Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH CẦU GIẤY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.1 KB, 25 trang )

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU
TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH CẦU GIẤY.
2.1 Khái quát về chi nhánh.
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển.
Lịch sử hình thành và phát triển của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu
Giấy một phần gắn liền với sự ra đời của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Do đó
trước hết chúng ta khái quát quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam như sau:
Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) được thành lập theo Quyết định
số 177/TTG ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ và được thành lập theo Quyết định
số 287/QĐ-NH5 ngày 21/09/1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Trong quá trình
hoạt động và trưởng thành, Ngân hàng được mang cái tên gọi khác nhau phù hợp với từng
thời kỳ xây dựng và phát triển của đất nước.
- Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam từ ngày 26/04/1957 (Theo quyết định
177/TTG ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ).
- Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam từ ngày 24/06/1981 (Theo Quyết
định số 259-CP của Hội đồng Chính phủ).
- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ ngày 14/11/1990 (Theo Quyết
định số 401-CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng).
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một trong bốn Ngân hàng Thương mại
nhà nước lớn nhất ở Việt Nam được hình thành sớm nhất và lâu đời nhất, là doanh nghiệp
nhà nước hạng đặc biệt, được hoạt động theo mô hình Tổng Công ty Nhà nước. Tính đến
31/12/2009 tổng tài sản của BIDV đạt 282,209 tỷ đồng. Hiện nay, mô hình tổ chức của
BIDV gồm 5 khối lớn: Khối Ngân hàng Thương mại Quốc doanh ( bao gồm sở giao dịch
và các chi nhánh trên toàn quốc); Khối công ty; Khối các đơn vị sự nghiệp; Khối liên
doanh; Khối đầu tư. Tổng số cán bộ công nhân viên của toàn bộ hệ thống đạt trên 10.000
người vừa có kinh nghiệp vừa có am hiểu công nghệ ngân hàng hiện đại. Quá trình phát
triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thể hiện qua các thời kỳ phát triển
sau đây:
Thời kỳ từ 1957 – 1990:
Ngày 26/04/1957 Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam – tiền thân của Ngân hàng


ĐT&PT VN – được thành lập với quy mô ban đầu gồm 8 chi nhánh và 200 cán bộ. Nhiệm
vụ chủ yếu của Ngân hàng Kiến thiết là thực hiện cấp phát, quản lý vốn kiến thiết cơ bản từ
nguồn ngân sách cho tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội.
Ngày 24/06/1981 Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng
Đầu tư và Xây dựng Việt Nam trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Nhiệm vụ chủ
yếu của Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng cơ bản tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế thuộc kế
hoạch nhà nước.
Thời kỳ từ 1990 đến nay:
Ngày 14/11/1990 Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam đổi tên thành Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam có trụ sở đóng tại 194 Trần Quang Khải – Hà Nội và
có các chi nhánh trực thuộc tại các tỉnh và thành phố, đặc khu thuộc Trung ương. Đây là
thời kỳ thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, chuyển đổi từ cơ chế tập
chung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Do đó nhiệm vụ của
BIDV được thay đổi cơ bản: Tiếp tục nhận vốn ngân sách để cho vay các dự án thuộc chỉ
tiêu kế hoạch Nhà nước; huy động các nguồn vốn trung và dài hạn để cho vay đầu tư phát
triển; kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hang chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp phục
vụ đầu tư và phát triển.
Từ 1/1/1995 BIDV đã có sự chuyển đổi cơ bản: Được phép kinh doanh đa năng
tổng hợp như một Ngân hàng Thương mại, phục vụ chủ yếu cho đầu tư phát triển của đất
nước.
Từ 1996 đến nay được ghi nhận là thời kỳ “chuyển mình, đổi mới, lớn lên cùng đất
nước” chuẩn bị nền móng vững chắc và tạo đà cho sự “cất cánh” của BIDV. Ghi nhận
những đóng ghóp của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam qua các thời kỳ, Đảng và
Nhà nước CHXHCN Việt Nam đã tặng BIDV nhiều danh hiệu và phần thưởng cao quý:
Huân chương độc lập hạng Nhất, hạng Ba; Huân chương Lao động hạng Nhì, hạng Ba;
Danh hiệu Anh hung lao động thời kỳ đổi mới. Huân chương Hồ Chí Minh, …
Ngày 31/10/1963 Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy được thành
lập và là một trong các Chi nhánh của Ngân hàng Kiến thiết Hà Nội. Đến năm 1982, Ngân
hàng Kiến thiết Việt nam đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng sau được đổi tên
thành Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Từ Liêm trực thuộc Chi nhánh Ngân hàng

Đầu tư và Xây dựng Hà Nội trong hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam.
Đến ngày 14/11/1990 Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam được đổi tên thành
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, theo đó Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Từ Liêm.
Đến ngày 16/09/2004. Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy
được thành lập theo Quyết định số 252/QĐ – HĐQT của Chủ tịch HĐQT Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam, trên cơ sở nâng cấp Chi nhánh Từ Liêm là chi nhánh cấp
II trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội. Tên giao dịch của Ngân hàng Đầu
tư và Phát triển Cầu Giấy (gọi tắt là NHĐT&PT Cầu Giấy). Chi nhánh NHĐT&PT Cầu
Giấy có trụ sở chính tại 263 Cầu Giấy, Quận Cầu Giấy, Hà Nội. NHĐT&PT Cầu Giấy
là chi nhánh cấp I hoạch toán độc lập, tự chụi trách nhiệm trong kinh doanh và chụi sự
quản lý trực tiếp của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Chi nhánh có chức
năng, nhiệm vụ thực hiện hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác của BIDV Việt
Nam theo luật các tổ chức tín dụng, theo điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam theo quy chế hoạt động của chính Chi nhánh.
2.1.2 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban.
Trước khi tìm hiểu về chức năng nhiệm vụ các phòng ban, chúng ta cùng tìm
hiểu cơ cấu tổ chức của BIDV – Cầu Giấy theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh.
Nguồn: Phòng tổ chức - Hành chính.
Giám đốc
Phó giám đốc
Phó giám đốc
Phó giám đốc
Phòng tín dụng
Phòng giao Dịch 1,2
6 Quỹ Tiết Kiệm
Phòng thẩm định QLDT
Phòng kiểm tra nội bộ
Phòng kế toán và điện toán

Phòng Tổ chức hành chính
Phòng DV Khách hàng CN
Phòng DV Khách hàng DN
Phòng tiền tệ kho quỹ
Phòng Tổ chức hành chính
Phòng kế hoạch nguồn vốn
Sau đây là chức năng của các phòng ban:
2.1.2.1 Phòng Quan hệ khách hàng doanh nghiệp.
- Đề xuất kế hoạch, chính sách: Xây dựng và tham mưu cho Giám đốc chi nhánh
triển khai các kế hoạch ngân sách, các chỉ tiêu tài chính và thương mại, cân đối lãi lỗ trong
quan hệ với các khách hàng.
- Thiết lập, duy trì phát triển mối quan hệ với khách hàng. Duy trì, phục vụ đối với
khách hàng hiện tại đồng thời thiết lập mối liên hệ với các khách hàng tiềm năng trong thị
trường mục tiêu để mở rộng khách hàng.
- Tiếp thị, bán các sản phẩm cho khách hàng: Trực tiếp thực hiện việc tiếp thị, quản
lý, chăm sóc, duy trì và phát triển quan hệ của Chi nhánh với các khách hàng.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Ban giám đốc.
2.1.2.2 Phòng Quan hệ khách hàng cá nhân.
- Đề xuất kế hoạch chính sách: Xây dựng và tham mưu cho Giám đốc chi nhánh
triển khai các kế hoạch ngân sách, các chỉ tiêu tài chính và thương mại trong quan hệ với
các khách hàng.
`- Thiết lập, duy trì phát triển mối quan hệ với khách hàng. Duy trì, phục vụ đối với
khách hàng hiện tại đồng thời thiết lập mối liên hệ với các khách hàng tiềm năng trong thị
trường mục tiêu để mở rộng khách hàng.
Theo dõi, quản lý việc sử dụng hạn mức của khách hàng.
- Tiếp thị, bán các sản phẩm cho khách hàng: Trực tiếp thực hiện việc tiếp thị, tiếp
nhận, hướng dẫn khách hàng, duy trì và phát triển quan hệ của Chi nhánh với các khách
hàng.
2.1.2.3 Phòng Quản lý rủi ro.
- Thực hiện rà soát, đánh giá và thẩm định rủi ro tín dụng đối với khách hàng.

- Đầu mối tham mưu, đề xuất với Giám đốc chi nhánh xây dựng những văn bản
hướng dẫn công tác quản lý rủi ro, xây dựng chương trình và các giải pháp thực hiện nhằm
nâng cao chất lượng công tác quản lý rủi ro theo quy định, quy trình của Nhà nước và BIDV về
công tác quản lý rủi ro.
2.1.2.4 Phòng Quản trị tín dụng.
- Trực tiếp thực hiện yêu cầu nghiệp vụ về quản trị tín dụng của Chi nhánh theo quy
trình, quy định của BIDV và của Chi nhánh.
- Tiếp nhận hồ sơ cấp tín dụng/bảo lãnh từ Phòng Quan hệ khách hàng và nhập dữ
liệu đầy đủ, chính xác vào hệ thống quản lý và chịu trách nhiệm lưu trữ toàn bộ hồ sơ theo
quy định.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Ban giám đốc.
2.1.2.5 PhòngThanh toán quốc tế.
Thực hiện xử lý các giao dịch tài trợ thương mại theo đúng quy trình tài trợ thương
mại và hạch toán kế toán những nghiệp vụ liên quan mà phòng thực hiện trên cơ sở hồ sơ
đã được phê duyệt. Thực hiện nghiệp vụ phát hành bảo lãnh đối ứng theo đề nghị của ngân
hàng nước ngoài. Thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền quốc tế (nếu được giao)
2.1.2.6 Phòng Dịch vụ & Quản lý Kho quỹ.
Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ về quản lý kho tiền và quỹ nghiệp vụ (tiền mặt, hồ
sơ tài sản thế chấp, cầm cố, chứng từ có giá, vàng, bạc đá quý; các tài sản do khách hàng
gửi giữ hộ,...).
2.1.2.7 Phòng Kế hoạch Tổng hợp.
Công tác kế hoạch - nguồn vốn:
- Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc chi nhánh điều hành nguồn vốn; chịu trách
nhiệm về việc đề xuất chính sách biện pháp, giải pháp phát triển nguồn vốn và các biện
pháp giảm chi phí vốn để góp phần nâng cao lợi nhuận; đề xuất các biện pháp nâng cao
hiệu suất sử dụng nguồn vốn theo chủ trương và chính sách của Chi nhánh/BIDV; trực tiếp
thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ với các khách hàng theo quy định và trình Giám
đốc giao hạn mức mua bán ngoại tệ cho các phòng có liên quan.
- Đầu mối, tham mưu, giúp việc Giám đốc chi nhánh tổng hợp, xây dựng kế
hoạch kinh doanh, kế hoạch phát triển của Chi nhánh hàng năm, trung và dài hạn; xây

dựng chương trình tháng, quý để thực hiện kế hoạch kinh doanh; xây dựng chính sách
marketing, chính sách phát triển khách hàng, chính sách huy động vốn và lãi suất của
chi nhánh, chính sách phát triển dịch vụ của Chi nhánh, kế hoạch phát triển mạng lưới
và các kênh phân phối sản phẩm.
2.1.2.8 Phòng điện toán.
Phối hợp với Phòng điện toán khu vực và trực tiếp quản lý mạng, quản trị hệ thống
phân quyền truy cập, kiểm soát tại Chi nhánh, tổ chức vận hành hệ thống thiết bị tin học và
các chương trình phần mềm được áp dụng ở Chi nhánh theo đúng quy định, quy trình của
BIDV.
2.1.2.9 Phòng Tài chính - Kế toán.
Tổ chức thực hiện và kiểm tra công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp và
chế độ báo cáo kế toán, theo dõi quản lý tài sản (giá trị), vốn, quỹ của Chi nhánh theo đúng
quy định của nhà nước và Ngân hàng.
2.1.2.10 Phòng Tổ chức hành chính.
- Trực tiếp thực hiện chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm, quản lý lao động; theo dõi
thực hiện nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể; theo dõi tổ chức thực hiện kế hoạch
đào tạo và kế hoạch phát triển nguồn lực đảm bảo nhu cầu phát triển của Chi nhánh theo
quy định.
- Đầu mối đề xuất, tham mưu với Giám đốc chi nhánh về xây dựng và thực hiện kế
hoạch phát triển nguồn nhân lực phù hợp với hoạt động và điều kiện cụ thể của chi nhánh
(tuyển dụng bố trí sắp xếp, quy hoạch, bồi dưỡng, đào tạo, luân chuyển, bổ nhiệm….) và
các văn bản hướng dẫn quy trình về tổ chức, cán bộ, chính sách đối với người lao động
theo Nội quy lao động, Thoả ước lao động tập thể, Công tác thi đua khen thưởng.
- Tham gia ý kiến về kế hoạch phát triển mạng lưới, chuẩn bị nhân sự cho mở rộng
mạng lưới, phát triển các kênh phân phối sản phẩm và trực tiếp hoàn tất thủ tục mở Qũy
tiết kiệm/Điểm giao dịch/Phòng giao dịch/Chi nhánh mới.
- Quản lý (sắp xếp, lưu trữ, bảo mật) hồ sơ cán bộ; quản lý thông tin (lưu trữ, bảo
mật, cung cấp...) và lập báo cáo liên quan đến nhiệm vụ của Phòng theo quy định.
.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh cua Chi nhánh 3 năm gần đây.
Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy được thành lập trên cơ sở

nâng cấp chi nhánh Từ Liêm là chi nhánh cấp II trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam. Chi nhánh đi vào hoạt động có nhiều thuận lợi tuy nhiên bên cạnh đó
vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn:
Thuận lợi: Nằm ở cửa ngõ phía tây thủ đô, trong khu kinh tế trọng điểm với sự
phát triển cơ sở hạ tầng, các trường Đại học, các khu công nghiệp và các cụm dân cư
nên có nhiều điều kiện mở rộng các hoạt động kinh doanh, dịch vụ Ngân hàng. Chi
nhánh đi vào hoạt động với đội ngũ nhân viên trẻ có năng lực, dễ tiếp cận với các công
nghệ cùng sự quyết tâm của ban lãnh đạo và sự nỗ lực cố gắng mỗi cá nhân vượt qua
mọi khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ kế hoạch kinh doanh đề ra.
Khó khăn: Đội ngũ cán bộ nhân viên còn nhiều bất cập trong khả năng tiếp cận
thị trường, sáng tạo, lăn lộn trong hoạt động, tìm kiếm mở rộng khách hàng còn hạn
chế. Tỷ trọng tiền gửi các tổ chức kinh tế rất thấp, còn lại là toàn bộ vốn huy động từ
dân cư do vậy giá vốn đầu vào cao. Hoạt động dịch vụ chủ yếu dựa vào các sản phẩn
dịch truyền thông như thanh toán trong nước, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp
đồng, …Cơ sở vật chất, mạng lưới còn mỏng, cơ cấu nguồn vốn và sử dụng vốn có hiệu
quả.
Tuy vậy với sự lãnh đạo và cố gắng hết mình của tập thể nhân viên đã đưa Chi
nhánh đi vào hoạt động tốt những nhiệm vụ trọng tâm và đã hoàn thành xuất sắc các chỉ
tiêu kế hoạch kinh doanh đã được giao:
2.1.3.1 Công tác huy động vốn.
Bảng 1: Tình hình huy động vốn của Chi nhánh BIDV Cầu Giấy.
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Tổng nguồn vốn huy đông 3065,46 100 3624,32 100 4278,12 100
1.Phân theo đối tượng KH
Tiền gửi doanh nghiệp 721,3 23,53 950,13 26,96 1012,41 25,45
Tiền gửi dân cư 2344,16 76,47 2574,19 73,04 3265,71 75,55
2.Phân theo thời gian
Tiền gửi không kỳ hạn 498,5 16,28 654,28 18,56 897,23 22,55

Tiền gửi có kỳ hạn 2566,96 83,72 2870,14 81,44 3180,89 77,45
3.Phân theo đơn vị tiền tệ
Tiền gửi Vnd 1998,32 69,32 2624,15 73,27 2901,58 74,85
TG bằng ngoại tệ quy đổi 967,14 31,6 1105,85 26,73 1376,54 25,15
Nguồn từ Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh BIDV Cầu Giấy
Nhìn chung tình hình huy động vốn tăng trưởng khá cao qua các năm 2007,
2008, 2009. Với mức tăng trưởng trong năm 2008 là 18,2%, năm 2009 là 18,03%. Chi
nhánh Cầu Giấy đã đạt tốc độ tăng trưởng vượt bậc trong năm 2007 với quy mô nguồn
vốn đạt 3065,42 tỷ đồng tăng 52,04% so với năm 2006, năm 2008 đạt 3624,32 tỷ đồng
tăng 16,3% so với năm 2007, năm 2009 đạt 4278,12 tỷ đồng tăng 17,5% so với năm
2008. Qua kết quả trên cho ta thấy sự nỗ lực của Chi nhánh trong công tác đảm bảo các
hoạt động kinh doanh diễn ra ổn định.
Qua bảng số liệu cho ta thấy cơ cấu huy động vốn của Chi nhánh hết sức đa
dạng và phong phú, thể hiện:
- Theo đối tượng khách hàng: Nguồn vốn huy động thông qua tiền gửi của dân cư chiếm
tới 75% tổng nguồn vốn huy động trong khi đó nguồn huy động của doanh nghiệp chỉ
chiếm có 25% tổng nguồn huy động.
- Theo thời gian: nguồn vốn huy động thông qua các nguồn tiền gửi có kỳ hạn chiếm
80% tổng nguồn vốn huy động trong khi nguồn tiền gửi không kỳ hạn chỉ chiếm chưa
tới 20% tổng nguồn vốn huy động.
- Theo đơn vị tiền tệ: Nguồn vốn huy động bằng đồng nội tệ (VND) chiếm khoảng 73%
trong khi đồng ngoại tệ chỉ chiếm khoảng 27% tổng nguồn vốn huy động.
.1.3.2 Nghiệp vụ cho vay và công tác xử lý nợ xấu.
Ngoài công tác huy động vốn, vấn đề phải sử dụng nguồn vốn huy động được
như thế nào cho hiệu quả tạo ra thu nhập tối đa cho Chi nhánh đã được Chi nhánh hết
sức chú ý và coi trọng. Công tác kiểm soát tín dụng luôn được thực hiện một cách toàn
diện trên các quy mô, tổng dư nợ, tốc độ tăng trưởng, cơ cấu tín dụng theo hướng nâng
cao hiệu quả, an toàn, bền vững.
Bảng 2: Tình hình cho vay.
Đơn vị: tỷ đồng.

Chỉ tiêu 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009
Số tiền % Số tiền % Tăng Số tiền % Tăng
Tổng dư nợ 2884,32 100 3485,64 100 20 4045,5 100 16
1.Phân theo tgian
- Ngắn hạn 2511,9 87 2823,3 81 12 3043,4 76 8
- Dài hạn 375,35 13 662,27 19 76 961,08 24 45
2.Theo TP KT
- Quốc doanh 1588,0 55 1742,2 50 10 1801,6 45 3
- Ngoài QD 1299,2 45 1742,3 50 34 2202,8 65 26
3.Theo đơn vị tiền
- VND 2656,3 92 2788,5 80 5 2963,3 74 6
- Ngoại tệ quy dổi 230,98 8 697,12 20 202 1041,1 26 49
4.Theo ngành
- Công nghiêp 288,73 10 697,12 20 141 400,45 10 -43
- Xây dựng 866,19 30 731,98 21 -15 1001,1 25 37
- Giao thông 0 139,42 4 200,22 5 44
- Thương nghiệp- 1588,0 55 1917,1 55 21 2402,7 60 25
- Khác 144,36 5 0 100 0
5.Theo chất lượng
- Trong hạn 2864,2 99,2 3461,2 99,3 21 3976,4 99,4 15
- Quá hạn 23,098 0.8 24,399 0,7 6 28,031 0,6 15
6.Theo TSDB
- Có TSDB 1896,9 65,7 2429,4 69,7 28 2803,1 70 15
- Không có TSDB 990,35 34,3 1091,0 31,3 10 1201,3 30 10
Nguồn từ báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh.
Dự nợ tín dụng đến cuối năm 2007 đạt 2882,32 tỷ đồng tăng 56% so với năm
2006, cuối năm 2008 là 3485,64 tỷ đồng tăng 20% so với cuối năm 2008, cuối năm
2009 là 4045,5 tỷ đồng tăng 16% so với cuối năm 2008.
Với những chủ trương đúng đắn của ban lãnh đạo BIDV Cầu Giấy, hoạt động
cho vay và đầu tư của Chi nhánh vẫn giữ được sự ổn định qua các năm 2007, 2008,

2009 bất chấp sự bất ổn và suy thoái toàn cầu. Cho vay ngắn hạn và dài hạn vẫn tăng
đều qua các năm, điều này thể hiện Chi nhánh vẫn giữ được những khách hàng quen
thuộc và có những khoản vay đảm bảo chất lượng tín dụng và nguồn thu cao.

×