Tải bản đầy đủ (.docx) (195 trang)

Sự kế thừa nghề nghiệp giữa các thế hệ trong gia đình ở thành phố thanh hóa, tỉnh thanh hóa (nghiên cứu trường hợp tại phường quảng hưng và phường đông thọ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (930.96 KB, 195 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ LÝ

SỰ KẾ THỪA NGHỀ NGHIỆP GIỮA CÁC THẾ HỆ
TRONG GIA ĐÌNH Ở THÀNH PHỐ THANH HÓA,
TỈNH THANH HÓA
(Nghiên cứu trƣờng hợp tại phƣờng Quảng Hƣng và
phƣờng Đông Thọ )

LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

Hà Nội - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ LÝ

SỰ KẾ THỪA NGHỀ NGHIỆP GIỮA CÁC THẾ HỆ
TRONG GIA ĐÌNH Ở THÀNH PHỐ THANH HÓA,
TỈNH THANH HÓA
(Nghiên cứu trƣờng hợp tại phƣờng Quảng Hƣng
và phƣờng Đông Thọ )
Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 62.31.03.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. GS.TS Phạm Tất


Dong 2. PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hạnh
XÁC NHẬN NCS ĐÃ CHỈNH SỬA THEO QUYẾT NGHỊ CỦA HỘI
ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN ÁN TIẾN SĨ CẤP ĐHQG
T/M tập thể hướng dẫn

Chủ tịch Hội đồng đánh giá
Luận án tiến sĩ

GS.TS Phạm Tất Dong

PGS.TS Nguyễn Thị Kim Hoa

Hà Nội - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những kết
quả và số liệu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trên
bất cứ tài liệu nào.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2018

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Lý


LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy

giáo, cô giáo Khoa Xã hội học, Phòng Sau đại học của Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy và
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với GS.TS Phạm Tất
Dong cùng PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hạnh đã hướng dẫn tận tình, định hướng,
chỉ dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình hoàn thành luận án.

Em rất biết ơn thầy Đỗ Thiên Kính, thầy đã hỗ trợ em rất nhiều trong
quá trình hoàn thành nghiên cứu này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các anh chị em đồng
nghiệp ở bộ môn Xã hội học – Công tác xã hội, khoa Khoa học Xã hội đã
động viên, khích lệ tinh thần, giúp đỡ tôi về mặt chuyên môn và tạo mọi điều
kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành được luận án.
Cuối cùng, tôi xin gửi những lời thân yêu nhất đến gia đình mình. Cảm
ơn bố mẹ đã sinh ra tôi, cảm ơn người mẹ đã một mình đi giữa cuộc đời nuôi
dưỡng tôi cả về thể chất lẫn tâm hồn. Cảm ơn những lời động viên của mẹ,
của chồng, của anh em và cả đứa con nhỏ bé của tôi đã khiến tôi vững vàng đi
đến chặng đường này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song chắc chắn luận án không tránh khỏi
những thiếu sót. Kính mong sự góp ý kiến từ các thầy cô giáo cùng bạn bè và
đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng năm
2018
Tác giả

Nguyễn Thị Lý


MỤC LỤC

Trang
MỤC LỤC........................................................................................................1
DANH MỤC BẢNG........................................................................................4
DANH MỤC BIỂU..........................................................................................6
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..........................................................................7
MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 8
1. Lí do chọn đề tài............................................................................................8
2. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu...................................................................10
3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu..............................................10
4. Ý nghĩa của luận án.....................................................................................12
5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và khung phân tích.................12
6. Kết cấu của luận án..................................................................................... 14
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU...........................15
1.1. Những nghiên cứu nhận diện sự kế thừa nghề nghiệp giữa các thế hệ trong

gia đình............................................................................................................15
1.2. Các nghiên cứu về các yếu tố và điều kiện ảnh hưởng đến sự kế thừa nghề
nghiệp giữa các thế hệ trong gia đình..............................................................21
Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ ĐỊA

BÀN NGHIÊN CỨU................................................................................................................... 34
2.1.Khái niệm.................................................................................................. 34
2.1.1. Nghề nghiệp, cách phân loại nghề nghiệp.............................................34
2.1.2. Thế hệ, gia đình.....................................................................................36
2.1.3. Kế thừa và kế thừa nghề nghiệp............................................................36
2.1.4. Sự phân nhóm về địa vị nghề nghiệp:...................................................37
2.2. Các lí thuyết và quan điểm tiếp cận vấn đề nghiên cứu...........................38
2.2.1. Lí thuyết phân tầng xã hội.....................................................................38
2.2.2. Lí thuyết vốn xã hội.............................................................................. 47
2.2.3. Lí thuyết xã hội hóa...............................................................................52

2.3. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................54
2.3.1. Quy trình chọn mẫu nghiên cứu............................................................54
2.3.2. Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi................................................ 55
1


2.3.3. Phương pháp đo lường sự kế thừa nghề nghiệp giữa các thế hệ...........56
2.3.3.1. Công thức tính các tỉ lệ kế thừa nghề nghiệp.....................................56
2.3.3.2. Xác định thời điểm đo lường sự kế tục nghề nghiệp giữa các thế hệ.60
2.3.3.3. Việc xác định thế hệ bắt đầu từ cha, mẹ hay con............................... 61
2.3.4. Phương pháp phỏng vấn sâu..................................................................61
2.3.5. Phương pháp phân tích tài liệu..............................................................62
2.3.6. Phương pháp quan sát........................................................................... 63
2.3.7. Phương pháp nghiên cứu lịch sử trường hợp........................................ 63
2.3.8. Phương pháp xử lí thông tin..................................................................64
2.4. Chủ trương đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước về
phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế và thị trường lao động.............................64
2.4.1. Chính sách kinh tế.................................................................................65
2.4.2. Chính sách về hội nhập quốc tế.............................................................65
2.5. Địa bàn nghiên cứu...................................................................................66
2.5.1. Vị trí địa lí, kinh tế xã hội của thành phố Thanh Hóa...........................66
2.5.2. Vị trí địa lí, kinh tế xã hội phường Quảng Hưng.................................. 67
2.5.3. Vị trí địa lí, kinh tế xã hội phương Đông Thọ.......................................68
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG NGHỀ NGHIỆP VÀ KẾ THỪA NGHỀ
NGHIỆP GIỮA CÁC THẾ HỆ TRONG GIA ĐÌNH Ở THÀNH PHỐ
THANH HÓA................................................................................................70
3.1. Thực trạng đặc trưng nhân khẩu – xã hội của đối tượng nghiên cứu.......70
3.2. Thực trạng nghề nghiệp của các thế hệ tại thành phố Thanh Hóa............72
3.3. Thực trạng kế thừa nghề nghiệp giữa các thế hệ trong gia đình ở thành phố


Thanh Hóa.......................................................................................................77
3.3.1. Sự kế thừa về vị trí nghề nghiệp............................................................78
3.3.1.1.Sự kế thừa nghề nghiệp của thế hệ thứ hai với thế hệ thứ nhất...........78
3.3.1.2. Sự kế thừa nghề nghiệp của thế hệ thứ ba với thế hệ thứ hai.................84
3.3.2. Sự kế thừa về kinh nghiệm, kĩ năng nghề nghiệp................................. 98
3.3.3. Sự kế thừa về giá trị nghề nghiệp........................................................107
Chƣơng 4. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ KẾ THỪA NGHỀ

NGHIỆP GIỮA CÁC THẾ HỆ TRONG GIA ĐÌNH Ở THÀNH PHỐ
THANH HÓA............................................................................................................................... 119
2


4.1.Tác động của sự thay đổi cấu trúc nghề nghiệp ở thê hệ sau so với thế hệ
trước đến sự kế thừa nghề nghiệp giữa các thế hệ trong gia đình.................121
4.2. Tác động từ các nhân tố từ gia đình....................................................... 132
của các thế hệ................................................................................................ 135
4.3. Tác động của các yếu tố thuộc về cá nhân người lao động....................142
Tiểu kết chương 4:.........................................................................................147
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..............................................................148
1. Kết luận..................................................................................................... 148
2. Một số khuyến nghị và giải pháp.............................................................. 152
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN............................................................................................157
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................158
PHỤ LỤC..........................................................................................................1

3



DANH MỤC BẢNG
Tran
g
Bảng 2.1: Đặc điểm mẫu nghiên cứu..............................................................56
Bảng 2.2: Bảng lí thuyết đo lường di động xã hội từ thế hệ cha sang thế hệ con trai .57

Bảng 3. 1: Đặc điểm nhân khẩu xã hội của đối tượng nghiên cứu..................71
Bảng 3. 2: Ma trận nghề nghiệp giữa cha (thuộc thế hệ thứ nhất) với con (người

trả lời thuộc thế hệ thứ hai)............................................................................. 79
Bảng 3.3: Ma trận nghề nghiệp giữa mẹ (thuộc thế hệ thứ nhất) với con (người

trả lời thuộc thế hệ thứ hai)............................................................................. 81
Bảng 3.4: So sánh sự kế thừa nghề nghiệp giữa con trai, con gái (thế hệ 2). .83
và cha (thế hệ 1).............................................................................................. 83
Bảng 3.5: Ma trận nghề nghiệp giữa cha (thế hệ 2) với con thứ 1 (thế hệ 3)..84
Bảng 3. 6: Ma trận nghề nghiệp giữa mẹ (thuộc thế hệ 2) với con (thuộc thế hệ
thứ 3)...................................................................................................................................................... 87
Bảng 3.7: So sánh sự kế thừa nghề nghiệp giữa con trai, con gái thứ nhất (thế hệ
3) với cha (thế hệ 2), con trai, con gái thứ nhất (thế hệ 3) với mẹ (thế hệ 2)..89
Bảng 3.8 : Ma trận nghề nghiệp giữa bố (thuộc thế hệ hai) với con thứ hai (thuộc
thế hệ thứ ba)...................................................................................................90
Bảng 3.9: Ma trận nghề nghiệp giữa mẹ (thuộc thế hệ hai) với con thứ hai (thuộc

thế hệ thứ ba)...................................................................................................92
Bảng 3. 10: So sánh sự kế thừa nghề nghiệp giữa con trai thứ hai, con gái thứ hai

với cha, con trai thứ hai, con gái thứ hai với mẹ.............................................93
Bảng 3.11: Hệ số mở cho toàn mô hình và mỗi nhóm nghề........................... 94
Bảng 3.12: Chỉ số Yasuda về di động xã hội qua khảo sát mức sống hộ gia đình


Việt Nam 2008.................................................................................................96
Bảng 3. 13: Mức độ hiểu biết về nghề nghiệp của cha mẹ mình (Đv: %)......98
Bảng 3. 14: Những kĩ năng, kinh nghiệm thế hệ thứ hai thừa hưởng từ thế hệ thứ
nhất..................................................................................................................99
Bảng 3. 15: Những kĩ năng, kinh nghiệm thế hệ thứ ba thừa hưởng............101
từ thế hệ thứ hai.............................................................................................101
Bảng 3.16: Tương quan giữa nghề nghiệp của cha, mẹ (TH1) với gia đình ảnh
hưởng lớn nhất đến lựa chọn nghề nghiệp của con..................................................... 111
4


Bảng 4.1: So sánh cơ cấu nghề của 3 thế hệ (thế hệ 1, thế hệ 2, thế hệ 3)....122
Bảng 4.2: Tỉ lệ di động di động qua các ma trận kế tục nghề nghiệp...........124
Bảng 4.3: Đo lường di động xã hội theo 5 tầng lớp ở Nhật Bản...................127
Bảng 4.6: Tỉ lệ kế tục nghề nghiệp phân theo địa vị kinh tế - xã hội............135
của các thế hệ................................................................................................ 135
Bảng 4.4: Một số đặc điểm của người con (thế hệ 2) kế tục nghề nghiệp của cha

mẹ (thế hệ 1)..................................................................................................143
Bảng 4.5: Một số đặc điểm của người con (thế hệ 3) kế tục nghề nghiệp của cha

mẹ (thế hệ 2)..................................................................................................145

5


DANH MỤC BIỂU
Tran
g

Biểu đồ 3.1: Nghề nghiệp của người cha........................................................74
thuộc thế hệ 1 khi con có nghề đầu tiên.......................................................... 74
Biểu đồ 3.2: Nghề nghiệp của người mẹ thuộcthế hệ 1 khi con có nghề đầu tiên
............................................................................................................................. 74
Biểu đồ 3.3: Nghề nghiệp đầu tiên của người trả lời (là người cha ở thế hệ thứ 2)
............................................................................................................................. 74
Biểu đồ 3.4: Nghề nghiệp đầu tiên của người trả lời (là người mẹ ở thế hệ thứ 2)
............................................................................................................................. 74
Biểu đồ 3.5: Nghề nghiệp đầu tiên của con thứ nhất...................................... 74
Biểu đồ 3.6: Nghề nghiệp đầu tiên của con thứ 2........................................... 74


6


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt
BH,DV
CN
CMC
DN

LĐGĐ
LLVT
ND
NV
TH
TTCN
TP

P

7


MỞ ĐẦU
1.

Lí do chọn đề tài
Khi nền kinh tế nông nghiệp đang dần dần được thay thế bằng nền kinh tế

công nghiệp, kinh tế tri thức, nhiều nghề mới xuất hiện, nhiều nghề cũ mất đi hoặc
thay đổi nội dung, phương pháp và mẫu mã sản phẩm bởi sự ứng dụng của các công
nghệ mới. Hiện tượng đó tất yếu dẫn đến sự di động nghề nghiệp của người lao
động. Hiện tượng xã hội này đang xóa dần đi hiện tượng nghề truyền thống của gia
đình và dòng họ, tức là mất đi hiện tượng cha truyền con nối một nghề cụ thể nào
đó. Vì thế, sự kế thừa nghề nghiệp giữa các thế hệ trong gia đình trở thành một hiện
tượng đáng chú ý được các nhà xã hội học quan tâm, nghiên cứu.

Nhiều bằng chứng khoa học đã chỉ ra rằng, trong các xã hội đều xuất hiện
nhiều tầng lớp cư dân mà những người ở tầng lớp trên bao giờ cũng có những ưu
thế về kinh tế hay địa vị xã hội, còn những người ở tầng lớp dưới thường chịu
thua thiệt cả về vật chất và tinh thần. Những kết quả nghiên cứu của nhiều nhà
khoa học cho biết sự bất bình đẳng đang gia tăng giữa các tầng lớp xã hội Việt
Nam. Các tầng lớp nửa trên của tháp phân tầng ở Việt Nam có sự cải thiện về
mức sống hộ gia đình nhiều hơn so với tầng lớp nửa dưới. Đó là sự bất bình
đẳng ổn định, mang tính cấu trúc và là thuộc tính của hệ thống phân tầng hình
kim tự tháp ở Việt Nam. Theo KSMS/VHLSS 2010, hệ số chênh lệch thu nhập
bình quân đầu người 1 tháng giữa nhóm hộ giàu nhất và nhóm hộ nghèo nhất là
9,2 lần, tăng so với những năm trước (năm 2002 là 8,1 lần, năm 2004 là 8,3 lần,

năm 2006 là 8,4 lần và năm 2008 là 8,9 lần). Như vậy, sự bất bình đẳng giữa
nhóm giàu và nhóm nghèo đang gia tăng trong phạm vi cả nước. Sự bất bình
đẳng về kinh tế dẫn đến sự khác biệt về giáo dục và hướng nghiệp trong gia đình.
Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự kế thừa nghề nghiệp giữa các thế hệ
trong gia đình. Con cái trong những gia đình có bố mẹ làm những nghề có khả
năng kinh tế hoặc địa vị xã hội cao dễ có xu hướng muốn kế tiếp nghề của cha
mẹ, trong khi đó con cái của những gia đình có khả

8


năng kinh tế hoặc địa vị xã hội thấp thường có xu hướng nỗ lực vươn lên thoát
khỏi nghề nghiệp của bố mẹ với mục đích thoát khỏi tầng thấp của tháp phân
tầng xã hội mà ở đó có cha mẹ họ. Do đó, đã đến lúc cần phải có những nghiên
cứu và phân tích một cách hệ thống những quá trình, cơ chế và các yếu tố tác
động đến phương thức, khả năng các cá nhân trong từng hoàn cảnh gia đình cụ
thể tìm kiếm hoặc lựa chọn nghề nghiệp.
Thành phố Thanh Hoá có diện tích lớn, dân số đông, đa ngành, đa nghề, là
một địa phương tích cực hội nhập với xu thế hiện đại hóa của đất nước và thế
giới. Trong những năm gần đây, thành phố Thanh Hóa có nhiều ngành nghề
thuộc các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, xây dựng xuất hiện và phát triển mạnh,
nông nghiệp có dấu hiệu thu hẹp đáng kể. Những thay đổi về cơ cấu nghề nghiệp
làm cho nghề nghiệp của những người trẻ tuổi ở thành phố cũng có những biến
chuyển nhất định về cơ cấu. Tình trạng kế thừa nghề nghiệp giữa các thế hệ
trong gia đình ở một số nhóm đối tượng giảm mạnh, tương ứng với sự di động
nghề nghiệp tăng nhanh, tuy nhiên sự di động này sẽ diễn ra không đồng đều ở
các nhóm dân cư.
Vị thế trên thị trường lao động của mỗi cá nhân phụ thuộc vào rất nhiều yếu
tố trong đó có những yếu tố liên quan đến phát triển kinh tế xã hội nói chung,
các yếu tố thuộc về đặc điểm cá nhân: giới tính, trình độ học vấn.., có cả những

yếu tố thuộc về nguồn gốc gia đình, hoàn cảnh, môi trường sống của các cá nhân
đó. Điều này gợi ra rằng: các cá nhân luôn được thừa hưởng những kinh nghiệm
và kĩ năng nghề nghiệp từ nguồn gốc gia đình của mình, tuy nhiên địa vị xã hội
và kinh tế của mỗi gia đình sẽ tác động khác nhau đến việc cá nhân đó có kế
thừa nghề nghiệp của cha mẹ hay không.
Như vậy, trong xã hội hiện đại những nghề nghiệp nào thường được kế
thừa, những nghề nghiệp nào đang mất dần đi hiện tượng cha truyền con nối?
Nguyên nhân nào tác động đến sự kế thừa nghề nghiệp giữa các thế hệ trong gia
đình ở thành phố Thanh Hóa hiện nay? Giải pháp nào để phát huy những nghề
cần được kế thừa phù hợp với xu thế phát triển của xã hội? Đi tìm câu trả lời cho

9


những vấn đề trên là lí do để chúng tôi lựa chọn đề tài“Sự kế thừa nghề nghiệp
giữa các thế hệ trong gia đình ở thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
(Nghiên cứu trường hợp tại phường Quảng Hưng và phường Đông Thọ)” làm
đề tài nghiên cứu của mình.
2.

Mục đích, mục tiêu nghiên cứu

2.1.

Mục đích nghiên cứu:

Phân tích sự phù hợp của các lí thuyết về kế thừa nghề nghiệp trong bối cảnh
ở thành phố Thanh Hóa
Phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến sự kế thừa nghề nghiệp giữa
các thế hệ trong gia đình ở Thành phố Thanh Hóa.

Đề xuất các giải pháp và chính sách thuận lợi để phát huy sự kế thừa ở những
nghề phù hợp với xu thế phát triển của xã hội.
2.2.

Mục tiêu nghiên cứu:
Tổng luận các công trình nghiên cứu có liên quan với chủ đề nghiên cứu,

trên cơ sở đó xây dựng cơ sở lí thuyết và phương pháp thực hiện đề tài.
Phân tích được thực tế kế thừa nghề nghiệp giữa các thế hệ trong gia đình ở
thành phố Thanh Hóa ở các khía cạnh: sự kế thừa về vị trí nghề nghiệp, sự kế
thừa về kinh nghiệm nghề nghiệp, kĩ năng nghề nghiệp và sự kế thừa về giá trị
nghề nghiệp giữa thế hệ sau so với thế hệ trước.
Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng kế thừa nghề nghiệp giữa
các thế hệ trong gia đình ở thành phố Thanh Hóa như: tác động của sự thay đổi
cấu trúc nghề nghiệp ở thế hệ sau so với thế hệ trước, các yếu tố thuộc về gia
đình và cá nhân của những người tham gia khảo sát.
Xác định những quan điểm về tác động của sự kế thừa nghề nghiệp đến sự
phát triển của xã hội và đề xuất các giải pháp chính sách điều chỉnh sự kế thừa
nghề nghiệp phù hợp với sự phát triển xã hội bền vững.
3.

Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là sự kế thừa nghề nghiệp giữa các thế
hệ trong gia đình ở Thành phố Thanh Hóa.

10



3.2. Khách thể nghiên cứu
Để mô tả bức tranh kế thừa nghề nghiệp giữa các thế hệ trong gia đình ở
Thành phố Thanh Hóa, chúng tôi chọn các chủ hộ hoặc vợ (chồng) của chủ hộ
gia đình làm mẫu nghiên cứu. Chủ hộ hoặc vợ (chồng) của chủ hộ gia đình được
chọn để nghiên cứu có ít nhất 1 người con đi làm có thu nhập.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
-

Phạm vi không gian: Tiến hành nghiên cứu tại hai phường của thành phố

Thanh Hóa: Phường Quảng Hưng và Phường Đông Thọ
-

Phạm vi thời gian: từ tháng 10 năm 2012 – đến hết năm 2017.

-

Phạm vi về nội dung:

Kế thừa nghề nghiệp giữa các thế hệ trong gia đình là một chủ đề nghiên
cứu có thể xét theo các tiêu chí: sự kế thừa về loại nghề, vị trí nghề nghiệp, tiêu
chuẩn nghề nghiệp, kĩ năng nghề nghiệp, giá trị nghề nghiệp. Tuy nhiên,trong
nghiên cứu này chúng tôi chỉ phân tích sự kế thừa nghề nghiệp giữa các thế hệ
trong gia đình ở các chiều cạnh: sự kế thừa về vị trí nghề nghiệp, sự kế thừa về
kinh nghiệm, kĩ năng nghề nghiệp và sự kế thừa về giá trị nghề nghiệp.
Trên thế giới, những nghiên cứu trước đây thường chỉ ra sự ảnh hưởng nghề
nghiệp của cha đến sự lựa chọn nghề của con. Tuy nhiên, trong đề tài này chúng
tôi không chỉ xem xét sự kế thừa nghề nghiệp của con trai với nghề của cha mà
phân tích kế thừa nghề nghiệp của con với nghề của cả cha lẫn mẹ.
Khi nghiên cứu sự kế thừa nghề nghiệp giữa các thế hệ, việc lựa chọn thời

điểm so sánh nghề nghiệp của con và của cha mẹ là vấn đề chúng tôi hết sức
quan tâm. Chúng tôi lựa chọn thời điểm con có nghề nghiệp đầu tiên (nghề
nghiệp thứ nhất) của cuộc đời con người. Bởi thời điểm này, địa vị xã hội của
cha mẹ thường có ảnh hưởng đến nghề nghiệp đầu tiên của con. Đó cũng là thời
điểm ghi nhận thành quả hướng nghiệp cho con cái trong suốt quá trình sống phụ
thuộc vào cha mẹ để có nghề nghiệp đầu tiên. Nghề nghiệp đầu tiên có thể giống
hoặc khác với nghề nghiệp của cha hoặc mẹ tại thời điểm đó. Điều này phản ánh
sự chuyển biến nghề nghiệp của cha hoặc mẹ sang cho con cái.

11


4.

Ý nghĩa của luận án

4.1.

Ý nghĩa khoa học
Luận án không chỉ rà soát và tổng hợp lại hệ thống lí thuyết xã hội học liên

quan đến sự kế thừa nghề nghiệp giữa các thế hệ mà còn kiểm nghiệm lại các lí
thuyết này dựa trên việc phân tích dữ liệu từ mẫu nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu cũng góp phần hiểu rõ hơn cơ chế hình thành sự phân
tầng và duy trì bất bình đẳng xã hội trong quá trình phát triển kinh tế thị trường
và hội nhập quốc tế. Những phát hiện từ luận án sẽ góp phần bổ sung tri thức về
sự kế thừa nghề nghiệp, di động nghề nghiệp.
4 .2. Ý nghĩa thực tiễn

Đề tài hướng đến làm rõ cơ sở lí luận và thực tiễn của hiện tượng kế thừa

nghề nghiệp giữa các thế hệ trong gia đình và mô tả khái quát bức tranh nghề
nghiệp cũng như thực tế kế thừa nghề nghiệp và các yếu tố ảnh hưởng đến sự kế
thừa nghề giữa các thế hệ trong gia đình đang diễn ra ở thành phố Thanh Hóa.
Luận án được hoàn thành có thể là tài liệu hữu ích cho các nhà khoa học sử dụng
trong quá trình nghiên cứu về kế thừa nghề nghiệp, di động xã hội, di động nghề
nghiệp. Đồng thời nó cũng có thể là tài liệu tham khảo cho các nhà quản lí xã hội
để có cơ sở hoạch định chính sách liên quan đến nghề nghiệp và phát triển các cơ
cấu kinh tế trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước.
5.

Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và khung phân tích

5.1. Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài đi vào giải đáp những câu hỏi như sau:
Sự kế thừa nghề nghiệp ở các tiêu chí: vị trí nghề nghiệp, kinh nghiệm, kĩ
năng nghề nghiệp và giá trị nghề nghiệp giữa các thế hệ trong gia đình đang diễn
ra theo quy luật nào?
Các yếu tố nào ảnh hưởng đến hiện trạng sự kế thừa nghề nghiệp giữa các
thế hệ trong gia đình ở thành phố Thanh Hóa hiện nay?
5.2. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 1: Sự kế thừa nghề nghiệp giữa các thế hệ được xem xét trên 3 bình

diện: sự kế thừa về vị trí nghề nghiệp, sự kế thừa về kinh nghiệm, kĩ năng nghề

12


nghiệp và sự kế thừa về giá trị nghề nghiệp. Sự kế thừa về vị trí nghề nghiệp có
xu hướng giảm dần qua các thế hệ và theo thời gian. Sự kế thừa về kinh nghiệm
và kĩ năng nghề nghiệp và sự kế thừa về giá trị nghề nghiệp diễn ra ở tất cả các

nhóm nghề song ở các nhóm có địa vị nghề cao sự kế thừa này mang tính chất
chủ động (cha truyền con nối), những nhóm nghề có địa vị xã hội thấp sự kế thừa
mang tính thụ động nhiều hơn.
Giả thuyết 2:Sự kế thừa nghề nghiệp giữa các thế hệ trong gia đình ở thành
phố Thanh Hóa chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau như: sự thay đổi cấu
trúc nghề nghiệp ở thế hệ sau so với thế hệ trước, các yếu tố từ gia đình và cá
nhân người lao động.

5.3. Khung phân tích

ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI

Sự kế thừa nghề nghiệp giữa các thế hê trong
gia đình ở Thành phố Thanh Hóa

Sự kế thừa về vị
trí, địa vị nghề
nghiệp

13


6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận án được chia
thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu. Ở chương này, chúng tôi tổng
kết các nghiên cứu về sự kế thừa nghề nghiệp giữa các thế hệ ở các nghiên cứu
trong và ngoài nước với hai mảng: nhận diện sự kế thừa nghề nghiệp giữa các
thế hệ trong gia đình và các yếu tố, điều kiện ảnh hưởng đến sự kế thừa nghề
nghiệp giữa các thế hệ trong gia đình.

Chương 2: Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và đặc điểm địa bàn
nghiên cứu. Ở chương 2, chúng tôi cố gắng làm rõ phần khái niệm, lí thuyết ứng
dụng vào phân tích vấn đề nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và mô tả kĩ địa
bàn nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng kế thừa nghề nghiệp giữa các thế hệ trong gia đình ở
Thành phố Thanh Hóa. Chương 3 nhận diện được thực trạng nghề nghiệp ở
thành phố Thanh Hóa qua 3 thế hệ và đánh giá sự kế thừa nghề nghiệp giữa các
thế hệ trong gia đình qua 3 tiêu chí: kế thừa về vị trí nghề nghiệp, kế thừa về
kinh nghiệm, kĩ năng nghề nghiệp và kế thừa về giá trị nghề nghiệp.
Chương 4: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự kế thừa nghề nghiệp giữa các thế
hệ trong gia đình ở thành phố Thanh Hóa. Dựa vào phương pháp nghiên cứu của
Yasuda về ma trận di động nghề nghiệp và các lí thuyết được sử dụng trong
nghiên cứu như: lí thuyết phân tầng xã hội, lí thuyết vốn xã hội và lí thuyết xã
hội hóa nghề nghiệp để nhận diện và phân tích 3 yếu tố ảnh hưởng đến quá trình
kế thừa nghề nghiệp giữa các thế hệ là: sự thay đổi cấu trúc nghề nghiệp ở thế hệ
sau so với thế hệ trước, các yếu tố thuộc về gia đình và cá nhân người lao động.

14


Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Trong hướng nghiên cứu về nghề nghiệp ở Việt Nam, những nghiên cứu
về vấn đề hướng nghiệp, định hướng nghề nghiệp, làng nghề là những vấn đề
được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, chú ý. Trong khi đó, hướng nghiên cứu
về di động nghề nghiệp hay kế thừa nghề nghiệp còn tương đối ít ỏi. Tuy
nhiên, trong những nghiên cứu trong và ngoài nước về vấn đề kế thừa nghề
nghiệp giữa các thế hệ trong gia đình có thể tạm chia thành 2 mảng nghiên
cứu được chú ý: một là hướng nghiên cứu về nhận diện sự kế thừa nghề
nghiệp giữa các thế hệ trong gia đình, hai là những nghiên cứu về các yếu tố
ảnh hưởng đến thực trạng kế thừa nghề nghiệp và điều kiện dẫn đến sự kế

thừa nghề nghiệp giữa các thế hệ trong gia đình. Các nghiên cứu này, có thể là
những nghiên cứu độc lập về từng mảng trên, song đa phần các nghiên cứu
đều cố gắng phân tích thực trạng và các điều kiện kế thừa nghề nghiệp giữa
các thế hệ trong gia đình
1.1. Những nghiên cứu nhận diện sự kế thừa nghề nghiệp giữa các thế hệ
trong gia đình
Trong xã hội học, chủ đề di động xã hội được nhiều nhà nghiên cứu quan
tâm từ rất sớm. E Durkheim, nhà xã hội học người Pháp, là một trong những
nhà xã hội học đầu tiên nghiên cứu về di động xã hội.Trong những năm đầu
thế kỉ XX, nhà xã hội học Mĩ Sorokin đã bàn về di động xã hội khá hệ thống.
Ông cho rằng, không nên quá quan tâm đến việc cá nhân hay nhóm đã đạt
được địa vị lên xuống như thế nào mà phải làm rõ xem phương tiện mà họ sử
dụng để đạt tới vị trí của mình trong trật tự xã hội. Ông coi những nhân tố ảnh
hưởng đến sự di động xã hội là những nhân tố của quá trình sàng lọc, trong đó
nền tảng kinh tế - xã hội của nhóm, của cá nhân cũng như gia đình, học vấn
bản thân chính là những nhân tố thúc đẩy và tạo ra sự di động xã hội. Những
nghiên cứu về di động xã hội của Fichter cũng có những nét tương đồng với
15


Sorokin khi cho rằng, di động xã hội không phải là quá trình liên tục mà được
thực hiện theo từng giai đoạn. Ngoài ra, còn có rất nhiều tác giả đề cập đến di
động xã hội như Anthony Giddens ―Introductory Sociology‖ (Xã hôi học đại
cương), Stuart S.Blume ―Toward a political Sociology of Science‖ (Xã hội
học chính trị)….
Tuy nhiên, chủ đề kế thừa nghề nghiệp giữa các thế hệ, một vấn đề được
coi là hệ quả của di động xã hội lại được nghiên cứu tương đối muộn. Cho
đến những năm giữa thế kỉ XX, chủ đề sự kế thừa nghề nghiệp giữa các thế hệ
mới được các nhà nghiên cứu quan tâm. Điển hình như những nghiên cứu từ
Mĩ, Ấn Độ, Anh, Trung Quốc…

Tại Mĩ, trong tác phẩm ―American occupational structure‖ Peter M.
Blau và Otis D. Duncan (1967) [ dẫn theo 10, tr.172], đã chỉ ra có mối liên hệ
giữa nghề nghiệp của cha và con trai. Nghiên cứu này đã chỉ ra nghề của con
thường có xu hướng lặp lại nghề của cha trong một số lĩnh vực nghề nghiệp.
Cũng tại Mĩ, nghiên cứu ―Occupational Inheritance in agriculture‖ của
Bernard F.Lentz and David. N. Laband [92], sau khi sử dụng dữ kiện từ năm
1962 gồm 20.700 nam giới có độ tuổi từ 20 đến 64 đã chỉ ra rằng có 82%
những người nông dân có cha là nông dân. Như vậy, nghiên cứu đã chỉ ra có
sự kế thừa nghề nghiệp giữa cha và con trong lĩnh vực nông nghiệp.
Trong nghiên cứu ―Intergenerational Occupational Mobility in Great
Britain and the United States since 1850‖ [94], việc so sánh tỉ lệ di động nghề
nghiệp và kế thừa nghề nghiệp ở 2 vùng lãnh thổ trong 2 thời điểm khác nhau
cho thấy có sự thay đổi và chuyển biến trong sự kế thừa nghề nghiệp và di
động nghề nghiệp: ― Nghiên cứu này cũng đã chỉ ra rằng,ở thế kỉ XIX, khi
nghiên cứu các cặp bố con tại 10 quốc gia của 2 vùng trên thì ở Châu Mĩ, tính
di động nghề nghiệp của các cặp bố con nhiều hơn ở Châu Âu trong suốt
những năm thập kỉ 1900 và đến những năm 1950 thì tính di động nghề nghiệp
giữa các cặp bố con của 2 vùng trên gần như ngang nhau‖
16


Tại Ấn Độ, công trình nghiên cứu ―Intergenerational Occupatinal
Mobility in Rural India: Evidence From ten villages‖ của A. Bheemeshwar
Reddyand Madhura Swaminathan [91], cũng đã chỉ ra mối liên hệ giữa nghề
nghiệp của cha và con trai. Nghiên cứu chỉ ra rằng: với 69% người dân sống ở
nông thôn thì tính di động nghề nghiệp tại Ấn Độ diễn ra ít mạnh mẽ, nhất là
ở những vùng nông thôn rộng lớn và những người lao động chân tay. Sự di
động chủ yếu diễn ra ở những người đàn ông trong khu vực làng, xã và sự di
động này cũng chủ yếu là sự dịch chuyển từ nông thôn ra thành thị. Những
người cha thường đem theo con trai của mình ra thành thị để làm những việc

giống như mình. Như vậy, nghiên cứu này đã chỉ ra ở khu vực nông thôn Ấn
Độ ít có sự di động nghề nghiệp. Nếu có sự di động cũng chủ yếu là di động
của những người đàn ông và trong sự di động nghề nghiệp của những người
đàn ông thì đi kèm với sự di động đó là là sự kế thừa nghề nghiệp giữa người
cha và con trai của ông ta tại các đô thị sau khi di cư ra khỏi khu vực nông
thôn. Cũng tại Ấn Độ, tác phẩm ―Changes in Intergenerational Occupational
Mobility in India: Evidence from National Sample Surveys,1983–2012‖ [90],
cho thấy: Trong thập kỉ cuối cùng của thế kỉ trước, khi nền kinh tế Ấn Độ phát
triển mạnh mẽ, cơ hội di động nghề nghiệp cao, đặc biệt nam giới có sự di
chuyển nghề rất lớn. Tuy nhiên, hiện nay đang có sự suy giảm về di động
nghề nghiệp giữa các thế hệ. Nhà nước đưa ra nhiều chính sách nhà nước
khuyến khích việc kế thừa nghề nghiệp giữa các thế hệ và tỉ lệ này có xu
hướng gia tăng. Như vậy, việc các thế hệ trong gia đình sẽ kế thừa nghề
nghiệp đã có đang được nhà nước Ấn Độ quan tâm.
Ngoài ra, công trình nghiên cứu ―Intergenerational Occupational
Mobility in India‖ [96], của Mehtabul Azam hợp tác với Oklahoma State
University and IZA nghiên cứu nghề nghiệp của những người đàn ông sinh từ
những năm 1945 đến 1985 và đưa ra những kết luận sau: Có sự tiếp nối nghề

17


nghiệp giữa người con trai và người bố, đặc biệt là những người bố là công
nhân cổ trắng. Có sự khác biệt về kế thừa nghề nghiệp giữa những người sinh
khác thế hệ. Những người sinh năm 1945 – 1954 có sự kế thừa nghề nghiệp
nhiều hơn những người sinh năm 1974 – 1985. Một nghiên cứu khác về sự kế
thừa nghề nghiệp tại Ấn Độ là nghiên cứu ―Aggregate Implications of
occupatinal inheritance in China and India‖ [98], của Ting Jill đã chỉ ra những
điểm tương đồng trong sự kế thừa nghề nghiệp tại Ấn Độ và Trung Quốc.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có sự phổ biến trong việc kế thừa nghề nghiệp

giữa con cái và cha mẹ ở cả hai quốc gia này.
Những nghiên cứu trên cho thấy ở nhiều quốc gia trên thế giới, vấn đề kế
thừa nghề nghiệp giữa các thế hệ trong gia đình là vấn đề được các nhà
nghiên cứu quan tâm. Tuy nhiên, sự kế thừa nghề giữa các thế hệ thường chỉ
xét mối quan hệ giữa nghề của cha và nghề của con trai mà chưa có những
nghiên cứu phân tích, xem xét mối liên hệ của cha và con gái hoặc mẹ và con
trai hoặc mẹ và con gái.


Việt Nam, các nghiên cứu về sự kế thừa nghề nghiệp giữa các thế hệ

còn tương đối ít ỏi và chắp vá. Dường như ít có các cuộc tranh luận giữa các
nhà nghiên cứu mang quan điểm khác nhau, mà chỉ có những thảo luận rời
rạc. Chủ đề này có vẻ phổ biến hơn trong nghiên cứu của các nhà khoa học
nước ngoài cũng như những nghiên cứu có sự cộng tác giữa các nhà khoa học
nước ngoài và Việt Nam. Tuy nhiên, phần lớn những nghiên cứu này mang
nặng tính mô tả và không có cơ sở lý thuyết rõ ràng. Chu Hương Ly trong
nghiên cứu về “Các nguồn lực phân tầng ảnh hưởng như thế nào đến di động
xã hội ở Việt Nam”[56] đã chỉ rõ một số nghiên cứu như: Nguyen, A. P.
(2002) “Looking beyond Bien Che: The Consideration of Young Vietnamese
Graduates When Seeking Employment in the Doi Moi Era” [ dẫn theo 56] đã
phân tích về tình hình công việc của 1,7 triệu người trẻ tuổi khi có công việc
đầu tiên trong quá trình đổi mới kinh tế, chính trị của đất nước. Nghiên cứu
18


này đã chỉ ra sự tiếp nối về công việc trong khu vực Nhà nước giữa nhóm mà
họ gọi là tầng lớp trung lưu cũ trước Đổi mới và con cái họ là tầng lớp trung
lưu trẻ mới hình thành trong thời kỳ đổi mới. Nguyen, P. A còn cùng với
Turner, nghiên cứu về „Young entrepreneurs, social capital and Doi Moi in

Hanoi, Vietnam 2005 [ dẫn theo 56], nghiên cứu đã phân tích sự tiếp nối nghề
nghiệp của tầng lớp doanh nhân trẻ tuổi ở Hà Nội với cha mẹ dựa trên những
vốn xã hội của họ và gia đình trong thời kì đổi mới. Ngoài ra, King, V. T.,
Nguyen, P. A. and Nguyen, H. M. (2008) „Professional Middle Class Youth in
Post-Reform Vietnam: Identity, Continuity and Change‟ [dẫn theo 56] cũng
đã chỉ ra có sự tiếp nối nghề nghiệp giữa các thế hệ trong tầng lớp trung lưu
trẻ. Các nghiên cứu của các tác giả trên đã quan sát sự tiếp nối về công việc
trong khu vực nhà nước giữa nhóm là tầng lớp trung lưu cũ trong giai đoạn
trước đổi mới và tầng lớp trung lưu trẻ trong thời kì đổi mới. Theo các tác giả
này, thế hệ trước truyền lại những ưu thế mà họ được hưởng dưới chế độ xã
hội chủ nghĩa cho con cái họ khi nền kinh tế cũ chuyển sang kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tác giả Chu Hương Ly trong nghiên cứu trên cũng đã thống kê và cho thấy:
có một số nghiên cứu độc lập, rải rác về di động xã hội và sự kế thừa nghề
nghiệp như nghiên cứu của Jee Young Kim (2004) ―Political capital, human
capital, and inter- generational occupational mobility in Northern Vietnam‖ Jee
Young Kim đã xử lí số liệu điều tra hộ gia đình tại ba tỉnh là Hà Nam, Nam Định
và Ninh Bình vào năm 1995 và đã đưa ra nhận xét: có sự thay đổi rất lớn về cấu
trúc nghề nghiệp giữa các thế hệ. Sự thay đổi này diễn ra ở hầu khắp các nhóm
nghề, đặc biệt là nhóm nghề trong hệ thống nhà nước và nhóm nghề có trình độ
kĩ năng cao. Công trình của Phillip Taylor (2004) ―Social inequality in Vietnam
and the challenges to reform” [dẫn theo 56], đã chỉ ra rằng: chỉ có 16% những
người làm công việc trong hệ thống nhà nước là có thể truyền lại địa vi nghề
nghiệp của mình cho con cái và con số này ở

19


nhóm người có trình độ chuyên môn cao là 12%. Trong khi đó tỷ lệ khá cao,
¾


số người làm nông nghiệp có con cái cũng làm nông nghiệp. Như vậy, ở

Việt Nam vẫn đang diễn ra sự tiếp nối nghề nghiệp giữa các thế hệ khá mạnh
mẽ ở vùng nông thôn với những người làm nông nghiệp. Ngoài các công trình
nghiên cứu trên các nghiên cứu của Đỗ Thiên Kính về Di động xã hội giữa
các thế hệ trong hai thời kì trước và sau đổi mới ở Việt Nam phần I và phần II
[45,46] đã chỉ ra sự tiếp nối nghề nghiệp giữa thế hệ cha và thế hệ con ở cả
hai thời kì trước đổi mới và sau đổi mới.
Nhà xã hội học người Nhật Saburo Yasuda đã rất nổi tiếng trên thế giới
khi đưa ra phương pháp tính chỉ số di động xã hội khi so sánh nghề nghiệp
của con với cha thông qua bảng ma trận nghề nghiệp trong bài viết ―A
Methodological Inquiry into Social Mobility‖, được in trên tạp chí American
Sociological Review, Volume (29), pp(16– 23). Bằng cách tính của nhà xã hội
học Yasuda có rất nhiều nghiên cứu tại Nhật bản đã chỉ ra có sự tiếp nối nghề
nghiệp của thế hệ trước với thế hệ sau trong nhiều lĩnh vực nghề nghiệp.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi cũng sử dụng phương pháp tính chỉ số di
động xã hội của ông để tính toán sự kế tục nghề nghiệp của thế hệ sau so với
thế hệ trước. Ở Việt Nam, tác giả Đỗ Thiên Kính cũng đã rất thành công khi
ứng dụng phương pháp tính này để tính các chỉ số di động xã hội ở nhiều
công trình khác nhau.
Những nghiên cứu trên cho thấy, kế thừa nghề nghiệp giữa các thế hệ
trong gia đình ở Việt Nam chưa phải là chủ đề được các nhà nghiên cứu quan
tâm. Mới chỉ có ý tưởng nghiên cứu về sự tiếp nối nghề nghiệp giữa các thế
hệ trong gia đình xuất hiện. Không có nghiên cứu nào cố gắng phân tích một
cách hệ thống những quá trình và cơ chế mà thông qua đó những ưu thế và bất
lợi xã hội được truyền từ thế hệ trước sang thế hệ sau trong xã hội Việt Nam
đương đại. Câu hỏi ‗ai có gì‘, và điều này ảnh hưởng đến cơ hội sống

20



×