lệ này. Và trên hết, bảo đảm hạn chế ở mức thấp nhất nguy
cơ đối với sức khỏe của hành khách, cán bộ nhân viên Bamboo Airways và cộng
đồng. Trong 4 tháng đầu năm 2020, Bamboo Airways vẫn duy trì ổn định. Tỉ lệ bay
đúng giờ của hãng cao nhất toàn ngành hàng (đạt hơn 95%). Tỉ lệ an toàn bay đạt
mức tuyệt đối 100%. Các sản phẩm mới của hãng đang được đón nhận tích cực từ
thị trường và hành khách.
Sau đại dịch covid-19, Bamboo Airways đã phục hồi nhanh chóng nhất với
các chuyến bay tăng mạnh lên tới 64% so với cùng kì năm năm ngoái. Cụ thể, chỉ
tính riêng giai đoạn từ ngày 19/4 - 18/5 sau giãn cách xã hội, số chuyến bay của
hãng Bamboo Airways đã đạt tỷ lệ là 64% so với cùng kỳ năm ngoái. Các hãng
hàng không khác có tỷ lệ tương ứng là 33,6% cho Vietnam Airlines, 30,8% là

Vietjet Air, 26,2% là VASCO và 7,3% cho Jetstar Pacific. Hãng tung ra nhiều
chương trình mua vé máy bay ưu đãi mang đến nhiều cơ hội cho khách hàng như
chương trình Chợ phiên vé cuối tuần (áp dụng đến hết ngày 15/7/2020), song song
với chương trình này là chương trình Ngày vàng thứ 4 quen thuộc, nhờ vậy khách
hàng của Bamboo Airways sẽ có them lựa chọn trong tuần để săn được vé máy bay
với mức giá ưu đãi. Bên cạnh đó, hang còn cũn cấp các chương trình, sản phẩm
kích cầu mạnh mẽ như Thẻ bay Bamboo Pass với hàng loạt các quà tặng và ưu đãi

20


hấp dẫn lên tới 100% giá trị thẻ. Trong đại dịch Covid-19 là hãng bay có tỷ lệ hồi
phục nhanh nhất toàn ngành.
Ngoài những thành quả, hãng bay này cũng gặp phải không ít khó khăn và
thách thức. Khó khăn về việc hạn chế cấp giấy phép kinh doanh mới là do tình
trạng quá tải tại các sân bay Việt Nam, gây ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của
Bamboo Airways, bên cạnh việc cấp giấy phép kinh doanh thì hãng còn gặp phải
vấn đề khác nữa là chỗ đỗ tốt tại các sân bay. Giá dịch vụ mặt đất cơ bản và dịch vụ
phát sinh cho chuyến bay Bamboo Airways hiện phải chi trả cao hơn đáng kể so
với các hãng hàng không khác.
Khó khăn về nút thắt nhân lực và hạ tầng. Ngoài chuyện năng lực quản lí thì
đề xuất mở rộng của Bamboo Airways còn liên quan đến các vấn đề khác như khan
hiếm nhân lực và quá tải hạ tầng hàng không. Các vấn đề này khó có thể thể được
giải quyết trong một sớm một chiều.
Với mô hình lai giữa hàng không truyền thống và hàng không giá hợp lý,
cùng nhiều dịch vụ độc đáo liên quan tới du lịch, Bamboo Airways đang hướng tới
mục tiêu xây dựng một hãng hàng không tiêu chuẩn 5 sao, góp phần cải tiến dịch
vụ hàng không, đồng thời đáp ứng nhu cầu di chuyển đang ngày càng gia tăng tại
Việt Nam - một trong những thị trường hàng không có tốc độ phát triển nhanh nhất
thế giới hiện nay.


CHƯƠNG III. NHẬN XÉT.
Bamboo Airways được chính phủ chính thức cho phép thành lập từ tháng
7/2018 đến nay mới được gần 2 năm nhưng nó được đánh giá rất cao, được
khách hàng hết sức hài lòng khi sử dụng dịch vụ của Bamboo Airways. Phong
cách làm việc chuyên nghiệp Bamboo Airways đang dẫn đầu về bay đúng giờ
mặc dù là tân binh trên thị trường hàng không khiến khách hàng rất ấn tượng và
hài lòng với cách phục vụ chu đáo của tiếp viên từ quầy check-in đến khi xuống
máy bay. Nhân viên tiếp viên luôn nở nụ cười ở bất cứ đâu cùng với phục vụ
khách hàng chu đáo điều này để lại ấn tượng rất lớn cho hành khách. Sự dễ chịu
Có lẽ bắt đầu từ chi tiết nhỏ nhất là đồng phục của hãng.
Bamboo Airways nhân viên luôn được cấp lãnh đạo quan tâm, khi họ có nguyện
vọng. Ban lãnh đạo luôn lắng nghe những ý kiến đóng góp, nhân viên được tự
21


chủ thoải mái khiến cho họ luôn thực hiện công việc trong tâm thế thoải mái
hoàn thành tốt những chuyến bay của mình. Bamboo Airways có một vị lãnh
đạo chuyên nghiệp luôn coi trọng ý kiến của nhân viên, luôn quan tâm tới khách
Từ đó tạo nên nét văn hóa riêng của Bamboo Airways khiến hành khách ấn
tượng luôn hài lòng và muốn sử dụng dịch vụ của Bamboo.

KẾT LUẬN
Văn hóa doanh nghiệp không phải là cái tự nhiên mà có nó được hình thành và
xây dựng cùng với quá trình phát triển của một doanh nghiệp và nó trở thành
một yếu tố quan trọng có tác động tích cực hoặc tiêu cực tới sự phát triển của
doanh nghiệp đó. Một nền văn hóa mạnh sẽ tạo nên phong cách và bản sắc của
doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn và nâng cao
sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. Ngược lại, doanh nghiệp có nền văn hóa yếu
sẽ kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp.

Ngày nay, người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn những thương hiệu mạnh, mà
việc tạo nên những thương hiệu mạnh là quá trình song song với việc dựng lên
một nền văn hóa mạnh. Do đó để có thể cạnh tranh và đứng vững trên thị trường
các doanh nghiệp cần phải chú trọng đến những yếu tố văn hóa doanh nghiệp
của mình.

22


Giáo trình Văn hóa kinh doanh đại học Thương mại.
--Nguồn: Fanpage Bamboo Airways—
--Nguồn: Tienphong.vn—
--Nguồn:Rubee.com.vn—
--Nguồn: Fanpage FLC Group--

23


STT

HỌ VÀ TÊN

1
2
3
4
5
6
7
8(NT

)
9(TK
)
10

Giang Quỳnh Anh
Lê Thị Huyền Anh
Lê Thị Lan Anh
Lê Thị Ngọc Anh
Lê Thị Vân Anh
Lê Thị Vân Anh
Nguyễn Thị Mai Anh
Nguyễn Thị Quỳnh
Anh
Phạm Thị Anh

NHIỆM VỤ

Trương Thị Lan Anh

BẢNG ĐÁNH GIÁ THẢO LUẬN NHÓM 1

24

ĐÁN
XÁC
H GIÁ NHẬN




×