Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Tiểu luậnTHƯƠNG MẠI DỊCH VỤ Phát triển thương mại dịch vụ quốc tế của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (514.91 KB, 34 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
___________________

TIỂU LUẬN KINH TẾ
ĐỀ TÀI:
Phát triển thương mại dịch vụ quốc tế của Việt Nam
trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Nhóm thực hiện

: Nhóm 08

Lớp tín chỉ

:TMA412(1-1920).1_LT

Giảng viên hướng dẫn :TS Nguyễn Văn Minh

Hà Nội, tháng 8 năm 2019


Danh sách thành viên nhóm 08
STT
1
2
3
4

Họ và tên
Nguyễn Thị Ngọc Huyền


Bùi Yến Linh
Hoàng Thị Thùy Trang
Tô Thị Hà

Danh mục bảng biểu

MSSV
1611110293
1611110321
1711120167
1711110201


Ký hiệu
Bảng 1.1
Bảng 1.2
Bảng 3.1
Bảng 3.2
Bảng 3.3
Bảng 3.4
Biểu đồ 2.1
Biểu đồ 2.2
Biểu đồ 2.3
Biểu đồ 2.4
Biểu đồ 2.5
Biểu đồ 3.1

Tên bảng biểu
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam từ năm 1986 đến nay
Các Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam đã tham gia

Bảng lượng khách quốc tế đến một số nước ASEAN năm 2017
Top 5 quốc gia có nhiều khách du lịch đến Việt Nam nhất năm 2018
Doanh thu dịch vụ du lịch quốc tế từ năm 2014 – 2018
Số công nhân ra nước ngoài từ năm 2014 - 2016
Tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ
Tỉ trọng lĩnh vực dịch vụ trong GDP của Việt Nam và thế giới
Tỉ lệ lao động trong lĩnh vực dịch vụ
Tỉ lệ lao động các ngành của Việt Nam năm 2008
Tỉ lệ lao động các ngành của Việt Nam năm 2018
Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam giai đoạn 2008-

Biểu đồ 3.2

2018
Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu dịch vụ của một số nước thuộc khu vực

Biểu đồ 3.3
Biểu đồ 3.4

ASEAN giai đoạn 2008-2018
Biểu đồ cơ cấu xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam giai đoạn 2008-2018
Biểu đồ cơ cấu xuất khẩu dịch vụ của một số nước khu vực ASEAN

Biểu đồ 3.5
Biểu đồ 3.6
Biểu đồ 3.7
Biểu đồ 3.8

năm 2018
Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam từ năm 2008 – 2018

Biểu đồ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam theo Châu lục năm 2018
Biểu đồ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam theo Châu lục năm2017
Biểu đồ doanh thu dịch vụ du lịch quốc tế năm 2008 - 2018

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1.KHÁI NIỆM VÀ TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT
NAM 1
1.1.

Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế 1

1.2.

Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

1

CHƯƠNG 2.THÀNH TỰU PHÁT TRIỂN LĨNH VỰC DỊCH VỤ CỦA VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN 2008-2018………………….……………………………………………………5
2.1.

Tốc độ tăng trưởng lĩnh vực dịch vụ của Việt Nam 5

2.2.

Tỷ trọng lĩnh vực dịch vụ trong GDP 8

2.3.

Tỷ lệ lao động trong lĩnh vực dịch vụ11


CHƯƠNG 3.TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU DỊCH VỤ CỦA VIỆT NAM 2008-201815


3.1.

Tình hình chung

3.2.

Tình hình xuất khẩu của một số dịch vụ chính

TÀI LIỆU THAM KHẢO

15

31

22


CHƯƠNG 1.

KHÁI NIỆM VÀ TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ
QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

1.1.

Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế


Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình chủ động gắn kết nền kinh tế quốc gia
với nền kinh tế khu vực và thế giới thông qua việc tham gia các thể chế kinh tế quốc
tế vì lợi ích quốc gia.
Trong thực tế, hội nhập kinh tế có thể là song phương - tức là giữa hai nền
kinh tế, hoặc khu vực - tức là giữa một nhóm nền kinh tế, hoặc đa phương - tức là có
quy mô toàn thế giới.
Hội nhập kinh tế là quá trình chủ động thực hiện đồng thời hai việc: một mặt,
gắn nền kinh tế và thị trường từng nước với thị trường khu vực và thế giới thông qua
các nỗ lực thực hiện mở cửa và thúc đẩy tự do hóa nền kinh tế quốc dân; và mặt khác,
gia nhập và góp phần xây dựng các thể chế kinh tế khu vực và toàn cầu.
1.2.

Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
Toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hoá thương mại đã và đang là

xu thế nổi bật của kinh tế thế giới đương đại. Phù hợp với xu thế đó, từ năm 1986 đến
nay, Việt Nam đã tiến hành công cuộc đổi mới và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế
với phương châm “đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ đối ngoại. Việt Nam sẵn sàng
là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và
phát triển”. Việc hội nhập kinh tế quốc tế đã giúp cho nền kinh tế Việt Nam có nhiều
khởi sắc và đạt nhiều thành tựu lớn, đặc biệt trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa,
xuất nhập khẩu dịch vụ. Tuy nhiên, trong phạm vi bài báo cáo này, chúng ta sẽ chỉ đề
cập đến lĩnh vực xuất nhập khẩu dịch vụ của Việt Nam.

1


Bảng 1.1 Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam từ năm 1986 đến nay
Năm


Các sự kiện

1986

Tiến hành đổi mới, hội nhập KTQT

1993

Nối lại quan hệ với IMF (Quỹ tiền tệ quốc tế), WB (Tổ chức Ngân hàng
thế giới)

1995

Gia nhập ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á)

1998

Gia nhập APEC (Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương)

2001

Ký hiệp định BTA (Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa
Kỳ

2007

Gia nhập WTO (Tổ chức thương mại thế giới)

2018


Ký hiệp định CPTPP (Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái
Bình Dương)

Bảng 1.2 Các Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam đã tham gia
STT

Tên FTA

Có hiệu lực

1

Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA)

1995

2

Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA)

2002

3

Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA)

2007

4


Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Nhật Bản (AJFTA)

2008

5

Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA)

2009

6

Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Australia - New Zealand

2010

(AANZFTA)
7

Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Ấn Độ (AIFTA)

2010

8

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- Chile (VCFTA)

2014

2



9

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế Á -

2016

Âu (EAEU)
10

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA)

2015

11

Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình

2019

Dương (CPTPP)
Việc hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra những cơ hội rất lớn thúc đẩy nền
thương mại dịch vụ của Việt Nam. ASEAN là cửa ngõ đầu tiên và then chốt cho tiến
trình hội nhập kinh tế khu vực Đông Nam Á của Việt Nam, tạo tiền đề đưa nền thương
mại dịch vụ vươn tầm ra thế giới. Trong khuôn khổ WTO, Việt Nam được tiếp cận thị
trường dịch vụ ở tất cả các nước thành viên với mức thuế nhập khẩu được ưu đãi (cắt
giảm) và không bị phân biệt đối xử. Qua đó, các doanh nghiệp của Việt Nam có các
điều kiện thuận lợi gia nhập vào thị trường dịch vụ thế giới.
Việt Nam tham gia các hiệp định FTA, nhất là AFTA và CPTPP,... đã mở ra

cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ đến các thị trường lớn,
nhất là sự tự do di chuyển lao động có tay nghề qua biên giới các nước thành viên.
Riêng với CPTPP khi được thông qua, sẽ là cú đột phá tạo sân chơi mới rộng
mở cho xuất khẩu các dịch vụ tài chính - ngân hàng dưới hình thức xuất khẩu thương
mại điện tử qua biên giới mà không cần hiện diện thể nhân…
Ngoài ra, còn hàng trăm hiệp định kinh tế - thương mại song phương và đa
phương, với hàng chục FTA thế hệ mới đã được Việt Nam ký kết hoặc đang đàm phán
thuận lợi nhiều hiệp định khác, trong đó, có với hầu hết các nền kinh tế G20 và các thị
trường lớn khác trên thế giới… Sự cộng hưởng của xung lực tích cực trên đã tạo sự đột
phá cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam, được dư luận cả trong nước và quốc tế
ghi nhận, đánh giá cao.
Bên cạnh những thuận lợi thì việc thực hiện xuất khẩu dịch vụ cũng có những
khó khăn nhất định, như tình hình thế giới đang diễn biến khó lường; xu hướng bảo hộ
và sự cạnh tranh gia tăng ở các nước đối tác xuất khẩu của Việt Nam. Sự tận dụng cơ
3


hội và chủ động đối phó với thách thức chưa thật tốt. Thể chế kinh tế thị trường chậm
được hoàn thiện và phát triển thiếu đồng bộ. Chất lượng tăng trưởng và sức bền vững
của nền kinh tế còn yếu và chậm được cải thiện.
Năng lực cạnh tranh của quốc gia, của doanh nghiệp và sản phẩm còn hạn
chế; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng còn chậm. Kết cấu hạ
tầng và nguồn nhân lực còn nhiều bất cập. Công nghệ sản xuất chậm được đầu tư, đổi
mới; chuyển giao công nghệ ít được quan tâm. Quản lý, điều hành, quản trị doanh
nghiệp chưa bắt kịp với yêu cầu của tình hình cạnh tranh ngày càng quyết liệt.
Năng lực và sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý cấp, ngành và địa phương
còn nhiều bất cập; Cải cách hành chính chưa được đẩy mạnh, cơ chế, chính sách chưa
đáp ứng được yêu cầu. Chủ trương của Đảng chưa được quán triệt và thực hiện đầy đủ,
chậm được cụ thể hóa và thể chế hóa. Các cấp, các ngành, các tổ chức và cá nhân chưa
nhận thức sâu sắc và chưa chủ động tận dụng các cơ hội; đồng thời, chưa thấy rõ thách

thức để chủ động ứng phó; chưa lường trước được các hoạt động tiêu cực ở nước ngoài
để có những biện pháp hạn chế hữu hiệu.
Hơn nữa, khó khăn xuất khẩu dịch vụ còn đến do nhiều dịch vụ chưa thực sự
đa dạng, có chất lượng và có thương hiệu; tính chuyên nghiệp và tuân thủ các quy
chuẩn quốc tế thấp.

CHƯƠNG 2.

THÀNH TỰU PHÁT TRIỂN LĨNH VỰC DỊCH VỤ
CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008-2018

2.1.

Tốc độ tăng trưởng lĩnh vực dịch vụ của Việt Nam
Đầu tiên, khi nghiên cứu về tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ ở Việt

Nam, chúng ta có thể xem xét một số những quốc gia điển hình như Trung Quốc – một
cường quốc trong lĩnh vực dịch vụ, láng giềng của chúng ta và một đất nước cùng khu
vực Thái Lan, để từ đó so sánh và nhận xét về Việt Nam.

4


Tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ
15

10.48
10
7.55


9.59

9.67

6.55

6.95

5

9.49
7.47

8.43
8.01
6.71

8.3
6.72

8.19

6.16

6.33
5.19

7.7
6.98


3.79

7.91
7.44
5.78

4.61

4.06

7.6
7.03
5.1

1.98

1.05
0
2008

7.81

-0.31
2009

2010

2011

2012


2013

2014

2015

2016

2017

2018

-5
-7.65

-10
Trung Quốc

Thái Lan

Việt Nam

Nguồn: World Bank
Biểu đồ 2.1 Tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ
Biểu đồ 2.1 thể hiện tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ 3 nước chúng ta
nghiên cứu là Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam. Qua đó, ta nhận xét được một số ý
sau:
 Giai đoạn những năm 2008-2009: Đây là giai đoạn cả ba quốc gia đều chịu ảnh
hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009 bắt nguồn từ Mỹ.

Nhìn chung, các nước không chịu ảnh hưởng quá lớn vào giai đoạn này, mỗi
nước chỉ giảm tốc độ tăng trưởng so với năm trước đó tầm trên dưới 1%. Cụ thể:
o Trung Quốc: Năm 2008, tốc độ tăng trưởng là 10,478% nhưng sang đến
năm 2009 chỉ giảm còn 9,588%, nghĩa là giảm 0,89%.

5


o Thái Lan: nước này cũng giảm từ 1,047% xuống mức âm là -0,308%,
nghĩa là giảm 1,355%. Nước này giảm sâu nhất vì ngoài ảnh hưởng từ
cuộc khủng hoảng thì còn do bất ổn chính trị trong nước.
o Việt Nam: cũng chịu sự ảnh hưởng và giảm từ 7,553% xuống 6,547%
nghĩa là giảm 1,006%.
 Giai đoạn 2010: Các nước nhìn chung sẽ có sự phục hồi nền kinh tế sau khủng
hoảng và tốc độ tăng trưởng sẽ tăng trở lại nhưng riêng ở Việt Nam năm 2010
chúng ta lại chìm sâu trong tăng trưởng âm ngành dịch vụ.
o Thái Lan thì có sự trở lại ngoạn mục khi từ mức âm thì họ tăng lên hơn
7% để vươn tới mức 6,951%.
o Ở Trung Quốc do ảnh hưởng không nhiều từ cuộc khủng hoảng nên sau
khi phục hồi họ chỉ nhỉnh nhẹ từ 9,588% lên 9,667%.
Còn riêng ở nước ta, tưởng chừng sự ảnh hưởng chỉ thấp ở mức 1% rồi sẽ có sự
phục hồi thì lại chìm sâu trong tăng trưởng âm, từ mức 6,547% ở năm 2009
sang năm 2010 giảm sâu xuống -7,651%. Nguyên do của sự việc này là ngoài
bối cảnh quốc tế thì năm 2010 cũng là một năm chúng ta có tình hình bất ổn. Cụ
thể: thiên tai năm đó xảy ra nhiều ảnh hưởng đến dịch vụ du lịch, giá cả hàng
hóa, dịch vụ tăng cao nhưng thiên tai, sản xuất không tốt khiến đời sống nhân
dân gặp khó khăn ít tiêu thụ dịch vụ, …
 Từ năm 2011-2014: đây là một giai đoạn khá biến động với tỉ lệ tăng trưởng
lĩnh vực dịch vụ của ba nước.
o Trung Quốc: đã giảm từ 9,49% năm 2011 xuống 7,808% vào năm 2014

nghĩa là giảm 1,68%. Giai đoạn này là giai đoạn mà chính Trung Quốc
gặp nhiều khó khăn, thách thức trong cả nền kinh tế nói chung, nếu giai
đoạn 2008-2009 là chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu
thì giai đoạn này chính Trung Quốc gặp khó khăn trong dịch vụ tài chính
khi đối mặt cuộc khủng hoảng tài chính do nợ công tăng nhanh và sau
nhiều năm duy trì các biện pháp kích thích kinh tế.
o Thái Lan: giai đoạn này là một giai đoạn biến động lớn. Năm 2011 tỉ lệ
tăng trưởng là 3,93% thì sang năm 2012 có tín hiệu cực kỳ đáng mừng vì

6


họ tăng một mạch 4,5% để đạt mốc 8,43%. Nhưng tăng nhanh thì lại
giảm nhanh, 2013-2014 thì tỉ lệ đó liên tục giảm và thậm chí xuống đến
1,981% vào năm 2014 nghĩa là giảm gần 6,5%. Nguyên nhân của sự
giảm tăng trưởng này một lần nữa lại do ảnh hưởng từ sự bất ổn chính trị
khi có sự kiện đảo chính năm 2014.
o Việt Nam: Giai đoạn này ngành dịch vụ đã quay lại mức tăng trưởng an
toàn sau khi đạt mức tăng trưởng âm vào năm 2010. Tuy cũng có biến
động nhưng không hề lớn như Trung Quốc và Thái Lan. Cụ thể: Năm
2011 thì chúng ta đã phục hồi lại được và đạt mức tăng trưởng là 7,469%,
do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới mà đến năm 2014 thì còn
6,164%.
 Năm 2015 đến nay là tín hiệu khá đáng mừng đối với Việt Nam trong lĩnh vực
dịch vụ. Khi Trung Quốc và Thái Lan có sự biến động thất thường thì Việt Nam
lại khá ổn định khi tăng liên tục từ năm 2015 đến năm 2017 và chỉ có sự giảm
nhẹ vào năm 2018.
o Trung Quốc: nước này có xu hướng xấu đi trong tốc độ tăng trưởng
ngành dịch vụ khi tốc này liên tục giảm. Đặc biệt năm 2018 chỉ còn 7,6%
là thấp nhất trong 10 năm từ 2008-2018.

o Đối với Thái Lan, nước này tuy không giảm liên tục như Trung Quốc
nhưng do chính trị vẫn còn bất ổn nên tiềm tàng nguy cơ biến động.
o Việt Nam thì chúng ta tăng từ 6,325% lên 7,442% vào năm 2018 thì là
7,029%, cao hơn mức tăng các năm giai đoạn 2012-2016, trong đó các
ngành dịch vụ thị trường có tỷ trọng đóng góp lớn vào tăng trưởng GDP
như bán buôn, bán lẻ; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm; dịch
vụ lưu trú và ăn uống; vận tải, kho bãi... đều đạt mức tăng trưởng khá.
Hoạt động thương mại dịch vụ năm 2018 có mức tăng trưởng khá, sức
mua tiêu dùng tăng cao, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ
tiêu dùng năm nay đạt 4.395,7 nghìn tỷ đồng, tăng 11,7% so với năm
2.2.

2017.
Tỷ trọng lĩnh vực dịch vụ trong GDP

7


Tỉ trọng lĩnh vực dịch vụ trong GDP của Việt Nam và thế giới
70
61.99

63.91

63.21

61.92

63.77


63.43

63.97

64.85

65.24

65.04

60
50
42.51
40

43.44
36.94

36.73

37.27

38.74

39.04

39.73

40.93


41.26

41.17

30
20
10
0

Năm 2008Năm 2009Năm 2010Năm 2011Năm 2012Năm 2013 Năm 2014Năm 2015 Năm 2016Năm 2017Năm 2018
Việt Nam

Thế giới

Nguồn: World Bank
Biểu đồ 2.2 Tỉ trọng lĩnh vực dịch vụ trong GDP của Việt Nam và thế giới
Phân tích biểu đồ II.2 ta thấy trong vòng 10 năm trở lại đây từ 2008-2018, tỉ
trọng lĩnh vực dịch vụ của chúng ta có xu hướng biến động nhẹ qua từng năm, nhìn
chung chiếm tầm 40%, xu hướng tăng chậm. Cụ thể:
 Năm 2010 là năm tỉ trọng lĩnh vực dịch vụ thấp nhất trong 10 năm với 36,942%.
Lí giải cho điều này thì do chúng ta gặp nhiều khó khăn trong cả điều kiện ngoài
nước và trong nước: ngoài nước thì vẫn là dư chấn sau cuộc khủng hoảng tài
chính toàn cầu, trong nước thì năm 2010 là năm thiên tai, dịch bệch, … hoành
hành.
 Sau khi chịu ảnh hưởng từ năm 2010 thì tỉ trọng ngành dịch vụ cũng có xu
hướng tăng lại nhưng tốc độ tăng còn chậm, không đạt được những con số đã
từng đạt vào năm 2008, năm 2009. Ta có thể thấy năm 2008 chúng ta đạt

8



42,509% nhưng đến năm 2018 lại chỉ có 41,17%. Tốc độ gia tăng tỉ trọng thấp,
chỉ tăng vào khoảng 0,2-0,5%/năm.
Cơ cấu kinh tế của Việt Nam tiếp tục chuyển dịch tích cực theo xu hướng giảm tỷ trọng
nông, lâm nghiệp và thủy sản; tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và ngành
dịch vụ. Năm 2018, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 14,57%
GDP; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 34,28%; khu vực dịch vụ chiếm
41,17%.
Đối với tỉ trọng lĩnh vực dịch vụ trong GDP của thế giới thì chúng ta còn có
khoảng cách khá xa, tỉ trọng nước ta vẫn còn đang ở mức thấp. Trong khi thế giới, con
số này cũng đang ở mức 65% nghĩa là gấp rưỡi chúng ta khi đang ở con số 41. Hay
ngay cả Thái Lan – một nước cùng trong khu vực Đông Nam Á cũng đang dần vươn
lên mạnh mẽ, họ đang tăng tỉ trọng một cách nhanh chóng và cũng đang ở con số
56,9%.
So với các nước trong khu vực và trên thế giới, quy mô và chất lượng dịch vụ
của Việt Nam quá thấp; Tốc độ chuyển dịch cơ cấu GDP của nền kinh tế theo hướng
dịch vụ hóa còn rất chậm, so với 5 năm trước, tỷ trọng của các ngành Dịch vụ trong
GDP hầu như không thay đổi và mức độ tác động lan tỏa thấp. Ở hầu hết các quốc gia
trên thế giới, đặc biệt ở nhóm nước phát triển, dịch vụ được đánh giá là khu vực trọng
điểm cho sự phát triển kinh tế, thông thường dịch vụ đóng góp từ 70-80% GDP.
Trường hợp của Trung Quốc cho thấy là nền kinh tế đứng thứ hai trên thế giới, đến nay
nền kinh tế nước này không đơn thuần chỉ dựa vào sản xuất mà còn hướng đến dịch vụ
có giá trị gia tăng cao.
Trong quá trình hiện đại hoá nền kinh tế, các dịch vụ tài chính nói chung, đặc
biệt là thị trường chứng khoán, chăm sóc y tế, kinh doanh nhỏ, giáo dục, vui chơi giải
trí, văn hoá, khoa học và nghiên cứu đóng góp trên 50% GDP Trung Quốc trong năm
2015. Tại Việt Nam, các ngành dịch vụ thậm dụng tri thức, khoa học và công nghệ phát
triển còn chậm. Các ngành dịch vụ mang tính chất “động lực” hay “huyết mạch”, có
9



hàm lượng tri thức cao như: Tài chính - tín dụng, khoa học và công nghệ, giáo dục và
đào tạo, y tế… còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong GDP của toàn nền kinh tế và cũng thấp
hơn so với nhiều quốc gia trong khu vực, phản ánh chất lượng tăng trưởng không cao.
Bên cạnh đó, hệ thống phân phối còn nhiều bất cập, chi phí trung gian lớn, chưa
kết nối thông suốt, hiệu quả và chưa bảo đảm hài hoà lợi ích giữa các khâu từ sản xuất
đến tiêu thụ; Chất lượng dịch vụ còn thấp, tính chuyên nghiệp chưa cao; Các dịch vụ
khoa học và công nghệ chưa thực sự gắn kết với nhu cầu và hoạt động của các ngành
kinh tế, xã hội, chậm đưa vào ứng dụng những kết quả đã nghiên cứu được.
Thực tế cho thấy, thị trường khoa học công nghệ của Việt Nam còn sơ khai; cơ
sở vật chất và đầu tư cho khoa học công nghệ còn chưa tương xứng; Đóng góp của
khoa học công nghệ vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá chưa cao; Ứng dụng
công nghệ thông tin, xây dựng chính phủ điện tử còn chậm; Bảo đảm an toàn, an ninh
thông tin mạng còn nhiều bất cập; Sự gắn kết giữa công nghiệp - nông nghiệp với dịch
vụ còn nhiều bất cập; Các dịch vụ đối ngoại phát triển vừa thiếu quy hoạch vừa dưới
tiền năng và chưa hiệu quả, chưa phát huy hết các lợi thế và chuẩn bị tốt các điều kiện
cho chủ động hội nhập…
Ngoài ra, tuy số lượng doanh nghiệp trong ngành Dịch vụ tăng nhanh nhưng
quy mô còn rất nhỏ và giá trị gia tăng bình quân của một doanh nghiệp dịch vụ đang có
xu hướng giảm. Có thể nói, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ hiện
nay đa phần là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.
2.3.

Tỷ lệ lao động trong lĩnh vực dịch vụ

Tỉ lệ lao động trong lĩnh vực dịch vụ đang có sự dịch chuyển từ năm 2008-2018 ở
các quốc gia, khu vực.

10



T ỉ lệ lao động t rong lĩnh vực dịch vụ GIAI Đ OẠN 2008-2018
60

48.4 48.4 49.2 49.5

50
43.9

45.9 46.2
44.2 45.3

45.1
39.8

40

41

31 30.1

30

34.9
33.7 33.9 34.6

20

10


0

Thế giới
Năm 2008

Asean
Năm 2010

Năm 2015

Năm 2016

Việt Nam
Năm 2017

Năm 2018

Nguồn: International Labour Organization (ILO)
Biểu đồ 2.3 Tỉ lệ lao động trong lĩnh vực dịch vụ
Nhìn vào biểu đồ 2.3 ta nhận thấy một số điều sau:
 Trừ năm 2010 do ảnh hưởng của khủng hoảng thì nhìn chung tỉ lệ lao động
trong lĩnh vực dịch vụ ở cả thế giới, Asean hay Việt Nam có xu hướng tăng
đều theo từng năm. Thế giới tăng từ 43,9% vào năm 2008 thì đến năm 2018
cũng tăng lên tới 49,5% nghĩa là tăng 5,6%. Asean thì có mức tăng từ 39,8
lên 46,2, tăng 6,4%. Còn đối với Việt Nam, tỉ lệ này tăng 3,9%. Qua đó, ta
nhận thấy tuy đều tăng tỉ lệ lĩnh vực dịch vụ nhưng tốc độ tăng của Việt Nam
thì chậm hơn so với trong khu vực và thế giới.
 Tỉ trọng lao động trong lĩnh vực dịch vụ của chúng ta còn thấp. Đối với thế
giới hay Asean thì đang tiến gần về con số 50% thì ở Việt Nam chúng ta
đang ở 35%. Khoảng cách còn khá xa mà tốc độ tăng của chúng ta cũng nhỏ,

11


đây là một thách thức đối với Việt Nam trong việc phát triển mạnh và tập
trung vào ngành dịch vụ.
Tiếp theo, chúng ta cùng xem sự chuyển dịch rõ hơn các lĩnh vực của Việt Nam
từ năm 2008 đến năm 2018 để tìm hiểu nguyên nhân tại sao sự chuyển dịch còn thấp, tỉ
trọng lao động ngành dịch vụ còn xa.

Năm 2008

31.00%

48.50%

Nông nghiệp
Công nghiệp
Dịch vụ

20.50%

Nguồn: International Labour Organization (ILO)
Biểu đồ 2.4 Tỉ lệ lao động các ngành của Việt Nam năm 2008
Năm 2008, tỉ lệ lao động của chúng ta phần lớn vẫn trong lĩnh vực Nông nghiệp
khi chiếm đến 48%. Hai lĩnh vực còn lại là công nghiệp và dịch vụ chỉ chiếm 51%.
Nguyên nhân hình thành tỉ lệ lao động như vậy là do:
 Lao động chủ yếu tập trung ở nông thôn, làm nông theo truyền thống, chưa có
sự áp dụng của máy móc khoa học kĩ thuật, làm việc nhỏ lẻ nên còn tốn rất
nhiều lao động để sản phẩm nông nghiệp mà hiệu quả không cao.
 Chất lượng lao động còn kém, chưa đáp ứng được yêu cầu của các công nghiệp

hay dịch vụ như: ngân hàng, tài chính, thông tin viễn thông, du lịch…

12


Năm 2018

34.90%
39.80%

Nông nghiệp
Công nghiệp
Dịch vụ

25.30%

Nguồn: International Labour Organization (ILO)
Biểu đồ 2.5 Tỉ lệ lao động các ngành của Việt Nam năm 2018
Đến năm 2018, tỉ lệ này đã khả quan hơn khi ngành dịch vụ và công nghiệp có tỉ
lệ lao động tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp vẫn đứng đầu về tỉ lệ sử
dụng lao động.
Nguyên nhân chủ yếu vẫn là những vấn đề của năm 2008:
 Chưa cả thiện được chất lượng lao động, chủ yếu là lao động nông
nghiệp, nông thôn, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Tỷ lệ lao động
được đào tạo nghề còn thấp, kỹ năng, tay nghề, thể lực và tác phong lao
động công nghiệp còn yếu nên khả năng cạnh tranh thấp.
 Tình trạng thể lực của lao động Việt Nam ở mức trung bình kém, cả về
chiều cao, cân nặng cũng như sức bền, sự dẻo dai, chưa đáp ứng được
cường độ làm việc và những yêu cầu trong sử dụng máy móc thiết bị theo
tiêu chuẩn quốc tế.


13


 Kỷ luật lao động của người Việt Nam nói chung chưa đáp ứng được yêu
cầu đặt ra của quá trình sản xuất công nghiệp. Một bộ phận lớn người lao
động chưa được tập huấn về kỷ luật lao động công nghiệp. Phần lớn lao
động xuất thân từ nông thôn, nông nghiệp, mang nặng tác phong sản xuất
của một nền nông nghiệp tiểu nông, tùy tiện về giờ giấc và hành vi.
Người lao động chưa được trang bị các kiến thức và kỹ năng làm việc
theo nhóm, không có khả năng hợp tác và gánh chịu rủi ro, ngại phát huy
sáng kiến và chia sẻ kinh nghiệm làm việc.
Đây là một bài toán cho các nhà đưa ra chính sách để hướng đất nước phát triển công
nghiệp và dịch vụ mạnh mẽ hơn nữa.

CHƯƠNG 3.

TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU DỊCH VỤ CỦA VIỆT NAM
2008-2018

3.1. Tình hình chung
3.1.1. Tăng trưởng quy mô xuất khẩu dịch vụ
3.1.1.1.

Đánh giá quy mô xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam qua các

năm giai đoạn 2008-2018

14



Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam
giai đoạn 2008-2018
16.00

14.78

14.00
12.00
10.00
Tỷ USD

8.007.07
6.00

7.46

8.69

9.62

10.71

11.05

11.25

2013

2014


2015

12.50

13.05

5.77

4.00
2.00
0.00
2008

2009

2010

2011

2012

2016

2017

2018

Năm


Nguồn: Tổng cục Thống kê
Biểu đồ 3.1 Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam giai đoạn 2008-2018
Phân tích biểu đồ 3.1, ta nhận thấy trong vòng 10 năm trở lại đây (giai đoạn 20082018), kim ngạch xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam nhìn chung có xu hướng tăng với
những chuyển biến tích cực, tuy nhiên sự tăng trưởng này diễn ra không đều qua các
năm.Trung bình kim ngạch xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam trong giai đoạn này đạt
ngưỡng tăng trưởng 8,33%/năm. Trong đó:
• Năm 2009 là năm duy nhất Việt Nam đạt mức tăng trưởng âm về xuất khẩu
dịch vụ (-18,39%) so với năm 2008.
• Từ năm 2010, nền kinh tế nước ta đã có sự chuyển biến tích cực. Kim ngạch
xuất khẩu tăng trở lại và tăng liên tục trong các năm sau đó. Trong đó năm 2018 có
mức tăng trưởng tương đối cao, tăng 13,25% so với năm trước đó, đạt 14,78 tỷ USD.
Nguyên nhân của sự biến động về quy mô xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam
giai đoạn 2008-2018:
• Năm 2009 là khoảng thời gian cuộc khủng hoảng tài chính thế giới diễn ra, gây
tác động trực tiếp và gián tiếp đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Xuất
15


khẩu dịch vụ của nước ta đã chịu ảnh hưởng rõ rệt từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn
cầu và có dấu hiệu giảm mạnh từ 7,07 tỷ USD năm 2008 còn 5,77 tỷ USD năm 2009
(giảm đến 18,39%). Biến động này không nằm ngoài dự đoán của các chuyên gia kinh
tế. Khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế đã ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành
dịch vụ có doanh thu ngoại tệ cao như vận tải, bảo hiểm, du lịch, kiểu hối… Đặc biệt
những thị trường xuất khẩu dịch vụ quan trọng của Việt Nam như thị trường Mỹ, Nhật,
Châu Âu... đều thuộc nhóm thị trường chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ cuộc khủng
khoảng kinh tế thế giới, gây tác động xấu đến kim ngạch xuất khẩu dịch vụ của nước
ta.
• Từ năm 2010 đến nay: Xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam đã tăng trưởng trở lại.
Nguyên nhân của sự tăng trưởng này do tác động tích cực từ sự phục hồi của kinh tế
thế giới nói chung và kinh tế Châu Á nói riêng sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn

cầu năm 2008. Việt Nam đã áp dụng những chiến lược phù hợp với bối cảnh kinh tế
nhằm tập trung phát triển hoạt động xuất khẩu dịch vụ của nước ta như đa dạng hóa các
thị trường xuất khẩu, để tránh bớt sự tác động từ việc giảm nhập khẩu của Mỹ và một
số nước chịu nhiều tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính, tín dụng thế giới; tăng
cường các thị trường mới; tăng cường công tác thông tin, quan hệ công chúng…Năm
2015, Việt Nam đã hoàn tất đàm phán hàng loạt các hiệp định thương mại tự do thế hệ
mới, là “bàn đạp” tạo động lực phát triển cho kinh tế Việt Nam, đặc biệt về xuất khẩu
dịch vụ như vận tải, du lịch, tài chính… trong các năm tiếp theo. Chính phủ đã đưa ra
chủ trương cũng như chính sách cụ thể giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tận dụng lợi thế
cách mạng 4.0 để kích thích xuất khẩu dịch vụ. Ngoài ra năm 2016 là năm đầu tiên các
danh lam, thắng cảnh của Việt Nam được nhà làm phim Hollywood đưa vào các cảnh
quay trong bộ phim bom tấn của mình; cũng là năm Việt Nam có thêm 3 di sản thế giới
được vinh danh. Bằng những nỗ lực của chính phủ trong việc phát triển xuất khẩu dịch
vụ, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam trong 10 năm trở lại đây đã đạt tốc độ
tăng trưởng cao liên tục.

16


3.1.1.2.

Đánh giá quy mô xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam so với các

nước trong khu vực ASEAN giai đoạn 2008-2018



×