Tải bản đầy đủ (.docx) (176 trang)

Sự biến đổi vai trò của nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (637.04 KB, 176 trang )

́

ĐAỊ HOCC̣ QUÔC GIA HÀNÔỊ
TRƢỜNG ĐAỊ HOCC̣ KHOA HOCC̣ XÃHÔỊ VÀNHÂN VĂN

TRẦN THỊ HUYỀN

SỰ BIẾN ĐỔI VAI TRÕ CỦA NHÀ NƢỚC
TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA

́

́

LUÂṆ ÁN TIÊN SĨTRIÊT HOCC̣

Hà Nội - 2016


́

ĐAỊ HOCC̣ QUÔC GIA HÀNÔỊ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẦN THỊ HUYỀN

SỰ BIẾN ĐỔI VAI TRÕ CỦA NHÀ
NƢỚC TRONG BỐI CẢNH TOÀN
CẦU HÓA

Chuyên ngành : CNDVBC & CNDVLS


Mã số : 62 22 80 05

́

́

LUÂṆ ÁN TIÊN SĨTRIÊT HOCC̣

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

PGS. TS. NGUYỄN ANH TUẤN


Hà Nội - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của
riêng tôi. Những kết quả và nội dung của luận án là trung thực, chưa được
công bố ở những công trình nghiên cứu khác.
Tác giả

Trần Thị Huyền


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................

1.


Lí do chọn đề tài ..................................................................................................

2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.

Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ..........................................................

4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................

5.

Cái mới của luận án .............................................................................................

6.

Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án ..............................................................

7. Kết cấu của luận án .............................................................................................

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI .......................................................................................................................

1.1. Toàn cầu hóa
1.2. Vai tro cua nha nƣơc......................................................................................

̀̀
1.2.1. Vai tro cua nha nươc trong lĩnh vực kinh tế............................................
̀̀

1.2.2. Vai trò của nhà nước trong lĩnh vực chính trị ........................................

1.2.3. Vai trò của nhà nước trong lĩnh vực văn hoa – xã hội
1.3. Sƣ b
C̣ iến đổi vai tro cua nha nƣơc trong bối canh toan cầu hoa ...............
1.3.1. Sự suy giảm vai trò của nhà nước ...........................................................
1.3.2. Sự gia tăng vai trò của nhà nước ............................................................
1.4. Sƣ C̣biến đổi vai tro cua nha nƣơc ViêṭNam trong bối canh toan cầu.......hoa32
̀̀
CHƢƠNG 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ VAI TRÕ CỦA NHÀ NƢỚC VÀ
TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HÓA ĐẾN VAI TRÕ CỦA NHÀ NƢỚC ........
2.1.1. Quan niệm trước Mác về vai trò của nhà nước
2.1.2. Quan niệm của Triết học Mác về vai trò của nhà nước
2.2. Toàn cầu hóa và tác động của toàn cầu hóa đến vai tro cua nhà nƣớc ...
2.2.2. Toàn cầu hóa – nhưng vấn đềđăṭ ra vơi vai tro cua nha nươc ..............
2.2.3. Xu hướng biến đổi vai trò của nha nươc trong bối canh toan cầu ho.........a


CHƢƠNG 3. SỰ BIẾN ĐỔI VAI TRÕ CỦA NHÀ NƢỚC DƢỚI TÁC ĐỘNG

CỦA TOÀN CẦU HÓA
3.1. Sự biến đổi vai trò của nhà nƣớc trong lĩnh vực kinh tế ..........................
3.1.1. Vai trò của nhà nước trong lĩnh vực kinh tế ...........................................
3.1.2. Sự biến đổi vai trò của nhà nước trong lĩnh vực kinh tế trong bối cảnh
toàn cầu hóa ......................................................................................................

3.2. Sự biến đổi vai trò của nhà nƣớc trong lĩnh chính trị ..............................
3.2.1. Vai tro cua nha nươc trong linh vưcc̣ chinh tri c̣........................................
̀̀
3.2.2. Tác động của toàn cầu hóa đến sự biến đổi vai trò của nhà nước trong

lĩnh vực chính trị ...............................................................................................

3.3. Sự biến đổi vai trò của nhà nƣớc trong lĩnh vực văn hóa ........................
3.3.1. Vai trò của nhà nước trong lĩnh vực văn hóa .........................................
3.3.2. Tác động của toàn cầu hóa đến sự biến đổi vai trò của nhà nước trong
lĩnh vực văn hóa ..............................................................................................
Kết luận chƣơng 3 .............................................................................................

CHƢƠNG 4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÍNH HIỆU QUẢ CỦA NHÀ NƢỚC
TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA VÀ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƢỚC VIỆT

NAM ........................................................................................................................
4.1. Giải pháp nâng cao tính hiệu quả của nhà nƣớc trong lĩnh vực kinh tế và

kiến nghị với nhà nƣớc Việt Nam
4.1.1. Xây dựng thể chế phối hợp hiệu quả giữa nhà nước và thị trường...............
4.1.2. Tăng cương tinh canḥ tranh ơ cac khu vưcôngcc̣ côngc̣................................
̀̀
4.1.3. Một số kiến nghị với nhà nước Việt Nam về thực hiện vai trò trong lĩnh
vực kinh tế .......................................................................................................

4.2. Giải pháp nâng cao tính hiệu quả của nhà nƣớc trong lĩnh vực chính trị
và kiến nghị với nhà nƣớc Việt Nam ...............................................................
4.2.1. Ngăn ngừa sự độc đoán của nhà nước ......................................................
4.2.2. Xây dựng các thể chế tăng cường tính dân chủ của nhà nước .....................
4.2.3. Một số kiến nghị với nhà nước Việt Nam về thực hiện vai trò trong lĩnh
vực chính trị ....................................................................................................
2



4.3. Giải pháp nâng cao tính hiệu quả của nhà nƣớc trong lĩnh vực văn hóa
và kiến nghị với nhà nƣớc Việt Nam.............................................................................. 130
4.3.1.Chủ động hội nhập nhằm phát huy những giá trị văn hóa truyền thống
....................................................................................................................................................... 130
4.3.2 Tăng cường đối thoại văn hóa............................................................................... 132
4.3.3. Một số kiến nghị với nhà nước Việt Nam về thực hiện vai trò trong lĩnh
vực văn hóa.............................................................................................................................. 135
Kết luận chƣơng 4................................................................................................................... 141

́

KÊT LUÂṆ....................................................................................................................................... 143

́

DANH MUCC̣ CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢLIÊN QUAN ĐÊ N
LUÂṆ ÁN.......................................................................................................................................... 147
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................... 148

3


MỞ ĐẦU
1.

Lí do chọn đề tài

Cùng với quá trình sinh thành của mình nhà nước dần xác lập vai trò của nó
trên tất cả các lĩnh vực. Việc trả lời cho câu hỏi chúng ta có cần đến nhà nước hay
không, cần đến nhà nước để làm gì cũng chính là quá trình luận chứng và xác lập

vai trò của nhà nước. Với lịch sử lâu dài của nhà nước, vai trò của nhà nước không
bất biến, mà ngược lại luôn có sự biến động và thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh.
Vào những thập niên cuối của thế kỉ XX, các quốc gia đang phải đối diện với
một hiện thực mới mẻ, chính là quá trình toàn cầu hóa đương đại. Có thể thấy, toàn
cầu hóa là một quá trình mang tính khách quan của thời đại, đã, đang và sẽ có ảnh
hưởng và tác động không nhỏ đến những lĩnh vực mà nó lướt qua trên thế giới này.
Cùng một hiện tượng, trong một khu vực không gian, cùng một khoảng thời gian
nhưng tác động của nó lên các đối tượng không đồng đều. Chính vì vậy mà cùng
một hiện tượng nhưng phản ứng với nó hết sức đa dạng, bên cạnh tâm trạng tin
tưởng, cổ vũ là trạng thái hoài nghi, chống đối.
Tuy nhiên, nếu khẳng định toàn cầu hóa là xu thế mang tính khách quan thì
bản thân mỗi quốc gia, mỗi dân tộc cũng như mỗi cá nhân không thể lảng tránh
được xu hướng ấy. Xu thế phát triển nói chung ấy của thế giới khiến cho mỗi quốc
gia không thể tự thu mình vào trong vỏ ốc của đường biên giới và lãnh thổ mỗi
nước mà nó cần phải mở cửa, hoà nhập với thế giới bên ngoài, hoà nhịp với bối
cảnh chung của thời đại và hơn thế, trong giai đoạn này, mỗi quốc gia không đơn
thuần chỉ là hòa nhập mà còn phải hòa nhập một cách tích cực vào quá trình ấy, chỉ
có như vậy mỗi quốc gia mới có thể tồn tại và phát triển trong thời đại ngày nay.
Toàn cầu hóa là quá trình hội nhập không ngừng của các quốc gia vào hệ
thống toàn cầu trên tất cả các phương diện, đặc biệt là phương diện kinh tế. Trong
xu thế chung ấy, Việt Nam cũng không ngừng vươn ra để hội nhập cùng thế giới,
hòa nhập vào nền kinh tế chung của khu vực cũng như toàn cầu.Trong bối cảnh đó,
nhà nước cần và nên phát huy vai trò của mình như thế nào để có thể tận dụng được
tối đa lợi thế do toàn cầu hóa đưa lại cũng như giảm thiểu tốt nhất những nguy cơ và
rủi ro mà quá trình này mang đến.
4


Hơn thế, song hành cũng như cộng hưởng cùng toàn cầu hóa là cuộc cách
mạng công nghệ và thông tin, đặc biệt là sự xuất hiện của Internet. Thông tin đang

trở thành một nguồn quyền lực mềm bên cạnh nguồn quyền lực chính thống của các
nhà nước.Trong tình huống ấy, nhà nước đang phải xử trí thế nào cũng như phải
thay đổi ra sao khi quyền lực nhà nước không phải là trung tâm và duy nhất.
Bên cạnh đó, toàn cầu hóa dường như đang làm xói mòn những giá trị thuộc
về bản sắc, làm suy giảm và phá vỡ tính ổn định của những cộng đồng cũng như
bản sắc chung của cộng đồng quốc gia trong xu thế hòa nhập các giá trị vào giá trị
chung của nhân loại. Trong tình huống này, nhà nước thể hiện vai trò của mình ra
sao để đảm bảo cho yếu tố bản sắc ấy được giữ vững, được phát huy, tránh rơi vào
tình trạng cực đoan của chủ nghĩa dân tộc, song cũng không bị cuốn vào dòng xoáy
của toàn cầu hóa, khiến cho cái hồn cốt của cộng đồng dân tộc bị tan chảy.
Đứng trước những biến đổi hiện thực của nhà nước cũng như những khuynh
hướng khác nhau trong nhận định về số phận cũng như vai trò của nhà nước thôi
thúc chúng ta đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: Trong bối cảnh toàn cầu hóa, nhà nước
và vai trò của nó đang có những biến đổi ra sao, vai trò của nó trong tương lai sẽ
như thế nào? Liệu rằng cùng với toàn cầu hóa, nhà nước sẽ dần mất đi địa vị và vai
trò vốn có trước kia của mình, nhường chỗ cho những thiết chế mang tính siêu dân
tộc, thay thế nhà nước trong quá khứ để giải quyết những vấn đề chung hay nó vẫn
giữ lại vai trò lịch sử trong kỉ nguyên mới và thực hiện những chức năng mới trong
việc giải quyết những vấn đề do toàn cầu hóa làm nảy sinh?
Tất cảnhững v ấn đề đó khiến cho sự biến đổi của nhà nước nói chung cũng
như sự biến đổi vai trò của nhà nước nói riêng trở thành mối quan tâm không nhỏ
của các nhà nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó có triết học.Với tính
cấp thiết và ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu, tác giả quyết định chọn vấn đề “Sự biến
đổi vai trò của nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hoá” làm đề tài nghiên cứu
trong luận án của mình.

5


2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu: Luận án phân tích những khuynh hướng biến đổi

-

vai trò của nhà nước nói chung trên các phương diện trong bối cảnh toàn cầu
hóa, qua đó đề xuất những giải pháp tương ứng, nhằm nâng cao tính hiệu quả
của nhà nước nói chung cũng như liên hệ với nhà nước Việt Nam nói riêng
trong thực hiện vai trò của mình.
+

Nhiệm vụ nghiên cứu:

Làm rõ những vấn đề lí luận chung về vai trò của nhà nước, toàn cầu hóa

cũng như những vấn đề toàn cầu hóa đặt ra đối với nhà nước nói chung trên các
phương diện: kinh tế, chính trị, văn hóa.
+
Phân tích khuynh hướng biến đổi về vai trò của nhà nước trên các
phương
diện như: kinh tế, chính trị, văn hóa.
+

Đề xuất một số giải pháp với nhà nước nói chung và đề xuất một số kiến

nghị nhằm nâng cao tính hiệu quả của nhà nước trong việc thực hiện những vai trò
của mình, đáp ứng các yêu cầu của bối cảnh toàn cầu hóa xuất phát từ điều kiện đặc
thù của Việt Nam.
3. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
-


Cơ sở lý luận: Luận án được triển khai dựa trên quan điểm mácxít về nhà

nước, về quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng cũng như về quan hệ
giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội.
-

Phương pháp nghiên cứu: Luận án chủ yếu sử dụng các phương pháp như:

phân tích, tổng hợp, so sánh, thống nhất lịch sử - logic, hệ thống - cấu trúc…
4.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Sự biến đổi vai tròcủa nhà nước trong bối
cảnh toàn
cầu hóa.
Phạm vi nghiên cứu: Luận án tập trung vào nghiên cứu sự biến đổi
vai trò
của nhà nước trước tác động của toàn cầu hóa trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị
và văn hóa.


6


5. Cái mới của luận án
Luận án trình bày một cách có hệ thống các xu hướng biến đổi vai
trò của
nhà nước trước tác động của toàn cầu hóa.
-


Luận án đã luận chứng, trong bối cảnh toàn cầu hóa , măcc̣ dùnhànước nói

chung vàvai tròcủa nhànước nói riêng cónhiều biến đổi song không vi t̀ hếmà nhà
nước mất đi vai trò của mình. Trong bối cảnh mới , nhà nước s ẽ điều chỉnh vai trò
của mình cho phù hợp để nó vẫn tiếp tục tồn tại như một thiết chế quan trọng ở tất
cả các quốc gia.
quả

Luận án bước đầu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao tính hiệu

của nhà nước nói chung cũng như đề xuất một số kiến nghị với nhà nước Việt Nam
nói riêng trong việc thực hiện những vai trò của mình trước các đòi hỏi và thách
thức của toàn cầu hoá.
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án
-

Ý nghĩa lý luận: luận án góp một góc nhìn toàn diện hơn về nhà nước và vai

trò của nó, đồng thời cũng chỉ ra bức tranh chung về sự biến đổi vai trò của nhà
nước trước tác động của bối cảnh toàn cầu hóa, từ đó đề xuất một số kiến nghị có
tính giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện những vai trò của nhà nước trong
bối cảnh hiện nay.
Ý nghĩa thực tiễn: Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham
khảo về
vấn đề toàn cầu hóa vàtác đôngc̣ của bối cảnh toàn cầu hóa đ ến nhà nước, vai trò của
nhà nước, những biến đổi về vai trò của nhà nước.
Luận án bước đầu đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao năng lực của nhà
nước, đáp ứng vai trò của nó trong bối cảnh toàn cầu hóa.
7. Kết cấu của luận án

gồm

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án

4 chương và 12 tiết.


7


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Nhà nước là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học cũng như được
nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm khảo sát ở rất nhiều góc độ khác
nhau, từ lí luận chung đến các vấn đề thực tiễn. Tuy nhiên trong phạm vi của luận
án, chúng tôi tiến hành khảo sát những tài liệu có liên quan trực tiếp đến những biến
đổi vai trò của nhà nước trước tác động của toàn cầu hóa.
1.1. Toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa là một hiện tượng khách quan đa chiều. Do đó, khi bàn đến
toàn cầu hóa cũng có rất nhều các tài liệu, dưới những góc độ khác nhau đề cập đến
hiện tượng này. Tuy nhiên, trong phạm vi luận án, tác giả chỉ phân tích những công
trình bàn đến toàn cầu hóa như một hiện thực đang trực tiếp tác động và tạo ra sự
biến đổi của các nhà nước.
Công trình đầu tiên cần kể đến là hai tác phẩm nổi tiếng của T. L.Friedman:
Chiếc lexus và cây Oliu do Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 2000 và cuốn Thế
giới phẳng do Nxb.Trẻ, TPHCM xuất bản năm 2006. Đây là hai tác phẩm của
Friedman bàn trực tiếp đến toàn cầu hóa và những tác động mạnh mẽ của hiện
tượng này đến các mặt của xã hội (trong đó có các nhà nước).
Cuốn sách thứ nhất hướng đến trả lời câu hỏi: Toàn cầu hóa là gì? Toàn cầu
hóa, theo quan điểm của Friedman, không phải là một hiện tượng mang tính khách

quan bao gồm cả những mặt tốt và xấu. Theo tác giả, toàn cầu hóa là một hệ thống
quan hệ quốc tế, nó bắt nguồn (khởi phát) từ sau thời kì chiến tranh lạnh và là một
hệ thống quan hê c̣quốc tế thay chỗ cho hệ thống chiến tranh lạnh. Hệ thống này có
nhiều điểm khác biệt với hệ thống chiến tranh lạnh. Thông qua việc chỉ ra những
khác biệt của hai hệ thống này, ông đã khắc họa những đặc trưng cốt lõi của toàn
cầu hóa. Nếu như đặc trưng của hệ thống chiến tranh lạnh là sự chia cắt thì đặc
trưng của hệ thống toàn cầu hóa là sự hội nhập và web (hay mạng lưới những kết
nối vô hình). Động lực của toàn cầu hóa chính là chủ nghĩa tư bản dựa trên kinh tế
thị trường - tức thị trường càng tự do thì nền kinh tế càng hiệu quả và tăng trưởng
8


nhanh. “Toàn cầu hóa nghĩa là chủ nghĩa tư bản kinh tế thị trường lan toả vào hầu
khắp mọi quốc gia trên thế giới. Do đó, toàn cầu hóa hình thành cho riêng nó một hệ
thống luật lệ kinh tế”[31, tr. 46]. Đồng thời, quá trình này cũng mang một sắc thái
văn hóa riêng, bao trùm và có xu hướng đồng hóa các quốc gia và cá nhân tới một
mức độ nhất định. Thước đo của toàn cầu hóa chính là tốc độ kết nối. Đặc trưng
quan trọng nhất của toàn cầu hóa chính là cấu trúc quyền lực đã có sự thay đổi: nền
tảng trong quan hệ chính trị thời chiến tranh lạnh chính là các nhà nước - dân tộc
trong tương quan đối đầu, đối trọng và liên kết, thì nay trong hệ thống toàn cầu hóa
được xây dựng quanh ba cán cân: sự đối trọng giữa các nước (chủ yếu là Hoa Kỳ và
các nước), thứ hai là giữa các quốc gia và thị trường toàn cầu; thứ ba là sự đối trọng
giữa các cá nhân và nhà nước. Thêm một phần quan trọng nữa của toàn cầu hóa
được đề cập tới trong cuốn sách này chính là 6 chiều cạnh của hệ thống toàn cầu:
trao đổi thông tin, chính trị, văn hóa, môi trường, thị trường tài chính và an ninh
quốc gia. Các khía cạnh này có mối quan hệ chặt chẽ và tương hỗ lẫn nhau.
Trong cuốn sách thứ hai – “Thế giới Phẳng” tiếp nối cuốn sách Chiếc Lexus
và cây oliu, tác giả đã khái lược lịch sử thế giới thế kỉ XXI, qua đó cho chúng ta
thấy được quan niệm, cách nhìn của tác giả về toàn cầu hóa như thế nào. Rõ ràng,
toàn cầu hóa là một quá trình liên tục không ngừng nghỉ cho dù ta có ý thức về sự

tồn tại của nó hay không thì nó vẫn cứ diễn ra. Nếu như có nhiều quan niệm cho
rằng, toàn cầu hóa chỉ như một trạng huống, một tiến trình thì với Friedman, toàn
cầu hóa là sự vận động hay quá trình mang tính hệ thống. Sự tiến triển của toàn cầu
hóa tương ứng với sự tiến triển của công nghệ: từ phần cứng đến phần mềm… Do
đó, ông đã phân chia toàn cầu hóa thành ba thời kì tương ứng với những bước tiến
triển này. Kỉ nguyên thứ nhất kéo dài từ 1492 khi Columbus tìm ra Châu Mĩ cho
đến khoảng năm 1800. Đây là thời kì toàn cầu hóa 1.0. Toàn cầu hóa 1.0 đã làm cho
thế giới co lại từ kích thước lớn thành kích thước trung bình. Toàn cầu hóa 1.0 đề
cao các quốc gia và sức mạnh cơ học. Trong giai đoạn này, tác nhân then chốt thúc
đẩy sự hội nhập của toàn cầu hóa là sức mạnh kĩ trị. Các quốc gia và chính phủ đã
đi đầu trong việc phá bỏ các bức tường ngăn cách để liên kết với nhau, thúc đẩy sự
hội nhập toàn cầu; Kỉ nguyên thứ hai là toàn cầu hóa 2.0 kéo dài từ những năm
9


1800 đến năm 2000, bị gián đoạn bởi hai cuộc đại chiến thế giới và cuộc đại khủng
hoảng. Thời kì này làm thế giới co lại từ cỡ trung bình xuống còn cỡ nhỏ. Trong
toàn cầu hoá 2.0 động lực của sự hội nhập là các công ty, các tập đoàn kinh tế. Các
công ty đa quốc gia vươn ra toàn cầu để mở rộng thị trường, thu hút sức lao động…
Hội nhập toàn cầu được thúc đẩy bởi sự tiết giảm phí giao thông do sự ra đời của
động cơ hơi nước, đường sắt và sau đó là của điện tín, điện thoại, vệ tinh, cáp
quang… Thời kì này chứng kiến sự trưởng thành của nền kinh tế toàn cầu về giao
dịch hàng hóa và thông tin giữa các lục địa đủ lớn để hình thành thị trường toàn cầu.
Đây là giai đoạn đột phá về công nghệ phần cứng; Vào khoảng năm 2000, toàn cầu
hóa đã bước vào kỉ nguyên thứ ba với sự phát triển của Internet, thương mại điện
tử… Thế giới chuyển từ nhỏ xuống siêu nhỏ và đồng thời san phẳng sân chơi toàn
cầu. Động lực của toàn cầu hóa trong giai đoạn này chính là các cá nhân, các cá
nhân được trao quyền cùng sự hỗ trợ của công nghệ đã vươn ra thế giới một cách dễ
dàng trong một hệ thống thế giới phẳng. Hệ thống thế giới phẳng là sự hội tụ giữa
máy tính cá nhân, cáp quang và phần mềm xử lí công việc. Tuy nhiên, điểm mấu

chốt cho những phân kì nêu trên dựa trên những bước đột phá về công nghệ là chủ
yếu. Do đó, về cơ bản ta nhận ra sự khác nhau trong phân định tiến trình lịch sử của
toàn cầu hóa và thời điểm bắt đầu. Tuy nhiên, ở đây không có sự mâu thuẫn khi
trong cuốn sách đầu tiên “chiếc Lexus và cây oliu” tác giả xác định thời kì sau chiến
tranh lạnh là thời kì toàn cầu hóa đương đại, trong khi xét toàn cầu hóa như một tiến
trình thì tiến trình này không phải là một quá trình gián đoạn với quá khứ mà liên
tục, không ngừng nghỉ.
Joseph E.Stiglitz (2008, Nguyễn Ngọc Toàn dịch), Toàn cầu hóa và những
mặt trái của nó, Nxb.Trẻ, TPHCM. Cuốn sách bày tỏ sự đồng thuận của tác giả về
toàn cầu hóa, ông coi toàn cầu hóa là quá trình tất yếu. Tuy nhiên, ông cũng có
những chỉ trích nhất định với các thể chế đang điều hành quá trình toàn cầu: IMF,
WTO, WB,… Liệu những nền quản trị toàn cầu này có thực sự đưa lại sự bình đẳng
trên mọi phương diện hay không? (đặc biệt là bình đẳng trên lĩnh vực kinh tế, tài
chính, thương mại) khi nó chưa thực sự có những biện pháp hữu hiệu trong giải
quyết các vấn đề đang làm tê liệt các quốc gia phát triển cũng như các chính sách
10


của nó làm cho tình hình của Nga và Đông Á trở nên tồi tệ hơn. Nói cách khác, việc
thay thế vai trò của các chính phủ bằng các thể chế toàn cầu đang gặp phải những
vấn đề nhất định. IMF với quan điểm cho rằng, dòng chảy kinh tế, tài chính của
toàn cầu hóa sẽ xóa nhòa khoảng cách giàu nghèo, tạo nên sự bình đẳng giữa các
nền kinh tế, song thực tế đã không cho thấy những điều nói trên là đúng… Do đó,
cần xem xét lại vai trò cũng như chính sách của các tổ chức toàn cầu này.
Manfred B. Steger (2011, Nguyễn Hải Bằng dịch), Toàn cầu hóa, Nxb.Tri
Thức, HN. Cuốn sách này đã cung cấp cho độc giả một góc nhìn tương đ ối toàn
diện về toàn cầu hóa như: toàn cầu hóa là gì, lịch sử của toàn cầu hóa và các chiều
kích chính của toàn cầu hóa. Trong cuốn sách này, tác giả đã đi đến một định nghĩa
chung về toàn cầu hóa đó là: tính toàn cầu để chỉ một tình trạng xã hội được đặc
trưng bởi những mối hỗ tương liên kết toàn cầu chặt chẽ về kinh tế, chính trị, văn

hóa, môi trường và các luồng lưu chuyển đã khiến nhiều biên giới và ranh giới đang
hiện hữu trở nên không còn thích hợp nữa. Do đó, “toàn cầu hóa là một tập hợp
những tiến trình xã hội đang chuyển đổi tình trạng xã hội hiện tại với tính quốc gia
ngày càng suy yếu thành tính toàn cầu” [101, tr.33, 34]. Đồng thời, tác giả cuốn
sách cũng vạch ra bốn đặc điểm của toàn cầu hóa: thứ nhất, tạo nên và gia tăng các
hoạt động và mạng lưới xã hội hiện hữu; thứ hai, là sự mở rộng các mối liên hệ phụ
thuộc; thứ ba, là sự tăng cường các hoạt động trao đổi xã hội; thứ tư, các tiến trình
toàn cầu hóa không chỉ diễn ra trên bình diện khách thể vật chất mà còn bao hàm
bình diện chủ thể, ý thức. Cuốn sách cũng đã cung cấp cho độc giả những phân tích,
mô tả về các kích thước khác nhau của toàn cầu hóa. Nó đã cung cấp cho người đọc
một cái nhìn tổng thể về toàn cầu hóa trên những tác động đa diện của toàn cầu hóa
như: kinh tế, chính trị, văn hóa, môi sinh, các ý thức hệ… đồng thời, đưa ra những
dự báo cho tương lai của toàn cầu hóa. Tác giả ủng hộ quan điểm cho rằng, toàn cầu
hóa đang đưa đến tự do và bình đẳng cho mọi người trên toàn thế giới, kết nối họ lại
và phá bỏ những rào cản về chính trị, văn hóa… được dựng lên trước đây. Tác giả
cũng phê phán một số quan điểm chống lại xu hướng tích cực đó. Tuy nhiên, cuốn
sách mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp những kiến thức đại cương và sơ lược nhất về
toàn cầu hóa mà không mang tính chuyên sâu. Các phân tích mang tính trải rộng mà
11


chưa đi vào bản chất của hiện tượng. Tuy nhiên, nó vẫn hữu ích bởi đã cho một cái
nhìn toàn cảnh về toàn cầu hóa cũng như các mặt tác động của quá trình này.
Sklair L (1995), Sociology of the Global system. Baltimore: Johns Hopkins
UP. Nằm trong số luận thuyết coi toàn cầu hóa là trạng thái phát triển của chủ nghĩa
tư bản trong điều kiện lịch sử mới, ông cho rằng, chủ nghĩa tư bản ngày nay đã
không còn lấy nhà nước dân tộc làm đại diện cho nó nữa mà thay vào đó là các lực
lượng xuyên quốc gia - một thứ thực tiễn nảy sinh từ việc trao đổi qua lại giữa các
tác nhân phi nhà nước và vượt qua các đường biên giới. Các thực tiễn này được
phân loại theo 3 khu vực: kinh tế, chính trị và văn hóa tư tưởng: công ty xuyên quốc

gia, giai tầng tư bản xuyên quốc gia, văn hóa - ý thức hệ của chủ nghĩa tiêu dùng.
Do đó, ông đặc biệt quan tâm đến cách thức mà 3 hiện thực này dùng để chuyển hóa
thế giới theo đường hướng hiện thực hóa dự án chủ nghĩa tư bản toàn cầu.
Dựa trên việc tổng hợp một số tài liệu điển hình của các tác giả ta thấy rằng,
toàn cầu hóa trong quan niệm của các học giả đa phần được thừa nhận là hiện tượng
khách quan, đa chiều. Hiện tượng này đang mang đến cả những thời cơ và thách
thức cho các đối tượng chịu sự tác động. Tuy nhiên, quá trình này đang chịu sự chi
phối nhất định của các chủ thể có ý thức. Do đó, tính hai mặt của toàn cầu hóa mang
tính tương đối tùy vào sự nắm bắt của các chủ thể để biến những tác động khách
quan của toàn cầu hóa thành thời cơ hay thách thức. Chính vì thế mà có một số học
giả cho rằng, toàn cầu hóa vừa là quá trình mang tính khách quan, vừa là quá trình
mang tính chủ quan.
1.2. Vai tròcủa nhànƣớc
Bàn đến vai trò của nhà nước, thực sự chưa có nhiều công trình. Tất cả mới
chỉ dừng lại ở việc điểm qua, liệt kê các vai trò chính của nhà nước tương ứng với
mỗi thời kì, mỗi giai đoạn hay mỗi linh ̃ vưcc̣ nhất đinḥ . Ta có thể liệt kê ra đây một
số công trình bàn đến vai tròcủa nhànước trong các linh̃ vưcc̣ khác nhau như : kinh
tế, chính trị, xã hội.
1.2.1. Vai tròcủa nhànước trong lĩnh vực kinh tế
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau của các học giả về mối quan hệ giữa toàn
cầu hóa kinh tế và vai trò của nhà nước trong nền kinh tế. Vì vậy, nhiều học giả cho
12


rằng, toàn cầu hóa kinh tế đang dẫn đến việc suy giảm vai trò của nhà nước trong
lĩnh vực kinh tế, trong khi một số người khác cho rằng, nhà nước vẫn là nhân tố
quan trọng nhất trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay. Hai khuynh hướng này đang
tạo nên một cuộc đấu tranh trên phương diện lí luận về vai trò của nhà nước trong
bối cảnh toàn cầu hóa.
Nhà nước trong một thế giới đang chuyển đổi - Báo cáo về tình hình phát

triển thế giới 1997, Nxb. CTQG, Hà Nội. Đây là báo cáo về tình hình phát triển thế
giới được Ngân hàng thế giới xuất bản hàng năm. Tập xuất bản lần thứ 20 này tập
trung về nhà nước: nhà nước nên làm gì, nên làm như thế nào và có thể làm thế nào
để đạt được kết quả tốt hơn trong một thế giới đang thay đổi nhanh chóng. Cuốn
sách đề cập đến những diễn biến và chuyển đổi mau chóng của thế giới đang đòi hỏi
các nhà nước phải tư duy lại vai trò của mình, đưa ra các chủ trương và giải pháp
đúng, hoạt động có hiệu quả, đảm bảo ổn định chính trị và phát triển kinh tế xã hội
bền vững.
Thông qua những phân tích và đánh giá sâu sắc, các nguồn tư liệu phong
phú, cuốn sách đã nêu một số đặc điểm của tình hình thế giới ngày nay, hoạt động
thực tiễn của nhà nước, đặc biệt trong một vài thập kỉ gần đây. Cuốn sách đã đưa ra
những ví dụ điển hình về một số nhà nước hoạt động có hiệu quả cũng như một số
nhà nước hoạt động kém hiệu quả. Trọng tâm của cuốn sách tập trung vào vấn đề:
nhà nước cần phải làm gì và làm như thế nào để đạt hiệu quả trong một thế giới
đang có những chuyển đổi sâu sắc.
Trong những năm gần đây, nhiều nước rút ra bài học rằng, nhà nước không
thể tự thực hiện lời hứa của mình: các nền kinh tế chuyển đổi đã phải chuyển hướng
theo kinh tế thị trường, tại đại bộ phận thế giới đang phát triển, các chiến lược phát
triển do nhà nước đóng vai trò chủ đạo đều đã thất bại. Do sự can thiệp chính phủ đã
thất bại, các nền kinh tế hỗn hợp trong thế giới công nghiệp hóa cũng đã quyết định
theo cơ chế thị trường. Nhiều người cảm thấy rằng, kết quả logic cuối cùng của tất
cả các cải cách đó là “nhà nước còn lại vai trò tối thiểu”, không có hại nhưng cũng
không làm được nhiều điều tốt (Gắn với trường phái cho rằng nhà nước sẽ dần mất
đi vai trò của mình, bởi khu vực tư nhân hoạt động tốt hơn chính phủ về mọi
13


mặt). Những người chủ trương nhà nước tối thiểu “L’etat minimal” mong muốn cái
phi nhà nước cuối cùng sẽ được giải phóng khỏi nhà nước, tức sẽ tạo ra một xã hội
mà ở đó quyền cưỡng chế của nhà nước không còn cần thiết nữa.

Báo cáo này giải thích tại sao quan điểm cực đoan đó lại trái với những
chứng cứ về thắng lợi của công cuộc phát triển trong thế kỉ XIX của các nền kinh tế
công nghiệp ngày nay hoặc các câu chuyện thần kì về tăng trưởng của Đông Á trong
thời kì sau chiến tranh. Những quan điểm đó không những không hỗ trợ quan điểm
về nhà nước tối thiểu mà còn chứng minh rằng, sự phát triển đòi hỏi một nhà nước
hiệu quả, một nhà nước đóng vai trò chất xúc tác, khuyến khích và bổ khuyết những
hoạt động của các xí nghiệp tư nhân và các cá nhân. Điều chắc chắn là sự phát triển
do nhà nước khống chế đã thất bại (kế hoạch hóa tập trung ), nhưng sự phát triển
không có nhà nước cũng đã thất bại (thị trường tự do) thể hiện quá rõ ràng qua sự
đau khổ của nhân dân các nước mà nhà nước đã sụp đổ như Xomali, Liberia. Báo
cáo này không chỉ hướng sự chú ý vào việc nhấn mạnh sự trở lại vai trò của nhà
nước mà còn chỉ ra cách thức nhà nước có thể bắt đầu một quá trình xây dựng lại
năng lực của mình, xây dựng một nhà nước hiệu quả. Đây chính là điểm cốt lõi có ý
nghĩa lớn trong tập sách này. Tuy nhiên, báo cáo tiếp cận vấn đề vai trò của nhà
nước từ góc độ kinh tế học và chính trị học nên trong luận giải không tránh khỏi sa
đà vào những tiểu tiết. Đồng thời luận chứng cho vai trò mới của nhà nước quá
thiên về những vai trò kinh tế.
Thanh Bình (1991), Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế Philippin, Tạp chí
những vấn đề kinh tế thế giới, số 4. Trong bài viết này tác giả đã tìm hiểu thực tiễn
nhà nước Philippin đã điều hành kinh tế đất nước như thế nào qua các thời kì. Từ
việc nhà nước đóng vai trò là người điều chỉnh vĩ mô của hoạt động kinh tế như điều
chỉnh chiến lược, điều chỉnh tài chính - tiền tệ, điều chỉnh cơ cấu ngành cho tới việc
nhà nước đóng vai trò là người trực tiếp làm kinh tế. Tuy nhiên, qua bài viết của
mình tác giả cũng đã cho thấy, sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế Philippin
là cần thiết và có hiệu quả nhất định. Điều đáng lưu ý ở Philippin là nhà nước không
cạnh tranh với tư nhân và luôn đóng vai trò là người trợ giúp với mức

14



độ khác nhau trong từng giai đoạn, tùy thuộc vào khả năng thực tế của nhà nước. Sự
can thiệp này của nhànước có giới hạn và trong những chừng mực nhất định.
G. Bertucci và A. Alberti (2003), Economic and the role of nation – state in
economy – the case of EU. Các tác giả nhấn mạnh rằng, toàn cầu hóa kinh tế là hậu
quả của các quyết định chính trị được thực hiện bởi nhà nước dân tộc. Họ tuyên bố
rằng, việc mở rộng của thương mại quốc tế cũng như phong trào đầu tư tài chính
không ảnh hưởng đáng kể đến vai trò của nhà nước dân tộc. Thậm chí mức độ hợp
tác và hoạt động tập thể còn thúc đẩy việc thực thi chủ quyền của các quốc gia. Vì
vậy, họ cho rằng, hành động tập thể không làm suy yếu vai trò của các quốc gia,
ngược lại nó củng cố vai trò của nhà nước thông qua việc thiết lập môi trường toàn
cầu ổn định hơn và tạo các cơ hội tiềm năng lớn hơn cho trao đổi trong các khu vực.
D. Goldblatt, J. Perraton, và A. McGrew (1997), trong bài viết “Economic
Globalization and the Nation-State: Shifting Balances of Power”, Alternatives:
global, local, political, Vol 22, No3, UK., cho rằng, các nền kinh tế của quốc gia
được khai thác bởi các tác nhân kinh tế toàn cầu trong khuôn khổ các quy định của
các thiết chế quản trị toàn cầu đang làm suy giảm đáng kể vai trò của nhà nước dân tộc trong nền kinh tế. Đặc biệt, sức mạnh của thị trường tài chính, vốn đã tăng
lên cạnh tranh với sức mạnh của chính quyền lực nhà nước.
Frederick C.Turner, Alejandro L.Corbacho, Vai trò mới của nhà nước (Tiến
Đạt lược thuật), Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội, số 3/2001. Bài viết bàn về vai
trò và chức năng mới của nhà nước dựa trên sự phân tích thực tiễn của các nước
phát triển. Những đảng phái hữu cho rằng nhà nước sẽ ngày càng mất đi vi trò của
nó bởi khu vực tư nhân hoạt động có hiệu quả hơn chính phủ về mọi mặt. Còn
những người chủ trương "nhà nước tối thiểu" mong muốn cái phi nhà nước cuối
cùng sẽ được giải phóng khỏi nhà nước, tức là tạo ra một xã hội mà ở đó quyền
cưỡng chế của nhà nước không còn cần thiết nữa. Bác bỏ quan điểm nêu trên, tác
giả cho rằng, mặc dù vào những năm 80, 90, một số chức năng của nhà nước được
chuyển cho khu vực tư nhân, song thực tế lại chứng tỏ rằng vai trò của nhà nước có
những biến đổi chứ không hề suy giảm. Theo tác giả, nhà nước vẫn phải thực hiện
các chức năng truyền thống, song vấn đề là làm thế nào để có hiệu quả hơn.
15



Ha-Joon Chang, Robert Rowthorn (1996), The Role of the State in Economic
Change, Cambridge Press. Cuốn sách này cho rằng, vai trò của nhà nước đã chiếm
vị trí trung tâm trong sự phát triển của kinh tế học và là một trong những vấn đề gây
tranh cãi nhất của các nhà kinh tế hiện đại và kinh tế chính trị. Những năm sau chiến
tranh ngay lập tức xuất hiện các lý thuyết kinh tế theo hướng sử dụng quyền lực của
nhà nước vào việc kiểm soát các hoạt động kinh tế. Xu hướng này trở nên phổ biến
bởi nhu cầu cấp thiết cho tái thiết và phát triển ở các nước tư bản phát triển và các
nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu và châu Á.
Trọng tâm của lí thuyết này nhằm đề cao tính hiệu quả của sự can thiệp nhà
nước vào việc thúc đẩy sự thay đổi kinh tế. Các tác giả của nó giải thích sự vỡ mộng
ngày càng tăng về chủ nghĩa Tự do mới. Tuy nhiên, cuối cùng họ nhận thấy rằng,
không phải ở mọi nơi và mọi lúc, trên mọi lĩnh vực, sự can thiệp của nhà nước cũng
mang lại hiệu quả. Tương tự thuyết thị trường tự do cũng vậy. Do đó, sự tìm kiếm
giải pháp tối ưu nên tập trung vào sự kết hợp hợp lý của cả hai phương án trên tùy
từng điều kiện và bối cảnh cụ thể. Cuốn sách này thiên về việc bàn đến vai trò của
nhà nước đối với nền kinh tế. Do đó, nó cũng sẽ không thể cung cấp cho chúng ta
một cái nhìn toàn diện như mong muốn.
Kenichi Ohmae (1995), The End of the Nation-State: the Rise of Regional
Economies. Trong cuốn sách này tác giả nhận định rằng, nhà nước quốc gia đang trở
nên lỗi thời, bởi nó không còn là đơn vị tối ưu cho các hoạt động kinh tế. Nhận định
này sẽ là một một “cú đánh” với hầu hết các nhà nước hiện nay. Bởi, một trong
những động lực chính khi xây dựng các nhà nước quốc gia là nhằm giữ ổn định cho
các hoạt động kinh tế, khai thác tài nguyên… Ohmae khẳng định rằng, một lĩnh vực
như vậy hiện nay là không cần thiết, bởi vì, các quyết định kinh tế quan trọng được
thực hiện ở cấp khu vực chứ không nằm ở nội bộ quốc gia (ví dụ như Hồng Kông Nam Trung Hoa hay miền Nam Ontario-Michigan) mà thường vượt qua biên giới
quốc gia. Trong thực tế, các khu vực như vậy độc lập về kinh tế với các quốc gia,
nơi mà họ cư trú. Hơn thế nữa, các khu vực trên toàn quốc thường phải trả tiền
nhiều hơn cho đầu vào của nó hơn các nhân tố di động mang tính toàn cầu. Ohmae

khẳng định rằng, nhà nước đang mất kiểm soát hoạt động kinh tế. Cuốn sách này
16


cung cấp cho chúng ta cái nhìn một chiều về vai trò của nhànước, về sự kết thúc vai
trò lịch sử của nhà nước. Tuy nhiên, sự kết thúc vai trò lịch sử của nhà nước trong
bối cảnh mới cũng tập trung chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế mà chưa đề cập đến các
lĩnh vực khác.
N. Lakic (2011), trong bài viết “Is Globalization a Challenge or a Threat to
Nation-States as a Dominant Form of Polity" Belgrade Centre for Security Policy
(BCSP), Serbia. Tác giả cho rằng, toàn cầu hóa kinh tế là mối đe dọa lớn nhất cho
quyền kinh tế của nhà nước - dân tộc như việc ban hành các chính sách tài khóa
đang bị hạn chế trong điều kiện chịu những áp đặt nhất định. Toàn cầu hóa kinh tế
tạo ra những nguy cơ cho hệ thống tài chính của quốc gia. Do đó nó cũng làm giảm
vai trò quản lí của nhà nước trong lĩnh vực này khi nhà nước không đủ sức quản lý
một nền tài chính quốc tế.
Nguyễn Thị Luyến (Chủ biên, 2006), Nhà nước với phát triển kinh tế tri thức
trong bối cảnh toàn cầu hóa, Nxb. Khoa hocc̣ xa ̃hôị, Hà Nội. Cuốn sách cung cấp
những thông tin cơ bản về sự ra đời và phát triển của nền kinh tế tri thức; vai trò của
nhà nước và sự tiến triển của nó đối với nền kinh tế trong quá trình phát triển của
lịch sử, đồng thời nêu kinh nghiệm của một số nước trong việc tạo ra các nguồn lực
để phát triển kinh tế tri thức và cải thiện về mặt xã hội cũng như điều chỉnh chiến
lược phát triển kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Cuốn sách cũng đề cập
tới một số vấn đề về hội nhập kinh tế thế giới và vai trò nhà nước, pháp luật trong
tiến trình chuyển sang phát triển kinh tế tri thức của Việt Nam.
J. Stiglitz (2001), trong bài viết “Globalization and the Economic Role of the
State in the New Millennium", Industry and corporate change, Volume 12, No 1,
nhấn mạnh những thách thức về việc áp đặt mức thuế với các nhà nước – dân tộc
như một kết quả của toàn cầu hóa. Toàn cầu hóa đang tạo ra những dòng luân
chuyển tự do về vốn, song chính đặc điểm này lại hạn chế việc áp đặt mức thuế của

các nhà nước lên các nhân tố này nếu không tạo ra những ưu đãi nhất định để thu
hút các dòng vốn chảy vào quốc gia mình. Điều này đang thực sự ảnh hưởng
nghiêm trọng đến chính sách tái phân phối thu nhập, chính sách phúc lợi cũng như
các chính sách đảm bảo sự bình đẳng trong nội bộ quốc gia.
17


Một trong những tác giả bàn một cách trực tiếp về những tác động của toàn
cầu hóa đến nhà nước, đến vai trò và chức năng của nhà nước là Phạm Thái Việt
(2008) trong tác phẩm Vấn đề điều chỉnh chức năng và thể chế của nhà nước dưới
tác động của toàn cầu hóa, Nxb. Khoa hocc̣ xa ̃ hôị . Trong cuốn sách này tác giả
nhấn mạnh rằng, toàn cầu hóa là một quá trình khách quan không cưỡng lại được
của nhân loại. Quá trình đó đang kéo theo những sự biến chuyển không ngừng của
các bộ phận trong lòng nó, mà một trong số đó là nhà nước. Tác giả đã chỉ ra những
chuyển biến căn bản của nhà nước trong bối cảnh ấy, đó là sự biến đổi về lãnh thổ,
về quyền lực công cộng, về chủ quyền và về xã hội công dân (dân tộc). Sự chuyển
biến ấy tất yếu dẫn đến sự nhìn nhận và đánh giá lại về vai trò cũng như những chức
năng của nhà nước trong bối cảnh mới. Theo tác giả, trong hoàn cảnh hiện nay nhà
nước đang đảm nhiệm hai chức năng chính: giải quyết thất bại của thị trường (điều
tiết thị trường) và cải thiện sự công bằng (điều tiết xã hội dân sự). Tuy nhiên, theo
tác giả để thực hiện được hai chức năng căn bản đó trong bối cảnh hiện nay thì các
nhà nước “buộc phải chuyển mình: phải nâng cao năng lực và tính hiệu quả của bản
thân; và phải xác định lại vị thế của mình trong mối quan hệ với thị trường và xã hội
dân sự” [120, tr.108]. Tuy nhiên, để nâng cao năng lực cũng như tính hiệu quả của
mình, vấn đề cốt lõi, theo tác giả, với mỗi nhà nước là phải củng cố và tạo dựng thể
chế. Với tư cách như là tập hợp các thể chế, nhà nước phải kiện toàn và thay mới
chính nó, đồng thời nhà nước cần tạo dựng các thể chế để những tác nhân phi nhà
nước có thể nương vào đó mà phát huy khả năng của chúng. Đây là cuốn sách đã
mô tả được tương đối toàn diện từ bối cảnh cho đến những chuyển biến căn bản của
nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hóa. Tuy nhiên, khi bàn đến vai trò (chức năng)

của nhà nước trong bối cảnh hiện nay dường như tác giả cũng phần nào thiên vềcác
vai trò kinh tế của nhà nước. Đồng thời, các chức năng và vai trò của nhà nước
nhiều khi không được phân định rõ ràng, bên cạnh đó cách tiếp cận về nhà nước
chưa thật nhất quán khi phân tích nhà nước với tư cách một bộ máy quyền lực và
nhà nước như một chỉnh thể. Chính sự thiếu nhất quán đó dẫn tới việc khi đề xuất
các giải pháp cho việc nâng cao năng lực và tính hiệu quả của nhà nước tác giả
nghiêng nhiều về đề xuất các giải pháp cho nhà nước với tư cách là bộ máy quyền
18


lực... Dù có những vấn đề nêu trên song không thể phủ nhận được rằng, cuốn sách
đã cung cấp một góc nhìn tương đối toàn diện về những chuyển biến của nhà nước
dưới tác động của toàn cầu hóa. Bước đầu xác lập những chức năng của nhà nước
trong bối cảnh mới dù rằng những biến đổi về mặt chức năng dưới tác động của
toàn cầu hóa chưa thực sự được phân tích một cách trực diện và sâu sắc.
Đa phần các tài liệu được chúng tôi khảo sát dù không phải thống nhất một
quan điểm song hầu hết đều khẳng định sự cần thiết cũng như ý nghĩa cho sự tồn tại
của các nhà nước quốc gia, vai trò cần thiết của các thiết chế nhà nước không phải
với tư cách là các nhà nước mạnh, làm thay tất cả (điển hình của mô hình nhà nước
Xô viết) mà thực sự chúng ta đang cần đến nhà nước hiệu quả, nhà nước làm đúng
chức năng và bổn phận của mình. Do đó, mỗi học giả, mỗi tài liệu có cách triển khai
cũng như cụ thể hóa những chức năng này khác nhau.
1.2.2. Vai trò của nhà nước trong lĩnh vực chính trị
Bàn đến vai trò của nhà nước trong lĩnh vực chính trị ta phải kể đến các công
trình sau: Đề tài khoa học cấp Bộ do Viện Chính trị Học – Học viện Chính Trị quốc
gia Hồ Chí Minh chủ trì, Một số xu hướng chính trị chủ yếu trên thế giới hiện nay
và tác động của chúng đối với công cuộc đổi mới ở Việt Nam (2006) do PGS.TS. Lê
Minh Quân làm chủ nhiệm đã khái quát những chuyển biến của nhà nước trong điều
kiện mới của thế giới dưới tác động của khoa học công nghệ, toàn cầu hóa và kinh
tế tri thức… Báo cáo đã cung cấp một cái nhìn tương đối toàn diện về những xu

hướng chính trị nổi bật trên thế giới hiện nay và tác động của nó đến công cuộc đổi
mới ở Việt Nam. Thông qua những xu hướng chính trị đó, có thể thấy được những
chuyển biến căn bản và toàn diện nhà nước trong bối cảnh hiện nay.
Nguyễn Hoàng Giáp (chủ biên, 2012), Một số vấn đề chính trị quốc tế trong
giai đoạn hiện nay, Nxb. CTQG. Cuốn sách bàn đến những tác động của quá trình
toàn cầu hóa tới chủ thể chính của quan hệ quốc tế hiện nay đó là các nhà nước dân tộc. Các tác giả cho rằng, trong bối cảnh toàn cầu hóa có sự tham gia ngày càng
đông đảo của các chủ thể phi nhà nước (tập đoàn xuyên quốc gia và các tổ chức xã
hội dân sự) vào đời sống quốc tế, làm cho đời sống quốc tế ngày càng phong phú,
dân chủ hơn và cũng phức tạp hơn. Các chủ thể này nắm giữ nguồn tài chính khổng
19


×