Tải bản đầy đủ (.docx) (257 trang)

Hệ thống chính trị ở việt nam từ năm 1986 đến nay luận án TS khoa học chính trị 62 31 20 01

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 257 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

*****
LÝ VĨNH LONG

HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở
VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

Hà Nội – 2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

*****
LÝ VĨNH LONG

HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở
VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN
NAY
Chuyên ngành:Chính trị học
Mã số

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẨN KHOA HỌC:
GS.TS. Đỗ Quang Hưng
PGS.TS. Vũ Hoàng Công



Hà Nội – 2012


Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan: Luận án này là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả và số liệu được nêu trong Luận án là trung
thực. Những kết luận của Luận án chưa được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.

Tác giả

Lý Vĩnh Long
:::

i


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.................................................................................................................................... 1
1.Lý do chọn đề tài.............................................................................................................. 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................... 3
2.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài................................................................ 3
2.2. Nhiệm vụ của đề tài...................................................................................3
3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.......................................................4
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài..........................................................................5
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài............................................................. 5
6. Kết cấu của đề tài..............................................................................................5
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU...................................... 6

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài ở Việt Nam.......................................6
1.1.1. Nhóm tư liệu, tài liệu sử học liên quan đến đề tài nghiên cứu...............6
1.1.2. Nhóm tư liệu, tài liệu chính trị
học liên quan đến đề tài nghiên
cứu ...................................................................................................................8
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu hệ thống chính trị Việt Nam ở nước ngoài 13
1.2.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu.................................................... 16
1.2.2. Nghiên cứu chuyển đổi thể chế 22
1.2.3. Nghiên cứu quan hệ giữa “Cải cách thể chế chính trị” với “Hệ
thống luận chính trị”.................................................................................................... 26
Tiểu Kết Chương 1.............................................................................................31
Chương 2
LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VÀ TÍNH TẤT YẾU
PHẢI ĐỔI MỚI HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM...................................33
2.1. Hệ thống chính trị Việt Nam........................................................................33
2.1.1. Khái niệm hệ thống chính trị Việt Nam............................................... 33
2.1.2. Cấu trúc hệ thống chính trị ở Việt Nam............................................... 36
2.1.3. Đặc điểm hệ thống chính trị ở Việt Nam..............................................38
2.1.4. Vị trí, vai trò, chức năng, quan hệ biện chứng giữa các tổ chức trong hệ
thống chính trị ở Việt Nam........................................................................... 41
2.2. Tính tất yếu phải đổi mới hệ thống chính trị Việt Nam...............................61
2.2.1. Theo quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam...................................61
2.2.2. Dưới con mắt của người nước ngoài....................................................70
2.3. Đổi mới hệ thống chính trị của Việt Nam trong sự so sánh với phát triển
chính trị của Đài Loan.............................................................................................79
Tiểu Kết Chương 2............................................................................................. 88

i



Chương 3
MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM, KẾT QUẢ ĐỔI MỚI HỆ THỐNG
CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY........................................91
3.1. Mục tiêu và quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam............................... 91
3.1.1. Mục tiêu của Đảng Cộng Sản Việt Nam..................................................... 91
3.1.2. Quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam...........................................93
3.2. Kết quả theo đánh giá của Đảng Cộng Sản Việt Nam và của các nhà nghiên
cứu nước ngoài........................................................................................................96
3.2.1. Kết quả theo quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam...................... 96
3.2.2. Kết quả theo quan điểm của các nhà nghiên cứu nước ngoài . 120
Tiểu kết chương 3.............................................................................................137
Chương 4
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC ĐỔI MỚI HỆ
THỐNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2011-2020........................139
4.1. Phương hướng và giải pháp của Đảng Cộng Sản Việt Nam......................139
4.1.1. Phương hướng của Đảng Cộng Sản Việt Nam..................................139
4.1.2. Giải Pháp của Đảng Cộng Sản Việt Nam..........................................151
4.2. Dự báo về hệ thống chính trị Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020...............167
4.2.1. Dự báo về kinh tế, xã hội Việt Nam...................................................167
4.2.2. Dự báo về Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội .172
4.2.3. Dự báo nhà nươc pháp quyền(3 giả thuyết(.....................................176
4.2.4. Suy nghĩ về những khả năng lãnh đạo của Đảng trong hệ thống
chính trị........................................................................................................................ 183
Tiểu kết chương 4........................................................................................................... 189
KẾT LUẬN..........................................................................................................192
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN...................................................................................................201
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................202
PHỤ LỤC.............................................................................................................238


ii


Danh mục các bảng
Bảng 1.1: Hệ thống chính trị - Bảng đối chiếu “đầu vào – đầu ra”............................ 28
Bảng 1.2: Hệ thống trao đổi của xã hội.................................................................. 29
Bảng 4.1: Giả thuyết về hình thái phát triển nhà nước và sự phát triển xã hội công
dân của Việt Nam................................................................................180

iii


MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Qua hơn 25 năm ( từ năm 1986 đến nay ( , bên cạnh đổi mới nội dung và
phương thức hoạt động, các tổ chức trong hệ thống chính trị của Việt Nam đang
trên đà phát triển theo hướng phát huy dân chủ nội bộ và quyền làm chủ của nhân
dân, tăng cường quyền lực của các cơ quan dân cử, nâng cao hiệu lực quản lý của
các cơ quan nhà nước, củng cố Đảng đi đôi với việc đổi mới sự lãnh đạo của Đảng
đối với Nhà nước và xã hội. Đổi mới hệ thống chính trị đã góp phần giữ vững được
sự ổn định chính trị, củng cố được thế trận quốc phòng toàn dân, bảo đảm an ninh,
từng bước phá thế bao vây về kinh tế, cô lập về chính trị, mở rộng quan hệ quốc tế,
tạo ra môi trường thuận lợi cho xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong giai đoạn phát triển mới, Việt Nam đứng trước những vận hội và thách
thức to lớn, đòi hỏi phải nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng
Cộng sản Việt Nam, năng lực điều hành, quản lý của Nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, vai trò đại diện và tập hợp quần chúng của Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội. Do vậy, tiếp tục đổi mới, hoàn thiện tổ
chức và hoạt động của hệ thống chính trị ở Việt Nam có tính nguyên tắc, dựa trên

những quan điểm lý luận và chính trị đúng đắn, khoa học, có phương hướng, mục
tiêu rõ ràng và cách làm, bước đi thích hợp là một trong những nhiệm vụ quan
trọng, có ý nghĩa chiến lược to lớn.
Tiếp tục đổi mới, nâng cao và hoàn thiện vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, vai trò và hiệu quả hoạt
động của các tổ chức thành viên trong hệ thống chính trị, đáp ứng yêu cầu của nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã khởi xướng,
phù hợp với sự phát triển của đất nước trong những thập niên đầu thế kỷ XXI.
Trong hệ thống chính trị ở Việt Nam, Đảng Cộng Sản là người lãnh đạo, Nhà
nước quản lý, nhân dân lao động làm chủ, thông qua Nhà nước và các cơ quan đại
diện, đồng thời làm chủ trực tiếp thông qua cơ chế “dân biết, dân bàn, dân kiểm
tra”.
1


Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI năm 2011 tiếp tục khẳng định hệ
thống chính trị ở Việt Nam dựa trên sức mạnh “Khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên
nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức
dưới sự lãnh đạo của Đảng tiếp tục được mở rộng và tăng cường trên cơ sở thống
nhất về mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân phát huy tốt hơn vai trò tập hợp,
xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; củng cố, mở rộng tổ chức, phát triển đoàn
viên, hội viên, tổ chức nhiều phong trào thi đua, nhiều cuộc vận động có hiệu quả
thiết thực...; cùng Nhà nước chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng
của nhân dân, tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, góp phần tích cực vào
những thành tựu của đất nước” [29, tr.158-159].
Tuy nhiên Đại hội XI cũng chỉ ra những vấn đề tồn tại của toàn hệ thống
chính trị, đó là: phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, Mặt trận Tổ
quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trên một số nội dung chưa rõ, chậm đổi

mới. Chức năng, nhiệm vụ của đảng đoàn, ban cán sự đảng chưa được xác định rõ
ràng, cụ thể nên hoạt động còn lúng túng. Phong cách, lề lối làm việc đổi mới
chậm; hội họp vẫn nhiều. Nguyên tắc tập trung dân chủ còn bị vi phạm, ảnh
hưởng đến sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng [29, tr.175-176]. Công tác xây
dựng Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đổi mới, nâng cao
chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân chuyển biến
chậm. Còn tiềm ẩn những yếu tố gây mất ổn định chính trị - xã hội [29, tr.179].
Vì vậy, Đại hội XI đã đưa ra mục tiêu tổng quát trong 5 năm tới là ( “Tiếp tục
nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; đẩy mạnh toàn diện công
cuộc đổi mới; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy dân
chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc [29, tr.188]. Hoàn thiện, nâng cao hiệu
lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; đổi mới, nâng
cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Quốc hội, Chính phủ, chính quyền địa
phương; đẩy mạnh cải cách hành chính và cải cách tư pháp; thực hiện có hiệu quả
cuộc đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí. Đổi mới và nâng cao
chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân” [29, tr.189190].
2


Hệ thống chính trị ở Việt Nam là hệ thống chính trị của một nước xã hội chủ
nghĩa, nó khác hẳn về bản chất, cơ cấu tổ chức và chức năng hoạt động so với hệ
thống chính trị ở các nước tư bản chủ nghĩa nói chung và hệ thống chính trị ở Đài
Loan nói riêng. Hệ thống chính trị Việt Nam là một trong những số ít của nền
chính trị hiện đại trên thế giới đương đại, điều đó thôi thúc tác giả tìm hiểu nghiên
cứu hệ thống chính trị Việt Nam nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học
và giảng dạy ở Đài Loan nơi mà tác giả đang công tác. Hơn nữa những thành công
của đổi mới nói chung, đổi mới chính trị nói riêng của Việt Nam, có thể đem lại
nhiều kinh nghiệm quý báu cho thế giới. Với lý do trên nên tác giả quyết định chọn
đề tài “Hệ thống chính trị ở Việt Nam từ 1986 đến nay” làm chủ đề nghiên cứu của
mình.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đối với một nghiên cứu sinh nước ngoài, chúng tôi xác định mục đích nghiên
cứu như sau:
Tìm hiểu về hệ thống chính trị Việt Nam, bao gồm khài niệm, cấu trúc, vị trí,
vai trò, chức năng, xu hướng từ năm 1986 dến nay và xu hướng tương lai đến năm
2020.
2.2. Nhiệm vụ của đề tài
- Làm rõ lý luận của Việt Nam về hệ thống chính trị và đổi mới hệ thống

chính trị.
- Làm rõ vị trí, vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã

hội chủ nghĩa Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị
ở Việt Nam.
- Làm rõ các quan điểm, giải pháp và kết quả của đổi mới hệ thống chính trị
ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay và phương hướng, giải pháp tiếp tục đổi mới hệ

thống chính trị Việt Nam giai đoạn 2011-2020 theo quan điểm của Đảng Cộng Sản
Việt Nam.
- So sánh đối chiếu giữa phát triển chính trị ở Đài Loan và Việt Nam, qua đó

rút ra những vấn đề có tính quy luật của sự phát triển của các quốc gia.

3


3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: Lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam và các nhà lý luận Việt


Nam hiện nay về hệ thống chính trị và đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam, và
một số lý luận chính trị học của phương Tây.
- Phương pháp nghiên cứu: Do các vấn đề mà luận văn nghiên cứu khá phức

tạp và rộng, vì vậy một luận văn kết hợp sử dụng một số phương pháp phổ biến
trong nghiên cứu chính trị phương Tây như sau:
*

Phương pháp phân tích nội dung (Content analysis:

Mục đích sử dụng phương pháp phân tích nội dung của luận văn chủ yếu là
nhằm để thu thập và phân tích nội dung các tài liệu tham khảo, để làm rõ tính liên
quan cũng như sự khác biệt của các nguồn tham khảo này [ ( ( ( B]. Phạm vi
nghiên cứu của luận văn là Việt Nam, chủ yếu nghiên cứu về hệ thống chính trị, do
vậy trước tiên phải thực hiện việc so sánh các tư liệu liên quan để tiến hành phân
tích và chỉnh lí, sau đó lại dựa vào sự khác nhau của tư liệu để điều tra và phân
tích. Đồng thời học hỏi các nhà lý luận, cố gắng vận dụng phương pháp duy vật
biện chứng của chủ nghĩa Mác và tư tưởng, phương pháp của Hồ Chí Minh là điều
mà giưới khoa học xã hội ở Việt Nam luôn quan tam.
Ngoài ra, phương pháp phân tích nội dung cũng có chức năng rất quan trọng
đối với nhận định thực tế và phân tích của toàn bộ công tác nghiên cứu.Các tài liệu
nghiên cứu như công báo, các văn kiện của chính phủ Việt Nam, tài liệu học thuật,
báo chí của các cơ quan ngôn luận địa phương, thành quả nghiên cứu của các cá
nhân, tổ chức nghiên cứu học thuật , các tuần báo học thuật, các luận văn tiến sĩ
trong và ngoài nước…..vv, đều là những tư liệu tham khảo quan trọng của luận
văn.
* Phương pháp thăm dò chiều sâu:In-deep interview:
Mục đích của phương pháp thăm dò theo chiều sâu là nhằm thu thập ý kiến
của nhân dân địa phương, ngoài việc tăng cường tính đa dạng trong việc thu thập
tư liệu tham khảo ra, còn nhằm để hiểu rõ suy nghĩ và thái độ đối với vấn đề của

người được thăm dò [((( B]. Tuy nhiên phương pháp này chịu hạn chế về thời
gian nghiên cứu, nhân lực, các yếu tố chủ khách quan(như tương tác về

4


ngôn ngữ, các yếu tố hàn chế trong chính trị ( , cũng như các điều kiện về tài
chính… Do đó, khi thực hiện phương pháp này phải lựa chọn kĩ lưỡng các mục
tiêu thăm dò.
* Phương pháp phân tích tham gia:Participant observation:
Phương pháp phân tích tham giá lấy hình thức nghiên cứu tình huống là
chính, thực hiện miêu tả một cách sâu rộng các hiện tượng.Các phương pháp có thể
dùng đến gồm có trò chuyện phi chính thức, phỏng vấn và đưa ra các câu hỏi chính
thức… vv để lấy tư liệu nghiên cứu [((( B].
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Về mặt lý luận: thời gian từ năm 1986 đến 2012.
- Về mặt thưc tế: nghiên cứu lịch sử hình thánh và phát triển hệ thống chính

trị dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam(từ năm 1945 đến nay(.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa lý luận:Từ trường hợp cụ thể Việt Nam, cung cấp thêm một lý

luận mới về hệ thống chính trị.
- Ý nghĩa thực tiễn:Luận án có thể làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu và

học tập về chính trị Việt Nam tại các trường đại học Đài Loan, trong hoạch định
chính sách hợp tác với Việt Nam của chính phủ Đài Loan.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận án đượic kết cấu
thành 4 chương, 14 tiết.


5


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài ở Việt Nam
1.1.1. Nhóm tư liệu, tài liệu sử học liên quan đến đề tài nghiên cứu Nghiên
cứu sự đổi mới hệ thống chính trị của Việt Nam trong thời kỳ đổi
mới không thể không khai thác một lượng tư liệu liên quan đến trước đổi mới,
trong đổi mới cùng với những tư liệu liên quan đến Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và
Đông Âu.
Tác giả khai thác những tài liệu lịch sử chung về từng giai đoạn lịch sử cụ thể
từ khi có hệ thống chính trị (từ năm 1945 đến nay(, những công trình nghiên cứu,
các văn kiện Đảng cũng như các Nghị quyết của Hôi nghị Ban chấp hành Trung
ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Có thể phân thành một số nhóm chính
sau(
* Nhóm tư liệu, tài liệu lịch sử Việt Nam trước và trong đổi mới.
* Nhóm tư liệu, tài liệu liên quan đối với sự hình thành và phát của hệ thống

chính trị Việt Nam.
* Nhóm tư liệu, tài liệu liên quan đến xây dựng hệ thống chính trị Việt Nam

thời kỳ đổi mới.
* Nhóm tư liệu, tài liệu liên quan đến đổi mới hệ thống chính trị Việt Nam từ

1986 - 2011.
Những tác phẩm của Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng Cộng sản Việt
Nam qua các thời kỳ, Hiến pháp, văn kiện Đảng Cộng sản Việt Nam về sự hình
thành và phát triển hệ thống chính trị Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử đã cung

cấp cho tác giả một nguồn tư liệu hữu ích để sử dụng trong luận án. Nhóm tài liệu
này cho phép tác giả có cái nhìn tổng thể về hệ thống chính trị Việt Nam trước đổi
mới, cũng như tình hình kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội,... những biến đổi lớn về
mọi mặt của đời sống xã hội mà đổi mới của hệ thống chính trị là nội dung đang
được tác giả quan tâm nghiên cứu. Những tác phẩm điển hình có thể kể ra như(

6


Hồ Chí Minh toàn tập, Văn kiện Đảng Cộng sản Việt Nam từ Đại hội I đến
XI, Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa và Hiến pháp nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam(năm 1946, 1959, 1980, 1992(. Nghị quyết của Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam qua các thời kỳ cách mạng.
Lê Mậu Hãn(chủ biên((Đại cương lịch sử Việt Nam, Tập 3, Nhà xuất bản
Giáo dục. 2004; Tiến trình lịch sử Việt Nam do Nguyễn Quang Ngọc chủ biên đã
cung cấp một bức tranh tổng quan về diễn tiến lịch sử với những đặc điểm chủ yếu
về các hình thái kinh tế xã hội ở Việt Nam từ công xã nguyên thủy đến nay; Thể
chế chính trị Việt Nam trước cách mạng tháng tám dưới góc nhìn hiện đại của Tiến
sĩ Lưu Văn An làm chủ biên(2008(giúp chúng ta có cái nhìn khái quát về lịch sử
chính trị của Việt Nam từ 1945 trở về trước.
Những tài liệu liên quan đến các tổ chức chính trị và các phong trào chính
trị ở Việt Nam thời Pháp-Mĩ như các văn kiện Đại hội I đến Đại hội V của Đảng
Cộng sản Việt Nam; Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (năm
1946; 1959; 1980(; Văn phòng Quốc hội (1999(( Lịch sử Quốc hội Việt Nam,
Việt Nam Quốc dân đảng trong lịch sử cách mạng Việt Nam; Chủ nghĩa dân tộc nội dung cơ bản trong tư tưởng chính trị của Việt Nam Quốc dân Đảng của
Nguyễn Văn Khánh; Blau P. Exchange và quyền lực trong đời sống xã hội. N.Y.,
năm 1964; 100 năm Đông Kinh nghĩa thục của nhiều tác giả do Nhà xuất bản Tri
thức ấn hành năm 2008, cho thấy những vấn đề cơ bản và thậm chí còn nóng hổi
nhất cho cả sự nghiệp giáo dục hôm nay: từ triết lý giáo dục, mục tiêu đào tạo con
người và từ đó là mục tiêu xây dựng xã hội mới), nội dung giáo dục, chương trình

giáo dục, phương pháp giáo dục, các mối quan hệ nội tại và với xã hội của giáo
dục, cả đến cách thức tổ chức nền giáo dục kiểu mới.
Những tác phẩm viết về Hồ Chí Minh liên quan đến luận án của các tác giả
trong và ngoài nước. Đây là nguồn tư liệu hữu ích cho việc triển khai luận án. Đặc biệt
tư tưởng của Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội là tư
tưởng xuyên suốt trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh và là hướng đạo cho sự phát
triển của cách mạng Việt Nam thời kỳ cận, hiện đại. Tư tưởng của Ông về xây dựng
nhà nước kiểu mới ở Việt Nam là nguồn tài liệu gắn liền với nội dung luận án.

7


Với nguồn tài liệu viết về Hồ Chí Minh có thể kể ra là : Tư tưởng Hồ Chí
Minh và con đường cách mạng Việt Nam do Đại tướng Võ Nguyên Giáp chủ biên,
Phong cách Hồ Chí Minh do GS Đặng Xuân Kỳ chủ biên, giúp chúng ta có những
hiểu biết về cuộc đời, sự nghiệp và con đường mà Hồ Chí Minh đến với cách mạng
Việt Nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội
của Phạm Ngọc Anh, Hoàng Trang, chỉ ra con đường đến với chủ nghĩa xã hội và
cho thấy sự đúng đắn khi ông lựa chọn con đường này; chứng minh chỉ có chủ
nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người tự do, bình đẳng, bác ái,
hòa bình, hạnh phúc, Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước kiểu mới, sự hình thành
và phát triển của Hoàng Văn Hảo, Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước
Pháp quyền kiểu mới ở Việt Nam của Phạm Ngọc Anh, Bùi Đình Phong, trình bày
tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền kiểu mới ở Việt Nam và trích các
tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh viết về sự nghiệp xây dựng và phát triển nhà
nước pháp quyền kiểu mới ở nước ta.
Tác phẩm của các tác giả nước ngoài về Hồ Chí Minh có thể kể ra là(Hồ Chí
Minh, giải phóng dân tộc và đổi mới của Furuta Motoo, giới thiệu cho bạn đọc về
cuộc đời hoạt động cách mạng của cụ hồ, những giai đoạn đấu tranh gian lao
nhưng rất anh dũng để giành độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhân dân

Việt Nam trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân; biệt là ca ngợi các thế
hệ học trò xuất sác của Hồ Chí Minh đã hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước
và xây dựng chủ nghĩa xã hội thành công. Nền tảng văn hoá dân tộc trong tư
tưởng Hồ Chí Minh của John Lê Văn Hoá, Hồ Chí Minh, từ Đông Dương đến Việt
Nam của Daniel Hémery...
1.1.2. Nhóm tư liệu, tài liệu chính trị học liên quan đến đề tài nghiên cứu
Những tài liệu quan trọng để phục vụ cho luận án gồm các văn kiện của Đảng
Cộng Sản Việt Nam từ 1986 trở lại đây như:
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX, X, XI của Đảng
Cộng sản Việt Nam, Nxb CTQG; Hiến pháp 1992 được sửa đổi bổ sung năm 2001
của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cương lĩnh xây dựng đất nước
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 1991.
8


Các Nghị quyết Trung Ương quan trọng về xây dựng và hoàn thiện hệ thống
chính trị của mình, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, tiêu biểu như(
Nghị quyết 8B-NQ/TW:khoá VI:ngày 27 tháng 3 năm 1990 về "Đổi mới
công tác quần chúng của Đảng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân"
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8, khoá VII ( tháng 1 năm 1995 ( , Nghị
quyết Hội nghị Trung ương 3 khoá VIII(tháng 6 năm1997( đẩy mạnh xây dựng và
hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân.
Nghị quyết số 42 – NQ/TW, ngày 31 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về
“công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đât nước”.
* Nhóm về xây dựng và hoàn hiện hệ thống chính trị Việt Nam nói chung của

các nhà nghiên cứu học giả Việt Nam như các tác phẩm sau đây:
Nguyễn Đăng Dung(2003((Thể chế chính trị, Nhà xuất bản lý luận chính trị
quốc gia, góp phần vào việc tạo dựng một cơ sở lý luận cho việc hoàn thiện hệ

thống chính trị ở Việt Nam hiện nay. Trần Đình Hoan (Chủ biên((2008((Quan
điểm và nguyên tắc đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam giai đoạn 2005-2020,
Nhà xuất bản chính trị quốc gia, đã phân tích, làm rõ tính tất yếu khách quan của
việc đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam, nêu ra các mục tiêu, quan điểm và
nguyên tắc đổi mới hệ thống chính trị; đề xuất phương hướng và các giải pháp đổi
mới hệ thống chính trị ở Việt Nam giai đoạn 2005-2020 . Lê Hữu Nghĩa ( Chủ
biên((2008(( Mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã
hội trong hệ thống chính trị ở Việt Nam, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, chỉ rõ vị
trí, vai trò và mối quan hệ giữa các tổ chức thành viên trong hệ thống chính trị
Việt. Dương Xuân Ngọc(Chủ biên((2005(( Chính trị học Việt Nam, Nhà xuất
bản chính trị quốc gia, giới thiệu lịch sử hình thành và đặc trưng cơ bản của một số
thể chế chính trị tiêu biểu trên thế giớ.
Dương Xuân Ngọc ( chủ nhiệm ( ( 2010 ( ( Xây dựng và hoàn thiện thể chế
chính trị Việt Nam thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, Báo cáo tổng hợp kết quả
nghiên cứu đề tài cơ sở Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Nguyễn Duy Quý

9


(Chủ biên((2008((Hệ thống chính trị nước ta trong thời kỳ đổi mới, Nhà xuất
bản chính trị quốc gia, đã trình bày cụ thể về đặc điểm, thực trạng và các giải pháp
để hoàn thiện hệ thống chính trị Việt Nam trông tình hình mới. Nguyễn Hữu
Đổng(Chủ biên((Đảng và các tổ chức chính trị- xã hội trong hệ thống chính trị
Việt Nam hiện nay, Nhà xuất bản chính trị quốc gia(2008(, đã trình bày cụ thể về
vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Đảng Cộng sản Việt Nam với các tổ chức
thành viên trong hệ thống chính trị Việt Nam. Lê Hữu Nghĩa, Hoàng Chí Bảo, Bùi
Đình Bôn(đồng chủ biên((Đổi mới mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và các tổ
chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay, Nhà xuất bản
chính trị quốc gia(2008(, tập trung trình bày, phân tích những điểm trọng yếu cần
nắm vững, những nguyên tắc hàng đầu và những nội dung cốt lõi của việc đổi mới

quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội ở nước ta hiện nay.
Bộ sách Lịch sử Chính phủ Việt Nam, Nhà xuất bản chính trị quốc gia (2006)
gồm 3 tập, tập I PGS. Lê Mậu Hãn chủ biên, tập II PGS.TS Trần Đức Cường chủ
biên, tập III PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc chủ biên. Bộ sách đồ sộ và phong phú đã
phản ánh quá trình 60 năm hoạt động(1945-2005(của Chính phủ Việt Nam. Dưới
sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính phủ đã đảm nhận sứ mệnh lịch sử
vẻ vang của dân tộc, tổ chức và quản lý mọi mặt hoạt động của đất nước, đã giữ vai
trò trọng yếu trong quá trình củng cố và phát triển thành quả của Cách mạng Tháng
Tám năm 1945, tiến hành thắng lợi các cuộc kháng chiến vĩ đại vì độc lập, tự do,
thống nhất đất nước và ngày nay đang nỗ lực thực hiện công cuộc đổi mới với mục
tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc(2010((Nhà nước cách mạng Việt Nam :19452010:, Nhà xuất bản chính trị quốc gia. Tác phẩm đề cập và phân tích các chặng
đường xây dựng và hoạt động của nhà nước cách mạng Việt Nam gồm: Con đường
dẫn tới thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, Cách mạng tháng Tám năm
1945 và sự ra đời Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa – Nhà nước cách mạng
kiểu mới, Hiến pháp dân chủ đầu tiên của Việt Nam năm 1946
10


và vai trò của Nhà nước trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ( 1946 –
1964) . Bên cạnh đó, tác giả cũng đã đưa ra một số chuyên đề về xây dựng bảo vệ
nhà nước và hệ thống chính trị.
* Bên cạnh những tác phẩm đề cập tới hệ thống chính trị nói chung, còn có

nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về Đảng Cộng Sản Việt Nam, Nhà nước
CHXHCN Việt Nam, Mặt trận và các đoàn thể trong hệ hống chính trị của Việt
Nam như:
Nguyễn Văn Huyên(Chủ biên((2010((Đảng cộng sản cầm quyền- nội dung
và phương thức cầm quyền của Đảng, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, đã làm rõ
những luận cứ khoa học về Đảng Cộng sản cầm quyền, nội dung và phương thức

cầm quyền của Đảng trong bối cảnh hiện nay; thực trạng, phương hướng, giải pháp
nhằm nâng cao vai trò lãnh đạo và cầm quyền của Đảng, kinh nghiệm cầm quyền
của một số Đảng chính trị tiêu biểu trên thế giới như: Liên Xô, Trung Quốc, các
nước phương Tây. Phạm Ngọc Quang- Ngô Kim Ngân ( Chủ biên ( ( 2007 ( (
Phương tức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước trong điều kiện xây dựng Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, Nhà xuất bản chính trị
quốc gia, nêu rõ quá trình đổi mới nhận thức của Đảng về vai trò lãnh đạo và ý thức
lãnh đạo của Đảng trong thời kỳ mới; đã nêu bật tính cấp thiết đổi mới phương thức
lãnh đạo, phân định giữa sự lãnh đạo của Đảng với sự quản lý của Nhà nước, phát
huy mạnh mẽ vai trò chủ động, sáng tạo của Nhà nước trong quản lý đất nước và xã
hội. Nguyễn Văn Vĩnh(chủ biên((2007(( Đảng lãnh đạo Nhà nước trong điều
kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay. Hoàng Chí Bảo: Hệ
thống chính trị và sự ổn định chính trị trong những năm đổi mới, Tạp chí Nghiên
cứu lý luận, số 3 và số 4 năm 2005. Trần Đình Hoan (Chủ biên): Quan điểm đổi
mới hệ thống chính trị ở Việt Nam giai đoạn 2005 – 2020, Nhà xuất bản chính trị
quốc gia (2008), đã phân tích, làm rõ tính tất yếu khách quan của việc đổi mới hệ
thống chính trị Việt Nam hiện nay, nêu ra các mục tiêu, quan điểm và nguyên tắc
đổi mới hệ thống chính trị; đề xuất phương hướng và các giải pháp đổi mới hệ
thống chính trị ở Việt Nam giai đoạn 2005-2020.

11


Trần Ngọc Đường- Ngô Đức Mạnh(2008((Mô hình tổ chức và phương thức
hoạt động của Quốc hội, Chính phủ trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, Nhà xuất bản chính trị quốc gia; Phan Trung Lý(2010((Quốc hội Việt
Nam – tổ chức, hoạt động và đổi mới, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, trình bày cụ
thể về tổ chức, hoạt động của quốc hội của Việt Nam qua các thời kỳ, thực trạng và
đưa ra những phương hướng, giải pháp để đổi mới quốc hội Việt Nam.
Lê Minh Quân(Chủ biên((2009((Nhà nước trong hệ thống chính trị ở Việt

Nam hiện nay, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, trình bày những vấn đề về địa vị
chính trị - pháp lý của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; khái quát
thực trạng về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước trong mối quan hệ với
Đảng và các tổ chức chính trị - xã hội; trên cơ sở đó nêu vấn đề tiếp tục xây dựng
và hoàn thiện Nhà nước ta theo hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Nguyễn Duy Quý, Nguyết Tất
Viễn(2008((Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì
dân- lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, đã hệ thống hóa những
cơ sở lý luận và thực tiễn về nhà nước pháp quyền; làm rõ những quan điểm về nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân trong điều kiện Việt
Nam; đồng thời đã đưa ra được những phương hướng và giải pháp cơ bản để xây
dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đào Trí Úc – Phạm Hữu
Nghị ( chủ biên ( ( xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Từ điển
Bách khoa Hà Nội,(2009(, chỉ rõ vai trò của nhân dân trong việc giám sát hoạt
động của bộ máy Đảng và Nhà nước và các thiết chế tổ chức trong hệ thống chính
trị; xây dựng các quan điểm, yêu cầu, mục tiêu, nguyên tắc bảo đảm sự giám sát
của nhân dân và đề xuất các cơ chế và hình thức, các căn cứ pháp lý để nhân dân
thực hiện có hiệu quả vai trò giám sát của mình.
Thang Văn Phúc, Nguyễn Minh Phương ( 2007 ( ( Đổi mới tổ chức và hoạt
động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị- xã hội ở nước ta hiện nay ,
Nhà xuất bản chính trị quốc gia. Thang Văn Phúc, Nguyễn Minh Phương
12


(2010((Vai trò của các tổ chức xã hội đối với phát triển và quản lý xã hội, Nhà
xuất bản chính trị quốc gia. Thang Văn Phúc… Đổi mới tổ chức và hoạt động của
Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị- xã hội ở nước ta hiện nay, Nhà xuất
bản chính trị quốc gia, 2007. Các tác phẩm như trên đã làm rõ cơ sở lý luận và
thực tiễn về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận tổ quốc trong hệ

thống chính trị Việt Nam, về việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy
quyền làm chủ của nhân dân; về tổ chức, hoạt động và sự cần thiết để đổi mới tổ
chức và hoạt động của mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội Việt Nam
trong tình hình mới.
PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc ( 2012 ( ( Lịch sử công tác xây dựng Đảng
:1930-2011:, Nhà xuất bản chính trị quốc gia. Sách này về Đảng Cộng sản Việt
Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, đã lãnh đạo nhân dân tiến
hành cách mạng Tháng Tám thành công lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam); đánh thắng các cuộc
chiến tranh xâm lược, xóa bỏ chế độ thực dân phong kiến; hoàn thành sự nghiệp
giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước; tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng
chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc nền độc lập của Tổ quốc. Có được những
thành quả đó là do trong suốt quá trình hình thành, trưởng thành và phát triển,
trong mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể, Đảng luôn coi trọng nguyên tắc: Xây dựng
Đảng là nhiệm vụ then chốt; luôn luôn tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, đổi
mới phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực và sức chiến đấu.
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu hệ thống chính trị Việt Nam ở nước
ngoài
Đối với các quốc gia khác, nghiên cứu về Việt Nam có thể được xem như là
một lĩnh vực tương đối mới lạ, trước đây số lượng các học giả nghiên cứu về Việt
Nam chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay. Về tư liệu học thuật để nghiên cứu, có thể
chia ra làm bốn loại chính(
Loại thứ nhất là các tư liệu liên quan đến việc nghiên cứu lịch sử chính trị
Việt Nam của Đài Loan; loại này lại có thể chia ra làm hai loại nhỏ nữa((1(Về

13


sự gắn kết của mậu dịch và đầu tư với sự phát triển về kinh tế chính trị. Loại này
chủ yếu được dùng cho “chính sách hướng Nam”((((((của chính phủ Đài Loan

vào giai đoạn sau thập niên 1990, và trở thành một trong những luận cứ quan trọng
1

của các doanh nghiệp Đài Loan ở Nam Á .
(2(Các luận thuyết liên quan đến cấu trúc của các lý luận khoa học xã hội.
Loại tư liệu này có thể chia làm 3 phương diện chủ yếu (phương diện thứ nhất là
nghiên cứu, tham khảo các mối quan hệ ngoại giao của Việt Nam đối với các quốc
2

gia lân cận . Phương diện thứ hai là dùng quan điểm “nghiên cứu khu vực” ((((
((để xem xét so sánh sự phát triển kinh tế chính trị của các quốc gia Đông Nam
3

trong những năm gần đây, đặc biệt trong đó có Việt Nam . Phương diện thứ ba là
“so sánh sự phát triên kinh tế chính trị của Đảng Cộng Sản”(((((((((((so với
toàn bộ phát triển kinh tế chính trị của Việt Nam trong
4

những năm gần đây .
Loại thứ hai đến từ các học giả chuyên trách nghiên cứu về kinh tế chính trị
Việt Nam của Nhật Bản, trong đó có tài liệu “Con đường xây dựng của Việt Nam
từ khi giành độc lập”(((─(((((((( năm 1994 của giáo sư Masaya Shiraoshi((
(((( [(((( A], và “Nghiên cứu chế độ kinh tế chính trị
của Việt Nam”((((((((((((( năm 2006 [(((( B]; “Việt Nam – Quốc gia
đang nhảy vọt”((((((─((( của Jun Kubota(((
((([((((], Các lý luận về xã hội chủ nghĩa của giáo sư Masaya Shiraoshi ((((
( ( , nghiên cứu rất rõ ràng về con đường cách mạng của các nhà cộng sản chủ
nghĩa ở Việt Nam theo đuổi cũng như quá trình đổi mới ở Việt Nam sau

1 Một số tài liệu như( ((((((((1999 ( 4 ( 16-17 (((:::::::::::::((((((((((((((((((((((

( 1999(((((((((((((((((((((((( 2000 ( 4 ((((((((((((((((((((((( :::::::::::(( 11 ((
((((((((1998 ( 4 ((((((((((((((:::::::::(
2 Một số tài liệu như( ((((1999 ( 4 ( 16-17 (((1990 ::::::::::::((((((((((((((((((((((
( 1999(((((((((((((((((((

3 Một số tài liệu như( ((((1977 (((::::::::::((((((((((((((((1996 (((:::::::::(
((((((((((
4 Một số tài liệu như( ((((1995 ( 4 (((:::::::─:::::::::(((((((((((((((((((1995 (
5 ( 21-22 (((::::::::::::::::((((((((((((((((((((((((
14


giải phóng; hơn nữa trong sách xuất bản năm 2006, cũng có đề cập đến ảnh hưởng
của quá trình đổi mới đến những quá trình thay đổi và phát triển của chế độ kinh tế
chính trị, đây là hai quyển tư liệu kinh điển cho giới học giả nghiên cứu Việt Nam
trên khắp thế giới. Tác giả Jun Kubota(((((( lại chú trọng đến quan điểm thực
tế, đã nhiều lần đi đến Việt Nam điều tra, xem xét nghiên cứu kĩ lưỡng các vấn đề
như đầu tư, thương mại, lao động, tài chính, chính sách thuế quan. Do đó, tài liệu
của hai học giả này đều có mặt lơi thế riêng, phân biệt rõ ràng giữa lý thuyết và
thực tiễn khi nghiên cứu về Việt Nam.
Loại thứ ba đến từ các nghiên cứu về cải cách kinh tế Việt Nam của các học
giả phương Tây, các quốc gia khi nghiên cứu về Việt Nam chủ yếu đều tập trung
vào vấn đề “ chuyển đổi dân chủ”((((((. Quan tâm đến việc sau giai đoạn cải
cách kinh tế nhất định, liệu Việt Nam có đi theo con đường dân chủ hóa như các
quốc gia cộng sản trước kia hay không, do vậy. “lý thuyết chuyển đổi dân chủ” trở
5

nên rõ ràng .
Loại thứ tư đến từ các tài liệu nghiên cứu và dự báo của các nhà lãnh đạo và
học giả Việt Nam về vấn đề cải cách kinh tế(Việt Nam trong những năm gần đây

đã thực hiện chính sách mở cửa nhằm giải quyết các nhu cầu của tự do thương mại,
cũng như thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư nước ngoài, vì thế, các tài liệu
giải thích, giới thiệu về việc thay đổi, chỉnh sửa hiến pháp, các pháp lệnh về kinh
tế, tài chính, đầu tư, các tài liệu về môi trường kinh doanh và tình hình kinh tế, tất
6

cả đều rất phong phú và sẵn có .
Trên đây là phân loại tư liệu học thuật nghiên cứu Việt Nam của các quốc gia
phương Tây và các quốc gia khác, tuy nhiên các nghiên cứu này chủ yếu so

5

Một số tài liệu như( David Potter, David Goldbalt, Margaret Kiloh, Paul Lewis. (1997(,
Democratization . Combridge( Polity Press. Geoffrey Murray (1997(, Vietnam: Down of a New
Market, China Library. Murray Hiebert (1996(, Chasing the tigers: A Portrait of the New Vietnam.
New York( Kodansha International. Michael R. J. Vatikiotis. (1996(, Political Change in Southeast
Asia: Trimming the Banyan Tree. London and New York( Routldge. Nicholas Nugent. (1996(,
Vietnam: The Secong Revolution. In Print.
6 Một số tài liệu như(((((1995 (((::::::(((((((((((((((((1997 (((::::::::::((((
((((((((((((((((((((((((((1994 (((:::::::(((((((((((((((((1997 (((:: 1996
:-1997 :(((((((((((((((((((((1998 (((:::::((((((((((((((((1998 (((::::::::
:::((((((((((((
15


sánh đối chiếu dựa nào vấn đề đối lập ý thức hệ giữa “chuyển đổi dân chủ” ((((
((với “củng cố quyền lực”((((((, cũng như dựa vào vấn đề đối lập
ý thức để vận dụng vào việc nghiên cứu các đổi mới kinh tế chính trị ở Việt Nam,

Trung Quốc hay các nước xã hội chủ nghĩa khác. Các học giả phương Tây còn xây

dựng lý luận tạo ra và dự đoán các phản kháng vào lúc nào, vận dụng phương pháp
nào để làm tan rã thể chế chính trị kinh tế nằm ở Việt Nam và
Trung Quốc, tạo ra bước chuyển dân chủ, hoàn thành nhiệm vụ lịch sử của nền văn
7

minh phương Tây, cũng là để chứng minh tính ưu việt của nền văn minh của họ .
Do đó, dựa vào các số liệu của các quốc gia phương Tây và các nước khác, tác giả
phân loại tư liệu học thuật thành ba bộ phận.
1.2.1.

Phương pháp tiếp cận nghiên cứu

Nghiên cứu chú trọng vào “phương pháp tiếp cận nghiên cứu hiện đại” (the
study of approach / ((((((((, có thể phân chia ra làm tám loại lớn như sau:
* Phương pháp tiếp cận ý thức hệ(Ideological research approach / ((((((

(((
Chủ yếu nhấn mạnh rằng các hình thái ý thức là một tập hợp hoặc ít hoặc
nhiều các quan niệm có mối tương đồng và tương hỗ lẫn nhau [Leon P. Baradat ((
((((((((((((]. Andrew Heywood đã chỉ ra rằng [Andrew Heywood, tr.4] bất
luận tác dụng của hình thái ý thức là bổ sung, cải chính hay lật ngược đều có quan
hệ quyền lực trong cùng một hệ thống với nhau, hình thái
ý thức là cơ sở để xác thực việc thực hiện tổ chức hóa các hành động chính trị [((‧

((((((((((].
Những thứ hình thái ý thức thường chỉ ra là triết lý hoặc thế giới quan của
mỗi xã hội.Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, do sự đối lập của chủ nghĩa tư bản và
chủ nghĩa xã hội, phương pháp nghiên cứu hình thái ý thức thường bị lạm dụng, và
còn được xem như là một loại vũ khí chính trị, dùng để phê phán, công kích
7 Một số tài liệu như( (((( (((Fukuyama, Francis((((((((1993 (((:::::::::((((((((((

( 1-10(((((1995 ( 3 (((::::::(((((((((( 41-60(
16


các học thuyết hoặc lý luận của phe đối phương. Tuy nhiên lý thuyết này vẫn có
những đóng góp nhất định, nó có thể giúp các học giả các nhà nghiên cứu hiểu rõ
lý thuyết đổi mới kinh tế chính trị của Việt Nam, đặc biệt là tư tưởng kinh tế chính
trị trong thời kì Hồ Chí Minh, cũng như đối chiếu với lý thuyết đổi mới kinh tế
chính trị thời kỳ hậu Hồ Chí Minh.
* Phương pháp tiếp cận lịch sử(historical research approach / (((((((

Chủ yếu miêu tả và phân tích một cách có hệ thống các vấn để xảy ra trong
quá khứ, cũng như giải thích mối liên quan giữa các hiện tượng chính trị hiện tại
với các sự kiện xảy ra trong quá khứ [((( A]. Nó nhấn mạnh giải thích và lí giải,
nhưng không chỉ giới hạn trong phương pháp trần thuật [((( B], nó còn mở rộng
góc nhìn, đổi mới các quan điểm, tạo ra một thứ gọi là “cảm giác lịch
sử”(historical sense(nhận thức lịch sử [David Marsh. Gerry Stoker ((((((((((
((((, tr.62] . Phương pháp này giải thích các nhân tố lịch sử, gợi cho người đọc sự
chú ý đối với quan hệ giữa các biến cố chính trị và sự phát triển kinh tế.
Nói cách khác, phương pháp này liên quan đến các nhân tố lịch sử, cũng như
có liên quan đến việc miêu tả và giải thích lịch sử trong luận án. Thông qua biện
pháp này để nghiên cứu tất cả các yếu tố liên quan đến chính trị kinh tế của Việt
Nam, chiếu theo diễn biến thực tế của sự thay đổi trong kinh tế chính trị [ ((( ,
tr.29-77].
* Phương pháp tiếp cận lý thuyết chuyển đổi(Transition approach/ ((((((

(((
Cuốn “chuyển đổi dân chủ” ( Transitions to democracy ( của Dankwart
Rustow, 1970 nhấn mạnh các yếu tố thay đổi của lịch sử có tác dụng làm lành
mạnh hệ thống chính trị, các thể chế dân chủ do tinh thần chủ động của nhân loại

tạo thành, nhưng lại không nhấn mạnh các nhân tố văn hóa, chính trị, kinh tế trong
tổng thể xã hội [(((, tr.24], các vấn đề liên quan đến kết quả của chuyển đổi dân
chủ là trong thời kỳ quá độ, ai sẽ là người nắm giữ quyền lực,

17


cũng như cách thức sử dụng quyền lực của họ như thế nào? [((; (((, tr.4-6; (((,
tr.145-161; Rogers M., tr.1425; Parsons T.]. Tuy nhiên, lý thuyết này còn nhấn
mạnh đến quá trình chuyển đổi chính trị và sự chủ động cũng như
chọn lựa một cách minh bạch, để giải thích sự chuyển đổi từ độc tài thống trị
sang tự do dân chủ [(((, tr.135-156; ((( B, tr.79-93; ((( D; Adam Prezworski].
“Phương pháp nghiên cứu lí luận chuyển đổi” lấy sự trong sạch chính trị làm
trọng tâm và cũng chỉ ra rằng sự chủ động và chọn lựa một cách minh bạch cũng
không hề vô duyên vô cớ phát sinh, ở mỗi cấp độ đều có sự hiện diện nhất định của
các nhân tố văn hóa kinh tế chính trị trong một tổng thể xã hội hoàn chỉnh [David
Potter, David Goldbalt, Margaret Kiloh, Paul Lewis, tr.13-18]. Vì thế, đối với việc
nghiên cứu Việt Nam, cần phải chú trọng xem xét tính chủ động và minh bạch
trong Đảng Cộng Sản Việt Nam có ảnh hưởng thế nào đối với quá trình đổi mới
kinh tế chính trị ở đất nước này [Stephen B. Young].
* Chủ nghĩa tân thể chế ( New institutionalism/ ((((((
Đại biểu chủ yếu là nhà kinh tế học R.Coase. Phương pháp này vận dụng
các quan điểmcủa kinh tế học nhằm tìm kiếm cung cầu và sự cân bằng của định
chế

[(((]. Nhấn mạnh rằng nếu định chế xuất hiện sự mất cân bằng trong

một thời gian dài, chắc chắn sẽ dẫn đến sự thay đổi to lớn trong định chế, hơn nữa
còn tiêu trừ đi sự mất cân bằng trong định chế, từ đó là quá trình định chế mới sẽ
thay thế định chế cũ, hay nói cách khác là quá trình cách tân và biến đổi của định

chế [Leon P. Baradat ((((((((((((((; Waters( Malcolm ((((((]. Ngoài ra,
chủ nghĩa tân thể chế còn nhấn mạnh chức năng của các định chế quốc gia, tức là
duy trì hữu hiệu quyền kiến lập sở hữu đối với tài sản, hơn nữa trọng tâm của hiến
pháp của mỗi quốc gia là bảo vệ quyền sở hữu đối với tài sản xã hội [(((, tr.5455]. Cuối cùng, chủ nghĩa tân thể chế cũng nhấn mạnh quan điểm định chế là phát
triển kinh tế, sự đổi mới và biến hóa của định chếđều nhằm một mục đích là phát
triển kinh tế, các định chế hữu hiệu sẽ tạo ra một nền kinh tế vững mạnh, một định
chế tồi sẽ ngăn trở phát triển kinh tế và phá vỡ nền kinh tế [ ( ( ( ]. Ảnh hưởng
đếnhiệu năng của thể chế,
18


×