Tải bản đầy đủ (.pdf) (0 trang)

Nghiên cứu sự thay đổi nồng độ cytokin huyết tương trong lọc máu liên tục bằng màng lọc oxiris ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 0 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ QUỐC PHÒNG

VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC LÂM SÀNG 108
-----------

PHẠM QUỐC DŨNG

NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI NỒNG ĐỘ CYTOKIN HUYẾT
TƯƠNG TRONG LỌC MÁU LIÊN TỤC BẰNG MÀNG LỌC
OXIRIS Ở BỆNH NHÂN SỐC NHIỄM KHUẨN

Chuyên ngành: Gây mê – Hồi sức
Mã số: 62.72.01.22

Người hướng dẫn:
1.
2.

TS. Đỗ Quốc Huy
PGS.TS. Lê Thị Việt Hoa

Hà Nội - 2020


LỜI CÁM ƠN
Sau thời gian học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận án này, tôi xin bày tỏ
sự biết ơn sâu sắc tới:
- Ban Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Viện nghiên cứu
Khoa học Y Dược Lâm sàng 108, Ban Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Ban


Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, Ban Giám đốc Bệnh viện Nhân dân 115, Ban
Giám đốc Bệnh viện Quận Thủ Đức đã tạo mọi điều kiện cho tôi thực hiện
nghiên cứu sinh.
- PGS.TS. Trần Duy Anh, nguyên Giám Đốc Bệnh Viện Trung ương
Quân đội 108, nguyên Viện Trưởng Viện NCKH YDLS 108, một người thầy
đáng kính, đã dành tình cảm thương yêu, động viên và dìu dắt bao thế hệ học
trò trong chuyên ngành Gây mê Hồi sức trên toàn quốc.
- TS.BS. Đỗ Quốc Huy, Phó Giám Đốc Bệnh viện Nhân dân 115, Trưởng
Bộ môn Hồi sức Cấp cứu và Chống độc trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc
Thạch, người Thầy đã trực tiếp chỉ dẫn, động viên tôi trong suốt quá trình học
tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án này.
- PGS.TS. Lê Thị Việt Hoa, nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Gây mê Hồi sức
- Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, người Cô giàu tình cảm đã động viên
và chỉ bảo tận tình trong quá trình học tập và thực hiện luận án.
- Xin trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô trong Hội đồng chấm luận án đã
đóng góp kiến quy báu để tôi hoàn thiện luận án này.
- Xin trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô trong Phòng Đào Tạo Sau Đại
học, Bộ môn Gây mê Hồi sức - Viện NCKH YDLS 108, Khoa Gây mê Hồi sức
- Bệnh viện TWQĐ 108, các nhà khoa học và các tập thể đơn vị trong chuyên
ngành Gây mê Hồi sức đã tận tình đóng góp cho tôi những kiến quý báu giúp
tôi hoàn thành luận án này.
i


- Xin trân trọng cảm ơn tập thể cán bộ Khoa Hồi sức tích cực và chống
độc Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Quận Thủ đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình làm việc và học tập.
- Xin được trân trọng biết ơn đến các bệnh nhân, người nhà bệnh nhân
đã tình nguyện tham gia và giúp đỡ tôi hoàn thành luận án này.
- Cuối cùng, xin giành tình cảm biết ơn chân thành đến gia đình, bạn bè

và các đồng nghiệp đã luôn động viên khích lệ, chia sẽ khó khăn giúp tôi tự tin
hơn trong cuộc sống cũng như trong học tập và nghiên cứu khoa học.
Hà Nội, ngày tháng năm 2020
Phạm Quốc Dũng

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Phạm Quốc Dũng, nghiên cứu sinh của Viện Nghiên Cứu Khoa Học Y
Dược Lâm Sàng 108, chuyên ngành: Gây mê Hồi sức, mã số: 62720122, xin
cam đoan:
1. Đây là luận án do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của (Thầy) TS. BS. Đỗ Quốc Huy và (Cô) PGS.TS. Lê Thị Việt Hoa.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung
thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2020

Người cam đoan

Phạm Quốc Dũng

iii



MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ các ký hiệu, các từ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ, sơ đồ
Danh mục các hình ảnh
MỤC LỤC ......................................................................................................iv
CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................. viii
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................... xii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ....................................................... xv
DANH MỤC CÁC HÌNH, ẢNH ................................................................ xvi
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................... 3
1.1. Đại cương về cytokin ................................................................................ 3
1.1.1. Định nghĩa ............................................................................................ 3
1.1.2. Tính chất chung của cytokin................................................................. 3
1.1.3. Lịch sử về cytokin ................................................................................ 3
1.1.4. Phân loại cytokin .................................................................................. 5
1.1.5. Các cytokin gây viêm và kháng viêm .................................................. 7
1.1.6. Hội chứng phóng thích cytokin và cơn bão cytokin............................. 8
1.1.7. Một số cytokin trong nghiên cứu........................................................ 12
1.2. Đại cương về sốc nhiễm khuẩn ............................................................... 16
1.2.1. Định nghĩa .......................................................................................... 16
1.2.2. Cơ chế sinh lý bệnh của nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn ..... 19
1.2.3. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của sốc nhiễm khuẩn.................... 22

iv


1.2.4. Điều trị sốc nhiễm khuẩn .................................................................... 25
1.3. Lọc máu tĩnh mạch-tĩnh mạch liên tục bằng màng lọc oXiris ................ 25
1.3.1. Lọc máu tĩnh mạch-tĩnh mạch liên tục (CVVH) trong hỗ trợ điều trị
sốc nhiễm khuẩn ........................................................................................... 25
1.3.2. Màng lọc oXiris .................................................................................. 31
1.3.3. Các nghiên cứu trong nước và ngoài nước về lọc máu tĩnh mạch-tĩnh
mạch liên tục sử dụng màng lọc oXiris. ....................................................... 33
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........37
2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 37
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn ........................................................................... 37
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ .............................................................................. 38
2.1.3. Tiêu chuẩn loại ra khỏi nghiên cứu .................................................... 38
2.2. Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 38
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................ 38
2.2.2. Phương pháp tính cỡ mẫu ................................................................... 38
2.2.3. Phương tiện nghiên cứu ...................................................................... 39
2.2.4. Cách thức tiến hành nghiên cứu ......................................................... 41
2.3. Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu đánh giá ........................................ 52
2.3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ........................................ 52
2.3.2. Mục tiêu 1: Đánh giá sự thay đổi nồng độ cytokin huyết tương trong
lọc máu liên tục bằng màng lọc oXiris ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn. ....... 53
2.3.3. Mục tiêu 2: Nhận xét một số thay đổi lâm sàng, cận lâm sàng của
bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn được lọc máu liên tục bằng màng lọc oXiris. . 54
2.4. Các tiêu chuẩn chẩn đoán sử dụng trong nghiên cứu ............................. 56
2.4.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn ............................................. 56
2.4.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán suy tạng .......................................................... 56
2.4.3. Tiêu chuẩn ngừng lọc máu liên tục .................................................... 57

2.4.4. Chỉ số thuốc vận mạch........................................................................ 57
v


2.4.5. Giá trị bình thường của các cytokin trong nghiên cứu ....................... 58
2.4.6. Tỉ lệ thải các cytokin trong máu ......................................................... 58
2.4.7. Các thang điểm đánh giá mức độ nặng ..............................................58
2.5. Xử lý số liệu ............................................................................................ 61
2.6. Đạo đức trong nghiên cứu ....................................................................... 62
2.7. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu........................................................................ 62
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 64
3.1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nghiên cứu. ......................................... 64
3.2. Đánh giá sự thay đổi nồng độ cytokin huyết tương trong lọc máu liên tục
bằng màng lọc oXiris ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn...............................73
3.2.1. Sự thay đổi nồng độ TNF-α, IL-1b, IL-6, IL-8, IL-10 trong huyết
tương. ............................................................................................................ 73
3.2.2. Sự thay đổi nồng độ TNF-α, IL-1b, IL-6, IL-8, IL-10 trong dịch lọc
thải ra. ........................................................................................................... 84
3.3. Nhận xét một số thay đổi lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân sốc
nhiễm khuẩn được lọc máu liên tục bằng màng lọc oXiris. ..................... 84
3.3.1. Sự thay đổi một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng trong quá
trình lọc máu tĩnh mạch-tĩnh mạch liên tục sử dụng màng lọc oXiris. ........ 84
3.3.2. Kết quả điều trị và một số yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng liên quan
đến tử vong ở nhóm bệnh nghiên cứu. ......................................................... 87
3.3.3. Mối liên quan của cytokin với tử vong............................................... 91
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN............................................................................ 95
4.1. Đặc điểm chung bệnh nhân nghiên cứu. ................................................. 95
4.1.1. Đặc điểm chung về tuổi, giới.............................................................. 95
4.1.2. Tiền sử bệnh ở nhóm nghiên cứu ....................................................... 96
4.1.3. Đặc điểm ổ nhiễm khuẩn nguyên phát. .............................................. 96

4.1.4. Các thông số liên quan đến lọc máu tĩnh mạch-tĩnh mạch liên tục ở
nhóm nghiên cứu. ......................................................................................... 98
vi


4.1.5. Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở nhóm nghiên cứu. .......... 99
4.1.6. Các thang điểm đánh giá độ nặng..................................................... 103
4.2. Đánh giá sự thay đổi nồng độ cytokin huyết tương trong lọc máu liên tục
bằng màng lọc oXiris ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn............................. 104
4.2.1. Sự thay đổi nồng độ TNF-α, IL-1b, IL-6, IL-8, IL-10 trong huyết
tương ........................................................................................................... 105
4.2.2. Sự thay đổi nồng độ TNF-α, IL-1b, IL-6, IL-8, IL-10 trong dịch lọc
thải ra. ......................................................................................................... 111
4.2.3. Mối liên quan cytokin với mức độ nặng........................................... 112
4.3. Nhận xét một số thay đổi lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân sốc
nhiễm khuẩn được lọc máu liên tục bằng màng lọc oXiris. ................... 114
4.3.1. Sự thay đổi một số lâm sàng và cận lâm sàng trong quá trình lọc máu
tĩnh mạch-tĩnh mạch liên tục sử dụng màng lọc oXiris. ............................ 114
4.3.2. Kết quả điều trị, biến chứng trong quá trình lọc máu liên tục và một
số yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng liên quan đến tử vong ........................... 120
KẾT LUẬN ................................................................................................. 126
KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 128
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN ......................................... 129
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: Phiếu nghiên cứu
PHỤ LỤC 2: Quy trình kỹ thuật lọc máu tĩnh mạch - tĩnh mạch liên tục
trong sốc nhiễm khuẩn
PHỤ LỤC 3: Danh sách bệnh nhân nghiên cứu
PHỤ LỤC 4: Hướng dẫn thở máy

PHỤ LỤC 5: Điều trị sốc nhiễm khuẩn

vii


CÁC TỪ VIẾT TẮT
TIẾNG VIỆT
HATB

Huyết áp trung bình

HAĐMTB

Huyết áp động mạch trung bình

HATT

Huyết áp tâm thu

LMLT

Lọc máu liên tục

KTC 95%

Khoảng tin cậy 95%

NKH

Nhiễm khuẩn huyết


RLCN

Rối loạn chức năng

SNK

Sốc nhiễm khuẩn

TIẾNG ANH
ACCP/SCCM

Hội lồng ngực Mỹ/Hiệp hội hồi sức Hoa Kỳ
(American College of Chest Physicians /Society of
Critical Care Medicine)

AKI

Tổn thương thận cấp (acute kidney injury)
Thang điểm đánh giá tình trạng sức khoẻ và các thông

APACHE

số sinh lý trong giai đoạn cấp phiên bản II (Acute
Physiology and Chronic Health Evaluation)

ARDS
AUC
CARS
CI


Hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (Acute respiratory
distress syndrome)
Diện tích dưới đường cong ROC (area under the
curve)
Hội chứng đáp ứng kháng viêm bù trừ (compensatory
anti-inflammatory response syndrome)
Khoảng tin cậy (confident interval)

viii


Thẩm tách và siêu lọc máu liên tục bằng màng lọc hấp
CAH-CHDF

phụ cytokin (continuous hemodiafiltration with
cytokin-adsorbing hemofilters)

CLR
CHF
CHDF
CVVH
CVVHDF
CRRT
DAMPs
DIC
HMGB1
IHD

Các thụ thể protein lectin loại C (c-type lectin

receptors)
Siêu lọc máu liên tục (continuous hemofiltration)
Thẩm tách-siêu lọc máu liên tục (continuous
hemodiafiltration)
Siêu lọc máu tĩnh mạch – tĩnh mạch liên tục
(continuous Veno-Venous Hemofiltration)
Thẩm tách - siêu lọc máu tĩnh mạch – tĩnh mạch liên
tục (continuous veno-venous hemodiafiltration)
Trị liệu thay thế thận liên tục (continuous renal
replacement therapy)
Các kiểu kháng nguyên liên quan tổn thương
(damage-associated molecular patterns)
Đông

máu

nội

mạch

tỏa

(disseminated

intravascular coagulation)
Protein nhóm B1 có tính di động cao (high-mobility
group b1 protein)
Thẩm

tách


máu

ngắt

quãng

(intermittent

hemodialysis)

IL

Interleukin

LPS

LipoPolysaccharides

LTA

Lipoteichoic acid

MODS

lan

Hội chứng rối loạn chức năng đa cơ quan (multiple
organ dysfunction syndrome)
ix



MOF
MOST

Suy đa tạng (multiple organ failure)
Điều trị hỗ trợ đa cơ quan (multiple organ support
therapy)
Yếu tố nhân chuỗi nhẹ kappa tăng hoạt hóa tế bào B

NF-kB

(nuclear

factor

kappa-light-chain-enhancer

of

activated b cells)
Các thụ thể giống miền oligome hóa gắn kết
NLR

nucleotide

(nucleotide-binding

oligomerization


domain-like receptors)
PAMPs

Các kiểu kháng nguyên liên quan đến mầm bệnh
(pathogen-associated molecular patterns)
Lọc máu hấp phụ trực tiếp sử dụng hộp hấp phụ chứa

PMX-DHP

polymyxin-B cố định (direct hemoperfusion therapy
using the polymyxin B-immobilized fiber cartridge)

PRRs
PTC
RIG-1 like
receptors

Các thụ thể nhận diện kháng nguyên (pattern
recognition receptors)
Procalcitonin
Các thụ thể giống RIG-1
Đường cong đặc trưng hoạt động của bộ thu nhận - để

ROC

xác định là có tín hiệu hay chỉ là do nhiễu (receiver
operating curve)

SCCM
ScvO2

SIRS

Hiệp Hội Hồi Sức Hoa Kỳ (society of critical care
medicine)
Độ bão hòa ôxy máu tĩnh mạch trộn
Hội chứng đáp ứng viêm hệ thống (systemic
inflammatory response syndrome)

x


SOFA
SSC

Thang điểm lượng giá suy cơ quan theo thời gian
(sequential organ failure assessment score)
Surviving Sepsis Campaign (chiến dịch giảm thiểu tử
vong do nhiễm khuẩn toàn cầu)

SvO2

Độ bão hòa ôxy máu tĩnh mạch

Th1 (T helper 1)

Tế bào T giúp đỡ 1

Th2 (T helper 2)

Tế bào T giúp đỡ 2


TLRs

Các thụ thể toll - like (toll-like-receptor)

TNF

Yếu tố hoại tử u (tumor necrosis factor)

xi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Hệ thống phân độ CRS sửa đổi ........................................................ 9
Bảng 1.2. Thuốc vận mạch liều cao (sử dụng liên tục ≥ 3 giờ) ...................... 10
Bảng 1.3. Thuật ngữ và phân loại quốc tế về bệnh tật .................................... 18
Bảng 1.4. Các loại thiết bị hấp phụ ................................................................. 30
Bảng 1.5. Các nghiên cứu trên thế giới về lọc máu liên tục sử dụng màng lọc
oXiris trong điều trị sốc nhiễm khuẩn............................................................. 34
Bảng 2.1. Phân loại tổn thương thận cấp theo tiêu chuẩn RIFLE .................. 37
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo bệnh viện ................................................. 64
Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo tuổi........................................................... 65
Bảng 3.3. Kết quả điều trị ở nhóm bệnh nghiên cứu. ..................................... 66
Bảng 3.4. Bệnh lý nền của nhóm bệnh nghiên cứu. ....................................... 66
Bảng 3.5. Đặc điểm ổ nhiễm khuẩn nguyên phát. .......................................... 67
Bảng 3.6. Kết quả cấy máu và các chủng vi khuẩn được định danh của nhóm
bệnh nghiên cứu. ............................................................................................. 67
Bảng 3.7. Các thông số liên quan đến lọc máu tĩnh mạch-tĩnh mạch liên tục của
nhóm bệnh nghiên cứu. ................................................................................... 68
Bảng 3.8. Đặc điểm huyết động ở nhóm bệnh nghiên cứu. ............................ 68

Bảng 3.9. Số lượng các tạng suy theo Knaus của nhóm bệnh nghiên cứu. .... 69
Bảng 3.10. Đặc điểm các tạng suy. ................................................................. 69
Bảng 3.11. Đặc điểm huyết học ở nhóm nghiên cứu. ..................................... 70
Bảng 3.12. Đặc điểm sinh hóa ở nhóm bệnh nghiên cứu. .............................. 71
Bảng 3.13. Đặc điểm khí máu ở nhóm bệnh nghiên cứu. ............................... 72
Bảng 3.14. Thang điểm đánh giá độ nặng ở nhóm bệnh nghiên cứu. ............ 73
Bảng 3.15. Kiểm định phân phối chuẩn cho nồng độ TNF-α. ........................ 74
Bảng 3.16. Kiểm định phân phối chuẩn cho nồng độ IL-1b máu ................... 75
Bảng 3.17. Kiểm định phân phối chuẩn cho nồng độ IL-6 máu ..................... 76
xii


Bảng 3.18. Kiểm định phân phối chuẩn cho nồng độ IL-8 máu ..................... 77
Bảng 3.19. Kiểm định phân phối chuẩn cho nồng độ IL-10 máu ................... 78
Bảng 3.20. Nồng độ các cytokin huyết tương khi bắt đầu lọc máu liên tục bằng
màng lọc oXiris ............................................................................................... 78
Bảng 3.21. Sự thay đổi nồng độ TNF-α huyết tương ở nhóm nghiên cứu. .... 79
Bảng 3.22. Sự thay đổi nồng độ IL-1b huyết tương ở nhóm nghiên cứu. ...... 79
Bảng 3.23. Kiểm định Wilcoxon Signed Ranks cho IL-1b ở các thời điểm. . 79
Bảng 3.24. Sự thay đổi nồng độ IL-6 huyết tương ở nhóm nghiên cứu. ........ 80
Bảng 3.25. Sự thay đổi nồng độ IL-8 huyết tương ở nhóm nghiên cứu. ........ 80
Bảng 3.26. Kiểm định Wilcoxon Signed Ranks cho IL-8 ở các thời điểm. ... 80
Bảng 3.27. Sự thay đổi nồng độ IL-10 huyết tương ở nhóm nghiên cứu. ...... 81
Bảng 3.28. Kiểm định Wilcoxon Signed Ranks cho IL-10 ở các thời điểm. . 81
Bảng 3.29. Sự thay đổi một số nồng độ cytokin trong dịch lọc thải ra ở nhóm
bệnh nghiên cứu. ............................................................................................. 84
Bảng 3.30. Sự thay đổi huyết động ở nhóm bệnh nghiên cứu. ....................... 85
Bảng 3.31. Sự thay đổi sinh hóa ở nhóm bệnh nghiên cứu. ........................... 85
Bảng 3.32. Sự thay đổi khí máu ở nhóm bệnh nghiên cứu. ............................ 86
Bảng 3.33. Sự thay đổi diễn tiến suy tạng ở nhóm bệnh nghiên cứu. ............ 87

Bảng 3.34. Các biến chứng về kỹ thuật. ......................................................... 88
Bảng 3.35. Biến chứng rối loạn điện giải. ...................................................... 88
Bảng 3.36. Biến chứng khác. .......................................................................... 88
Bảng 3.37. Các yếu tố lâm sàng liên quan đến tử vong. ................................. 89
Bảng 3.38. Một số yếu tố cận lâm sàng liên quan đến tử vong ở nhóm bệnh
nghiên cứu. ...................................................................................................... 89
Bảng 3.39. Sự thay đổi của tần số mạch liên quan đến tử vong. .................... 90
Bảng 3.40. Sự thay đổi của huyết áp trung bình liên quan đến tử vong ở nhóm
nghiên cứu. ...................................................................................................... 90

xiii


Bảng 3.41. Sự thay đổi điểm SOFA liên quan đến tử vong ở nhóm nghiên cứu.
......................................................................................................................... 91
Bảng 3.42. Nồng độ các cytokin huyết tương ở thời điểm bắt đầu lọc máu liên
tục (T1) liên quan đến tử vong. ....................................................................... 91
Bảng 3.43. Sự thay đổi của TNF-α huyết tương liên quan đến tử vong. ........ 92
Bảng 3.44. Sự thay đổi của IL-1b huyết tương liên quan đến tử vong. .......... 92
Bảng 3.45. Sự biến đổi của IL-6 huyết tương liên quan đến tử vong. ............ 92
Bảng 3.46. Sự thay đổi của IL-8 huyết tương liên quan đến tử vong. ............ 93
Bảng 3.47. Sự thay đổi của IL-10 huyết tương liên quan đến tử vong. .......... 93
Bảng 3.48. Giá trị tiên lượng tử vong của IL-1b và IL-6 tại thời điểm lọc máu
liên tục 48 giờ. ................................................................................................. 94

xiv


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Sự thay đổi TNF-α ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết. ............... 12

Biểu đồ 1.2. Sự thay đổi IL-1b ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết .................. 13
Biểu đồ 1.3. Sự thay đổi IL-6 ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết. ................... 14
Biểu đồ 1.4. Sự thay đổi IL-8 ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết. ................... 15
Biểu đồ 1.5. Sự thay đổi IL-10 ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết. ................. 16
Biểu đồ 3.1. Phân bố về giới .......................................................................... 65
Biểu đồ 3.2. Tỉ lệ bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn có tổn thương thận cấp và suy
thận cấp ........................................................................................................... 71
Biểu đồ 3.3. Biểu đồ box-plot nồng độ TNF-α ở các thời điểm. ................... 73
Biểu đồ 3.4. Biểu đồ box-plot nồng độ IL-1b máu ở các thời điểm. ............. 74
Biểu đồ 3.5. Biểu đồ box-plot nồng độ IL-6 ở các thời điểm. ....................... 75
Biểu đồ 3.6. Biểu đồ box-plot nồng độ IL-8 ở các thời điểm. ....................... 76
Biểu đồ 3.7. Biểu đồ box-plot nồng độ IL-10 ở các thời điểm. ..................... 77
Biểu đồ 3.8. Tỉ lệ % thải TNF-α trong máu ở các thời điểm trong LMLT.... 81
Biểu đồ 3.9. Tỉ lệ % thải IL-1b trong máu ở các thời điểm trong LMLT ..... 82
Biểu đồ 3.10. Tỉ lệ % thải IL-6 trong máu ở các thời điểm LMLT ............... 82
Biểu đồ 3.11. Tỉ lệ % thải IL-8 trong máu ở các thời điểm LMLT ............... 83
Biểu đồ 3.12. Tỉ lệ % thải IL-10 trong máu ở các thời điểm LMLT ............. 83
Biểu đồ 3.13. Tỉ lệ bệnh nhân sống và tử vong trong nhóm bệnh nhân nghiên
cứu. .................................................................................................................. 87
Biểu đồ 3.14. Đường cong ROC của IL-1b và IL-6 tại thời điểm lọc máu liên
tục 48 giờ trong tiên lượng tử vong ở bệnh nhân nghiên cứu. ........................ 94

xv


DANH MỤC CÁC HÌNH, ẢNH
Hình 1.1. Sơ đồ tóm tắt lịch sử hình thành các định nghĩa và tiêu chuẩn chẩn
đoán nhiễm khuẩn huyết. ................................................................................ 16
Hình 1.2. Sơ đồ chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn ............. 20
Hình 1.3. Sinh lý bệnh của nhiễm khuẩn huyết. ............................................. 22

Hình 1.4. Ba dấu ấn sinh học trong chẩn đoán sớm nhiễm khuẩn huyết. ....... 24
Hình 1.5. Hình ảnh hiển vi điện tử của các loại màng lọc .............................. 27
Hình 1.6. Phân loại trọng lượng các phân tử các chất hòa tan trong máu ...... 28
Hình 1.7. Cấu trúc quả lọc .............................................................................. 29
Hình 1.8. Lọc máu hấp phụ ............................................................................. 30
Hình 1.9. Cấu tạo 3 lớp của màng lọc oXiris .................................................. 32
Hình 2.1. Hệ thống máy lọc máu Prismaflex, version 7.1 .............................. 40
Hình 2.2. Quả lọc oXiris ................................................................................. 40
Hình 2.3. Máy Evidence Investigator – Đo cytokin theo phương pháp biochip
array. ................................................................................................................ 41

xvi


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sốc nhiễm khuẩn là tình trạng bệnh lý thường gặp ở các khoa hồi sức tích
cực. Hiện nay mặc dù có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị, nhưng tỉ lệ tử
vong do sốc nhiễm khuẩn vẫn còn cao, khoảng 40 - 55%. Nguyên nhân chính gây
tử vong ở người bệnh sốc nghiễm khuẩn là do tình trạng sốc kéo dài không đáp
ứng với các phương pháp điều trị, khởi đầu bằng trụy tim mạch và rối loạn chức
năng cơ tim hoặc suy đa cơ quan.
Khi các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào trong cơ thể như vi khuẩn, virút…,
cơ thể người bệnh đã phản ứng lại một cách quá mức bằng sự kích hoạt các tế bào
đáp ứng miễn dịch để sản xuất và phóng thích ồ ạt các cytokin vào trong máu.
Hiện tượng này được gọi là “cơn bão cytokin” và đã được biết đến trong cơ chế
sinh lý bệnh của sốc nhiễm khuẩn. Nồng độ các cytokin gây viêm và kháng viêm
tăng cao quá mức trong máu sẽ gây ra các rối loạn tuần hoàn và tình trạng suy đa
cơ quan. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra các cytokin gây viêm và kháng viêm tham
gia chính vào quá trình sinh lý bệnh của sốc nhiễm khuẩn là các cytokin gây viêm

bao gồm TNF-α, IL-1b, IL-2, IL-6, IL-8, MCP-1, MIP-1β, IFN-ϒ, GM-CSF cũng
như các cytokin kháng viêm bao gồm Il-4, IL-10. Trong đó, các cytokin như TNFα, IL-1b, IL-6, IL-8, IL-10 được các tác giả đề cặp đến vai trò của chúng trong
điều trị sốc nhiễm khuẩn cũng như trong tiên lượng và dự báo tử vong. Các nghiên
cứu cho thấy nồng độ các cytokin này tăng cao trong máu có liên quan đến mức
độ nặng và tử vong ở người bệnh sốc nhiễm khuẩn. Vì vậy, việc lọc máu liên tục
để thải loại các cytokin và độc tố vi khuẩn ra khỏi cơ thể, từ đó giúp làm giảm đáp
ứng viêm hệ thống quá mức và ổn định huyết động là một phương pháp hứa hẹn
sẽ hỗ trợ hiệu quả để điều trị sốc nhiễm khuẩn trong tương lai.
Lọc máu liên tục sử dụng màng lọc hấp phụ hay hộp hấp phụ đã được các
nghiên cứu gần đây báo cáo là có nhiều ưu điểm hơn so với lọc máu liên tục bằng
màng lọc thông thường nhờ vào khả năng hấp phụ độc tố vi khuẩn và/hoặc các
cytokin. Một số màng lọc hay hộp hấp phụ đang được nghiên cứu trên thế giới vì
có khả năng hấp phụ độc tố vi khuẩn và/hoặc cytokin hiện nay như CytoSorb,


2
oXiris, Toraymyxin, PMMA, HA-330, LPS adsorbers. Các kết quả nghiên cứu về
các loại màng lọc hấp phụ đang mở ra một hy vọng mới, giúp làm giảm tỉ lệ tử
vong ở người bệnh sốc nhiễm khuẩn và suy đa cơ quan.
Màng lọc oXiris được xem là có nhiều ưu điểm vượt trội và là màng lọc
duy nhất vừa hấp phụ nội độc tố vi khuẩn vừa hấp phụ các cytokin như TNF-α,
IL-1b, IL-6, IL-8, IL-10... Màng lọc oXiris cũng được đánh giá là an toàn trong
quá trình lọc máu và có rất ít tác dụng phụ cũng như biến chứng. Mặt khác màng
lọc oXiris có tính tương thích sinh học cao do đó làm giảm phóng thích
bradykinin, ít gây tụt huyếp áp và nó được phủ một lớp heparin bền vững giúp
chống đông trong quả lọc và sử dụng tốt ở người bệnh có rối loạn đông máu, nâng
cao hiệu quả lọc máu và không phải sử dụng chất chống đông.
Ở Việt Nam, kỹ thuật lọc máu liên tục đã bắt đầu thực hiện từ năm 2002,
nhưng cho đến nay chỉ có một vài nghiên cứu về sử dụng màng lọc oXiris trên đối
tượng ARDS. Đề tài nghiên cứu này sẽ đóng góp thêm một số bằng chứng trên

người bệnh sốc nhiễm khuẩn ở Việt Nam về hiệu quả của màng lọc oXiris trong
đào thải các cytokin để giúp hỗ trợ trong điều trị sốc nhiễm khuẩn.
Xuất phát từ giá trị của lọc máu liên tục sử dụng màng lọc hấp phụ và ưu
điểm của màng lọc oXiris cũng như từ đòi hỏi thực tế lâm sàng, chính vì vậy
chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu sự thay đổi nồng độ cytokin huyết
tương trong lọc máu liên tục bằng màng lọc oXiris ở bệnh nhân sốc nhiễm
khuẩn” nhằm mục tiêu:
1. Đánh giá sự thay đổi nồng độ cytokin huyết tương trong lọc máu liên tục
bằng màng lọc oXiris ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn.
2. Nhận xét một số thay đổi lâm sàng, cận lâm sàng và biến chứng trong
lọc máu liên tục của bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn được lọc máu liên tục bằng màng
lọc oXiris.


3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đại cương về cytokin
1.1.1. Định nghĩa
Cytokin là những protein hay glycoprotein được sản xuất và phóng thích
bởi các tế bào bạch cầu và một số tế bào khác. Cytokin thường có trọng lượng
phân tử từ 8 đến 30 kiloDalton và có vai trò là những chất truyền tin hóa học giữa
các tế bào. Các cytokin đều tham gia vào quá trình đáp ứng miễn dịch để bảo vệ
vật chủ chống lại tác nhân gây bệnh và/hoặc điều hòa đáp ứng viêm [58].
1.1.2. Tính chất chung của cytokin
Các cytokin gắn vào các thụ thể đặc hiệu dành cho nó ở trên màng các tế
bào đích làm khởi phát các con đường truyền tin hóa học vào bên trong tế bào và
cuối cùng dẫn đến những thay đổi biểu hiện trong nhân của tế bào đích. Hoạt động
của các cytokin chia thành ba loại sau: (1) Tự tiết (autocrine), có nghĩa là cytokin
sẽ bám lên chính tế bào đã tiết ra chúng; (2) Cận tiết (paracrine), có nghĩa là
cytokin bám vào các tế bào lân cận; (3) Nội tiết (endocrine), có nghĩa là cytokin

bám vào các tế bào ở xa nơi chế tiết [59].
Tác dụng của các cytokin theo bốn dạng: Đa dụng (pleiotropy), có nghĩa là
các cytokin gây ra các hoạt tính sinh học khác nhau trên các tế bào đích khác nhau,
ví dụ IL-6 kích thích các tế bào gan sản xuất các protein và IL-6 cũng là yếu tố
tăng trưởng tế bào B; Đồng dụng (redundancy), có nghĩa là các cytokin khác nhau
có thể gây ra những chức năng tương tự và điều này làm cho khó có thể qui một
hoạt tính sinh học biết trước cho một loại cytokin nào đó, ví dụ cả IL-2 và IL-15
đều thúc đẩy sự tăng sinh tế bào T; Hiệp đồng (synergy), có nghĩa là khi hai
cytokine cùng tác động thì gây ra hiệu quả lớn hơn tổng tác động của từng cytokin
khi tác động riêng lẻ; Đối kháng (antogonism), tức là một cytokin này có tác dụng
ức chế một cytokin khác.
1.1.3. Lịch sử về cytokin
Thuật ngữ cytokin được tác giả Cohen S sử dụng lần đầu tiên vào năm
1974. Thuật ngữ này gồm hai từ của tiếng Hy Lạp: “cyto” (tế bào) và “kinos” (làm


4
chuyển động, kích thích, hoạt hóa), như vậy cytokin có nghĩa là làm chuyển động,
kích thích, hoạt hóa tế bào. Cytokin là những phân tử truyền tin tế bào, giúp cho
các tế bào thông tin với nhau trong quá trình đáp ứng miễn dịch và kích thích các
tế bào di chuyển về các vị trí viêm, nhiễm khuẩn và chấn thương. Cytokin được
hiểu biết đầu tiên là các phân tử bên trong tế bào, trước khi biết về các thụ thể và
các phân tử truyền tín hiệu. Sao biển (Star-fish) và ruồi giấm (Drosophilia) là
những minh chứng cho sự hiều biết ban đầu về cytokin như là các các hoạt động
bảo vệ và sửa chữa các tổn thương. Thằn lằn (Lizards) có thể tồn tại trong tự nhiên
là nhờ khả năng thay đổi nhiệt độ của cơ thể theo nhiệt độ môi trường qua trung
gian cytokin.
Trong cơ thể người, cytokin có trong “mủ”. Trong thế giới cổ đại, các nhà
nghiên cứu đã ghi lại những chất tiết có mủ và các biểu hiện sốt, sưng và đau. Sau
đó mủ được nghiên cứu ở phòng xét nghiệm. Ngành xét nghiệm đã có hiểu biết

sớm nhất về yếu tố thấm. Sau đó yếu tố thấm được gọi là các sản phẩm của tế bào
bạch cầu và được nghiên cứu vào giữa thập niên 1940. Cytokin được định nghĩa
rõ nhất là yếu tố thấm được tạo ra bởi một tế bào tác động lên một tế bào khác.
Cytokin cũng có chức năng như các protein trên màng tế bào và một số cytokin
không bao giờ rời khỏi tế bào. Ngoại trừ tế bào hồng cầu, tất cả các tế bào trong
cơ thể đều sản xuất ra cytokin và đáp ứng lại với một cytokin.
Các mốc thời gian quan trọng trong việc hiểu biết về cytokin như sau [116]:
(1) Zinsser và Tamiya (1926) đã tìm thấy các yếu tố thấm (soluble factor)
trong chất lỏng không kết tủa của tuberculin mẫn cảm với các tế bào chuột lang
nhà (guinea pig cells) đã tiếp xúc với protein của trực khuẩn lao. Sau đó các nhà
nghiên cứu nhận thấy yếu tố thấm có những tính chất sinh học như gấy sốt, chống
lại sự nhiễm virus, giết tế bào ung thư và sự di cư của các tế bào viêm.
(2) Rich và Lewis (1932) chứng minh sự di chuyển của bạch cầu đa nhân
trung tính và đại thực bào trong môi trường nuôi cấy mô mẫn cảm với tuberculin
bị ức chế bởi kháng nguyên.


5
(3) Isaacs và Lindenmann (1957) phát hiện Interferon (type I interferon).
Interferon là một nhóm các protein tự nhiên được sản xuất bởi các tế bào của hệ
miễn dịch ở người và hầu hết các động vật nhằm chống lại các tác nhân như virus,
vi khuẩn, kí sinh trùng và tế bào ung thư.
(4) David, Bloom và Bennett (1966) đã sử dụng kỹ thuật mao dẫn chứng
minh các kháng nguyên gây kích thích các tế bào lympho mẫn cảm tiết ra yếu tố
ức chế di chuyển đại thực bào.
(5) Dumonde D (1969) đề xuất thuật ngữ "lymphokin" để mô tả các protein
được tiết ra từ tế bào lympho và sau đó các protein có nguồn gốc từ đại thực bào
và bạch cầu đơn nhân trong môi trường nuôi cấy được gọi là "monokin".
(6) Cohen S (1974) đã sử dụng thuật ngữ cytokin. Từ đó các nghiên cứu về
cytokin đã đạt được những thành tựu đáng kể. Cytokin tham gia vào rất nhiều quá

trình sinh học trong cơ thể như tạo phôi, sinh sản, tạo máu, đáp ứng miễn dịch,
viêm. Các cytokin cũng đóng vai trò quan trọng trong các bệnh lý như bệnh tự
miễn, nhiễm khuản huyết, ung thư, các bệnh lý viêm mạn tính (viêm đại tràng
mạn, bệnh Crohn, viêm đa khớp dạng thấp, bệnh vảy nến...), viêm gan siêu vi,
nhiễm HIV... Mặt khác các cytokin cũng có thể được sử dụng để điều trị bệnh như
yếu tố tạo khóm tế bào hạt được sử dụng trong huyết học, yếu tố hoại tử u trong
điều trị bệnh Crohn, viêm đa khớp dạng thấp…
(7) Liên đoàn Quốc tế các Hiệp hội Miễn dịch học (International Union of
Immunological Societies) (1979) đã đưa ra thuật ngữ interleukin.
1.1.4. Phân loại cytokin
Các cytokin được phân chia thành sáu nhóm: interleukin, interferon, yếu
tố hoại tử u, yếu tố kích thích các dòng bạch cầu, chemokin, yếu tố tăng trưởng.
[102], [59].
(1) Interleukin: ban đầu Interleukin dùng để chỉ các cytokin được sản xuất
bởi một bạch cầu và tác động trên một bạch cầu khác. Sau này thì các nhà khoa
học nhận ra nó cũng có thể được sản xuất ra bởi các tế bào khác nhau và tác động
trên các tế bào khác loại. IL tham gia vào cơ chế sinh lý bệnh của bệnh lý viêm


6
và bệnh tự miễn. Hiện nay có khoảng 40 loại interleukin đã được tìm thấy, ký hiệu
là IL-1 đến IL-40 [18], [42]. Ví dụ, tế bào T tiết ra IL-2, sau đó IL-2 gắn lên tế
bào T giúp tăng trưởng và biệt hóa tế nào T. Tế bào T cũng tiết ra IL-4, sau đó Il4 gắn lên tế bào B giúp biệt hóa tế bào B thành tương bào.
(2) Interferon: đây là cytokin được phát hiện đầu tiên, được gọi là interferon
vì khả năng chống lại nhiễm khuẩn và nhân lên virus. Có 3 loại IFN: ,  và .
* IFN- và IFN- là interferon loại I do tế bào tua cũng như tế bào nhiễm
virus tiết ra. Các IFN gắn lên các tế bào không nhiễm virus, sau đó các tế bào
không nhiễm virus tiết ra các protein chống lại virus.
* IFN- là interferon loại II do tế bào T hoạt hóa và tế bào giết tự nhiên
(natural killer) tiết ra, giúp làm tăng cường hoạt động của đại thực bào.

(3) Yếu tố hoại tử u (TNF): tìm thấy năm 1975, nó gây xuất huyết và hoại
tử ở khối u, bao gồm 18 loại, ví dụ như TNF-α, CD40L và FasL… Yếu tố hoại tử
u được tiết ra từ tế bào mast, đại thực bào và tế bào B. TNF giúp cơ thể điều hòa
đáp ứng miễm dịch, ví dụ như TNF gắn lên bạch cầu đa nhân trung tính làm hoạt
hóa các bạch cầu này, và gây chết tế bào.
(4) Yếu tố kích thích các dòng bạch cầu (CSF): kích thích sự tăng sinh và
biệt hóa của tế bào gốc tạo máu đa nhân và tế bào tiền thân tạo máu trong các giai
đoạn phát triển khác nhau. CSF bao gồm M-CSF, GM-CSF, G-CSF, EPO, SCF,
TPO. Ví dụ: Tế bào T và tế bào tủy xương tiết ra M-CSF (monocyte-colony
stimulating-factor), M-CSF giúp tăng trưởng dòng bạch cầu đơn nhân
(monocyte); Tế bào B và đại thực bào tiết ra GM-CSF (granulocyte macrophagecolony-stimulating factor), GM-CSF giúp tăng trưởng và biệt hóa tế bào tua
(dendritic cell, là một tế bào trình diện kháng nguyên); Tế bào đơn nhân tiết ra GCSF (granulocyte-colony stimulating-factor), G-CSF giúp tăng trưởng và biệt hóa
bạch cầu đa nhân trung tính.
(5) Chemokin: có chức năng hóa ứng động và là tín hiệu cho các bạch cầu
đơn nhân, bạch cầu đa nhân trung tính và tế bào lympho từ máu vào các vị trí ổ
nhiễm khuẩn, ví dụ mô bị nhiễm khuẩn hay bị tổn thương sẽ tiết ra chemokin.


7
Chemokin được tiết ra sẽ làm cho các tế bào bạch cầu từ máu mao mạch di chuyển
đến mô bị nhiễm khuẩn. IL-8 là chemokin đầu tiên được nghiên cứu rõ ràng và là
đại diện tiêu biểu của chemokin. Dựa trên số lượng và vị trí của cystein, chemokin
được phân loại thành 4 nhóm [79]: CC, CXC, C và CX3C.
* CC chemokin là yếu tố làm di chuyển bạch cầu đơn nhân, cũng như tế
bào giết tự nhiên và tế bào trình diện kháng nguyên. Ví dụ, monocyte
chemoattractant protein-1 (MCP-1 hay CCL2) có chức năng làm di chuyển bạch
cầu đơn nhân từ trong máu vào trong mô và trở thành đại thực bào; CCL5 có chức
năng hấp dẫn các tế bào T, bạch cầu ái toan và bạch cầu ái kiềm.
* CXC chemokin là yếu tố làm di chuyển bạch cầu đa nhân trung tính và tế
bào lympho. Ví dụ, IL-8 có chức năng làm di chuyển bạch cầu đa nhân trung tính

từ trong máu vào mô; CXCL13 có chức năng làm di chuyển tế bào lympho.
* C chemokin là yếu tố làm di chuyển các tế bào lympho, ví dụ như XCL1
lymphotactin-α và XCL2 lymphotactin-β.
* C3XC chemokin là yếu tố hóa ứng động tế bào đơn nhân, tế bào giết tự
nhiên và tế bào T. Ví dụ, fractalkin/CX3CL1 là chất hấp dẫn hóa học và là phân
tử bám dính.
(6) Yếu tố tăng trưởng: có chức năng kích thích tăng trưởng tế bào, bao
gồm TGF-, EGF, VEGF, FGF, NGF và PDGF.
1.1.5. Các cytokin gây viêm và kháng viêm
1.1.5.1. Các cytokin gây viêm
- Theo Schulte W (2013) [120], các loại cytokin gây viêm trong nhiễm
khuẩn huyết bao gồm TNF-α, IL-1a, IL-1b, IL-6, IL-8, IL-12, IL-17, IFN-𝛾, MIF.
- Theo Roshene R (2017) [116], các cytokin gây viêm có những lợi ích giúp
cho cơ thể chống lại mầm bệnh như tăng khả năng thực bào giết vi khuẩn của đại
thực bào, huy động và tập trung các tế bào miễn dịch bẩm sinh đến vị trí nhiễm
khuẩn, làm trưởng thành các tế bào trình diện kháng nguyên và trực tiếp tạo ra
đáp ứng miễn dịch đặc hiệu tiếp theo đối với sự xâm nhập của mầm bệnh.
Ba cytokin IL-1, IL-6 và TNF-α, có vai trò trung tâm trong việc phá hủy


8
các mô. Ba loại cytokin này được tiết ra bởi nhiều loại tế bào như các tế bào đơn
nhân, các đại thực bào, các tế bào trình diện kháng nguyên, các tế bào biểu mô,
các tế bào sừng và các nguyên bào sợi.
IL-1a là một cytokin điều tiết các quá trình trong tế bào và là một cytokin
gây viêm tại chỗ, trong khi đó IL-1b là một protein chủ yếu ở ngoài tế bào. IL-1
kích thích sự tăng sinh các tế bào sừng, các nguyên bào sợi và các tế bào nội mạch
của các mô. Vì vậy, IL-1 là một thành tố quan trọng trong giữ gìn ổn định của các
mô và nếu IL-1 ít được sản xuầt ra sẽ dẫn đến tổn thương mô.
Il-6 được sản xuất tại chỗ trong các mô bị viêm sau khi LPS của vi khuẩn

kích thích các tế bào hay các cytokin như IL-1b, TNF-α kích thích tiết IL-6.
TNF-α là một cytokin gây viêm có chức năng điều tiết miễn dịch rộng.
TNF-α kích thích tiết ra các chemokin hay các men cyclooxygenase, men này làm
tình trạng viêm nặng nề hơn.
1.1.5.2. Các cytokin kháng viêm
- Theo Schulte W (2013) [120], các loại cytokin kháng viêm trong nhiễm
khuẩn huyết gồm có IL-10, TGF-𝛽, IL-4.
- Theo Roshene R (2017) [116], các cytokin kháng viêm là các cytokin điều
tiết miễn dịch, kiểm soát đáp ứng các cytokin gây viêm. Các cytokin kháng viêm
chính bao gồm kháng thụ thể IL-1, IL-4, IL-6, Il-10, IL-11 và IL-13. IL-4 thúc
đẩy sự phát triển tế bào lympho Th2 và gây ức chế sự tổng hợp các cytokin gây
viêm do LPS của vi khuẩn. IL-6 gây ức chế sản xuất TNF và IL-1 của đại thực
bào. IL-10 gây ức chế sản xuất các cytokin của các tế bào đơn nhân, đại thực bào
và tế bào bạch cầu đa nhân trung tính và gây ức chế đáp ứng tế bào lympho loại
Th1. IL-11 ức chế sản xuất các cytokin gây viêm của tế bào đơn nhân, đại thực
bào và thúc đẩy đáp ứng tế bào lympho Th2. IL-13 làm giảm chức năng của tế
bào đơn nhân và đại thực bào.
1.1.6. Hội chứng phóng thích cytokin và cơn bão cytokin
1.1.6.1. Định nghĩa:
- Hội chứng phóng thích cytokin (cytokine release syndrome - CRS) là một


×