Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.47 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN HỒNG NGỌC

KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƢƠNG
VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã ngành:60 34 02 01

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC : TS. LÊ THỊ THANH HÀ

TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2016


TÓM TẮT
Trong nền kinh tế thị trƣờng hiện nay thì Ngân hàng đóng vai trò hết sức quan
trọng, là trung gian tín dụng, thanh toán, góp phần thúc đẩy tăng trƣởng và phát triển
kinh tế xã hội. Trong đó hoạt động tín dụng đóng vai trò then chốt và thu về nguồn lợi
nhuận chủ yếu trong hoạt động của các NHTM. Và với Ngân hàng TMCP Kỹ thƣơng
Việt Nam cũng vậy, tín dụng đang là hoạt động mang lại nguồn lợi nhuận chính cho
ngân hàng. Trong các hoạt động chính của ngân hàng thì đây cũng là một hoạt động
phức tạp, và đi kèm với nó là việc tiềm ẩn nhiều rủi ro có thể xảy ra. Vì thế kiểm soát
nội bộ là một hoạt động không thể tách rời khỏi hoạt động tín dụng, mục đích nhầm để
hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro và mang lại hiệu quả cho hoạt động tín dụng của ngân
hàng. Kiểm soát nội bộ cho các hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng


nói riêng là hết sức quan trọng và cần thiết.
Trong thực tế, đã có nhiều ngân hàng áp dụng các mô hình về kiểm soát nội bộ
vào các hoạt động của ngân hàng nhƣng tính hữu hiệu của từng trƣờng hợp còn phụ
thuộc vào nhiều yếu tố khác nhƣ: quy mô, tính chất hoạt động và mục tiêu của ngân
hàng. Chính vì vậy, luận văn này đã đi sâu vào nghiên cứu “Kiểm soát nội bộ hoạt
động tín dụng tại ngân hàng TMCP Kỹ thƣơng Việt Nam”. Dựa trên các nền tảng lý
thuyết, các cơ sở lý luận về hệ thống kiểm soát nội bộ, từ đó vận dụng vào thực tiễn để
đánh giá chất lƣợng, mức độ ảnh hƣởng của kiểm soát nội bộ đến hoạt động tín dụng
tại ngân hàng TMCP Kỹ thƣơng Việt Nam, kết hợp với phân tích các số liệu thứ cấp
thu thập đƣợc trong các báo cáo thƣờng niên, số liệu sơ cấp từ việc khảo sát và ghi chú
lại các nhận xét, đánh giá của cán bộ quản lý, nhân viên tín dụng và nhân viên kiểm
toán nội bộ trong ngân hàng TMCP Kỹ thƣơng Việt Nam. Từ đó làm cơ sở để đƣa ra
các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ đối với hoạt
động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ thƣơng Việt Nam.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là: NGUYỄN HỒNG NGỌC
Sinh ngày 04 tháng 12 năm 1990 tại TPHCM
Hiện cƣ ngụ tại: 995/108 Hồng Bàng P12 Q6 TPHCM
Hiện công tác tại: Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – CN Tân Bình
Là học viên cao học khóa XVI – lớp Cao học 16A, niên khóa 2014-2016 của
trƣờng Đại học Ngân hàng TPHCM
Thực hiện đề tài: “Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng thƣơng mại
cổ phần Kỹ Thƣơng Việt Nam”
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Lê Thị Thanh Hà
Luận văn đƣợc thực hiện tại trƣờng Đại học Ngân hàng TPHCM
Luận văn này chƣa từng đƣợc trình nộp để lấy học vị thạc sỹ tại bất cứ một
trƣờng đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tác giả, kết
quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã đƣợc công bố

trƣớc đây hoặc các nội dung do ngƣời khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn đƣợc
dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi.
TPHCM, ngày 23 tháng 12 năm 2016
Tác giả


LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập và nghiên cứu, luận văn “Kiểm soát nội bộ hoạt động tín
dụng tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần Kỹ Thƣơng Việt Nam” đã đƣợc hoàn thành.
Ngoài những cố gắng của bản thân, tôi đã nhận đƣợc sự động viên và hỗ trợ rất nhiều
từ phía thầy cô, gia đình, đồng nghiệp và bạn bè.
Trƣớc hết, tác giả xin thể hiện sự cảm ơn sâu sắc đến TS. Lê Thị Thanh Hà,
trƣờng Đại học Ngân hàng TPHCM đã cho tác giả những hƣớng dẫn, góp ý và lời
khuyên tận tình để thực hiện luận văn thạc sỹ này.
Tôi xin cảm ơn thầy cô Phòng đào tạo Sau đại học – Trƣờng Đại học Ngân
hàng TPHCM đã truyền đạt những kiến thức quý báu, hỗ trợ và hƣớng dẫn nhiệt tình
trong suốt thời gian tác giả học tập tại đây.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Nguyễn Diệu Hƣơng cùng những bạn bè, đồng
nghiệp khác đã giúp đỡ tôi hoàn luận văn này.
Đồng thời, tác giả muốn thể hiện sự cảm ơn chân thành đến lãnh đạo của Ngân
hàng TMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam đã tạo điều kiện cho tác giả hoàn thành luận văn
này. Đặc biệt, tác giả xin chân thành cảm ơn các cán bộ tín dụng cũng nhƣ kiểm toán
nội bộ ngân hàng đã chia sẻ kinh nghiệm quý báu cũng nhƣ hỗ trợ tác giả trong quá
trình thu thập số liệu phân tích tại ngân hàng.
Cuối cùng, tác giả thể hiện sự cảm ơn sâu sắc đến bố mẹ, bạn bè và các thầy/cô
của tác giả trong quá trình học tập tại khoa Sau đại học đã giúp đỡ, động viên tác giả
trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Tác giả



MỤC LỤC

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI .................................................................. 1
1.1 Kiểm soát nội bộ hoạt động cấp tín dụng tại NHTM ................................................. 1
1.1.1 Khái quát về hoạt động cấp tín dụng và rủi ro tín dụng tại NHTM .................... 1
1.1.1.1 Khái niệm về tín dụng .................................................................................. 1
1.1.1.2 Vai trò của nghiệp vụ tín dụng ..................................................................... 1
1.1.1.3 Các loại hình tín dụng ngân hàng................................................................. 2
1.1.1.4 Rủi ro tín dụng ............................................................................................. 3
1.1.2 Tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng ngân hàng ....... 4
1.1.2.1 Khái niệm về tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ ........................................ 4
1.1.2.2 Mục tiêu của kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng ...................................... 5
1.2 Các bộ phận cấu thành kiểm soát nội bộ hoạt động cấp tín dụng theo COSO .......... 6
1.2.1 Môi trƣờng kiểm soát .......................................................................................... 6
1.2.2 Đánh giá rủi ro hoạt động tín dụng ..................................................................... 7
1.2.3 Các thủ tục kiểm soát hoạt động tín dụng ........................................................... 8
1.2.4 Hệ thống thông tin và truyển thông .................................................................. 11
1.2.5 Giám sát ............................................................................................................ 11
1.3 Tiêu chí đánh giá tính hiệu quả và hiệu lực của kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng
........................................................................................................................................ 12
1.3.1 Đánh giá tính hiệu quả của kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng ..................... 12


1.3.2 Đánh giá tính hiệu lực của kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng từ khảo sát
ngân hàng ................................................................................................................... 15
Kết luận chƣơng 1 .......................................................................................................... 16
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƢƠNG VIỆT

NAM............................................................................................................................... 17
2.1 Giới thiệu về tổ chức và hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng
Việt Nam ........................................................................................................................ 17
2.1.1 Giới thiệu về cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam ........... 17
2.1.2 Thực tế về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam
giai đoạn 2013-2015 ................................................................................................... 18
2.2 Thực trạng về tổ chức, quy trình kiểm soát nội bộ và ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt
động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam .......................................... 21
2.2.1 Thực trạng về tổ chức và quy trình kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại
Ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam .................................................................. 21
2.2.1.1 Cơ cấu tổ chức............................................................................................ 21
2.2.1.2 Đánh giá về tổ chức và quy định kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại
Ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng ............................................................................... 23
2.2.1.3 Nguyên tắc phán quyết cấp tín dụng .......................................................... 26
2.2.1.4 Chính sách tín dụng tại Techcombank ....................................................... 27
2.2.1.5 Hệ thống thông tin ...................................................................................... 27
2.2.1.6 Hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng tín dụng nội bộ ...................... 27
2.2.1.7 Quy trình nghiệp vụ tín dụng tại Techcombank ........................................ 31
2.2.1.8 Hoạt động giám sát của kiểm toán nội bộ .................................................. 33


2.2.2 Thực tế về kiểm soát nội bộ ảnh hƣởng đến hiệu quả của hoạt động tín dụng tại
Techcombank ............................................................................................................. 34
Kết luận chƣơng 2 .......................................................................................................... 37
CHƢƠNG 3: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TÍNH HIỆU LỰC CỦA KIỂM
SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ
PHẦN KỸ THƢƠNG VIỆT NAM ............................................................................... 38
3.1 Mô hình nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu ................................................... 38
3.1.1 Mô hình nghiên cứu .......................................................................................... 38
3.1.2 Quy trình nghiên cứu ........................................................................................ 38

3.1.3 Thiết kế thang đo và bảng câu hỏi .................................................................... 39
3.1.4 Thiết kế mẫu ...................................................................................................... 42
3.1.5 Thu thập dữ liệu ................................................................................................ 42
3.1.6 Phân tích dữ liệu ................................................................................................ 42
3.2 Kết quả nghiên cứu mô hình .................................................................................... 46
3.2.1 Thống kê mô tả.................................................................................................. 46
3.2.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach's Alpha và phân tích
nhân tố hồi quy khám phá (EFA) ............................................................................... 48
3.2.2.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach's Alpha ............... 48
3.2.2.2 Phân tích nhân tố hồi quy khám phá EFA ................................................. 49
3.2.3 Phân tích hồi quy bội......................................................................................... 51
3.2.4 Mô hình nghiên cứu tổng quát .......................................................................... 51
3.2.5 Kiểm định bằng phƣơng pháp phân tích phƣơng sai một yếu tố ...................... 53
Kết luận chƣơng 3 .......................................................................................................... 54


CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO
TÍNH HIỆU LỰC CỦA KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƢƠNG VIỆT NAM ...................................................... 55
4.1 Kết quả nghiên cứu kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Kỹ
Thƣơng Việt Nam .......................................................................................................... 55
4.1.1 Kết quả và hạn chế đạt dƣợc của KSNB ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động tín
dụng tại ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng ...................................................................... 55
4.1.1.1 Kết quả KSNB ảnh hƣởng đến hiệu quả của hoạt động tín dụng .............. 55
4.1.1.2 Hạn chế của KSNB ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng ............. 56
4.1.2 Các nhân tố ảnh hƣởng đến tính hiệu lực của KSNB hoạt động tín dụng tại
ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam ................................................................... 57
4.1.2.1 Môi trƣờng kiểm soát ................................................................................. 58
4.1.2.2 Thủ tục kiểm soát ....................................................................................... 58
4.1.2.3 Đánh giá rủi ro ........................................................................................... 59

4.1.2.4 Thông tin và truyền thông .......................................................................... 59
4.1.2.5 Giám sát ..................................................................................................... 60
4.2 Các nhóm giải pháp nâng cao tính hiệu quả và hiệu lực của KSNB hoạt động tín
dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng ......................................................................... 61
4.2.1 Nhóm giải pháp cải thiện kiểm soát nội bộ để nâng cao hiệu quả hoạt động tín
dụng tại ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng ...................................................................... 61
4.2.2 Nhóm giải pháp tăng cƣờng kiểm soát nội bộ để nâng cao tính hiệu lực của
kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng .................... 63
4.2.2.1 Đối với nhân tố đánh giá rủi ro .................................................................. 63
4.2.2.2 Đối với nhân tố thủ tục kiểm soát .............................................................. 63


4.2.2.3 Đối với nhân tố giám sát ............................................................................ 64
4.2.2.4 Đối với nhân tố thông tin và truyền thông ................................................. 64
4.2.2.5 Đối với nhân tố môi trƣờng kiểm soát ....................................................... 64
4.2.3 Nhóm giải pháp chung cho ngân hàng Techcombank ...................................... 65
4.3 Hạn chế của đề tài .................................................................................................... 66
Kết luận chƣơng 4 .......................................................................................................... 67
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 70
DANH MỤC PHỤ LỤC ................................................................................................ 73


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

Techcombank


Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Kỹ Thƣơng Việt Nam

NHNN

Ngân hàng Nhà nƣớc

NHTM

Ngân hàng thƣơng mại

NHTMCP

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần

TCTD

Tổ chức tín dụng

KSNB

Kiểm soát nội bộ

CIC

Trung tâm thông tin tín dụng

COSO

Committee of Sponsoring Organizations


PGD

Phòng giao dịch

KTNB

Kiểm toán nội bộ

TSĐB

Tài sản đảm baỏ


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 0.1: Bảng thống kê dƣ nợ cho vay theo phân loại nợ của Techcombank giai đoạn
2013-2015....................................................................................................................... 15
Bảng 1.1 Bảng đánh giá ảnh hƣởng của kiểm soát nội bộ đến các chỉ tiêu hiệu quả hoạt
động tín dụng của NHTM .............................................................................................. 15
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh Techcombank từ 2013-2015.......................... 19
Bảng 2.2 Thực tế tổ chức và quy trình kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân
hàng Techcombank ........................................................................................................ 23
Bảng 2.3 Mức phán quyết cấp tín dụng ......................................................................... 26
Bảng 2.4 Trọng số tài chính và phi tài chính Techcombank.......................................... 29
Bảng 2.5 Đánh giá xếp hạng khách hàng doanh nghiệp ................................................ 29
Bảng 2.6 Đánh giá xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân ........................................... 30
Bảng 2.7 Quy trình cấp tín dụng tại Techcombank ....................................................... 32
Bảng 2.8 Chất lƣợng tín dụng Techcombank giai đoạn 2013-2015 .............................. 35
Bảng 2.9 Tỉ lệ nợ xấu so với tổng dƣ nợ tín dụng tại Techcombank 2015 .................... 35
Bảng 2.10 Kiểm soát nội bộ ảnh hƣởng đến hoạt động tín dụng tại Techcombank giai
đoạn 2013-2015 .............................................................................................................. 36

Bảng 3.1 Thống kê đánh giá về kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Techcombank ..
43
Bảng 3.2 Kết quả thống kê mô tả dữ liệu ....................................................................... 47


DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 0.1: Cơ cấu tổng thu nhập hoạt động của Techcombank giai đoạn 2013-2015 .... 14
Hình 2.1 Tổ chức hoạt động tại Techcombank .............................................................. 18
Hình 2.2 Cơ cấu tổ chức hoạt động kiểm soát tín dụng Techcombank ......................... 22


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Ngân hàng xuất hiện từ rất sớm, sự ra đời và phát triển của ngân hàng gắn liền
với việc giải quyết nhu cầu trao đổi hàng hóa, thanh toán để phục vụ phát triển, mở
rộng sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế, các cá nhân với đặc thù của ngân
hàng là trung gian tiền tệ. Ngân hàng thƣơng mại (NHTM) là trung gian tín dụng của
nền kinh tế, nó đóng vai trò là cầu nối giữa ngƣời thừa vốn và thiếu vốn, thực hiện huy
động các nguồn vốn trong nền kinh tế để cung ứng cho các đối tƣợng thiếu vốn và tổ
chức các dịch vụ ngân hàng nhằm tạo ra lợi nhuận. Các ngân hàng lớn trên thế giới
đang có một cơ cấu thu nhập đa dạng, kết hợp thu nhập từ hoạt động tín dụng, dịch vụ
ngân hàng, kinh doanh, đầu tƣ chứng khoán và thu nhập từ các hoạt động khác, nhƣ
vậy sẽ phân tán đƣợc các rủi ro tiềm ẩn, đa dạng hóa danh mục hoạt động. Tuy nhiên,
nhìn chung các ngân hàng ở Việt Nam vẫn chƣa thực sự đạt đƣợc đa dạng hóa nguồn
thu nhập, một số ngân hàng chỉ đang trong quá trình đẩy mạnh cơ cấu lại hoạt động để
tạo sự chuyển dịch kinh doanh, đa số vẫn còn tập trung chủ yếu vào hoạt động tín dụng
để đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng. Và ngân hàng TMCP Kỹ thƣơng
cũng thế, trong cơ cấu thu nhập của ngân hàng những năm vừa qua, nguồn lợi nhuận
lớn nhất mang lại cho ngân hàng vẫn xuất phát từ hoạt động tín dụng.



Hình 0.1: Cơ cấu tổng thu nhập hoạt động của Techcombank giai đoạn 2013-2015

76,77%

83,79%

77,14%

(Nguồn: Techcom bank – Báo cáo thƣờng niên 2015)
Theo đó, thu nhập từ hoạt động tín dụng vẫn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất
trong các nguồn lợi nhuận của NHTMCP Kỹ thƣơng Việt Nam (theo hình 0.1).
Tuy nhiên, tín dụng là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất trong các hoạt động
của ngân hàng. Rủi ro tín dụng là rủi ro phát sinh do khách hàng không có hoặc mất
khả năng chi trả các khoản gốc và lãi cho ngân hàng khi đến hạn thanh toán nhƣ đã
cam kết. Từ những rủi ro này có thể ảnh hƣởng đến ngân hàng do không thu hồi đƣợc
vốn tín dụng trong khi vẫn phải trả lãi cho các khoản tiền huy động đầu vào, nếu nhẹ
thì sẽ mất vốn, nợ xấu cho ngân hàng, nếu nặng thì làm mất thanh khoản hay xa hơn có
thể ảnh hƣởng đến thanh khoản của toàn hệ thống ngân hàng và tác động xấu đến nền
kinh tế vĩ mô. Vì vậy ngoài các biện pháp kĩ thuật nghiệp vụ, định hƣớng kinh doanh
đúng đắn của cấp quản trị thì việc xây dựng các quy trình kiểm soát nội bộ thật tốt đối


với hoạt động tín dụng của NHTM là hết sức quan trọng và cần thiết. KSNB sẽ góp
một phần lớn trong việc cảnh báo, ngăn ngừa từ xa và giảm thiểu rủi ro tín dụng, hạn
chế đƣợc sự thất thoát vốn tín dụng và nợ xấu cho ngân hàng.
Trong giai đoạn hệ thống ngân hàng đang từng bƣớc phục hồi một cách thận
trọng nhƣ hiện nay thì tiêu chí an toàn và hiệu quả trong hoạt động tín dụng phải đƣợc
đặt lên hàng đầu, các NHTM phải không ngừng nâng cao năng lực quản lý rủi ro, đặc
biệt phải xây dựng đƣợc một quy trình kiểm soát nội bộ riêng cho bản thân ngân hàng

nhằm giảm thiểu rủi ro.
Bảng 0.1: Bảng thống kê dƣ nợ cho vay theo phân loại nợ của Techcombank giai
đoạn 2013-2015
31/12/2015

31/12/2014

31/12/2013

Triệu vnd

%

Triệu vnd

%

Triệu vnd

%

108.011.527

96.76

76.478.617

95.24

63.736.184


90.70

1.750.539

1.57

1.915.114

2.38

3.972.491

5.65

Nhóm 3 - Nợ dưới tiêu chuẩn

309.301

0.28

532.325

0.66

447.898

0.64

Nhóm 4 - Nợ nghi ngờ


537.739

0.48

326.336

0.41

1.128.849

1.61

1.016.666

0.91

1.055.175

1.31

989.497

1.40

111.625.772

100.00

80.307.567


100.00

Nhóm 1 - Nợ đủ tiêu chuẩn
Nhóm 2 - Nợ cần chú ý

Nhóm 5 - Nợ có khả năng mất vốn

70.274.919 100.00

(Nguồn: Techcom bank – Báo cáo thƣờng niên2015)
Riêng về ngân hàng TMCP Kỹ thƣơng Việt Nam, qua bảng 0.1 ta có thể thấy
dƣ nợ có khả năng mất vốn tăng từ năm 2013 sang 2014 nhƣng giảm nhẹ vào cuối năm
2015, tỷ lệ nợ xấu nhóm 5 thấp, giảm dần qua các năm dù mức tăng trƣởng tín dụng
vẫn đƣợc đảm bảo tốt, từ đó ta có thể thấy đƣợc mặt tích cực trong công tác kiểm soát
tín dụng, giảm nợ xấu của ngân hàng TMCP Kỹ thƣơng. Tuy tỷ lệ có giảm, nhƣng
1.016.666 triệu đồng không phải là một con số nhỏ có thể bỏ qua. Nợ xấu cũng nhƣ rủi
ro trong hoạt động tín dụng giống nhƣ một ngòi nổ, nó có thể bùng phát bất cứ lúc nào


mà chúng ta lơ là không chú ý đến vấn đề kiểm soát nó. Vì vậy, KSNB đối với ngân
hàng TMCP Kỹ thƣơng là cần thiết và cực kì quan trọng không thể thiếu.
Nhận thức đƣợc ý nghĩa của vấn đề trên, tôi đã chọn đề tài: “Kiểm soát nội bộ
hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ thƣơng Việt Nam” để thực hiện luận
văn cao học ngành Tài chính – Ngân hàng của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích, đánh giá tính hữu hiệu (gồm tính
hiệu quả vàhiệu lực) của kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại NHTMCP Kỹ
thƣơng Việt Nam. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm góp phần nâng cao tính hiệu quả

và hiệu lực của kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại NHTMCP Kỹ thƣơng
Việt Nam.
2.2 Mục tiêu cụ thể:
Phân tích, đánh giá đƣợc thực trạng KSNB hoạt động tín dụng ảnh hƣởng thế
nào đến hiệu quả tín dụng tại ngân hàng TMCP Kỹ thƣơng Việt Nam.
Phân tích các yếu tố cấu thành nên KSNB theo COSO ảnh hƣởng nhƣ thế nào
đến tính hiệu lực của KSNB hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Kỹ thƣơng Việt
Nam.
Tìm ra các nguyên nhân hạn chế, từ đó đề xuất giải pháp để nâng cao tính hữu
hiệu của KSNB hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Kỹ thƣơng Việt Nam.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Luận văn thực hiện nhằm trả lời 3 câu hỏi trọng tâm nhƣ sau:
 Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại NHTMCP Kỹ thƣơng Việt
Nam có hiệu quả hay không?


 Các yếu tố nào ảnh hƣởng đến tính hiệu lực của kiểm soát nội bộ hoạt
động tín dụng tại NHTMCP Kỹ thƣơng Việt Nam và mức độ ảnh hƣởng
nhƣ thế nào?
 Những giải pháp nào cần thực hiện để nâng cao tính hiệu quả và hiệu
lực của KSNB hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Kỹ thƣơng Việt
Nam?

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại NHTMCP Kỹ
thƣơng Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu của luận văn là phân tích các số liệu thứ cấp của
ngân hàng TMCP Kỹ thƣơng từ năm 2013 đến 2015, thu thập các số liệu sơ cấp bằng
cách thực hiện khảo sát các nhân viên tín dụng, cán bộ quản lý, nhân viên kiểm toán
nội bộ thuộc NHTMCP Kỹ thƣơng Việt Nam thông qua bảng câu hỏi khảo sát trong
thời gian từ 01/04/2016 đến 30/9/2016. Trong hoạt động tín dụng nghiên cứu, đề tài chỉ

giới hạn ở hoạt động cho vay (không bao gồm bao thanh toán, bảo lãnh, chiết khấu, tái
chiết khấu).
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong luận văn này sử dụng 2 phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu là phƣơng
pháp nghiên cứu định tính và phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng.
Phƣơng pháp nghiên cứu định tính: thu thập, phân tích cách thức tổ chức và
các quy định liên quan đến kiểm soát nội bộ về hoạt động tín dụng tại ngân hàng
TMCP Kỹ thƣơng Việt Nam. Thu thập, tổng hợp các số liệu thứ cấp về các chỉ tiêu
hoạt động tài chính tại NHTMCP Kỹ thƣơng Việt Nam. Dùng phƣơng pháp thống kê
mô tả, phân tích so sánh để đánh giá thực trạng hoạt động và tính hiệu quả của kiểm


soát nội bộ hoạt động tín dụng, trả lời cho câu hỏi “Kiểm soát nội bộ hoạt động tín
dụng tại NHTMCP Kỹ thƣơng Việt Nam có hiệu quả hay không?”.
Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng: thu thập dữ liệu sơ cấp bằng cách thực
hiện phỏng vấn, khảo sát các cán bộ ngân hàng TMCP Kỹ thƣơng Việt Nam dựa trên
các bộ phận cấu thành kiểm soát nội bộ theo COSO và đƣa ra mô hình định lƣợng chứa
các nhân tố trên. Sử dụng phần mềm SPSS trong quá trình phân tích dữ liệu để cho kết
quả về độ tin cậy của các nhân tố đƣa vào mô hình thông qua hệ số Cronbach’s Alpha,
phân tích nhân tố khám phá, sau đó phân tích hồi quy bội để đo mức độ ảnh hƣởng của
các nhân tố trên đến biến phụ thuộc là tính hiệu lực của KSNB và kiểm định bằng
phƣơng pháp phân tích phƣơng sai một yếu tố. Từ đó trả lời cho câu hỏi “Các yếu tố
nào ảnh hƣởng đến tính hiệu lực của kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại NHTMCP
Kỹ thƣơng Việt Nam và mức độ ảnh hƣởng nhƣ thế nào?”.
Tác giả dựa vào các bộ phận cấu thành KSNB theo COSO, trích ra 5 nhân tố
ảnh hƣởng để đƣa vào mô hình định lƣợng đo lƣờng tính hiệu lực của KSNB hoạt động
tín dụng tại NHTMCP. Từ đó ta có mô hình lý thuyết để đánh giá tính hiệu lực của hệ
thống kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng của NHTMCP Kỹ thƣơng Việt Nam theo
COSO:
HL = β0 + β1*MT + β2*DG + β3*TTKS + β4*TT + β5*GS

Trong đó:
HL: Tính hiệu lực
MT: Môi trƣờng kiểm soát
DG: Đánh giá rủi ro
TTKS: Thủ tục kiểm soát
TT: Thông tin và truyền thông


GS: Giám sát
β0- β5 : hệ số hồi quy
Từ các kết quả nghiên cứu trên, ta sử dụng phƣơng pháp phân tích, dự đoán,
suy luận logic để đƣa ra các đề xuất, kiến nghị để giải quyết những hạn chế còn tồn tại
cũng nhƣ góp phần phát triển kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại NHTMCP Kỹ
thƣơng Việt Nam. Qua đó trả lời cho câu hỏi “Những giải pháp nào cần thực hiện để
nâng cao tính hiệu lực của KSNB hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Kỹ thƣơng
Việt Nam.”.

Nguồn số liệu: luận văn sử dụng những nguồn số liệu sau
-

Thứ cấp: thu thập đƣợc từ các báo cáo thƣờng niên của NHTMCP Kỹ
thƣơng Việt Nam từ năm 2013 đến 2015; các quy trình, quy định nội bộ
về cấp tín dụng, kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng; các số liệu, chỉ
tiêu tra cứu đƣợc từ hệ thống NHTMCP Kỹ thƣơng Việt Nam.

-

Sơ cấp: thực hiện phỏng vấn, khảo sát bằng bảng câu hỏi với sự giúp đỡ
của 120 cán bộ NHTMCP Kỹ thƣơng Việt Nam tại các cấp quản lý,
nhân viên tín dụng, cán bộ kiểm toán nội bộ ở các Chi nhánh, PGD

trong TPHCM, Hà Nội và các khu vực lân cận.

6. Nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu của luận văn đƣợc chia ra làm 4 chƣơng:
-

Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại
Ngân hàng thƣơng mại.

-

Chƣơng 2: Thực trạng về kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân
hàng TMCP Kỹ thƣơng Việt Nam.


-

Chƣơng 3: Các nhân tố ảnh hƣởng đến tính hiệu lực của kiểm soát nội
bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ thƣơng Việt Nam.

-

Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu và giải pháp góp phần nâng cao tính
hiệu lực của kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại NHTMCP
Kỹ thƣơng Việt Nam.

7. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu về kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng đã có một số các
công trình tiêu biểu sau:
-


Nguyễn Minh Phƣơng: “Một số yếu kém trong quy trình kiểm soát nội
bộ hoạt động tín dụng của các NHTM và khuyến nghị” – 2014 - Tạp
chí công nghệ ngân hàng (số 06). Công trình nghiên cứu này đã nêu
đƣợc một số vấn đề chung, thực trạng quy trình kiểm soát nội bộ tại các
tổ chức tín dụng và từ đó đƣa ra các giải pháp và đề xuất. Tuy nhiên,
công trình nghiên cứu trên thực hiện và đƣa ra kiến nghị nhằm hoàn
thiện kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng cho các NHTM, không dựa
trên nghiên cứu một ngân hàng cụ thể nào và đƣa ra các kiến nghị cụ thể
nên khác so với luận văn của tác giả.

-

Võ Thị Hoàng Nhi và Lê Thị Thanh huyền: “Hoàn thiện hệ thống kiểm
soát nội bộ của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam theo mô hình
COSO” – 2014 - Tạp chí công nghệ ngân hàng (số 14), Tp. Hồ Chí
Minh. Công trình nghiên cứu này đã nếu đƣợc một số vấn đề chung về
hệ thống kiểm soát nội bộ, thực trạng và giải pháp hoàn thiện hệ thống
kiểm soát nội bộ theo mô hình COSO cho các NHTM Việt Nam. Công
trình nghiên cứu này đƣợc thực hiện nghiên cứu chung cho tất cả các
NHTM Việt Nam, không nghiên cứu cho một ngân hàng cụ thể nào.


-

Nguyễn Phú Toàn: “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân
hàng Việt Nam Thƣơng tín” – Luận văn thạc sĩ kinh tế. Luận văn đã nêu
đƣợc lý luận chung về hệ thống kiểm soát nội bộ trong ngân hàng
thƣơng mại, thực trạng kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân
hàng Việt Nam Thƣơng tín, từ đó đƣa ra các giải pháp kiến nghị nhằm

hoàn thiện. Luận văn nghiên cứu dựa trên phƣơng pháp định tính, thực
hiện xây dựng bảng câu hỏi khảo sát. Tuy nhiên luận văn này chỉ thực
hiện các câu hỏi khảo sát dạng mở để đối tƣợng trả lời dƣới dạng đồng ý
hoặc không đồng ý, không xây dựng thang đo để đánh giá mức độ hữu
hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ do đó khác với luận văn của tác giả.

-

Phan Thụy Thanh Thảo: “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với
nghiệp vụ tín dụng trong các ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn tỉnh
Bình Dƣơng” – Luận văn thạc sĩ kinh tế. Luận văn này đƣợc thực hiện
nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại các
ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng. Luận văn đã khái
quát đƣợc các lý luận về hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng
trong NHTM, thực trạng công tác kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín
dụng đồng thời đƣa ra các giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện tại các
NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng. Tuy nhiên đề tài vẫn chƣa đi vào
phân tích tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng và
phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn đối với các NHTM trên địa bàn tỉnh
Bình Dƣơng.

Nhìn chung, các nghiên cứu của một số tác giả trƣớc đây đã nghiên cứu về
kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng trong ngân hàng, đã đánh giá đƣợc ƣu nhƣợc điểm
và đƣa ra các giải pháp nhằm tăng cƣờng tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ hoạt động
tín dụng. Tuy nhiên các nghiên cứu trƣớc đây chủ yếu dựa trên phƣơng pháp thống kê
mô tả, phỏng vấn để đƣa ra kết luận. Luận văn của tác giả cũng kế thừa các phƣơng


pháp trên, tuy nhiên có bổ sung thêm phần nghiên cứu định lƣợng, sử dụng bảng khảo
sát về kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng theo COSO gửi đến các đối tƣợng là cấp

quản lý, nhân viên tín dụng, cán bộ kiểm toán nội bộ tại các Chi nhánh, PGD của
NHTMCP Kỹ thƣơng Việt Nam để thu thập số liệu sơ cấp đƣa vào mô hình nghiên
cứu. Thông qua mô hình định lƣợng và mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến biến
phụ thuộc tính hữu hiệu của KSNB, tác giả có thể đánh giá một cách thực tế hơn, chính
xác và cụ thể hơn những ƣu điểm và hạn chế, nhằm đƣa ra các kiến nghị để nâng cao
tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại NHTMCP Kỹ thƣơng Việt
Nam.

8. Đóng góp của đề tài
Mục đích việc nghiên cứu các quy trình, quy định và các số liệu của kiểm soát
nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại NHTMCP Kỹ thƣơng Việt Nam là nhằm đánh giá
thực trạng của kiểm soát nội bộ tại ngân hàng này. Thông qua việc phân tích, đánh giá
các nhân tố ảnh hƣởng, các nguyên nhân làm hạn chế kiểm soát nội bộ hoạt động tín
dụng tại NHTMCP Kỹ thƣơng Việt Nam, ta có thể thấy đƣợc các ƣu điểm cũng nhƣ
nhƣợc điểm còn tồn tại, từ đó nghiên cứu đƣa ra các giải pháp khắc phục nhằm hạn chế
tối đa rủi ro, mang lại sự hữu hiệu và tối ƣu hóa cho kiểm soát nội bộ đối với hoạt động
tín dụng của các ngân hàng TMCP nói chung và ngân hàng TMCP Kỹ thƣơng nói
riêng.


1

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG
TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1 Kiểm soát nội bộ hoạt động cấp tín dụng tại NHTM
1.1.1 Khái quát về hoạt động cấp tín dụng và rủi ro tín dụng tại NHTM
1.1.1.1 Khái niệm về tín dụng
Tín dụng ngân hàng là một giao dịch giữa hai chủ thể, trong đó bên cấp tín
dụng (ngân hàng, tổ chức tín dụng khác) chuyển giao một tài sản cho bên nhận tín
dụng (doanh nghiệp, cá nhân hoặc các chủ thể khác) sử dụng theo nguyên tắc có hoàn

trả cả gốc và lãi.1
1.1.1.2 Vai trò của nghiệp vụ tín dụng
Tín dụng là một nghiệp vụ chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng
và cũng là lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất so với các nghiệp vụ kinh doanh giao dịch
và các nghiệp vụ khác.
Về cơ cấu tài chính, tín dụng là nghiệp vụ chủ yếu và quan trọng trong Tài sản
có của một NHTM. Sự phát triển hay yếu kém trong nghiệp vụ này sẽ ảnh hƣởng trực
tiếp đến tình hình tài chính của NHTM.
Về mặt kinh doanh, tín dụng luôn là nghiệp vụ sử dụng vốn quan trọng nhất vì
nó chiếm tỉ lệ là cao nhất trong cơ cấu tổng thu nhập của ngân hàng. Hoạt động kinh
doanh chính của một NHTM là kinh doanh tiền tệ, ngân hàng sẽ tạo ra lợi nhuận từ thu
nhập lãi chênh lệch đầu ra và chi phí huy động vốn đầu vào, vì thế nên ngân hàng luôn
phải tính toán việc sử dụng vốn sao cho tối ƣu và hiệu quả nhất. Nghiệp vụ tín dụng
không chỉ đem lại nguồn thu nhập từ lãi ròng cho ngân hàng mà còn là phƣơng tiện,
tiền đề để phát triển các dịch vụ khác của ngân hàng nhƣ: thanh toán quốc tế thông qua
Nghiệp vụ tín dụng ngân hàng, Trƣờng ĐHNH TPHCM, chủ biên: Ths. Bùi Diệu Anh - NXB Phƣơng Đông
năm 2009
1


2

nghiệp vụ tài trợ ngoại thƣơng, thẻ thanh toán, mua sắm và các giao dịch tiền gửi thanh
toán, tiết kiệm.
Còn đối với nền kinh tế, hoạt động tín dụng của NHTM còn có vài trò rất to
lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển của các hoạt động mua bán, đầu tƣ thông qua việc
cung ứng một khối lƣợng vốn khổng lồ cho các đối tƣợng có nhu cầu sử dụng vốn, góp
phần phát triển kinh doanh, cơ sở hạ tầng, tạo việc làm cho ngƣời dân.
1.1.1.3 Các loại hình tín dụng ngân hàng
Hoạt động tín dụng ngân hàng bao gồm các loại hình cơ bản sau:2

-

Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao
cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một
thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.

-

Bao thanh toán là hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng hoặc bên mua hàng
thông qua việc mua lại có bảo lƣu quyền truy đòi các khoản phải thu hoặc các
khoản phải trả phát sinh từ việc mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo hợp
đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

-

Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng cam kết
với bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính
thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy
đủ nghĩa vụ đã cam kết, khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín
dụng theo thỏa thuận.

-

Chiết khấu là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lƣu quyền truy đòi các công
cụ chuyển nhƣợng, giấy tờ có giá khác của ngƣời thụ hƣởng trƣớc khi đến hạn
thanh toán.

-

Tái chiết khấu là việc chiết khấu các công cụ chuyển nhƣợng, giấy tờ có giá

khác đã đƣợc chiết khấu trƣớc khi đến hạn thanh toán.
Phạm vị nghiên cứu của đề tài chỉ giới hạn ở hoạt động cho vay nhƣđã đề cập

ở mục 4 phần mở đầu.
Theo luật các tổ chức tín dụng năm 2010

2


3

1.1.1.4 Rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng là "tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng,
chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả
năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết".3
Không chỉ tín dụng ngân hàng, tất cả các giao dịch tín dụng nói chung đều dựa
trên cơ sở của lòng tin. Rủi ro tín dụng sẽ xảy ra khi một trong hai yếu tố: khả năng trả
nợ và/hoặc thiện chí trả nợ không đƣợc hình thành đầy đủ. Trong đó thì thiện chí trả nợ
là một yếu tố vô hình (không thể cân đo đong đếm và xác định đƣợc chúng), do đó rủi
ro tín dụng là yếu tố xuất phát từ bản chất của quan hệ tín dụng, ta không thể triệt tiêu,
loại bỏ hoàn toàn đƣợc nó. Thêm vào đó, trong quá trình khách hàng sử dụng tín dụng,
có rất nhiều biến cố khách quan có thể xảy ra ngoài tầm kiểm soát của cả ngân hàng và
khách hàng, làm cho khả năng trả nợ thay đổi, vì vậy rủi ro tiềm ẩn trong quan hệ tín
dụng là khá cao, các ngân hàng chỉ có thể kiểm soát, giảm thiểu, hạn chế nó chứ không
thể làm nó biến mất hoàn toàn.
Ngân hàng Gup (2007) đã tóm tắt các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng, trong
đó rủi ro tín dụng có thể chia hành hai loại chính là rủi ro giao dịch và rủi ro danh
mục4. Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả chỉ đề cập đến rủi ro khi cấp tín dụng cho
khách hàng, đó là rủi ro giao dịch. Rủi ro giao dịch liên quan đến từng khoản tín dụng
mỗi khi ngân hàng ra quyết định cấp tín dụng cho khách hàng. Nó phát sinh sai sót ở

các khâu đánh giá, thẩm định và xét duyệt hay do sự thiếu chặt chẽ ở khâu theo dõi
kiểm soát quá trình sử dụng vốn vay sau khi giải ngân. Rủi ro giao dịch bao gồm rủi ro
xét duyệt, rủi ro bảo đảm và rủi ro kiểm soát:
-

Rủi ro xét duyệt: là rủi ro có liên quan đến việc đánh giá, thẩm định và xét
duyệt khi cấp tín dụng.

Theo khoản 1 điều 3 TT 02/2013/TT-NHNN
Nguyễn Minh Kiều 2011, Nghiệp vụ ngân hàng thƣơng mại, NXB Lao động

3
4


×