Tải bản đầy đủ (.pdf) (203 trang)

Phong trào chống, phá ấp chiến lược các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ (1961 - 1965)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.06 MB, 203 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án với đề tài: “Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở
các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ (1961 – 1965) là công trình nghiên cứu độc lập.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có xuất xứ rõ ràng và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào.
Nghiên cứu sinh

Nguyễn Tiến Vinh

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến PGS. TS Trần Ngọc Long và PGS. TS
Trương Công Huỳnh Kỳ đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình học tập và thực
hiện đề tài luận án. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đến quý thầy, cô giáo Khoa
Lịch sử - Trường Đại học sư phạm - Đại học Huế và quý thầy cô ở Phòng Đào tạo
Sau Đại học - Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế đã tạo điều kiện thuận lợi để
tôi hoàn thành luận án.
Tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ban Giám hiệu Trường THPT
Chuyên Trần Đại Nghĩa, Tp. Hồ Chí Minh, đến quý thầy cô, quý bạn bè đồng
nghiệp Tổ Lịch sử đã luôn giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập.
Xin chân thành cảm ơn quý thư viện Tổng hợp Tp. HCM, Trung tâm Lưu trữ
Quốc gia II, Tp. Hồ Chí Minh, phòng khoa học quân sự Quân khu V, VII, các vị lão
thành cách mạng đã hỗ trợ và cung cấp nhiều tư liệu quý báu trong quá trình thực
hiện luận án.
Xin cảm ơn gia đình, bạn bè và học trò đã luôn ở bên cạnh giúp đỡ và động
viên để tôi có thể hoàn thành tốt chặng đường học tập của mình.
Nghiên cứu sinh

Nguyễn Tiến Vinh



ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ............................................................................................................... i
Lời cảm ơn ................................................................................................................. ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Phụ lục ....................................................................................................................... vi
Danh mục những từ viết tắt ...................................................................................... vii
Danh mục các bảng ................................................................................................. viii
Mở đầu ........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................3
2.1. Mục đích ..........................................................................................................3
2.2. Nhiệm vụ ..........................................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................4
3.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................4
3.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................4
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu ........................................................5
4.1. Nguồn tài liệu ...................................................................................................5
5. Đóng góp của luận án .........................................................................................6
6. Bố cục của luận án ..............................................................................................6
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ..................................7
1.1. Vấn đề nghiên cứu ...........................................................................................7
1.2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.....................................................11
1.2.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về phong trào chống, phá ấp chiến
lược ở miền nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ......................11
1.2.2. Nhóm các công trình nghiên cứu đề cập có đến phong trào chống, phá
ấp chiến lược ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ ..........................................25

1.3. Nhận xét về kết quả nghiên cứu và những vấn đề luận án cần tiếp tục giải
quyết ......................................................................................................................27
1.3.1. Kết quả nghiên cứu .................................................................................27
1.3.2. Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu giải quyết ..........................28
iii


CHƢƠNG 2: PHONG TRÀO CHỐNG, PHÁ ẤP CHIẾN LƢỢC Ở CÁC
TỈNH DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ TỪ NĂM 1961 ĐẾN NĂM 1963 .......30
2.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến phong trào chống, phá ấp chiến lược ở các
tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ ..............................................................................30
2.1.1. Điều kiện tự nhiên - xã hội .....................................................................30
2.1.2. Truyền thống yêu nước và đấu tranh cách mạng của nhân dân các tỉnh
duyên hải Nam Trung Bộ .................................................................................33
2.1.3. Tình hình các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ trước năm 1961 ..............36
2.2. Quân và dân các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ đấu tranh chống, phá ấp
chiến lược từ năm 1961 đến năm 1963 .................................................................40
2.2.1.2. Chủ trương của Đảng Lao động Việt Nam về chống, phá ấp chiến lược
..........................................................................................................................58
2.2.2.1. Ở Quảng Nam – Quảng Đà .................................................................66
2.2.2.2. Ở Quảng Ngãi ......................................................................................69
2.2.2.3. Ở Bình Định ........................................................................................72
2.2.2.4. Ở Phú Yên ...........................................................................................76
2.2.2.5. Ở Khánh Hòa .......................................................................................78
2.2.2.6. Ở Ninh Thuận ......................................................................................80
2.2.2.7. Ở Bình Thuận ......................................................................................81
Tiểu kết chương 2......................................................................................................83
CHƢƠNG 3: PHONG TRÀO CHỐNG, PHÁ ẤP TÂN SINH Ở CÁC TỈNH
DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ TỪ NĂM 1964 ĐẾN NỬA ĐẦU NĂM 1965 85
3.1. Chương trình lập ấp tân sinh của Mỹ - chính quyền Việt Nam Cộng hòa ....85

3.1.1. Tình hình miền Nam sau cuộc đảo chính Ngô Đình Diệm (11 – 1963) 85
3.1.2. Quá trình triển khai chương trình ấp tân sinh ở các tỉnh duyên hải Nam
Trung Bộ ...........................................................................................................90
3.2. Chủ trương của Đảng Lao động Việt Nam về chống, phá ấp tân sinh ..........92
3.2.1. Chủ trương của Trung ương Đảng và Trung ương Cục miền Nam .......92
3.2.2. Chủ trương của Khu ủy v, Khu ủy vi .....................................................95
3.2.3. Chủ trương của tỉnh ủy các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ ...................96
iv


3.3. Đấu tranh chống, phá ấp tân sinh ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ ........98
3.3.1. Ở Quảng Nam – Quảng Đà ....................................................................99
3.3.2. Ở Quảng Ngãi .......................................................................................102
3.2.3. Ở Bình Định .........................................................................................104
3.2.4. Ở Phú Yên ............................................................................................107
3.2.5. Ở Khánh Hòa ........................................................................................109
3.2.6. Ở Ninh Thuận .......................................................................................110
3.2.7. Ở Bình Thuận .......................................................................................111
Tiểu kết chương 3....................................................................................................114
CHƢƠNG 4: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM.……...…………...116
4.1. Một số nhận xét: ..........................................................................................116
4.1.1. Kết quả ......................................................................................................116
4.1.1.1. Góp phần làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”
của ỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa ở Nam Trung Bộ ..........................116
4.1.1.2. Mở rộng vùng giải phóng, giành dân, giữ vững hành lang vận chuyển
chiến lược trên địa bàn duyên hải Nam Trung Bộ .........................................119
4.1.2.1. Trong giai đoạn đầu, một số cán bộ lãnh đạo địa phương còn có tư
tưởng chủ quan, chưa nhận thức được đầy đủ mức độ khó khăn, ác liệt của
cuộc đấu tranh chống, phá ấp chiến lược ......................................................121
4.1.2.2. Có lúc, có nơi sự phối hợp giữa hoạt động của lực lượng vũ trang với

phong trào nổi dậy quần chúng thiếu chặt chẽ ..............................................122
4.1.2.3. Ở một số địa phương do lực lượng vũ trang còn mỏng, phân tán nên
kết quả chống, phá ấp chiến lược không cao .................................................123
4.1.3. Đặc điểm ...................................................................................................124
4.1.3.1. Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở các tỉnh duyên hải Nam Trung
Bộ diễn ra sớm và quyết liệt ngay từ đầu .......................................................124
4.1.3.2. Phong trào đấu tranh chống, phá ấp chiến lược ở các tỉnh duyên hải
Nam Trung Bộ thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia ................127

v


4.1.3.3. Phong trào đấu tranh chống, phá ấp chiến lược diễn ra trên quy mô
rộng lớn với nhiều hình thức đấu tranh phong phú, đa dạng, trong đó đấu
tranh quân sự đóng vai trò quyết định trực tiếp .............................................130
4.2. Một số kinh nghiệm .....................................................................................135
4.2.1. Đánh giá đúng tình hình thực tiễn để trên cơ sở đó đề ra phương thức,
biện pháp đấu tranh hiệu quả, phù hợp với điều kiện cụ thể ở từng địa phương
........................................................................................................................135
4.2.2. Phát huy thế trận lòng dân, tiến hành chiến tranh nhân dân để chống lại
âm mưu và thủ đoạn của kẻ thù ......................................................................138
4.2.3. Vận dụng linh hoạt các phương thức, biện pháp trong quá trình đấu
tranh................................................................................................................140
4.2.4. Trong đấu tranh, phải bảo đảm sự liên tục, có sự phối hợp chặt chẽ giữa
các lực lượng ..................................................................................................141
Tiểu kết chương 4....................................................................................................143
Kết luận ...................................................................................................................144
Tài liệu tham khảo ...................................................................................................150
Phụ lục


vi


DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
Ấp chiến lược

ACL

Ấp tân sinh

ATS

Bộ Chính trị

BCT

Ban Chấp hành Trung ương

BCH TW

Mặt trận Dân tộc Giải phóng

MTDTGP

Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia

Nxb CTQG

Trung ương


TW

Thành phố

Tp

Việt Nam Cộng hòa

VNCH

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Thời khóa biểu thi hành kế hoạch tổ chức địa thế ấp chiến lược .............45
Bảng 2.4: Thống kê ngân khoản xây dựng ấp chiến lược trong những năm ............49
1961 - 1962 và 1962 - 1963 ......................................................................................49
Bảng 2.5: Tổng số ấp chiến lược được lập trên toàn miền Nam tính đến 8-1963 ....51
Bảng 2.6: Tổng số ấp chiến lược được lập ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ tính
đến ngày 13 – 12 – 1962 ...........................................................................................57
Bảng 2.7: Tổng số ấp chiến lược được lập ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ tính
đến ngày 11 - 04 - 1963.............................................................................................57

viii


MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thắng lợi của phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960) ở miền Nam đã mở ra
một cục diện mới cho cách mạng miền Nam - chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang

thế tiến công, chấm dứt thời kì ổn định tạm thời của chế độ thực dân mới của Mỹ ở
miền Nam, làm cho chính quyền VNCH lâm vào tình trạng suy yếu, khủng hoảng
triền miên. Để tìm lối thoát cho cuộc chiến tranh Việt Nam, đầu năm 1961, Mỹ
buộc phải triển khai chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam (1961
– 1965).
Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” được thực hiện chủ yếu với ba biện pháp
chiến lược: Một là, tăng cường quân đội VNCH do các cố vấn Mỹ chỉ huy, sử dụng
chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” để nhanh chóng tiêu diệt lực lượng vũ
trang cách mạng còn nhỏ yếu; Hai là, giữ vững các thành thị, xây dựng bộ máy
chính quyền VNCH thật mạnh để ngăn chặn và dập tắt phong trào cách mạng ở
nông thôn bằng “bình định” và lập ấp chiến lược; Ba là, ra sức phong tỏa biên giới,
kiểm soát vùng biển, cắt đứt sự chi viện từ miền Bắc vào miền Nam nhằm cô lập
cách mạng miền Nam. Trong các biện pháp trên, ACL được coi là “quốc sách”, là
“xương sống” có ảnh hưởng đến sự thành bại của các kế hoạch chiến tranh, nhất là
khi Mỹ thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965) trên chiến trường
miền Nam Việt Nam. Mục đích của việc thực hiện “quốc sách ấp chiến lược” là
nhằm chiếm đất, giành dân, kiểm soát vùng nông thôn, đánh phá hậu phương và căn
cứ cách mạng, tiến tới cô lập và tiêu diệt hoàn toàn lực lượng cách mạng, áp đặt chủ
nghĩa thực dân mới ở miền Nam Việt Nam.
Từ sau cuộc đảo chính quân sự ngày 01 – 11 – 1963, chính quyền VNCH
được Mỹ giúp sức đã đổi tên ấp chiến lược thành ấp tân sinh. Thực chất của việc
thay đổi tên gọi ACL thành ATS chỉ là hình thức “bình mới rượu cũ”. Do tính chất
phản động và nham hiểm của “quốc sách ấp chiến lược” nên trong suốt quá trình
Mỹ - chính quyền VNCH triển khai thực hiện đã vấp phải sự chống phá quyết liệt
của các lực lượng cách mạng.
1


Phong trào chống, phá ACL bùng phát và lan rộng trên toàn miền Nam, trong
đó có khu vực duyên hải Nam Trung Bộ.

Trong giai đoạn từ năm 1961 đến năm 1965, xuất phát từ điều kiện tự nhiên,
xã hội vùng miền, dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam, Mặt trận Dân tộc
Giải phóng miền Nam Việt Nam, Khu ủy V, Khu ủy VI và Đảng bộ các địa phương,
phong trào chống, phá ACL ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ đã diễn ra rất
quyết liệt, sôi động với nhiều hình thức đấu tranh sáng tạo, độc đáo, thể hiện sự
nhạy bén, sáng tạo của từng địa phương trong việc vận dụng chủ trương, đường lối
của Đảng Lao động Việt Nam vào phong trào chống, phá ACL.
Phong trào diễn ra tại đây vừa có nhiều điểm tương đồng với phong trào
chống, phá ACL ở miền Nam nói chung, vừa có những điểm riêng, độc đáo và sáng
tạo. Phong trào chống, phá ACL ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ đã góp phần
cùng với quân dân miền Nam đánh bại “quốc sách ấp chiến lược”, góp phần làm
phá sản hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ và chính quyền
VNCH, đưa thế và lực của cách mạng miền Nam phát triển lên một bước mới.
Trong quá trình nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã có
khá nhiều công trình nghiên cứu về phong trào chống, phá ACL được công bố. Tuy
nhiên cho đến nay chưa có một công trình nào đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu một cách
có hệ thống và đầy đủ về phong trào chống, phá ACL ở các tỉnh duyên hải Nam
Trung Bộ.
Nghiên cứu phong trào chống, phá ấp chiến lược ở các tỉnh duyên hải Nam
Trung Bộ có ý nghĩa khoa học và thực tiễn trên nhiều mặt:
Về ý nghĩa khoa học, luận án phục dựng một cách tương đối đầy đủ quá trình
hình thành, phát triển, thành tựu, hạn chế, đặc điểm và ý nghĩa của phong trào
chống, phá ACL ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, góp phần bổ sung cho bức
tranh lịch sử của phong trào chống, phá ACL ở miền Nam Việt Nam trong kháng
chiến chống Mỹ từ năm 1961 đến năm 1965. Qua đó, sẽ minh chứng quân và dân
các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ đã vận dụng đúng đắn, sáng tạo những chủ
trương của Đảng Lao động Việt Nam về chống, phá ACL trong những năm 1961 –
1965. Từ kết quả nghiên cứu, đề tài còn nhằm góp phần làm rõ và sâu sắc hơn lịch

2



sử cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của quân và dân các tỉnh duyên hải Nam
Trung Bộ.
Về ý nghĩa thực tiễn, từ kết quả nghiên cứu, đúc kết một số kinh nghiệm có
thể vận dụng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Đây còn là
nguồn tài liệu cần thiết phục vụ trong việc xây dựng nông thôn mới; giảng dạy và
học tập lịch sử Việt Nam hiện đại ở các trường đại học, cao đẳng và chương trình
giáo dục lịch sử địa phương bậc trung học phổ thông ở các tỉnh, thành phố vùng
duyên hải Nam Trung Bộ.
Chính vì những lý do trên, nghiên cứu sinh quyết định chọn vấn đề: Phong
trào chống, phá ấp chiến lược ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ (1961 – 1965)
làm đề tài cho luận án Tiến sĩ ngành Lịch sử Việt Nam.
2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
2.1. Mục đích
Phục dựng phong trào chống, phá ấp chiến lược của quân và dân các tỉnh
duyên hải Nam Trung Bộ trong giai đoạn từ năm 1961 đến năm 1965 có tính hệ
thống và toàn diện theo quan điểm khách quan; đúc rút một số kinh nghiệm để có
thể vận dụng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích nêu trên, luận án thực hiện một số nhiệm vụ sau:
- Đánh giá về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài; các kết quả nghiên
cứu và xác định những vấn đề luận án cần tiếp tục làm sáng tỏ.
- Phân tích làm rõ âm mưu và quá trình thiết lập ấp chiến lược của Mỹ và
chính quyền Việt Nam Cộng hòa ở Nam Trung Bộ.
- Khái quát những yếu tố tác động đến phong trào đấu tranh chống, phá ấp chiến
lược ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ từ năm 1961 đến năm 1965.
- Tái hiện quá trình quân và dân các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ đấu tranh
chống, phá ấp chiến lược.
- Khái quát một số kết quả nổi bật và chỉ ra những hạn chế của phong trào

chống, phá ấp chiến lược ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ. Qua đó, nêu lên đặc
điểm và rút ra một số kinh nghiệm có ý nghĩa lý luận và thực tiễn đối với công cuộc
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
3


3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu phong trào đấu tranh chống, phá ấp chiến lược
của quân và dân các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ trong giai đoạn từ năm 1961 đến
nửa đầu năm 1965.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian nghiên cứu: Từ năm 1961 đến giữa năm 1965. Đây là giai đoạn
Mỹ và chính quyền VNCH triển khai thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở
miền Nam Việt Nam với “xương sống” là chương trình ấp chiến lược. Đây cũng là
giai đoạn phong trào đấu tranh chống, phá ACL ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ
diễn ra sôi nổi, quyết liệt, góp phần làm phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”
của Mỹ và chính quyền VNCH.
Về không gian nghiên cứu:
Trong giai đoạn từ năm 1961 đến năm 1965, về tổ chức Đảng: Trung ương
Đảng tổ chức chiến trường Trung và Nam Trung Bộ thành hai Khu ủy V và Khu ủy
VI. Khu ủy V trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Khu ủy VI chịu sự lãnh
đạo trực tiếp của Trung ương Cục miền Nam.
Về tổ chức quân sự: gồm Quân khu V và Quân khu VI.
Với cách tổ chức trên đây, trong giai đoạn 1961 – 1965, các tỉnh duyên hải Nam
Trung Bộ bao gồm các tỉnh: Quảng Đà, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú
Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Tuy nhiên, để có “cái nhìn đối sánh”,
trong một chừng mực nhất định, không gian nghiên cứu của luận án có thể được mở
rộng ra một số địa phương.
Về phạm vi nội dung, luận án tập trung làm rõ:

- Âm mưu, thủ đoạn lập ấp chiến lược của Mỹ và chính quyền Việt Nam
Cộng hòa ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ.
- Chủ trương chống, phá ấp chiến lược của Đảng Lao động Việt Nam.
- Quá trình, phương thức, biện pháp, lực lượng, kết quả, hạn chế của phong
trào chống, phá ấp chiến lược ở Nam Trung Bộ và so sánh với phong trào chống,
phá ấp chiến lược ở các địa phương khác.

4


- Đặc điểm và những kinh nghiệm được đúc kết từ phong trào chống, phá ấp
chiến lược.
4. NGUỒN TÀI LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Nguồn tài liệu
Luận án được thực hiện chủ yếu dựa trên những nguồn tài liệu sau đây:
- Các nghị quyết, chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng,
Xứ ủy, Trung ương Cục miền Nam, Khu ủy V, Khu ủy VI, các tài liệu tổng kết của
các địa phương lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, Trung tâm Lưu trữ Bộ
Quốc phòng, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, Phòng Khoa học - Công nghệ Quân
khu V, Trung tâm lưu trữ của Tỉnh ủy các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ
- Tài liệu của Việt Nam Cộng hòa hiện đang lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ
Quốc gia II (Tp. Hồ Chí Minh) bao gồm các báo cáo, biên bản họp, quyết định, tờ
trình, sơ đồ, bản đồ và tranh ảnh của Phủ Tổng thống Đệ nhất Việt Nam Cộng hòa,
Bộ Công chánh và Giao thông, Hội đồng Quân nhân cách mạng, Bộ Đặc nhiệm Văn
hóa Xã hội… Đây là những tài liệu quan trọng để nghiên cứu sinh tham khảo trong
quá trình thực hiện luận án.
- Các tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các vị lãnh đạo Đảng và nhà nước,
quân đội viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; các bài viết trên các tạp chí:
Nghiên cứu lịch sử, Lịch sử Quân sự, Lịch sử Đảng, kỉ yếu các hội thảo và hội nghị,
các hồi kí và lời kể của các nhân chứng lịch sử từng hoạt động ở địa bàn các tỉnh duyên

hải Nam Trung Bộ trong giai đoạn từ năm 1961 đến năm 1965.
- Các tài liệu lưu trữ liên quan đến phong trào chống, phá ấp chiến lược hiện lưu
trữ ở Phòng Khoa học quân sự các Quân khu V, VII và Trung tâm lưu trữ ở các tỉnh
duyên hải Nam Trung Bộ; các công trình tổng kết lịch sử của Khu ủy, các địa phương
ở Nam Trung Bộ.
- Các công trình nghiên cứu về cuộc chiến tranh Việt Nam của các tác giả
nước ngoài. Các công trình nghiên cứu trong nước có đề cập đến phong trào chống,
phá ấp chiến lược ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ. Các luận án, luận văn liên
quan đến đề tài nghiên cứu.

5


4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

Luận án được thực hiện dựa trên các phương pháp luận của chủ nghĩa Marx Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh cách mạng. Phương pháp nghiên cứu
chủ đạo của luận án là phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic. Trên cơ
sở này, luận án sử dụng một số phương pháp cụ thể khác như phương pháp thống
kê, so sánh, phân tích, tổng hợp nhằm cung cấp cái nhìn toàn diện, xuyên suốt về
phong trào chống, phá ấp chiến lược ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ (1961 –
1965). Ngoài ra, công tác xác minh, điền dã, phỏng vấn, đánh giá, xử lý tư liệu cũng
được quan tâm chú trọng để làm sáng tỏ các nội dung nghiên cứu trong luận án.
5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
- Luận án là công trình đầu tiên tái hiện một cách có hệ thống và toàn diện
phong trào đấu tranh chống, phá ấp chiến lược của quân và dân các tỉnh duyên hải
Nam Trung Bộ trong giai đoạn đấu tranh chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”
(1961 – 1965) của Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa.
- Làm rõ sự vận dụng sáng tạo chủ trương của Đảng Lao động Việt Nam về
đấu tranh chống, phá ấp chiến lược của quân dân các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ.
- Khái quát được một số kết quả nổi bật và đưa ra một số nhận xét, đánh giá

tương đối khách quan cũng như những hạn chế của phong trào chống, phá ấp chiến
lược ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, đồng thời đúc kết được một số đặc điểm
và kinh nghiệm có giá trị khoa học và ý nghĩa thực tiễn.
- Luận án cung cấp một số tư liệu mới, góp phần phục vụ công tác nghiên
cứu, biên soạn giáo trình giảng dạy, học tập và giáo dục truyền thống lịch sử các địa
phương ở Nam Trung Bộ.
6. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án gồm có
4 chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu (23 trang)
Chương 2. Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở các tỉnh duyên hải Nam
Trung Bộ từ năm 1961 đến năm 1963 (55 trang)
Chương 3. Phong trào chống, phá ấp tân sinh ở các tỉnh duyên hải Nam
Trung Bộ từ năm 1964 đến nửa đầu năm 1965 (31 trang)
Chương 4. Một số nhận xét và kinh nghiệm (34 trang)
6


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960) của nhân dân miền Nam đã làm lung
lay tận gốc chính quyền VNCH ở nhiều vùng nông thôn thuộc các tỉnh đồng bằng
sông Cửu Long, miền Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên; đồng thời làm
thất bại hình thức thống trị điển hình của chủ nghĩa thực dân kiểu mới mà Mỹ và
chính quyền VNCH đã tốn bao công sức, tiền của xây dựng từ năm 1955, đẩy chính
quyền VNCH lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng.
Để cứu vãn sự sụp đổ của chính quyền VNCH, từ giữa năm 1961, Mỹ quyết
định thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam, trong đó
coi trọng việc dồn dân lập ACL. “Chương trình ấp chiến lược” được nâng lên thành

“quốc sách” và được coi là “xương sống” của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.
Chính quyền VNCH xác định:
Chính sách của Quốc gia, lấy ấp làm căn bản để vãn hồi trật tự, an ninh, thực
thi dân chủ và bao trùm lên mọi kế hoạch chính trị, quân sự, kinh tế cũng như
xã hội. Nếu chiến thuật thắng một trận thì chiến lược thắng cả cuộc chiến
tranh. Ấp chiến lược theo ý niệm đó sẽ giúp ta chiến thắng trong cuộc chiến
tranh hiện nay. Ý nghĩa chiến lược đó bao trùm lên ba lĩnh vực: an ninh quân
sự, chính trị, kinh tế - xã hội. Quốc sách ấp chiến lược là một chiến lược
trường kỳ và trọng đại của Việt Nam Cộng hòa, là một trách nhiệm của dân
tộc trước lịch sử, đòi hỏi những công dân mới, những cán bộ mới, những
chiến sĩ mới. Quốc sách ấp chiến lược đã cụ thể hóa đường lối nhân vị, cộng
đồng và đồng tiến của Việt Nam Cộng hòa một cách rõ rệt và hữu hiệu nhằm
mục đích: vãn hồi an ninh ở nông thôn và thực thi dân chủ … [105].
Ấp chiến lược mà Mỹ và chính quyền VNCH triển khai trong chiến lược
“Chiến tranh đặc biệt” chính là sự tiếp tục, biến hóa của các chính sách Dinh điền,
Khu trù mật; là hình thức tập trung dân nhằm chống phá phong trào cách mạng. So
với chính sách Dinh điền, Khu trù mật thì Ấp chiến lược có bước phát triển cao hơn,
7


quy mô hơn và thâm độc hơn. Nếu Dinh điền chỉ tập trung những người kháng
chiến cũ, những người miền Bắc di cư vào hệ thống khu tập trung ở nơi hẻo lánh,
vùng rừng núi xa xôi; Khu trù mật chủ yếu tập trung dân vào những vùng có vị trí
chiến lược quan trọng ở đồng bằng, cạnh các trục đường giao thông, căn cứ quân sự
để dễ kiểm soát và ngăn chặn sự nổi dậy của quần chúng; Ấp chiến lược thì nặng về
quân sự, được tiến hành xây dựng rộng rãi trên khắp miền Nam để dồn tất cả những
người nông dân miền Nam vào các trại tập trung được lập ra trong mỗi thôn, ấp và
gắn với văn hóa làng xã cổ truyền, từ vùng núi đến các vùng nông thôn đồng bằng,
xung quanh các đô thị, thậm chí ở cả một số vùng thuộc trung tâm đầu não của
chính quyền VNCH. Mỗi ACL thực sự là một “pháo đài quân sự”, bao bọc xung

quanh là ba lớp hàng rào tre và hệ thống dây kẽm gai. Giữa hai hàng rào là hào rộng
2 mét, sâu 1 mét 50 có cắm chông và gài mìn. Muốn vào trong ấp phải vượt qua ba
hàng rào và hai hào sâu. Bốn góc ACL có bốt gác, tối đến các cửa ra vào đều đóng
kín. Các ACL xung yếu đều có đồn lính đóng bên cạnh. Mỗi ACL đều có Ban trị sự,
đứng đầu là ấp trưởng, ấp phó.
Theo Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam thì ấp chiến lược thực chất là:
Khu dồn dân ở nông thôn miền Nam do Mỹ và chính quyền Sài Gòn lập ra từ
năm 1961, nhằm tách nhân dân ra khỏi cách mạng, “tát nước bắt cá” để
thực hiện chính sách bình định của Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Ấp chiến lược
mang tính chất cứ điểm phòng vệ của chính quyền Sài Gòn chống phong trào
nổi dậy và chiến tranh du kích của nhân dân miền Nam trong giai đoạn
“Chiến tranh đặc biệt”. Ấp chiến lược được xây dựng theo những tiêu chuẩn
thống nhất: xếp các hộ thành từng nhóm có trách nhiệm kiểm soát và bảo vệ
lẫn nhau (ngũ gia liên bảo); tổ chức thanh niên vũ trang bảo vệ ấp; mọi sinh
hoạt đều phải tuân theo những quy định nghiêm ngặt; bên ngoài có hàng rào
bao quanh, cổng ra vào được canh gác ngày đêm, có hầm hào chiến đấu để
chống các cuộc tấn công của du kích; quản lý bằng biện pháp tổng hợp:
chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, trong đó quân sự là hàng đầu. Mỹ Diệm coi chương trình xây dựng ấp chiến lược là quốc sách, là xương sống
của chiến tranh đặc biệt [51, tr.15].

8


Theo quan điểm và cách nhìn nhận của các chiến lược gia Mỹ, trong chiến
lược “Chiến tranh đặc biệt” thì việc dồn dân lập ACL được coi là biện pháp chiến
lược cơ bản nhất, là mục đích của cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới
nhằm kiểm soát vùng nông thôn rộng lớn, phá hoại hậu phương, căn cứ địa và tiêu
diệt lực lượng cách mạng miền Nam. Do đó, Mỹ và chính quyền VNCH muốn
giành những ưu tiên cho việc tổ chức ACL ở nông thôn. Chính Ngô Đình Diệm đã
khẳng định: “Nông thôn, nông dân là vấn đề căn bản của quốc gia, xã ấp còn, quốc

gia còn, xã ấp mất, quốc gia mất” [27, tr.46]. Trong công văn số 07682BNV/CTI8M ngày 15 – 12 – 1961 của Bộ Nội vụ Việt Nam Cộng hòa chỉ rõ:
“Danh từ Ấp chiến lược bao gồm nhiều phương diện: quân sự, chính trị, kinh tế, xã
hội, văn hóa. Người dân ở ấp chống sự chia rẽ, chống sự chậm tiến, chống cộng
sản, hấp thu nền văn minh mới. Vai trò của Ấp chiến lược là làm thế nào cho người
dân ý thức được sự tự bảo vệ lấy họ và thống nhất ý chí kiến quốc” [49].
Ngày 03 – 02 – 1962, Tổng thống Ngô Đình Diệm ký Sắc lệnh số 11 - TTP
lập ra “Ủy ban Liên bộ đặc trách Ấp chiến lược”. Từ tháng 04 – 1962, Mỹ và chính
quyền VNCH thống nhất đưa chương trình ACL lên tầm “quốc sách”, là “xương
sống” của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” cần phải được thực hiện trên toàn miền
Nam, có vai trò tạo cơ sở, nền tảng cho sự củng cố, phát triển của chính quyền và
quân đội VNCH để chống lại hoạt động chiến tranh du kích của quân và dân miền
Nam. Ngày 19 – 04 – 1962, Quốc hội VNCH thông qua Quyết nghị số 1214 CT/LP Tán trợ Quốc sách Ấp chiến lược và Ủng hộ toàn diện sách lược Ấp chiến
lược. Từ đó “chương trình ấp chiến lược” được nhanh chóng triển khai trên khắp
miền Nam. Mỹ và chính quyền VNCH chọn Quảng Ngãi (Nam Trung Bộ) và Vĩnh
Long (Tây Nam Bộ), làm nơi thí điểm thực hiện chương trình ACL để từ đó nhân
rộng ra toàn miền Nam. Đối với Quảng Ngãi, cố vấn Ngô Đình Nhu trực tiếp chỉ
đạo xây dựng ACL và chính quyền VNCH chọn ấp Kim Sa (xã Tịnh Thọ, huyện
Sơn Tịnh) làm nơi thí điểm lập “ấp chiến lược kiểu mẫu” để từ đó nhân rộng ra toàn
tỉnh Quảng Ngãi và Nam Trung Bộ.
Sau sự kiện nhóm tướng lĩnh trong quân đội VNCH, đứng đầu là tướng
Dương Văn Minh làm cuộc đảo chính lật đổ chế độ độc tài gia đình trị Ngô Đình
Diệm (01 – 11 – 1963), ấp chiến lược không còn là “quốc sách” nhưng vẫn có vai
9


trò quan trọng trong các kế hoạch chiến tranh của Mỹ và chính quyền VNCH với
tên mới là ấp tân sinh.
Ấp tân sinh thực chất là:
“Bộ phận ưu tiên hàng đầu trong chính sách “bình định” của Mỹ ở miền
Nam Việt Nam (trong những năm cuối của “Chiến tranh đặc biệt”), mục

đích vẫn như ấp chiến lược nhưng biện pháp mị dân xảo quyệt hơn với hệ
thống phòng thủ nghiêm ngặt kiểu ấp chiến lược được thay thế bằng tổ chức
tuần tra bên ngoài của lực lượng vũ trang” [51, tr.15].
Như vậy, ấp chiến lược (hay ấp tân sinh) đều là một bộ phận quan trọng
trong chính sách bình định nông thôn của Mỹ và chính quyền VNCH, đều được
xem là “xương sống” của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”. Trong giai đoạn Mỹ
thực hiện kế hoạch Staley - Taylor (1961 – 1963), “quốc sách ấp chiến lược” được
xem là một biện pháp tổng lực trên tất cả các mặt: chính trị, kinh tế, quân sự đến xã
hội, tâm lý, gián điệp nhằm mục tiêu cuối cùng là tiêu diệt các cơ sở cách mạng ở
hạ tầng, đẩy lực lượng cách mạng ra khỏi xã, ấp, tách dân khỏi cách mạng, tiến tới
nắm dân, thực hiện chương trình “bình định” miền Nam.
Để chủ động đối phó với âm mưu và thủ đoạn của Mỹ và chính quyền
VNCH trong việc gom dân vào ACL, quân và dân miền Nam dưới sự lãnh đạo của
TW Đảng, TW Cục miền Nam đã đẩy mạnh đấu tranh chống và phá ACL với quyết
tâm “Một tấc không đi, một ly không rời”, kiên quyết bám đất, giữ làng, phá thế
kìm kẹp của địch. Phong trào chống, phá ACL ở mỗi vùng, miền tuy có khác nhau
về quy mô, diễn biến nhưng đều hướng đến mục tiêu là góp phần làm phá sản hoàn
toàn chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”. Xuất phát từ điều kiện địa lý tự nhiên, kinh
tế - xã hội và đặc điểm của từng vùng, miền mà phong trào chống, phá ACL ở miền
Nam Việt Nam diễn ra ở nhiều nơi với nhiều hình thức và phương pháp đấu tranh
đa dạng, phong phú.
Phong trào chống, phá ACL ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ là một bộ
phận của phong trào chống, phá ACL trên toàn miền Nam, góp phần quan trọng làm
phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ và chính quyền VNCH. Quán
triệt tinh thần Nghị quyết của Bộ Chính trị và Chỉ thị của TW Đảng, TW Cục miền
10


Nam, Khu ủy V, Khu ủy VI và Đảng bộ các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ đã trực
tiếp lãnh đạo quân dân địa phương phát động phong trào chống, phá ACL trên quy

mô rộng khắp, quyết liệt với nhiều hình thức đấu tranh phong phú và hiệu quả, phù
hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng địa phương.
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ có
những nét tương đồng với phong trào chống, phá ACL ở các vùng miền khác trên
toàn miền Nam, đồng thời cũng có những nét riêng mang tính đặc thù. Bởi vậy mà
lâu nay, mảng đề tài này đã thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà nghiên cứu
cả trong và ngoài nước, có thể kể đến một số công trình tiêu biểu thuộc các nhóm
sau:
1.2.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về phong trào chống, phá ấp chiến lƣợc
ở miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc
* Trong nước
Có nhiều công trình nghiên cứu về lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước ít nhiều đều có đề cập đến phong trào chống, phá ACL, trong đó có thể kể đến
một số công trình tiêu biểu như: “Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước:
Thắng lợi và bài học” (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996) của Ban Chỉ đạo
Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị. Công trình này đã trình bày có hệ
thống những nội dung cơ bản trong đường lối kháng chiến của Đảng, trong đó có
chủ trương, biện pháp để chống lại âm mưu, thủ đoạn dồn dân lập ACL của Mỹ và
chính quyền VNCH ở miền Nam Việt Nam trong giai đoạn 1961 – 1965. Công trình
cũng đã làm rõ một số vấn đề cơ bản của phong trào chống, phá ACL, đánh giá vai
trò, ý nghĩa của phong trào:
“Ở miền Nam, chiến tranh nhân dân phát triển sâu rộng trên cả ba vùng
chiến lược, các hình thức vũ trang, đấu tranh chính trị, ba mũi giáp công
trên các chiến trường cũng phát triển mạnh làm cho quốc sách ấp chiến lược
bị phá sản, các chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” giảm hiệu lực.
Chiến lược tiến công tổng hợp của nhân dân miền Nam đã phát huy hiệu lực
rất lớn trong việc chống phá “quốc sách” ấp chiến lược” [9, tr.55].
11



Năm 2015, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam cho ra mắt bộ Lịch sử kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước gồm 9 tập (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2015) trong
đó có Tập 3 trình bày chi tiết âm mưu, thủ đoạn của Mỹ trong chiến lược “Chiến
tranh đặc biệt”; quá trình đấu tranh của quân dân miền Nam, trong đó có phong trào
chống, phá ACL. Trong công trình này, bên cạnh việc tái hiện một số chiến thắng
quan trọng của quân và dân miền Nam như Ấp Bắc (1963), An Lão, Dương Liễu –
Đèo Nhông (1964), Ba Gia (1965),…các tác giả đã phân tích nguyên nhân thắng
lợi, ý nghĩa và rút ra những bài học kinh nghiệm giúp người đọc có thể tiếp cận một
cách rõ nhất về phong trào chống, phá ACL ở miền Nam. Công trình đã có những
phân tích sâu sắc sự chỉ đạo chiến lược của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong
việc đề ra đường lối, phương pháp cách mạng sáng tạo, xử lý các tình huống một
cách kịp thời, nhạy bén cùng với việc chuẩn bị lực lượng chủ động, tích cực, kết
hợp đấu tranh chính trị với vũ trang, tiến công địch bằng ba mũi giáp công: quân sự,
chính trị, binh vận với phương châm “bốn bám” trong phong trào chống, phá ACL
ở miền Nam nói chung và các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ nói riêng [52].
Cuốn Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Việt Nam: Sự lựa chọn lịch
sử (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2015) do Nguyễn Thị Việt Nga biên soạn đã
trình bày rõ nét bối cảnh lịch sử khi Mỹ chuyển sang chiến lược “Chiến tranh đặc
biệt”; chủ trương của Thường vụ TW Cục miền Nam và Khu ủy V, Khu ủy VI
trong việc tích cực phát động phong trào chống, phá ACL ở các tỉnh duyên hải Nam
Trung Bộ. Thắng lợi của phong trào đã góp phần làm phá sản hoàn toàn chiến lược
“Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ [85].
Về sự lãnh đạo của Đảng, Khu ủy V trong phong trào chống, phá ACL có thể
kể đến công trình Văn kiện Đảng về chống Mỹ, cứu nước (Tập 1) do Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội phát hành năm 2011. Bộ sách này đã tập hợp và hệ thống lại các
văn kiện để bạn đọc có thể thấy được diễn biến của chiến tranh qua từng giai đoạn,
thấy được Đảng Lao động Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã có
những nhận định, chủ trương và đề ra những quyết định sáng suốt đối với phong
trào chống, phá ACL ở miền Nam Việt Nam nói chung và các tỉnh duyên hải Nam

Trung Bộ nói riêng [60].

12


Về sự lãnh đạo của TW Cục miền Nam, Khu ủy VI trong phong trào chống,
phá ACL của quân dân các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ có thể kể đến công trình
Miền Nam giữ vững thành đồng của Trần Văn Giàu (được in lại trong Tổng tập
Trần Văn Giàu (2006), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội). Công trình này đã dành
một phần nói về một số vấn đề liên quan đến ACL, đường lối chỉ đạo của TW Cục
miền Nam, phương cách quân dân miền Nam chống chính quyền và quân đội
VNCH càn quét, dồn dân, lập ACL. Công trình cho thấy:
“Đấu tranh chống phá ấp chiến lược là một cuộc đấu tranh hết sức phức tạp
và hết sức gay go, gồm các hình thức quân sự, chính trị và binh vận. Đồng
bào miền Nam tổng hợp các hình thức đó lại trong khái niệm “ba mũi giáp
công” … Một điều đáng chú ý là phong trào chống gom dân, phá ấp chiến
lược tuy quyết liệt, thường là đẫm máu nhưng không phải vì thế mà huy động
ít người hơn trước; trái lại, phong trào đã đoàn kết được rộng rãi hơn trước,
chẳng những huy động được nông dân mà còn lôi cuốn được cả những người
thuộc tầng lớp trên tham gia” [67].
Cuốn Chung một bóng cờ (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tái bản năm
2015) do Trần Bạch Đằng chủ biên, đã minh chứng rõ nét về vai trò lãnh đạo của
Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, sự sáng
tạo của phương châm “hai chân, ba mũi”, góp phần tích cực trong việc đánh bại
“Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ ở miền Nam. Trong công trình này, có bài viết của
Nguyễn Phụng Minh - nguyên Khu ủy viên Khu V, đã khái quát những nét chính về
cuộc kháng chiến của quân dân Khu V, trong đó có phong trào chống, phá ACL ở
các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ (1961 – 1965) [63].
Nhóm các công trình nghiên cứu chuyên sâu về cuộc kháng chiến chống Mỹ
ở Nam Trung Bộ có đề cập đến phong trào chống, phá ACL có thể kể đến các công

trình lịch sử Khu VI (Cực Nam Trung Bộ - Nam Tây Nguyên) kháng chiến chống
Mỹ (1954 – 1975), (Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1995). Công trình đã khắc họa
rõ nét cuộc chiến đấu đầy khó khăn gian khổ của quân và dân Khu VI trong kháng
chiến chống Mỹ. Trong công trình này cũng đã dành một phần nêu bật quá trình đấu
tranh chống, phá ACL của quân dân Khu VI. Qua đó khẳng định phong trào đã góp
13


phần cùng toàn Miền đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ [56].
Về phong trào chống “bình định”, Hà Minh Hồng với công trình Nam Bộ
(1945 – 1975) - Những góc nhìn từ lịch sử chiến tranh cách mạng (Nxb Đại học
Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2008) đã đưa ra một số nhận xét về những nét nổi bật
trong phong trào chống, phá ACL:
“Phong trào chiến tranh du kích phát triển rộng khắp, cách đánh thì vô cùng
phong phú sáng tạo, một biểu hiện rõ rệt nhất của việc phong trào đã đi vào
quần chúng, thật sự là phong trào quần chúng. Chống phá ấp chiến lược ở
nông thôn còn kết hợp chặt chẽ với đấu tranh ở thành thị, phong trào ở đô thị
có những cao trào dồn dập diễn ra ngay các sào huyệt của địch, tạo thuận lợi
không nhỏ cho nông thôn chống phá ấp chiến lược hiệu quả” [77, tr.57].
Công trình Lịch sử phong trào đấu tranh chống phá bình định trong kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975) do Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ
chức biên soạn, gồm 4 tập (Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2015); trong đó Tập 2
do tác giả Nguyễn Huy Thục chủ biên, đã tập trung nghiên cứu nhiều vấn đề liên
quan đến phong trào chống, phá ACL ở miền Nam trong giai đoạn 1961 – 1965,
trong đó có các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ. Qua công trình này cho thấy tiến
công quân sự và nổi dậy của quần chúng có mối quan hệ chặt chẽ về điều kiện, gắn
bó, thúc đẩy lẫn nhau trong cuộc đấu tranh chống phá bình định của Mỹ và chính
quyền VNCH ở miền Nam. Thắng lợi quân sự càng lớn thì đấu tranh chống, phá
ACL và thế kìm kẹp của địch ở các địa phương càng thu được nhiều kết quả … và
chính từ thực tế chiến đấu cam go, sinh tử đó, phương châm “bốn bám”, phương

thức kết hợp “hai chân”, “ba mũi” trong đấu tranh chống bình định, phá ACL, giải
phóng dân, giữ vững và mở rộng địa bàn giải phóng được hình thành [53].
Viện Sử học (2017), Lịch sử Việt Nam, (tái bản lần thứ nhất), Nxb Khoa học
Xã hội, Hà Nội. Bộ sách gồm 15 tập, trình bày lịch sử Việt Nam từ khởi thủy đến
năm 2000, trong đó, phần lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước được trình bày
khá toàn diện ở Tập 12 (từ năm 1954 đến năm 1965). Trong giai đoạn 1954 – 1965,
công trình đã nêu bật một số chủ trương chống phá bình định của Đảng. Phân tích
và làm rõ âm mưu, thủ đoạn của Mỹ và chính quyền VNCH; đồng thời điểm qua
14


một số phong trào đấu tranh tiêu biểu của nhân dân miền Nam, trong đó có phong
trào chống, phá ấp chiến lược (1961 – 1965) [146].
Công trình Lịch sử Nam Bộ kháng chiến (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
2010) của Hội đồng Ban Chỉ đạo biên soạn Lịch sử Nam Bộ kháng chiến là công
trình được biên soạn công phu và tương đối hoàn chỉnh về các giai đoạn của cuộc
kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ ở vùng đất Nam Bộ. Trong công trình này,
tập thể tác giả có đề cập đến phong trào chống, phá ACL trên toàn miền Nam với
nhiều sự kiện phong phú, trong đó có địa bàn Nam Trung Bộ [72]. Những sự kiện
lịch sử trong công trình này là phương tiện tra cứu quan trọng trong việc nghiên cứu
phong trào chống, phá ACL ở Nam Trung Bộ. Đây là một công trình quý giá mà tác
giả tham khảo cả về sự kiện, nội dung và phương pháp luận khi thực hiện luận án
của mình.
Công trình Chiến tranh nhân dân địa phương trong cuộc kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước 1954 – 1975 (Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1997) của Bộ Quốc
phòng, trong đó có chuyên đề: Chống phá bình định giành dân và giữ dân trên địa
bàn Khu V đã phản ánh rõ nét phong trào đấu tranh sôi nổi của quân dân Khu V
chống lại âm mưu càn quét, lấn chiếm, dồn dân lập khu dinh điền, khu trù mật, ấp
chiến lược, ấp tân sinh của Mỹ và chính quyền VNCH. Nội dung công trình cũng
cho thấy lúc đầu phong trào có tính chất tự phát, sau đó có sự lãnh đạo chặt chẽ của

TW Đảng, Đảng bộ các địa phương nên phong trào đã phát triển mạnh mẽ, quyết
liệt và trở thành một phong trào đấu tranh rộng khắp trên tất cả các địa bàn trọng
điểm của Khu V, giành được nhiều thắng lợi [54].
Các công trình nghiên cứu chuyên sâu về ACL có thể kể đến các công trình
đang được lưu giữ tại Học viện Hành chính Quốc gia (cơ sở Tp. Hồ Chí Minh). Đó
là các luận văn khoa học của học viên Học viện Hành chính Quốc gia Việt Nam
Cộng hòa về ACL như: Luận văn tốt nghiệp Ban Đốc sự “Quốc sách ấp chiến lược
trong công cuộc phát triển kinh tế Quốc gia” của tác giả Nguyễn Viết Danh (Học
viện Quốc gia Hành chánh, 1963) [64] và luận văn tốt nghiệp Cao học hành chánh:
“Thử lượng giá các cuộc cải tổ hành chánh xã ấp từ năm 1964 đến nay” của tác giả
Võ Văn Phận (Học viện Quốc gia Hành chánh, 1969) [92]. Đây là những luận văn
15


đầu tiên nghiên cứu về “quốc sách ấp chiến lược” và những cải tổ hành chánh xã
ấp thời VNCH. Các công trình trên đã cung cấp cho tác giả luận án có góc nhìn đa
chiều về “quốc sách ấp chiến lược”.
Công trình Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh chống phá “quốc sách” ấp chiến
lược của Mỹ - ngụy ở miền Nam Việt Nam (1961 – 1965) của Trần Thị Thu Hương
(Nxb CTQG, Hà Nội, 2003) đã phản ánh một cách chân thật, sinh động cuộc đấu
tranh đầy khó khăn, ác liệt của quân và dân miền Nam chống lại âm mưu thủ đoạn
thâm độc, xảo quyệt của Mỹ và chính quyền VNCH trong quá trình thực thi chương
trình ACL trên toàn miền Nam. Công trình phát triển từ luận án thuộc mã ngành
Lịch sử Đảng nên chủ yếu tập trung làm rõ vai trò lãnh đạo, chỉ đạo nhạy bén, sáng
tạo và linh hoạt của TW Đảng, TW Cục và Đảng bộ các địa phương ở miền Nam
đối với phong trào; Hơn nữa không gian là cả miền Nam nên chưa có điều kiện
phản ánh quá trình hình thành, phát triển cũng như đánh giá vai trò của phong trào
chống, phá ACL ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ một cách đầy đủ [78].
Công trình Phong trào đấu tranh chống phá ấp chiến lược (1963 – 1964) của
Nguyễn Công Thục (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006). Bằng những nguồn sử

liệu phong phú, tác giả đã làm sáng tỏ quá trình đấu tranh chống, phá ACL của quân
dân miền Nam trong những năm 1963 – 1964 và rút ra một số nguyên nhân thắng
lợi, bài học kinh nghiệm về xây dựng cơ sở Đảng và quần chúng, lực lượng, phương
thức tiến hành đấu tranh của phong trào chống, phá ACL ở miền Nam [128]. Tuy
nhiên, do phạm vi nghiên cứu là cả miền Nam nên công trình chưa có điều kiện
phản ánh chi tiết phong trào chống, phá ACL ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ.
Tác giả luận án đã kế thừa và phát triển có chọn lọc những công trình chuyên
khảo của hai tác giả trên để nghiên cứu làm sáng tỏ hơn phong trào chống, phá ACL
ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ trong giai đoạn từ năm 1961 đến năm 1965.
Trong nghiên cứu về phong trào chống, phá ấp chiến lược ở từng vùng miền
cụ thể có thể kể đến luận án Tiến sĩ Sử học “Phong trào đấu tranh chống, phá ấp
chiến lược ở miền Đông Nam Bộ (1961 – 1965) của tác giả Huỳnh Thị Liêm (2006).
Luận án đã phục dựng có hệ thống và tương đối toàn diện về phong trào chống, phá
ACL quyết liệt, mạnh mẽ, rộng khắp của quân và dân miền Đông Nam Bộ trong
16


giai đoạn từ năm 1961 đến năm 1965. Luận án đã phân tích và rút ra những bài học
kinh nghiệm quý báu về phát huy sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân, coi
trọng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ đảng viên trung kiên, vấn đề giành và giữ
dân nhằm khơi dậy sức mạnh của phong trào quần chúng yêu nước chống, phá ấp
chiến lược [80].
Gần đây nhất, Phạm Đức Thuận (2017) đã hoàn thành luận án Tiến sĩ với
nhan đề: Phong trào đấu tranh chống phá ấp chiến lược ở miền Tây Nam Bộ (1961
– 1965). Luận án cũng đã cung cấp cho người đọc bức tranh tổng thể về phong trào
chống, phá ACL ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Luận án đã phân tích những
chủ trương đúng đắn của Đảng bộ các địa phương trong việc đề ra các biện pháp
đấu tranh đúng đắn trên cơ sở xác định đúng âm mưu và thủ đoạn của kẻ thù, phát
huy có hiệu quả sức mạnh tổng hợp của ba mũi giáp công, sử dụng nhiều cách đánh
sáng tạo, đoàn kết với các dân tộc trên địa bàn miền Tây Nam Bộ, góp phần đánh

bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ - chính quyền VNCH [129].
Nghiên cứu về ACL được công bố trên các Tạp chí khoa học. Tiêu biểu,
tháng 07 – 1963, Duy Nghĩa có bài viết “Ấp chiến lược, trại tập trung dân và cứ
điểm quân sự của Mỹ - Diệm” đăng trong Tạp chí Học tập. Bài viết đã phân tích rõ
âm mưu và khái quát một số nội dung cơ bản kế hoạch xây dựng chương trình ACL
và lên án hành động dồn dân lập ACL của Mỹ và chính quyền VNCH [86]. Tác giả
Phạm Quang Toàn với bài viết “Hậu quả 20 năm bình định tàn bạo và thâm độc
của Mỹ ngụy đối với nông thôn miền Nam Việt Nam” (Tạp chí Nghiên cứu lịch sử,
số 171, 1976) đã trình bày rõ nét các chính sách bình định nông thôn của Mỹ và
chính quyền VNCH ở miền Nam, trong đó có đề cập đến việc xây dựng ACL [131].
Nguyễn Công Thục với bài “Ấp chiến lược, một biện pháp bình định chủ yếu
trong “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ ở miền Nam” (Tạp chí Lịch sử quân sự, 04 –
1999) [127, tr.27-31]. Vũ Thúy Hiền có bài viết “Phụ nữ Việt Nam tham gia đấu
tranh chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ 1961 – 1965” được
đăng trong Tạp chí Lịch sử Đảng tháng 07 – 2000 [70]. Các bài viết nêu trên đều
làm rõ âm mưu của Mỹ và chính quyền VNCH trong việc dồn dân lập ACL, những
nỗ lực nhằm thực hiện cho bằng được “quốc sách” ACL, đồng thời cũng làm rõ vai
17


×