Tải bản đầy đủ (.docx) (199 trang)

Chính sách của liên bang nga đối với ASEAN giai đoạn 2000 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 199 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ PHƢƠNG HOA

CHÍNH SÁCH CỦA LIÊN BANG NGA ĐỐI VỚI ASEAN
GIAI ĐOẠN 2000 - 2014

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

Hà Nội- 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ PHƢƠNG HOA

CHÍNH SÁCH CỦA LIÊN BANG NGA ĐỐI VỚI ASEAN
GIAI ĐOẠN 2000 - 2014
Chuyên ngành: Chính trị học
Mã số: 62 31 20 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC

GS.TS.HOÀNG KHẮC NAM


PGS.TS.ĐINH CÔNG TUẤN

Hà Nội – 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu
trong luận án là trung thực, có căn cứ khoa học, được trích dẫn từ nguồn tư liệu tin cậy.
Những kết luận khoa học của luận án là chính xác, chưa từng được công bố trong bất
cứ công trình nào khác.
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Phƣơng Hoa


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU............................................................................................................. 4
DANH MỤC HÌNH VẼ................................................................................................................... 5
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................................... 6
MỞ ĐẦU................................................................................................................................................. 9
1.Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................................... 9
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................... 12
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................................... 13
4. Cở sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.................................................................. 14
5. Đóng góp của luận án............................................................................................................ 15
6.Ý nghĩa của luận án................................................................................................................. 16
7. Kết cấu của luận án........................................................................................ 17
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.............................229
1.1. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước..............................................229
1.2. Một số nhận xét về tình hình nghiên cứu...................................................35

Tiểu kết chương 1.............................................................................................439
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHÍNH SÁCH CỦA NGA
ĐỐI VỚI ASEAN GIAI ĐOẠN 2000-2014......................................................4542
2.1. Cơ sở lý luận................................................................................................42
2.1.1. Một số vấn đề lý thuyết về chính sách, chính sách đối ngoại dưới góc độ
chính trị học.....................................................................................................42
2.1.2. Cơ sở lý luận..........................................................................................47
2.1.2.1. Dưới góc độ các học thuyết nói chung.............................................47
2.1.2.2. Dưới góc độ các chủ nghĩa và học thuyết của Nga................................. 52
2.2. Cơ sở thực tiễn.............................................................................................54
2.2.1. Tình hình nước Nga giai đoạn 2000-2014..............................................54
2.2.2. Đặc điểm phát triển của ASEAN giai đoạn 2000-2014........................629
2.2.3. Chính sách hướng Đông của Nga.........................................................729
2.2.4. Vị trí của ASEAN trong chính sách của Liên bang Nga…………….....72
Tiểu kết chương 2 ................................................................................................ 78


CHƢƠNG 3: NỘI DUNG VÀ TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCHCỦA NGA ĐỐI VỚI
ASEAN GIAI ĐOẠN 2000-2014.......................................................................8179
3.1. Chính sách chung........................................................................................79
3.2. Chính sách trên lĩnh vực an ninh - chính trị..............................................82
3.2.1. Nội dung chính sách...............................................................................82
3.2.2. Triển khai chính sách..............................................................................84
3.3. Chính sách trên lĩnh vực quốc phòng.........................................................93
3.3.1. Nội dung chính sách...............................................................................93
3.3.2. Triển khai chính sách..............................................................................95
3.4. Chính sách trên lĩnh vực kinh tế thương mại.............................................99
3.4.1. Nội dung chính sách...............................................................................99
3.4.2. Triển khai chính sách............................................................................101
3.5. Chính sách trên các lĩnh vực khoa học công nghệ, văn hóa, giáo dục, du lịch

106
3.5.1. Chính sách về khoa học công nghệ......................................................106
3.5.2. Chính sách về giáo dục.........................................................................107
3.5.3. Chính sách về văn hóa..........................................................................110
3.5.4. Chính sách về du lịch...........................................................................111
Tiểu kết chương 3.........................................................................................11614
CHƢƠNG 4: ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH CỦA NGA ĐỐI VỚI ASEAN GIAI
ĐOẠN 2000-2014VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆT NAM..................................... 1177
4.1. Đánh giá chính sách................................................................................ 1177
4.1.1. Thành tựu........................................................................................... 1177
4.1.2. Các vấn đề tồn tại và nguyên nhân...................................................12221
4.2. Triển vọng và dự báo chính sách...........................................................12625
4.2.1. Triển vọng........................................................................................12625
4.2.2. Dự báo các kịch bản.........................................................................13433
4.2.2.1.Nga đề cao chính sách với ASEAN.............................................13433
4.2.2.2. Nga giữ nguyên chính sách với ASEAN như hiện nay................13636
4.2.2.3. Nga không coi trọng chính sách với ASEAN................................1377


4.3. Tác động của chính sách tới Việt Nam..................................................14241
4.3.1. Vị trí của Việt Nam trong chính sách của Liên bang Nga đối với ASEAN.
14241
4.3.2. Tác động tích cực.............................................................................14545
4.3.3. Tác động tiêu cực.............................................................................14949
4.4. Một số khuyến nghị nhằm phát huy tính hiệu quả chính sách của Nga đối với
ASEAN..........................................................................................................15150
Tiểu kết chương 4.........................................................................................15555
KẾT LUẬN........................................................................................................ 1567
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN.........................................................................................................15859

TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................15860
PHỤ LỤC


Danh mục bảng biểu
Bảng 2.1: Các đối tác thương mại hàng đầu của ASEAN năm 2005.......................64
Bảng 2.2: Thương mại hàng hóa của Ấn Độ đối với ASEAN qua các năm.........7067
Bảng 2.3: Danh sách các quốc gia tại ASEAN có quan hệ thương mại với EU.....718
Bảng2.5: Số lượng công ty đặt tại các nước và ASEAN năm 2010.........................75
Bảng 3.6: 10 nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu vũ khí và khách hàng chính.....95
Bảng 4.7: Thống kê kim ngạch và tỷ trọng mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam
sang Nga 10 tháng năm 2014................................................................................142


Danh mục hình vẽ
Hình 1.1: Khung phân tích tổng quan của luận án................................................................. 41
Hình 2.1: Dòng vốn FDI chảy vào ASEAN, 2000 – 2014............................................... 639
Hình 2.2: Quy mô kinh tế ASEAN so với các nền kinh tế lớn khác trên thế giới 2014
60

Hình 2.3: Thương mại song phương giữa ASEAN và Trung Quốc qua các năm.....66
Hình 3.4: Thị phần các đối tác thương mại lớn của ASEAN năm 2000 và 2013 .. 102

Hình 3.5: Kim ngạch song phương giữa Nga với các nước ASEAN năm 2012....104


Danh mục chữ viết tắt

Chữtắt
ACMTA


ASEAN
Transpo

ADMM+

ASEAN
Meeting

AEC

ASEAN
Commu

AMM

ASEAN
Meeting

APEC

Asia-Pa
Coopera

ARF

ASEAN

ARJCC


ASEAN
Coopera

ASEAN

Associa
Asian N

ASEM

Asia-Eu

ASOSAI

Asian O
Suprem

ATF

ASEAN

BRICS

Brasil, R
and Sou

CICA

Confere
and Con


Measure


COC

Code of
South C

DOC

Declara
the Parti
China S

EAS

East Asi

EAEC

Eurasian
Commu

EEF

Eastern

EIA


Energy
Adminis

EU

Europea

FDI

Foreign

G8

Group o

G20

Group o

GDP

Gross D

IMF

Internati

NATO

North A

Organiz

RCEP

Regiona
Econom

SCO

Shangha
Organiz

SNG

Содруж

Государ
Nezavis
TAC

Treaty o


Coopera
VCCI

Vietnam
Comme

WB


World B

WEF

World E

WTO

World T


MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài
Liên bang Nga - một quốc gia rộng lớn với lãnh thổ trải dài trên hai châu lục Á –
Âu và nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú, đồng thời cũng là một
trong 10 quốc gia có nền kinh tế hàng đầu thế giới. Từ năm 2000, nền kinh tế
Nga dưới thời Tổng thống Putin bắt đầu được khôi phục và đến nay vẫn tiếp tục
trên đà tăng trường khi GDP nhiều năm liên tục đạt mức 6 – 7%. Đặc biệt, năm
2007, mức tăng trưởng kinh tế của Nga đạt mức kỷ lục 8,1%, dự trữ ngoại hối và
vàng của quốc gia này đạt gần 500 tỷ USD [41].Về dài hạn, Bộ Phát triển kinh tế
Nga dự báo tăng trưởng GDP của Nga từ 2014 đến 2030 sẽ đạt trung bình
khoảng 2,5%/năm. Còn theo thông tin từ Bộ Thương mại và Phát triển kinh tế
Nga, mục tiêu của nước này đến năm 2020 sẽ vươn lên trở thành một trong năm
cường quốc kinh tế thế giới, GDP đạt 30.000 USD/ đầu người/ năm [18].
Trong quá trình phát triển, chính sách đối ngoại của Nga liên tục được xem xét
và đổi mới để phù hợp với những đặc thù địa lý, chính trị của Nga. Nếu trong
giai đoạn 1991-1993 Nga thực hiện chính sách “định hướng Đại Tây Dương”
chú trọng đến mối quan hệ với Mỹ và Phương Tây thì đến năm 1994 trở đi, do

chính sách trên không đem lại hiệu quả nên Nga đã chuyển sang chính sách
“Cân bằng Á – Âu” để phù hợp với tình hình kinh tế của nước mình. Sau đó đến
những năm đầu thế kỷ XXI, Nga đã xoay trục “hướng Đông” nhắm đến các cơ
hội hợp tác với các quốc gia châu Á, trong đó có các nước thuộc Đông Nam Á.
Trong bối cảnh này, tác giả quyết định phân tích nội dung, mục đích và tác động
của chính sách đối ngoại của Liên bang Nga đối với ASEAN giai đoạn 20002014 để đưa ra những nhận định về thực trạng mối quan hệ giữa hai bên từ đó đề
xuất các kiến nghị nhằm tăng cường mối quan hệ giữa ASEAN và Nga. Cụ thể,
chủ đề luận án này được tác giả lựa chọn trên cơ sở các lý do sau:
Thứ nhất,bước vào thế kỷ XXI, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
trở thành đối tác quan trọng trong cơ chế hợp tác của các quốc gia và tổ chức
kinh tế lớn không chỉ trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương mà trên toàn
cầu. Đó là vì ASEAN đang trở thành cửa ngõ giao thông vận tải chiến lược giữa
các châu lục, là khu vực có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, hơn nữa lại
tập trung lực lượng lao động trẻ có trình độ cao. Ngoài ra, ASEAN còn là thị
trường có sức mua lớn thứ 3 thế giới nên đây được coi là điểm hút các dòng đầu
tư nước ngoài. Cụ thể, dòng vốn FDI đổ vào thị trường ASEAN liên tục tăng
trong hơn 10 năm qua, từ 21,8 tỷ USD (2000) lên đến 136 tỷ USD (2014). Hơn
nữa, kim ngạch thương mại ASEAN năm 2014 đạt 2,529 tỷ USD, với mức GDP


bình quân đầu người (tính theo sức mua tương đương) là 10.700 USD. Năm
2014, ASEAN là nền kinh tế lớn thứ 7 thế giới và thứ 3 châu Á [76]. Chính vị
thế chiến lược của khu vực này mà không một cường quốc nào có thể bỏ qua
“nhân tố ASEAN” trong chiến lược đối ngoại.
Thứ hai, Liên bang Nga ngày càng coi trọng ASEAN trong chiến lược đối ngoại.
Thiết lập quan hệ hợp tác với ASEAN không chỉ giúp thị trường mua bán vũ
khí, nguyên liệu và hàng hóa của Nga được mở rộng mà còn giúp quốc gia này
giải quyết được nhiều vấn đề còn tồn tại. Và nâng tầm quan hệ đối tác Nga –
ASEAN lên một ưu tiên cao hơn trong chính sách đối ngoại của Nga sẽ giúp
tăng cường sự hiện diện của Nga trong khu vực Đông Á nói riêng và châu Á –

Thái Bình Dương nói chung. Nhờ thế, những lợi ích mang tầm chiến lược quốc
gia của Nga trong khu vực và trên thế giới được đảm bảo..
Thực tế, quan hệ ASEAN – Nga đã bắt đầu được thiết lập từ tháng 7 năm 1991
khi Nga tham dự Hội nghị Thương mại ASEAN lần thứ 24 được tổ chức tại
Kuala Lumpur với tư cách khách mời của Malaysia. Đến tháng 7/1996, Nga trở
thành Đối tác đối thoại đầy đủ của ASEAN. Năm 2002, hai bên đã thành lập Ủy
ban Hợp tác chung ASEAN – Nga (ARJCC). Đến tháng 6/2003, giữa Nga và
ASEAN đã đạt được tuyên bố chung về Đối tác vì hòa bình, an ninh, thịnh
vượng và phát triển. Sau đó, vào tháng 11/2004, Nga đã được ASEAN mời tham
gia vào Hiệp ước hữu nghị và hợp tác trong khối này tại Hội nghị cấp cao
ASEAN tổ chức tại Viêng Chăn – Lào. Đặc biệt, năm 2005, Nga và ASEAN đã
tổ chức Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên tại Kuala Lumpur – Malaysia. Sau sự
kiện này, các nhà lãnh đạo ASEAN và Nga đã ký kết “Tuyên bố chung về hợp
tác toàn diện và phát triển”. Năm 2006, Nga trở thành Đối tác đối thoại đầy đủ
của ASEAN. Tháng 10/2010, hai bên tổ chức Hội nghị cấp cao ASEAN – Nga
lần thứ 2 tại Hà Nội (Việt Nam) và nhất trí tiếp tục triển khai Kế hoạch Hành
động toàn diện ASEAN – Nga giai đoạn 2005-2015.
Có thể thấy, từ năm 2000 trở lại đây, Liên bang Nga đánh giá cao vai trò của
ASEAN trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Nhờ thế, kim ngạch thương
mại giữa hai bên đã tăng gấp đôi và đạt mức kỷ lục 21,5 tỷ USD trong năm 2014
và hàng năm Nga dành 1,5 tỷ USD cho Quỹ đối tác – đối ngoại Nga – ASEAN
[145]. Đó là chưa kể đến một loạt các chuyến thăm cấp nhà nước của các nhà
lãnh đạo Nga đến các quốc gia ASEAN để mở rộng thêm mối quan hệ ngoại
giao với các nước này.
Thứ ba, mối quan hệ giữa Nga và ASEAN dù đang có những bước chuyển mình
tốt đẹp, nhưng vẫn được đánh giá là chưa tương xứng với tiềm năng của cả hai
bên. Nga ưu tiên quan hệ với Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ. Chính vì thế,


quan hệ kinh tế giữa Nga và ASEAN còn khiêm tốn.Thực tế, đầu tư giữa hai bên

hiện vẫn chỉ dừng lại ở các dự án nhỏ lẻ và chỉ tập trung vào một số lĩnh vực
nhất định. Cụ thể, năm 2014 Nga và ASEAN có tổng giá trị thương mại song
phương đạt mức kỷ lục 21,5 tỷ USD và chưa đặt ra mục tiêu cho quan hệ thương
mại trong tương lai. Trong khi đó, Trung Quốc và ASEAN đã đưa ra mục tiêu
phát triển thương mại hai bên đạt mức 1.000 tỷ USD đến năm 2020 [143]. Chính
vì thế, việc nghiên cứu chính sách ngoại giao của cả hai bên sẽ giúp tăng cường
mối quan hệ này, nhằm đạt được nhiều thành tựu tương xứng với tiềm năng và
mong muốn của cả hai phía trong tương lai.
Thứ tư, trong những năm Chiến tranh lạnh cũng như sau thời kỳ Chiến tranh
lạnh, trọng tâm chính sách đối ngoại của Nga vẫn ưu tiên mối quan hệ với Mỹ
và EU. Thậm chí ngay cả khi xoay trục hướng Đông thì Trung Quốc, Nhật Bản
và Hàn Quốc vẫn được Nga coi trọng hơn các quốc gia ASEAN. Trong khi đó,
tranh chấp hay xung đột lợi ích trong khu vực cũng như toàn cầu lại khó xảy ra
trong mối quan hệ đối tác giữa Nga và ASEAN. Và việc Mỹ và EU áp đặt các
lệnh trừng phạt cấm vận vào Nga càng khiến cho quốc gia này tăng cường mối
quan hệ đối tác với ASEAN. Chính vì thế, Nga đang đưa ASEAN vào vị trí
trung tâm trong chính sách xoay trục hướng Đông của mình nhằm giảm áp lực
từ phía Tây và nâng tầm quan hệ với một đối tác “nặng ký” trong tương lai như
ASEAN. Do đó, các chính sách đối ngoại của Nga với tổ chức này cần được
nghiên cứu và phát triển .
Thứ năm, trong mối quan hệ Nga – ASEAN, Việt Nam đóng vai trò cầu nối khi
vừa là một thành viên của ASEAN vừa có mối quan hệ lâu đời tốt đẹp với Nga.
Do đó các chính sách đối ngoại Nga áp dụng lên khu vực này có ảnh hưởng rất
lớn đến tình hình kinh tế - chính trị của Việt Nam. Chính vì thế, những biến
chuyển trong chính sách đối ngoại của Nga đối với ASEAN nói chung và với
Việt Nam nói riêng được Chính phủ Việt Nam quan tâm theo dõi. Thông qua
việc nghiên cứu các chính sách của Liên bang Nga đối với ASEAN, Việt Nam sẽ
định hướng xây dựng đối sách ngoại giao phù hợp với hai bên, nhất là với Nga,
từ đó khai thác có hiệu quả mối quan hệ này đẩy mạnh sự phát triển, phồn thịnh
của đất nước.

Thứ sáu, xét trên góc độ ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn, đề tài này được
triển khai sẽ là nguồn tư liệu quý trong lĩnh vực nghiên cứu về chính sách đối
ngoại nói chung và chính sách đối ngoại giữa Nga và ASEAN nói riêng trong
khoảng thời gian từ 2000 đến 2014. Đây sẽ được coi là đề tài mang tính tổng
quan khi đề cập đến cơ sở lý luận và thực tiễn trongchính sách đối ngoại của
Nga đối với ASEANgiai đoạn 2000-2014. Trong đó, Việt Nam có vị trí đặc biệt


quan trọng khi vừa là thành viên tích cực của ASEAN vừa có mối quan hệ
truyền thống lâu đời tốt đẹp với Nga. Chính sách đối ngoại mà Nga áp dụng đối
với ASEAN sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực.
Chính vì thế, các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam, thông qua những nội
dung phân tích trong đề tài sẽ có cái nhìn tổng quan về mối quan hệ giữa Nga và
ASEAN để dự báo trước các tình huống có thể xảy ra trong tương lai, giúp mối
quan hệ giữa Việt Nam – ASEAN và Việt Nam – Nga phát triển theo hướng tích
cực và chủ động hơn nữa.
Luận án của tôi về “Chính sách của Liên bang Nga đối với ASEAN giai đoạn
2000 – 2014”mong muốnlàm rõ thêm những định hướng trong chính sách đối
ngoại của Nga đối với khu vực này, phân tích cụ thể hơn nội dung các chính
sách của Nga trên các lĩnh vực khác nhau như chính trị, an ninh – quân sự, kinh
tế - thương mại,… để tìm ra những điểm thành công và hạn chế trong chính sách
của Nga với ASEAN. Từ đó có những dự báo về triển vọng phát triển mối quan
hệ này trong tương lai và tác động của chúng đến tình hình kinh tế chính trị của
nước ta.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án hướng đến mục tiêu là phân tíchnội dung và thực tiễn triển khai chính
sáchcủa Nga đối với ASEAN trong giai đoạn 2000-2014.
Để đạt được mục tiêu chính, các nhiệm vụ nghiên cứu được xác định, gồm:



Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của chính sách.

Chỉ rõ chính sách của Nga đối với ASEAN trên từng lĩnh vựccũng như
đối với từng quốc gia trong khu vực này.


Nhận định những thành công và hạn chế của chính sách trong giai
đoạn nghiên cứu.


Những tác động của chính sách đối với ASEAN nói chung và Việt
Nam nói riêng.


Đề xuất các kiến nghị nhằm tăng cường mối quan hệ giữa Nga và
ASEAN nói chung, Nga và Việt Nam nói riêng, giúp thúc đẩy các mặt tích cực
của mối quan hệ này.


Luận án nhằm trả lời các câu hỏi sau:
Một là, chính sách của Liên bang Nga đối với ASEAN giai đoạn 2000-2014bao
gồm những nội dung gì?


Hai là,chính sách của Nga có tác động như thế nào đến ASEAN ở các lĩnh vực
mà nó áp dụng?
Ba là, các chính sách của Nga đối với ASEAN trong giai đoạn nghiên cứu đã đạt
được những thành công và còn những hạn chế nào?


3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án bao gồm:
Chính sách của Liên bang Nga đối với ASEAN giai đoạn 2000-2014
nói chung và trên các lĩnh vực cụ thể như an ninh – chính trị, quốc phòng, kinh
tế, văn hóa, giáo dục, du lịch...


ASEAN nói chung và các quốc gia thành viên – những đối tượng chịu
tác động trực tiếp của chính sách.


Việt Nam vừa là cầu nối trong mối quan hệ Nga – ASEAN, vừa là
thành viên tích cực của ASEAN nên sẽ là đối tượng chịu tác động của chính
sách đối ngoại mà Nga áp dụng đối với ASEAN trong giai đoạn nghiên cứu.


Phạm vi nghiên cứu của luận án tập trung vào:
Nội dung nghiên cứu: nội dung các chính sách của Nga đối với
ASEAN trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội và tác động của các
chính sách của Nga đến ASEAN và Việt Nam.


Không gian nghiên cứu: Liên bang Nga và các quốc gia thuộc tổ chức
ASEAN, trong đó tập trung vào điểm phát xuất là Liên bang Nga. Dựa trên nội
dung các chính sách này, nghiên cứu tác động và ảnh hưởng của nó tới các quốc
gia Đông Nam Á.


Thời gian nghiên cứu: từ đầu năm 2000 đến cuối năm 2014, bao gồm
nghiên cứu các số liệu, tài liệu đề cập đến các chính sách của Liên bang Nga đối

với ASEAN.


Ngày 26/3/2000, V. Putin đã thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Liên
bang Nga, bắt đầu nhiệm kỳ đầu tiên của mình trên cương vị Tổng thống. Đây
cũng là thời gian nền kinh tế Nga bắt đầu khởi sắc, đưa Nga quay trở lại hàng
ngũ những nền kinh tế hàng đầu thế giới. Ngay từ những ngày đầu nhậm chức,
Putin đã đề ra đường lối đối ngoại phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn nước Nga
cũng như yêu cầu của người dân Nga thông qua một loạt các văn kiện được công
bố. Đó là: “Nguyên tắc chung chính sách ngoại giao liên bang Nga” (tháng


4/2000), “Chiến lược đối ngoại của Liên bang Nga” (tháng 6/2000), “Ý tưởng
chính sách ngoại giao Liên bang Nga” (tháng 7/2000), … Đây chính là những
văn kiện quan trọng, đóng vai trò đặt nền móng vững chắc trong lĩnh vực đối
ngoại của Liên bang Nga trong suốt hơn 10 năm qua.
Ngày 31/12/2015, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) chính
thức trở thành Cộng đồng chung. Đây là bước phát triển thể hiện sự trưởng
thành và lớn mạnh của ASEAN sau gần 50 năm tồn tại và phát triển, đánh dấu
sự thay đổi cả về chất và lượng của tổ chức này. Chính vì thế, đề tài chọn
khoảng thời gian từ 2000 – lúc Tổng thổng Putin bắt đầu nhiệm kỳ đầu tiên của
mình với những thay đổi lớn trong chính sách đối ngoại – đến hết năm 2014
trước khi Hiệp hội ASEAN chuyển mình thành Cộng đồng chung với nhiều sự
thay đổi về chất và cơ cấu tổ chức hoạt động.

4. Cở sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: Luận án dựa trên những lý luận về phép duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin. Phép duy vật biện chứng đề cập đến
đời sống chính trị của một quốc gia, một tổ chức trong sự vận động, phát triển
của nó, bao gồm sự phát triển, thay đổi về quyền lực chính trị, hình thức nhà

nước qua các giai đoạn lịch sử. Trên cơ sở đó, luận án đi sâu vào phân tích cơ sở
lý luận chính sách của Liên bang Nga đối với ASEAN giai đoạn 2000 – 2014.
Cụ thể, luận án phân tích chính sách đối ngoại mới của Nga dưới thời tổng thống
Putin, đặc biệt chú trọng đến chính sách hướng Đông của Liên bang Nga do có
ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến khu vực Đông Nam Á. Luận án cũng dựa
trên những quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về các vấn đề quốc tế và đối
ngoại.
Để thực hiện được nghiên cứu này, tác giả triển khai các phương pháp chính sau:
Phương pháp phân tích văn bản và phân tích nội dung:trong phạm vi nghiên
cứu của luận án, việc tìm hiểu các công trình nghiên cứu trước đó về các chính
sách của Nga đối với ASEAN sẽ bổ sung luận cứ để nghiên cứu các chính sách
này trong giai đoạn 2000-2014. Chính vì thế, phương pháp nghiên cứu các tài
liệu đã có bao gồm các bài báo, sách, tạp chí, các công trình nghiên cứu, các bài
tham luận,… được thu thập lại để lọc ra những thông tin có giá trị.Trên cơ sở đó,
nghiên cứu tập trung giải quyết các vấn đề còn vướng mắc về mặt lý luận và
thực tiễn các chính sách của Nga đối với ASEAN trong giai đoạn nêu trên.


Phương phápphỏng vấnchuyên gia: Nghiên cứu về các chính sách ngoại giao
trong một khoảng thời gian tương đối dài là hoạt động không hề đơn giản. Chính
vì thế, việc thu thập, tiếp thu các ý kiến của chuyên gia thông qua phỏng vấn là
rất cần thiết. Ý kiến của những người đi trước, có nhiều kinh nghiệm và kiến
thức uyên thâm về lĩnh vực quan hệ quốc tế, đối ngoại sẽ gợi mở thêm nhiều ý
kiến đánh giá sâu sắc dựa trên thực tế cho bài nghiên cứu.
Phương pháp lịch sử và logic: thông qua các nguồn tư liệu và ý kiến của các
chuyên gia có thể hiểu được bối cảnh hình thành và quá trình thực thi chính sách
của Nga đối với châu Á – Thái Bình Dương, trong đó, đặt quá trình thực thi
chính sách trong mối quan hệ qua lại tác động khác, trong bối cảnh riêng của
từng nước liên quan và bối cảnh chung của toàn thế giới. Từ đó, có thể hiểu rõ
và phân tích được các sự kiện, chính sách đã xảy ra theo thời gian, hơn nữa còn

có thể dự báo được triển vọng của sự phát triển các chính sách đối ngoại giữa
hai bên trong tương lai. Bên cạnh đó phương pháp lịch sử và logic sẽ nghiên cứu
tổng quát các chính sách này nhằm tìm hiểu bản chất, quy luật vận động và phát
triển khách quan của chúng, giúp người viết tìm ra những bài học và xu hướng
phát triển của chính sách của Nga đối với ASEAN trong tương lai.
Phương pháp thống kê, phân tích và so sánh tổng hợp: đây là phương pháp
mang tính chất định hướng, thống kê, phân tích giúp tác giả phát hiện ra các yếu
tố tác động và sự ảnh hưởng của các yếu tố đó đến các chính sách mà Nga áp
dụng cho ASEAN trong giai đoạn nghiên cứu. Việc so sánh các tư liệu thu thập
được từ trong và ngoài nước giúp có được cơ sở khoa học nhằm thực hiện được
mục tiêu đã đề ra, chỉ ra được những thành công và hạn chế của các chính sách
này cũng như tác động của nó đến Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
Phương pháp phân tích chính sách: đây là phương pháp được thiết kế nhằm
đánh giá, phân tích và truyền đạt thông tin dựa vào kết quả nghiên cứu quan
trọng của khoa học xã hội, triết lý chính trị để tìm hiểu và cải thiện chính sách.
Nói cách khác, đây là một quy trình điều tra nhằm tạo ra, đánh giá và biểuđạt
thông tin để các nội dung chính sách được hiểu và cải thiện trong một môi
trường nhất định.

5. Đóng góp của luận án
Thứ nhất, luận án đã góp phần làm rõ tình hình nghiên cứu chính sách của Liên
bang Nga đối với ASEAN trong giai đoạn từ 2000 đến 2014 từ các tác giả trong
và ngoài nước. Thông qua những công trình này, người đọc có thể hình dung ra
được các vấn đề liên quan đến chính sách đối ngoại của Nga đối với ASEAN
trong giai đoạn nghiên cứu đã được hình thành như thế nào, có những vấn đề gì


nổi cộm đã được đề cập và giải quyết. Mỗi công trình đề cập đến một khía cạnh
khác nhau về các chính sách đối ngoại chung của Nga, chính sách đối ngoại của
Nga đối với khu vực Châu Á Thái Bình Dương (trong đó có ASEAN), chính

sách đối ngoại của Nga đối với Việt Nam,…. Đây sẽ là những thông tin khái
quát giúp người viết hiểu rõ về chủ đề luận án đề cập đến vấn đề thời sự cấp
thiết, được đông đảo các nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế quan tâm.
Thứ hai, luận án đã làm rõ được cơ sở lý luận và thực tiễn chính sách của Liên
bang Nga đối với ASEAN trong thời kỳ 2000-2014, bao gồm những vấn đề lý
thuyết về chính sách, cơ sở lý luận về chính sách (chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa
hiện thực, chủ nghĩa kiến tạo, các chủ nghĩa và học thuyết đối ngoại của Nga),
cơ sở thực tiễn cho sự hình thành chính sách (xuất phát từ bối cảnh kinh tế xã
hội của Nga, quan hệ của Nga đối với các nước lớn và khu vực chủ chốt, đặc
điểm phát triển của ASEAN cũng như vai trò của ASEAN trong chính sách đối
ngoại của Nga).
Thứ ba, luận án đã đề cập và phân tích nội dung các chính sách của Liên bang
Nga đối với ASEAN trong giai đoạn nghiên cứu, bao gồm nội dung và sự triển
khai chính sách thực tế trên các lĩnh vực cụ thể (an ninh chính trị, quốc phòng,
kinh tế, khoa học công nghệ, văn hóa, giáo dục, du lịch,…). Quá trình thực thi
chính sách đều gắn với những sự kiện và thành tựu cụ thể để người đọc có thể
hiểu rõ hơn những thành công và hạn chế của chính sách.
Thứ tư, từ những phân tích về chính sách đối ngoại của Nga đối với ASEAN trên
từng lĩnh vực cụ thể, luận án đã đưa ra những đánh giá về chính sách và quá
trình thực thi chính sách, những điều đã làm được và chưa làm được, cũng như
nguyên nhân của những hạn chế đó. Từ đó, tác giả đưa ra các kịch bản dự báo
chính sách của Nga đối với ASEAN cũng như tác động của những chính sách
này lên khu vực. Mỗi kịch bản đều được dựa trên những cơ sở thực tiễn và sẽ có
những tác động khác nhau đến tình hình kinh tế-chính trị-xã hội của hai bên.
Thứ năm, luận án đưa ra những khuyến nghị giúp phát huy tính hiệu quả của các
chính sách đối ngoại của Nga áp dụng cho ASEAN nói chung và Việt Nam nói
riêng, cũng như củng cố và tăng cường mối quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện
giữa Nga và Việt Nam.

6.Ý nghĩa của luận án

Thứ nhất, thông qua nội dung cũng như những tác động của chính sách của Liên
bang Nga đối với ASEAN, luận án đề xuất những khuyến nghị Nga cần thực
hiện trong việc xây dựng, triển khai chính sách,đồng thời thông qua nhân tố Việt


Nam để tác động tích cực tới toàn bộ khối ASEANnhằmđạt được những thành
tựu to lớn hơn nữa trên mọi lĩnh vực từ kinh tế, chính trị đến văn hóa, giáo dục
và du lịch.
Thứ hai, luận án làm sáng tỏ đặc trưng chính sách đối ngoại của Liên bang Nga
đối với ASEAN trong giai đoạn 2000-2014 với nhiều thay đổi đến từ nước Nga,
từ Hiệp hội ASEAN cũng như tình hình kinh tế chính trị toàn cầu. Những thông
tin này sẽ trở thành tài liệu tham khảo hữu ích dành cho những cá nhân, tổ chức
đang nghiên cứu về chính sách đối ngoại nói chung và chính sách đối ngoại của
Nga đối với ASEAN nói riêng.
Thứ ba, luận án làm rõ vai trò và tầm ảnh hưởng của Liên bang Nga đối với
ASEAN, đồng thời hiểu được tầm quan trọng của ASEAN trong chính sách
“hướng Đông” của Nga, đặc biệt là trong giai đoạn 2000-2014. Thông qua
những thông tin này, người đọc có thể nhận thức được mối quan hệ giữa Nga và
ASEAN có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế và ổn định tình hình
an ninh chính trị không chỉ trong khu vực mà còn trên toàn thế giới.
Thứ tư, luận án mang ý nghĩa không chỉ đối với ASEAN mà còn với Việt Nam,
giúp người đọc hiểu được những tác động của những chính sách của Nga đến
Việt Nam trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội như an ninh quân sự, chính trị,
kinh tế - thương mại, khoa học công nghệ, văn hóa giáo dục,… từ đó phần nào
xác định một số đường lối để phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong thời
gian tới.

7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,luận án được chia
làm 4 chương như sau:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu. Chương này đề cập đến tổng quan
nghiên cứu, gồm các tài liệu trong và ngoài nước viết về Liên bang Nga, chính
sách đối ngoại của Liên bang Nga; các nghiên cứu về ASEAN và ASEAN-Nga;
các nghiên cứu về chính sách của Liên bang Nga đối với ASEAN và quan hệ
Nga- Việt. Từ đó chỉ ra những vấn đề đã được nghiên cứu và những vấn đề cần
được nghiên cứu bổ sung trong luận án.
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn chính sách của Nga đối với ASEAN giai
đoạn 2000-2014. Nội dung nêu khái quát một số vấn đề lý thuyết về chính sách,
chính sách đối ngoại và cơ sở lý luận chính sách của Nga đối với ASEAN. Bên
cạnh đó, chương 2 còn chỉ rõ tình hình kinh tế xã hội của Nga và ASEAN,


những khó khăn hạn chế đang gặp phải vả nhu cầu cần hợp tác với nhau, chính
sách hướng Đông của Nga và tầm quan trọng của ASEAN trong chính sách đó,
Chương 3: Nội dung và triển khai chính sách của Nga đối với ASEAN giai đoạn
2000-2014.Chương này đề cập đến nội dung và triển khai thực tế các chính sách
của Nga đối với ASEAN trong giai đoạn nghiên cứu được chia thành các lĩnh
vực cụ thể như: an ninh- chính trị, quốc phòng, kinh tế - thương mại, khoa học
công nghệ, văn hóa, giáo dục, du lịch.
Chương 4: Đánh giá chính sách của Nga đối với ASEAN giai đoạn 2000-2014
và tác động đến Việt Nam. Chương này phân tích và đánh giá những thành tựu,
tồn tại và nguyên nhân của những chính sách Nga đã áp dụng đối với ASEAN.
Từ những phân tích này, luận án tổng hợp và dự báo triển vọng sự phát triển của
chính sách, đề xuất những kiến nghị Nga cần thực hiện để phát huy tối đa hiệu
quả chính sách đối với ASEAN. Đồng thời, chương 4 nêu rõ thực trạng vị trí của
Việt Nam trong chính sách của Nga đối với khu vực, cũng như những tác động
của những chính sách trên đến Việt Nam, để đưa ra những khuyến nghị về mặt
an ninh quân sự, kinh tế, chính trị ngoại giao đối với Việt Nam.



Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc


Các nghiên cứu về Liên bang Nga và chính sách đối ngoại của Liên bang
Nga



Cuốn sách “Liên bang Nga – quan hệ kinh tế đối ngoại trong những năm cải
cách thị trường” do PTS. Nguyễn Quang Tuấn chủ biên do Nhà xuất bản
Khoa học xã hội Hà Nội xuất bản năm 1999.

Cuốn sách đi sâu phân tích những nhân tố (cả bên trong và bên ngoài) đã tác
động đến sự phát triển của mối quan hệ kinh tế đối ngoại màLiên bang Nga đã
tiến hành trong công cuộc cải cách kinh tế nhằm chuyển đất nước sang nền kinh
tế thị trường hiện đại. Cuốn sách bao gồm hai phần: Phần 1 trình bày tổng quan
về quan hệ đối ngoại của Liên bang Nga, trong đó nêu rõ bối cảnh quốc tế và
những yếutố ảnh hưởng tới quan hệ kinh tế đối ngoại của Liên bang Nga hiện
nay. Phần 2 đề cập đến mối quan hệ kinh tế đối ngoại của Liên bang Nga với
một số quốc giavà khu vực quan trọng, bao gồm: cộng đồng kinh tế Châu Á –
Thái Bình Dương; các nước Đông Âu, các nước Đông Nam Á, các nước SNG,
Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Việt Nam. Thông qua những nội dung được trình bày
trong cuốn sách này, nhóm tác giả muốn cung cấp thêm những thông tin và kinh
nghiệm quý báu cho những nước có nền kinh tế đang trong thời kỳ chuyển đổi
mô hình, trong đó có Việt Nam.


Cuốn sách “Liên bang Nga trên con đường phát triển những năm đầu thế kỷ

XXI” của TS. Nguyễn An Hà do Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Viện nghiên
cứu châu Âu xuất bản năm 2008.

Cuốn sách là một trong những tác phẩm nghiên cứu có hệ thống và tổng quan
nhất về diện mạo phát triển của Liên bang Nga trong những năm đầu thế kỷ
XXI. Trong cuốn sách này, tác giả đã đi sâu phân tích bối cảnh trong nước, quốc
tế và khu vực đồng thờiđưa ra những đánh giá về những vấn đề cơ bản trong
đường lối đối nội, đối ngoại của Nga để từ đó dự báo tầm ảnh hưởng của sự phát
triển này đối với khu vực và thế giới nói chung cũng như đối với mối quan hệ
giữa Việt Nam và Liên bang Nga nói riêng.Ngoài những vấn đề vừa liệt kê trên
đây, tác giả còn tập trung nghiên cứu nhiều vấn đề cấp thiết của Nga hiện nay


như: củng cố hệ thống chính trị, phát triển kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế
quốc tế,…


Cuốn sách: “Cục diện thế giới đến 2020” do Phạm Bình Minh chủ biên, Học
viện Ngoại giao, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật, 2012.

Đây là cuốn sách tập hợp nhiều bài viết của nhiều tác giả khác nhau về
những chính sách, sự kiện diễn ra trên thế giới và từng khu vực từ những năm
đầu thế kỷ XXI và dự báo kịch bản đến năm 2020. Cuốn sách được chia làm hai
phần chính: Phần 1: Cục diện thế giới: bao gồm các bài viết bàn về cục diện thế
giới hiện nay, các xu hướng phát triển đến năm 2020 như xu hướng toàn cầu
hóa, xu hướng phát triển công nghệ,… Trong phần thứ hai mang tên: Cục diện
khu vực, rất nhiều bài viết về cục diện của từng khu vực như châu Á – Thái Bình
Dương, cục diện Đông Nam Á,… đồng thời nghiên cứu các mối quan hệ giữa
các nước lớn với nhau, dự báo triển vọng đến 2020 như quan hệ Mỹ - Trung
Quốc, quan hệ Mỹ - Nga, quan hệ Mỹ - Nhật Bản, quan hệ Trung Quốc – Nhật

Bản, quan hệ Nga – Trung Quốc,… Cuốn sách cũng tập trung các bài nghiên
cứu sâu sắc về chiều hướng chính sách đối ngoại của Mỹ, Trung Quốc, Nga đến
năm 2020 để người đọc có cái nhìn tổng quan về hiện tại và hiểu được xu thế
phát triển của từng khu vực và toàn thế giới trong tương lai.


Cuốn sách: “Nga, Trung Quốc và trật tự thế giới mới: Lý luận và thực tiễn”
của M. L.Titarenko, V. E. Petrovski, Dịch giả: Lê Thanh Vạn, Nguyễn Trung,
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, 2017.

Cuốn sách này gồm 3 chương: Chương 1: trình bày những cơ sở lý luận – triết
học của cấu trúc thế giới mới. Trong chương 2, tác giả phân tích một cách kỹ
càng có so sánh về vai trò và sự tham gia của hai nước trên vào tiến trình cải tổ
cơ chế quản trị toàn cầu. Chương 3: “Nga, Trung Quốc với triển vọng an ninh và
hợp tác khu vực” đề cập đến những triển vọng kết nối trong quá trình hội nhập
tại các khu vực như châu Âu, lục địa Á – Âu và châu Á – Thái Bình Dương
trong bối cảnh Nga và Trung Quốc đang trong thế lưỡng nan của những cơ chế
kinh tế - thương mại xuyên khu vực. Ngoài ra, tác giả cũng đưa ra mô hình an
ninh khu vực mới trên lục địa Á – Âu và Châu Á – Thái Bình Dương. Từ đó, tác
giả phân tích những con đường mà nước Nga đã tự nhận thức về vai trò và viễn
cảnh tương lai của mình trong cộng đồng các nước Á – Âu và Châu Á – Thái
Bình Dương.
 Bài nghiên cứu “Vài nét về chính sách đối ngoại của Liên bang Nga những
năm đầu thế kỷ 21” của PGS. TS. Ngô Xuân Bình, Viện nghiên cứu Đông
Bắc Á, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu châu Âu số 87- 2007.


Trong bài viết này, tác giả đề cập đến những khía cạnh mà chính sách đối ngoại
của Nga phản ánh trong những năm đầu của thế kỷ XXI. Thứ nhất là nhận thức
của liên bang Nga về bối cảnh quốc tế, trong đó Nga nhận thức rõ các quan hệ

quốc tế đang thay đổi và đất nước phải đối mặt với nhiều khó khăn. Nga cần huy
động các nguồn lực để đối phó với những thách thức này.Ngoài ra, tác giả cũng
đề cập đến các mục tiêu, phân tích những ưu tiên trong chính sách đối ngoại của
liên bang Ngavà xếp thứ tự ưu tiên vùng quốc gia trong bối cảnh chính sách đối
ngoại mới của nước này.
 Bài nghiên cứu “Những động thái mới trong chính sách đối ngoại của Liên
bang Nga” của TS. Nguyễn An Hà, Viện nghiên cứu châu Âu, đăng trên Tạp
chí Nghiên cứu châu Âu số 82- 2007.
Trước hết, tác giả đề cập đến bối cảnh quốc tế và khu vực và đưa ra nhận định
rằng Nga cần tăng cường liên kết kinh tế với các trung tâm kinh tế thế giới mới
đã hình thành để vừa tăng trưởng vừa tạo ra một trung tâm kinh tế mà Nga đóng
vai trò hạt nhân. Từ đó, tác giả đưa ra những quan điểm chủ đạo trong chính
sách đối ngoại của Nga. Trong phần hai, tác giả nêu ra quan điểm mới trong
chính sách đối ngoại của Nga và khẳng định rằng việc tăng cường hợp tác với
ASEAN có ý nghĩa to lớn để từ đó Nga tích cực tham gia diễn đàn khu vực
ASEAN, ARF và mở rộng đối thoại hợp tác với châu Á. Tiếp theo, tác giả đề cập
đến chính sách ngoại giao kinh tế của Nga. Cụ thể, Nga sẽ đẩy mạnh hình thành
giới doanh nghiệp Nga ở nước ngoài, thúc đẩy ngoại giao năng lượng, đa dạng
hóa cơ cấu hàng hóa về địa lý, tham gia vào tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát
triển OEDC.
 Bài viết “Liên bang Nga và chiến lược đối ngoại của Nga đến 2020” của tác
giả Bùi Khắc Bút, được in trong cuốn Cục diện thế giới đến 2020, xuất bản
năm 2012 bởi Học viện Ngoại giao, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự
thật, Hà Nội – 2012.
Trong bài viết này, tác giả đề cập đến hai vấn đề lớn: (1) Những định
hướng chiến lược đối ngoại của Liên bang Nga đến năm 2020 trên các lĩnh vực
chính trị, (các vấn đề toàn cầu, các vấn đề khu vực, các hướng quan hệ đối
ngoại) vàlĩnh vực kinh tế (với 6 mục tiêu và 7 biện pháp chính). Trong phần hai,
tác giả dự báo triển vọng quan hệ của Nga đối với một số đối tác chính, bao
gồm: quan hệ với các nước SNG, quan hệ với châu Âu, quan hệ với Mỹ, quan hệ

với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
 Bài viết “Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga hiện nay – Những thách
thức và hướng triển khai” của Chúc Bá Tuyên, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu
Châu Âu, Số24-2012.


Bài viết này được thực hiện trong bối cảnh ông Putin tiếp tục làm Tổng
thống của Liên bang Nga sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày
4/3/2012 với sự kỳ vọng của nhân dân Nga và sự biến động khó lường của tình
hình thế giới nói chung cũng như nước Nga nói riêng. Đầu tiên, tác giả đề cập
đến những khó khăn, thách thức mà Nga đang gặp phải. Ở trong nước, nền kinh
tế Nga đang gặp nhiều khó khăn, sự phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ nét và tệ
nạn tham nhũng đang ở mức đáng báo động. Thêm vào đó, tâm lý chống lại
chính phủ Nga từ các đảng phái khác đang nổi lên xuất phát từ nhiều vấn đề.
Bên ngoài, chính quyền mới của Tổng thống Putin đang chịu sức ép vô cùng lớn
từ phía Mỹ và các nước phương Tây, đồng thời, để lôi kéo các nước thành viên
SNG ra khỏi ảnh hưởng của Nga, Mỹ và các nước phương Tây cũng không
ngừng mở rộng hợp tác kinh tế với các nước này. Không những thế, Nga cũng
đang bị Mỹ và NATO bao vây và cô lập về quân sự. Có thể thấy, Nga đang phải
đối mặt với khó khăn từ nhiều phía. Chính điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ
đến chiều hướng chính sách đối ngoại và chiến lược ngoại giao của ông Putin.
Để vượt qua những thách thức trên, trọng tâm chiến lược đối ngoại mới của
Putin sẽ hướng đến: (1) đẩy mạnh kết giao với các nước thuộc SNG, thúc đẩy
xây dựng Liên minh kinh tế Á – Âu, (2) tìm kiếm tiếng nói chung trong hợp tác
với châu Âu và (3) phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược với Trung
Quốc.
 Bài báo“Nét mới trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga dưới thời
Tổng thống D.Medvedev (2008-2012)” của Lê Minh Giang – Đại học Vinh
đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu số 10 (145) 2012.
Trong bài báo này, tác giả nêu bối cảnh trong và ngoài nước tác động đến chính

sách đối ngoại của Tổng thống D.Medvedev. Tiếp theo, tác giả chỉ ra những nét
mới trong chính sách đối ngoại của Tổng thống này, trong đó đề cập đến mối
quan hệ giữa Nga với Mỹ, các nước SNG, châu Âu. Đồng thời, báo cáo chỉ ra
những hướng ưu tiên riêng của nước Nga trong thời gian Medvedev cầm quyền:
(1) hình thành trật tự thế giới mới, (2) vai trò tối cao của luật pháp trong quan hệ
quốc tế, (3) củng cố an ninh quốc tế, (4) thúc đẩy hợp tác quốc tế trong lĩnh vực
kinh tế và môi trường và (5) tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nhân đạo
và quyền con người.


Bài viết “Russia’s security and strategic policy towards Asia” (Chính sách an
ninh và chiến lược của Nga đối với châu Á) của tác giả M. Rasit công tác tại
Khoa Quan hệ quốc tế - Trường Đại học Quốc tế Sarajevo, Bo-xi-a Héc-dêgô-vi-na đăng trên trang web điện tử của trường ngày 16/2/2015.


×