Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Tên đề tài một vài kinh nghiệm rèn kĩ năng phòng tránh tai nạn đuối nước cho học sinh lớp 7a2 ở trường THCS lê đình chinh thông qua một số hoạt động giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.79 MB, 31 trang )

Tên đề tài: Một vài kinh nghiệm rènPHÒNG
kĩ năng phòng
tránh tai KRÔNG
nạn đuối nước
cho học sinh lớp 7a2 ở Trường THCS
GD&ĐT
ANA
Lê Đình Chinh thông qua một số hoạt động giáo dục
=============================================================================
=============================

TRƯỜNG THCS LÊ ĐÌNH CHINH

TÊN SÁNG KIẾN

MỘT VÀI KINH NGHIỆM RÈN KĨ NĂNG
PHÒNG TRÁNH TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC CHO HỌC SINH LỚP
7A2 Ở TRƯỜNG THCS LÊ ĐÌNH CHINH THÔNG QUA MỘT
SỐ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Thùy Dung
Chức danh: Giáo viên
Trình độ chuyên môn cao nhất: Đại học
Chuyên ngành đào tạo: Ngữ văn

1
=============================================================================
=============================

Người viết: Nguyễn Thị Thùy Dung

Krông Ana, tháng 03 năm 2018



Trường THCS Lê Đình Chinh


Tên đề tài: Một vài kinh nghiệm rèn kĩ năng phòng tránh tai nạn đuối nước cho học sinh lớp 7a2 ở Trường THCS
Lê Đình Chinh thông qua một số hoạt động giáo dục
=============================================================================
=============================

I. PHẦN MỞ ĐẦU
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là một việc làm rất quan trọng và cần
thiết. Điều đó giúp các em tự tin, chủ động xử lý linh hoạt các tình huống trong
cuộc sống. Một trong những kĩ năng được nhà trường đặc biệt chú trọng là phòng,
tránh tai nạn đuối nước.
Hiện nay đuối nước là một vấn đề đáng quan tâm, nó đã cướp đi tính mạng
nhiều người, gây nhiều đau thương, mất mát cho người thân và xã hội. Nạn nhân
chủ yếu ở lứa tuổi thiếu niên - những chủ nhân tương lai của đất nước. Việt Nam là
một nước nhiều sông, suối, hồ ao, đập… lại chịu mưa bão, lũ lụt hàng năm. Trung
bình mỗi năm trong giai đoạn 2010 - 2015 có khoảng 2.800 trẻ em bị tử vong do
đuối nước. Trong đó nhóm tuổi chiếm tỷ lệ tử vong cao từ 5-14 tuổi (Lứa tuổi học
sinh). Tỷ lệ tử vong do đuối nước ở trẻ em chiếm hơn 50% các trường hợp tử vong
do tai nạn thương tích. Tử vong do đuối nước ở Việt Nam cao nhất trong khu vực,
cao gấp 8 lần các nước phát triển. Một con số làm nhức lòng các bậc cha mẹ, thầy
cô và các nhà quản lý. Đó là một vấn đề đặc biệt nghiêm trọng, ảnh hưởng không
nhỏ đến sự phát triển của thế hệ trẻ, đặc biệt là lứa tuổi cắp sách đến trường.
Đi lên từ một vùng quê phát triển chủ yếu với nền nông nghiệp lúa nước
cùng với dòng sông mẹ Krông Ana hiền hòa và thơ mộng. Là hợp lưu của một số
dòng sông nhỏ như Krông Buk, Krông Pắk, Krông Bông, Krông K’mar, diện tích

lưu vực 3.960 km², chiều dài dòng chính 215 km. Sông Krông Ana có dòng chảy
tương đối hiền hòa, không có ghềnh thác, đoạn hạ lưu thuộc Lăk – Buôn Trấp có độ
dốc 0,25%, dòng sông gấp khúc gây lũ lụt hàng năm trên phạm vi khá rộng, đồng
thời cũng bồi đắp phù sa tạo nên những cánh đồng màu mở ven sông. Đây là con
sông có ảnh hưởng đáng kể đến sản xuất nông nghiệp của tỉnh, nhất là cây lúa
nước, cho nên hàng năm không ít người dân bị đuối nước, đặc biệt các bạn học sinh
đi học rất nguy hiểm.
Trong cơn lũ vào tháng 11/2017 đã cướp đi sinh mạng của em Ngô Văn Bình
và em Mai Tấn Tin (học sinh lớp 7A2 - Trường THCS Lê Đình Chinh) tại khu vực
cầu treo Eachai – thôn 6 – xã Bình Hòa. Và càng đáng thương hơn là vụ tai nạn xảy
ra vào chiều ngày 01/03/2018 mà nạn nhân là em Lê Tự Tâm (học sinh lớp 10,
trường THPT Krông Ana) đã tử vong ngay tại hồ (thôn 4, xã Quảng Điền) mà độ
sâu không quá 3m đã để lại nỗi đau thương và mất mát rất lớn đối với người thân
và toàn xã hội,… Đau xót tột cùng khi nhìn các em ra đi, tôi đã tự đặt cho mình
mục tiêu sẽ phải làm gì đó để góp phần giảm thiểu tai nạn đuối nước, không chỉ ở
trường tôi mà cho tất cả các bạn học sinh.
2
=============================================================================
=============================

Người viết: Nguyễn Thị Thùy Dung

Trường THCS Lê Đình Chinh


Tên đề tài: Một vài kinh nghiệm rèn kĩ năng phòng tránh tai nạn đuối nước cho học sinh lớp 7a2 ở Trường THCS
Lê Đình Chinh thông qua một số hoạt động giáo dục
=============================================================================
=============================


Trước thực trạng đó, tất cả các cấp, các ngành đã và đang hết sức chú trọng
đến công tác phòng tránh đuối nước cho trẻ em, trong đó ngành giáo dục đặt biệt
quan tâm đến vấn đề này vì hầu hết trẻ em là học sinh, đang được sự giáo dục, đào
tạo của ngành. Vậy, tại sao tình trạng này lại xảy ra thường xuyên và có tính lặp
lại? Nguyên nhân từ đâu? Và điều quan trọng nhất là chúng ta cần và phải có những
biện pháp hữu hiệu nào để hạn chế tai nạn đuối nước đối với các bạn học sinh - chủ
nhân tương lai của đất nước? Xuất phát từ lý do trên tôi nhận thấy mình cần phải
suy nghĩ tìm tòi để tìm ra những phương pháp giảng dạy cho phù hợp nhằm cung
cấp những hiểu biết, kỹ năng cần thiết cho trẻ em, cho gia đình và cộng đồng về
việc phòng, chống trẻ em bị tai nạn đuối nước góp phần giảm thiểu những tai nạn
tử vong do đuối nước gây ra. Đó cũng là ý định mà tôi đã ấp ủ từ lâu nhưng trước
thực trạng trên tôi mong rằng với kinh nghiệm tôi đã từng áp dụng tại lớp mình chủ
nhiệm trong 2 năm qua sẽ là giải pháp hữu hiệu khi được nhân rộng và áp dụng tại
trường cũng như địa phương tôi đang sinh sống và công tác. Bởi vậy tôi xin đưa ra:
“Một vài kinh nghiệm rèn kĩ năng phòng tránh tai nạn đuối nước cho học sinh
lớp 7A2 Trường THCS Lê Đình Chinh thông qua một số hoạt động giáo dục”.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
a) Mục tiêu:
Với đề tài này không những giúp học sinh nắm vững, một số kỹ năng cơ bản
thoát đuối nước dù không biết bơi, những kỹ năng học bơi cơ bản và những kỹ
năng cứu người bị đuối nước, từ đó nâng cao kỹ năng sống cho các em. Không
những thế, thông qua việc lồng ghép kĩ năng phòng và chống đuối nước vào tiết
dạy giúp học sinh khắc sâu nội dung bài học. Từ đó có thể rèn luyện cho học sinh
khả năng thể hiện, bộc lộ khả năng của mình trong nhà trường và ngoài xã hội góp
phần nâng cao chất lượng bộ môn cũng như chất lượng chung của toàn trường.
Vì vậy vấn đề rèn luyện để nâng cao kĩ năng phòng chống tai nạn đuối nước
cho học sinh là việc làm hết sức cần thiết đối với mỗi người giáo viên. Chính vì lẽ
đó tôi muốn đưa ra một số biện pháp để giúp các em hiểu sâu hơn, nắm được các
qui tắc phòng tránh đuối nước cơ bản một cách sâu sắc, đồng thời tạo cho các em
có lòng say mê học tập và làm việc có kế hoạch một cách cụ thể, có ý chí vượt khó

vươn lên, tự tin trong học tập và mọi tình huống.
b) Nhiệm vụ:
Nhận biết được tầm quan trọng của việc đổi mới chương trình và phương
pháp giảng dạy, là một giáo viên được tiếp cận với những đổi mới đó tôi vừa dạy
vừa nghiên cứu để tìm ra những cái mới nhằm nâng cao nghiệp vụ chuyên môn và
mong được góp sức giúp cho công tác giáo dục ngày càng phát triển và đổi mới.
3
=============================================================================
=============================

Người viết: Nguyễn Thị Thùy Dung

Trường THCS Lê Đình Chinh


Tên đề tài: Một vài kinh nghiệm rèn kĩ năng phòng tránh tai nạn đuối nước cho học sinh lớp 7a2 ở Trường THCS
Lê Đình Chinh thông qua một số hoạt động giáo dục
=============================================================================
=============================

3. Đối tượng nghiên cứu
Một vài kinh nghiệm rèn kĩ năng phòng tránh tai nạn đuối nước cho học sinh
lớp 7A2, Trường THCS Lê Đình Chinh thông qua một số hoạt động giáo dục.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Đã áp dụng đối với học sinh 7A2 (năm học 2016 – 2017) Trường THCS Lê
Đình Chinh nhằm giúp các em hoàn thiện hơn về kĩ năng phòng và tránh tai nạn
đuối nước. Để thực hiện được ý định “rèn những kỹ năng cơ bản giúp các bạn
thoát đuối nước dù không biết bơi, rèn kỹ năng bơi, kỹ năng cứu người đuối nước
và thái độ, cách ứng xử khi gặp tai nạn đuối nước xảy ra với mọi người cho học
sinh lớp 7A2” của mình, tôi đã vạch ra một số biện pháp cụ thể ngay từ đầu năm

học khi bắt đầu nhận lớp.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài đề ra, tôi đã xây dựng nhóm
phương pháp như sau:
a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu tài liệu, tư liệu có
liên quan đến đề tài.
b) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp luyện tập thực hành:
Đây là phương pháp chủ đạo trong quá trình dạy và học môn Kĩ năng sống
và môn Ngữ văn. Qua luyện tập thực hành thì mới hình thành kĩ năng phòng tránh
đuối nước một cách có hiệu quả.
- Phương pháp phỏng vấn: Tôi đã phỏng vấn trực tiếp các bạn hay đi bơi, các
bạn chưa biết bơi và đặc biệt có bạn đã từng suýt bị đuối nước, để hiểu rõ suy nghĩ
của các bạn, từ đó xây dựng các kỹ năng cơ bản giúp các bạn thoát đuối nước dù
không biết bơi, nhưng kỹ năng bơi và kỹ năng cứu người bị đuối nước.
- Phương pháp quan sát: Đây là phương pháp mà đòi hỏi người giáo viên
phải chuẩn bị một số đồ dùng học tập và một số câu hỏi nhằm giúp học sinh tiếp
thu bài một cách hiệu quả.
- Phương pháp điều tra, thống kê kết quả: Tôi đã khảo sát, đánh giá thực
trạng những bạn đã biết bơi và chưa biết bơi; thu thập thông tin, xin tư vấn từ phía
các thầy, cô giáo, phụ huynh trong toàn trường bằng phiếu điều tra làm minh chứng
cho nhật kí nghiên cứu.
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
4
=============================================================================
=============================

Người viết: Nguyễn Thị Thùy Dung


Trường THCS Lê Đình Chinh


Tên đề tài: Một vài kinh nghiệm rèn kĩ năng phòng tránh tai nạn đuối nước cho học sinh lớp 7a2 ở Trường THCS
Lê Đình Chinh thông qua một số hoạt động giáo dục
=============================================================================
=============================

Chúng ta biết rằng Việt Nam là một quốc gia có đường bờ biển dài, số lượng
ao hồ, sông suối, kênh rạch khá nhiều, trong đó chủ yếu tập trung khu vực đồng
bằng Bắc bộ và Nam bộ, với trên 2.300 con sông và kênh rạch với chiều dài khoảng
198.000 km (mật độ 0,6 km/km) và gần 3.300 km chiều dài bờ biển. Với đặc điểm
này, trong những năm qua hệ thống giao thông đường thủy nội địa và ao hồ của
nước ta đã giúp cho công tác vận tải đường thủy có nhiều thuận lợi; cung cấp
nguồn lợi thủy, hải sản đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, cũng
do nhiều sông ngòi, ao hồ cho nên trong những năm qua đã xảy ra khá nhiều vụ
chìm phương tiện vận tải đường thủy, làm cho nhiều người chết và thiệt hại lớn đến
tài sản, trong đó đặc biệt nạn nhân là những bạn trong lứa tuổi học sinh, sinh viên.
Để tăng cường công tác phòng, tránh đuối nước cho trẻ em, học sinh, sinh
viên (HS-SV), ngày 21/5/2013, Bộ GD-ĐT đã ban hành Công văn số
3341/BGDĐT-CTHSSV yêu cầu các Sở GD-ĐT, các trường ĐH, CĐ, TCCN triển
khai ngay một số biện pháp: Chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai kịp thời các
biện pháp phòng, tránh đuổi nước cho trẻ em, HS-SV trong các nhà trường chuẩn bị
điều kiện để tổ chức các lớp dạy bơi chính khóa và ngoại khóa; huy động các tổ
chức chính trị, đoàn thể của nhà trường cùng tham gia, quyết tâm hạn chế tình trạng
trẻ em, HS-SV bị đuối nước, đặc biệt trong kì nghỉ hè.
Nghỉ hè luôn là thời điểm được các em học sinh háo hức chờ đợi, bởi đây là
thời gian tạm gác lại chuyện đèn sách để vui chơi thỏa thích, tự thưởng cho mình
bằng những chuyến du lịch khám phá thiên nhiên, học hỏi cuộc sống thực tế qua
các chuyến tham quan dã ngoại… sau một năm nỗ lực phấn đấu học tập. Còn gì

sảng khoái cho bằng khi được tắm và ngâm mình trong dòng nước mát lạnh vào
những buổi trưa hè nóng nực để quên đi những lo toan muộn phiền trong cuộc
sống. Tuy vậy, đôi lúc vì quá mải mê vui chơi hoặc thiếu trang bị kiến thức về đuối
nước đã dẫn đến một số tai nạn đáng tiếc.
Theo tổ chức y tế thế giới, đuối nước là hiện tượng mà khí quản của người
lớn hay trẻ nhỏ bị một chất lỏng (thường là nước) xâm nhập vào dẫn tới khó thở.
Hậu quả của ngạt thở lâu có thể là tử vong (chết đuối) hoặc không tử vong, nhưng
gây tổn hại nghiêm trọng cho hệ thần kinh. Ngoài ra, cũng có quan niệm ngắn gọn
hơn, đuối nước là tình trạng thiếu oxy do cơ thể bị chìm trong nước.
Do đó, việc phòng chống đuối nước cho trẻ phải xem là công việc cấp bách
nhất, cần thiết nhất. Để làm được điều này, trẻ em cần được trang bị những kiến
thức về đuối nước và nâng cao kỹ năng bơi lội an toàn. Chính vì lẽ đó, tôi mạnh
dạn đi sâu vào vấn đề có thể xem là vấn nạn không chỉ ở học đường mà của toàn xã
hội khi tình trạng các em chưa biết bơi, chưa có kĩ năng xử lý tình huống khi gặp
5
=============================================================================
=============================

Người viết: Nguyễn Thị Thùy Dung

Trường THCS Lê Đình Chinh


Tên đề tài: Một vài kinh nghiệm rèn kĩ năng phòng tránh tai nạn đuối nước cho học sinh lớp 7a2 ở Trường THCS
Lê Đình Chinh thông qua một số hoạt động giáo dục
=============================================================================
=============================

tai nạn đuối nước,… dẫn đến tình trạng đuối nước xảy ra liên tục khiến cho dư luận
xã hội không khỏi bàng hoàng, lo lắng.

2. Thực trạng
Hiện nay tai nạn đuối nước ở trẻ em đang có xu hướng tăng lên và là vấn đề
y tế công cộng đáng quan tâm không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước đang phát
triển.
Tại Việt Nam, thống kê của Cục Quản lý môi trường cho thấy, mỗi năm
trung bình có hơn 370.000 trẻ bị tai nạn thương tích, trong đó số trẻ em tử vong do
tai nạn thương tích là 6.600 trường hợp một năm chiếm tỷ lệ 35,5% trong tổng số
trẻ tử vong trong toàn quốc do tất cả các nguyên nhân. Trong các nguyên nhân tử
vong do tai nạn thương tích ở trẻ em, thì đuối nước là nguyên nhân hàng đầu với
3.500 trẻ em và vị thành niên từ 0-19 tuổi tử vong mỗi năm tương đương có khoảng
10 trẻ em tử vong mỗi ngày. Trong các nhóm tuổi, trẻ từ 0-4 tuổi chiếm tỷ lệ tử
vong do đuối nước cao nhất với khoảng 36%, nhóm tuổi 15-19 chỉ chiếm khoảng
16%; từ 5-9 tuổi chiếm 25%, nhóm 10-14 tuổi chiếm tỷ lệ gần tương đương với
nhóm 5-9 tuổi (26%).
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn đuối nước ở trẻ em, nhưng chủ
yếu do các nguyên nhân: sự bất cẩn của người lớn, môi trường sống xung quanh trẻ
không an toàn, đuối nước do trẻ không biết bơi, chưa được rèn các kỹ năng, kiến
thức về sự an toàn khi tắm biển, sông, hồ còn hạn chế.
Các vụ tai nạn đuối nước diễn ra do thiếu sự giám sát của người lớn, chủ
quan của bố mẹ để trẻ tự do vui chơi tại những nơi có mối hiểm họa này chiếm
33% trên tổng số vụ tai nạn. Đa số, các em học sinh rủ nhau đi tắm biển, sông, hồ
mà thiếu sự giám sát của người lớn. Sự thiếu cẩn thận, trong khi vui chơi, hoặc phụ
giúp gia đình ra đồng, sông suối mò cua, bắt hến… dễ xảy ra tình trạng trượt chân
xuống ao, hồ, sông, suối, hố sâu… khiến các em không phòng bị kịp thời để xảy ra
tai nạn thương tâm.
Tình trạng trẻ không biết bơi, thiếu các kỹ năng, kiến thức về sự an toàn khi
đi tắm ở sông, suối, ao, hồ cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra
các vụ tai nạn đuối nước ở trẻ. Ngoài ra, phải kể đến một thực trạng: đó là khi các
em cứu lẫn nhau, do chưa có kiến thức trong việc cấp cứu, sơ cứu người bị chết
đuối, dẫn đến tình trạng số lượng trẻ bị chết đuối tăng lên. Trường hợp điển hình

xảy ra gần đây nhất là 2 học sinh lớp 7A2 Trường THCS Lê Đình Chinh (năm học
2017 -2018), vì cứu bạn Ngô Văn Bình mà em Mai Tấn Tin phải bỏ mạng mặc cho
dòng nước cuốn đi. Hiện nay, ở các khu vực Bình Hòa, Quảng Điền – những nơi có
tỷ lệ đuối nước ở trẻ em cao, đa số các em đều được học bơi từ cha mẹ, anh chị em
hoặc bạn bè khi xuống sông, ao, biển tắm mà thiếu những kiến thức, kỹ thuật bơi
6
=============================================================================
=============================

Người viết: Nguyễn Thị Thùy Dung

Trường THCS Lê Đình Chinh


Tên đề tài: Một vài kinh nghiệm rèn kĩ năng phòng tránh tai nạn đuối nước cho học sinh lớp 7a2 ở Trường THCS
Lê Đình Chinh thông qua một số hoạt động giáo dục
=============================================================================
=============================

căn bản như khởi động trước khi xuống bơi,… nên khi gặp những trường hợp bất
ngờ, nguy hiểm, trẻ thường thấy lúng túng, không biết xử lý dẫn đến tình trạng tử
vong.
Qua một số tiết học đầu năm, tôi đã thử kiểm tra và phân loại đối tượng học
sinh một lớp theo khả năng bơi lội với kết quả thu được như sau:
Lớp


số

7A2


36

Biết bơi
Số lượng
6

Chưa biết bơi
Tỉ lệ

Số lượng

Tỉ lệ

17%

30

83%

Điều đáng nói ở đây là phương tiện giao thông đường thủy - một trong
những phương tiện giao thông quan trọng ở nước ta, nhất là ở những khu vực, vùng
miền có đường thủy khá phong phú. Hơn nữa, trong hai năm gần đây xã Quảng
Điền cũng như các xã lân cận trên địa bàn huyện chịu ảnh hưởng rất nhiều từ 2 cơn
lũ lớn gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản đồng thời cũng cản trở rất nhiều
trong vấn đề lưu thông của nhân dân. Bởi thế, người dân thường sử dụng phương
tiện giao thông đường thủy trong những hoạt động hàng ngày như đi làm, đưa trẻ
em đi học, đi chợ, buôn bán... nhưng rất nhiều phương tiện không bảo đảm an toàn,
không trang bị đầy đủ áo phao cứu hộ nên thỉnh thoảng tai nạn đuối nước vẫn xảy
ra khi bị sự cố tại một số địa phương.


Phương tiện đường thủy thiếu an toàn tại Earchai – Bình Hòa

Do công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng chống tai nạn đuối nước ở học
sinh dù đã được tiến hành nhưng chưa được thường xuyên rộng rãi. Một số cấp
7
=============================================================================
=============================

Người viết: Nguyễn Thị Thùy Dung

Trường THCS Lê Đình Chinh


Tên đề tài: Một vài kinh nghiệm rèn kĩ năng phòng tránh tai nạn đuối nước cho học sinh lớp 7a2 ở Trường THCS
Lê Đình Chinh thông qua một số hoạt động giáo dục
=============================================================================
=============================

chính quyền địa phương và nhà trường, xã hội chưa quan tâm đúng mức về công
tác phòng chống tai nạn đuối nước.
Để tạo được động lực niềm tin nhằm kích thích ý thức học tập bộ môn Ngữ
văn và Kĩ năng sống cũng như các hoạt động giáo dục khác của các em trước hết
người thầy giáo phải là người tìm ra được những biện pháp tối ưu kích thích kỹ
năng bơi lội để học sinh có thể tự cứu mình. Đây cũng là kĩ năng vừa giúp các em
thể hiện mình, tự bảo vệ mình và giúp có thể cứu bạn. Đồng thời là biện pháp có
khả năng khắc phục được những khó khăn, thực trạng mà chúng ta đang quan tâm.
Từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn và Kĩ năng sống ở các
trường THCS.
Để xứng đáng là một xã đi lên nông thôn mới và đồng thời để xây dựng

Trường THCS Lê Đình Chinh phát triển hơn nữa khi đạt chuẩn quốc gia thì việc
rèn kĩ năng phòng chống đuối nước cho học sinh cũng là việc làm hết sức cần thiết,
có thể lồng ghép vào các tiết bộ môn sẽ tạo điều kiện để học sinh thực hiện các kĩ
năng cần thiết một cách tốt hơn.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp
a) Mục tiêu của giải pháp
Thời gian qua phòng, tránh tai nạn đuối nước đang được dư luận xã hội quan
tâm, đặc biệt là ngành Giáo dục. Người xưa có câu: “Có phúc đẻ con biết lội, có tội
đẻ con biết trèo”, cho thấy việc bơi lội quan trọng như thế nào, vì nó liên quan đến
mạng sống con người. Chúng ta có thể bắt gặp vấn đề này ở tất cả mọi phương tiện,
trên báo chí không ngày nào vắng những tin tức đau lòng về các vụ đuối nước
thương tâm.Vốn là giáo viên dạy Ngữ văn nên có thể sự hiểu biết về kĩ năng bơi lội
chỉ dừng lại ở sự tìm tòi và nghiên cứu. Nhưng trước vấn nạn học đường hiện nay
và cũng là vấn nạn mà trường tôi đặc biệt quan tâm nên tôi đã bắt tay vào thực hiện
vấn đề này với khả năng có thể. Đó là hướng dẫn kĩ năng phòng chống tai nạn đuối
nước qua môn Kĩ năng sống, kết hợp tích hợp giáo dục các kĩ năng ấy thông qua
một số bài dạy môn Ngữ văn 7 và các tiết hoạt động giáo dục khác.
Nếu đề tài áp dụng thành công tôi tin chắc rằng nó sẽ giúp các bạn học sinh
có thể thoát đuối nước trong bất cứ tình huống nào khi gặp phải sự cố với nước. Có
ý thức trau dồi kiến thức, rèn luyện phẩm chất đạo đức, rèn luyện thể lực và nếp
sống văn minh, xây dựng “Ngôi nhà an toàn”; “Trường học an toàn”; “Cộng
đồng an toàn” và loại bỏ nguy cơ gây tai nạn đuối nước tại gia đình, trường học và
cộng đồng. Hơn hết, không còn bạn học sinh nào bị tai nạn đuối nước xảy ra trên
địa bàn xã Quảng Điền, huyện Krông Ana góp phần giúp nhà trường nâng cao chất
lượng giáo dục cũng như thể lực cho các bạn học sinh. Giúp các em học sinh biết
được và hình thành ý thức về nguy cơ đuối nước đang rình rập đến sức khỏe, tính
8
=============================================================================
=============================


Người viết: Nguyễn Thị Thùy Dung

Trường THCS Lê Đình Chinh


Tên đề tài: Một vài kinh nghiệm rèn kĩ năng phòng tránh tai nạn đuối nước cho học sinh lớp 7a2 ở Trường THCS
Lê Đình Chinh thông qua một số hoạt động giáo dục
=============================================================================
=============================

mạng của mình trước những thói quen hành động hết sức bình thường diễn ra
thường xuyên trong cuộc sống, từ đó hình thành ý thức biết tự đề phòng, cảnh giác,
có những kỹ năng cần thiết tự bảo vệ mình và bảo vệ bạn bè, hình thành nhu cầu
tập luyện và phát triển kỹ năng bơi lội.
Gia đình và cộng đồng nhận thức được những nguy cơ dẫn đến đuối nước
đối với trẻ em, từ đó có những hành động thiết thực để giám sát, bảo vệ trẻ em một
cách đầy đủ, thay đổi, cải tạo môi trường sống an toàn hơn. Bên cạnh đó, giúp cha
mẹ học sinh, thầy cô giáo và các lực lượng chăm sóc, bảo vệ trẻ em khác có những
kỹ năng cần thiết để có thể ứng phó cứu người không may bị tai nạn đuối nước một
cách có hiệu quả và an toàn cho bản thân.
b) Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
Để thực hiện tốt các giải pháp tôi đã tiến hành khảo sát học sinh lớp 7A2
ngay từ khi bắt đầu năm học thông qua phiếu điều tra với nội dung như sau:
STT

NỘI DUNG CÂU HỎI

1

Việc giáo dục kiến thức, kỹ năng phòng tránh đuối

nước cho học sinh trong nhà trường là quan trọng.

2

Bản thân em cần phải được cung cấp kĩ năng, kiến
thức về phòng tránh tai nạn đuối nước.

3

Em nhận thấy bản thân còn thiếu về kĩ năng
phòng, tránh tai nạn đuối nước.

4

Việc học bơi và tham gia các hoạt động phòng
tránh tai nạn đuối nước là rất quan trọng để khắc
sâu và rèn luyện các kỹ năng ứng phó khi có đuối
nước xảy ra.

5

Cần đưa giáo dục kỹ năng sống trong đó có kĩ
năng bơi vào môn học chính trong nhà trường.

6

Việc thiếu kiến thức, kĩ năng phòng tránh đuối
nước là do chưa được giáo dục nhiều trong nhà
trường.


TRẢ LỜI
ĐÚNG

SAI

Kết quả thu được như sau:
9
=============================================================================
=============================

Người viết: Nguyễn Thị Thùy Dung

Trường THCS Lê Đình Chinh


Tên đề tài: Một vài kinh nghiệm rèn kĩ năng phòng tránh tai nạn đuối nước cho học sinh lớp 7a2 ở Trường THCS
Lê Đình Chinh thông qua một số hoạt động giáo dục
=============================================================================
=============================

- 35/35 em – tỉ lệ 100%: Nhận thấy rằng việc giáo dục kiến thức, kỹ năng
phòng tránh đuối nước cho học sinh trong nhà trường là quan trọng.
- 34/35 em – tỉ lệ 97%: Nhận thấy rằng bản thân cần phải được cung cấp kĩ
năng, kiến thức về phòng tránh tai nạn đuối nước.
- 34/35 em – tỉ lệ 97%: Nhận thấy rằng bản thân còn thiếu về kĩ năng phòng,
tránh tai nạn đuối nước.
- 35/35 em – tỉ lệ 100%: Nhận thấy rằng việc học bơi và tham gia các hoạt
động phòng tránh tai nạn đuối nước là rất quan trọng để khắc sâu và rèn luyện các
kỹ năng ứng phó khi có đuối nước xảy ra.
- 35/35 em – tỉ lệ 100%: Nhận thấy rằng cần đưa giáo dục kỹ năng sống

trong đó có kĩ năng bơi vào môn học chính trong nhà trường.
- 35/35 em – tỉ lệ 100%: Nhận thấy rằng việc thiếu kiến thức, kĩ năng phòng
tránh đuối nước là do chưa được giáo dục nhiều trong nhà trường.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc giảng dạy kết hợp với việc lồng
ghép và tuyên truyền các kĩ năng phòng, tránh tai nạn đuối nước. Tôi đã bước đầu
nghiên cứu tìm tòi và xây dựng cho mình một số giải pháp sau:
* Giải pháp 1: Bước đầu giáo dục một số kĩ năng sống thông qua công tác
chủ nhiệm
Trước hết tôi xác định mục tiêu đầu tiên là phải có được sự tin tưởng của học
sinh nên tôi đã lập kế hoạch chủ nhiệm cho riêng mình ngay từ đầu năm học để có
thể giáo dục được KNS cho các em. Đó là một kế hoạch cụ thể, chi tiết, khoa học
cho từng tuần, từng tháng và trong cả năm học. Sau đó, biến việc giáo dục KNS
cho HS thành một thói quen, thành kĩ năng của mình trong suốt quá trình làm công
tác chủ nhiệm. Tôi luôn xác định mình phải là tấm gương cho HS về đạo đức, lối
sống, hành vi. Có thể nói, để giáo dục được HS thì người GV nói chung và GVCN
nói riêng phải là người biết dùng nhân cách của mình để dạy HS “dùng nhân cách
để giáo dục nhân cách”; phải là người có tấm lòng khoan dung, độ lượng, là quan
tòa mẫu mực trong khi giải quyết tình huống; Bởi vậy ngay từ khi nhận lớp điều tôi
nhận được ở học sinh của mình đó là sự gần gũi, thân thiện. Đây cũng là kênh
thông tin quan trọng để tôi có phương pháp tốt trong việc giáo dục đạo đức cũng
như KNS cho HS.
Tiếp đến tôi lần lượt thực hành một số kĩ năng trong giờ sinh hoạt lớp.Với đa
số học sinh, giờ sinh hoạt cuối tuần như một giờ “xử án” của thầy cô chủ nhiệm.
Nên chúng thường ngán ngẩm và không hề mong đợi. Vì thế tôi đã thay đổi hình
thức sinh hoạt vừa lồng ghép giáo dục KNS vừa thay đổi không khí căng thẳng vốn
có của giờ sinh hoạt lớp giúp các em có tinh thần thoái mái, vui vẻ sau một tuần
10
=============================================================================
=============================


Người viết: Nguyễn Thị Thùy Dung

Trường THCS Lê Đình Chinh


Tên đề tài: Một vài kinh nghiệm rèn kĩ năng phòng tránh tai nạn đuối nước cho học sinh lớp 7a2 ở Trường THCS
Lê Đình Chinh thông qua một số hoạt động giáo dục
=============================================================================
=============================

học. Tôi thực hiện tuyên truyền, giáo dục học sinh theo một số chủ đề như: Tai nạn
giao thông, ô nhiễm môi trường, thiên tai lũ lụt, phòng chống đưới nước….
Ví dụ: Trong buổi lao động của lớp, mặc dù tôi đã phân công cụ thể cho từng
tổ, nhưng trong quá trình thực hiện, một số học sinh vẫn chưa tích cực, tự giác
trong lao động (có em đến muộn, có em không mang dụng cụ lao động, có em lười
lao động, lao động xong có em không về nhà mà tự ý đi tắm ở ao, hồ, sông, suối…)
dẫn đến công việc hoàn thành không đúng kế hoạch. Tôi không hài lòng về ý thức
lao động, làm việc của các em. Sau đó, tôi dùng phương pháp giáo dục KNS nghiên
cứu tình huống để giáo dục các em. Giờ sinh hoạt cuối tuần, tôi kể cho HS nghe
câu chuyện “Sức mạnh” và nhấn mạnh lời người cha căn dặn con “Trong cuộc
sống, không phải lúc nào ta cũng có thể tự mình làm tất cả mọi việc. Sức mạnh của
chúng ta cần nằm ở những người bạn thân, bạn bè, những người luôn quan tâm và
giúp đỡ ta”. Sau khi kể xong, tôi bình tĩnh giải quyết việc học sinh lao động không
đúng kế hoạch trong tuần.
+ Tôi hỏi lớp phó lao động về lí do mà công việc hoàn thành chưa đúng kế
hoạch để xác nhận thông tin.
+ Hỏi một số HS không đi lao động, đi lao động mà không mang dụng cụ
hoặc lười lao động: Em không đi làm thì các bạn phải làm thay em phần việc đó,
em có suy nghĩ gì?
+ Hỏi một số HS đến đúng giờ và lao động chăm chỉ: Nếu lần sau, em có

một lí do nào đó cũng đến muộn, các bạn cũng để lại phần việc cho em, một mình
em làm và công việc không hoàn thành thì em sẽ suy nghĩ như thế nào?
+ Hỏi một số học sinh khi lao động xong thì em đã đi đâu? Đi tắm như vậy
em thấy vui không? Em có nghĩ sau cuộc vui ấy hậu quả mà em nhận được là gì
không?
+ Tôi hỏi cả lớp: Muốn công việc hoàn thành nhanh chóng, chúng ta phải
làm gì?
Thông qua cách này, tôi đã giáo dục cho các em kĩ năng hợp tác trong một
tập thể và ý nghĩa của sự hợp tác đó là tinh thần đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn
nhau. Đồng thời tôi cũng nhắc nhở một số em đã hoàn thành tốt lao động nhưng lại
tự ý đi chơi sẽ để lại hậu quả thế nào sau niềm vui ấy. Tôi vừa phê bình, kiểm điểm
được thái độ, tinh thần của HS vi phạm, vừa giáo dục được kĩ năng cho HS mà
không biến tiết sinh hoạt trở nên căng thẳng.
Ngoài ra, tôi còn giáo dục kĩ năng sống thông qua một số tiết Hoạt động
ngoài giờ lên lớp. Bởi đây là hoạt động được tổ chức theo mục tiêu, nội dung,
chương trình dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Thông qua hoạt động GDNGLL tôi
11
=============================================================================
=============================

Người viết: Nguyễn Thị Thùy Dung

Trường THCS Lê Đình Chinh


Tên đề tài: Một vài kinh nghiệm rèn kĩ năng phòng tránh tai nạn đuối nước cho học sinh lớp 7a2 ở Trường THCS
Lê Đình Chinh thông qua một số hoạt động giáo dục
=============================================================================
=============================


đã hướng học sinh sống một cách an toàn, khoẻ mạnh có khả năng thích ứng với
biến đổi của cuộc sống hàng ngày. Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng cơ bản phù
hợp với lứa tuổi như: kỹ năng giao tiếp ứng xử có văn hoá; kỹ năng tổ chức quản lý
và tham gia các hoạt động tập thể với tư cách là chủ thể của hoạt động; kỹ năng tự
kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện; củng cố, phát triển các hành vi, thói
quen tốt trong học tập, lao động và công tác xã hội. Bồi dưỡng thái độ tự giác tích
cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội; hình thành tình cảm chân
thành, niềm tin trong sáng với cuộc sống, với quê hương đất nước; có thái độ đúng
đắn đối với các hiện tượng tự nhiên và xã hội. Như vậy, hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp thực sự cần thiết và có nhiều khả năng giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh. Do đó cần phát huy tối đa vai trò, tác dụng và hiệu quả của hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp để tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
* Giải pháp 2: Hướng dẫn kĩ năng cơ bản phòng tránh đuối nước thông qua
môn Kĩ năng sống.
Để thực hiện tốt mục tiêu của mình đầu tiên tôi đã hướng dẫn các em bằng
cách mở rộng một số kĩ năng cơ bản để phòng chống đuối nước thông qua tiết 60
đến 63, bài 15 “Xử lí khi bị đuối nước” – môn Kĩ năng sống.

PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH
Môn Kĩ năng sống Lớp 7 ( Mô hình trường học mới)
Năm học 2016 -2017
I. Khung phân phối chương

Cả năm: 70 tiết (35 tuần; trung bình 2 tiết/tuần)
SỐ TUẦN

SỐ TIẾT

Cả năm


37

70

Học kì I

17(Thực dạy)

34

Học kì II

18(Thực dạy)

36

II. Phân phối chi tiết của từng chủ đề
TT

Chủ đề (bài, nội dung)

Tiết PPCT

Tuần

Ghi chú

1

1


Ổn định tổ chức.

2

2

Ổn định tổ chức.

3

Bài 1: Xác định giá trị bản thân

1->4

3,4

4

Bài 2: Phát huy sức mạnh hai bán cầu não

5->8

5,6

12
=============================================================================
=============================

Người viết: Nguyễn Thị Thùy Dung


Trường THCS Lê Đình Chinh


Tên đề tài: Một vài kinh nghiệm rèn kĩ năng phòng tránh tai nạn đuối nước cho học sinh lớp 7a2 ở Trường THCS
Lê Đình Chinh thông qua một số hoạt động giáo dục
=============================================================================
=============================
5

Bài 3: Sơ đồ tư duy nâng cao

9->12

7,8

6

Bài 4: Phát triển tư duy sáng tạo

13->16

9,10

7

Bài 5: Ứng xử trong hoạt động giao lưu

17->20


11,12

8

Kiểm tra giữa kì I

21

13

9

Bài 6: Lắng nghe đồng cảm

22->25

13,14,15

10

Bài 7: Biểu cảm giọng nói và nét mặt khi thuyết trình

26->29

15,16,17

11

Bài 8: Tôn trọng, khích lệ đồng đội


30,31

17,18

12

Ôn tập học kì I

32,33

18,19

13

Kiểm tra học kì I

34

19

14

Bài 9: Tránh lãng phí thời gian

35->38

20,21

15


Bài 10: Kĩ năng lựa chọn và ra quyết định

39->42

22,23

16

Bài 11: Giải tỏa căng thẳng

43->46

24,25

17

Kiểm tra giữa kì II

47

26

18

Bài 12: Giải quyết vấn đề trong các mối quan hệ

48->51

26,27,28


19

Bài 13: Tìm kiếm sự hỗ trợ

52->55

28,29,30

20

Bài 14: Tự xử lí vết thương cơ bản

56->59

30,31,32

21

Bài 15: Xử lí khi bị đuối nước

6

->63
32,33,34

22

Bài 16: Hoạt động tập thể

64->67


34,35,36

23

Bài 17: Ôn tập cuối năm

68,69

36,37

24

Kiểm tra học kì II

70

37

Cụ thể theo từng phương pháp sau:
* Phương pháp 1: Kỹ năng thoát đuối nước dù không biết bơi.
Người ta vẫn nghĩ chết đuối là do không biết bơi. Tuy nhiên không phải
vậy, nếu những ai chưa biết bơi hoặc “học mãi mà chưa biết bơi” thì nhanh nhanh
bỏ túi ngay kĩ năng “bơi tự cứu” để dù trong hoàn cảnh không may nhất, bạn vẫn
có thể cầm cự, tự cứu mình và chờ người cứu hộ tới giúp đỡ.Thực tế, nhiều người,
kể cả biết bơi, thậm chí bơi giỏi, nhưng vì chủ quan hoặc chuột rút, hay mắc sẵn
các bệnh nào đó... vẫn có thể bị đuối nước và lại có cả trẻ em chết đuối ở những nơi
nước nông không bơi được như ngã úp mặt vào xô, chậu, chum vại chứa nước
trong nhà.
13

=============================================================================
=============================

Người viết: Nguyễn Thị Thùy Dung

Trường THCS Lê Đình Chinh


Tên đề tài: Một vài kinh nghiệm rèn kĩ năng phòng tránh tai nạn đuối nước cho học sinh lớp 7a2 ở Trường THCS
Lê Đình Chinh thông qua một số hoạt động giáo dục
=============================================================================
=============================

Vì vậy, ngoài việc giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức phòng
chống chết đuối với phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, cần một cách khác
để phòng chống đuối nước - một cách giúp các bạn có thể sống sót nếu chẳng may
bị rơi xuống nước, dù chưa hề biết bơi. Đó là kỹ thuật “Bơi tự cứu” hay “Bơi sống
sót”.
Theo tính chất Vật lý, cơ thể của chúng ta có 72% là nước, trong lá phổi của
ta có chứa không khí. Do cơ thể người có khối lượng riêng nhẹ hơn nước, lực đẩy
Ácsimét sẽ làm người nổi lên. Do đó, bạn sẽ nổi trên mặt nước không cần cử động
nếu bạn biết cách đặt cơ thể ở vị trí thích hợp.
Khi nằm ngửa, nếu không cử động, tâm nổi B của cơ thể (điểm nằm ở
khoảng ngực) và trọng tâm G của cơ thể (điểm nằm ở khoảng thắt lưng) không nằm
trên cùng một phương thẳng đứng, bạn sẽ bị chìm dần (chân bị chìm xuống trước).
Để nổi trên mặt nước hàng giờ liền không cần cử động, thì phải chọn tư thế sao cho
tâm nổi B và trọng tâm G trùng nhau theo phương thẳng đứng, phần tiếp xúc giữa
cơ thể và nước lớn nhất có thể) bạn thở được ở tư thế này (ta gọi chung là lúc đó cơ
thể ở trạng thái cân bằng trong nước).


Tư thế nằm ngửa trên mặt nước

Để tự cứu mình, chúng ta cần thực hiện các phương pháp bơi tự cứu sau:
- Bước 1: Khi bị rơi xuống nước tâm lý chúng ta thường mất bình tĩnh,
hoảng loạn và khó kiểm soát được cơ thể, đặc biệt là đối với người không biết bơi.
Lúc này, điều đầu tiên là bạn phải tự sốc lại tinh thần, lấy lại bình tĩnh bắt đầu
nhắm mắt, ngậm miệng, nín thở (có thể lấy tay bịt mũi) để phổi không bị sặc nước,
biến cơ thể thành cái phao cứu sinh đẩy người nổi dần lên.

14
=============================================================================
=============================

Người viết: Nguyễn Thị Thùy Dung

Trường THCS Lê Đình Chinh


Tên đề tài: Một vài kinh nghiệm rèn kĩ năng phòng tránh tai nạn đuối nước cho học sinh lớp 7a2 ở Trường THCS
Lê Đình Chinh thông qua một số hoạt động giáo dục
=============================================================================
=============================

Nín thở khi dưới nước

- Bước 2: Tiếp tục thả lỏng người để nước đẩy lên sát mặt nước trở về tư thế
bập bênh bán an toàn, đầu nổi sát mặt nước, chân ở phía nước sâu.

Thả lỏng cơ thể để đẩy cơ thể lên mặt nước


- Bước 3: Dùng tay hoặc chân làm mái chèo, quạt nước đẩy đầu nhô khỏi
mặt nước hoặc cũng có thể quạt nước xiên, đẩy người bơi đi dễ dàng bởi trong
nước người trở nên nhẹ hơn so với trên cạn.

15
=============================================================================
=============================

Người viết: Nguyễn Thị Thùy Dung

Trường THCS Lê Đình Chinh


Tên đề tài: Một vài kinh nghiệm rèn kĩ năng phòng tránh tai nạn đuối nước cho học sinh lớp 7a2 ở Trường THCS
Lê Đình Chinh thông qua một số hoạt động giáo dục
=============================================================================
=============================

Dùng tay làm mái chèo quạt nước

- Bước 4: Khi chuyển động lên xuống, tới trước hãy nhớ trên mặt nước, há
miệng to thở vào nhanh và sâu, dưới mặt nước ngậm miệng, thở ra từ từ bằng mũi,
hoặc bằng mồm.
Với cách này, người ta có thể tồn tại dưới nước khá lâu, chờ người đến cứu
hoặc lợi dụng dòng chảy để chuyển vào chỗ nông hơn. Và tất cả những bước trên
đều có thể luyện tập dần dần trên cạn và có thể tập đối với cả các em nhỏ tuổi còn ở
trường mầm non.
Để có thể bơi tự cứu bản thân khi gặp đuối nước các bạn cần lưu ý như sau:
- Toàn bộ quá trình cần nhất là phải giữ được bình tĩnh.
- Thả lỏng cơ thể hoàn toàn.

- Cần tập luyện trước trên bờ để quen dần với động tác, không hoảng loạn
khi gặp nạn. Đây chỉ là biện pháp kéo dài thời gian chờ người đến cứu.
* Phương pháp 2: Kỹ năng cứu người bị đuối nước.
Cứu người là một việc làm cần thiết. Thế nhưng mỗi chúng ta cần biết rõ sức
khỏe và khả năng bơi lội của mình trước khi quyết định, đồng thời luôn nhớ rõ:
“Biết bơi” và “Cứu hộ” là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Nếu ta không biết
bơi, tuyệt đối không được nhảy xuống cứu người. Thay vào đó, bạn hãy:
- Bước 1: La thật to để nhiều người biết và đến cứu.

16
=============================================================================
=============================

Người viết: Nguyễn Thị Thùy Dung

Trường THCS Lê Đình Chinh


Tên đề tài: Một vài kinh nghiệm rèn kĩ năng phòng tránh tai nạn đuối nước cho học sinh lớp 7a2 ở Trường THCS
Lê Đình Chinh thông qua một số hoạt động giáo dục
=============================================================================
=============================

Gọi người cứu nạn nhân

- Bước 2: Ném dây, phao, can nhựa, thùng nhựa, chai nước suối, thùng dầu
ăn… cho nạn nhân nắm lấy rồi tìm cách kéo nạn nhân vào bờ.

Dùng dụng cụ để kéo nạn nhân vào bờ


- Bước 3: Nếu có nhiều người, hãy giăng một hàng người nắm tay để kéo
nạn nhân vào bờ.
- Bước 4: Nếu có thuyền, chèo thuyền đến chỗ nạn nhân, ghé mạn thuyền
cho nạn nhân bám vào, cũng có thể đưa tay hoặc mái chèo ra cho nạn nhân nắm lấy,
hoặc trong trường hợp khẩn thiết, buộc dây bám vào người và nhảy xuống nước và
dìu nạn nhân lên thuyền.
17
=============================================================================
=============================

Người viết: Nguyễn Thị Thùy Dung

Trường THCS Lê Đình Chinh


Tên đề tài: Một vài kinh nghiệm rèn kĩ năng phòng tránh tai nạn đuối nước cho học sinh lớp 7a2 ở Trường THCS
Lê Đình Chinh thông qua một số hoạt động giáo dục
=============================================================================
=============================

Tư thế dìu nạn nhân vào bờ

- Bước 5: Tiến hành các bước sơ cứu.
Khi bị đuối nước, khả năng tử vong rất cao hoặc có thể để lại di chứng tổn
thương não nặng nề. Tuy nhiên nếu nạn nhân được sơ cứu kịp thời, tích cực và
đúng phương pháp có khả năng được cứu sống. Vì vậy, việc xử trí sơ cứu đúng
cách trong trường hợp này là rất quan trọng.
Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi mặt nước bằng mọi cách.
Cho nạn nhân nằm ở nơi thoáng khí và giữ ấm. Nếu nạn nhân bất tỉnh, hãy
kiểm tra xem còn thở không bằng cách quan sát lồng ngực có còn chuyển động hay

không. Nếu nạn nhân có dấu hiệu ngưng thở thì nhanh chóng thực hiện hô hấp nhân
tạo: Đặt nạn nhân nằm ưỡn cổ và nghiêng mình sang bên trái, dùng gạc hay khăn
vải lau sạch dãi, chất thải hoặc dị vật ở miệng và mũi nạn nhân.

18
=============================================================================
=============================

Người viết: Nguyễn Thị Thùy Dung

Trường THCS Lê Đình Chinh


Tên đề tài: Một vài kinh nghiệm rèn kĩ năng phòng tránh tai nạn đuối nước cho học sinh lớp 7a2 ở Trường THCS
Lê Đình Chinh thông qua một số hoạt động giáo dục
=============================================================================
=============================

Tư thế sơ cứu nạn nhân

Tiếp đến người cấp cứu cần thực hiện hà hơi thổi ngạt cho nạn nhân. Sau 5
lần hô hấp nhân tạo khi bắt mạch mà tim vẫn ngừng đập thì bước tiếp theo là phải
ép tim ngoài lồng ngực.

Các bước tiến hành hà hơi thổi ngạt

Sau khi hô hấp nhân tạo mà mạch vẫn ngừng đập, người cấp cứu cần tiến
hành ép tim ngoài lồng ngực. Nếu không bắt được mạch chứng tỏ tim đã ngừng
đập, cần phải hô hấp nhân tạo kèm theo ép tim ngoài lồng ngực (ép ở 1/2 dưới
xương ức bên trái) theo công thức 15: 2 (nghĩa là ép tim 15 cái thì thổi ngạt 2 cái)

nếu có 2 người thực hiện, hoặc 30/2 nếu có một người. Kiên trì thực hiện cho đến
khi mạch đập và nạn nhân thở trở lại.
19
=============================================================================
=============================

Người viết: Nguyễn Thị Thùy Dung

Trường THCS Lê Đình Chinh


Tên đề tài: Một vài kinh nghiệm rèn kĩ năng phòng tránh tai nạn đuối nước cho học sinh lớp 7a2 ở Trường THCS
Lê Đình Chinh thông qua một số hoạt động giáo dục
=============================================================================
=============================

Sau khi nạn nhân tỉnh lại sẽ nôn ra nhiều nước nên cần đặt họ ở tư thế nằm
nghiêng, kê cao gối hai bên vai, nới rộng quần áo để tránh bị ngạt thở.

Tư thế ép lồng ngực cho nạn nhân

Sau sơ cứu ban đầu, người bị đuối nước đã tỉnh lại, cần đưa đến cơ sở y tế
để kiểm tra, mục đích xem nạn nhân có bị phù phổi cấp không. Cần lau khô người
cho họ, thay quần áo và ủ ấm sau đó nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần
nhất để các bác sĩ xử lý các bước tiếp theo.
* Giải pháp 3: Tích hợp kĩ năng phòng tránh đuối nước thông qua môn Ngữ
văn.
Vấn đề giáo dục và rèn luyện KNS cho học sinh không phải là điều hoàn
toàn mới lạ, song có lẽ do sức ép của chương trình học, của điểm số, của thi cử nên
hoạt động giáo dục KNS không phải lúc nào cũng được diễn ra thường xuyên, liên

tục và có hiệu quả. Điều đó làm cho các em vốn không có KNS lại còn bị hạn chế,
thiếu cơ hội được học tập và rèn luyện. Và như thế cách dạy và học theo phương
pháp cũ sẽ làm hạn chế rất nhiều với việc giáo dục và rèn luyện KNS. Nó như một
rào cản khiến các em càng trở nên thụ động. Kết hợp với phương pháp cơ bản
phòng tránh đuối nước ở môn Kĩ năng sống, tôi đã không ngừng tích hợp giáo dục
về phương pháp ấy thông qua một số tiết dạy môn Ngữ văn 7:
+ Bài 17: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất (Lồng ghép kĩ năng
phòng chống lũ lụt, thiên tai).
+ Bài 26: Sống chết mặc bay (Lồng ghép kĩ năng phòng chống lũ lụt, thiên
tai, đuối nước).
20
=============================================================================
=============================

Người viết: Nguyễn Thị Thùy Dung

Trường THCS Lê Đình Chinh


Tên đề tài: Một vài kinh nghiệm rèn kĩ năng phòng tránh tai nạn đuối nước cho học sinh lớp 7a2 ở Trường THCS
Lê Đình Chinh thông qua một số hoạt động giáo dục
=============================================================================
=============================

Cụ thể qua tiết đầu tiên của bài Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn (Mô
hình Trường học mới) tôi đã thực hiện lồng ghép giáo dục các em về kĩ năng phòng
chống thiên tai và đuối nước như sau:
- Khi thực hiện phần Hoạt động khởi động tôi đã bước đầu cho các em nhận
biết được thực trạng cũng như tác hại khi có thiên tai từ đó các em nêu lên những
biện pháp ứng phó của địa phương và bản thân khi có thiên tai xảy ra.

A. Hoạt động khởi động.
- GV: Chiếu hình ảnh để HS quan sát.
- GV: Các hình ảnh trên cho chúng ta biết về hiện tượng gì?
Hiện tượng đó thường xảy ra ở đâu trên đất nước ta? Địa
phương chúng ta đã xảy ra hiện tượng này chưa? Chính quyền
địa phương đã làm gì khi hiện tượng này xảy ra?

2

- Khi kết thúc tiết dạy, ở phần củng cố tôi đã cho các em xem những hình ảnh
về việc phòng chống thiên tai ở địa phương, những hình ảnh mà chính quyền địa
phương đã làm được đối với nhân dân vùng bão lũ đồng thời cho các em xem video
Đừng sợ thiên tai (Video hướng dẫn về việc phòng chống lũ lụt, cách phòng ngừa
đuối nước khi có thiên tai xảy ra) để các em tự phát biểu suy nghĩ của mình thông
qua video đó.
+ GV: Ở Tây Nguyên, đặc biệt là địa phương chúng ta, hiện tượng thiên tai
cũng xảy ra nhưng rất ít và chưa gây thiệt hại nghiêm trọng như ở khu vực đồng
bằng. Nhưng chúng ta cũng cần phòng và tránh thiên tai – đây là việc làm hết sức
thiết thực. Vậy chúng ta cần làm những gì và cần thực hiện như thế nào? Cô mời
các em cùng xem đoạn video sau.
+ GV chiếu video -> HS quan sát trong vòng 3 phút.
+ GV: Vậy qua đoạn video các em rút ra được gì cho bản thân?
+ HS: rút ra bài học (những điều “nên” và “không nên” trước, trong và sau
khi thiên tai xảy ra).
=> GV chốt: Như vậy, khi có thiên tai xảy ra các em cần:
+ Theo dõi thông tin trên báo, đài…
+ Hỏi ý kiến của ba, mẹ, thầy cô để phòng tránh khi có lũ xảy ra đặc biệt là
đuối nước.
21
=============================================================================

=============================

Người viết: Nguyễn Thị Thùy Dung

Trường THCS Lê Đình Chinh


Tên đề tài: Một vài kinh nghiệm rèn kĩ năng phòng tránh tai nạn đuối nước cho học sinh lớp 7a2 ở Trường THCS
Lê Đình Chinh thông qua một số hoạt động giáo dục
=============================================================================
=============================

+ Tuyên truyền cho mọi người biết cùng thực hiện.
Cuối cùng sau khi kết thúc bài học tôi tổ chức cuộc thi “Vận dụng kiến thức
liên môn vào giải quyết các tình huống thực tiễn” tại lớp và tôi giới hạn ngay chủ
đề về “Phòng tránh tai nạn đuối nước”, sau đó các em tự phân công nhiệm vụ và
thực hiện đề tài. Sau một tuần nghiên cứu, thu thập tài liệu và quan sát thực tế các
em đã làm được như sau:
- Vận dụng kiến thức môn Công Nghệ, Vật lí, … Thiết kế còi báo động khi
có lũ ống, lũ quét.
- Vận dụng môn Vật lí thiết kế áo phao tự làm thế nào để giúp các bạn khi đi
học qua vùng lũ, vùng sông nước được an toàn tính mạng.
- Vận dụng kiến thức môn Giáo dục công dân tuyên tuyền các bạn thường rủ
nhau tắm sông, ao, hồ, đập… có nguy cơ cao bị đuối nước. Cung cấp thông tin về
kiến thức, kĩ năng cấp cứu nạn nhân đuối nước.
- Vận dụng môn Thể dục để hướng dẫn các bạn tập bơi.
Như vậy, các em đã vận dụng kiến thức các môn Sinh học, Vật lí, Thể dục,
Công nghệ, Giáo dục công dân, Ngữ văn… vào chủ đề “Đuối nước, cách phòng
tránh và phương pháp cứu nạn nhân đuối nước” góp phần hạn chế nạn nhân đuối
nước, bảo vệ tài sản của nhân dân. Giúp mỗi người rèn luyện kĩ năng xử lí tình

huống thực tiễn và biết cách vận dụng kiến thức lí thuyết vào thực tiễn cuộc sống,
cũng như rèn luyện kĩ năng “học đi đôi với hành”, nâng cao chất lượng học tập,
biết vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Qua
đây giúp chúng em đam mê học tập, say sưa nghiên cứu khoa học. Từ đó giúp
chúng em thêm yêu thích các môn học và luôn mong muốn được vận dụng các kiến
thức của nhiều môn học để giải quyết được nhiều vấn đề trong học tập và cuộc
sống thường ngày.
* Giải pháp 4: Tăng cường phối, kết hợp với phụ huynh, nhà trường, địa
phương trong công tác phòng và tránh tai nạn đuối nước.
Hiện nay, tai nạn đuối nước, các vụ tử vong do đuối nước bởi thiếu kĩ năng
cũng như hiểu biết đang là vấn đề bức bối và nhận được sự quan tâm rất lớn từ xã
hội. Sở dĩ vậy, bởi điều đó ảnh hưởng đến chính tính mạng con người. Nhiệm vụ
phòng, chống tai nạn đuối nước không phải của riêng ai, mà nó là trách nhiệm của
toàn xã hội. Nhận thấy trong công tác phòng, chống đuối nước đó, vai trò của nhà
trường cũng như vai trò của giáo viên là không thể thiếu để góp phần giảm thiếu tai
nạn này. Nhưng có thể nói, trong một môi trường mang tính giáo dục và phát triển
con người toàn diện như trường học thì nhà trường lại có vai trò tiên quyết.
22
=============================================================================
=============================

Người viết: Nguyễn Thị Thùy Dung

Trường THCS Lê Đình Chinh


Tên đề tài: Một vài kinh nghiệm rèn kĩ năng phòng tránh tai nạn đuối nước cho học sinh lớp 7a2 ở Trường THCS
Lê Đình Chinh thông qua một số hoạt động giáo dục
=============================================================================
=============================


Được sự tin tưởng to lớn từ gia đình và xã hội nên tôi không ngừng đẩy
mạnh việc tìm ra các biện pháp hợp lí, hiệu quả để cung cấp cho học sinh. Đó là
thông tin, giáo dục về phòng, chống đuối nước đến người dân và đặc biệt là cha mẹ
học sinh và bản thân mỗi học sinh. Phối hợp với gia đình quản lý các em ngoài giờ
học, các giờ ngoại khóa... Cùng nhà trường thường xuyên tuyên truyền, giáo dục,
nhắc nhở, khuyến cáo học sinh không được tự ý đi chơi, đi tắm tại các hồ nước,
sông… có nguy cơ xảy ra tai nạn đuối nước; phối hợp với phụ huynh thông báo
thời gian các hoạt động liên quan đến việc điều động học sinh nhằm giám sát chặt
chẽ các em. Đồng thời, tôi cũng tăng cường phối hợp giữa nhà trường với chính
quyền địa phương trong tổ chức các sân chơi lành mạnh cho trẻ em, trang bị cho
các em kiến thức về cách thức phòng, chống đuối nước; bàn giao quản lý học sinh
khi kết thúc năm học; kịp thời cung cấp thông tin, cảnh báo những địa điểm, khu
vực có nguy cơ dễ xảy ra tai nạn đuối nước cho người dân, động viên phụ huynh
tạo điều kiện cho con em mình học bơi ngay từ nhỏ…

Học bơi tại hồ bơi Yết Kiêu – Krông Ana

Tôi luôn cân nhắc các bậc phụ huynh học sinh, cần tăng cường quản lý con
em mình, không được cho con em đi tắm, bơi ngoài sông, hồ mà không có người
lớn đi kèm. Không để các em chơi, đùa nghịch quanh ao, hồ nước, hố sâu, rất dễ
gặp nguy hiểm đặc biệt là vào những kì nghỉ hè.

23
=============================================================================
=============================

Người viết: Nguyễn Thị Thùy Dung

Trường THCS Lê Đình Chinh



Tên đề tài: Một vài kinh nghiệm rèn kĩ năng phòng tránh tai nạn đuối nước cho học sinh lớp 7a2 ở Trường THCS
Lê Đình Chinh thông qua một số hoạt động giáo dục
=============================================================================
=============================

Luôn có sự quan sát của người lớn khi đi bơi

Không chỉ dừng lại ở đó, tôi còn kết hợp với GVBM lồng ghép chuyên đề
“Đuối nước và những kỹ năng cơ bản phòng, tránh đuối nước” vào các tiết dạy
trên lớp, tích hợp trong các môn như: GDCD, Địa Lý, Vật Lý, Hóa Học, Tiếng
Anh... Cùng với Đoàn, Đội đã tổ chức nhiều hoạt động vui chơi lành mạnh, bổ ích
nhằm cuốn hút các bạn học sinh tham gia: như tổ chức đêm hội trăng rằm, thắp
sáng ước mơ, thi văn nghệ, báo tường, cầu lông, đá bóng, tổ chức ngày hội “Thiếu
nhi vui khỏe – Tiến bước lên đoàn”… trong các dịp ngày lễ lớn, tổ chức các câu lạc
bộ nhóm bạn cùng tiến, câu lạc bộ tiếng Anh, câu lạc bộ toán học, câu lạc bộ thể
thao, tổ chức cho học sinh đi thăm quan học tập, chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ...

24
=============================================================================
=============================

Người viết: Nguyễn Thị Thùy Dung

Trường THCS Lê Đình Chinh


Tên đề tài: Một vài kinh nghiệm rèn kĩ năng phòng tránh tai nạn đuối nước cho học sinh lớp 7a2 ở Trường THCS
Lê Đình Chinh thông qua một số hoạt động giáo dục

=============================================================================
=============================

Ngày hội “Thiếu nhi vui khỏe – Tiến bước lên đoàn”

Qua việc lồng ghép giáo dục kĩ năng sống trong các tiết dạy, ý thức học tập
của các em có chuyển biến rõ rệt. Kĩ năng ghi chép, đọc, phân tích, giải quyết kiến
thức một cách chủ động, sáng tạo đã được phát triển. Đây cũng là cơ hội cho các
em được trải nghiệm để giáo dục kỹ năng sống, giúp các em biết tạo cho mình môi
trường sống an toàn, môi trường học tập an toàn…
c) Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
Để đạt hiệu quả trong việc rèn kĩ năng phòng chống đuối nước cho học sinh
đặc biệt là học sinh lớp 7A2, tôi luôn kết hợp hài hòa giữa các biện pháp và giải
pháp trên. Từ việc xác định vai trò của một giáo viên chủ nhiệm, bước đầu tôi đã
hình thành cho các em những kiến thức sơ đẳng về đuối nước, giúp các em nêu cao
ý thức của bản thân về phòng và tránh tai nạn đuối nước. Trên cơ sở dựa vào kết
quả khảo sát tình hình thực tế của lớp tôi đã kết hợp lồng ghép Đuối nước và những
kỹ năng cơ bản phòng, chống đuối nước trong các tiết dạy mà tôi được phân công
(môn Ngữ văn và môn Kĩ năng sống). Đặc biệt, khi đúc kết được những kinh
nghiệm cùng với những phương pháp thông qua bài Xử lí đuối nước môn Kĩ năng
sống, tôi đã không ngừng cho các em thực hành tại lớp với những động tác trên
cạn. Nhận thấy các em đã có nhiều tiến bộ, ý thức của các em ngày càng nâng cao
tôi tiếp tục tích hợp những kĩ năng ấy vào chuyên môn của mình. Đó là tích hợp
kiến thức phòng chống thiên tai và đuối nước vào những bài dạy trong môn Ngữ
văn. Điều đó đã làm cho giờ học của các em trở nên sôi nổi, các em nhận thấy tự tin
hơn trước những tình huống mà tôi đưa ra về đuối nước. Sau cùng tôi đã kết hợp
với phụ huynh, nhà trường, Đoàn, Đội và lồng ghép vào những hoạt động ngoài giờ
lên lớp. Chính điều đó mà kết quả đạt được trong quá trình áp dụng các biện pháp
trên rất cao. Qua phương pháp này tôi không chỉ phát huy được tối đa vai trò của
một giáo viên chủ nhiệm mà bản thân tôi cũng học hỏi và tích lũy được rất nhiều

kinh nghiệm trong công tác chuyên môn của mình. Mối quan hệ giữa tôi và phụ
huynh ngày một gần gũi và gắn bó hơn. Tôi thấy học sinh hứng thú hơn nhiều so
với các tiết học trước, có ý thức bảo vệ bản thân nhiều hơn, tránh xa những tệ nạn
học đường mà lứa tuổi các em là nạn nhân.
Bên cạnh đó, tôi đã làm tốt công tác tham mưu với Ban Giám hiệu nhà
trường, sự phối hợp của các giáo viên trong tổ chuyên môn về ý nghĩa của việc rèn
kĩ năng sống cũng như phát triển kĩ năng phòng chống tai nạn đuối nước cho học
sinh.
d) Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và
hiệu quả ứng dụng
25
=============================================================================
=============================

Người viết: Nguyễn Thị Thùy Dung

Trường THCS Lê Đình Chinh


×