Tải bản đầy đủ (.docx) (221 trang)

Ảnh hưởng của nhân sinh quan phật giáo đến đời sống tinh thần cư dân đồng bằng sông hồng hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 221 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------***-----------

NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG

ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN
PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN
CƯ DÂN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------***-----------

NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG

ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN
PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN
CƯ DÂN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
HIỆN NAY
Chuyên ngành: Chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử
Mã số: 62.22.80.05
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Hùng Hậu



HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng
dẫn của GS.TS. Nguyễn Hùng Hậu. Các số liệu, tài liệu được sử dụng trong luận án
là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Các kết luận khoa học của luận án chưa từng
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Nguyễn Thị Thúy Hằng


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU............................. 6
1.1. Các công trình nghiên cứu về nhân sinh quan Phật giáo............................6
1.2. Các công trình nghiên cứu về đời sống tinh thần và ảnh hưởng của nhân
sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần ở Việt Nam..................................14
1.2.1. Các công trình nghiên cứu về đời sống tinh thần........................... 14
1.2.2. Các công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật
giáo đến đời sống tinh thần ở Việt Nam....................................................17
1.3. Các công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến

đời sống tinh thần cư dân đồng bằng sông Hồng hiện nay..............................24
1.4. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án..................... 27

Chương 2: ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN
ĐỜI SỐNG TINH THẦN CƯ DÂN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN
NAY: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN............................................................ 29
2.1. Nhân sinh quan Phật giáo và nhân sinh quan Phật giáo vùng đồng bằng sông

Hồng................................................................................................................ 29
2.1.1. Nhân sinh quan Phật giáo...............................................................29
2.1.2. Nhân sinh quan Phật giáo vùng đồng bằng sông Hồng.................42
2.2. Đời sống tinh thần và những nhân tố ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của

cư dân đồng bằng sông Hồng hiện nay............................................................55
2.2.1. Đời sống tinh thần của cư dân đồng bằng sông Hồng hiện nay.....55
2.2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến đời sống tinh thần cư dân đồng
bằng sông Hồng hiện nay..........................................................................71
Tiểu kết chương 2.......................................................................................... 76


Chương 3: ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN
ĐỜI SỐNG TINH THẦN CƯ DÂN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN
NAY - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA..................................... 77
3.1. Thực trạng ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần

cư dân đồng bằng sông Hồng hiện nay............................................................77
3.1.1. Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đạo đức của cư dân
đồng bằng sông Hồng hiện nay.................................................................77
3.1.2. Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến lối sống của cư dân
đồng bằng sông Hồng hiện nay.................................................................91
3.1.3. Thực trạng ảnh hưởng nhân sinh quan Phật giáo đến văn hóa nghệ
thuật của cư dân đồng bằng sông Hồng hiện nay...................................104
3.2. Những vấn đề đặt ra từ thực trạng ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo


đến đời sống tinh thần cư dân ĐBSH hiện nay..............................................113
Tiểu kết chương 3........................................................................................ 117
Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM
PHÁT HUY ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC, HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG TIÊU

CỰC CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH
THẦN CƯ DÂN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY...................119
4.1. Quan điểm nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực
của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần cư dân ĐBSH hiện nay .. 119

4.1.1. Đổi mới nhận thức về vai trò của tôn giáo nói chung và Phật giáo
nói riêng đối với đời sống tinh thần cư dân ĐBSH hiện nay..................119
4.1.2. Phát huy ảnh hưởng tích cực của nhân sinh quan Phật giáo ở
ĐBSH hiện nay phải gắn liền với khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực,
gắn liền xây với chống nhằm xây dựng đời sống tinh thần phong phú,
lành mạnh cho cư dân trong vùng...........................................................122
4.1.3. Phát huy ảnh hưởng tích cực của nhân sinh quan Phật giáo phải gắn liền

với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của vùng ĐBSH hiện nay.........125


4.2. Một số giải pháp chủ yếu........................................................................128
4.2.1. Xây dựng môi trường kinh tế - xã hội ở ĐBSH hiện nay thuận lợi để
phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của nhân sinh
quan Phật giáo........................................................................................129
4.2.2. Tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục giúp cho cư dân
vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay nhận thức đúng giá trị cũng như hạn
chế của nhân sinh quan Phật giáo..........................................................135
4.2.3. Khuyến khích, lôi cuốn tăng ni, Phật tử trong vùng tham dự vào các

hoạt động xã hội nhân đạo, từ thiện nhằm phát huy truyền thống nhập thế
tích cực của nhân sinh quan Phật giáo vùng ĐBSH...............................140
4.2.4. Đấu tranh chống những hành vi lợi dụng Phật giáo gây ảnh hưởng
xấu đến đời sống tinh thần cư dân ĐBSH hiện nay................................144
Tiểu kết chương 4........................................................................................ 147
KẾT LUẬN...................................................................................................149
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN............................................................................................151
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................152
PHỤ LỤC......................................................................................................................................... 165


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Đồng bằng sông Hồng:

ĐBSH

Giáo hội Phật giáo Việt Nam:

GHPGVN

Chủ nghĩa xã hội:

CNXH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa:

CNH, HĐH


Nhà xuất bản:

Nxb

Trước công nguyên:

TCN


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đồng bằng sông Hồng là cái nôi hình thành dân tộc đồng thời cũng là quê
hương của các nền văn hóa nổi tiếng trải dài suốt tiến trình lịch sử văn minh Việt
Nam. Từ thời đại Hùng Vương tới ngày nay, lịch sử văn minh Việt Nam là sự phát
triển tiếp nối của ba nền văn hóa lớn: văn hóa Đông Sơn, văn hóa Đại Việt, văn hóa
Việt Nam và tiêu biểu cho ba nền văn hóa ấy là các trung tâm Bạch Hạc, Cổ Loa,
Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội đều quy tụ ở đồng bằng sông Hồng (ĐBSH). Là
cội nguồn nhưng đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của
cả nước, ở đồng bằng sông Hồng đã hình thành và định hình những truyền thống
văn hóa lâu đời, thể hiện trong đời sống lao động sản xuất, sinh hoạt vật chất, trong
các quan hệ xã hội và đời sống tinh thần… Đó là kết tinh những tri thức, những ứng
xử với tự nhiên, xã hội và những ảnh hưởng áp đặt từ bên ngoài của cư dân đồng
bằng sông Hồng. Là trung tâm của cả nước trong suốt tiến trình lịch sử, nên ở
ĐBSH đã diễn ra và chứng kiến nhiều biến động lịch sử, xã hội căn bản. Do vậy,
chủ nhân của đồng bằng sông Hồng vừa mang trong mình những truyền thống lâu
đời bền chắc, vừa thích ứng, theo kịp với những biến động lịch sử và thể hiện vai trò
dẫn dắt đời sống tinh thần của cả nước.
Trong tiến trình lịch sử ấy, cư dân đồng bằng sông Hồng đã sớm giao tiếp với
thế giới bên ngoài, tiếp thu những ảnh hưởng văn hóa, trong đó có ảnh hưởng tôn giáo,
tín ngưỡng, đặc biệt là Phật giáo. Ngay những thế kỷ đầu Công nguyên, Phật giáo đã

được các nhà sư Ấn Độ truyền đến, rồi sau đó là Phật giáo Đại thừa qua con đường
Trung Quốc du nhập vào và nơi đến đầu tiên đều là đồng bằng sông Hồng. Khoảng thế
kỷ II - III, Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh thuộc ĐBSH hiện nay) đã trở thành một
trong những trung tâm đạo Phật lớn nhất cả nước. Đến thời Lý - Trần, Phật giáo phát
triển rộng khắp vùng ĐBSH, trở thành chỗ dựa tinh thần của các triều đại phong kiến.
Từ thời Lê trở đi, do Khổng giáo là hệ tư tưởng chính thống của nhà nước phong kiến,
nên Phật giáo ở ĐBSH mất vai trò chủ đạo, nhưng nó lại đi sâu vào đời sống tâm linh
của quần chúng, trở thành một thứ đạo đức ứng xử của nhân dân. Trong môi trường
thuận lợi này, Phật giáo đã hòa quyện với tín ngưỡng dân gian, làm biến dạng không
chỉ các tín ngưỡng dân gian, mà ngay với bản thân Phật giáo, tạo

1


nên một thứ tôn giáo - tín ngưỡng độc đáo, đó là Phật giáo dân gian. Dù cho lịch sử
với những thăng trầm của các triều đại nhưng đồng bằng sông Hồng vẫn là trung
tâm Phật giáo lớn, có ảnh hưởng rộng khắp cả nước. Hiện nay, những ảnh hưởng
của Phật giáo nói chung và nhân sinh quan Phật giáo nói riêng vẫn tiếp tục, đan xen,
sâu sắc, phong phú đến đời sống tinh thần cư dân nơi đây trên cả hai bình diện tích
cực và tiêu cực. Vì vậy, đòi hỏi chúng ta phải dùng quan điểm khoa học để nghiên
cứu một cách toàn diện ảnh hưởng của Phật giáo - đặc biệt là nhân sinh quan Phật
giáo, từ đó có cơ sở khoa học rút ra những quan điểm, biện pháp nhằm phát huy ảnh
hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của nhân sinh quan Phật giáo đến đời
sống tinh thần cư dân ĐBSH hiện nay là việc làm rất cần thiết.
Hơn nữa, trong bối cảnh toàn cầu hóa và phát triển kinh tế thị trường, vùng
ĐBSH hiện nay đang có bước chuyển mình quan trọng, đã đạt được những thành
tựu to lớn về kinh tế, ổn định và từng bước nâng cao đời sống tinh thần cho người
dân. Người dân được thụ hưởng nhiều mô hình, hình thức giải trí thông qua các
phương tiện truyền thông như internet, điện thoại, truyền hình… Đi cùng với những
giá trị tích cực của nền kinh tế thị trường, mặt trái cũng đã bắt đầu lộ rõ. Cư dân

ĐBSH hiện nay đang phải đối mặt với một thực trạng đáng lo ngại về mặt đạo đức
xã hội. Con người bị cuốn vào vòng xoáy của lợi nhuận. Lối sống nhanh, sống gấp
trở nên phổ biến. Những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của cư dân ĐBSH hun
đúc hàng ngàn năm bị xem nhẹ, thậm chí bị bỏ qua. Con người lao vào kiếm tiền để
rồi đôi khi bị chính đồng tiền chi phối, điều khiển. Tất cả mọi thứ đều có thể đem ra
cân, đong, đo, đếm, kể cả nhân cách của con người. Tỷ lệ những vụ trọng án như
giết người cướp của, tham ô, tham nhũng,… ngày một gia tăng. Mặt trái của nền
kinh tế thị trường đã và đang ngày đêm trực tiếp tác động đến nền đạo đức, văn hóa
truyền thống của người dân nơi đây. Để khắc phục mặt trái của nền kinh tế thị
trường ở khu vực ĐBSH hiện nay, có rất nhiều cách thức và phương pháp, một
trong số đó là chúng ta có thể khai thác nhiều hơn nữa những giá trị tâm linh của
các tôn giáo và triết thuyết phương Đông, đặc biệt là Phật giáo với quan niệm nhân
sinh sâu sắc, tinh túy vốn đã chiếm một phần không nhỏ trong đời sống tinh thần
của cư dân ở đây. Phát triển ảnh hưởng tích cực của nhân sinh quan Phật giáo trong
việc giáo dục và giúp đỡ người dân ĐBSH, nhất là thanh thiếu niên hiểu và sống
hướng thiện, khoan dung với tinh thần từ bi, hỉ xả là một việc cần thiết. Làm được

2


như vậy mỗi người sẽ tự định hướng cho bản thân mình trong cuộc đời, giữ gìn
lương tâm và thực hiện nghĩa vụ của mình, sống vì mình và vì người khác. Đó cũng
là cách tự giác góp phần để cả xã hội tốt đẹp hơn.
Từ những lý do trên đây, nghiên cứu sinh chọn đề tài “Ảnh hưởng của nhân
sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần cư dân đồng bằng sông Hồng hiện nay”
cho luận án tiến sĩ triết học của mình, với kỳ vọng góp phần nghiên cứu, làm sáng tỏ
và phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của nhân sinh quan
Phật giáo đến đời sống tinh thần cư dân đồng bằng sông Hồng hiện nay.
2.


Mục đích và nhiệm vụ của luận án
* Mục đích của luận án:
Trên cơ sở hệ thống hóa một số vấn đề về nhân sinh quan Phật giáo nói chung

và nhân sinh quan Phật giáo vùng ĐBSH nói riêng, cùng với đời sống tinh thần của cư
dân ĐBSH hiện nay, luận án phân tích thực trạng ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật
giáo đến đời sống tinh thần cư dân ĐBSH hiện nay, từ đó, đưa ra quan điểm và một số
giải pháp chủ yếu nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của
nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần cư dân ĐBSH hiện nay.

* Nhiệm vụ của luận án:
-

Làm rõ nội dung của nhân sinh quan Phật giáo nói chung và nhân sinh quan Phật

giáo vùng ĐBSH nói riêng, cùng với đời sống tinh thần của cư dân ĐBSH hiện nay.

Phân tích thực trạng ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống
tinh thần cư dân ĐBSH hiện nay và những vấn đề đặt ra.
-

Đề xuất quan điểm và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy ảnh hưởng

tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh
thần cư dân ĐBSH hiện nay.
3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:


Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần cư dân
ĐBSH hiện nay.
* Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Nghiên cứu ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến
một số lĩnh vực của đời sống tinh thần, cụ thể là đạo đức, lối sống, văn hóa nghệ

3


thuật qua một số tỉnh thành đông dân, có nhiều hoạt động Phật giáo ở ĐBSH hiện
nay, gồm các tỉnh: Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định.
-

Về thời gian: đề tài giới hạn từ khi đổi mới (năm 1986) đến nay, đặc biệt là

từ năm 1990, Bộ Chính trị ra nghị quyết “Tăng cường công tác tôn giáo trong tình
hình mới” (gọi tắt là Nghị quyết số 24). Nghị quyết này đề ra những quan điểm về
công tác tôn giáo phù hợp với tình hình đất nước đang bước vào giai đoạn đầu của
công cuộc đổi mới.
-

Về đối tượng khảo sát: Bao gồm 02 nhóm đối tượng đang sinh sống, học

tập và làm việc trên địa bàn 05 tỉnh: Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam
Định thuộc vùng ĐBSH hiện nay: Một là, những người không phải là nhà tu hành
Phật giáo (lựa chọn theo nghề nghiệp và độ tuổi, gồm cả tín đồ Phật giáo (Phật tử)
và những người không phải tín đồ Phật giáo); Hai là, những nhà tu hành Phật giáo.
4.
*


Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận duy vật biện

chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan
điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về đời sống tinh thần, nhân sinh quan cũng như
về tín ngưỡng, tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng. Đồng thời, luận án còn dựa
vào kinh điển của Phật giáo như Kinh Tăng chi bộ, Kinh Trường A hàm, Kinh
Tương Ưng... Ngoài ra, luận án còn kế thừa, tiếp thu có chọn lọc những tư tưởng
của một số công trình nghiên cứu khoa học đã có như các bài viết, luận án, các tư
liệu điều tra, khảo sát… có liên quan đến nội dung được đề cập trong luận án.
*

Phương pháp nghiên cứu: Luận án dựa trên phương pháp luận của chủ

nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đồng thời sử dụng các
phương pháp nghiên cứu cơ bản như phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp,
diễn dịch, quy nạp, logic - lịch sử. Bên cạnh đó, luận án còn kết hợp các phương
pháp nghiên cứu liên ngành và chuyên ngành như sử học, văn hóa học, dân tộc học,
điều tra xã hội học, thống kê, v.v… nhằm thực hiện mục đích, nhiệm vụ đề ra.
5.
-

Đóng góp về mặt khoa học của luận án
Luận án góp phần làm rõ nhân sinh quan Phật giáo nói chung và nhân sinh

quan Phật giáo vùng ĐBSH nói riêng trên những nội dung chủ yếu, dưới góc độ ảnh
hưởng của nó đến một số mặt của đời sống tinh thần cư dân ĐBSH từ 1986 đến nay.

4



-

Luận án đề xuất quan điểm và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy ảnh

hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của nhân sinh quan Phật giáo đến đời
sống tinh thần cư dân ĐBSH hiện nay.
6.

Ý nghĩa thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho việc

nghiên cứu, giảng dạy các môn học như: Triết học, Tôn giáo học, Văn hóa học, Đạo
đức học, Lịch sử tư tưởng Việt Nam… ở các cơ sở nghiên cứu và đào tạo thuộc khối
ngành khoa học xã hội và nhân văn.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài Lời cam đoan, Mục lục, Mở đầu, Kết luận, Danh mục công trình khoa
học của tác giả liên quan đến luận án, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung của
luận án gồm 4 chương, 10 tiết.

5


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Các công trình nghiên cứu về nhân sinh quan Phật giáo
Các công trình thuộc hướng nghiên cứu này được một số nhà nghiên cứu
Phật giáo có tên tuổi trong nước cũng như nước ngoài công bố, đã có nhiều đóng
góp quan trọng trong việc phân tích, trình bày những nội dung cơ bản của nhân sinh
quan Phật giáo, đồng thời nhấn mạnh những yếu tố tích cực và ý nghĩa của nhân

sinh quan trong triết học Phật giáo.
Phan Văn Hùm viết cuốn Phật giáo Triết học [65] năm 1943, Nhà xuất bản
Tân Việt ấn hành, dưới góc độ tiếp cận triết học, tác giả tập trung phân tích nguyên
lý của Phật giáo nguyên thủy: vấn đề tâm và vật, Ngũ uẩn, Nghiệp, Thiền định. Tác
giả cho rằng, “cả triết học Phật giáo gom lại chỉ quanh quẩn giải quyết thập nhị
nhân duyên và tứ diệu đế” [65, 81-82]. Trên cơ sở đó, tác giả bàn đến sự phát triển
của triết học Phật giáo sau khi đức Phật nhập diệt, chỉ ra sự khác biệt giữa Tiểu thừa
và Đại thừa trong quan niệm về vũ trụ luận, nhận thức luận, giải thoát luận và luân
lý. Theo tác giả, mặc dù Phật giáo chịu ảnh hưởng nhiều của nhận thức luận nhưng
vẫn không xa rời giải thoát luận và luân lý. Bởi vì, xét đến cùng quan niệm về nhân
sinh vẫn là cốt lõi trong triết học Phật giáo. Vì tiếp cận dưới góc độ triết học, nên
cuốn sách chủ yếu đưa ra những nhận định chung nhất về bản thể luận, nhận thức
luận của triết học Phật giáo. Nhiều nội dung trong nhân sinh quan của Phật giáo cần
phải luận giải một cách đầy đủ, cụ thể và chi tiết, tác giả chưa đề cập đến.
Đức Phật và Phật pháp [129] là một tác phẩm xuất sắc của Đại Đức Narada
Maha Thera, do Phạm Kim Khánh dịch, Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí
Minh ấn hành năm 1989. Trong cuốn sách này, tác giả đã có những phân tích khá
sâu sắc về nội dung của nhân sinh quan Phật giáo như: Tứ diệu đế, thập nhị nhân
duyên, Niết bàn, nghiệp báo. Đặc biệt, tác giả đã có những lý giải về Niết bàn, đặc
tính của Niết bàn, con đường đến Niết bàn. Theo tác giả, để đến Niết bàn cần thực
hiện ba con đường là Giới, Định tâm và Tuệ Minh Sát. Bên cạnh đó, tác giả còn
dành chương cuối cùng để nói về Tứ Vô Lượng Tâm (Từ, Bi, Hỉ, Xả). Đây là một
công trình có sự đầu tư công phu, trình độ hiểu biết Phật pháp uyên thâm, nhất là
kinh điển Phật giáo, giới thiệu sự thuyết giảng đầu tiên của đức Phật một cách rõ
ràng, giản dị mà vẫn giữ được tinh thần khoa học sâu sắc, rất hữu ích cho tác giả của
luận án trong việc nghiên cứu, đánh giá đúng về nhân sinh quan Phật giáo.

6



Trong cuốn Đại cương triết học Phật giáo [76] của Tưởng Duy Kiều được
Nhà xuất bản Thuận Hóa - Huế xuất bản năm 1957 do Thích Đạo Quang dịch.
Trong công trình này, Tưởng Duy Kiều không trình bày nội dung của Phật giáo theo
logic mà các nhà nghiên cứu khác thường tiếp cận từ thế giới quan đến nhân sinh
quan, trong nhân sinh quan thì phải nói ngay đến Tứ diệu đế. Tưởng Duy Kiều đi
thẳng vào từng vấn đề của thế giới quan cũng như nhân sinh quan của Phật giáo.
Tuy nhiên, đây là công trình đại cương về triết học Phật giáo, cho nên tác giả mới
chỉ bước đầu nói về giáo lý nhân sinh, còn nhiều nội dung của nhân sinh quan Phật
giáo như: Hữu dư Niết bàn, Vô dư Niết Bàn, Giới, Định, Tuệ, Tứ vô lượng tâm...
chưa bàn đến hoặc bàn đến chưa sâu rất cần được nghiên cứu tiếp. Song, đây là
công trình nghiên cứu của một học giả ở Trung Hoa - nơi mà Phật giáo du nhập và
phát triển rất sớm. Chính vì vậy, tác giả của luận án nghiên cứu để thấy sự đa dạng
trong cách nhìn của các học giả về Phật giáo.
Kimura Taiken là một học giả Nhật Bản chuyên khảo cứu về triết học Ấn Độ
với hàng loạt tác phẩm nổi tiếng như Lịch sử tôn giáo và triết học Ấn Độ, Sáu Phái
triết học Ấn Độ, Nguyên thủy Phật giáo tư tưởng luận, Tiểu thừa Phật giáo tư tưởng
luận, Đại thừa Phật giáo tư tưởng luận… Trong tác phẩm Đại thừa Phật giáo tư tưởng
luận [121], do Thích Quảng Độ dịch, Nhà xuất bản Khuông Việt – Sài Gòn ấn hành
năm 1969, Kimura Taiken đi vào nghiên cứu giai đoạn Phật giáo chia thành các tông
phái và quá trình hình thành tư tưởng Phật giáo Đại thừa. Tuy nhiên, để đưa ra được
những kết luận về sự xuất hiện và phát triển của Phật giáo Đại thừa, Kimura Taiken đã
phải tham chiếu với Nguyên thủy Phật giáo về các vấn đề thế giới quan và nhân sinh
quan, giải thích đặc tính của tư tưởng Phật giáo, giá trị của cuộc đời,

ý nghĩa của đạo đức trong Phật giáo... Theo Kimura Taiken, điểm then chốt trong
triết học Phật giáo là việc giải quyết vấn đề nhân sinh, tìm ra chỗ quy hướng của
kiếp người, tìm thấy một phương châm thực tiễn để quyết định cho lẽ sống của con
người. Ông cho rằng, “Dù Phật giáo có cho nhân sinh là thống khổ thật, nhưng đứng
trên lập trường giải thoát thì Phật giáo lại cho nhân sinh có một giá trị cao quý. Bởi
thế nếu đem so sánh Phật giáo với bất cứ giáo phái nào ở Ấn Độ, ta có thể nói Phật

giáo là nhân sinh khẳng định luận. Song điều đó hoàn toàn lấy tâm làm tiêu chuẩn
nên mới có một kết luận trung đạo để phê phán giá trị nhân sinh...” [121, 30]. Thông
qua Đại thừa Phật giáo tư tưởng luận, KimuraTaiken đã có nhiều đánh giá sâu sắc,
khách quan, toàn diện về những tư tưởng của triết học Phật giáo, đặc biệt là nhân
sinh quan, rất hữu ích cho tác giả của luận án trong quá trình nghiên cứu.
7


Tư tưởng Phật học (con đường thoát khổ) [112] của Walpola Rahula, do
Thích nữ Trí Hải dịch, Nhà xuất bản Tu thư Đại học Vạn Hạnh ấn hành năm 1971,
là một cuốn sách tóm lược những tư tưởng căn bản của giáo lý Phật giáo. Trong
cuốn sách, Walpola Rahula đã có cái nhìn sâu sắc quan niệm về nhân sinh của Phật
giáo, chỉ ra được tinh thần của đức Phật: người là nơi nương tựa của chính mình,
còn ai khác nữa có thể làm nơi nương tựa. Khi trình bày về Tứ diệu đế, Rahula đã
chỉ ra được sự ưu việt trong quan niệm của đức Phật về cuộc đời, “Phật giáo không
bi quan cũng không lạc quan. Có thể nói Phật giáo là thực tiễn, vì Phật giáo có quan
điểm thực tiễn về nhân sinh và vũ trụ... Nó chỉ nói cho bạn biết một cách chân xác
và khách quan bạn là gì và thế giới chung quanh bạn là gì, và chỉ cho bạn con
đường đưa đến tự do hoàn toàn, thanh bình, an tịnh và hạnh phúc” [112, 26]. Cuốn
sách này phần nào giúp cho tác giả của luận án hiểu rõ hơn giáo lý của Phật giáo và
những quan điểm của Phật giáo đối với đời sống xã hội hiện nay.
Năm 1989, cuốn Lược sử Phật giáo Ấn Độ [75] của Thích Thanh Kiểm được
Nhà xuất bản Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh ấn hành. Tác giả bắt đầu
phương pháp tiếp cận từ Tứ Đế (Khổ đế, Tập đế, Diệt Đế, Đạo đế) rồi đến 12 nhân
duyên, sau đó là thế giới quan để chỉ ra nguyên nhân của phiền não và giải thoát.
Tác giả đã bàn đến Hữu dư Niết Bàn,Vô dư Niết Bàn và cho rằng, “Niết bàn có
nghĩa là diệt độ. Tức là đã đoạn diệt hết mọi khổ sinh - tử tới cõi hoàn toàn yên vui
giải thoát... Niết Bàn còn có nghĩa là hết mọi vọng động tới chỗ tịch tĩnh, lìa mọi
pháp hữu vi tới chỗ vô vi, lìa mọi hư vọng tới chỗ chân như, lìa mọi giã tướng tới
chỗ thực tướng, siêu việt mọi nghĩa đoạn thường của thế gian, tới chỗ trung đạo,

vượt mọi ngã và phi ngã của thế gian thường kiến tới chỗ chân ngã” [75, 58-59].
Mặc dù tiếp cập dưới góc độ sử học Phật giáo, nhưng tác giả của cuốn sách đã làm
được nhiều hơn mục đích ban đầu đề ra, thể hiện được tư duy triết học về những vấn
đề nhân sinh mà Đức Phật đã bàn đến, điều này chứng tỏ sức đọc của tác giả và sự
thông hiểu nội dung của kinh Phật.
Năm 1996, cuốn Tinh thần và nét đặc sắc của Phật giáo [95] của tác giả Lâm Thế
Mẫn do Linh Chi dịch ra tiếng Việt, đã được Nhà xuất bản Mũi Cà Mau ấn hành. Xuyên
suốt công trình với cách diễn đạt súc tích, dễ hiểu và hấp dẫn, tác giả đem đến cho người
đọc sự hiểu biết về những tinh túy, nổi bật nhất của đạo Phật. Đặc biệt trong chương IV, tác
giả chỉ ra điểm ưu việt trong quan niệm nhân sinh của Phật giáo, giúp cho con người có
một nhân sinh quan chính xác, khiến con người tích cực phấn đấu vươn lên, làm trong sạch
nhân tâm của xã hội, bồi dưỡng lòng tự tôn, tự tin và nhân cách độc

8


lập, tự chủ cho con người. Ông cho rằng, “nhân sinh quan Phật giáo dùng nhãn quan
chính trị quét sạch mọi nghi hoặc, sầu muộn và hiểu sai về cuộc đời, nhận thức một
cách chính xác chân tướng của cuộc đời, nắm chắc trong tay định hướng của cuộc
đời” [95, 85]. Tuy công trình của Lâm Thế Mẫn không đi sâu vào nghiên cứu giáo
lý của Phật giáo, nhưng cuốn sách vẫn là tài liệu tham khảo hữu ích cho tác giả luận
án trong việc đánh giá ưu điểm và hạn chế quan niệm nhân sinh của Phật giáo.
Tìm hiểu nhân sinh quan Phật giáo [132] của Thích Tâm Thiện được Nhà xuất bản
Thành phố Hồ Chí Minh ấn hành năm 1998, là một cuốn sách có tính chất nhập môn, trong
tầm với của những độc giả ít biết, chưa biết gì về Phật học. Tuy nhiên, cuốn sách vẫn cung
cấp cho độc giả những kiến thức cơ bản về nhân sinh quan Phật giáo đúng như tiêu đề của
nó. Tác giả lấy Duyên sinh - Vô ngã làm điểm trung tâm để nghiên cứu và cho rằng, đó
chính là vấn đề mấu chốt, cốt lõi, điểm kết tụ những tinh hoa của Phật giáo. Thích Tâm
Thiện đã đưa ra 10 kết luận về giáo lý Duyên Sinh Vô Ngã trong thời kỳ nguyên thủy Phật
giáo, trong đó có kết luận thứ 4, 5 là rất xác đáng: “

4. Nguyên lý Duyên sinh khởi theo chiều thuận (sinh) thì gọi là tà đạo, sanh tử khổ đau,
khởi theo chiều nghịch (diệt) thì gọi là chánh đạo, niết bàn giải thoát; 5. Chặt đứt vòng
nhân duyên của khổ đau đồng nghĩa với ái diệt và vô minh diệt” [132, 110-111]. Tuy nhiên,
trong phần trình bày về nhân sinh quan Phật giáo, tác giả Thích Thiện Tâm mới chỉ dừng
lại ở mức độ cơ bản, bước đầu, vấn đề này cần nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa.

Năm 2002, cuốn Đại cương Triết học Phật giáo Việt Nam - Từ khởi nguyên
đến thế kỷ XIV [54] của Nguyễn Hùng Hậu được Nhà xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội
ấn hành. Trong cuốn sách, tác giả chủ yếu bàn đến thế giới quan và nhân sinh quan của
triết học Phật giáo Việt Nam từ khởi nguyên đến thế kỷ XIV. Tuy nhiên, để có những
kết luận đúng đắn về triết học Phật giáo Việt Nam, tác giả quay trở về nghiên cứu thế
giới quan và nhân sinh quan triết học Phật giáo nói chung. Tác giả đã có những phân
tích khá rõ ràng quan niệm của Phật giáo về con người (cấu tạo, thân thể, sự xuất hiện
của con người), về cuộc đời con người với cơ sở, nền tảng là thuyết Tứ diệu đế (Khổ
đế, Tập đế, Đạo đế và Diệt đế). Trong khi có nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, đức Phật
quan niệm đời là khổ, tồn tại là khổ là một quan niệm bi quan, yếm thế thì trong cuốn
sách này, tác giả Nguyễn Hùng Hậu thể hiện quan điểm không tán đồng. Ông cho rằng,
“Nói về đau khổ nhưng cuộc đời của đức Phật không phải là cuộc đời u buồn, sầu não
như một số người cố tưởng tượng một cách sai lầm. Ngược lại, Ngài cũng như đệ tử
đích thực của Ngài có vẻ là những người sung sướng nhất vì họ không sợ hãi, không lo
âu, họ bao giờ cũng tĩnh tâm, thanh thản...” [54, 283 -

9


284]. Từ đó, tác giả đi phân tích quan niệm của Phật giáo về nguyên nhân của nỗi
khổ với cách giải thích theo hoàn quan (từ 1 - 12 trong Thập nhị nhân duyên) bắt
đầu từ Vô minh và cuối cùng là lão tử. Để giải thoát khỏi nỗi khổ, đạt đến trạng thái
Niết bàn con người cần thực hiện Bát chính đạo. Có thể nói, đây là một trong những
công trình có sự phân tích, lý giải tương đối sâu sắc về nhân sinh quan Phật giáo, rất

hữu ích cho tác giả luận án trong hướng nghiên cứu này.
Cũng trong năm 2002, Nhà xuất bản Đà Nẵng cho tái xuất bản cuốn Phật
giáo trong ba bài diễn thuyết [78] của Trần Trọng Kim. Đây là cuốn sách tập hợp
những bài thuyết giảng của tác giả từ những năm 1935 - 1936 tại chùa Quán Sứ, Hà
Nội. Ngoài phần phụ lục, cuốn sách gồm ba phần tương ứng với ba bài diễn thuyết.
Trong bài diễn thuyết thứ nhất, tác giả nói về Phật giáo đối với cuộc nhân sinh. Tác
giả cho rằng giáo lý của đức Phật rộng lắm không thể nói hết được, vì vậy chỉ nói về
mấy điều căn bản của đạo Phật và xem xét những điều ấy đem ứng dụng ra đời thì
lợi ích như thế nào. Đi vào nghiên cứu Tứ thánh đế, chỉ ra nguyên nhân của khổ
bằng cách tiếp cận từ Vô minh cho đến Lão tử. Theo tác giả, trong thuyết Thập nhị
nhân duyên có hai cái duyên rất hệ trọng là “hành” và “ái”, ta cần phải biết rõ thì
mới hiểu được sự báo ứng và cái luân lý của đạo Phật. Cho nên, cái phương pháp
thực hành là cốt ở ngũ giới và lục độ, bao quát cả hai phương diện tiêu cực và tích
cực. Tiếp đến, ở bài thuyết giảng thứ hai, tác giả nói đến thuyết Thập nhị nhân
duyên của Phật giáo. Tác giả cho rằng, cùng với Tứ diệu đế và Thập nhị nhân duyên
là đóng góp riêng của đức Thế tôn Thích ca Mầu Ni Phật, còn những thuyết bàn về
luân hồi, về nghiệp báo, đều đã có từ trước khi có đạo Phật [78, 67- 68]. Phần cuối
cùng của cuốn sách, tác giả đi vào phân tích quan niệm của Phật giáo Tiểu thừa và
Đại thừa. Trong công trình nghiên cứu của mình, Trần Trọng Kim không chỉ phân
tích quan niệm của Phật giáo về nhân sinh mà còn chỉ ra những nét đặc sắc của Phật
giáo so với những học thuyết cùng thời, giúp cho tác giả của luận án có những kiến
giải khách quan về quan niệm nhân sinh của Phật giáo.
Tiếp cận dưới góc độ sử học Phật giáo, trong cuốn Ẩn Độ Phật giáo sử luận
[152] Nhà xuất bản Phương Đông, Hà Nội ấn hành năm 2006, Viên Trí đã bàn về
giáo lý căn bản, về quan niệm nhân sinh của Phật giáo, cụ thể là Tứ Diệu Đế, Duyên
Khởi, Ngũ uẩn, Nghiệp. Tác giả đã đưa ra đánh giá, “Phật giáo là tôn giáo duy nhất
trong lịch sử tư tưởng tôn giáo nhân loại phủ nhận sự hiện hữu của linh hồn, ngã
hay những khái niệm tương tự. Vô ngã hay thực tướng của các pháp là chân lý do
đức Phật Thích Ca Mầu Ni giác ngộ, chứng đắc và tuyên thuyết đã làm chấn động
10



tâm tư loài người đang lang thang trong thế giới khái niệm tiểu ngã, đại ngã, linh
hồn, tôi, ta... Khám phá vĩ đại này của Đức Phật không chỉ đóng góp cho nền triết
học của Ấn Độ trên bình diện luận lý, mà còn là tư tưởng chủ đạo trong việc giải
quyết những khủng hoảng thật sự của con người thời bấy giờ trong các lãnh vực tôn
giáo, chính trị, xã hội, v.v...” [152, 87]. Đây là một công trình tiếp cận theo hướng
sử học Phật giáo, do đó các phần luận giải trong Tứ Diệu Đế, Duyên Khởi, Ngũ uẩn,
Nghiệp mới chỉ dừng ở mức độ khái quát chứ chưa đi vào cụ thể, chi tiết. Tuy
nhiên, tìm hiểu nhân sinh quan Phật giáo dưới góc độ sử học Phật giáo cũng sẽ giúp
cho tác giả của luận án có cái nhìn đa chiều để đánh giá, luận giải đúng tư tưởng
nhân sinh của Phật giáo.
Junjiro Takakusu với cuốn Tinh hoa triết học Phật giáo [123], do Tuệ Sỹ dịch
được Nhà xuất bản Phương Đông, Hà Nội ấn hành năm 2007. Trong công trình của
mình, ông đã chỉ ra 6 nguyên lý căn bản trong triết học Phật giáo: Nguyên lý duyên
khởi; nguyên lý tất định và bất định; nguyên lý tương dung; nguyên lý như thực;
nguyên lý viên dung; nguyên lý Niết bàn hay giải thoát viên mãn. Trong những
nguyên lý này có những nội dung đã biểu đạt được nội hàm của nhân sinh quan Phật
giáo và chỉ ra được cốt lõi của quan niệm về nhân sinh của Đức Phật. Ông cho rằng,
“Giáo lý của Đức Phật dựa trên quan điểm “như thực tri kiến”. Điều đó có nghĩa là
ta phải biết những sự kiện chân thực xung quanh cuộc sống trần gian của ta, nhìn nó
mà không biện giải, và hàng ngày tu chỉnh đạo đức cho cuộc sống tùy theo tri kiến
ấy...” [123, 30]. “Do đó, Đạo Phật không liên hệ tới thuyết định mệnh, vì nó không
chấp nhận hiện hữu của một định mệnh hay phán quyết số phận nào đó. Theo đạo
Phật, tất cả mọi loài chúng sinh đã nhận đời sống hiện tại như là kết quả tự tạo, và
ngay ở hiện tại, chúng cũng đang tự tạo lấy” [123, 59].
Đức Dalai Lama đời thứ 14 là tác giả của nhiều cuốn sách viết về Phật học,
lịch sử. Ngài cùng với Jean Claude Carriere viết cuốn sách Sức mạnh của đạo Phật
[20], Lê Việt Liên dịch ra tiếng Việt, Nhà xuất bản Phương Đông, Hà Nội ấn hành
năm 2008. Trên cơ sở hỏi đáp giữa Đức Dalai Lama và Jean Claude Carriere đã

phục dựng lại những giá trị của đạo Phật trong quan niệm về thế giới cũng như nhân
sinh. Hơn bao giờ hết những tư tưởng vô ngã, vô thường, giải thoát, tâm, bình đẳng,
tứ vô lượng tâm... trở thành sức mạnh của đạo Phật và cũng trở thành sức mạnh cho
con người thay đổi để sống tốt hơn trong thế giới ngày nay. Đức Dalai Lama đã đặt
ra câu hỏi: “Phải chăng cuối thế kỷ này, đạo Phật có thể hiến tặng một

11


nơi an trú cho tất cả mọi người?” [20, 35]. Tác giả luận án tiếp cận đạo Phật dưới
nhãn quan của các học giả trong thời điểm hiện nay để chúng ta có cái nhìn tổng
thể, xuyên suốt về sự phát triển của Phật giáo, quan niệm của Phật giáo về con
người và cuộc đời con người.
Trong cuốn Giải thoát luận Phật giáo [147] Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà
Nội xuất bản năm 2010, tác giả Nguyễn Thị Toan đã trình bày quan niệm của đức Phật
về nhân sinh theo góc độ tiếp cận và nhấn mạnh phạm trù giải thoát. Tác giả cho rằng,
“giải thoát” là phạm trù trung tâm của giáo lý đạo Phật. Theo quan niệm của đạo Phật,
giải thoát là xóa bỏ vô minh, dập tắt dục vọng, vượt lên khỏi sự ràng buộc của thế giới
hiện tượng, chấm dứt sinh tử, luân hồi bằng con đường tu luyện đạo đức, mài giũa trí
tuệ để nhập Niết bàn - một trạng thái tâm linh thanh tịnh, an lạc, bất sinh, bất diệt, tự
do, tự tại. Chính vì vậy, cuốn sách chỉ rõ những hạn chế, để dần khắc phục, xóa bỏ,
cũng như nhận ra những giá trị tích cực cần duy trì, phát triển trong giáo lý của đạo
Phật nói chung, trong giải thoát luận nói riêng. Tác giả dành chương I để phân tích
quan niệm về giải thoát trong triết học Phật giáo và cho rằng vấn đề này tập trung trong
thuyết Tứ điệu đế. Vì vậy, tác giả đã luận giải một cách có hệ thống, sâu sắc, cụ thể bốn
chân lý nhiệm màu của đức Phật, chỉ ra được tư tưởng của Phật giáo nguyên thủy và
những phát triển, bổ sung giáo lý nguyên thủy của Đại thừa và Tiểu thừa. Mặc dù, tiếp
cận dưới góc độ giải thoát nhưng thực ra chương I cũng đã nói được quan niệm của
Phật giáo về nhân sinh. Đây là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích giúp tác giả luận án
tiếp tục đi sâu nghiên cứu vấn đề này.


Ngoài những công trình nghiên cứu như phân tích ở trên, trong những năm
gần đây trên các tạp chí có một số bài viết đề cập đến vấn đề nhân sinh quan Phật
giáo nói chung.
Hoàng Thị Thơ với bài viết Vấn đề Đại thừa - Tiểu thừa trong Phật giáo
[135] đăng trong tạp chí Triết học, số 4 năm 1993 đã đề cập đến những tương đồng
và khác biệt căn bản giữa tư tưởng của Đại thừa và Tiểu thừa về Tứ diệu đế. Tác giả
nhận định rằng “Tứ diệu đế là bốn nguyên lý về nhân sinh mà cả Đại thừa và Tiểu
thừa đều bảo tồn, song Tiểu thừa phân Tứ đế ra thành hai cấp độ: sự thực “hiện
hữu” cần phải khắc phục là Khổ đế và Tập đế; Lý tưởng tương lai cần đạt tới là Diệt
đế và Đạo đế. Đại thừa, đặc biệt là Thiền tông, ngược lại chủ chấp nhận tính tương
đối của Tứ đế, như là cơ sở khái niệm đầu tiên chuẩn bị cần thiết cho hành trình tới

12


giải thoát, và cho rằng chỉ khi vứt bỏ khái niệm, siêu vượt ý thức để đạt tới chân
không diện hữu mới thực sự là giải thoát viên mãn” [135, 51-54].
Trong bài Bước đầu tìm hiểu giá trị nhân sinh của Phật giáo [110] của Lê
Văn Quán đăng trong tạp chí Nghiên cứu Phật học số 2 năm 1998, cũng đã trình bày
về giá trị của nhân sinh quan Phật giáo thể hiện trong các thuyết vi diệu của nhà
Phật như Tứ diệu đế, nhân quả, vô ngã, vô thường. Tác giả cho rằng, “Đối tượng
chủ yếu của Phật giáo nghiên cứu là con người, là giá trị nhân sinh” [110, 9].
Tạ Chí Hồng với bài viết Góp phần tìm hiểu khái niệm và quan điểm về Nghiệp của
Phật giáo [62] đăng trong tạp chí Triết học, số 2 năm 2000. Tác giả cho rằng, thuyết
Nghiệp của đạo Phật là luật nhân quả được áp dụng để nghiên cứu sâu vào đời sống con
người. Hiện nay, có nhiều cách định nghĩa sai về Nghiệp từ đó sẽ dẫn đến hiểu sai nội dung
khái niệm. Vì vậy, cần phải có cách hiểu đúng, đầy đủ về khái niệm này để chỉ ra giá trị
cũng như hạn chế của thuyết Nghiệp của Phật giáo. Từ đó, tác giả phân tích nội dung của
Nghiệp từ góc độ không gian, thời gian, về ba Nghiệp, về sự vận động của Nghiệp. Tác giả

cho rằng, “Thuyết Nghiệp của Phật giáo trước tiên với mục đích là mong muốn ai cũng
phải làm thiện. Thuyết Nghiệp dùng để đánh giá đạo đức của hành động và hiển bày cho
con người thấy sự nghiêm túc của luật nhân quả” [62, 34].

Năm 2006, Nguyễn Thị Toan với bài viết Về khái niệm Niết bàn trong Phật giáo
[148] đăng trong tạp chí Triết học, số 3, bàn đến phạm trù Niết bàn trong nhân sinh
quan Phật giáo. Tác giả cho rằng, Niết bàn là khái niệm thể hiện triết lý độc đáo về giải
thoát của Phật giáo. Đây là một trạng thái tâm linh hoàn toàn thanh thản, giải thoát khỏi
mọi khổ đau của cuộc đời. Trạng thái này có thể đạt được khi còn sống (Hữu dư Niết
bàn) hoặc khi đã chết (Vô dư Niết bàn). Đánh giá quan niệm của Phật giáo về Niết bàn,
tác giả rút ra kết luận: “Khái niệm Niết bàn trong Phật giáo là một cuộc cách mạng
trong lịch sử tư tưởng Ấn Độ, đem lại một diện mạo mới với sức sống mới cho Phật
giáo. Từ con người cá nhân cô đơn trong lộ trình thăm thẳm tìm về cõi tâm linh bí ẩn
tìm giải thoát trong Niết bàn của Tiểu thừa tới con người sống cùng những vui buồn
nhân thế của Đại thừa, khái niệm Niết bàn đã trở nên hấp dẫn hơn, thể hiện một triết lý
sống nhân bản của tôn giáo - triết học Phật giáo” [148, 50].
Bên cạnh đó, còn có thể kể tên một số công trình nghiên cứu có liên quan đến
vấn đề này như Những vấn đề cơ bản trong Phật học của Nguyễn Văn Chế; Thanh
Hương với Trí tuệ Phật; Cốt tủy của đạo Phật của Daisetz Teitaro Suzuki; Đạo Phật vì
cuộc sống con người của Đại trưởng lão - Tiến sỹ K. Sri Dhammananda; Văn hóa

13


Phật giáo - đường về xứ Phật của Thích Thông Lạc; Vì sao tin Phật của K. Sri
Dhammananda, Thích Tâm Quang dịch; Đại cương lịch sử Phật giáo thế giới của
AndrewSkilton, Nguyễn Văn Sáu dịch; Nhân quả Triết lý trung tâm của Phật giáo
của D.J. Kalupahana, Đồng Loại và Trần Nguyên Trung dịch...
Như vậy, ở hướng nghiên cứu nhân sinh quan Phật giáo được nhiều tác giả quan
tâm. Mặc dù, bàn nhiều đến nhân sinh quan Phật giáo nhưng lại thiếu những công trình

nghiên cứu có hệ thống, đầy đủ, toàn diện. Vì thế, với tham vọng tìm tòi và hoàn thiện, tác
giả luận án tiếp tục nghiên cứu để lấp đi chỗ trống trong các công trình nghiên cứu này.

1.2. Các công trình nghiên cứu về đời sống tinh thần và ảnh hưởng của nhân
sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần ở Việt Nam
1.2.1. Các công trình nghiên cứu về đời sống tinh thần
Trong toàn bộ đời sống xã hội nói chung, đời sống tinh thần có một vị trí đặc
biệt quan trọng, cùng với sự phát triển của xã hội, vai trò của nó ngày càng gia tăng
và thể hiện rõ nét. Đặc biệt, khi Đảng và Nhà nước ta chủ trương phát triển nền kinh
tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của
Nhà nước, định hướng lên CNXH, mở cửa hội nhập với thế giới trong bối cảnh
quốc tế có nhiều biến động phức tạp, đặt ra hàng loạt vấn đề cho việc xây dựng,
quản lý đời sống tinh thần của xã hội, đòi hỏi các nhà nghiên cứu trong nước đi sâu
tìm hiểu lý luận cơ bản về lĩnh vực đời sống tinh thần. Do đó, ở nước ta trong những
thập niên gần đây, việc nghiên cứu đời sống tinh thần của xã hội trở nên khá sâu
rộng, đạt được nhiều thành tựu.
Năm 1997, Phùng Đông viết bài Vị trí, ý nghĩa của phạm trù đời sống tinh thần
xã hội trong chủ nghĩa duy vật lịch sử [40], đăng trên tạp chí Triết học số 6. Trên cơ sở
so sánh phạm trù đời sống tinh thần với phạm trù ý thức xã hội, văn hóa tinh thần và
kiến trúc thượng tầng, tác giả cho rằng, cấp độ chung nhất trong sự nghiên cứu của chủ
nghĩa duy vật lịch sử về đời sống tinh thần xã hội cần có sự kết hợp cả ba góc độ là
nhận thức luận, bản thể luận và xã hội học. Bởi “chỉ có sự kết hợp như vậy thì mới hiểu
được đời sống tinh thần xã hội là cái vừa đối lập lại vừa thống nhất với đời sống vật
chất xã hội, vừa có tính chất trừu tượng - thuần túy tinh thần, lại vừa có tính chất hiện
thực - thực tiễn tinh thần” [40, 34 - 37]. Mặc dù công trình nghiên cứu mới chỉ dừng
góc độ bài báo, nhưng cách phân tích và cách luận giải về đời sống tinh thần của Phùng
Đông hỗ trợ rất nhiều cho tác giả luận án trong hướng nghiên cứu này.

Năm 1998, cuốn Đời sống tinh thần của cá nhân, khái niệm và nguyên tắc
nghiên cứu [133] của Vi Quang Thọ được Nhà xuất bản Khoa học Xã hội Hà Nội

14


xuất bản. Với hai chương và gần hai trăm trang sách, Vi Quang Thọ đã phân tích,
làm rõ khái niệm, những khía cạnh cơ bản và nguyên tắc nghiên cứu đời sống tinh
thần cá nhân. Từ đó, ông đã chỉ ra những yếu tố cơ bản của đời sống tinh thần con
người như mục đích, giá trị, lý tưởng, giao tiếp và vấn đề tự hoàn thiện đạo đức. Tác
giả cho rằng, “đời sống tinh thần của xã hội và của cá nhân là có tính kế thừa, biến
đổi và phát triển qua những chặng đường dài lịch sử xã hội loài người… đặc thù của
đời sống tinh thần đặc trưng cho mỗi xã hội, cho loại hình đời sống tinh thần của xã
hội và của cá nhân được biểu hiện ở những hình thức lịch sử - cụ thể của nó” [133,
21]. Công trình của tác giả Vi Quang Thọ tuy thiên về phân tích đời sống của cá
nhân, song nó có giá trị tham khảo rất lớn cho tác giả của luận án trong việc chỉ ra
sự khác biệt giữa đời sống tinh thần của xã hội với đời sống tinh thần của cá nhân.
Năm 1999, Trần Khắc Việt bảo vệ thành công luận án phó tiến sĩ khoa học
Triết học với đề tài Đời sống tinh thần của xã hội và xây dựng đời sống tinh thần
của xã hội Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội [177]. Luận án chia
làm hai chương với 5 tiết, trong đó tác giả dành chương 1 để phân tích lý luận
chung về đời sống tinh thần của xã hội. Trần Khắc Việt đã vận dụng những nguyên
lý của học thuyết Mác - Lênin vào phân tích các lĩnh vực của đời sống tinh thần xã
hội, để khái quát tính quy luật trong sự vận động của đời sống tinh thần xã hội. Trên
cơ sở đó, chỉ ra những nhân tố tác động, chi phối đến đời sống tinh thần xã hội và
dùng những kết quả này soi rọi vào thực tiễn xây dựng đời sống tinh thần ở nước ta.
Công trình nghiên cứu này của Trần Khắc Việt rất hữu ích cho tác giả luận án trong
hướng nghiên cứu về đời sống tinh thần xã hội.
Cũng trong năm 1999, Đào Duy Thanh bảo vệ thành công luận án tiến sĩ
Thẩm mỹ học Mác - Lênin với đề tài Vai trò của nghệ thuật trong đời sống tinh
thần của con người [125]. Tác giả cho rằng, để đi đến một định nghĩa có tính khoa
học về đời sống tinh thần xã hội, cần phải xác định những dấu hiệu cơ bản (tức nội
dung) của nó. Đó là việc xác định tính đặc trưng và bản chất của đời sống tinh thần,

bao gồm cả mối tương quan với ý thức xã hội, với văn hóa tinh thần trong sự thống
nhất của các hoạt động và quan hệ tinh thần. Từ đó, tác giả đi đến kết luận, “đời
sống tinh thần của con người dù được xem xét dưới góc độ cá nhân, hay xã hội thì
nội dung cơ bản của nó cũng là tổng hợp tất cả những giá trị tinh thần của con
người; nó có quan hệ với ý thức xã hội và ý thức cá nhân, với các hoạt động tinh
thần và quan hệ tinh thần; là sự phản ánh đời sống vật chất trong những giai đoạn
lịch sử nhất định” [125, 22]. Mặc dù là một luận án Thẩm mỹ học Mác 15


Lênin, nhưng tác giả Đào Duy Thanh đã phác thảo rõ nét về đời sống tinh thần con
người, xã hội và cá nhân, đồng thời, tác giả cũng xác định được đặc trưng của đời
sống tinh thần. Đây là điểm mới của tác giả Đào Duy Thanh so với các công trình
nghiên cứu về đời sống tinh thần nói chung, rất hữu ích cho tác giả luận án trong
hướng nghiên cứu này.
Năm 2001, Trần Thanh Nam bảo vệ thành công luận án tiến sĩ Triết học với
đề tài Phát triển đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ trong
công cuộc đổi mới hiện nay [98]. Trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả
Trần Thanh Nam đã phân tích được khái niệm và chỉ ra cấu trúc của đời sống tinh
thần. Tuy nhiên, khi xét đời sống tinh thần ở góc độ là một hệ thống đang vận động
và biến đổi, tác giả cho rằng lối sống cũng thuộc lĩnh vực của đời sống tinh thần,
nhưng chưa có được sự khoanh vùng phạm vi hoạt động của lối sống. Mặc dù vậy,
công trình nghiên cứu của Trần Thanh Nam là cơ sở lý luận cho tác giả của luận án
khi nghiên cứu đời sống tinh thần cư dân đồng bằng sông Hồng hiện nay.
Năm 2002, Trần Chí Mỹ hoàn thành luận án tiến sĩ Triết học với đề tài Xây
dựng đời sống văn hóa tinh thần ở thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay
[96]. Để làm rõ thực trạng, phương hướng và các giải pháp nhằm xây dựng đời sống
văn hóa tinh thần ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, tác giả Trần Chí Mỹ đã dựa
trên cơ sở lý luận chung về khái niệm đời sống văn hóa tinh thần, các đặc trưng và
tính quy luật của đời sống văn hóa tinh thần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội. Theo tác giả, “đời sống văn hóa tinh thần là hoạt động của con người trên lĩnh

vực tinh thần - hoạt động sản xuất, trao đổi và tiêu dùng giá trị tinh thần diễn ra trên
các lĩnh vực tư tưởng, nghệ thuật, khoa học, giáo dục, tín ngưỡng tôn giáo” [96, 27].
Tác giả cũng cho rằng, đời sống văn hóa tinh thần là biểu hiện của đời sống tinh
thần, nhưng nó không đồng nhất với đời sống tinh thần. Sự khác nhau của hai khái
niệm này không phải ở phạm vi bao quát rộng, hẹp mà ở chất lượng đạt tới của hoạt
động tinh thần, ở ý nghĩa con người, ý nghĩa xã hội, ý nghĩa văn hóa của hoạt động
tinh thần và thành quả của nó [96, 29]. Mặc dù chỉ bàn đến một khía cạnh của đời
sống tinh thần, nhưng công trình là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích, giúp cho tác
giả của luận án có cái nhìn bao quát, toàn diện về đời sống tinh thần.
Như vậy, ở hướng nghiên cứu đời sống tinh thần, các công trình nghiên cứu
có thể phân tích dưới những góc độ khác nhau, nhưng về cơ bản đã chỉ ra được khái
niệm, cấu trúc của đời sống tinh thần. Đây là nguồn tư liệu tham khảo
16


hữu ích, là cơ sở khoa học cho tác giả của luận án khi phân tích và luận giải đời
sống tinh thần cư dân đồng bằng sông Hồng hiện nay.
1.2.2. Các công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo
đến đời sống tinh thần ở Việt Nam
Từ khi du nhập vào Việt Nam, Phật giáo đã bám rễ sâu vào lòng dân tộc. Sự
phát triển của Phật giáo luôn đồng hành cùng vận mệnh của dân tộc qua các thời kỳ
lịch sử. Vì vậy, vấn đề ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh
thần ở Việt Nam đã được nghiên cứu từ rất lâu trong lịch sử. Trong những thập niên
gần đây, việc nghiên cứu ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh
thần ở Việt Nam trở nên khá sâu rộng, đạt được nhiều thành tựu với cách tiếp cận đa
chiều, dưới nhiều góc độ như sử học, tôn giáo, văn hóa, triết học...
Năm 1988, cuốn Lịch sử Phật giáo Việt Nam [142], do Nguyễn Tài Thư chủ
biên, được Nhà xuất bản Khoa học Xã hội Hà Nội ấn hành. Trong công trình nghiên
cứu này, Nguyễn Tài Thư đã vẽ ra một bức tranh tổng thể về những đóng góp của
Phật giáo nói chung và nhân sinh quan Phật giáo nói riêng đối với công cuộc dựng

nước, giữ nước, quá trình bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc đồng thời góp
phần xây dựng một đời sống văn hóa tinh thần phong phú cho người dân Đại Việt
trải dài từ những thế kỷ đầu công nguyên cho đến thế kỷ XX. Tác giả cho rằng,
“Nhiều người Việt Nam đã tự nguyện đến với đạo Phật, đã lấy các nguyên lý từ bi,
luân hồi, quả báo của Phật để tu luyện mình và giúp đỡ người. Có người đã lấy danh
nghĩa phật tử (như Lý Phật Tử) để tập hợp quần chúng chống sự thống trị của
phương Bắc. Càng về sau thì Phật giáo Việt Nam càng đi vào lòng người. Đến cuối
thời kỳ Bắc thuộc thì Phật giáo đã là một xã hội phổ biến. Lúc này phật tử, ý thức
dân tộc và ý thức đạo gắn bó với nhau và trở thành một trong những tiền đề cho sự
trỗi dậy mạnh mẽ của dân tộc ở thế kỷ thứ X. Đồng thời tạo cơ sở cho Phật giáo trở
thành quốc giáo khi nước nhà giành được độc lập” [142, 125]. Đây là công trình
khai thác Phật giáo Việt Nam dưới góc độ lịch sử tư tưởng, cho nên tác giả mới chỉ
dừng lại ở góc độ khái quát chứ chưa khu biệt ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật
giáo đến đời sống tinh thần xã hội Việt Nam, vấn đề này cần phải nghiên cứu cụ thể,
chuyên sâu hơn nữa.
Năm 1995, Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia thực hiện đề
tài cấp nhà nước KX 07 - 03 “Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với
con người Việt Nam hiện nay” [153] do Nguyễn Tài Thư làm chủ nhiệm. Trong đó
một nhánh của đề tài “Ảnh hưởng của Phật giáo đối với con người Việt Nam hiện
17


nay” có liên quan đến hướng nghiên cứu của luận án. Công trình đã phân tích bối
cảnh lịch sử cụ thể của nước ta trong thời kỳ quá độ và cho rằng, tư duy của người
Việt hiện nay cũng vô cùng đa dạng và phong phú, trong đó sự ảnh hưởng của Phật
giáo là rất sâu sắc. “Về đạo Phật, đó là một tôn giáo, nhưng cũng đồng thời là một
học thuyết triết học sâu sắc. Phần triết học đã tác động tầng lớp trí thức các thời đại.
Khác với Nho giáo, Phật giáo ngày nay vẫn tồn tại với cơ chế đầy đủ của nó. Và do
đó, nó có điều kiện trực tiếp tác động đến lẽ sống của người dân. Nhiều quan niệm
về nhân sinh và thế giới của nó như nhân sinh khổ, vô thường, vô ngã, Niết bàn, Tây

phương cực lạc đã chi phối cuộc sống của con người tạo nên chỗ dựa tinh thần cho
họ” [153, 70]. Từ đó, công trình đã chỉ ra những ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu
cực của nhân sinh quan Phật giáo đối với tư duy của người Việt. Trong công cuộc
đổi mới hiện nay ở nước ta nên phát huy mặt tốt, loại trừ những mặt chưa tốt để góp
phần vào công cuộc đổi mới tư duy, đặc biệt là tư duy lý luận.
Năm 1996, cuốn Phật giáo Việt Nam với cộng đồng dân tộc [18] của Lê
Cung được Nhà xuất bản Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh ấn hành.
Xuất phát từ lý thuyết Bất bạo động - một trong những nội dung của nhân sinh quan
Phật giáo với tinh thần đại từ, đại bi, cứu khổ, cứu nạn nhằm hóa giải chúng sinh
thoát khỏi cảnh “tứ khổ”. Tác giả phân tích, lý giải sự ảnh hưởng của lý thuyết này
đối với lịch sử dân tộc qua các triều đại là Đinh - Lê - Lý - Trần và chính sách của
triều Nguyễn đối với Phật giáo. Đặc biệt, tác giả bàn nhiều đến tinh thần nhập thế
của Phật giáo Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Xuyên suốt công trình là sự phân tích và chứng minh tinh thần nhập thế của Phật
giáo Việt Nam. Tuy nhiên, tác giả chưa bàn đến sự ảnh hưởng của nhân sinh quan
Phật giáo đến các lĩnh vực khác của đời sống tinh thần xã hội.
Năm 1999, Nguyễn Đăng Duy đã viết cuốn Phật giáo với văn hóa Việt Nam
[25], Nhà xuất bản Hà Nội ấn hành. Ông dành một phần ba cuốn sách để nói về ảnh
hưởng của Phật giáo đối với văn hóa tinh thần xã hội Việt Nam qua các thời kỳ lịch
sử. Ông cho rằng, ngay từ đầu du nhập vào nước ta, Phật giáo đã bén rễ hỗn dung
với tín ngưỡng nguyên thủy của Việt Nam. Chính quan niệm nhân sinh của Phật
giáo (con người hữu tình nhân sinh, con người nghiệp kiếp, con người bể khổ, con
người tu hành thoát khổ) phù hợp với hiện thực cuộc sống của cư dân nông nghiệp
lúa nước định cư ổn định, mong trời yên biển lặng, yêu hòa bình, trọng yên tĩnh. Vì
vậy, Phật giáo đã góp phần vào nuôi dưỡng tinh thần bình đẳng, mở mang bờ cõi,
hoàn thiện đạo đức của người dân, chỗ dựa cho người dân
18



×