Tải bản đầy đủ (.docx) (134 trang)

Vấn để biên giới trong quan hệ ấn độ trung quốc giai đoạn 1950 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (660.61 KB, 134 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



------

------

ZHOU JIAO
(Chu Giảo)

SO SÁNH CÁC TỪ ĐỒNG NGHĨA TIẾNG HÁN
VÀ TIẾNG VIỆT TRONG LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ,
XÃ HỘI VÀ ỨNG DỤNG TRONG VIỆC DẠY
TIẾNG VIỆT CHO HỌC VIÊN TRUNG QUỐC

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Hà Nội – 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----



-----

ZHOU JIAO


(Chu Giảo)

SO SÁNH CÁC TỪ ĐỒNG NGHĨA TIẾNG HÁN
VÀ TIẾNG VIỆT TRONG LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ,
XÃ HỘI VÀ ỨNG DỤNG TRONG VIỆC DẠY
TIẾNG VIỆT CHO HỌC VIÊN TRUNG QUỐC
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60 22 02 40

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Văn Hiệp

Hà Nội – 2019


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng các công trình
nghiên cứu khác có liên quan, được trích dẫn trong công trình đều được chú
thích rõ ràng ở phần tài liệu tham khảo. Mọi kiến giải, kết luận đều là kết
quả nghiên cứu của bản thân tôi, không sao chép bất kỳ tài liệu nào. Nếu có
gì sai tốt, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 20 tháng 09 năm 2019

Người viết
Zhou Jiao (Chu Giảo)



LỜI CẢM ƠN

Trong hai năm học tập và thực hiện luận văn tại khoa Ngôn ngữ học
của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ của các thầy cô cũng như các bạn trong Khoa. Tại đây, tôi xin bày
tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô kính mếm và các bạn thân mếm trong Khoa
Ngôn ngữ học. Đồng thời, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn tới
GS.TS.Nguyễn Văn Hiệp, thầy là một người thật sự tận tâm với công việc
của mình. Là một học viên nước ngoài, việc hoàn thành một luận văn bằng
tiếng Việt rất khó đối với tôi, nhưng thầy đã gợi mở cho tôi thật nhiều ý kiến
quý báu về luận văn của tôi, và cũng đã giúp tôi rất nhiều trong quá trình tôi
viết luận văn cũng như trong giai đoạn tôi chỉnh sửa luận văn. Cuối cùng, tôi
xin cảm ơn mọi thành viên gia đình của tôi đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong khi
tôi sinh sống và học tập ở Việt Nam.
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người đã giúp tôi trong vòng hai
năm qua.
Hà Nội, ngày 20 tháng 09 năm
2019
Người viết
Zhou Jiao (Chu Giảo)


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 5
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................. 6
2. Mục đích nghiên cứu........................................................................................... 7
3. Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu....................................................... 8
4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 11

5. Bố cục của luận văn........................................................................................... 11
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN.............................................................................. 12
1.1 Từ đồng nghĩa................................................................................................... 12
1.1.1 Khái niệm của từ đồng nghĩa.......................................................................... 12
1.1.2 Phân loại từ đồng nghĩa.................................................................................. 15
1.1.3 Các khía cạnh phân tích từ đồng nghĩa........................................................... 19
1.2 Thụ đắc ngôn ngữ.............................................................................................. 22
1.3 Khái niệm lĩnh vực chính trị, xã hội.................................................................. 24
1.4 Tiểu kết.............................................................................................................. 26
Chƣơng 2. PHÂN BIỆT TỪ ĐỒNG NGHĨA ĐỘNG TỪ TIẾNG HÁN VÀ
TIẾNG VIỆT......................................................................................................... 28
2.1 Khái niệm của động từ...................................................................................... 28
2.2 Dãy từ đồng nghĩa ―bang‖, ― (bang trợ)‖và ― (bang mang)‖........28
2.2.1 So sánh ý nghĩa từ vựng của―(bang)‖, ― (bang trợ)‖và ― (bang
mang)‖..................................................................................................................... 29
2.2.2 So sánh ý nghĩa ngữ pháp của―(bang)‖,― (bang trợ)‖và― (bang
mang)‖..................................................................................................................... 30
2.2.3 So sánh ý nghĩa ngữ dụng của―(bang)‖,― (bang trợ)‖và― (bang
mang)‖..................................................................................................................... 35
2.3 Dãy từ đồng nghĩa giúp và giúp đỡ................................................................... 37
2.3.1 So sánh ý nghĩa từ vựng của giúp và giúp đỡ................................................. 37

1


2.3.2 So sánh ý nghĩa ngữ pháp của giúp và giúp đỡ.............................................. 38
2.4 Dãy từ đồng nghĩa ―(tưởng)‖ và ―(yếu)‖................................................... 42
2.4.1 So sánh ý nghĩa từ vựng của―(tưởng)‖và―(yếu)‖....................................43
2.4.2 So sánh ý nghĩa ngữ pháp của―(tưởng)‖và―(yếu)‖.................................46
2.4.3 So sánh ý nghĩa ngữ dụng của―(tưởng)‖và―(yếu)‖................................. 48

2.5 Dãy từ đồng nghĩa cho, biếu và tặng................................................................. 50
2.5.1 So sánh ý nghĩa từ vựng của cho, biếu và tặng............................................... 50
2.5.2 So sánh ý nghĩa ngữ dụng của cho, biếu và tặng............................................ 50
2.6 Tiểu kết.............................................................................................................. 53
Chƣơng 3. PHÂN BIỆT TỪ ĐỒNG NGHĨA PHÓ TỪ VÀ DANH TỪ TIẾNG
HÁN VÀ TIẾNG VIỆT......................................................................................... 57
3.1 khái niệm của phó từ và danh từ........................................................................ 57
3.2 Dãy từ đồng nghĩa ―(cương)‖, ―(cương cương)‖ và ―(cương tài)‖....58
3.2.1 So sánh ý nghĩa từ vựng của―(cương)‖,―(cương cương)‖và―
(cương tài)‖.............................................................................................................. 58
3.2.2 So sánh ý nghĩa ngữ pháp của‖(cương)‖“(cương cương)‖và―
(cương tài)‖.............................................................................................................. 61
3.2.3 So sánh ý nghĩa ngữ dụng của―(cương)‖, ―(cương cương)‖ và ―

(cương tài)‖.............................................................................................................. 67
3.3 Dãy từ đồng nghĩa vừa, mới, vừa mới............................................................... 68
3.3.1 So sánh ý nghĩa từ vựng của vừa, vừa mới, mới............................................. 68
3.3.2 So sánh ý nghĩa ngữ pháp của vừa, vừa mới, mới..........................................69
3.3.3 So sánh ý nghĩa ngữ dụng của vừa, vừa mới, mới.......................................... 72
3.4 Dãy từ đồng nghĩa― (đại khái)‖“ (đại yêu)‖.......................................... 72
3.4.1 So sánh ý nghĩa từ vựng của ― (đại khái)‖“ (đại yêu)‖......................72

2


3.4.2 So sánh ý nghĩa ngữ pháp của ― (đại khái)‖“ (đại yêu)‖....................75
3.4.3 So sánh ý nghĩa ngữ dụng của― (đại khái)‖“ (đại yêu)‖.....................80
3.5 Dãy từ đồng nghĩa khoảng, chừng, độ............................................................... 80
3.5.1 So sánh ý nghĩa từ vựng của khoảng, chừng, độ............................................ 80
3.5.2 So sánh ý nghĩa ngữ pháp của khoảng, chừng, độ.......................................... 83

3.5.3 So sánh ý nghĩa ngữ dụng của khoảng, chừng, độ.......................................... 85
3.6 Tiểu kết.............................................................................................................. 86
Chƣơng 4. ỨNG DỤNG VÀO VIỆC DẠY TIẾNG VIỆT CHO HỌC VIÊN
TRUNG QUỐC..................................................................................................... 89
4.1 Nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng sai từ đồng nghĩa tiếng Việt......................89
4.1.1 Yếu tố khách quan.......................................................................................... 90
4.1.2 Yếu tố chủ quan.............................................................................................. 91
4.2 Phương pháp dạy từ đồng nghĩa tiếng Việt cho học viên Trung Quốc...............92
4.2.1 Phương pháp áp dụng hình và ảnh hỗ trợ....................................................... 92
4.2.2 Phương pháp phân tích nghĩa vị..................................................................... 93
4.2.3 Phương pháp phân tích văn cảnh.................................................................... 94
4.2.4 Phương pháp so sánh đối chiếu...................................................................... 94
4.2.5 Phương pháp kết hợp ngữ nghĩa lẫn ngữ pháp và ngữ dụng...........................95
4.2.6 Các phương pháp khác................................................................................... 95
4.3 Tiểu kết.............................................................................................................. 96
KẾT LUẬN............................................................................................................ 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 99
PHỤ LỤC............................................................................................................. 104

3


DANH MỤC CÁC BẢNG

Tần số xuất hiện

Bảng 2. 1.

mang)‖trong lĩnh vực báo chí ...................................................................................
Bảng 2. 2.


Nét nghĩa của gi

Bảng 2. 3.

Tần số sử dụng c

Bảng 2. 4.

Nét nghĩa của―

Bảng 2. 5. Tần số sử dụng của―(cương)‖, ―(cương cương)‖ và ―
(cương tài)‖ ..................................................................................................
Bảng 2. 6. Tần số sử dụng của ―vừa được, vừa mới được, mới được‖ trong lĩnh vực
KHXH và báo chí ......................................................................................................
Bảng 2. 7. Ý nghĩa của ― (đại khái)‖― (đại yêu)‖ trong Từ điển tiếng
Hán hiện đại (lần xuất bản thứ 5) ..............................................................................

8. Cách dùng của ― (đại khái)‖

Bảng 2.

Bảng 2.9. cho biết tần số sử dụng trong lĩnh vực báo chí của―  (đại yê ............
Bảng 2.

10. Ý nghĩa từ vựng của khoảng, ch

Bảng 2.

11. Tần số xuất hiện của khoảng, ch


khi chúng mang nét nghĩa là mức, hạn hoặc phần không gian, thời gian được xác
định một cách đại khái ..............................................................................................
Bảng 3.

1. Sự phân tích nghĩa vị của mau và

4


DANH MỤC CÁC ẢNH

Ảnh 2. 1. Phương pháp tìm kiếm trên trang mạng Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam. .40
Ảnh 3. 1. Khu biệt nhìn và nhìn thấy một cách trực quan................................................... 93

5


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ vựng là hợp phần rất quan trọng đối với những người học ngoại ngữ nói
chung và người Trung Quốc học tiếng Việt nói riêng. Việc dạy từ vựng cũng hết
sức quan trọng trong việc dạy tiếng Việt cho học viên Trung Quốc, xuyên suốt
trong tất cả các giai đoạn dạy. Sự nắm vững được cách sử dụng của từ vựng tiếng
Việt hay không liên quan chặt chẽ với sự nâng cao của trình độ giao tiếp và trình
độ văn viết của học viên.
Lý luận từ đồng nghĩa tiếng Việt đã được nhiều nhà ngôn ngữ học Việt Nam
bàn đến, trong đó có những vấn đề như: khái niệm từ đồng nghĩa, phân loại từ
đồng nghĩa, nguồn gốc của chúng, cách phân biệt từ đồng nghĩa tiếng Việt hoặc
cách xác định từ trung tâm trong một nhóm từ đồng nghĩa. Ví dụ như các công

trình nghiên cứu Đỗ Hữu Châu: Từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt (1981), Nxb Giáo
dục, Hà Nội; Giáo trình việt ngữ học tậpⅡ(Từ hội học), Nxb giáo dục, Hà Nội;
Trường từ vựng và hiện tượng đông nghĩa, trái nghĩa (1973), Tạp chí Ngôn ngữ,
số 4; cơ sở nghữ nghĩa học từ vựng (1987), Nxb ĐH và THCN, Hà Nội.
Nguyễn Văn Tu có Từ vựng học tiếng Việt hiện đại (1986), Nxb Giáo dục,
Hà Nội; Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại (1976), Nxb ĐH và THCN, Hà Nội; Từ
điển từ đồng nghĩa tiếng Việt (2008), Nxb Văn học, Hà Nội; Các nhóm từ đồng
nghĩa trong tiếng Việt (1982), Nxb ĐH và THCN, Hà Nội. Từ điển đồng nghĩa
tiếng Việt (1980), Nxb. ĐH&THCN, Hà Nội.
Nguyễn Thiện Giáp có các công trình như: Từ Vựng học tiếng Việt (1985),
Nxb DH&THCN, Hà Nội; Từ vựng học tiếng Việt (1998), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Mai ngọc Chừ - Vũ Đức Nghiệu và Hoàng Trọng Phiến có Cơ sở ngôn ngữ
học và tiếng Việt (1990), Nxb ĐH và THCN, Hà Nội.
Nguyễn Trung Thuần có bài đăng trên tạp chí ngôn ngữ, số 2 là Thử tìm hiểu
từ trung tâm trong nhóm từ đồng nghĩa (1983).

6


Nguyễn Đức Tồn có công trình Từ đồng nghĩa tiếng Việt (2006), Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội.
Tuy nhiên, những nghiên cứu này chỉ tập trung vào việc nghiên cứu từ đồng
nghĩa tiếng Việt cho người bản ngữ, cho đến nay vẫn chưa có một công trình
nghiên cứu nào có tính chất toàn diện và chuyên sâu nào về từ đồng nghĩa tiếng
Việt dành cho học viên nước ngoài nói chung và học viên Trung Quốc nói riêng.
Trong khi đó từ đồng nghĩa động từ, phó từ và danh từ lại thường hay gặp và hết
sức phức tạp, chúng thật sự khó nắm bắt được đối với những người phi bản ngữ.
Việc dạy từ đồng nghĩa cho học viên Trung Quốc cũng không hề dễ bởi vì trong
tiếng Việt có rất nhiều từ Hán Việt, và một số từ Hán Việt đã thay đổi nghĩa gốc
của nó trong quá trình được mượn vào hệ thống ngôn ngữ tiếng Việt, theo kiểu

―nhập gia tùy tục‖, ví dụ như thư ký trong tiếng Hán, nếu dịch theo cách đọc của
Hán Việt, ý nghĩa của nó vốn dĩ là bí thư, nhưng trong tiếng Việt ý nghĩa của hai
từ này lại khác nhau.
Đối với những học viên Trung Quốc du học ở Việt Nam, họ thường dễ phân
biệt được các từ đồng nghĩa trong sinh hoạt đời thường, bởi vì tần số sử dụng của
chúng rất cao, với thời gian lâu và kết hợp với ngữ cảnh, sớm hay muộn họ cũng
sẽ nắm được cách sử dụng và trường hợp sử dụng của chúng. Tuy nhiên những
dãy từ đồng nghĩa trong các loại văn bản chính trị và xã hội thì rất ít, học viên ít
khi tiếp xúc với chúng, cho nên khó nắm vững hơn.
Chính vì thế, luận văn này đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu là so sánh các từ
đồng nghĩa tiếng Hán và tiếng Việt trong lĩnh vực chính trị, xã hội và ứng dụng
vào việc dạy tiếng Việt cho học viên Trung Quốc.
2.

Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc phân tích các dãy từ đồng nghĩa tiếng Việt, luận văn hướng

đến mục đích giúp cho học viên Trung Quốc hiểu sâu về ý nghĩa cũng như cách
sử dụng của từ đồng nghĩa tiếng Việt, giúp họ truyền đạt tư tưởng của mình một
cách chính xác hơn trong cuộc giao tiếp và trong việc viết bài, giúp chuẩn hóa

7


dịch thuật cho những người làm phiên dịch. Thông qua việc phân thích từ đồng
nghĩa tiếng Hán, phần nào luận văn cũng có thể cung cấp tri thức từ đồng nghĩa
cho những người học tiếng Hán cũng như những người dạy tiếng Hán cho học
viên Việt Nam để làm tham khảo. Đồng thời, kết quả của luận văn cũng có thể gợi
ý cho những người dạy tiếng Việt một số khía cạnh dạy tiếng Việt nói chung và từ
đồng nghĩa tiếng Việt nói riêng cho học viên Trung Quốc. Dựa trên ba phương

diện ngữ nghĩa, ngữ pháp và ngữ dụng mà so sánh sự khác biệt và sự giống nhau
của từ đồng nghĩa của cả hai loại ngôn ngữ, chúng tôi tin rằng chúng ta sẽ hiểu
sâu hơn về cách dụng của các dãy từ đồng nghĩa tiếng Việt cũng như tư duy ngôn
ngữ của hai dân tộc Hán và Việt.
3. Đối tƣợng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là từ đồng nghĩa tiếng Hán trong sách HSK và từ
đồng nghĩa tiếng Việt trong sách tiếng Việt cơ sở và tiếng Việt nâng cao do Nguyễn Việt
Hương biên soạn. Nhưng do khuôn khổ luận văn có hạn, chúng tôi chỉ lấy 4 dãy từ đồng
nghĩa tiếng Hán như: “(tưởng)”và“(yếu)”“”“ (bang trợ)”và“”“(cương
cương)”“(cương)”và “(cương tài)”“ (đại khái)”và“ (đại yêu)”; 4 dãy từ
đồng nghĩa tiếng Việt như: giúp và giúp đỡ; cho, biếu và tặng; vừa, mới và vừa mới; độ,
chừng và khoảng mà phân tích, so sánh và đối chiếu.

3.2 Phạm vi nghiên cứu
Do tần số sử dụng và tần số bị mắc lỗi của động từ, phó từ và danh từ tương
đối cao đối với các học viên học tiếng Việt cũng như các học viên Việt Nam học
tiếng Hán, nên, luận văn này tập trung nghiên cứu ba từ loại này. Cụ thể ba từ loại
này được nghiên cứu trong trường hợp chúng hành chức với tư cách là từ, tức là
chúng tôi không bàn về trường hợp ba từ loại này với tư cách hoạt động của
chúng là đoản ngữ và thành ngữ (idiom). Căn cứ vào định nghĩa về từ đồng nghĩa

8


của Nguyễn Đức Tồn, từ đồng nghĩa được chia thành từ cùng nghĩa và từ gần
nghĩa, trong từ cùng nghĩa có từ cùng nghĩa tuyệt đối [9, tr. 96-97], nhưng bởi quy
luật tiết kiệm của ngôn ngữ, nên từ cùng nghĩa tuyệt đối trong ngôn ngữ rất hiếm
hoi, ngoài ra, loại từ đồng nghĩa này cũng không khó phân biệt, cho nên luận văn
này không bàn về loại từ đồng nghĩa này. Ngoài ra, từ đồng nghĩa được nghiên

cứu trong bài luận văn này chỉ tập trung vào các từ đồng nghĩa tiếng Hán và tiếng
Việt hiện đại, còn các từ tiếng Việt cổ và tiếng Hán cổ thì không đưa vào phạm vi
nghiên cứu.
3.3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
-Xác định các khái niệm như khái niệm từ đồng nghĩa, phân loại từ đồng
nghĩa, thụ đắc ngôn ngữ; xác lập cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu từ đồng nghĩa
trong tiếng Hán và trong tiếng Việt.
-Xác định bộ tiêu chí nhận diện và phương pháp so sánh từ đồng nghĩa của
các từ loại như động từ, phó từ và danh từ trong tiếng Hán và tiếng Việt, trong ba
từ loại này, động từ và phó từ là đối tượng nghiên cứu chính của chúng tôi.
-Cung cấp phương pháp dạy từ đồng nghĩa tiếng Việt hữu hiệu cho những
người dạy tiếng Việt cho học viên Trung Quốc.
3.4 Tƣ liệu nghiên cứu
Tư liệu nghiên cứu trong luận văn này được chia thành tư liệu tiếng Việt và
tư liệu tiếng Hán.
3.4.1 Tƣ liệu tiếng Việt
Tư liệu nghiên cứu tiếng Việt của luận văn được lấy từ các nguồn chủ yếu sau:

- Các từ điển ngữ văn, gồm: Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê biên soạn
(2015), Từ điển từ đồng nghĩa tiếng Việt do Nguyễn Văn Tu biên soạn, Từ điền
trái nghĩa – đồng nghĩa tiếng Việt do Dương Kỳ Đức và Vũ Quang Hào biên soạn,
sổ tay từ đồng nghĩa tiếng Việt do Trí Tuệ biên soạn.
- Các báo điện tử (Báo Điện từ Đảng cộng sản Việt Nam

9


(,


baomoi.com,

tuoitre.vn,

thanhnien.vn,

giaoducthoidai.vn, vnexpress.net, …), các thông tư (số: 03/2019/tt-btttt, quy định
việc đăng, phát nội dung thông tin đối ngoại trên báo chí; số: 03/2019/tt-bct, quy
định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên
thái bình dương, … ), các nghị định (số: 154/2016/nđ-cp, về phí bảo vệ môi
trường đối với nước thải; số: 156/2017/nđ-cp, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc
biệt của việt nam để thực hiện hiệp định thương mại hàng hóa asean giai đoạn
2018 – 2022, …), các quyết định (số: 10/2019/qđ-ttg, quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của ủy ban biên giới quốc gia trực thuộc bộ
ngoại giao; số: 31/2017/qđ-ttg, về tiêu chí, danh mục ngành, lĩnh vực thực hiện
chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần, …), các báo cáo của
chính phủ Việt Nam (số: 458/bc-cp, tình hình kinh tế - xã hội năm 2016 và dự
kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017; số: 454/bc-cp, việc thực hiện
mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới).
- Kho ngữ liệu Vietlex ( />3.4.2 Tƣ liệu tiếng Hán
Tư liệu tiếng Hán chủ yếu bao gồm các cuốn sách:
- So sánh và phân tích các từ ngữ thường dùng trong việc dạy tiếng Hán
cho
người nước ngoài do Lô Phúc Ba biên soạn (),Nghiên
cứu và dạy học từ đồng nghĩa tiếng Hán do Triệu Tân, Hồng Vĩ và Trương Tĩnh
Tĩnh biên soạn() So sánh cách dùng của 1700 cặp
từ đồng nghĩa do Dương Ký Châu và Cổ Vĩnh Phân biên soạn(1700 
)
- Trang mạng của CCTV:


- Kho ngữ liệu BCC (Kho ngữ liệu tiếng Hán hiện đại của Đại học ngôn
ngữ
Bắc Kinh)


10


Trong đó ngữ liệu trong kho ngữ liệu BCC sẽ được lấy làm ngữ liệu chính.
4.

Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp, thủ pháp nghiên cứu chủ yếu sau:

phương pháp phân thích thành tố nghĩa, phương pháp xác lập ngữ cảnh trống,
phương pháp phân tích thừa số chung, phương pháp so sánh - đối chiếu; thủ pháp
phân tích văn cảnh, thủ pháp phân tích ngữ trị, thủ pháp dựa vào cấu trúc sâu của
ngữ nghĩa các từ..
Phương pháp phân tích thành tố nghĩa dùng để giải nghĩa các từ đồng nghĩa
được khảo sát trong luận văn. Phương pháp xác lập ngữ cảnh trống, tức là những
ngữ cảnh khu biệt, trong đó các từ đồng nghĩa trong dãy không thay thế được cho
nhau. Phương pháp so sánh – đối chiếu dùng để so sánh cách dùng của từ đồng
nghĩa tiếng Hán và tiếng Việt cũng như những cặp từ đồng nghĩa trong hệ thống
tiếng Hán và trong hệ thống tiếng Việt mà dựa vào đó chúng tôi rút ra sự giống
nhau và khác nhau của những cặp từ đồng nghĩa của cả hai thứ tiếng.
Thủ pháp phân thích văn cảnh và thủ pháp phân tích ngữ trị dùng để khảo sát
các từ đồng nghĩa thường được kết hợp với những từ nào hoặc chúng thường
được dùng trong những trường hợp nào. Khi sử dụng thủ pháp dựa vào cấu trúc
sâu của ngữ nghĩa các từ mà phân tích dãy đồng nghĩa, chúng tôi sẽ đề cập đến
chủ thể của hành động (người trao), khách thể của hành động (vật được trao), đối

tượng tiếp nhận của hành động (người nhận), các trạng tố như trạng tố mục đích
và cách thức hành động. Phương pháp phân tích thành tố nghĩa, kết hợp với thủ
pháp thống kê, phân loại được sử dụng bổ sung ở những chỗ thích hợp, giúp cho
việc nhận diện và việc miêu tả các cặp từ đồng nghĩa dễ dàng và rõ ràng hơn.
5.

Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn có bố cục như sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận
Chương 2. Phân biệt từ đồng nghĩa động từ tiếng Hán và tiếng Việt
Chương 3. Phân biệt từ đồng nghĩa phó từ và danh từ tiếng Hán và tiếng Việt
Chương 4. Ứng dụng vào việc dạy tiếng Việt cho học viên Trung Quốc

11


Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Từ đồng nghĩa
1.1.1 Khái niệm của từ đồng nghĩa
1.1.1.1 Khái niệm của từ đồng nghĩa trong tiếng Hán
Về định nghĩa của từ đồng nghĩa, chủ yếu có ba loại quan điểm:
a)

Từ đồng nghĩa là những từ có ý nghĩa đồng nhất, tức chúng là những từ

đồng nghĩa tuyệt đối. Chẳng hạn, từ đồng nghĩa là hai từ hoặc hai từ trở lên có ý
nghĩa đồng nhất. (Tri thức ngữ văn của Vương Lực () ) (dẫn theoTiệu Tân ()
Hồng Vĩ () Trương Tĩnh Tĩnh ( ) [65, tr. 19]) theo Lưu Thúc Tân ( ),
trong từ vựng của tất cả các ngôn ngữ, từ đồng nghĩa là những từ có ý nghĩa đồng
nhất hoặc gần như đồng nhất nhưng từ vựng xây dựng nên chúng là khác nhau. [43,

tr. 1]; Cát Bản Di () cho rằng chỉ có những từ với ý nghĩa đồng nhất mới là từ
đồng nghĩa, ý nghĩa đồng nhất là bản chất của từ đồng nghĩa, sự giống nhau hoàn
toàn của ý nghĩa từ vựng, ý nghĩa ngữ pháp và tính đối ứng về nghĩa biểu niệm là cái
căn bản dùng để xác định dãy từ đồng nghĩa. [32, tr. 193].

b)

Từ đồng nghĩa là những từ có ý nghĩa gần gũi, tức là ý nghĩa của các từ

trên đại khái là giống nhau, nhưng cách dùng hoặc là phong cách khác nhau. Các
tác giả ủng hộ quan điểm này khá là ít, như Cao Minh Khải (   ), Thạch An
Thạch (), Hồ Minh Dương () chẳng hạn. Do khuôn khổ của luận
văn, chúng tôi sẽ không bàn nhiều về quan điểm này.
c)

Từ đồng nghĩa là những từ có ý nghĩa đồng nhất hoặc gần gũi. Có nhiều

nhà ngôn ngữ học Trung Quốc ủng hộ quan điểm này. Chẳng hạn, theo nhận xét
của tác giả Tôn Thường Tự ()từ đồng nghĩa là những từ có thể thay thể
cho nhau ở trong cùng một câu hoặc ở trong văn cảnh có ý nghĩa giống nhau để

12


diễn đạt cùng một khái niệm mà không làm thay đổi ý nghĩa của câu hoặc văn
cảnh đó[52, tr. 228]; theo Trương Vĩnh Ngôn (), từ đồng nghĩa tức là những
từ có một từ hoặc hơn một từ trở lên có ý nghĩa đồng nhất hoặc gần gũi với nó,
thông thường từ đồng nghĩa thuộc về cùng một từ loại [64, tr. 105-108]; nhìn từ
quan hệ của từ, từ đồng nghĩa là một nhóm từ có nét nghĩa đồng nhất hoặc gần gũi
về ý nghĩa cơ bản và ý nghĩa thường dùng, nhìn từ quan hệ của các nét nghĩa,

nghĩa biểu niệm rất giống nhau, nhưng đối tượng thích hợp của từ có sự khác
nhau, hoặc là ý nghĩa phụ là khác nhau, cũng hoặc là đặc điểm ngữ pháp là khác
nhau. Từ có nghĩa biểu niệm và ý nghĩa phụ. từ đồng nghĩa phải là những từ có
nghĩa biểu niệm đồng nhất hoặc gần gũi, định nghĩa này là do tác giả Phù Hoài
Thanh () nêu ra [31, tr. 101].
Trong luận văn này, chúng tôi dựa trên quan điểm c) để phân tích và so sánh
các từ đồng nghĩa trong tiếng Hán.
1.1.1.2 Khái niệm của từ đồng nghĩa trong tiếng Việt
Đỗ hữu châu cho rằng: ―Hiện tượng đồng nghĩa là hiện tượng có nhiều mức độ
tùy theo số lượng các nét nghĩa chung trong các từ. Mức độ đồng nghĩa thấp nhất khi
các từ ngữ có chung một nét nghĩa chung (nét nghĩa phạm trù). Số lượng các nét
nghĩa đồng nhất tăng lên thì từ càng đồng nghĩa với nhau. Mức độ đồng nghĩa cao
nhất xảy ra khi các từ đã có tất cả các nét nghĩa hoặc đại bộ phận các nét nghĩa trùng
nhau, chỉ khác ở một hoặc một vài nét nghĩa cụ thể nào đó‖[2, tr. 184].

Nguyễn Văn Tu đã định nghĩa từ đồng nghĩa như sau:
―Thực ra những từ đồng nghĩa là những từ của một thứ tiếng có nghĩa biểu
đạt (chỉ sự vật, hiện tượng, tính chất …) giống nhau hoặc gần nhau, có thể thay
thế cho nhau trong một số ngữ cảnh nhất định nhưng có khác nhau về sắc thái tình

13


cảm, về giá trị gợi cảm, về phong cách, phạm vi sử dụng v.v.
Đó là những từ khác nhau cùng chỉ một sự vật, một đặc tính, một hành động
nào đó. Đó là những tên khác nhau của một hiện tượng. Những từ này có điểm
chung về chức năng định danh. Nói rộng ra, những từ đồng nghĩa là những từ
cùng chỉ một khái niệm‖[15, tr. 13-14].
Trong cuốn sách Từ vựng học tiếng Việt của Nguyễn Thiện Giáp, tác giả đựa
ra quan niệm của mình về từ đồng nghĩa: ―Trong hệ thống ngôn ngữ, nói đến

hiện tượng đồng nghĩa là phải nói đến sự giống nhau của các nghĩa sở biểu. Vì
vậy, chúng tôi tán thành quan niệm cho ―từ đồng nghĩa là những từ gần nhau về
nghĩa, khác nhau về âm thanh, biểu thị các sắc thái của một khái niệm‖[10, 222]
Nguyễn Đức Tồn đã đưa ra định nghĩa về từ đồng nghĩa như sau: ―Hai đơn vị
từ vựng/từ được gọi là đồng nghĩa khi chúng có vỏ ngữ âm khác nhau biểu thị các
biểu vật hoặc/và biểu niệm giống nhau và: a) Nếu chúng có thể xuất hiện trong kết
cấu ―A là B‖ và đảo lại được ―B là A‖ mà không cần phải chỉnh lí bằng cách thêm
bớt nét nghĩa gì vào một trong hai đơn vị/từ thì đó là những đơn vị từ vựng/ từ cùng
nghĩa; b) Nếu như để chúng có thể xuất hiện được trong kết cấu ―A là B‖ và đảo lại
được ―B là A‖ cần có sự chỉnh lí, thêm bớt nét nghĩa nào đó vào một trong hai đơn
vị/ từ thì đó là những đơn vị từ vựng/ từ gần nghĩa.‖ ―Định nghĩa này chủ yếu dựa
vào sự vật, khái niệm mà từ biểu thị. Ngoài ra, còn có sắc thái biểu cảm – phong
cách, phạm vi sử dụng. Và các ―từ đồng nghĩa tuyệt đối‖ phải có nghĩa biểu vật hoặc
nghĩa biểu niệm, hoặc cả hai cùng sắc thái biểu cảm – phong cách, phạm vi sử dụng
hoàn toàn đồng nhất. Nhưng đơn vị như vậy, trong ngôn ngữ cực kỳ hiếm hoi. Đối
với các từ cùng nghĩa thì chỉ cần chúng có biểu vật hoặc/ và biểu niệm giống nhau,
còn sắc thái biểu cảm – phong cách, phạm vi

14


sử dụng có thể khác nhau‖ [9, tr. 96-98].
Tóm lại, từ đồng nghĩa là những từ tương đồng với nhau về nghĩa, khác nhau
về âm thanh và có phân biệt với nhau về một vài sắc thái ngữ nghĩa hoặc sắc thái
phong cách,... nào đó, hoặc đồng thời cả hai.
Các dãy từ đồng nghĩa không nhất thiết phải tương đương với nhau về số
lượng nghĩa, tức là các từ trong một nhóm đồng nghĩa không nhất thiết phải có
dung lượng nghĩa bằng nhau: Từ này có thể có một hoặc hai nghĩa, nhưng từ kia
có thể có tới dăm bảy nghĩa. Thông thường, các từ chỉ đồng nghĩa ở một nghĩa
nào đó. Chính vì thế nên một từ đa nghĩa có thể tham gia vào nhiều nhóm đồng

nghĩa khác nhau: ở nhóm này nó tham gia với nghĩa này, ở nhóm khác nó tham
gia với nghĩa khác.
1.1.2 Phân loại từ đồng nghĩa
Điểm xuất phát của phân loại là gì? Vì sao phân loại theo kiểu này hoặc kiểu
kia? Đây là những vấn đề cần phải chú ý khi phân loại các từ đồng nghĩa. Đối với
việc dạy ngôn ngữ thứ hai, chúng ta cần đưa ra những cách phân loại có tác dụng
đối với việc giảng dạy, đối với việc nghiên cứu thụ đắc ngôn ngữ thứ hai cũng
như việc nghiên cứu phương pháp giảng dạy.
1.1.2.1 Phân loại từ đồng nghĩa trong tiếng Hán
Về việc phân loại từ đồng nghĩa tiếng Hán, trong giới ngôn ngữ học Trung
Quốc tồn tại hai quan điểm chính, cụ thể như sau:
1) Ý nghĩa và cách dùng là căn cứ chính để phân loại từ đồng nghĩa
Dựa trên kinh nghiệm dạy tiếng Hán cho người Việt Nam, khi học viên học
và sử dụng từ đồng nghĩa tiếng Hán, họ không những cần phải biết ý nghĩa của
một nhóm từ đồng nghĩa có những sự giống nhau và có những sự khác biệt gì mà
còn phải biết nhóm từ đồng nghĩa như vậy có thể thay thế cho nhau trong những

15


trường hợp nào, hay nói cách khác, khi dạy tiếng Hán cho người nước ngoài bên
cạnh quan tâm ý nghĩa của các từ đồng nghĩa cũng nên quan tâm đến cách dùng
của chúng.
Căn cứ vào tiêu chuẩn phân loại này, từ đồng nghĩa tiếng Hán được chia
thành bốn loại:
a)

Ý nghĩa và cách dùng của từ giống nhau, loại từ đồng nghĩa này được gọi

những từ đồng nghĩa hoàn toàn (không phân biệt nhau về sắc thái nghĩa). Số

lượng của loại từ đồng nghĩa này tương đối ít, đa số là từ đơn nghĩa. Ví dụ như:
-(taxi)-(guitar)-(rìu) …
b)

Ý nghĩa của từ gần nhau, nhưng cách dùng khác nhau. Khái niệm mà các từ

này biểu đạt là giống nhau, nhưng cách dùng các từ này khác nhau, không được thay
thế cho nhau. Ví dụ như: (sửa chữa)-(đính chính)(làm)-

(sử lý)(có lỗi)-(xin lỗi) …
c) Ý nghĩa giống nhau, cách dùng của từ có khi giống nhau có khi khác
nhau. Nghĩa của loại từ này là hoàn toàn giống nhau, nhưng các từ này lúc thì có
thể thay thế cho nhau, lúc thì không được. Ví dụ như:(sợ hãi) -(sợ) (hình
như) -(gần như)(khác biệt) -(sai biệt)…
d)

Ý nghĩa của loại từ đồng nghĩa này gần nhau, cách dùng của chúng có

khi giống nhau có khi khác nhau. Ví dụ như: (yêu) -(nhiệt tình)(sắp xếp)
-(xếp đặt)(thấp) -(lùn)…
2)
Hình vị, âm tiết, từ loại, kiểu cấu trúc với tƣ cách là những
căn cứ để
phân loại từ đồng nghĩa
Ngoài ý nghĩa và cách dùng của từ, việc thụ đắc từ đồng nghĩa tiếng Hán của
những học viên nước ngoài cũng chịu sự ảnh hưởng của các đặc trưng về hình vị,
âm tiết, từ loại và cấu trúc của từ, vì thế chúng tôi cho rằng cũng cần xét những

16



yếu tố này trong việc phân loại từ đồng nghĩa.
Căn cứ vào hình vị mà phân loại từ đồng nghĩa, chùng được chia thành từ
đồng nghĩa có hình vị giống nhau, ví dụ như: (cấp tốc) -(nhanh chóng), 
(chú trọng) -(coi trọng) … , và từ đồng nghĩa có hình vị khác nhau, ví dụ như:
(nhanh chóng) -(nhanh nhẹn), (xinh xắn) -(đẹp) …
Căn cứ vào số lượng âm tiết mà phân loại từ đồng nghĩa, chúng được chia
thành từ đồng nghĩa có số lượng âm tiết giống nhau, ví dụ như: (trễ) -(muộn), 
 (cho nên) -(vì vậy)-(chủ nhật) … , và số lượng âm tiết khác nhau,
ví dụ như: (bay) -(bay lượn)(đầu) - (đầu óc) …
Căn cứ vào từ loại, từ đồng nghĩa được chia thành từ đồng nghĩa với từ loại
giống nhau và từ đồng nghĩa với từ loại khác nhau, trong từ đồng nghĩa với từ loại
giống nhau lại được chia thành 10 loại: từ đồng nghĩa danh từ, ví dụ như:  
(động cơ) -(mục đích) … , từ đồng nghĩa động từ, ví dụ như: (nói)-(bàn)-
(kể) … , từ đồng nghĩa tính từ, ví dụ như: (yên tĩnh)-(yên lặng) … , từ đồng
nghĩa đại từ, ví dụ như: (bản thân)-(tự mình) … , từ đồng nghĩa số từ, ví dụ
như: --(hai) … , từ đồng nghĩa lượng từ, ví dụ như: -(lần) … , từ đồng
nghĩa phó từ, ví dụ như: (nhất loạt)-(hết thảy), từ đồng nghĩa kết từ, ví dụ
như: (giá sử)-(nếu như), từ đồng nghĩa giới từ, ví dụ như: (hướng về)-
(nhằm vào) … , từ đồng nghĩa trợ từ, ví dụ như: -(thôi). từ đồng nghĩa với từ
loại khác nhau, có thể là tính từ đồng nghĩa với phó từ, ví dụ như:   (thường
xuyên)-(luôn luôn), tính từ đồng nghĩa với động từ, ví dụ như: (phi pháp)-
(trái phép), tính từ đồng nghĩa với danh từ, ví dụ như: (thông minh)-(trí tuệ)

Căn cứ vào kiểu cấu trúc của từ, từ đồng nghĩa được chia thành từ đồng

17


nghĩa và đơn vị từ đồng nghĩa (quán ngữ đồng nghĩa, ngữ đồng nghĩa). Tuy nhiên,

trong luận văn này, chúng tôi chỉ bàn về từ đồng nghĩa, không thảo luận nhiều về
sự phân biệt này.
Luân văn này căn cứ vào quan điểm 1) để lựa chọn các dãy từ đồng nghĩa
tiếng Hán.
1.1.2.2 Phân loại từ đồng nghĩa trong tiếng Việt
Người ta thường chia từ đồng nghĩa thành 2 loại:
a)
Từ đồng nghĩa hoàn toàn (đồng nghĩa tuyệt đối): Là những từ có
nghĩa
hoàn toàn giống nhau, được dùng như nhau và có thể thay thế cho nhau trong lời
nói. Ví dụ như: xe lửa - tàu hoả, con lợn - con heo.
b)
khác

Từ đồng nghĩa không hoàn toàn (đồng nghĩa tương đối, đồng nghĩa

sắc thái): Là các từ tuy cùng nghĩa nhưng vẫn khác nhau phần nào sắc thái biểu
cảm (biểu thị cảm xúc, thái độ) hoặc cách thức hành động. Khi dùng những từ này,
ta phải cân nhắc lựa chọn cho phù hợp.
Nguyễn Đức Tồn thì chia từ đồng nghĩa thành ba loại:
a)

Từ đồng nghĩa ý niệm: Là các từ đồng nghĩa trung tính về phong cách,

khác biệt nhau về các sắc thái của ý nghĩa cơ bản, chung cho mỗi từ [9,tr. 147]. Ví
dụ như: đừng-chớ, cơ bản-căn bản, tìm-kiếm …
b)

Từ đồng nghĩa phong cách: Là những từ đồng nhất về ý nghĩa của chúng và


khác nhau về màu sắc phong cách [9, tr. 160]. Ví dụ như: vợ-phu nhân, ốm-đau,

hói-sói …
c)

Từ đồng nghĩa ý niệm-phong cách: Là những từ và các đơn vị tương

đương của chúng biểu thị cùng một khái niệm hoặc cùng một hiện tượng của hiện
thực khách quan và khác nhau không chỉ về màu sắc phong cách mà còn khác


18


nhau cả về sắc thái của ý nghĩa chung ở mỗi từ [9, tr. 170]. Chẳng hạn, vẻ vangquang vinh, trinh sát-do thám, anh cả-anh hai-huynh trưởng …
Tóm lại, sự phân loại của Nguyễn Đức Tồn chỉ là chia từ đồng nghĩa không
hoàn toàn thành các nhóm nhỏ hơn, tức là tác giả không thừa nhận có từ đồng
nghĩa hoàn toàn. Chúng tôi sẽ căn cứ vào từ đồng nghĩa không hoàn toàn và tiểu
nhóm của Nguyễn Đức Tồn phân loại mà trình bày sự giống nhau và khác nhau
của các dãy từ đồng nghĩa đã được chọn trong luận văn này.
1.1.3 Các khía cạnh phân tích từ đồng nghĩa
1.1.3.1 Khía cạnh phân tích từ đồng nghĩa tiếng Hán
Các từ đồng nghĩa tiếng Hán trong bài luận văn này được phân tích với ba
khía cạnh dưới đây:
a)
Về phương diện ngữ nghĩa, từ đồng nghĩa được chia thành năm
nhóm để
phân tích:
-


Trọng điểm ngữ nghĩa, tức là ý nghĩa nào của từ được nhấn mạnh hơn, sẽ

được vận dụng vào để phân tích tất cả các từ đồng nghĩa;
- Cường độ ngữ nghĩa, ví dụ như: sự đánh giá về mức độ cao hay thấp, ngữ
khí nặng hay nhẹ, sự khác nhau về cường độ ngữ nghĩa chủ yếu dùng để phân tích
các từ đồng nghĩa động từ, tính từ và phó từ;
- Phạm vi ngữ nghĩa, tức là từ có dung lượng ý nghĩa rộng hơn hay hẹp
hơn,
sự khác nhau về phạm vi ngữ nghĩa chủ yếu dùng để phân tích danh từ cũng như
một số lượng từ và số từ;
- Phạm vi sử dụng, ví dụ như từ dùng cho người hay là sự vật, cho bản thân
mình hay là người khác, cho cá nhân hay là tập thể, cho cụ thể hay là trừu tượng,
cho tự nhiên hay xã hội, cho quá khứ hay là tương lai. Nó có thể dùng để phân


×