I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Môn Tiếng Việt ở Tiểu học nói chung và lớp 4 nói riêng có nhiệm vụ hình
thành và phát triển cho học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt để học tập và
giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy và học
Tiếng Việt, học sinh được rèn luyện các thao tác tư duy, có những hiểu biết sơ
giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước
ngoài. Từ đó bồi dưỡng cho các em tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen
giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con
người mới Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Trong thực tiễn dạy học hiện nay, việc dạy và học phân môn Luyện từ và
câu ở lớp 4 nói riêng và ở Tiểu học nói chung còn gặp không ít khó khăn, nhất là
chưa thực sự chú trọng đến việc rèn kĩ năng sử dụng vốn từ và câu cho các em,
chưa giúp học sinh thấy được vẻ đẹp của ngôn ngữ trong lời nói, giao tiếp và nhất
là trong văn phong Tiếng Việt. Đồng thời, việc dạy học bộ môn này chưa tạo
được niềm đam mê học tập thực sự cho trẻ. Dẫn đến các em còn thụ động trong
học tập, chưa tích cực và tự giác học tập tiến bộ. Điều đó đồng nghĩa với việc
không ít giáo viên còn gặp khó khăn trong việc tìm ra những phương pháp dạy
học hiệu quả để giải quyết những vấn đề còn tồn đọng trong dạy học bộ môn này.
Ngoài ra, việc sử dụng “trò chơi học tập”, đặc biệt là trò chơi “Tích truyện
dân gian” trong dạy học Tiếng Việt của phần đa giáo viên chưa nhiều, vẫn còn
đơn điệu về hình thức và cách tổ chức, chưa tạo được hưng phấn cho học sinh
trong mỗi tiết học. Điều này dẫn đến việc hiểu nghĩa của từ, cấu tạo từ, câu và
việc sử dụng vốn từ trong đặt câu, viết đoạn, bài văn của học sinh còn gặp nhiều
khó khăn.
Việc đổi mới triệt để phương pháp dạy học nhằm tạo cho học sinh tích cực,
chủ động và sáng tạo trong học tập là vấn đề đang được nhiều người quan tâm.
Chính vì lẽ đó, trong quá trình dạy học, tôi luôn chủ động, tìm tòi và học hỏi đồng
nghiệp, lãnh đạo nhà trường trong việc đổi mới phương pháp dạy học để mỗi tiết
học của các em thực sự cuốn hút và hiệu quả bằng việc mạnh dạn áp dụng: “Kinh
nghiệm rèn kĩ năng sử dụng vốn từ và câu cho học sinh bằng xây dựng trò
chơi “Tích truyện dân gian” trong dạy học Tiếng Việt lớp 4”. Từ đó có thể giải
quyết phần nào những vấn đề còn vướng mắc và tồn đọng trong dạy học phân
môn Luyện từ và câu lớp 4 nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung.
2. Mục đích nghiên cứu
Khi lựa chọn việc áp dụng “Rèn kĩ năng sử dụng vốn từ và câu cho học
sinh bằng xây dựng trò chơi “Tích truyện dân gian” trong dạy học Tiếng Việt lớp
4” thì mục đích chính là tháo gỡ những khó khăn về hiểu nghĩa từ, cấu tạo từ, các
kiểu câu và sử dụng vốn từ và câu trong đặt câu, viết đoạn, bài văn. Qua đó, tạo
sự tự tin, tích cực, chủ động và hứng thú học tập cho các em để mỗi tiết học thực
sự lí thú và hiệu quả. Từ đó, giúp học sinh lớp tôi phụ trách nói riêng và học sinh
lớp 4 trường tiểu học Nga Vịnh nói chung phát triển toàn diện các kĩ năng, năng
lực, phẩm chất và tư duy trong học tập.
1
3. Đối tượng nghiên cứu
Việc lựa chọn kiến thức, nội dung của phân môn Luyện từ và câu trong
chương trình Tiếng Việt lớp 4 để xây dựng những trò chơi “Tích truyện dân gian”
mới mẻ, lí thú nhưng không xa lạ mà gần gũi với tâm sinh lí và trình độ nhận thức
của học sinh lớp 4B trường Tiểu học Nga Vịnh, Nga Sơn, Thanh Hóa chính là đối
tượng nghiên cứu của đề tài mà tôi áp dụng.
4. Phương pháp nghiên cứu
Khi thực hiện áp dụng “Kinh nghiệm rèn kĩ năng sử dụng vốn từ và câu
cho học sinh bằng xây dựng trò chơi “Tích truyện dân gian” trong dạy học Tiếng
Việt lớp 4”, tôi đã sử dụng một số phương pháp chính như: phương pháp nghiên
cứu, xây dựng cơ sở lí thuyết; phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập
thông tin; phương pháp thống kê, xử lí số liệu, cụ thể như sau:
a. Phương pháp nghiên cứu, xây dựng cơ sở lí thuyết
Là phương pháp nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến vốn từ, các kiểu
câu, cách cung cấp vốn từ, câu và các trò chơi, cách tổ chức trò chơi “Tích truyện
dân gian” gần gũi, phù hợp với nội dung kiến thức tiếp nhận của học sinh.
b. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế
Đây là phương pháp điều tra nghiên cứu thực tế việc tổ chức dạy và học về
sử dụng vốn từ, câu bằng trò chơi học tập và trò chơi “Tích truyện dân gian”
trong môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 4 ở trường Tiểu học Nga Vịnh nói riêng
(dạy học theo mô hình trường học mới Việt Nam - VNEN) và một số trường tiểu
học nói chung trên địa bàn huyện Nga Sơn, Thanh Hóa.
c. Phương pháp thống kê, xử lí số liệu
Sau khi áp dụng giải pháp này vào thực tiễn dạy học tại lớp 4B, trường tiểu
học Nga Vịnh kết hợp thu thập các tài liệu, dữ liệu phục vụ cho đề tài, tôi đã tiến
hành phân tích, tổng hợp các số liệu minh chứng cụ thể qua các thời điểm kiểm
tra của giáo viên, tổ chuyên môn và Nhà trường từng thời điểm cụ thể. Từ đó rút
ra kết luận và hiệu quả về việc áp dụng “Kinh nghiệm rèn kĩ năng sử dụng vốn từ
và câu cho học sinh bằng xây dựng trò chơi “Tích truyện dân gian” trong dạy học
Tiếng Việt lớp 4”.
2
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Như chúng ta đã biết, trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII
(ngày 26/1/2016) định hướng đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục, đào tạo và
phát triển nguồn nhân lực đã nêu rõ: “Phương pháp dạy và học mới không chỉ làm
cho người học phát triển tư duy độc lập, sáng tạo mà còn giúp người thầy thêm
tiến bộ, trưởng thành….Giáo dục cần phải tập trung phát triển mạnh năng lực và
phẩm chất người học, đảm bảo hài hòa đức, trí, thể, mỹ, thực hiện tốt phương
châm mới: Dạy người, dạy chữ và dạy nghề (trước đây là dạy chữ, dạy người, dạy
nghề).” Vì vậy, việc đổi mới phương pháp dạy và học tập trung rèn kĩ năng, bồi
dưỡng năng lực và phẩm chất người học là nhiệm vụ cần được chú trọng trong
giáo dục đào tạo. Các Nhà trường đã triển khai và chỉ đạo tới toàn thể cán bộ giáo
viên, nhân viên trong mỗi nhà trường, đặc biệt là các trường đang thực hiện dạy
học theo mô hình Trường học mới Việt Nam (VNEN)- trong đó có trường Tiểu
học Nga Vịnh, Nga Sơn, Thanh Hóa.
Việc giúp học sinh rèn kĩ năng sử dụng vốn từ, viết câu có vai trò đặc biệt
quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ vì nó chính là đang giúp cho các em nắm
vững ngôn ngữ làm phương tiện giao tiếp phù hợp với từng đối tượng và hoàn
cảnh cụ thể trong các tình huống phức tạp và đa dạng của cuộc sống. Giúp các em
hiểu về thế giới xung quanh việc học tập ở trường, ở nhà cũng như tình cảm gia
đình và vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước, con người một cách chủ động, tích cực và
sáng tạo. Từ đó gắn với việc giáo dục học sinh tình yêu gia đình, nhà trường, yêu
tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động.
Dạy học môn Tiếng Việt ở tiểu học nói chung và dạy học phân môn Luyện
từ và câu ở lớp 4 nói riêng thì cần phải chú ý đến trình độ, đến tâm sinh lí lứa tuổi
của từng đối tượng học sinh tiểu học là thích khám phá, sáng tạo, thích chinh
phục, làm chủ bản thân và hứng thú với những điều mới mẻ. Đồng thời, người
giáo viên phải nắm được năng lực sử dụng tiếng Việt của các em. Từ đó để điều
chỉnh nội dung, lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp làm sao cho trong mỗi
tiết học, học sinh ở các trình độ khác nhau đều được quan tâm, được làm việc và
được phát triển. Như vậy, người giáo viên phải không ngừng học hỏi, đổi mới
phương pháp dạy học một cách triệt để trong mỗi giờ học giúp các em chủ động
hoạt động và tự học một cách sáng tạo như đánh giá của Thứ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo Đặng Huỳnh Mai: “Phải biến quá trình dạy học thành quá trình hoạt
động và tự học của học sinh… Giáo viên phải tiếp xúc với trẻ, giúp trẻ hoạt động
và đạt kết quả học tập tốt hơn.”
Những điều nói trên đồng nghĩa với việc người giáo viên cần mạnh dạn
nghiên cứu, xây dựng và thực hiện các trò chơi “Tích truyện dân gian” trong dạy
học Tiếng Việt nhằm rèn kĩ năng sử dụng vốn từ và các kiểu câu cho học sinh lớp
4. Qua đó giúp các em phát triển những kĩ năng, năng lực và phẩm chất cần thiết.
Muốn tổ chức trò chơi học tập Tiếng Việt “Tích truyện dân gian” hiệu quả trước
hết phải hiểu về trò chơi học tập Tiếng Việt “Tích truyện dân gian” là những trò
chơi được sử dụng trong giờ Tiếng Việt, giúp học sinh nắm bắt tri thức ngôn ngữ
và rèn kĩ năng sử dụng tiếng Việt thêm hứng thú, hiệu quả. Thông qua các câu
3
chuyện cổ dân gian (thần thoại, truyền thuyết, cổ tích,…) như: Tấm Cám; Sơn
Tinh, Thủy Tinh; Thạch Sanh; Cây tre trăm đốt; Cây khế; Sự tích quả dưa hấu,...
giáo viên tổ chức các trò chơi “Tích truyện dân gian” để giúp học sinh củng cố,
rèn kĩ năng về cấu tạo âm tiết, phân biệt về cấu tạo của từ (danh từ, động từ, tính
từ; từ đơn, từ ghép, từ láy), phân biệt, đặt đúng các kiểu câu (câu kể Ai là gì? Ai
làm gì? Ai thế nào?; câu hỏi, câu khiến, câu cảm) hay kĩ năng ghi nhớ các thành
ngữ, tục ngữ, giải câu đố chính tả,…Với trò chơi học tập tiếng Việt dựa theo tích
truyện dân gian sẽ làm tăng tính giả định của trò chơi học tập (mỗi học sinh tham
gia trò chơi sẽ nhập vai vào một nhân vật trong câu truyện cổ dân gian như anh
nông dân nghèo, chàng Sơn Tinh, Thạch Sanh,…hay cả những chú chim sẻ đáng
yêu,… ), nâng cao hứng thú học tập, sự sáng tạo cho học sinh. Nó không những
giúp các em hình thành và phát triển kĩ năng sử dụng vốn từ và câu tiếng Việt mà
còn giúp giáo viên không ngừng tìm tòi, sáng tạo trong đổi mới phương pháp và
hình thức tổ chức dạy học một cách hiệu quả.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Thực tế cho thấy, hầu hết việc dạy và học ở các trường tiểu học nói chung
và ở các trường đang dạy học theo Mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN)
nói riêng, việc đổi mới phương pháp dạy học trong môn Tiếng Việt lớp 4, đâu đó
ở một bộ phận không nhỏ giáo viên chưa thực sự triệt để. Việc sử dụng trò chơi
học tập tiếng Việt, nhất là trò chơi học tập “Tích truyện dân gian” trong dạy học
Tiếng Việt lớp 4 còn hạn chế và chưa hiệu quả. Học sinh còn lúng túng trong hiểu
nghĩa từ, cấu tạo từ; phân biệt và đặt các kiểu câu hay việc sử dụng vốn từ để đặt
câu, viết đoạn, bài văn chưa hợp lí, chưa hay. Dẫn đến trong mỗi giờ học, các em
chưa hứng thú, chưa tích cực học tập và việc hoạt động hợp tác của học sinh chưa
cao.
Đối với học sinh trường Tiểu học Nga Vịnh, nhất là học sinh lớp 4B tôi
được chủ nhiệm trong năm học 2015-2016, thì vốn từ vựng, câu của các em để sử
dụng vào cuộc sống khi diễn đạt, trình bày ý kiến, tư tưởng hay tình cảm của
mình còn nhiều hạn chế. Các em thường gặp khó khăn trong hiểu nghĩa của từ,
phân biệt các loại từ (từ đơn, từ ghép, từ láy) và từ loại (danh từ, động từ, tính từ);
phân biệt các kiểu câu hay sử dụng vốn từ, kiểu câu trong đặt câu, viết đoạn, bài
văn cho đúng và có hình ảnh còn nhiều lúng túng. Vì thế mà các câu văn các em
viết còn nghèo ý và từ; diễn đạt còn lủng củng, chưa rõ nghĩa hay nghĩa chưa
sáng. Cụ thể, đầu năm kết quả làm bài khảo sát môn Tiếng Việt phần sử dụng vốn
từ và câu của 23 học sinh lớp 4B tôi phụ trách như sau:
Kết quả
Hoàn thành Hoàn thành Hoàn thành
Chưa
Sĩ số
xuất sắc
tốt
hoàn thành
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
23
2
8,6
4
17,4
16
69,7
1
4,3
Từ kết quả thực trạng trên cho thấy vốn từ và khả năng sử dụng vốn từ và
câu của học sinh lớp tôi nói riêng và học sinh trường Tiểu học Nga Vịnh nói
chung còn nhiều hạn chế. Dẫn đến mỗi tiết học về sử dụng vốn từ và câu hiệu quả
chưa cao; học sinh còn rụt rè, thiếu tích cực và chủ động trong học tập, hoạt động
4
nhóm. Vì vậy mà ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của môn Tiếng Việt nói
riêng và các môn học khác trong nhà trường nói chung. Như thế là chưa đáp ứng
được yêu cầu đổi mới của nền giáo dục Tiểu học ở Việt Nam hiện nay.
3. Các giải pháp đã sử dụng để rèn kĩ năng sử dụng vốn từ và câu tiếng Việt
cho học sinh lớp 4
Từ thực trạng trong dạy học Tiếng Việt lớp 4 như đã nói, tôi mạnh dạn đưa
ra những giải pháp trong thực tiễn giảng dạy và công tác để giải quyết những băn
khoăn, vướng mắc và những vấn đề còn tồn đọng trong dạy học và giáo dục học
sinh với mong muốn góp phần giúp cho học sinh lớp tôi phụ trách có kĩ năng sử
dụng vốn từ và câu thật tốt; được chủ động, tích cực và sáng tạo trong học tập, để
mỗi giờ học nặng nề trước đây biến thành những giờ học lí thú và hiệu quả. Từ đó
sẽ tạo được môi trường học tập có ích, giúp học sinh phát triển toàn diện; giúp
giáo viên tiến bộ, trưởng thành, không ngừng trau dồi, nâng cao tay nghề. Để thực
hiện điều đó, tôi đã tiến hành một số giải pháp sau:
3.1. Nghiên cứu nội dung, lựa chọn kiến thức, tìm hiểu và tổ chức trò chơi
“Tích truyện dân gian” nhằm tạo hứng thú, nâng cao hiệu quả dạy học Tiếng
Việt lớp 4
Chương trình môn Tiếng Việt lớp 4 phần kiến thức tiếng Việt và văn học sẽ
giúp học sinh trước hết nắm về từ vựng: Học thêm khoảng 700 từ, thành ngữ, tục
ngữ đi theo chủ điểm. Nắm được nghĩa của một số yếu tố Hán Việt, một số thành
ngữ, tục ngữ thông dụng, nắm được nghĩa bóng của một số từ trong tác phẩm văn
học; Nắm được cấu tạo của tiếng (âm đầu, vần, thanh) và cấu tạo của từ (từ đơn
và từ phức, từ ghép và từ láy). Thứ hai là nắm về ngữ pháp và ngữ pháp văn bản:
Nắm được các khái niệm danh từ, động từ, tính từ; Nắm được các kiểu câu đơn và
thành phần câu đơn (chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ), các kiểu câu phục vụ cho mục
đích nói chuyên biệt như câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến; Nắm được kết cấu
ba phần của văn bản (mở bài, thân bài, kết bài). Thứ ba là về văn học: Làm quen
với một số tác phẩm hoặc trích đoạn tác phẩm văn học dân gian, truyện, thơ, kịch,
văn miêu tả của các tác giả trong và ngoài nước.
Để thực hiện được mục tiêu “Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ
năng sử dụng tiếng Việt” nhất là rèn kĩ năng sử dụng vốn từ và câu cho các em
hiệu quả thì cần chú trọng việc dạy học tích cực hóa cá thể học sinh, phát huy và
tăng cường năng lực hoạt động nhóm cho học sinh trên quan điểm lấy nguyên tắc
dạy giao tiếp làm định hướng cơ bản. Vì hoạt động giao tiếp sẽ giúp các em chủ
động trao đổi tư tưởng, tình cảm, cảm xúc,...nhằm thiết lập quan hệ, sự hiểu biết
hoặc sự cộng tác,… giữa các thành viên trong nhóm, lớp, cộng đồng. Điều này
chỉ được thực hiện một cách hiệu quả nhất thông qua việc tạo ra môi trường, tình
huống cho trẻ được hoạt động tích cực, hợp tác và hăng say trong khi tham gia trò
chơi học tập, nhất là trò chơi “Tích truyện dân gian”
Khi sử dụng trò chơi “Tích truyện dân gian” trong dạy học Tiếng Việt ở
lớp 4, giáo viên cần lựa chọn những câu truyện cổ dân gian có trong bài Tập đọc,
Kể chuyện,…hoặc những câu chuyện quá quen thuộc mà học sinh đã được nghe
từ ông bà, cha mẹ để tạo nên trò chơi học tập được sử dụng trong các tiết học
như: Tấm Cám, Sơn Tinh Thủy Tinh, Thạch Sanh, Cây Khế, Sự tích quả dưa hấu,
5
…. Vì điều này sẽ có tác dụng tích hợp rất tự nhiên, hiệu quả giữa hình thành kiến
thức, rèn kĩ năng; giữa phân môn Luyện từ và câu với Tập đọc, Kể chuyện, Chính
tả và Tập làm văn. Nói cách khác là sự tích hợp giữa kiến thức – kĩ năng tiếng
Việt với hiểu biết thực tế của học sinh. Trò chơi “Tích truyện dân gian” phải đảm
bảo các tiêu chuẩn: dễ chơi (có luật chơi rõ ràng, dễ hiểu), phục vụ cho mục tiêu
của bài học, có tính giáo dục cao, phù hợp với không gian lớp học, phù hợp với
điều kiện cơ sở vật chất hiện có. Để tăng tính khả thi và hiệu quả, trò chơi học tập
Tiếng Việt phải mang ý nghĩa giáo dục trí tuệ, phù hợp tâm lí lứa tuổi học sinh,
phù hợp với điều kiện thời gian, điều kiện vật chất của trường, lớp và hấp dẫn học
sinh. Trò chơi “Tích truyện dân gian”có thể sử dụng với nhiều mục đích khác
nhau: tái hiện kiến thức của bài; hình thành kiến thức mới; củng cố kiến thức, rèn
luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt.
Tuy nhiên, việc tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Tích truyện dân gian”
để củng cố, rèn kĩ năng sử dụng vốn từ, câu cho học sinh lớp 4 như thế nào để
mang lại hiệu quả giờ học, để tạo hứng thú, sự sáng tạo cho các em mới là quan
trọng.
Để đạt được những điều nói trên thì tôi đã tiến hành tìm hiểu và nắm rõ quy
trình tổ chức thực hiện một trò chơi “Tích truyện dân gian” bao gồm các bước
sau:
Bước 1: Giáo viên giới thiệu tên, mục đích của trò chơi
Bước 2: Hướng dẫn chơi. Bước này bao gồm những việc làm sau:
+ Tổ chức thành lập những người tham gia trò chơi: Số người tham gia trò
chơi, số đội chơi, quản trò, trọng tài.
+ Các dụng cụ dùng để chơi: Giấy khổ to, bút dạ, giấy màu, phấn màu, thẻ
chữ, tên đội, hoa số, cờ, …
+ Cách chơi: Giáo viên nêu tên trò chơi, luật chơi, từng việc làm cụ thể của
người chơi hoặc đội chơi, thời gian chơi, những điều người chơi không được làm.
+ Cách xác nhận kết quả hay cách tính đội chiến thắng hoặc giải của cuộc
chơi(nếu có)
Bước 3: Thực hiện trò chơi
Bước 4: Nhận xét sau cuộc chơi. Bước này bao gồm những việc làm sau:
+ Giáo viên (có thể kết hợp với các Trưởng ban) làm trọng tài nhận xét về
thái độ tham gia chơi của từng đội, những việc làm của các đội chưa tốt để rút
kinh nghiệm.
+ Trọng tài công bố kết quả chơi của từng đội, cá nhân và trao phần thưởng
cho đội chiến thắng.
+ Một số học sinh nêu kiến thức, kĩ năng trong bài học mà trò chơi đã thực
hiện.
Một số lưu ý khi xây dựng và tổ chức trò chơi “Tích truyện dân gian” trong
dạy học tiếng Việt nhằm rèn kĩ năng sử dụng vốn từ, câu cho học sinh lớp 4 là:
+ Mục đích của trò chơi phải thể hiện mục tiêu của bài học hoặc một phần
của chương trình.
+ Hình thức chơi đa dạng giúp học sinh được thay đổi các hoạt động học
tập trên lớp, giúp học sinh phối hợp được các hoạt động trí tuệ và hoạt động vận
6
động.
+ Luật chơi đơn giản để học sinh dễ nhớ, dễ thực hiện. Cần đưa ra cách
chơi có nhiều học sinh tham gia để tăng cường kĩ năng học tập hợp tác.
+ Các dụng cụ chơi cần dễ làm hoặc dễ tìm kiếm tại chỗ.
+ Tổ chức chơi vào thời gian thích hợp của bài học để vừa làm cho học
sinh thích thú vừa hướng cho học sinh tiếp tục tập trung vào các nội dung khác
của bài học một cách có hiệu quả.
+ Trò chơi cần tạo sự mới mẻ về cách tổ chức, khen thưởng để học sinh
hứng thú, tích cực và sáng tạo khi chơi nhằm rèn kĩ năng sử dụng vốn từ,câu hiệu
quả nhất cho học sinh.
Có thể nói, dạng bài tập tiếng Việt nào cũng có thể trở thành trò chơi học
tập dựa theo tích truyện dân gian nếu giáo viên chủ động và triệt để đổi mới
phương pháp và hình thức tổ chức dạy học; biết nắm bắt đúng các thao tác giải
bài tập, xác định đúng “cái đích” của bài tập và khéo léo chuyển thao tác đó,
“đích” đó vào cách chơi, cách tính kết quả cuộc chơi. Cái khéo léo một phần lớn
có được nhờ tìm ra yếu tố giả định của trò chơi. Trong trò chơi, khi mọi thứ đều
thật (từ vẫn là từ, câu vẫn là câu, trò vẫn là trò, thầy vẫn là thầy,…), trò chơi sẽ
bớt phần hấp dẫn. Với lứa tuổi Tiểu học, nhất là học sinh lớp 4B tôi phụ trách,
nếu tên gọi của trò chơi, nhân vật, tình huống, kết quả,…của trò chơi tiếng Việt
được giả định từ nhân vật, tình huống, kết thúc,… của các văn bản truyện cổ dân
gian Việt Nam (thần thoại, truyền thuyết, cổ tích,…) thì trò chơi lại trở nên hấp
dẫn các em vô cùng. Còn gì thú vị hơn khi mỗi học sinh được giả định là một
nhân vật tốt bụng, tài giỏi trong truyện dân gian (như cô Tấm, chàng Sơn Tinh,
chàng Thạch Sanh, người em út, Mai An Tiêm,… hay thậm chí là những chú
chim sẻ đáng yêu.,...) và luôn gặp một cái kết “có hậu” như đã diễn ra trong
truyện cổ. Việc giả định mới mẻ và thú vị này sẽ kích thích tính hiếu kì, giúp các
em chủ động tìm ra kiến thức về từ vựng, về kiểu câu trong từng nội dung bài
học, từng hoạt động cụ thể. Đồng thời giúp các em củng cố và rèn kĩ năng sử
dụng vốn từ và câu tiếng Việt đã học một cách hiệu quả.
3.2. Rèn kĩ năng hiểu nghĩa từ vựng cho học sinh bằng xây dựng trò chơi Tích
truyện dân gian “Khắc nhập”, “Khắc xuất”; “Dâng núi chống lụt” trong các
tiết chính khóa và thiết kế các dạng bài tập ở buổi 2.
Từ tiếng Việt có khá nhiều nhân tố liên quan tới việc hình thành nghĩa của
từ như hình thức ngữ âm của từ, sự vật hiện tượng được gọi tên, khái niệm được
từ biểu thị hay những yếu tố thuộc hệ thống ngôn ngữ chi phối, liên quan đến
nghĩa của từ như tình cảm, thái độ, ý thức, tư tưởng, cách cảm nghĩ của người sử
dụng ngôn ngữ, văn cảnh mà từ xuất hiện. Vì vậy mà việc hiểu nghĩa từ tiếng
Việt đối với học sinh lớp 4 nói chung và học sinh lớp 4B tôi phụ trách nói riêng
gặp rất nhiều khó khăn do vốn sống và vốn hiểu biết của các em còn nhiều hạn
chế. Dẫn đến việc học sinh sử dụng từ ngữ trong đặt câu chưa phù hợp, nghĩa
chưa sáng, chưa hay. Vậy làm thế nào để giúp các em củng cố và rèn kĩ năng hiểu
nghĩa từ vựng?, tôi đã lấy chính cái “khó” trong việc dạy - học này để biến thành
cái “dễ” giúp học sinh hứng thú, chủ động tìm hiểu nghĩa từ vựng, từ đó mà rèn
cho các em kĩ năng hiểu nghĩa từ và sử dụng nghĩa từ phù hợp, linh hoạt, bằng
7
việc xây dựng trò chơi “Khắc nhập”, “Khắc xuất” thông qua câu chuyện cổ tích
“Cây tre trăm đốt” và “Dâng núi chống lụt” thông qua truyền thuyết “Sơn
Tinh, Thủy Tình” trong dạy học giải nghĩa từ ở một số bài Tập đọc như: Truyện
cổ nước mình (Bài 2B: Cha ông nhân hậu tuyệt vời), Một người chính trực (Bài
4A: Làm người chính trực), Người tìm đường lên các vì sao (Bài 13A: Vượt lên
thử thách),…Ngoài ra, việc sử dụng trò chơi này còn phù hợp trong dạy học một
số hoạt động trong giờ Chính tả, giờ Luyện từ và câu (Mở rộng vốn từ) như:Bài
12A: Những con người giàu nghị lực (Tiết 2) - Tập 1B, Bài 19C: Tài năng của
con người (Tiết 1)- Tập 2A,…cụ thể như sau:
3.2.1. Minh họa cách tổ chức trò chơi “Khắc nhập” nhằm giúp học sinh phát
triển kĩ năng hiểu nghĩa từ qua dạy Bài 4A: Làm người chính trực (Tiết 1, tập
1A-trang 56)
Trong khi dạy bài Tập đọc: “Một người chính trực”, ngoài việc giúp học
sinh hiểu về một nhân vật lịch sử Việt Nam đại diện cho những con người chính
trực bao giờ cũng đặt lợi ích của đất nước lên trên lợi ích riêng là ông Tô Hiến
Thành – làm quan dưới triều Lý (phò tá vua Lý Cao Tông sau khi vua Lý Anh
Tông mất), thì việc giúp học sinh hiểu nghĩa một số từ ngữ Hán Việt của bài đọc
là rất quan trọng. Vì vậy tôi đã tổ chức thực hiện trò chơi: “Khắc nhập” ở hoạt
động 3 (trang 58) như sau:
Mục đích chơi: giúp học sinh nắm một cách chắc chắn nghĩa một số từ ngữ
Hán Việt của bài: chính trực, di chiếu, thái tử, thái hậu, phò tá, tham tri chính sự,
gián nghị đại phu, tiến cử. Tạo sự thích thú, hợp tác nhóm tích cực.
Chuẩn bị: Thành lập đội chơi: 6 nhóm, mỗi nhóm 8 thẻ từ và phiếu học tập
ghi lời giải nghĩa như nội dung hoạt động. Mỗi thành viên trong nhóm là một anh
Khoai (anh nông dân nghèo, tốt bụng trong câu chuyện).
+ Thẻ số, thẻ đỏ, số tên nhóm, các bông hoa đủ màu, cờ thi đua, bảng phụ.
Cách tiến hành:
+ Giáo viên nêu tên trò chơi: “Khắc nhập”
+ Giáo viên phổ biến hình thức chơi, luật chơi, cách chơi, thời gian chơi: Học
sinh thực hiện chơi trong nhóm, mỗi bạn được xem là một anh Khoai, các thẻ từ
và lời giải nghĩa được xem là những đốt tre mà ông Bụt tặng cho anh Khoai. Khi
giáo viên hô “Khắc nhập”, các đội chơi sẽ phải ghép các thẻ chữ phù hợp với
nghĩa đã ghi trong phiếu học tập. Sau khi ghép xong, trưởng nhóm sẽ giơ thật
nhanh thẻ đỏ lên. Thứ tự các đội sẽ được gắn theo số từ 1 đến 6. Mỗi thẻ từ và lời
giải nghĩa đúng tương ứng sẽ nhận được một đốt tre. Sau thời gian 3 phút chơi,
đội nào chưa ghép xong thì bị trừ đi một đốt tre. Đội nào ghép nhanh nhất, nhận
được nhiều đốt tre nhất là đội chiến thắng. Phần thưởng cho đội chiến thắng là
được ông Bụt trao cho lá cờ vinh quang cắm vào “Cờ thi đua” của nhóm.
+ Giáo viên tổ chức trò chơi và nhận xét trò chơi:
- Các đội thực hiện chơi trong thời gian 3 phút quy định
- Các đội chơi giơ thẻ đỏ báo cáo hoàn thành trò chơi
- Giáo viên gắn thẻ số cho các đội chơi trên bảng
- Kiểm tra kết quả các nhóm qua đáp án đúng: a - 4, b - 3, c - 1, d -2,
e - 6, g - 5, h - 8, i - 7.
8
- Tuyên dương, khen ngợi đội chiến thắng: Trong thời gian quy định, 3 đội
về số 1 là đội: Hoa Ban, Hoa Mai, Hoa Sen đã dành được phần thưởng chiến
thắng của ông Bụt.
- Đại diện nhóm nêu lại từ và lời giải nghĩa đúng để khắc sâu nghĩa từ.
Tôi đã thực hiện tổ chức trò chơi “Khắc nhập” trong giờ Tập đọc, kết quả
cho thấy tất cả học sinh rất phấn khích, hào hứng tham gia chơi, các đội chơi đều
ghép thẻ chữ với lời giải nghĩa đúng rất tốt.
Ngoài ra, để rèn kĩ năng hiểu nghĩa từ, trong các tiết luyện Tiếng Việt buổi
2, tôi thường xuyên sưu tầm, thiết kế các dạng bài tập phù hợp với các trò chơi
nói trên áp dụng trong dạy học củng cố kiến thức và rèn kĩ năng về hiểu nghĩa từ
vựng cho học sinh lớp tôi. Và hiệu quả mỗi tiết luyện tập cho thấy rất tốt, ví dụ
như tổ chức trò chơi “Khắc Nhập” trong bài tập: Nối từ với lời giải nghĩa đúng:
Chân thành
Trong lòng nghĩ như thế nào thì bày tỏ ra bên ngoài như thế
Chân thực
Thật thà, mộc mạc, bộc lộ bản chất tốt đẹp một cách tự nhiên
Chân chất
Hết sức thành thật, xuất phát tự đáy lòng
3.2.2.Minh họa cách tổ chức trò chơi “Khắc xuất” nhằm nâng cao khả năng hiểu
nghĩa từ qua dạy Bài 19C: Tài năng của con người (Tiết 1) – tập 2A, trang 16
Khi dạy từ vựng tiếng Việt, ta không chỉ dạy cho học sinh hiểu nghĩa từ cụ
thể mà còn phải dạy cho học sinh nắm được các nét nghĩa chung của từ vựng
tiếng Việt, trên cơ sở đó rèn kĩ năng sử dụng vốn từ đã học để đặt câu, viết đoạn.
Và việc tạo ra một tiết học hay thực hiện dạy một hoạt động, một đơn vị kiến thức
từ vựng cuốn hút, không nhàm chán mà lại dễ hiểu, dễ nắm bắt cho học sinh lớp 4
là điều mà tôi thực sự quan tâm. Vì vậy, để giúp các em hiểu nghĩa từ vựng theo
các nhóm nghĩa của tiếng một cách tốt nhất, tôi đã xây dựng và tổ chức trò chơi
dựa theo tích truyện “Cây tre trăm đốt” có tên “Khắc xuất” ở hoạt động 2 (trang
16 Bài 19C: Tài năng của con người, tập 2A) như sau:
Mục đích chơi: Giúp học sinh hiểu được hai nghĩa của tiếng Tài, có kĩ năng
xếp được các từ ngữ phù hợp với từng nghĩa đó, tự tin và tích cực hoạt động.
Chuẩn bị: + phiếu học tập, hoa nhóm, bảng phụ
+ Thành lập đội chơi: chơi theo cặp, mỗi thành viên là một
anh Khoai (người nông dân hiền lành, tốt bụng)
Cách tiến hành và tổ chức trò chơi: Tương tự như trò chơi “Khắc nhập”
nhưng thực hiện trò chơi theo cặp. Khi quản trò hô “Khắc xuất” thì nhóm trưởng
mời cặp đôi làm việc: cá nhân nhanh chóng đọc từ đã cho và thảo luận cặp đôi
các từ có tiếng Tài rồi xếp nhanh theo hai nhóm nghĩa vào phiếu (Tài có nghĩa là
“có khả năng hơn người bình thường” gồm các từ: tài giỏi, tài nghệ, tài ba, tài
đức, tài năng, tài hoa; Tài có nghĩa là “tiền của” gồm các từ: tài nguyên, tài trợ,
tài sản, tài chính)
+ Giáo viên cho đại diện đọc kết quả; học sinh nhận xét; giáo viên đưa đáp
án và tuyên dương các anh Khoai như: em Ánh, Phương Hoa, Nam, Hà,… đã tìm
9
được cây tre trăm đốt giúp anh chàng mô côi nghèo khó được sống cuộc sống
hạnh phúc. Phần thưởng cho những anh Khoai tích cực là bông hoa đủ màu sắc.
+ Cuối cùng đại diện học sinh nêu lại hai nghĩa của tiếng Tài, rút ý nghĩa
trò chơi.
Có thể nói, nội dung học tập tiếng Việt và việc rèn kĩ năng hiểu nghĩa từ,
sử dụng vốn từ tiếng Việt sẽ thú vị và hiệu quả hơn nếu giáo viên dựa trên tích
truyện Cây tre trăm đốt để xây dựng trò chơi học tập “Tích truyện dân gian” cho
học sinh trong các giờ học chính khóa và các tiết học buổi 2. Ngoài ra, giáo viên
còn có thể xây dựng trò chơi “Khắc nhập”, “Khắc xuất” khi dạy về phân tách
tiếng (âm, vần, thanh) hay tách từ (từ đơn, từ phức), tách câu thành các vế câu,
tách đoạn thành câu,… với nội dung và hình thức tổ chức phù hợp, phong phú và
hiệu quả.
3.2.3. Minh họa cách tổ chức trò chơi “Dâng núi chống lụt” nhằm nâng cao khả
năng ứng dụng nghĩa từ khi dạy Bài 24A: Sức sáng tạo kì diệu (Tiết 3)(HDH
Tiếng Việt 4- Tập 2A trang 95)
Việc hiểu nghĩa từ thông qua việc giải câu đố thuộc âm vần, tiếng, từ trong
phân môn Chính tả cũng có vai trò hết sức quan trọng trong việc củng cố, rèn kĩ
năng hiểu nghĩa từ vựng cho học sinh lớp 4. Chính vì lẽ đó, khi dạy giờ Chính tả
của bài 24A, ở hoạt động 5 thi giải câu đố (trang 96), tôi đã xây dựng và tổ chức
cho học sinh chơi trò chơi “Dâng núi chống lụt” nhằm tạo sự hứng thú, sự nhanh
nhẹn và vui vẻ cho học sinh trong giờ học, cụ thể như sau:
Mục đích: Trò chơi “Dâng núi chống lụt” sẽ tạo sự thi đua giữa các đội
chơi, xem đội nào nhanh hơi, chính xác hơn trong việc hiểu nghĩa câu đố
Chuẩn bị: + bảng con, phấn, thẻ chữ đáp án câu đố, hoa xốp
+ Thành lập đội chơi: Hai đội chơi Núi Cao và Núi Thấp (mỗi
đội 3 học sinh). Mỗi thành viên trong đội chơi được xem như chàng Sơn Tinh
đang làm nhiệm vụ dâng núi, chiến đấu với Thủy Tinh.
Cách tiến hành:
+ Giáo viến nêu tên trò chơi: “Dâng núi chống lụt”
+ Giáo viên phổ biến hình thức chơi, luật chơi, cách chơi: Hai đội sẽ cùng tìm
đúng chữ cho mỗi ý của câu đố. Các chàng Sơn Tinh trong mỗi đội chơi sẽ cùng
đứng tại một vạch xuất phát. Khi quản trò nêu câu đố, mỗi chàng Sơn Tinh sẽ
phải ghi “chữ” tương ứng vào bảng con, rồi so sánh với đáp án đúng. Với mỗi
chữ tìm đúng, các “chàng Sơn Tinh” của đội đó lại được bước thêm một bước
(biểu thị cho việc dời núi cao của Sơn Tinh mỗi khi Thủy Tinh dâng nước lên
(nếu sai thì đứng tại chỗ). Đội nào có nhiều “chàng Sơn Tinh” đứng cao hơn có
nghĩa là tìm được nhiều chữ đúng hơn thì đội đó sẽ dành chiến thắng, xứng danh
là những chàng Sơn Tinh nhân hậu đã chiến thắng Thủy Tinh tàn bạo. Đội chiến
thắng sẽ được nàng Mị Nương trao tặng những bông hoa xinh đẹp.
+ Giáo viên tổ chức trò chơi “Dâng núi chống lụt” và nhận xét, đánh giá hai đội
chơi: Quản trò lần lượt nêu câu đố (như trong nội dung hoạt động 5), các thành
viên tham gia chơi ghi kết quả chữ cần tìm vào bảng con. Quản trò kiểm tra kết
quả hai đội chơi theo vị trí mà các “chàng Sơn Tinh” đã đứng sau khi kết thúc trò
chơi (Đáp án: a) nho-nhỏ-nhọ; b)chi- chì - chỉ - chị.
10
+ Quản trò công bố đội thắng cuộc là đội Núi Cao. Mỗi chàng Sơn Tinh của đội
Núi Cao được nhận một bông hoa của nàng Mị Nương. Học sinh rút ra ý nghĩa
trò chơi. Giáo viên củng cố về ý nghĩa câu đố.
Khi tiến hành chơi trò chơi“Dâng núi chống lụt” trong giờ học, tôi thấy
các em rất thích thú, tự tin khi chơi, nhiều em tỏ ra rất sắc xảo, nhất là học sinh
rất nhanh nhẹn, chủ động tìm và khác sâu kiến thức. Biến mỗi giờ học về từ vựng
có phần nặng nề trước đây thành một tiết học từ vựng sôi nổi, hiệu quả.
Ngoài ra, từ truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh, ta cũng có thể xây dựng trò
chơi “Dâng núi chống lụt” cho những bài tập tìm tiếng, từ có vần nhất định, bài
tập đặt câu theo từ, theo kiểu câu đã học, hay bài tập làm giàu vốn từ, nhận diện
từ, câu,… cần học trong chương trình và rèn kĩ năng ở buổi 2 rất hiệu quả. Vì trò
chơi “Tích truyện dân gian” này kích thích sự tò mò, sự hiếu kì và ước muốn đạt
được điều mình mong ước như trong kết thúc có hậu của những câu truyện cổ dân
gian Việt Nam.
Dựa trên tích truyện Sơn Tinh Thủy Tinh qua trò chơi “Dâng núi chống
lụt”, tôi đã thiết kế các bài tập rèn kĩ năng hiểu nghĩa từ vựng bằng giải câu đố và
thực hiện vào buổi hai trong tiết luyện Chính tả (Trò chơi củng cố), ví dụ:
Giải đố chữ
Để nguyên: thân với bầu trời
Bỏ đầu: thân với miệng môi con người
Thêm sắc: màu của mây trời
Nhởn nhơ trong nắng thu tươi sắc vàng.
Là những chữ gì? (Chữ trăng-răng-trắng)
Có huyền, sao nặng thế
Bỏ huyền thêm hỏi, dùng may áo quần
Giúp cha, giúp mẹ đỡ đần
Ví thêm nặng, phải lãnh phần trông em.
Là những chữ gì? (Chữ chì-chỉ-chị)
Bằng việc tổ chức cho học sinh thường xuyên chơi những trò chơi củng cố
“Dâng núi chống lụt”, “Khắc nhập”, “Khắc xuất” mà tôi đã thực hiện trong các
tiết học chính khóa và những tiết học buổi 2, tôi thấy học sinh lớp tôi thực sự nắm
vững nghĩa của từ, kĩ năng làm các bài tập về nghĩa từ vựng được nâng lên rõ rệt,
giờ học sôi nổi, học sinh tích cực, chủ động hoạt động, nhất là năng lực hợp tác,
hoạt động nhóm của các em được nâng lên đáng kể. Không những thế với trò
chơi “Tích truyện dân gian” mà tôi đã sử dụng trong mỗi tiết dạy vào từng hoạt
động cụ thể, phù hợp, tôi thấy học sinh thực sự yêu ngôn ngữ tiếng Việt, yêu
những trò chơi, những câu chuyện cổ Việt Nam, yêu thêm con người, quê hương,
đất nước. Điều đó được phản ánh trong thực tiễn học tập và rèn luyện của các em
như phong trào Nói lời hay, làm việc tốt của lớp 4B luôn là lớp nằm trong tốp đầu
của trường. Năng lực hoạt động của Hội đồng tự quản học sinh, của các trưởng
nhóm, các câu lạc bộ, nhất là Câu lạc bộ Tiếng Việt rất hiệu quả. Các em tích cực
tham gia sinh hoạt vào thời gian sinh hoạt đầu giờ thứ 3 hàng tuần bằng những
hoạt động cụ thể như: đọc truyện cổ dân gian Việt Nam và nước ngoài, chia sẻ
những đoạn, bài văn hay,…
11
Ảnh minh họa CLB Tiếng Việt lớp 4B trường TH Nga Vịnh sinh hoạt đầu giờ
3.3. Nâng cao khả năng phân tách từ ngữ theo cấu tạo bằng xây dựng và tổ
chức linh hoạt trò chơi “Tích truyện dân gian” trong dạy học Tiếng Việt lớp 4
Trong dạy học tiếng Việt, nhiều khi xác định một tổ hợp từ hai tiếng nào đó
là một từ hay hai từ là rất khó và đôi khi không thật cần thiết. Ví dụ, với học sinh
tiểu học nói chung và học sinh lớp 4 nói riêng thì việc xác định các từ như: đống
rơm, dòng sông, con chim, chiếc lá…là hai hay một từ là không cần thiết, vì với
tư cách là đơn vị nào thì chúng cũng mang một nghĩa như nhau. Nhưng nhiều lúc,
việc dạy học sinh phân cách ranh giới từ là một việc làm rất quan trọng. Vì nhiều
khi không tách được ranh giới từ trong câu, ta sẽ không hiểu người ta muốn nói
gì. Ví dụ nếu tách “Bún chả ngon.” thành ba từ “Bún/chả/ngon.” Thì câu này
được hiểu là bún không ngon, còn nếu tách thành hai từ “Bún chả/ngon” thì câu
này được hiểu bún chả là món ăn ngon. Hay trong câu: Xum xuê xoài biếc, cam
vàng. Do học sinh nhầm xoài biếc, cam vàng là một từ nên các em đã tìm thiếu
các tính từ: biếc, vàng. Nói như vậy có nghĩa là khi dạy học từ vựng tiếng Việt
theo cấu tạo thì việc giúp học sinh có kĩ năng phân tách từ theo cấu tạo (từ đơn, từ
phức, từ ghép, từ láy hay phân biệt từ loại là danh từ, động từ, tính từ) một cách
chính xác để từ đó hiểu và viết câu, đoạn, bài văn được tốt là một việc làm vô
cùng quan trọng của người dạy học.
Để giúp việc học và rèn kĩ năng phân tách từ vựng theo cấu tạo của học
sinh một cách hiệu quả, bớt khó khăn, tôi đã thực hiện xây dựng và tổ chức trò
chơi“Tích truyện dân gian” trong một số tiết học luyện tập củng cố, ôn tập kiến
thức ở buổi hai hay những bài ôn tập như trò chơi “Chim sẻ giúp cô Tấm” dựa
theo truyện cổ tích Tấm Cám, trò chơi “Túi ba gang” dựa theo tích truyện Cây
khế, cụ thể như sau:
3.3.1. Minh họa cách tổ chức trò chơi nhằm rèn kĩ năng phân tách và sử dụng từ
vựng qua dạy Bài 3A: Thông cảm và chia sẻ (Tiết 2) – HDH Tiếng Việt lớp 4, tập
1A, trang 41
Để học sinh có kĩ năng phân định được ranh giới từ, chỉ ra được từ đơn, từ
phức trong đoạn văn và đặt được câu văn có từ đơn, từ phức đó, ở hoạt động 2
(trang 42), tôi xây dựng và tổ chức trò chơi “Túi ba gang” dựa vào tích truyện
“Cây khế” như sau:
12
Mục đích: trò chơi giúp học sinh củng cố kiến thức, rèn kĩ năng về xác định
từ đơn, từ phức, đặt câu với các từ đó. Qua trò chơi, học sinh chủ động, tích cực
hợp tác nhóm hiệu quả; rèn sự nhanh nhạy, cẩn thận trong hoạt động học tập.
Chuẩn bị: + Thẻ hoa, cờ thi đua, hoa số, “cục vàng”- bìa xốp vàng hình chữ
nhật , “túi ba gang”- rổ, tên nhóm, bảng, phấn.
+ Thành lập đội chơi: Hai đội Đại Bàng và Biển Xanh mỗi đội gồm 3 nhóm. Mỗi
thành viên trong hai đội sẽ được xem là Em Út- người em thật thà, hiền lành
trong câu chuyện.
Cách tiến hành:
+ Giáo viên nêu tên trò chơi: “Túi ba gang”
+ Giáo viên nêu hình thức chơi, luật chơi, cách chơi: Mỗi đơn vị từ đơn, từ phức
hai đội đưa ra được giả định là “chim đại bàng”, nêu đúng từ đó là từ đơn hay từ
phức và đặt được câu đúng được giả định là “cục vàng”. Mỗi đội chơi sẽ cầm thẻ
hoa, truyền tay cho nhau, người cầm thẻ hoa sẽ nêu một từ đơn hay từ phức bất
kì, Đội còn lại sẽ hô to: Từ đơn/Từ phức, người “Em Út” đặt câu đúng với từ đó
sẽ tự lấy một “cục vàng” bỏ vào “Túi ba gang” của đội mình. Cứ như vậy, hai đội
chơi sẽ đổi vai và chơi trong thời gian 7 phút, đội nào lấy được nhiều vàng nhất
đội đó sẽ dành chiến thắng, kết quả là trở thành người giàu có, hạnh phúc nhất.
+ Giáo viên tổ chức cho hai đội chơi: Đại Bàng và Biển Xanh chơi trò chơi“Túi
ba gang”: chơi thử, chơi thật.
+ Giáo viên kiểm tra, công nhận câu trả lời của hai đội, hai đội lấy vàng bỏ vào
túi ba gang.
+ Giáo viên kiểm tra kết quả trò chơi: Đội Đại Bàng lấy được 8 cục vàng, đội
Biển Xanh 7 cục vàng. Giáo viên tuyên dương đội Đại Bàng đã là đội chiến thắng
và trở thành người giàu có và hạnh phúc nhất, xứng đáng nhận được một phần
quà của Chim Đại Bàng trao tặng là lá cờ vinh quang.
+ Giáo viên nhận xét, đánh giá trò chơi: Cả hai đội chơi rất xuất sắc, xứng đáng
nhận được lời khen ngợi của cả lớp bằng một tràng pháo tay nữa.
Ảnh minh họa học sinh lớp 4B trường TH Nga Vịnh chơi trò chơi “Túi ba gang”
Bằng việc tổ chức trò chơi “Túi ba gang” trong hoạt động 2 cũng là hoạt
động thay cho củng cố kiến thức về phân biệt từ đơn, từ phức và kĩ năng đặt câu
13
với từ đơn từ phức đã học, tôi thấy hiệu quả của hoạt động rất tốt, tiết học sôi nổi,
học sinh phối hợp hoạt động nhóm tốt. Có những cá nhân học sinh thể hiện sự
nhanh nhẹn, sáng tạo trong tìm từ và đặt câu văn hay. Ngoài ra, trong dạy học
buổi hai, tôi cũng đã áp dụng trò chơi “Túi ba gang” để rèn kĩ năng xác định từ
ghép, từ láy; danh từ, động từ, tính từ,… và nhận được hiệu quả giờ học rất tốt.
3.3.2. Minh họa qua dạy Bài 10B: Ôn tập 2 (Tiết 2) (HDH Tiếng Việt- Tập 1A,
trang 159)
Từ tích truyện Tấm Cám rất gần gũi và thân thuộc với học sinh lớp 4, tôi đã
xây dựng trò chơi “Chim sẻ giúp cô Tấm” trong dạy bài Ôn tập 2, ở hoạt động 5,
như sau:
Mục đích chơi: Trò chơi “Chim sẻ giúp cô Tấm” nhằm củng cố, rèn kĩ
năng phân biệt danh từ, động, từ, tính từ một cách chính xác qua việc chủ động
tích cực tham gia chơi của học sinh.
Chuẩn bị: + thẻ từ, bảng phụ, những bông hoa, cờ thi đua
+ Thành lập đội chơi: Hai đội chơi có tên Sẻ Nâu và Sẻ Xám, mỗi đội gồm 4 học
sinh. Mỗi học sinh sẽ được xem như một chú chim sẻ đáng yêu được ông Bụt ban
xuống giúp Tấm nhặt ra thóc, gạo, đỗ riêng biệt.
Cách tiến hành:
+ Giáo viên nêu tên trò chơi: “Chim sẽ giúp cô Tấm”
+ Giáo viên nêu hình thức chơi, luật chơi và cách chơi: Hai đội đứng thành hai
hàng, khi có hiệu lệnh của Ông Bụt, mỗi chú chim sẻ có nhiệm vụ phân loại thóc
ra thóc, gạo ra gạo, đỗ ra đỗ. Ứng với việc chạy thật nhanh đến cầm thẻ từ phân
loại theo danh từ, động từ, tính từ thích hợp. Mỗi đơn vị từ được để lẫn lộn với
nhau và được xem là thóc, gạo và đỗ đã được mụ dì ghẻ trộn lẫn lộn để bắt Tấm
phải nhặt. Kết thúc trò chơi, đội nào phân loại từ theo cấu tạo đúng và nhanh nhất,
đội đó sẽ dành chiến thắng (mỗi từ đúng được nhận 1 bông hoa). Đồng nghĩa với
việc các chú chim sẻ đáng yêu trong đội đó đã giúp được cô Tấm đi trảy hội mùa
xuân và nhận được một phần quà từ ông Bụt.
+ Giáo viên tổ chức cho hai đội tiến hành chơi: Khi nghe hiệu lênh, các chú chim
sẻ trong đội Sẻ Nâu và Sẻ Xám thực hiện chơi trò chơi “Chim sẻ giúp cô Tấm”.
Các thành viên trong lớp cổ vũ hai đội chơi.
+ Giáo viên đưa bảng phụ trưng đáp án đúng và hai đội cùng kiểm tra kết quả
+ Giáo viên đánh giá, tuyên dương hai đội chơi và khen đội thắng cuộc là đội Sẻ
Nâu (đã tìm được 9 từ đúng như đáp án trong thời gian nhanh hơn đội Sẻ Xám)
+ Ông Bụt (người quản trò) phát thưởng cho đội Sẻ Nâu là cắm cờ thi đua
+ Học sinh rút ra ý nghĩa trò chơi. Giáo viên chốt lại cách phân biệt từ loại. Học
sinh nắm vững kiến thức, kĩ năng phân biệt từ theo cấu tạo.
Qua thực hiện trò chơi “Chim sẻ giúp cô Tấm” trong rèn kĩ năng nhận diện
từ loại này, tôi thấy học sinh tham gia chơi rất hào hứng, hai đội chơi đều phân
định đúng các từ loại: danh từ, động từ, tính từ. Nhất là khả năng hợp tác nhóm,
sự nhanh nhạy, giúp đỡ lẫn nhau của các thành viên trong mỗi đội chơi rất tốt.
Dưới lớp, các em theo dõi, nhận xét hai đội rất tích cực và chính xác.
Có thể khẳng định, việc sử dụng một số trò chơi “Tích truyện dân gian”
như “Túi ba gang”, “Chim sẻ giúp cô Tấm”,… trong dạy học các hoạt động củng
14
cố kiến thức và rèn kĩ năng phân biệt loại từ và từ loại theo cấu tạo từ đã mang lại
hiệu quả cao: học sinh thích thú học tập, hợp tác nhóm tốt, tích cực hóa được hoạt
động cá nhân, các em không cảm thấy “sợ học” một tiết học về từ vựng nữa. Nhất
là kĩ năng sử dụng vốn từ vựng của học sinh đã nâng lên đáng kể.
3.4. Vận dụng tổ chức linh hoạt các trò chơi “Tích truyện dân gian” nhằm
nâng cao kĩ năng sử dụng vốn từ, kiểu câu để viết câu, đoạn văn và khả năng
thông hiểu thành ngữ, tục ngữ Việt Nam cho học sinh lớp 4.
Cái đích cuối cùng của dạy học từ tiếng Việt là giúp học sinh nâng cao khả
năng giao tiếp, tư duy. Từ đó giúp các em hiểu và cảm nhận được cái hay, cái đẹp
của ngôn ngữ tiếng Việt; mở rộng vốn hiểu biết về thiên nhiên, đất nước và con
người Việt Nam, đồng thời nâng cao năng kĩ năng sống cho các em. Để làm được
điều này, tôi đã tiến hành đổi mới triệt để trong phương pháp giảng dạy và hình
thức tổ chức “trò chơi học tập” qua việc thiết kế và tổ chức linh hoạt một số trò
chơi “Tích truyện dân gian” trong việc rèn kĩ năng phân biệt các kiểu câu đã học;
kĩ năng đặt câu theo cấu tạo, theo chức năng của vị ngữ hay theo mục đích nói
cũng như nâng cao khả năng ghi nhớ và hiểu thành ngữ, tục ngữ Việt Nam như
trò chơi: “Đi tìm kho báu”, “Dâng núi chống lụt”, “Giải cứu Công Chúa”,…
3.4.1. Minh họa cách tổ chức trò chơi “Giải cứu Công chúa” nhằm nâng cao
khả năng đặt viết câu khi dạy Bài 28B: Ôn tập 2(Tiết 2)(HDH Tiếng Việt- Tập
2A)
Để củng cố kiến thức, rèn kĩ năng nhận diện các kiểu câu kể Ai làm gì? Ai
thế nào? và Ai làm gì? đã học, tôi đã xây dựng và tổ chức trò chơi “Giải cứu
Công Chúa” dựa theo tích truyện “Thạch Sanh” rất thú vị và ý nghĩa ở hoạt động
4(trang 163) như sau:
Mục đích của trò chơi: Trò chơi giúp học sinh rèn kĩ năng nhận diện các kiểu
câu kể đã học, có khả năng hợp tác tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập.
Chuẩn bị: + hoa số, mũi tên được làm từ giấy màu, giỏ hoa, ghế nhựa,
nồi đất (góc cộng đồng).
+ Thành lập đội chơi: Hai đội chơi, mỗi đội 3 học sinh. Mỗi học sinh tham gia
chơi được xem là chàng Thạch Sanh hiền lành, tốt bụng và dũng cảm.
Cách tiến hành:
+ Giáo viên nêu tên trò chơi: “Giải cứu Công Chúa”
+ Giáo viên nêu hình thức chơi, luật chơi và cách chơi: Hai đội Rừu Bạc và Cung
Vàng sẽ đứng thành một vòng tròn lớn giữa lớp. Mỗi thành viên trong hai đội
chơi là mỗi chàng Thạch Sanh sẽ được gắn trước ngực một bông hoa số theo thứ
tự từ 1,2,3( Số 1- kiểu câu Ai là gì?, số 2- kiểu câu Ai thế nào?, số 3- kiểu câu Ai
làm gì?). Mỗi kiểu câu kể được xem như một mũi tên vàng trong câu chuyện mà
Thạch Sanh đã lấy được từ con Trăn Tinh hung ác. Khi quản trò gọi tên số 1,2
hay 3 thì mỗi chàng Thạch Sanh tương ứng sẽ phải nêu lên một kiểu câu kể của
mình. Nêu đúng sẽ được nhận một mũi tên vàng và được bước lên một bước. Nếu
sai thì đứng tại chỗ và không nhận được mũi tên nào. Kết thúc trò chơi trong 5
phút, đội nào nhận được nhiều mũi tên nhất sẽ chiến thắng giải cứu được Công
Chúa và nhận được “chiếc nồi thần kì” được đặt ở giữa vòng tròn - nồi thần mà
Thạch Sanh dùng để nấu cơm cho quân địch ăn mãi mà không hết.
15
+ Giáo viên tổ chức cho hai đội chơi trò chơi “Giải cứu Công Chúa”: Các chàng
Thạch Sanh thực hiện nhiệm vụ của mình khi nghe hiệu lệnh của giáo viên.
+ Học sinh, giáo viên xác định câu đúng của các chàng Thạch Sanh và các chàng
Thạch Sanh được nhận mũi tên vàng.
+ Kết thúc trò chơi, giáo viên và học sinh kiểm tra kết quả, tuyên dương đội thắng
cuộc là Cung Vàng đã nhận được 12 mũi tên vàng và được trao “chiếc nồi thần
kì”. Các thành viên trong đội Cung Vàng đã trở thành chàng Thạch Sanh hiền
lành, tốt bụng, dũng cảm giải cứu được Công Chúa và được Công Chúa sống
cuộc sống hạnh phúc.
Học học sinh lớp 4B trường TH Nga Vịnh chơi trò chơi “Giải cứu Công Chúa”
Qua việc được hoạt động, tham gia trò chơi “Giải cứu Công Chúa” trong
tiết học ôn tập căng thẳng với nhiều kiến thức tổng hợp, tôi thấy học sinh rất tích
cực học tập, sáng tạo và nhanh nhẹn trong nhân vật giả định của mình. Những câu
văn các em đặt sáng sủa, có hình ảnh, giàu cảm xúc ví dụ như: Nga Vịnh - quê
hương em- là làng quê thật yên bình./ Nắng mai hồng như dải lụa đào trải dài
trên con đường làng./ Từng đàn chim én chao lượn trên đồng lúa xanh.,…
3.4.2. Minh họa cách tổ chức trò chơi “Thu hoạch dưa hấu” nhằm giúp học sinh
nâng cao khả năng nhận diện kiểu câu trong dạy tiết Luyện Tiếng Việt
Để giúp học sinh rèn kĩ năng sử dụng vốn từ để đặt câu văn hay, hay nhận
diện kiểu câu đã học, trong các tiết luyện Tiếng Việt buổi 2, tôi thường xuyên xây
dựng các dạng bài tập phù hợp với mỗi trò chơi “Tích truyện dân gian” tổ chức để
giúp học sinh khởi động tiết học hấp dẫn ôn lại kiến thức hay làm trò chơi củng
cố cuối tiết học giúp các em sảng khoái, bớt căng thẳng đồng thời rèn kĩ năng sử
dụng tiếng Việt cho các em, ví dụ ở hoạt động khởi động tiết luyện Tiếng Việt
buổi 2, tôi tổ chức trò chơi “Thu hoạch dưa hấu” dựa theo tích truyện “Sự tích
quả dưa hấu” như sau:
Mục đích của trò chơi: Trò chơi “Thu hoạch dưa hấu” giúp cho học sinh
củng cố, rèn kĩ năng nhận biết về kiểu câu Ai làm gì?. Qua đó giúp học sinh
nhanh nhẹn, hoạt bát và hợp tác vui vẻ.
Chuẩn bị: + bảng phụ viết đoạn văn gồm 4 câu được đánh số từ 1 đến 4, 8
mô hình quả dưa hấu ghi số câu từ 1 dến 4 cho hai đội chơi, cờ thi đua.
16
+ Thành lập đội chơi: Hai đội chơi: Dưa Vàng, Dưa Đỏ, mỗi đội 3 học sinh.
Cách tiến hành:
+ Giáo viên nêu tên trò chơi: “Thu hoạch dưa hấu”
+ Giáo viên nêu hình thức, luật chơi và cách chơi: Trò chơi được tổ chức giữa hai
đội chơi: Dưa Vàng và Dưa Đỏ. Mỗi thành viên trong đội là chàng Mai An Tiêm,
mỗi câu kiểu Ai làm gì? được xem là một quả dưa đã đến kì thu hoạch. Hai đội
đứng thành hai hàng dọc, khi nghe hiệu lệnh, thì mỗi chàng Mai An Tiêm trong
đội chơi sẽ nhanh chóng chạy lên bảng hái quả dưa ghi số câu kiểu câu Ai làm gì?
gắn vào đội mình. Trong thời gian 3 phút, đội nào thu hoạch được nhiều dưa nhất
và nhanh nhất đội đó sẽ dành chiến thắng, giúp Mai An Tiêm được no đủ, hạnh
phúc và nhận được lá cờ vinh quang.
+ Giáo viên tổ chức cho hai đội chơi: Giáo viên trưng bảng phụ ghi đoạn văn. Hai
đội Dưa Vàng và Dưa Đỏ tiến hành trò chơi khi nghe hiệu lệnh của quản trò.
+ Giáo viên cùng học sinh kiểm tra kết quả hai đội chơi: đội Dưa Đỏ đã dành
chiến thắng tìm ra đúng 3 câu kiểu Ai làm gì? là câu 2,3,4 trong thời gian nhanh
nhất. Và các thành viên trong Đội Dưa Đỏ đã là người giúp Mai An Tiêm có cuộc
sống no đủ, hạnh phúc.
+ Học sinh rút ra ý nghĩa trò chơi. Giáo viên chốt kiến thức về kiểu câu Ai làm
gì?, liên hệ câu chuyện về nguồn gốc quả dưa hấu ở Nga Sơn, Thanh Hóa.
Học sinh lớp 4B trường TH Nga Vịnh chơi trò chơi “Thu hoạch dưa hấu”
Khi thực hiện tổ chức trò chơi “Thu hoạch dưa hấu”, tôi khẳng định học
sinh nắm vững kiến thức về kiểu câu đã học, các em tham gia chơi tự tin, chủ
động và hợp tác với nhau rất hiệu quả.
3.4.3. Minh họa cách tổ chức trò chơi “Đi tìm kho báu” nhằm nâng cao khả
năng ghi nhớ và hiểu thành ngữ, tục ngữ Việt Nam
Kho tàng thành ngữ, tục ngữ Việt Nam vô cùng phong phú về nội dung và
hàm chứa nhiều ý nghĩa nhằm giáo dục, khuyện răn con người. Việc giúp học
sinh lớp 4B tôi phụ trách có thể ghi nhớ tốt và hiểu được ý nghĩa của một số câu
thành ngữ, tục ngữ Việt Nam trong kho tàng phong phú ấy một cách hiệu quả
nhất, để từ đó các em thêm yêu con người, đất nước, sống có ích là điều mà tôi
chú ý khi dạy tiếng Việt. Dựa vào tích truyện “Cây khế” để tổ chức trò chơi “Đi
tìm kho báu” ngay ở hoạt động 1(Bài 28B: Ôn Tập 2 - Tiết 1, trang 162), như sau:
17
Mục đích của trò chơi: Giúp học sinh củng cố và rèn kĩ năng ghi nhớ, hiểu
nghĩa một số thành ngữ, tục ngữ thuộc chủ điểm Cái đẹp, biết hợp tác nhóm và
tự tin trình bày ý kiến trước tập thể.
Chuẩn bị: + 6 tờ giấy A3 ghi nội dung hoạt động 1( các ô chữ bỏ trống), tên
6 nhóm trong lớp, hoa số từ 1 đến 6, nội dung ô chữ ghi đáp án đúng (giấy A3)
Cách tiến hành:
+ Giáo viên nêu tên trò chơi: “Đi tìm kho báu”
+ Giáo viên nêu hình thức, luật chơi và cách chơi: Trò chơi được tổ chức theo 6
đội thi ứng với 6 nhóm. Mỗi thành viên trong mỗi đội được xem là người em tốt
bụng, thật thà; mỗi ô chữ hàng ngang được giải đúng xem như một “cục vàng”, ô
chữ hàng dọc giải ra coi là kho báu đã được tìm thấy. Trong thời gian 4 phút, đội
nào tìm được kho báu trong thời gian nhanh nhất thì đội đó chiến thắng đã giúp
cho người em Út trong câu chuyện lấy được đủ một túi ba gang vàng, trở thành
người giàu có và hạnh phúc.
+ Giáo viên tổ chức cho các đội chơi: Sau hiệu lệnh, các nhóm trưởng của các đội
chơi điều hành nhóm để giải ra ô chữ hàng ngang và tìm được ô chữ hàng dọc
cũng chính là đang đi tìm kho báu của mình. Sau đó chạy thật nhanh lên dán kết
quả của đội mình lên bảng, giáo viên kiểm soát và đính số thứ tự.
+ Giáo viên đưa đáp án đúng và cùng học sinh kiểm tra kết quả. Giáo viên khen
ngợi nhóm Hoa Ban và nhóm Hoa Sen đã cùng tìm được kho báu là từ CÁI ĐẸP
trong thòi gian nhanh nhất. Như vậy những người Em Út trong hai đội Hoa Ban,
Hoa Sen là những người giàu có và hạnh phúc nhất, xứng đáng được nhận những
tràng pháo tay và lưòi khen ngợi của cô giáo và các bạn.
+ Giáo viên giúp học sinh nắm và hiểu về ý nghĩa một số câu thành ngữ, tục ngữ
đó, ví dụ: Cái nết đánh chết cái đẹp (chú trọng phẩm chất bên trong hơn là hình
thức bên ngoài).
Học sinh lớp 4B trường TH Nga Vịnh chơi trò chơi “Đi tìm kho báu”
Có thể khẳng định rằng, bằng việc thực hiện tổ chức các trò chơi “Tích
truyện dân gian” như đã nêu trên, tôi thấy học sinh lớp tôi được rèn và nâng cao
kĩ năng sử dụng vốn từ và câu; các em thực sự mạnh dạn, chủ động và sáng tạo
trong tìm kiếm kiến thức và nhất là kĩ năng giao tiếp, hoạt động nhóm, hoạt động
hợp tác của học sinh được nâng cao đồng thời các em rất yêu những câu truyện
18
cổ dân gian Việt Nam, yêu thêm ngôn ngữ tiếng Việt.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường
Sau khi áp dụng kinh nghiệm rèn kĩ năng sử dụng vốn từ và câu cho học
sinh bằng xây dựng trò chơi “Tích truyện dân gian”, tôi thấy trong mỗi giờ học
tiếng Việt lớp 4 đã thực sự cuốn hút học sinh, các em chủ động nắm vững kiến
thức về mỗi đơn vị từ, câu tiếng Việt, khả năng hiểu nghĩa từ, phân định từ và câu
theo cấu tạo hay kĩ năng đặt câu, viết đoạn được cải thiện rõ rệt. Đặc biệt hơn,
trong mỗi giờ học, các em đều hưng phấn học tập, thực sự tự tin trong giao tiếp và
hoạt động hợp tác, nhất là hợp tác nhóm. Ngoài ra, các em còn tự mình hoàn thiện
nhân cách tốt, biết yêu thương con người, yêu quý cái đẹp, cái thiện trong ngôn
ngữ tiếng Việt trong cuộc sống các em. Nhờ đó mà mỗi tiết học tiếng Việt đều
mang lại nhiều điều lí thú và bổ ích cho chính học sinh.
Bên cạnh đó, việc áp dụng các giải pháp như đã thực hiện cũng giúp bản
thân không ngừng tìm tòi, đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học,
nhất là về trò chơi học tập để tìm ra nhiều “Trò chơi Tích truyện dân gian” quen
thuộc, gần gũi giúp các em luôn cảm thấy thích thú trong mỗi giờ học Tiếng Việt.
Từ đó sẽ ngày một nâng cao hơn hiệu quả dạy học tiếng Việt.
Qua việc thực hiện các giải pháp trong dạy học tiếng Việt lớp 4 mà bản
thân đã áp dụng, qua việc chia sẻ với đồng nghiệp trong sinh hoạt chuyên môn,
nhất là trong nội dung viết sáng kiến kinh nghiệm chú trọng đổi mới phương pháp
dạy học, tôi đã nhận được nhiều sự ủng hộ của đồng nghiệp cũng như Ban giám
hiệu nhà trường, các bậc phụ huynh và lãnh đạo địa phương. Giải pháp mà tôi đã
thực hiện còn có thể áp dụng linh hoạt đối với các môn học khác trong nhà trường
như HĐGD Đạo Đức, Toán, HĐGD Âm nhạc,…
Qua thời gian thử nghiệm trên lớp 4B ( với 23 học sinh) do tôi phụ trách,
kết quả thu được sau các lần kiểm tra phần kiến thức về kĩ năng sử dụng vốn từ
và câu tiếng Việt trong môn Tiếng Việt như sau:
Kết quả
Các lần
kiểm tra
Cuối kì 1
Giữa kì 2
Hoàn thành
xuất sắc
Hoàn thành
Tốt
Hoàn thành
Chưa
hoàn thành
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
13
15
56,5
65,2
8
7
34,8
30,5
2
1
8,7
4,3
0
0
0
0
Từ kết quả trên cho thấy, việc áp dụng kinh nghiệm rèn kĩ năng sử dụng
vốn từ và câu cho học sinh bằng xây dựng trò chơi “Tích truyện dân gian” trong
dạy học Tiếng Việt lớp 4 mà tôi đã tiến hành thực sự đem lại hiệu quả nhất định
góp phần nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt nói riêng và chất lượng giáo
dục toàn diện nói chung.
19
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua thời gian nghiên cứu và áp dụng trò chơi “Tích truyện dân gian” trong
dạy học Tiếng Việt lớp 4 một cách sáng tạo đã đem lại thành công nhất định.
Được sự giúp đỡ, chỉ đạo của Ban Giám hiệu trường Tiểu học Nga Vịnh cùng các
đồng nghiệp trong trường, tôi rất phấn khởi vì đã rèn cho học sinh kĩ năng sử
dụng vốn từ và câu tiếng Việt, giúp học sinh hiểu được cái hay cái đẹp của ngôn
ngữ tiếng Việt. Qua đó, các em được phát triển nhiều kĩ năng, năng lực và rèn
luyện phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam trong thời đại mới.
Như vậy, thông qua các tiết dạy được tổ chức bằng trò chơi “Tích truyện
dân gian” trong dạy học Tiếng Việt lớp 4 mà tôi đã thực hiện, tôi thấy học sinh
được rèn kĩ năng về hiểu nghĩa từ, cấu tạo từ và câu đã học; sử dụng vốn từ để đặt
câu, viết đoạn theo yêu cầu rất tốt. Đồng thời, các em có thêm hiểu biết về thiên
nhiên, con người Việt Nam, biết tự bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm người Việt; Các
em đã thực sự mạnh dạn, chủ động và tích cực hơn trong giao tiếp, hoạt động. Từ
đó cho thấy, muốn giờ học thú vị, bổ ích và đạt hiệu quả thì mỗi giáo viên phải
sáng tạo trong đổi mới phương pháp và tổ chức trò chơi “Tích truyện dân gian”
trong dạy học; Chú trọng phát triển, rèn luyện kĩ năng, năng lực cũng như bồi
dưỡng phẩm chất đạo đức tốt đẹp cho học sinh, giúp các em biết yêu thương con
người và đất nước Việt Nam. Đó cũng chính là chúng ta đang cùng nhau hoàn
thành tốt nhiệm vụ đổi mới giáo dục, đáp ứng được yêu cầu của xã hội ngày nay.
2. Kiến nghị
Để thực hiện kinh nghiệm rèn kĩ năng sử dụng vốn từ và câu cho học sinh
bằng xây dựng trò chơi “Tích truyện dân gian” trong dạy học Tiếng Việt lớp 4
được hiệu quả và đồng bộ hóa ở các nhà trường, tôi xin được kiến nghị một số
vấn đề sau:
- Mỗi giáo viên cần sáng tạo trong đổi mới phương pháp và tư duy dạy học để
giúp trẻ chủ động nắm bắt kiến thức, phát triển kĩ năng và năng lực hoạt động.
- Khi thực hiện tổ chức trò chơi “Tích truyện dân gian”, giáo viên phải khéo léo
trong lựa chọn nội dung, cách thức tổ chức cũng như cần chú trọng thêm các yếu
tố nhằm hấp dẫn các em tham gia chơi như: các yếu tố giả định trong truyện, các
dụng cụ chuẩn bị cho một trò chơi hay phần thưởng trò chơi (hộp bi mật)
Trên đây là một số giải pháp mà tôi đã áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả
dạy học tiếng Việt cho học sinh lớp 4. Trong khi tiến hành thực hiện, do điều kiện
thời gian có hạn, tôi không thể minh họa được qua nhiều tiết học. Các giải pháp
đưa ra chắc chắn vẫn còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến
của Ban Giám hiệu nhà trường, của các đồng chí lãnh đạo cấp trên để giải pháp
mà tôi thực hiện sẽ đạt được hiệu quả cao nhất.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
XÁC NHẬN
Thanh Hóa, ngày 29 tháng 3 năm 2016
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
CAM KẾT KHÔNG COPPY!
Người viết
20
Nguyễn Thị Thư
21