Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.03 KB, 3 trang )

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. TỶ LỆ CƠ CẤU NGƯỜI KHUYẾT TẬT HÀ TÂY
Tính đến tháng 6 năm 2007 dân số toàn tỉnh Hà Tây là 2.565.680 người (Số
liệu từ Uỷ ban Dân số Gia đình và Trẻ em Tỉnh). Số liệu từ điều tra NKT toàn tỉnh
cho thấy số NKT hiện có là 25.361 người, chiếm sấp xỉ 1% dân số toàn tỉnh. Thống
kê theo 14 đơn vị hành chính gồm 2 thành phố và 12 huyện thu được kết quả như
trong bảng 1:
3.1.1. Tỷ lệ người khuyết tật ở Hà Tây
Bảng 1. Phân bố NKT ở Hà Tây theo thành phố và các huyện
STT Đơn vị hành chính Dân số NKT Tỷ lệ
1 TP Hà Đông 184.033 872 0,47
2 TP Sơn Tây 123.763 851 0,69
3 Huyện Ba Vì 255.385 2.524 0,99
4 Huyện Phúc Thọ 161.073 1.551 0,96
5 Huyện Đan Phượng 139.525 1.513 1,08
6 Huyện Hoài Đức 175.831 1.922 1,09
7 Huyện Quốc Oai 154.198 1.390 0,90
8 Huyện Thạch Thất 157.927 1.182 0,75
9 Huyện Chương Mỹ 286.112 2.839 0,99
10 Huyện Thanh Oai 170.873 2.278 1,33
11 Huyện Thường Tín 206.451 2.195 1,06
12 Huyện Phú Xuyên 183.184 2.038 1,11
13 Huyện Ứng Hòa 193.439 2.184 1,13
14 Huyện Mỹ Đức 173.886 2.022 1,16
Toàn tỉnh 2.565.680 25.361 0,99
Lª V¨n H¶i – K15
11
Cuộc điều tra được thực hiện trên toàn bộ 323 xã phường trong toàn tỉnh.
Qua thống kê thấy rằng TP. Hà Đông có tỷ lệ NKT thấp nhất 0,47% sau đó là TP.
Sơn Tây 0,69%, đồng thời TP. Sơn Tây cũng là địa phương có số NKT ít nhất toàn
tỉnh 851 người. Huyện Thanh Oai là địa phương có tỷ lệ NKT cao nhất 1,33% dân


số huyện đồng thời cũng đứng thứ 3 toàn tỉnh. Huyện Chương Mỹ là địa phương
vừa có số dân cao nhất toàn tỉnh lại vừa có số NKT cao, với số dân 286.112 người
và số NKT 2.839 tương đương tỷ lệ NKT là 0,99. Tỷ lệ này vẫn đứng sau các huyện
Thanh Oai (1,33%), Mỹ Đức (1,16%), Ứng Hòa (1,13%), Phú Xuyên (1,11%), Hoài
Đức (1,09%), Đan Phượng (1,08%) và Thường Tín (1,06).
So sánh số liệu trên với số liệu các cuộc điều tra trên toàn quốc chúng tôi
thấy rằng tỷ lệ người NKT toàn tỉnh Hà Tây chỉ chiếm 0,99% tổng dân số trong khi
đó điều tra năm 1998 cho thấy tỷ lệ NKT toàn quốc khoảng 5,3 triệu người khuyết
tật chiếm 6,34 % dân số, điều tra năm 2005 khoảng 7% tổng dân số. Mặt khác,
theo nghiên cứu năm 2005, Hà Tây nằm trong khu vực có tỷ lệ NKT cao thứ 2 trên
toàn quốc. Lý giải cho sự sai khác đó chúng tôi cho rằng có 3 nguyên nhân chính
sau:
- Thứ nhất đó là định nghĩa và mục tiêu điều tra NKT trong nghiên cứu này
tập trung chủ yếu vào đối tượng NKT nặng, biểu hiện khuyết tật rõ ràng và có
nhiều hạn chế trong sinh hoạt, lao động.
- Thứ hai do đây là cuộc điều tra cắt ngang, chỉ tiến hành điều tra với
những NKT có mặt tại địa phương.
- Thứ ba do điều kiện tự nhiên và xã hội của Hà Tây chưa tạo điều kiện để
NKT có cuộc sống ổn định tại địa phương như: GDP bình quân đầu người thấp
(Theo Cục Thống kê Hà Tây năm 2006 là 7.040.000VNĐ/người) bằng 60% mức
bình quân chung của cả nước, chưa có nhiều doanh nghiệp sử dụng NKT như
những lao động chính ...
3.1.2. Cơ cấu người khuyết tật toàn tỉnh
Kết quả nghiên cứu cho thấy trong các dạng khuyết tật, chiếm tỷ lệ cao nhất
là dạng khó khăn về vận động chiếm 26,07%, tiếp theo là dạng bất thường thần
kinh 22,81% và dạng đa khuyết tật 22,75%. Các dạng khuyết tật chiếm tỷ lệ thấp
hơn là dạng khó khăn về nghe 3,08% và dạng khó khăn về nói 4,68%. Kết quả này
cũng phù hợp với số liệu phân bố NKT ở Việt Nam theo Bộ Lao Động Thương Binh
và Xã Hội công bố năm 2005. Theo đó các dạng tật chiếm tỷ lệ cao nhất của người
Lª V¨n H¶i – K15

22
Việt Nam là khuyết tật vận động 29,41%, khuyết tật thần kinh 16,82% và các dạng
khuyết tật chiếm tỷ lệ thấp là khuyết tật thính giác 9,33% và khuyết tật ngôn ngữ
7,08%.
Có nhiều cách phân loại khuyết tật. Chúng ta có thể phân loại khuyết tật
theo chức năng, phân loại theo mức độ ảnh hưởng của khuyết tật (nặng, vừa, nhẹ),
theo nguyên nhân khuyết tật (bẩm sinh, bệnh tật, tai nạn, các nguyên nhân khác
trong đó có tác nhân môi trường bao gồm cả chiến tranh), phân loại theo số lượng
khuyết tật (đơn khuyết tật, đa khuyết tật). Sự phân loại đó tùy thuộc vào từng đơn
vị điều tra do đó có thể thu được các kết quả khác nhau khi tiến hành trên cùng
một địa bàn dân cư trong cùng một giai đoạn.
Bảng 2. Tỷ lệ các dạng khuyết tật toàn tỉnh
Loại KT
Tổng
n %
Khó khăn về vận động 6.612 26,07
Khó khăn về nhìn 2.666 10,51
Khó khăn về nghe 782 3,08
Khó khăn về nói 1.187 4,68
Khó khăn về học 2.561 10,10
Bất thường thần kinh 5.784 22,81
Đa khuyết tật 5.769 22,75
Tổng cộng 25.361 100
Cuộc điều tra tiến hành trên 25.361 người khuyết tật. Trong đó 3 dạng
khuyết tật thường gặp nhất là khó khăn về vận động, bất thường thần kinh và đa
khuyết tật chiếm tới hơn 70%. Các định nghĩa về các dạng khuyết tật này bao gồm:
Khó khăn về vận động hay dạng khuyết tật vận động có đặc điểm là cơ quan
hoặc chức năng vận động bị tổn thương. Người mang khuyết tật vận động thường
gặp khó khăn trong di truyển, đi lại, nằm ngồi, cầm nắm, ăn uống … Do vậy người
đó gặp khó khăn trong sinh hoạt cá nhân, vui chơi, học tập, lao động, cũng như

giao tiếp.
Lª V¨n H¶i – K15
33

×