Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Tổng hợp những mở bài về bài thơ Tây Tiến hay nhất (54 mẫu)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.44 KB, 18 trang )

Văn mẫu lớp 12:

Tổng hợp những mở bài về bài thơ Tây Tiến

Tổng hợp những mở bài về bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
Mở bài phân tích bài thơ Tây Tiến
Mở bài phân tích bài thơ Tây Tiến - Mẫu 1
Quang Dũng là một người nghệ sĩ đa tài: viết văn, làm thơ, vẽ tranh, soạn
nhạc…nhưng Quang Dũng trước hết là một nhà thơ mang hồn thơ tinh tế, lãng mạn,
tài hoa. Là nhà thơ của “xứ Đoài mây trắng”, thơ Quang Dũng giàu chất nhạc, chất
họa. Ông rất thành cơng với những bài thơ viết về người lính, trong đó có bài “Tây
Tiến”.
Mở bài phân tích bài thơ Tây Tiến - Mẫu 2
Trong vườn hoa của thơ ca kháng chiến chống Pháp, Tây Tiến được xem là bông hoa
đầu mùa vừa đẹp lại vừa lạ. Bông hoa ấy được nở ra từ hồn thơ phóng khống và tâm
huyết, một tiếng thơ tinh tế và lãng mạn. Đó chính là người nghệ sĩ tài hoa – nhà thơ
của “xứ Đồi mây trắng” – Quang Dũng.
Mở bài phân tích bài thơ Tây Tiến - Mẫu 3
Có những “bài ca khơng bao giờ quên”, cũng có những năm tháng chiến tranh khơng
phai mờ trong ký ức. Cùng với khí thế sơi sục của những năm mưa bom bão đạn, văn
học, với sứ mệnh thiêng liêng của nó đã khắc tạc một cách sống động tượng đài của
những chiến sĩ anh hùng kiên trung. Để ngày hơm nay lịng ta khơng khỏi bùi ngùi
xúc động khi đọc lên những câu thơ bất hủ trong áng thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang
Dũng.
Mở bài phân tích bài thơ Tây Tiến - Mẫu 4
Nhà thơ Vũ Quần Phương đã nhận xét và bài thơ Tây Tiến: “Quang Dũng đứng riêng
một ốc đảo, đặc biệt với bài thơ Tây Tiến, ơng khơng có điểm gì chung với những nhà
Tổng hợp: Download.vn

1



Văn mẫu lớp 12:

Tổng hợp những mở bài về bài thơ Tây Tiến

thơ khác, ông đứng biệt lập như một hòn đảo giữa các nhà thơ kháng chiến”. Phải
chăng cái mới, cái lạ, cái riêng biệt ấy chính là tượng đài những người chiến sĩ, những
người anh hùng của dân tộc đã hy sinh vì dân tộc, được tạc dựng lại vừa mang vẻ đẹp
của sự anh dũng, kiên cường vừa mang vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn.
Mở bài phân tích bài thơ Tây Tiến - Mẫu 5
Bài thơ “Tây Tiến” có thể xem như một hiện tượng “xuất thần” của Quang Dũng
trong thơ ca kháng chiến chống Pháp. Đó là “đứa con đầu lòng hào hoa và tráng kiện”
(Phong Lê) được khí phách của cả một thời đại ùa vào, chắp cánh để cho cái chất bi
tráng bay lên như một nét đẹp hiếm có của một thời thơ.
Mở bài phân tích bài thơ Tây Tiến - Mẫu 6
Quang Dũng là một người nghệ sĩ đa tài, ơng có thể viết văn, làm thơ, vẽ tranh, soạn
nhạc, trong đó ông đặc biệt thành công trong lĩnh vực sáng tác thơ văn, với hồn thơ
lãng mạn, phóng khống Quang Dũng đã mang đến cho thơ văn kháng chiến một màu
sắc mới mẻ, độc đáo, đặc biệt là trong hình tượng người lính: vừa kiên cường dũng
cảm vừa hào hoa phong nhã. Có thể thấy rõ những nét mới mẻ này qua bài thơ được
coi là kiệt tác thơ văn của Quang Dũng- Tây Tiến. Tây Tiến được sáng tác năm 1947
khi Quang Dũng chia tay với đồng đội, binh đoàn Tây Tiến để chuyển đến đơn vị
công tác mới. Qua bài thơ, Quang Dũng không chỉ thể hiện nỗi nhớ, tình cảm gắn bó
với những người đồng đội và vùng đất Tây Bắc mà còn dựng lên đầy sống động chân
dung những người lính Tây Tiến vừa kiêu dũng, ngoan cường vừa tài hoa lãng mạn.
Mở bài phân tích bài thơ Tây Tiến - Mẫu 7
Quang Dũng là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống thực dân Pháp, ông
từng tham gia hoạt động và chiến đấu trong binh đoàn Tây Tiến, chính những trải
nghiệm cùng sống, cùng chiến đấu trong những ngày tháng gian khổ ấy đã để lại
những miền kí ức khơng bao giờ qn trong tâm hồn của nhà thơ. Hơn nữa, trải

nghiệm về chiến tranh, cuộc sống người lính cũng chính là chất liệu, cảm hứng quan
trọng trong những sáng tác thơ ca của Quang Dũng. Ông đã có rất nhiều bài thơ hay
Tổng hợp: Download.vn

2


Văn mẫu lớp 12:

Tổng hợp những mở bài về bài thơ Tây Tiến

viết về đề tài chiến tranh, người lính, trong đó Tây Tiến chính là kết tinh tiêu biểu nhất
cho tài năng, phong cách và con người của Quang Dũng. Được sáng tác năm 1947,
Tây Tiến của Quang Dũng khơng chỉ tái hiện khơng khí kháng chiến ác liệt, nhiều
gian khổ mà còn dựng lên bức chân dung về người lính với những vẻ đẹp đáng trân
trọng.
Mở bài phân tích bài thơ Tây Tiến - Mẫu 8
Chiến tranh, người lính là nguồn đề tài lớn trong thơ ca cách mạng, ghi dấu từng
chặng đường, bước chuyển mình của lịch sử, văn học đã hoàn thành rất tốt sứ mệnh
thiêng liêng của mình, khơng chỉ tái hiện bầu khơng khí chiến đấu ác liệt của cuộc
chiến mà còn dựng lên những bức chân dung sống động, đẹp đẽ nhất về hình tượng
người lính. Đó là hình tượng người lính xuất thân từ những người nơng dân nghèo
mang lí tưởng cứu nước thiêng liêng trong Đồng chí của Chính Hữu, là những người
lính lái xe lạc quan, yêu đời coi thường gian khổ trong Bài thơ về tiểu đội xe khơng
kính. Ghi dấu trong mảng đề tài ngỡ như đã vô cùng quen thuộc ấy, Quang Dũng
trong bài thơ Tây Tiến đã mang đến một bức tượng đài tráng lệ mà đầy mới mẻ về
những người lính: kiên cường, quả cảm trong chiến đấu nhưng cũng rất đỗi lãng mạn,
hào hoa trong đời sống tinh thần.
Mở bài phân tích bài thơ Tây Tiến - Mẫu 9
Có những bài thơ đi cùng năm tháng, đó là những bài thơ ghi lại những ngày tháng

gian khổ mà hào hùng của dân tộc, là những sáng tác về những con người bình dị, vơ
danh nhưng lại góp phần làm nên cái hữu danh cho đất nước, dân tộc. Và với tôi, Tây
Tiến của Quang Dũng là một bài thơ như vậy, qua Tây Tiến, ta không chỉ thấy được
bức tranh đầy hào hùng của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đó là cuộc chiến
gian khổ, có nhiều mất mát, hi sinh nhưng đó cũng là nơi vẻ đẹp của tình đồn kết, vẻ
đẹp của những người lính được bừng sáng đẹp đẽ nhất. Những người lính Tây Tiến
hiện lên trong trang thơ Quang Dũng là những người chiến sĩ trẻ gan dạ, mạnh mẽ,
kiêu hùng nhất, cũng là những chàng trai trẻ nhiệt huyết, yêu đời với tâm hồn lãng
mạn nhất.
Tổng hợp: Download.vn

3


Văn mẫu lớp 12:

Tổng hợp những mở bài về bài thơ Tây Tiến
Mở bài phân tích bài thơ Tây Tiến - Mẫu 10

Sự nghiệp của Quang Dũng không phong phú, đồ sộ như nhiều nhà thơ khác, nhưng
mỗi tác phẩm ông để lại đều khắc dấu ấn đậm sâu trong lịng bạn đọc. Trong sự
nghiệp sáng tác của mình, nổi bật nhất là tác phẩm Tây Tiến. Qua những vần thơ đầy
tinh tế mà cũng vô cùng chân thực, ông đã tái hiện thành cơng chân dung người lính,
binh đồn Tây Tiến.
Tây Tiến được sáng tác năm 1948, tại Phù Lưu Chanh, sau khi Quang Dũng đã rời
binh đoàn Tây Tiến để nhận nhiệm vụ khác. Mặc dù đã rời binh đồn, những nỗi nhớ,
tình u với binh đồn vẫn ln tha thiết, nó đã giúp ơng kết tinh nên tác phẩm nghệ
thuật này. Bởi vậy, trong tác phẩm cảm xúc chủ đạo là nỗi nhớ tha thiết, sâu đậm.
Mở bài phân tích bài thơ Tây Tiến - Mẫu 11
Chiến tranh đã lùi xa, nhưng những dư vang dư hình của nó thì vẫn ln cịn đó, sống

mãi bên đời. Người ta sẽ chẳng thể quên “có cái chết đã hóa thành bất tử” khi gặp ở
trang thơ Tố Hữu, càng khơng thể qn hình ảnh người chiến sĩ “đứng cạnh bên nhau
chờ giặc tới” đã in sâu trong thơ Chính Hữu. Tự bao giờ, người lính đã trở thành
những tượng đài bất tử như thế trong thơ? Đi qua gian khó, bước tới vinh quang,
những người lính Tây Tiến cũng trở thành những hình tượng “cịn mãi”, “sống mãi”,
“đẹp mãi”. Ta gặp lại họ trong những vần thơ thấm đẫm cảm xúc mà Quang Dũng gửi
lại đoàn quân, cùng theo đó là bao nỗi nhớ.
Mở bài phân tích bài thơ Tây Tiến - Mẫu 12
Tây Tiến là bài thơ của người lính nói về người lính – anh Vệ quốc quân thời 9 năm
kháng chiến chống Pháp. Quang Dũng vừa cầm súng đánh giặc vừa làm thơ nên thơ
ông rất chân thực và hào sảng, dư ba. Bài thơ được Quang Dũng viết vào năm 1948,
khi cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc bước sang năm thứ ba, chặng đường
kháng chiến còn đầy thử thách gian lao. Tây Tiến nói lên nỗi nhớ và niềm tự hào của
Quang Dũng về đồng đội thân yêu, cùng vào sinh ra tử một thời trận mạc.

Tổng hợp: Download.vn

4


Văn mẫu lớp 12:

Tổng hợp những mở bài về bài thơ Tây Tiến
Mở bài phân tích bài thơ Tây Tiến - Mẫu 13

Chiến tranh, người lính ln là đề tài không bai giờ cũ đối với những nghệ sỹ thời
chiến. Chúng ta bắt gặp hình ảnh những người lính trong “Đồng chí” của Chính Hữu,
“Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính” của Phạm Tiến Duật. Nhưng có lẽ ấn tượng, trữ
tình và chân thực là hình ảnh người lính trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng.
Với cách khắc họa hình tượng người lính thành cơng, người đọc đã khơng thể qn

được hình ảnh những người lính cụ hồ thời kì kháng chiến chống pháp.
Mở bài phân tích bài thơ Tây Tiến - Mẫu 14
Quang Dũng là một nhà thơ rất đặc biệt, bởi ông không chỉ là một nhà thơ cầm bút
sáng tác mà còn là một người lính cầm súng đánh giặc. Có lẽ bởi vì vậy mà những bài
thơ của Quang Dũng luôn gắn liền với hình ảnh những người lính, cũng là những
người đồng đội của ông. Nổi bật nhất trong các sáng tác của ông là bài thơ Tây Tiến.
Với bút pháp lãng mạn xen lẫn với tả thực, bài thơ đã khắc họa thật thành cơng hình
ảnh đồn binh Tây Tiến với khí thế hiên ngang, tâm hồn thơ mộng trong thời kì kháng
chiến chống thực dân Pháp.
Mở bài phân tích bài thơ Tây Tiến - Mẫu 15
Thiên nhiên núi rừng Tây Bắc thơ mộng trữ tình là thế nhưng ẩn sau đó là vẻ hoang sơ
với đầy những hiểm nguy đang rình rập. Trước cảnh hùng vĩ của non nước, hình
tượng người lính Tây Tiến của Quang Dũng hiện lên như một tượng đài bất diệt, mang
vẻ đẹp vừa hùng tráng vừa tài hoa lãng tử của những người con Hà thành. Bài thơ Tây
Tiến đã tái hiện chân thực lại sự tàn khốc của chiến tranh, những gian lao vất vả mà
người lính phải trải qua trên chặng đường kháng chiến. Thế nhưng chưa bao giờ họ lùi
bước trước khó khăn thử thách, những người lính vĩ đại ấy vẫn sống lạc quan yêu đời
và chiến đấu anh dũng kiên cường.
Mở bài phân tích bài thơ Tây Tiến - Mẫu 16

Tổng hợp: Download.vn

5


Văn mẫu lớp 12:

Tổng hợp những mở bài về bài thơ Tây Tiến

Trong nền thơ ca kháng chiến Việt Nam giai đoạn 1945 -1954, Quang Dũng là một

trong những nhà thơ tiêu biểu. Ông là một nhà thơ đa tài, nổi bật hơn cả là lĩnh vực
thơ văn với tập thơ nổi tiếng “Mây đầu ơ”, trong đó đặc sắc hơn cả là bài thơ Tây Tiến.
Mở bài phân tích hình tượng người lính Tây Tiến
Mở bài phân tích hình tượng người lính - Mẫu 1
Nhà thơ Vũ Quần Phương đã nhận xét về bài thơ Tây Tiến: “Quang Dũng đứng riêng
một ốc đảo, đặc biệt với bài thơ Tây Tiến, ơng khơng có điểm gì chung với những nhà
thơ khác, ơng đứng biệt lập như một hịn đảo giữa các nhà thơ kháng chiến”. Phải
chăng cái mới, cái lạ, cái riêng biệt ấy chính là tượng đài những người chiến sĩ, những
người anh hùng của dân tộc đã hy sinh vì dân tộc, được tạc dựng lại vừa mang vẻ đẹp
của sự anh dũng, kiên cường vừa mang vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn.
Mở bài phân tích hình tượng người lính - Mẫu 2
Chiến tranh đã qua đi, những hạt bụi thời gian có thể phủ dày lên hình ảnh của những
anh hùng vô danh nhưng văn học với sứ mệnh thiêng liêng của nó đã khắc tạc vĩnh
viễn vào tâm hồn người đọc hình ảnh những người con anh hùng của đất nước, họ đã
dùng máu và nước mắt của mình tơ lên hai chữ “độc lập” của dân tộc. Tây Tiến là một
trong những bài thơ tiêu biểu nhất trong giai đoạn lịch sử khốc liệt những 1945 - 1954.
Qua bài thơ này, Quang Dũng đã dùng bút lực của mình để vẽ lên thi đàn văn chương
một bức tượng đài người lính Tây Tiến vừa lãng mạn hào hoa, vừa hào hùng bi tráng.
Mở bài phân tích hình tượng người lính - Mẫu 3
Vào một đêm cuối năm 1948, tại Phù Lưu Chanh, cái làng nhỏ nằm ven bờ con sông
Đáy, Quang Dũng bồi hồi nhớ lại những kỷ niệm còn tươi nguyên. Năm ấy Quang
Dũng là đội trưởng đoàn quân Tây Tiến làm nhiệm vụ phối hợp với bộ đội lào bảo vệ
biên giới Việt – Lào, đánh địch trên tuyến đường rừng núi Tây Bắc từ Lai Châu đến
bắc Thanh Hóa. Những người lính của trung đồn Tây Tiến sống vơ cùng thiếu thốn

Tổng hợp: Download.vn

6



Văn mẫu lớp 12:

Tổng hợp những mở bài về bài thơ Tây Tiến

khổ cực, vì rừng thiêng nước độc, sốt rét hồnh hành, thuốc men ít ỏi, vì dưới hành
qn là trập trùng núi rừng hoang vu, hiểm trở.
Mở bài phân tích hình tượng người lính - Mẫu 4
Trong nền văn học nước nhà, thơ ca Cách Mạng Việt Nam luôn được coi là tài sản vô
giá của dân tộc, bởi chúng phản ánh cả một giai đoạn lịch sử đấu tranh hào hùng của
đất nước và con người Việt. Đặc biệt trong thời kì kháng chiến, với cảm hứng yêu
nước, thi ca đã thực sự hun đúc nên tượng đại của những chiến sĩ anh hùng, những
“Thạch Sanh của thế kỉ

”. Hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ trở thành hình tượng đẹp

nhất, đáng tự hào nhất của thơ ca kháng chiến chống Pháp. Họ là những người sống có
lí tưởng s n sàng lấy máu mình để tơ thắm lá cờ cho Tổ quốc, đồng thời đó cũng tràn
đầy tâm hồn lãng mạn hào hoa. Qua việc tìm hiểu hình ảnh anh bộ đội trong bài thơ
“Tây Tiến”, một bài thơ tiêu biểu nhất của Quang Dũng nói riêng, của thơ ca kháng
chiến chống Pháp nói chung, chúng ta có thể thấy rõ.
Mở bài phân tích hình tượng người lính - Mẫu 5
Một trong những bài thơ hay mà cho tới tận hôm nay, những vần thơ ấy vang lên vẫn
giống như một khúc ca đi cùng năm tháng, Tây Tiến đã trở thành một hiện tượng
trong thơ Quang Dũng, cũng là một trong những bài thơ hay nhất viết về người lính.
Những câu thơ mang một vẻ hào hoa, mang một phong cách hồn hậu, phóng khống.
Khơng những thế qua bài thơ Tây Tiến chúng ta thấy được vẻ đẹp bi tráng của những
người lính Tây Tiến và về một thời hào hùng đã qua đi.
Mở bài phân tích hình tượng người lính - Mẫu 6
Thơ ca cách mạng là một chủ đề lớn trong kho tàng thơ ca Việt Nam. Những bài thơ,
ca khúc đã đi sâu vào trái tim của triệu triệu đồng bào về một thời khói lửa chiến

tranh. Hình ảnh những người lính bước vào trang thơ cũng rất tự nhiên và gần gũi, là
một đề tài quen thuộc trong thơ cách mạng. Nhà thơ Quang Dũng cũng góp vào kho
tàng ấy một tiếng thơ đẹp Tây Tiến về hình ảnh người lính xuất thân là những người
thanh niên trí thức Hà thành. Bài thơ đã khắc họa thành cơng hình tượng người lính
Tổng hợp: Download.vn

7


Văn mẫu lớp 12:

Tổng hợp những mở bài về bài thơ Tây Tiến

Tây Tiến với vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn và cũng rất dũng cảm, ngàng tàng cùng vẻ đẹp
bi tráng.
Mở bài phân tích hình tượng người lính - Mẫu 7
Quang Dũng là một nhà thơ chiến sĩ với hồn thơ phóng khống, hồn hậu của một con
người tài hoa, đa tài. Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng, là kết tinh
của những trải nghiệm trong cuộc đấu tranh chống Pháp cùng những người đồng đội
trong binh đồn Tây Tiến. Thành cơng nổi bật của của bài thơ là xây dựng được hình
tượng người lính Tây Tiến vừa mang dáng dấp của những người chiến sĩ thuở trước,
vừa mang những vẻ đẹp hiện đại của những người chiến sĩ chống Pháp, kiên cường
nhưng cũng rất đỗi hào hoa, phong nhã.
Mở bài phân tích hình tượng người lính - Mẫu 8
Bài thơ Tây Tiến ra đời vào năm 1948, khi mà cuộc kháng chiến chống Pháp bước
vào giai đoạn cam go và ác liệt nhất. Nhà thơ Quang Dũng bằng tài năng và trái tim
thương nhớ đồng đội cũ đã khắc họa nên những nét chân thực nhất về hình ảnh người
lính Tây Tiến trong cuộc kháng chiến chống Pháp với hình tượng bi tráng hào hùng.
Mở bài phân tích hình tượng người lính - Mẫu 9
Quang Dũng một gương mặt tiêu biểu của thơ ca kháng chiến Việt Nam. Tác phẩm

ông để lại không nhiều, nhưng gây ấn tượng sâu sắc, đậm nét trong lòng bạn đọc, đặc
biệt là tác phẩm Tây Tiến. Người đọc ngoài ấn tượng về khung cảnh núi non hùng vĩ,
vừa mơ mộng của nơi núi rừng còn ấn tượng bởi hình tượng người lính kiên cường,
anh dũng, lí tưởng sống cao đẹp, s n sàng hi sinh cho đất nước. Hình tượng người lính
trong tác phẩm Tây Tiến mang một vẻ đẹp rất riêng, rất lạ, đặc trưng cho phong cách
thơ Quang Dũng.
Mở bài phân tích hình tượng người lính - Mẫu 10

Tổng hợp: Download.vn

8


Văn mẫu lớp 12:

Tổng hợp những mở bài về bài thơ Tây Tiến

Quang Dũng đã dựng bức tượng đài về người lính vơ danh trong khổ thơ thứ ba của
bài thơ Tây Tiến. Ta có thể xem khổ thơ thứ ba này là những nét bút cuối cùng hoàn
thiện bức tượng đài về chân dung người lính Tây Tiến hào hùng, hào hoa.
Mở bài phân tích hình tượng người lính - Mẫu 12
Nhắc đến kháng chiến chống Pháp, ta sẽ nhớ ngay những người lính nơng dân trong
Đồng Chí, Chính Hữu: “Quê hương anh nước mặn đồng chua/ Làng tôi nghèo đất cày
lên sỏi đá”. Và cũng không thể không nhắc đến người lính Tây Tiến trong bài thơ
cùng tên của nhà thơ Quang Dũng. Bằng ngòi bút vừa hiện thực, vừa lãng mạn, Quang
Dũng đã dựng lên bức tượng đài bất tử về những người lính vơ danh mà anh dũng,
kiên cường.
Mở bài phân tích bức tranh thiên nhiên trong Tây Tiến
Mở bài phân tích bức tranh thiên nhiên trong Tây Tiến - Mẫu 1
“Đường lên Tây Bắc vút xa mờ. Đường lên Tây Bắc mây trắng bồng bềnh như mơ...

Gặp lại dấu chân cha ơng, gặp lại chín năm gian khổ”. Những giai điệu trong bài hát
Hành quân lên Tây Bắc của nhạc sĩ Nguyễn An Thuyên đã hơn một lần đưa ta ngược
về thời gian, vượt qua khoảng cách không gian về với núi rừng Tây Bắc của một thời
đạn lửa. Giữa rất nhiều tác phẩm văn chương nói chung và văn học thời kì kháng
chiến chống Pháp nói riêng in đậm dấu ấn vùng cao Tây Bắc, Tây Tiến của Quang
Dũng là bài thơ có vị trí đặc biệt. Đọc Tây Tiến người ta khơng chỉ thấy hiện lên sừng
sững bức tượng đài người lính mà còn ấn tượng sâu sắc về bức tranh thiên nhiên miền
Tây Bắc hùng vĩ, hoang sơ nhưng không kém phần thơ mộng, lãng mạn.
Mở bài phân tích bức tranh thiên nhiên trong Tây Tiến - Mẫu 2
Thế giới được tạo lập không phải một lần nhưng mỗi lần người nghệ sĩ xuất hiện là
một lần thế giới được tạo lập. Cỏ cây hoa lá vẫn ở đó, vẫn là cuộc sống thường ngày
xung quanh ta nhưng sao khi vào những trang thơ, áng văn lại trở nên đẹp đến lạ kỳ!

Tổng hợp: Download.vn

9


Văn mẫu lớp 12:

Tổng hợp những mở bài về bài thơ Tây Tiến

Hình ảnh thiên nhiên vùng Tây Bắc ln làm chúng ta bất ngờ như thế qua từng câu
chữ của “Tây Tiến”.
Mở bài phân tích bức tranh thiên nhiên trong Tây Tiến - Mẫu 3
Trong cuộc đời mỗi người đã từng gắn bó với nhiều mảnh đất. Mỗi mảnh đất ta qua
đều trở thành những kỉ niệm những dấu ấn khó quên. Nhà thơ Quang Dũng cũng đã
từng trải qua cảm xúc ấy. Thiên nhiên miền Tây Bắc đã để lại trong nhà thơ những
cảm xúc riêng để rồi bức tranh ấy đã được tạc lại đầy hào hùng và thơ mộng trong bài
thơ “Tây Tiến”.

Mở bài phân tích bức tranh thiên nhiên trong Tây Tiến - Mẫu 4
Mỗi một vùng đất mà con người có cơ hội đặt chân đến ắt hẳn sẽ ít nhiều để lại trong
lịng họ những ấn tượng khó phai. Với Quang Dũng thì Tây Bắc – nơi đồn binh của
ơng đã từng sống và hoạt động không chỉ là một miền nhớ dạt dào bởi ở đó có bóng
dáng của những người đồng đội thân thương mà nó cịn để lại trong tâm trí nhà thơ
những dấu ấn về hình ảnh thiên nhiên. Thiên nhiên ấy, tuy hoang sơ, xa xôi, hùng vĩ
và dữ dội nhưng cũng rất thơ mộng và trữ tình. Những kí ức tươi đẹp về thiên nhiên
của vùng đất Tây Bắc đầy kỉ niệm của một thời lính trẻ sẽ được Quang Dũng thể hiện
trong những vần thơ của thi phẩm “Tây Tiến”.
Mở bài phân tích bức tranh thiên nhiên trong Tây Tiến - Mẫu 5
Thơ Quang Dũng vừa có hơi hướng cổ điển vừa mới mẻ hiện đại. Ông có một hồn thơ
tài hoa, tinh tế đa cảm. “Tây tiến” là bài thơ đặc sắc của Quang Dũng. Bài thơ thể hiện
nỗi nhơ thương da diết cháy bỏng về đồng đội Tây Tiến hào hoa kiêu dũng chiến đấu
giữa miền tây hùng vĩ lệ.Bài thơ thành công một phần là là nhờ cách xây dựng hình
tượng núi rừng Tây bắc hùng vĩ diễm lệ.
Mở bài phân tích khổ thơ đầu bài thơ Tây Tiến
Mở bài phân tích khổ thơ đầu bài thơ Tây Tiến - Mẫu 1
Tổng hợp: Download.vn

10


Văn mẫu lớp 12:

Tổng hợp những mở bài về bài thơ Tây Tiến

Quang Dũng là nhà thơ lãng mạn, tài hoa. Bài thơ Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu cho
sáng tác của Quang Dũng. Quang Dũng viết Tây Tiến vào năm 1948, tại Phù Lưu
Chanh, một làng ven con sơng Đáy hiền hịa. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là nỗi
nhớ đồng đội thân yêu, nhớ đoàn binh Tây Tiến, nhớ bản mường và núi rừng miền

Tây, nhớ kỉ niệm đẹp một thời trận mạc. Nói về nỗi nhớ ấy, bài thơ đã ghi lại hào khí
lãng mạn của tuổi trẻ Việt Nam, của “bao chiến sĩ anh hùng” trong buổi đầu kháng
chiến chống Pháp vô cùng gian khổ mà vinh quang. Tây Tiến là tên gọi của một đơn
vị bộ đội hoạt động tại biên giới Việt - Lào, miền Tây tỉnh Thanh Hóa và Hịa Bình.
Quang Dũng là một cán bộ đại đội của “đoàn binh khơng mọc tóc” ấy, đã từng vào
sinh ra tử với đồng đội thân yêu.
Mở bài phân tích khổ thơ đầu bài thơ Tây Tiến - Mẫu 2
Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài làm thơ, vẽ tranh, viết văn, soạn nhạc nhưng thành
cơng nhất là thơ. Ơng là nhà thơ nổi tiếng của văn học Việt Nam thời kì kháng chiến
chống thực dân Pháp với một hồn thơ lãng mạn, tài hoa, thơ giàu chất nhạc, chất họa,
được mệnh danh là nhà thơ của “ ứ Đoài mây trắng” với những tác phẩm nổi tiếng
như: “ Mây đầu ô”, “Thơ văn Quang Dũng”…Trong đó tiêu biểu là bài thơ “Tây
Tiến”. Bài thơ không chỉ là nỗi nhớ của Quang Dũng về đồn qn Tây Tiến mà cịn
khắc họa rõ nét cuộc hành quân gian khổ của đoàn quân Tây Tiến và khung cảnh thiên
nhiên miền Tây hùng vĩ, hoang sơ, dữ dội qua đoạn thơ:
Mở bài phân tích khổ thơ đầu bài thơ Tây Tiến - Mẫu 3
Tây Tiến được xem là đứa con đầu lòng tráng kiện và tài hoa của Quang Dũng và của
cả nền thơ kháng chiến của văn học Việt Nam, đặc biệt là của những năm đầu trong
cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ. Những chàng thư sinh áo trắng, rời bỏ bút
mực xanh lên đường đi chiến đấu vì lịng u Tổ quốc, q hương tha thiết, vì nền hịa
bình của dân tộc, họ đi với trái tim kiêu hùng, anh dũng nhưng vẫn mang những nét
lãng mạn, hào hoa của lớp trẻ tri thức Hà Nội. Điều ấy đã được nhà thơ Quang Dũng
tái hiện một các xuất sắc trong bài thơ Tây Tiến bằng ngịi bút phóng khống, hồn hậu
và rất mực tài hoa lãng mạng. Với khổ thơ đầu, nhà thơ đã hướng về nội tâm của
Tổng hợp: Download.vn

11


Văn mẫu lớp 12:


Tổng hợp những mở bài về bài thơ Tây Tiến

người lính chiến, cũng chính là bản thân tác giả với những nỗi nhớ tha thiết miền đất
Tây Bắc và vẻ đẹp vượt vượt lên khó khăn gian khổ của người lính Tây Tiến.
Mở bài phân tích khổ thơ đầu bài thơ Tây Tiến - Mẫu 4
Ra đời từ những năm đầu kháng chiến chống Pháp, cùng một đề tài người lính với
Nhớ của Nguyên Hồng, Đồng chí của Chính Hữu, nhưng Tây Tiến của Quang Dũng
vẫn có một gương mặt riêng thật khó quên, mang đậm hào khí lãng mạn của một thời,
gắn với một giai đoạn lịch sử đấu tranh anh dũng của dân tộc.
Tây Tiến khơng có một sáng tạo gì khác thường, đột xuất mà vẫn là sự tiếp tục của
dòng thơ lãng mạn nhưng đã được tác giả thổi vào một hồn thơ rất mới và rất trẻ khác
hẳn với những tiếng thơ bi lụy, não nùng trước đó. Tây Tiến nhắc nhở một thời gian
khổ và oanh liệt của lịch sử đất nước nhưng được thể hiện theo cách riêng đặc sắc qua
ngòi bút Quang Dũng với tâm trạng cụ thể: nỗi nhớ đồng đội trong đồn qn Tây
Tiến. Chính niềm thương nhớ máu thịt và niềm tự hào chân thành của Quang Dũng về
những người đồng đội của ông là âm hưởng chủ đạo của bài thơ, khiến cho người đọc
cảm động sâu xa.
Mở bài phân tích khổ thơ đầu bài thơ Tây Tiến - Mẫu 5
Và cũng có một bài thơ như thế, những năm tháng như thế, khắc sâu vào tiềm thức
bao nhiêu thế hệ người Việt ngày hôm qua, hơm nay và cả ngày mai. Đó là những
ngày tháng kháng chiến chống Pháp, điểm hội tụ của muôn triệu tấm lòng yêu nước và
cả sự chiến đấu và hy sinh cao cả, trong đó đẹp nhất là hình ảnh người lính. Có rất
nhiều bài thơ khai thác đề tài này, và bài “Tây Tiến” của Quang Dũng được coi là một
trong những thi phẩm đặc sắc nhất. Bài thơ là nỗi nhớ về một thời chiến đấu gian khổ
nhưng anh hùng của chính nhà thơ bên cạnh đồn quân Tây Tiến.
Mở bài phân tích khổ thơ đầu bài thơ Tây Tiến - Mẫu 6

Tổng hợp: Download.vn


12


Văn mẫu lớp 12:

Tổng hợp những mở bài về bài thơ Tây Tiến

Tây Tiến bài thơ được viết trong giai đoạn nước nhà căng mình để chiến đấu chống
thực dân Pháp. Bài thơ giúp người đọc cảm nhận được tình đồng đội trong thời chiến,
nhớ binh đoàn hùng mạnh Tây Tiến đặc biệt là trong đoạn đầu tiên.
Mở bài phân tích khổ 2 bài thơ Tây Tiến
Mở bài phân tích khổ 2 bài thơ Tây Tiến - Mẫu 1
Nhà thơ Chế Lan Viên đã từng thốt lên khi ông cảm nhận được vẻ đẹp của đất nước ta.
Vẻ đẹp ở đây không chỉ ở những cánh đồng lúa mênh mông, bát ngát hay những bờ
biển rì rào cát trắng mà nó cịn ở trong chính con người Việt Nam ta. Cùng đề tài ca
ngợi vẻ đẹp thiên nhiên, con người, Quang Dũng đã khắc họa tài tình vẻ đẹp vùng núi
Tây Bắc và phẩm chất của những người lính qua tác phẩm "Tây Tiến". Ông sáng tác
bài thơ vào năm 1948 ở Phù Lưu Chanh sau khi ông rời đơn vị cũ. Quang Dũng gửi
gắm mọi tâm tư, tình cảm, nỗi nhớ da diết của mình vào Tây Tiến, nổi bật hơn hết là
những kỉ niệm đẹp cùng với hình ảnh đêm hội liên hoan và buổi chiều sương được thể
hiện tinh tế qua đoạn thơ thứ 2.
Mở bài phân tích khổ 2 bài thơ Tây Tiến - Mẫu 2
Trong tác phẩm “Tây Tiến”, Quang Dũng đã thể hiện những nỗi niềm, tình cảm của
mình về vùng đất Tây Bắc – nơi mà đồn binh Tây Tiến của ơng đã có rất nhiều
những kỉ niệm tươi đẹp với đất, với người. Ngay từ khi đọc những dòng thơ đầu của
tác phẩm có lẽ người đọc đã thấy ấn tượng về thiên nhiên Tây Tiến với sự hùng vĩ,
hoang sơ và có lúc thật dữ dội, nguy hiểm khiến bước chân của người lính cũng trở
nên mỏi mệt, rã rời. Thế nhưng, đến khổ thơ thứ hai, những mỏi mệt, rã rời ấy như lùi
ra xa nhường chỗ cho khơng khí tươi mới của một đêm liên hoan ấm tình quân dân
nhưng cũng chất chứa những suy tư chính ở nơi doanh trại.

Mở bài phân tích khổ 2 bài thơ Tây Tiến - Mẫu 3
Trong vườn hoa của thơ ca kháng chiến chống Pháp, bài thơ Tây Tiến của Quang
Dũng - nở ra từ một tâm hồn phóng khống, hồn hậu, hào hoa, một ngòi bút tinh tế và
Tổng hợp: Download.vn

13


Văn mẫu lớp 12:

Tổng hợp những mở bài về bài thơ Tây Tiến

lãng mạn - được coi là bông hoa đầu mùa vừa đẹp vừa lạ. Bài thơ không chỉ khắc họa
thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, hiểm trở hay những gian khó trập trùng nơi núi cao vực
sâu mà bên cạnh đó, ta cũng có cơ hội được cảm nhận bức tranh thiên nhiên gợi cảm,
nên thơ cùng những giờ phút liên hoan tưng bừng, lãng mạn giữa những tháng năm
khói lửa hào hùng. Và 8 câu thơ ở khổ thơ thứ hai là những vần thơ đã khắc họa rõ
nhất vẻ đẹp lãng mạn ấy.
Mở bài phân tích khổ 2 bài thơ Tây Tiến - Mẫu 4
Quang Dũng là một hồn thơ lãng mạn, tài hoa, là nhà thơ của xứ Đoài mây trắng, là
nghệ sĩ của những vần thơ giàu chất nhạc, chất họa. “Tây Tiến” là thi phẩm nổi tiếng
nhất của ông, được bao nhiêu thế hệ bạn đọc yêu mến. Cảm xúc bao trùm bài thơ là
nỗi nhớ trải theo những cung đường dãi dầu mà mỹ lệ nơi đoàn binh Tây Tiến đã đi
qua và để lại bao kỉ niệm đẹp. Có những kỉ niệm thật dữ dội nhưng cũng có những kỉ
niệm thật êm đềm. Kỉ niệm êm đềm ấy giúp ta cảm nhận rõ hơn vẻ đẹp lãng mạn của
những người lính Tây Tiến thuở nào:
Mở bài phân tích khổ 2 bài thơ Tây Tiến - Mẫu 5
Thơ ca muôn đời nay ln là tiếng lịng của người nghệ sĩ, là cây đàn muôn điệu đa
bậc nhiều cung cảm xúc khác nhau. Thơ ca cũng là cầu nối giữa trái tim đến với trái
tim, đi tìm chân trời của một người đến chân trời của triệu người. Bài thơ "Tây Tiến”

của Quang Dũng cũng đã thực sự trở thành tiếng nói tri âm của độc giả. Đọc đoạn 2
của bài thơ ta ấn tượng sâu sắc về những kỉ niệm và nỗi nhớ qua đó tác giả thể hiện
sinh động vẻ đẹp lãng mạn hào hoa của chiến sĩ Tây Tiến.
Mở bài phân tích khổ 2 bài thơ Tây Tiến - Mẫu 6
Quang Dũng tên khai sinh là Bùi Đình Diệm (1921-1988). Là nhà thơ với một hồn thơ
phóng khống, hồn hậu và tài hoa. Trong thơ Quang Dũng thường kết hợp hiện thực
và chất men say lãng mạn tại nên nét độc đáo trong thơ ơng. Chính vì vậy ơng được
mệnh danh là nhà thơ của “xứ Đoài mây trắng”. Trong sự nghiệp sáng tác của mình
Quang Dũng để lại nhiều bài thơ có giá trị trong đó phải kể đến “Tây Tiến”. Bài thơ
Tổng hợp: Download.vn

14


Văn mẫu lớp 12:

Tổng hợp những mở bài về bài thơ Tây Tiến

không chỉ khắc họa thành công bức chân dung người lính Tây Tiến mà cịn là vẻ đẹp
thiên nhiên và con người nơi vùng núi Tây Bắc được thể hiện rõ nét qua đoạn thơ thứ
2.
Mở bài phân tích khổ 3 bài thơ Tây Tiến
Mở bài phân tích khổ 3 bài thơ Tây Tiến - Mẫu 1
Mọi cuộc chiến tranh rồi sẽ qua đi, bụi thời gian có thể phủ dày lên hình ảnh của
những anh hùng vơ danh nhưng văn học với sứ mệnh thiêng liêng của nó đã khắc tạc
một cách vĩnh viễn vào tâm hồn người đọc hình ảnh những người con anh hùng của
đất nước đã ngã xuống vì nền độc lập của Tổ quốc trong suốt trường kỳ lịch sử. Ở
trong thơ Quang Dũng cũng đã dựng lên một bức tượng đài bất tử như vậy về người
lính cách mạng trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược
nước ta. Đó là bức tượng đài đã làm cho những người chiến sĩ yêu nước từng ngã

xuống trong những tháng năm gian khổ ấy bất tử cùng thời gian.
Mở bài phân tích khổ 3 bài thơ Tây Tiến - Mẫu 2
Quang Dũng là một trong những nghệ sĩ rất đa tài. Ơng có thể vẽ tranh, làm thơ, ơng
cịn biết sáng tác nhạc. Thơ ca của Quang Dũng nổi bật với một hồn thơ lãng mạn, hào
hoa, thấm đượm nghĩa tình và tinh thần dân tộc. Bài thơ Tây Tiến là một trong những
bài thơ thể hiện cái tình đó của Quang Dũng. Lúc đầu bài thơ có tên “Nhớ Tây Tiến”.
Sau bỏ “nhớ” giữ lại “Tây Tiến” vì Quang Dũng cho rằng bài thơ vốn đã tràn đầy nỗi
nhớ, người đọc sẽ cảm thấy. Bài thơ được nảy sinh trong những năm tháng không thể
nào quên, từ một môi trường sống và chiến đấu không thể nào quên của cuộc đời
người lính
Bài thơ được viết vào năm 1948 ở Phù Lưu Chanh (Hà Tây), khi ông đã chuyển sang
đơn vị khác và nhớ về đơn vị cũ là đoàn quân Tây Tiến. Bài thơ thể hiện nỗi nhớ của
tác giả về kỉ niệm với thiên nhiên Tây Bắc và đơn vị cũ của mình. Trong tác phẩm,
hình tượng những người lính Tây Tiến được thể hiện rất rõ trong đoạn thơ thứ 3 của
bài thơ.
Tổng hợp: Download.vn

15


Văn mẫu lớp 12:

Tổng hợp những mở bài về bài thơ Tây Tiến

Mở bài phân tích khổ 3 bài thơ Tây Tiến - Mẫu 3
Những bài thơ hay thường tạo nên nhiều kiểu rung cảm thẩm mĩ nơi người đọc, thậm
chí cịn gây nên nhiều tranh luận xung quanh các câu chữ, hình ảnh, cảm xúc... Tây
Tiến của Quang Dũng là một trong những bài thơ như thế. Hơn nửa thế kỉ trôi qua,
Tây Tiến không chỉ đứng vững mà cịn có sức sống kì diệu. Trong tâm hồn thi nhân,
Tây Tiến là một thời để thương, để nhớ, nhớ những kỉ niệm của người chiến binh

trong những ngày tháng sống và chiến đấu cùng binh đoàn, nhớ cảnh rừng núi Tây
Bắc vừa hiểm trở vừa hùng vĩ vừa không kém phần thơ mộng, nhớ những tháng ngày
hành quân gian khổ, nhớ những kỉ niệm đẹp đẽ, những thời khắc nghỉ lại bản làng
đầm ấm, thắm thiết tình quân dân…
Mở bài phân tích khổ 3 bài thơ Tây Tiến - Mẫu 4
"Tây Tiến" là bài thơ hay nhất của Quang Dũng cũng là một trong những bài thơ tuyệt
bút viết về "anh bộ đội Cụ Hồ" trong kháng chiến chống Pháp. Quang Dũng là nhà thơ
- chiến sĩ, vừa cầm súng đánh giặc, vừa làm thơ. Ông viết về đồng đội, về đồn binh
Tây Tiến thân u của mình. Thơ của Quang Dũng nóng bỏng hào khí chiến trường.
Sau một thời gian xa đơn vị và đồng đội, ông viết bài thơ Tây Tiến này vào năm 1948,
tại Phù Lưu Chanh, một địa điểm bên bờ sơng Đáy hiền hịa. Cảm xúc chủ đạo của bài
thơ là nỗi nhớ và niềm tự hào đối với đoàn binh Tây Tiến, đối với con sông Mã và núi
rừng miền Tây xa xôi. Đó là nỗi nhớ “chơi vơi” bao kỉ niệm đẹp và cảm động một
thời trận mạc đầy gian khổ, hi sinh. Đây là đoạn thơ thứ ba trong bài "Tây Tiến", đã
khắc hoạ khí phách anh hùng và tâm hồn lãng mạn của người chiến sĩ trong máu lửa.
Mở bài phân tích khổ 3 bài thơ Tây Tiến - Mẫu 5
Theo dịng kí ức, ngược về q khứ, ta đã bắt gặp không biết bao nhiêu hồn thơ khiến
mỗi chúng ta đắm say mê mẩn như lạc vào thế giới đó. Quang dũng cũng là một nhà
thơ như vậy. Ơng là người tài hoa, vẽ tài hát giỏi, thơ hay. Ông để lại cho đời nhiều
bài thơ với những âm hưởng đặc sắc. Tiêu biểu là bài thơ Tây Tiến mang đậm nét hào
hùng, bi tráng pha chất lãng mạn mà ta được học ở chương trình phổ thơng. Có thể nói,
Tổng hợp: Download.vn

16


Văn mẫu lớp 12:

Tổng hợp những mở bài về bài thơ Tây Tiến


cả bài thơ là nỗi nhớ về Tây Tiến, về những người đồng đội nhưng nỗi nhớ da diết,
lắng đọng nhất lại được nhà thơ tập trung thể hiện rõ nhất ở việc khắc họa chân dung
người lính Tây Tiến và sự hi sinh bi tráng của họ ở khổ 3 của bài thơ.
Mở bài phân tích khổ cuối bài thơ Tây Tiến
Mở bài phân tích khổ cuối bài thơ Tây Tiến - Mẫu 1
Mọi thứ có thể bị lãng quên nhưng những người con đã hi sinh vì đất nước, vì dân tộc
thì mãi mãi được khắc ghi, sống mãi với thời gian. Những người lính vĩ đại của dân
tộc được khắc họa trong những áng văn thơ cũng sẽ là những bức tượng đài uy
nghiêm trường tồn mãi mãi với thời gian. Những người lính Tây Tiến trong bài thơ
Tây Tiến cũng là những người như vậy. Khổ cuối bài thơ một lần nữa khắc họa lên
những đặc điểm đáng q của những người lính đó.
Mở bài phân tích khổ cuối bài thơ Tây Tiến - Mẫu 2
Một bản nhạc hay là một bản nhạc không chỉ đoạn điệp khúc hay đoạn mở đầu hay mà
đoạn cuối cũng phải hay, một tác phẩm văn học hay là một tác phẩm không chỉ hay
phần mở đầu, phần nội dung và phần kết thúc cũng mang tính gợi mở hay hướng
người đọc tưởng tượng đến một viễn cảnh nọ. Bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang
Dũng có những đoạn nói về những cuộc hành quân gian khổ, những đêm liên hoan
văn nghệ hay bức tượng đài người lính Tây Tiến rất ý nghĩa, rất hay. Thế nhưng lại có
rất ít người biết rằng bốn câu thơ cuối bài thơ cũng rất đáng được chú ý. Bởi đây là
một đoạn thơ thể hiện được tấm lòng của nhà thơ dành cho Tây Tiến.
Mở bài phân tích khổ cuối bài thơ Tây Tiến - Mẫu 3
Bài thơ “Tây Tiến” là một trong những bài thơ đặc sắc nhất của Quang Dũng mà
người đọc ấn tượng nhất. Bài thơ viết năm 1948. Cảm xúc bao trùm toàn bộ bài thơ là
một nỗi nhớ. Qua nỗi nhớ ấy, hình ảnh núi rừng Tây Bắc hùng vĩ hiểm trở và dữ dội
hiện lên như một bức tranh hoành tráng. Và trong bài thơ, ông cũng không quên lột tả
trần trụi những gian khổ hi sinh của người lính Tây Tiến. Chỉ có điều nó thể hiện bằng
Tổng hợp: Download.vn

17



Văn mẫu lớp 12:

Tổng hợp những mở bài về bài thơ Tây Tiến

một ngịi bút lãng mạn. Qua cái nhìn của nhà thơ, cái bi bỗng trở thành cái hùng tráng.
Khổ cuối bài thơ cũng rất đặc sắc, gói gọn tình cảm của nhà thơ vào những câu chữ:
Mở bài phân tích khổ cuối bài thơ Tây Tiến - Mẫu 4
Tây Tiến là một trong những bài thơ được xem là hay nhất của Quang Dũng. Bài thơ
được viết năm 1984, ở làng Phù Lưu Chanh khi ông tạm xa đơn vị một thời gian.
Đoàn quân Tây Tiến được thành lập mùa xuân năm 1947, chiến sĩ của đơn vị phần
đông là người Hà Nội. Nội dung chủ yếu của bài thơ khắc họa người lính hào hoa và
vẻ đẹp bi tráng. Đoạn cuối bài thơ Tây Tiến thể hiện cảm nghĩ của tác giả về đồn
qn và tình cảm đồng đội trong những ngày tháng chiến đấu đầy kỉ niệm.
Mở bài phân tích khổ cuối bài thơ Tây Tiến - Mẫu 5
Quang Dũng (1921-1988 ) là nghệ sĩ đa tài, có hồn thơ phóng khống, hồn hậu, lãng
mạn và tài hoa, đặc biệt khi ông viết về những người lính Tây Tiến và xứ Đồi q
mình. – Tây Tiến là bài thơ xuất sắc nhất, tiêu biểu cho đời thơ, phong cách sáng tác
của ông. – Bài thơ bằng bút pháp lãng mạn, sự sáng tạo về hình ảnh, ngôn ngữ, giọng
điệu đã bộc lộ một nỗi nhớ sâu sắc da diết của tác giả về những người lính Tây Tiến
anh dũng hào hoa và núi rừng miền Tây hùng vĩ, mĩ lệ . Có thể nói, nỗi nhớ da diết
những người đồng đội Tây Tiến của Quang Dũng được lắng đọng trong tám câu thơ
khắc hoạ bức chân dung người lính Tây Tiến : Tây Tiến đồn qn khơng mọc tóc
Qn xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới. Đêm mơ Hà Nội
dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

Tổng hợp: Download.vn

18




×