Tải bản đầy đủ (.pptx) (21 trang)

Kỹ thuật sản xuất phim

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.66 MB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẠ LONG
KHOA VĂN HÓA

CHỦ ĐỀ:

KỸ THUẬT SẢN XUẤT PHIM


• Điện ảnh là 1 trong những phát
minh vĩ đại của loài người trong
quá trình phát triển và tự hoàn
thiện mình. Điện ảnh là 1 loại hình
TTĐC phản ánh qua mỗi bộ phim
những tình cảm, kinh nghiệm
sống, đạo đức, lối sống, văn hóa
tinh thần,…mang lại cho người
xem những nhận thức mới mẻ về
cuộc sống.


NỘI DUNG

1.KỸ THUẬT SẢN
XUẤT PHIM

2.CÔNG ĐOẠN SẢN
XUẤT PHIM


Kỹ thuật sản xuất phim như thế nào ?



1.Kỹ thuật sản xuất
phim
 Nếu xét
từ góc độ ngôn ngữ điện ảnh, trong lịch sử
đã tồn tại các kỹ thuật sản xuất phim :

1. Phim câm
2. Phim có tiếng nói
3. Phim nổi


 Phim câm: Kỹ thuật sản xuất phim câm gắn liền với giai
đoạn đầu của tiến trình phát triển điện ảnh khi người ta chưa
tìm ra cách lồng âm thanh, tiếng động vào phim. Được chiếu
kèm với âm thanh tạo ra bên ngoài (từ dàn nhạc, người đọc
thoại, bộ phận tạo tiếng động hoặc các phần thu âm tách rời).
 Phim có tiếng đã thay thế
phim câm với việc ghi những
tín hiệu âm thanh vào đế phim
nhựa. Khi chiếu phim, ánh
sáng trong máy chiếu dọi qua
đường âm thanh trên để phim
biến đổi tín hiệu điện dẫn đến
những âm thanh phát ra loa.

Cảnh phim của The Birth of a Nation (1915),
phim câm có doanh thu cao nhất.



 Phim nổi: Xuất hiện vào cuối thế kỷ XX gắn liền với
những thiết bị riêng cho phòng chiếu phim và người
xem phim.Phim nổi chỉ là 1 giải pháp thu hút người xem
bằng cách tạo ra những cảm giác mạnh khi xem phim.
Về NT, phim nổi không mang lại sự phát triển nào đáng
kể.


• Nếu xét từ kỹ
thuật ghi hình
có thể phân
biệt thành:

Phim nhựa

Phim trên băng từ

Phim kỹ thuật số


Phim nhựa : Được in tráng trên những cuộn phim bằng
nhựa tùy theo kích thước..thường được sử dụng để trình
chiếu trong các rạp chiếu phim, thông qua một hệ thống
máy chiếu chuyên biệt. Phim nhựa có mặt ngay từ những
ngày đầu sơ khai của điện ảnh và được xem như là chất
liệu chính mà các nhà làm phim dùng để truyền tải những
hình ảnh được ghi lại từ máy quay.


Kỹ thuật sản xuất phim trên băng từ,

đĩa CD hay kĩ thuật số gắn liền với
màn hình nhỏ.


2.CÔNG ĐOẠN SẢN XUẤT PHIM

Kịch bản văn học

Kịch bản sản xuất và tổ chức đoàn làm phim

Tổ chức quay phim

Hậu kỳ


Kịch bản văn học
• Kịch bản văn học là 1 tác phẩm
văn học được viết ra nhằm mục
đích để làm phim. Nó chính là
toàn bộ nội dung bộ phim được
thể hiện trên giấy. Thông qua kịch
bản văn học, đạo diễn có thể hình
dung được tất cả những gì cần
làm để có 1 bộ phim tương lai.
• Để có 1 kịch bản văn học điện ảnh,
người ta thường hình thành trước 1 đề
cương sơ lược. Đây là bản thảo ghi
nhận những ý tưởng cơ bản, cốt tủy
của bộ phim sẽ xây dựng. Mặt khác,
đề cương sơ lược còn là cơ sở để nhà

biên kịch triển khai thành công 1 kịch
bản văn học hoàn chỉnh.


Kịch bản sản xuất ( Kịch bản phân cảnh)
và tổ chức đoàn làm phim.

Đây là công việc của đạo diễn. Căn cứ vào kịch bản văn học, đạo diễn phải xác
định được tất cả các điều kiện để sản xuất phim: Độ dài các trường đoạn, kích
cỡ khuôn hình, cảnh trí, góc quay, ánh sáng, phục trang, tiếng động,…Kịch
bản sản xuất là căn cứ để chủ nhiệm phim tính toán chi phí tài chính.


 Các

vị trí chính trong đội ngũ làm phim thường bao gồm:

Đạo diễn
Trợ lý đạo diễn
Phụ trách casting
Phụ trách trường quay

Phụ trách sản xuất
Phụ trách quay phim
Phụ trách nghệ thuật
Thiết kế âm thanh

Nhà soạn nhạc
Biên đạo
Diễn viên



Tổ chức quay phim

Một buổi quay thông thường sẽ
được bắt đầu theo lịch quay do
trợ lý đạo diễn sắp xếp. Bối cảnh
phim sẽ được chuẩn bị theo kịch
bản, sắp đặt ánh sáng và bộ phận
thu tiếng trực tiếp cũng phải sẵn
sàng cho việc bấm máy. Trong
khi đó các diễn viên sẽ được hóa
trang, trang điểm và kiểm tra lại
phần thoại của mỗi người.


Cảnh quay được bắt đầu khi đạo diễn hô "diễn" và bảng
clapperboard dập xuống báo hiệu, trên bảng clapperboard
có ghi số hiệu cảnh phim, số lần thực hiện cảnh đó, ngày
tháng, tên phim và đạo diễn. Bảng này có vai trò quan trọng
trong việc xác định sự đồng bộ của hình ảnh và âm thanh,
đặc biệt là các âm thanh tạo thêm bên ngoài.
Cảnh quay kết thúc khi đạo diễn hô "cắt". Đạo diễn sẽ là người quyết
định cảnh đó có phải quay lại hay không. Đây là công đoạn đòi hỏi sự
lao động vất vả,nặng nhọc nhất để làm nên thành công bộ phim.




Sau khi công đoạn quay hoàn tất, các cảnh quay sẽ

được dựng, sắp xếp thành một bộ phim hoàn chỉnh
bởi những người dựng phim. Các kỹ thuật viên
này sẽ lựa chọn các cảnh quay tốt nhất, sau đó cắt
và chỉnh sửa sao cho chúng có thể tiếp nối nhau
một cách trơn tru để tạo thành bộ phim. Tiếp đó là
in tráng ( nếu là phim nhựa ), dựng phim, lồng
tiếng, ghép nhạc, hòa âm, làm giới thiệu tên phim
và đoàn làm phim, hãng sản xuất.

Hậu kỳ


Các bộ phim sẽ được phát hành dưới dạng các cuộn phim
cho rạp chiếu, sau đó sẽ là DVD, VCD . để quảng bá, các
đoạn phim quảng cáo được tung ra, chúng được chiếu
vào đầu các bộ phim ở rạp hoặc đưa lên internet thông
qua các trang web chính thức của phim hoặc các trang
chia sẻ phim như youtube. Gần đến ngày chiếu ra mắt,
phim sẽ được quảng cáo trên truyền hình, báo, tạp chí,
và các phương tiện thông tin đại chúng khác.


Hiện nay các bộ phim thường được phát hành không chỉ giới hạn trong một quốc
gia mà thường được nhà sản xuất hợp tác với các nhà phân phối để phát hành quốc
tế. Khi đó phim sẽ được lồng tiếng hoặc thêm phụ đề tùy thuộc yêu cầu của nhà
phân phối


THÀNH VIÊN TỔ 4
1.Vũ Quang Anh

2.Trần Hữu Đức
3.Đào Thị Lan Anh
4.Trần Thị Như Quỳnh
5.Nguyễn Đức Lập
6.Phạm Ngọc Huyền
7.Ngô Thị Thủy Ngân
8.Trần Xuân Tùng
9.Ngô Văn Cảnh
10.Trần Thu Hương
11.Vũ Thu Hương
12.Phạm Thị Phương Thảo
13.Vũ Quang Duy
14.Lê Vũ Quỳnh Hoa




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×