Tải bản đầy đủ (.docx) (230 trang)

Ảnh hưởng của bạo lực trong mối quan hệ vợ chồng những chiều cạnh sức khỏe (nghiên cứu trường hợp phường quảng tiến, thành phố sầm sơn, tỉnh thanh hóa)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 230 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------

Đinh Phương Linh

ẢNH HƯỞNG CỦA BẠO LỰC TRONG MỐI QUAN HỆ
VỢ CHỒNG: NHỮNG CHIỀU CẠNH SỨC KHỎE
(Nghiên cứu trường hợp phường Quảng Tiến, thành phố Sầm Sơn,
tỉnh Thanh Hóa)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

Hà Nội - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------

Đinh Phương Linh

ẢNH HƯỞNG CỦA BẠO LỰC TRONG MỐI QUAN HỆ
VỢ CHỒNG: NHỮNG CHIỀU CẠNH SỨC KHỎE
(Nghiên cứu trường hợp phường Quảng Tiến, thành phố Sầm Sơn,
tỉnh Thanh Hóa)
Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 62 31 03 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. HOÀNG BÁ THỊNH

Hà Nội - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn khoa học của GS.TS. Hoàng Bá Thịnh.
Tên luận án không trùng với bất cứ nghiên cứu nào đã được công bố.
Các số liệu, tài liệu tham khảo trong luận án đều trung thực và có nguồn gốc
xuất xứ rõ ràng.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Tác giả luận án

Đinh Phƣơng Linh


LỜI CẢM ƠN
Thực hiện luận án này là cả một quá trình trải nghiệm vất vả, nghiêm
túc và khó khăn đối với tác giả luận án, từ khâu hình thành ý tưởng đến khâu
triển khai thực hiện. Để hoàn thành được luận án này, có công rất lớn của các
chuyên gia, các nhà khoa học, các thầy cô đã đồng hành và giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian qua.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới GS.TS. Hoàng Bá

Thịnh, giáo viên hướng dẫn của tôi - người Thầy luôn ủng hộ tôi, tận tình chỉ
bảo tôi từng bước đi cụ thể để thực hiện được luận án. Tôi xin gửi lời cảm ơn
tới Ban Chủ nhiệm Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội cùng toàn thể các Thầy Cô trong Khoa
đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong mọi hoàn cảnh cho phép. Tôi
cũng xin được gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, Phòng đào tạo Sau đại học,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã
đồng hành và tạo điều kiện cho tôi trong các thủ tục cũng như việc bảo vệ
luận án này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và tri ân tới gia đình lớn và
gia đình nhỏ của mình đã luôn ở bên tôi, ủng hộ, động viên, hỗ trợ tôi hoàn
thành luận án một cách tốt nhất.
Một lần nữa, xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Tác giả luận án
Đinh Phƣơng Linh


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT............................................................ 3
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................................................. 4
DANH MỤC CÁC BIỂU................................................................................................................... 6
DANH MỤC CÁC HỘP.................................................................................................................... 6

DANH MỤC CÁC HÌNH.................................................................................................................. 6
MỞ ĐẦU.................................................................................................................................................... 7
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................................................... 7
2. Ý nghĩa của nghiên cứu............................................................................................................ 10
3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu.................................................................. 10
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................... 11
5. Câu hỏi nghiên cứu.................................................................................................................... 12
6. Giả thuyết nghiên cứu............................................................................................................... 12
7. Bố cục của luận án..................................................................................................................... 12
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU........................................................ 14
1.1. Các nghiên cứu về BLVC nạn nhân là phụ nữ............................................................. 15
1.2. Quan điểm đối xứng giới về BLVC................................................................................. 20
1.3. Những chiều cạnh sức khỏe của bạo lực trong mối quan hệ vợ chồng..............23
1.3.1. Những hệ quả sức khỏe của BLVC
...........................................................................................................................................................

23
1.3.2. Bạo lực vợ chồng đối với phụ nữ mang thai và sau khi sinh con
...........................................................................................................................................................

31
1.3.3. Hành vi điều trị các thương tích do BLVC
...........................................................................................................................................................

34
Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................38
2.1. Các khái niệm công cụ.......................................................................................................... 38
2.1.1. Hôn nhân
...........................................................................................................................................................


38
2.1.2. Bạo lực vợ chồng
...........................................................................................................................................................

39
2.1.3. Giới và giới tính


...........................................................................................................................................................

41
2.1.4. Sức khỏe và hệ quả sức khỏe của BLVC
...........................................................................................................................................................

42
2.2. Lý thuyết áp dụng................................................................................................................... 45
2.2.1. Tính đối xứng và bất đối xứng về giới
...........................................................................................................................................................

45
2.2.2. Mô hình sinh thái học
...........................................................................................................................................................

52
2.3. Tổng quan địa bàn nghiên cứu........................................................................................... 60
1


2.4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................................... 63
2.4.1. Phân tích tài liệu

...........................................................................................................................................................

63
2.4.2. Phỏng vấn sâu
...........................................................................................................................................................

64
2.4.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng
...........................................................................................................................................................

64
Chƣơng 3. THỰC TRẠNG BẠO LỰC TRONG MỐI QUAN HỆ
VỢ CHỒNG.......................................................................................................................................... 67
3.1. Mức độ phổ biến của BLVC và khác biệt theo các nhóm xã hội..........................67
3.2. Các biểu hiện bạo lực vợ chồng........................................................................................ 73
3.3. Bạo lực đối với người vợ trong giai đoạn mang thai và sau khi sinh con.........82
3.4. Nguyên nhân của BLVC...................................................................................................... 90
Chƣơng 4. NHỮNG HỆ QUẢ CỦA BLVC ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CỦA
NẠN NHÂN........................................................................................................................................... 97
4.1. Hệ quả sức khỏe thể chất..................................................................................................... 97
4.2. Hệ quả sức khỏe tinh thần................................................................................................. 108
4.2.1. Rối nhiễu tâm trí
.........................................................................................................................................................

109

4.2.2. Ý nghĩa và hành vi tự tử ở nạn nhân BLVC....................................................... 117
4.2.3. Một số vấn đề SKTT khác ở nạn nhân BLVC................................................... 119
4.3. Hệ quả sức khỏe của BLVC chia theo loại bạo lực.................................................. 122
Chƣơng 5. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HỆ QUẢ SỨC KHỎE

Ở NẠN NHÂN BẠO LỰC VỢ CHỒNG.............................................................................. 132
5.1. Khác biệt giới về hệ quả sức khỏe thể chất và tinh thần do BLVC...................132
5.2. Khác biệt về hệ quả sức khỏe của BLVC theo nhóm tuổi của nạn nhân.........143
5.3. Ảnh hưởng của số con và số lần mang thai đến sức khỏe phụ nữ là nạn nhân
BLVC...................................................................................................................................................... 149
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ........................................................................................... 156
1. Kết luận........................................................................................................................................ 156
2. Khuyến nghị............................................................................................................................... 160
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN................................................................................................................................. 163
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................ 164
PHỤ LỤC


2


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
STT

Từ vi
1

BL

2

BL

3


CS

4

PV

5

S

6

SRQ

7

T

8

TH

9

TH

10

WH


11

RN

3


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Cơ cấu mẫu khảo sát..................................................................................................... 65
Bảng 3.1. Tỷ lệ nạn nhân BLVC về thể chất hoặc tình dục theo các đặc điểm
nhân khẩu xã hội................................................................................................................................. 70
Bảng 3.2. Các loại bạo lực trong đời theo nhóm giới tính.................................................. 75
Bảng 3.3. Bạo lực thể chất đối với người vợ trong giai đoạn mang thai và sau khi
sinh con.................................................................................................................................................. 83
Bảng 3.4. Chăm sóc sau sinh của người chồng đối với nạn nhân BLVC.....................86
Bảng 3.5. Tương quan số con, số lần mang thai với số thương tích trong đời,
số lần cần CSYT do BLVC và số lần bị thương tích nhẹ không cần CSYT................88
Bảng 3.6. Quan điểm của nạn nhân BLVC về các lý do dẫn tới BLVC........................ 90
Bảng 3.7. Tỷ lệ đồng tình với các quan điểm mang tính gia trưởng............................... 93
Bảng 4.1. Thương tích do BLVC (chọn nhiều phương án)................................................ 99
Bảng 4.2. Số lần bị thương tích do BLVC cần CSYT và số lần bị thương tích nhẹ
không cần CSYT.............................................................................................................................. 101
Bảng 4.3. Lý do không điều trị thương tích BLVC tại các cơ sở y tế.......................... 102
Bảng 4.4. So sánh khó khăn trong việc đi lại, hoạt động thông thường và cảm giác
đau/khó chịu trong vòng 12 tháng qua giữa nhóm bị và không bị BLTC và BLTD
trong 12 tháng qua........................................................................................................................... 104
Bảng 4.5. Tương quan tần suất các biểu hiện bạo lực thể chất và bạo lực tình dục
trong vòng 12 tháng qua với một số vấn đề SK trong vòng 12 tháng qua.................105
Bảng 4.6. So sánh khoảng điểm SRQ-20 giữa nhóm người chưa từng bị BLVC

và nhóm nạn nhân BLVC.............................................................................................................. 110
Bảng 4.7. Tương quan việc từng bị BLVC với điểm SRQ-20≥1 và điểm
SRQ-20≥8........................................................................................................................................... 111
Bảng 4.8. Các dấu hiệu rối nhiễu tâm trí ở nạn nhân BLVC........................................... 112
Bảng 4.9. Xoay ma trận nhân tố điểm SRQ-20 của nạn nhân BLVC..........................114
Bảng 4.10. Cấu trúc nhân tố của SRQ-20 ở nạn nhân BLVC......................................... 116
Bảng 4.11. Thống kê số lần sử dụng một số loại thuốc ở nạn nhân BLVC
trong vòng 12 tháng trở lại đây................................................................................................... 121
4


Bảng 4.12. Khoảng điểm SRQ-20 chia theo các biểu hiện bạo lực tinh thần...........123
Bảng 4.13. So sánh giá trị TB điểm SRQ-20 ở 3 nhóm BLVC...................................... 125
Bảng 4.14 Tương quan tần suất các biểu hiện bạo lực thể chất với việc từng thử
kết thúc cuộc sống........................................................................................................................... 126
Bảng 5.1. Số lần bị thương tích do BLVC cần CSYT và số lần bị thương tích nhẹ
không cần CSYT.............................................................................................................................. 135
Bảng 5.2. Lý do không điều trị thương tích BLVC tại các cơ sở y tế.......................... 136
Bảng 5.3. So sánh giá trị TB điểm SRQ-20, số thương tích, số lần cần CSYT
do BLVC, số lần bị thương tích nhẹ do BLVC không cần CSYT giữa nhóm nam
và nhóm nữ......................................................................................................................................... 137
Bảng 5.4. Tương quan giới tính với việc từng thử kết thúc cuộc sống ở nhóm
nạn nhân BLVC................................................................................................................................ 141
Bảng 5.5. Các vấn đề sức khỏe của nạn nhân BLVC chia theo nhóm tuổi................145
Bảng 5.6. So sánh tương quan nhóm tuổi với một số vấn đề SK ở nhóm nạn nhân
BLVC và nhóm người chưa từng bị BLVC............................................................................ 147
Bảng 5.7. Hệ số z(obs) của so sánh tương quan nhóm tuổi với một số vấn đề SK
giữa nhóm nạn nhân BLVC và nhóm người chưa từng bị BLVC.................................. 148
Bảng 5.8. Tương quan giữa số lần mang thai với một số vấn đề sức khỏe của
nạn nhân BLVC và người chưa từng bị BLVC..................................................................... 151

Bảng 5.9. Tương quan số con với một số vấn đề sức khỏe của nạn nhân BLVC
và người chưa từng bị BLVC...................................................................................................... 153

5


DANH MỤC CÁC BIỂU
Biểu 3.1. Tỷ lệ là nạn nhân trong mẫu phân theo các dạng BLVC ở hai giới.............68
Biểu 3.2. Tỷ lệ nam và nữ trong mẫu từng là nạn nhân của các biểu hiện BLVC....77
Biểu 3.3. Tỷ lệ nam và nữ trong mẫu bị các biểu hiện bạo lực thể chất từ phía
vợ/chồng trong 12 tháng trước thời điểm khảo sát................................................................ 79
Biểu 5.1. Các dấu hiệu rối nhiễu tâm trí xuất hiện ở hai nhóm nạn nhân nam
và nạn nhân nữ (%)......................................................................................................................... 138

DANH MỤC CÁC HỘP
Hộp 3.1. Câu chuyện của cô Mai................................................................................................. 80
Hộp 4.1. Câu chuyện của chị Hoa............................................................................................. 107
Hộp 5.1. Câu chuyện của anh An............................................................................................... 140

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Mô hình sinh thái học (WHO, 2005)...................................................................... 53
Hình 2.2. Mô hình sinh thái xã hội áp dụng để phân tích bạo lực giới ở nhiều cấp độ
xã hội (Heise, 2011).......................................................................................................................... 55
Hình 2.3. Mô hình sinh thái học về sức khỏe (Our Watch, 2018)................................... 58

6


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Bạo lực gia đình là một hiện tượng mang tính toàn cầu, gây ảnh hưởng
không nhỏ đến hạnh phúc gia đình nói riêng và ổn định, phát triển xã hội nói
chung. Bạo lực gia đình xuất hiện ở tất cả mọi quốc gia, bất kể trình độ phát
triển, nền văn hóa, sắc tộc, tôn giáo. Bạo lực gia đình có thể xảy ra trong các
mối quan hệ gia đình nhưng phổ biến nhất là bạo lực trong mối quan hệ vợ
chồng và nạn nhân của bạo lực gia đình thường là phụ nữ. Theo nghiên cứu đa
quốc gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về sức khỏe và trải nghiệm cuộc
đời của phụ nữ (2005), tỷ lệ phụ nữ bị bạo lực thể chất do chồng hoặc bạn tình
(intimate partner) gây ra chiếm 13% tại khu vực đô thị Nhật Bản và 61% tại
các tỉnh của Peru, trong đó 4% phụ nữ tại Nhật Bản và 49% phụ nữ tại Peru là
nạn nhân của bạo lực thể chất ở mức độ nghiêm trọng (chẳng hạn như bị kéo
lê, đâm, đốt, bị đe dọa hoặc tấn công bằng vũ khí...). Cũng theo nghiên cứu
này, 59% phụ nữ tại Ethiopia từng bị tấn công tình dục đối tác chung sống với
họ và tính chung tất cả các quốc gia tham gia nghiên cứu (10 quốc gia bao
gồm Bangladesh; Brazil; Ethiopia; Nhật Bản; Peru; Namibia; Samoa; Serbia
và Montenegro; Thái Lan và cộng hòa Tazania), từ 20% đến 75% phụ nữ
được hỏi đã trải qua bạo lực cảm xúc hoặc bị kiểm soát hành vi (chẳng hạn
như ngăn cấm liên lạc với gia đình, kiểm soát việc đi đâu, làm gì hoặc việc
tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe) trong vòng 12 tháng tính đến thời
điểm khảo sát. Những số liệu này cho thấy một bức tranh không mấy tươi
sáng về tình trạng bạo lực trong quan hệ vợ chồng diễn ra phổ biến tại nhiều
quốc gia. Thậm chí, trước đây, ở nhiều xã hội, bạo lực của chồng đối với vợ
còn được coi là bình thường và có thể chấp nhận [WHO, 2005]. Điển hình
như Ấn độ, nơi mà bạo lực gia đình được ghi nhận là tội ác chống lại phụ nữ
phổ biến nhất và được xem là có liên hệ trực tiếp với chế độ gia trưởng
7


[Chaudhary S., 2013]. Báo cáo quốc gia của cục kiểm soát tội phạm Ấn Độ
(1991) chỉ ra rằng cứ 33 phút lại có 1 phụ nữ Ấn Độ bị chồng lạm dụng và số

liệu năm 1989 cho thấy mỗi 125 phút có một phụ nữ chết vì vấn đề liên quan
đến của hồi môn. Những con số đáng báo động này đã dẫn tới việc ban hành
Luật phòng chống gia đình 2005 tại Ấn Độ, tuy nhiên, cho đến hiện tại, tỉ lệ
bạo lực gia đình ở quốc gia này vẫn rất cao, cho thấy sự thiếu hoàn thiện và
hiệu quả của công cụ pháp luật nói trên.
Kể từ Hội nghị về quyền con người tổ chức tại Vienna vào năm 1993,
bạo lực trong quan hệ vợ chồng mới bắt đầu được nhìn nhận như một sự đe
dọa sức khỏe cộng đồng và một sự vi phạm nghiêm trọng quyền con người.
Và trong vài thập kỉ trở lại đây, vấn đề này ngày càng nhận được nhiều sự
quan tâm của dư luận, các tổ chức quốc tế cũng như các nhà nghiên cứu trong
lĩnh vực khoa học xã hội.
Tại Việt Nam, trong bối cảnh mà bạo lực gia đình đã trở thành hiện
tượng toàn cầu thì vấn đề bạo lực trong quan hệ vợ chồng cũng là một vấn đề
thời sự đòi hỏi sự quan tâm, nỗ lực của toàn xã hội. Theo nghiên cứu quốc gia
về bạo lực gia đình đối với phụ nữ (2010), 32% phụ nữ từng kết hôn cho biết
họ từng trải qua bạo lực thể xác và 6% phụ nữ được hỏi bị bạo lực thể xác
trong vòng 12 tháng tính đến thời điểm điều tra. Như Tổng giám đốc Tổ chức
y tế thế giới Lee Jong Wook đã từng nhận định, bạo lực của chồng/ bạn tình
đối với phụ nữ là một nguyên nhân chính gây nên những vấn đề sức khỏe của
nữ giới. Loại bạo lực này có những ảnh hưởng ở tầm sâu sắc hơn những hiểm
họa nhất thời. Không chỉ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho những phụ nữ trải
nghiệm nó, bạo lực đối với phụ nữ còn gây nên những sang chấn tâm lý ở
những người chứng kiến nó, đặc biệt là trẻ em. Như Golding M. J. (1999) đã
chỉ ra, tỉ lệ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần của phụ nữ là nạn nhân bạo lực
vợ chồng là 47,6%; tỉ lệ có ý định tự tử hoặc tự tử là 17,9%; lạm dụng chất
cồn 18,5% và lạm dụng chất gây nghiện là 8,9%. Để thấy rằng, nghiên cứu
8


chiều cạnh sức khỏe của bạo lực gia đình nói chung và bạo lực trong mối

quan hệ vợ chồng nói riêng là một hướng nghiên cứu có ý nghĩa trong chuyên
ngành xã hội học cũng như có ý nghĩa thực tiễn trong đời sống xã hội. Những
thực tế trên đây đã cho thấy tầm quan trọng của nghiên cứu về bạo lực trong
quan hệ vợ chồng trong đảm bảo gia đình ổn định, hạnh phúc và phát triển
bền vững .
Có thể thấy là bạo lực trong mối quan hệ vợ chồng trước giờ vốn vẫn
được nhìn nhận như là bạo lực của chồng đối với vợ. Đến nay, bạo lực trong
quan hệ vợ chồng không chỉ là chiều bạo lực giữa chồng với vợ mà còn tồn
tại chiều ngược lại là bạo lực của vợ đối với chồng. Tuy chiều bạo lực này
vẫn chưa được nhấn mạnh và nghiên cứu rộng rãi như là bạo lực đối với phụ
nữ. Nhưng như vậy không có nghĩa là vấn đề này không đáng quan tâm bằng
bạo lực của nam giới đối với phụ nữ. Việc phân tích một cách sâu sắc bạo lực
trong mối quan hệ vợ chồng đối với nam giới là cần thiết để hoàn thiện bức
tranh về bạo lực trong mối quan hệ vợ chồng cũng như cung cấp một cái nhìn
toàn diện về bạo lực giới hiện nay.
Trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế, đã có những thay
đổi đáng kể, không chỉ về cấu trúc lao động, hoạt động sản xuất và điều kiện
sống của người dân, mà cả về văn hóa, lối sống và nhận thức của người dân.
Nghiên cứu này mong muốn xem xét hậu quả sức khỏe của bạo lực trong mối
quan hệ vợ chồng tiếp cận từ quan điểm giới, đặc biệt lý thuyết đối xứng giới,
từ đó tìm ra những giải pháp và khuyến nghị phù hợp để góp phần nâng cao
nhận thức của người dân về sức khỏe và cải thiện mối quan hệ vợ chồng, hạn
chế bạo lực vợ chồng và những hậu quả nghiêm trọng của bạo lực gia đình
đối với sức khỏe nạn nhân, khắc phục những mặt còn hạn chế của công tác
đảm bảo sức khỏe cho nạn nhân của bạo lực vợ chồng, góp phần đảm bảo
chất lượng cuộc sống của người dân và hạnh phúc gia đình.
9


2. Ý nghĩa của nghiên cứu

2.1. Ý nghĩa lý luận
Bên cạnh việc làm sáng tỏ một số thuật ngữ liên quan tới vấn đề nghiên
cứu, đề tài hướng tới cung cấp những luận cứ khoa học về vấn đề bạo lực vợ
chồng và những hệ quả sức khỏe đối với nạn nhân BLVC, đồng thời vận dụng
các lý thuyết xã hội học hiện đại để giải thích mối quan hệ giữa trải nghiệm
BLVC và các vấn đề sức khỏe của nạn nhân BLVC.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài hướng tới mô tả thực trạng BLVC và những hậu quả sức khỏe
của BLVC ở nam và nữ nhằm cung cấp một cái nhìn toàn diện, sâu sắc về
những ảnh hưởng của BLVC đối với sức khỏe nạn nhân. Từ đó đưa ra những
khuyến nghị nhằm giúp người dân nâng cao nhận thức về BLVC và hậu quả
của BLVC, đồng thời khuyến nghị một số giải pháp để giảm thiểu bạo lực và
đảm bảo sức khỏe cho nhóm người dễ bị tổn thương bởi BLVC.
3.

Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu



Đối tượng nghiên cứu: Ảnh hưởng của bạo lực trong mối quan
hệ vợ chồng: Những chiều cạnh sức khỏe (nghiên cứu trường hợp phường
Quảng Tiến, Thành phố Sầm Sơn, Tỉnh Thanh Hóa)





Sầm

Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi không gian: Phường Quảng Tiến, Thành phố

Sơn, Tỉnh Thanh Hóa (tại thời điểm khảo sát là phường Quảng Tiến,
Thị xã Sầm Sơn, Tỉnh Thanh Hóa)



Phạm vi thời gian: Tiến hành thu thập thông tin từ tháng

6/2016 đến tháng 8/2016



Phạm vi nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu thực trạng

BLVC và những hậu quả về sức khỏe thể chất, tinh thần của BLVC đối
với nạn nhân nam và nữ. Trong luận án không phân tích tiền sử bệnh tật
của nạn nhân BLVC và tác động của nó tới tình trạng sức khỏe của
10


nạn nhân. Đề tài cũng không phân tích chi tiết hoạt động chăm sóc,
điều trị sau bạo lực của nạn nhân BLVC. Trong luận án cũng chỉ xét
đến ba loại bạo lực vợ chồng là bạo lực thể chất, bạo lực tinh thần và
bạo lực tình dục.

 Khách thể nghiên cứu:
hành vi
4.




Phụ nữ và nam giới đã (từng) kết hôn và đầy đủ năng lực



Cán bộ y tế cấp phường

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng và hậu quả sức khỏe

của BLVC đối với nạn nhân nam và nữ tại phường Quảng Tiến, thành phố
Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa để từ đó đưa ra những khuyến nghị giúp nâng cao
nhận thức của người dân về những hậu quả của bạo lực gia đình cũng như
nhận thức về việc tự bảo vệ sức khỏe của bản thân trong trường hợp xảy ra
bạo lực và đề xuất những mô hình hỗ trợ phụ nữ là nạn nhân bạo lực gia đình
phù hợp với điều kiện của địa phương.
Nhiệm vụ nghiên cứu



Hệ thống hóa cơ sở lý luận về bạo lực vợ chồng và hậu quả sức
khỏe của bạo lực vợ chồng



Tìm hiểu thực trạng bạo lực vợ chồng tại địa bàn nghiên cứu
(hình thức, tần suất,mức độ, người gây bạo lực, nguyên nhân)




Tìm hiểu những hậu quả sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần và
sức khỏe sinh sản ở nạn nhân BLVC; hệ quả sức khỏe chia theo loại bạo
lực



Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hệ quả sức khỏe của bạo lực
vợ chồng như tuổi, số con, số lần mang thai



Đề xuất giải pháp giúp giảm thiểu tình trạng bạo lực trong mối
quan hệ vợ chồng và giảm thiểu rủi ro sức khỏe cho nạn nhân của bạo lực.
11


5.

Câu hỏi nghiên cứu



như

Bạo lực trong mối quan hệ vợ chồng hiện nay diễn biến

thế nào?




Bạo lực trong mối quan hệ vợ chồng ảnh hưởng như thế nào đến
sức khỏe của nạn nhân?



BLVC?
6.

Những yếu tố nào có tác động đến hệ quả sức khỏe do

Giả thuyết nghiên cứu



Bạo lực vợ chồng xảy ra phổ biến, thường diễn biến ở mức độ ít
nghiêm trọng. Nạn nhân của BLVC là cả người vợ và người chồng.



Bạo lực vợ chồng có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, sức khỏe
tinh thần và sức khỏe sinh sản của nạn nhân



Có sự khác biệt về hệ quả sức khỏe do BLVC ở các nhóm nạn
nhân bị các loại BLVC khác nhau, các yếu tố giới tính, độ tuổi, số con, số
lần mang thai có ảnh hưởng đến hệ quả SK do BLVC
7. Bố cục của luận án

Luận án được kết cấu thành 5 phần như sau:
Phần mở đầu phác thảo những nội dung cơ bản của luận án gồm có: lý
do chọn đề tài; ý nghĩa của nghiên cứu; mục đích, mục tiêu nghiên cứu; câu
hỏi nghiên cứu; giả thuyết nghiên cứu; đối tượng khách thể, địa bàn nghiên
cứu; khung phân tích.
Phần 2 là chương cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn, bao gồm 2 chương.
Chương 1 trình bày tổng quan vấn đề nghiên cứu; chương 2 trình bày các lý
thuyết áp dụng; các khái niệm công cụ; phương pháp nghiên cứu và vài nét về
địa bàn nghiên cứu.
Phần 3 là phần kết quả nghiên cứu, gồm có 3 chương. Chương 3 tìm
hiểu thực trạng BLVC trong đó làm rõ các ý chính bao gồm: mức độ phổ biến
của BLVC và khác biệt theo các nhóm xã hội, các biểu hiện BLVC, nguyên
nhân của BLVC. Chương 4 phân tích những hệ quả về sức khỏe thể chất và


12


sức khỏe tinh thần đối với nạn nhân BLVC và hệ quả SK do BLVC theo từng
dạng BLVC. Ở chương 5, tác giả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hậu quả
sức khỏe của BLVC đối với nạn nhân, bao gồm yếu tố giới tính, số tuổi, số
lần mang thai và số con.
Phần 4 đưa ra những kết luận và khuyến nghị tương ứng với kết quả
nghiên cứu của luận án.
Cuối cùng là phần 5 - phụ lục gồm có danh mục tài liệu tham khảo,
mẫu phiếu điều tra, đề cương hướng dẫn PVS, danh mục công trình khoa học
của tác giả có liên quan đến luận án.

13



Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Bạo lực gia đình nói chung và bạo lực trong mối quan hệ vợ chồng nói
riêng không phải là một chủ đề nghiên cứu mới mẻ trong khoa học xã hội.
Trước khoảng giữa những năm 1980, có rất ít những nghiên cứu trên thế giới
về BLGĐ và nếu có thì cũng chỉ thường xem xét BLGĐ dưới khía cạnh lịch
sử (Grovert J.A., 2008). Tuy nhiên, đến nay, xuất phát từ thực tế là bạo lực gia
đình đã trở thành vấn đề toàn cầu, đe dọa sự ổn định và phát triển của mọi
quốc gia, mọi dân tộc, rất nhiều nghiên cứu khoa học xã hội đã lựa chọn khai
thác chủ đề này ở nhiều khía cạnh đa dạng.
Tại Việt Nam, bạo lực gia đình cũng là một chủ đề nghiên cứu thu hút
được sự quan tâm của các học giả, các cơ quan nghiên cứu, các tổ chức chính
phủ và phi chính phủ. Vũ Mạnh Lợi và cộng sự (1999) khi nghiên cứu BLGĐ
trên cơ sở giới đã đi sâu xem xét thái độ của cộng đồng, các thể chế xã hội, cá
nhân, luật pháp đối với nạn nhân BLGĐ và tìm ra những nguyên nhân dẫn
đến BLGĐ. Lê Thị Quý, Đặng Vũ Cảnh Linh (2007) lại đặt ra vấn đề lý luận,
phương pháp luận của bạo lực giới trong gia đình, làm rõ bối cảnh xã hội,
nguyên nhân, hậu quả của BLGĐ cũng như nhận thức của người dân và chính
quyền đối với BLGĐ và phân tích những mô hình phòng chống BLGĐ hiện
có tại Việt Nam. Ngoài ra, còn có nhiều nghiên cứu khác như của Nguyễn
Hữu Minh và Nguyễn Thị Vân Anh (2009) tập trung phân tích thực trạng,
diễn tiến và nguyên nhân của bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam,
trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam (2001) tìm hiểu nhận thức, thái độ
của người dân, cán bộ hành pháp, các tổ chức xã hội về BLGĐ, những hậu
quả của BLGĐ và phản ứng của nạn nhân tại 3 tỉnh Thái Bình, Lạng Sơn và
Tiền Giang. Năm 2012, Vụ Gia đình thuộc Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch và
Viện nghiên cứu Gia đình và Giới, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
phối hợp thực hiện “Điều tra thực trạng bạo lực gia đình, đề xuất giải pháp có
14



tính đột phá trong năm 2012 và giai đoạn 2012-2016” nhằm xác định thực
trạng, nguyên nhân, xu hướng bạo lực gia đình để từ đó đưa ra các giải pháp
phòng chống bạo lực gia đình hiệu quả. Nghiên cứu cũng đánh giá hiệu quả
của các hình thức truyền thông và các biện pháp xử lý của chính quyền, đoàn
thể đối với các vụ việc bạo lực gia đình. Nhiều nghiên cứu khác của Dương
Thị Thanh Mai; của Nguyễn Hồng Giang, trích theo Hoàng Bá Thịnh (2005)
về hình thức, nguyên nhân và hậu quả của bạo lực gia đình cũng tập trung
phác họa một bức tranh chung về thực trạng bạo lực gia đình nói chung và
bạo lực trong mối quan hệ vợ chồng tại Việt Nam với các đặc điểm phổ quát.
1.1. Các nghiên cứu về BLVC nạn nhân là phụ nữ
Mặc dù bạo lực vợ chồng đã được nhận diện như một vấn đề toàn cầu,
nhưng mỗi quốc gia, với các đặc thù về văn hóa, kinh tế, xã hội, vấn đề khác
nhau, bạo lực vợ chồng lại mang những sắc thái, đặc điểm khác nhau.
Trước tiên, không thể phủ nhận rằng hầu hết các nghiên cứu về BLVC đều
xác định nạn nhân là phụ nữ. Chẳng hạn, theo Aklimunnessa K. và cộng sự
(2007), tỷ lệ bạo lực gia đình của chồng đối với vợ về thể chất, tình dục và tổng
thể ở Bangladesh lần lượt là 68%, 27% và 72%. Trong đó tát (61%), giật/ném/ấn
đầu (40%) là những hình thức bạo lực gia đình phổ biến nhất. Theo Vũ Mạnh
Lợi và cộng sự (1999), 40% đến 50% phụ nữ được hỏi cho biết họ bị bạo hành
tinh thần trong vòng 12 tháng trước thời điểm khảo sát; 13,2% phụ nữ bị đánh
bởi chồng và từ 5% đến 23% cho biết họ phải chịu các hình thức lạm dụng thể
chất và tình dục khác nhau [Duvvury và cộng sự, 2012].

Thứ hai, nội dung nghiên cứu về thực trạng BLVC cũng ít khi được
nghiên cứu riêng lẻ mà thường được lồng ghép trong các nghiên cứu về bạo
lực gia đình. Chẳng hạn, kết quả “điều tra gia đình Việt Nam năm 2006” do
Bộ văn hóa, thể thao và du lịch kết hợp với tổng cục thống kê, UNICEF và
viện gia đình và giới tiến hành bên cạnh việc chỉ ra các đặc điểm nhân khẩu xã hội hộ gia đình; đặc điểm hôn nhân và phân tích các mối quan hệ gia đình,

15


cũng mô tả các hình thức bạo lực, lý do và hậu quả của bạo lực. Tuy vậy, nghiên
cứu này chỉ dừng lại ở việc điểm sơ bộ hậu quả tâm lý của BLGĐ đối với phụ nữ
và trẻ em. Nghiên cứu quốc gia về Bạo lực gia đình đối với phụ nữ

ở Việt Nam do chính phủ Việt Nam và Liên Hợp Quốc (2010) phối hợp thực
hiện được coi là nghiên cứu đầu tiên được tiến hành trên phạm vi toàn quốc
nhằm tìm hiểu những thông tin chi tiết về mức độ phổ biến và các loại hình
bạo lực đối với phụ nữ, các hậu quả về mặt sức khỏe của bạo lực gia đình, các
yếu tố rủi ro, phòng ngừa bạo lực, cách xử trí của phụ nữ khi gặp phải bạo lực
gia đình cũng như các dịch vụ trợ giúp mà họ đã sử dụng.Nghiên cứu áp dụng
phương pháp nghiên cứu chuẩn mực từng được áp dụng trong nghiên cứu Đa
quốc gia của Tổ chức Y tế Thế giới về Sức khỏe Phụ nữ và Bạo lực Gia đình,
bao gồm một phiếu điều tra chuẩn đã được thử nghiệm, và một phương pháp
đảm bảo so sánh được các số liệu của nghiên cứu với các số liệu tại các bối
cảnh khác. Bên cạnh việc cung cấp những thông tin chi tiết về tỷ lệ bạo lực,
tần suất, nghiên cứu còn đánh giá các chiến lược đối phó, nhận thức về bạo
lực gia đình đối với phụ nữ và kiến thức của phụ nữ về quyền pháp lý của họ.
Đặc biệt, nghiên cứu khá chú trọng tìm hiểu những hậu quả về sức khỏe thể
chất và tinh thần đối với phụ nữ cũng như hành vi điều trị các thương tích do
BLGĐ. Những kết quả thu được từ nghiên cứu này tạo điều kiện cho các cơ
quan Chính phủ và các tổ chức xã hội dân sự nâng cao nhận thức và xây dựng
những chính sách và chương trình nhằm ngăn ngừa và giải quyết vấn đề về
bạo lực gia đình đối với phụ nữ một cách hiệu quả hơn. Năm 2012, Vụ Gia
đình thuộc Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch phối hợp với Viện nghiên cứu gia
đình và giới thực hiện “Điều tra thực trạng bạo lực gia đình, đề xuất giải pháp
có tính đột phá trong năm 2012 và giai đoạn 2012-2016” với 1206 đại diện hộ
gia đình tại 4 tỉnh, thành phố Yên Bái, Hải Phòng, Đà Nẵng và Hậu Giang.

Nghiên cứu đã tìm hiểu được thực trạng nhận thức, hành vi bạo lực gia đình
và các nguyên nhân, hậu quả của của tình trạng đó cũng như công tác phòng
16


chống bạo lực gia đình ở các địa phương trên, từ đó đề xuất những giải pháp
có tính đột phá nhằm giảm thiểu BLGĐ trong giai đoạn 2012-2016.
Thứ ba, BLVC tại nông thôn Việt Nam có những nét đặc thù. Tại Việt
Nam, mô hình chung sống phổ biến ở nông thôn Việt Nam là gia đình mở
rộng với với nhiều thế hệ chung sống, đôi khi bao gồm cả họ hàng. Trịnh Thái
Quang (2005) trong khi nghiên cứu mâu thuẫn vợ chồng và bạo lực đối với
phụ nữ trong gia đình nông thôn, bên cạnh việc chỉ ra những yếu tố liên quan
đến bạo lực gia đình như trình độ học vấn, mức sống vốn đã được đề cập đến
nhiều ở các nghiên cứu trước, còn khai thác thêm ảnh hưởng của quy mô gia
đình và mô hình sống chung đối với vấn đề bạo lực gia đình. Nghiên cứu cũng
phân tích một cách có ý nghĩa mối quan hệ giữa mâu thuẫn gia đình và bạo
lực gia đình, nhất là ở các gia đình trẻ tuổi. Clark J. C. (2010) lại nghiên cứu
về vai trò của gia đình mở rộng trong nguy cơ bị bạo lực gia đình của phụ nữ
tại Jordan, sử dụng phương pháp liên ngành. Nghiên cứu này đã kiểm định
cách thức mà cách tổ chức và chức năng của gia đình có ảnh hưởng đến nguy
cơ bị bạo lực gia đình ở phụ nữ và xác định những yếu tố rủi ro xuất phát từ
gia đình và cả những yếu tố bảo vệ đối với phụ nữ trong vấn đề bạo lực gia
đình. Việc tiếp xúc với bạo lực gia đình từ khi còn nhỏ; sống trong gia đình
mở rộng; bị thành viên khác trong gia đình can thiệp vào chuyện hôn nhân; bị
thành viên khác trong gia đình bạo lực làm gia tăng nguy cơ bạo lực gia đình
ở phụ nữ là những yếu tố làm gia tăng nguy cơ bạo lực gia đình đối với phụ
nữ. Với thực tế là trình độ học vấn thấp, phụ thuộc kinh tế và ít được coi trọng
so với nam giới đã được chứng minh là yếu tố nguy cơ cho BLGĐ qua những
nghiên cứu trước đó, nhóm phụ nữ nông thôn - những người thường hội tụ các
yếu tố trên là nhóm dễ bị tổn thương bởi BLGĐ. Kumar và cộng sự (2005),

khi nghiên cứu phụ nữ nông thôn ở Ấn Độ đã phát hiện ra rằng 40% phụ nữ
có các vấn đề tâm lý liên quan đến việc bạo hành và cần sự can thiệp y tế. Phụ
nữ nông thôn là một bộ phận quan trọng của dân số Việt Nam. Tuy vậy, họ là
17


một nhóm dễ bị tổn thương bởi những nghiên cứu về giới và giới tính đã cho
thấy phần đông phụ nữ Việt Nam, đặc biệt là phụ nữ nông thôn thiếu khả năng
kiểm soát mối quan hệ của họ với nam giới [Lê Thị Phương Mai, 1998;
Belanger và Khuất Thu Hồng, 1998]. Nghiên cứu của Vũ Song Hà (2008) tại
Yên Mỗ, Ninh Bình cho thấy phụ nữ nông thôn thường dễ dàng chấp nhận
thỏa mãn nhu cầu tình dục của chồng và khó có thể nói “không” ngay cả khi
họ mệt mỏi, không hứng thú. Nhiều phụ nữ cho biết họ quan hệ tình dục với
chồng chỉ để có con và thỏa mãn chồng: tình dục đôi khi trở thành nguồn cơn
cho những vấn đề sức khỏe và gánh nặng của người phụ nữ [Gammetoft,
1999]. Tâm lý sợ chồng và yếm thế cũng khiến cho nhiều phụ nữ không dám
sử dụng bao cao su bởi sợ làm chồng mất hứng, sợ người khác nghi ngại về
mối quan hệ của mình. Điều này làm gia tăng nguy cơ về các bệnh lây nhiễm
qua đường tình dục và HIV/AIDS bởi đàn ông nông thôn Việt Nam khi đi làm
xa nhà cũng thường có những mối quan hệ ngoài luồng - một điều không hề
hiếm và được phụ nữ chấp nhận tha thứ bởi “đàn ông có nhu cầu cao cần giải
tỏa” [Vũ Song Hà, 2008]. Vung D. Nguyễn; Per-Olof Ostergren and Gunilla
Krantz (2007) chỉ ra những đặc điểm nhân khẩu xã hội có liên hệ với các dạng
bạo lực gia đình khác nhau đối với phụ nữ nông thôn Việt Nam bao gồm: trình
độ học vấn thấp, thu nhập thấp và chế độ đa thê - những nhân tố nguy cơ gây
ra bạo hành về thể chất/ bạo hành tình dục đối với phụ nữ. Nghiên cứu nhấn
mạnh, những người phụ nữ kết hôn với những người chồng đa thê thì có gấp
đôi nguy cơ trải qua bạo lực thể chất/tình dục. Bạo lực tinh thần đối với phụ
nữ ở khu vực nông thôn thường đi kèm với bạo lực thể chất lặp đi lặp lại liên
tục. Trên thực tế, vào thời điểm tiến hành nghiên cứu, 31% phụ nữ cho biết

từng bị bạo lực thể chất trong đời và 33% cho biết họ từng chịu bạo hành thể
chất kết hợp với hành hạ tinh thần.
Với mô hình gia đình mở rộng phổ biến ở khu vực nông thôn Việt
Nam, BLVC thường khó tránh khỏi tác động từ các mối quan hệ khác trong
18


×